1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Yếu tố công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu tố công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam
Tác giả Đặng Trung Hiếu
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Cừ
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 19,2 MB

Nội dung

Ngoài ra, đảm bảo cho việc kiện toàn các nghiên cứu về yêu tố công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, đòi hỏi pháp luật hiện hành cần cónhững quy định cụ thé

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DANG TRUNG HIỂU

YẾU Tố CONG SUC DONG GOP TRONG CHIA TÀI SAN CHUNG

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DANG TRUNG HIỂU

Chuyên ngành: Luật Dân sự va Tố tụng Dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN VĂN CỪ

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trongbat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi du và trích dan trong

Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Đặng Trung Hiếu

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

0671005 |CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT VE CÔNG SỨC ĐÓNG GOP TRONG

CHIA TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG KHI LY HON 8

1.1 Khái niệm về công sức đóng góp trong chia tai san chung của

vợ chồng khi ly hôn - - 2© ©52©52+S<£EE‡EEeEEeEECEEEEEErrkerkerkrree 8

1.2 Cơ sở của việc ghi nhận công sức đóng góp trong chia tài sản

chung của vợ chồng khi ly hôn - 2-2 2 S+EeEeExerxerxee 131.3 Phân loại công sức đóng góp trong tài sản chung của vợ chồng 14

1.4 Căn cứ xác định công sức đóng góp trong chia tài sản chung

của vợ chồng khi ly hôn - 2-2 2 +s+*E+EE£EeEEE2EE2EEeExerxerxee 15 1.5 Pháp luật Việt Nam về công sức đóng góp trong chia tài sản

chung của vợ chồng khi ly hôn 2- 2-52 ©52+c+zx+zxvrxersee 181.5.1 Quy định về các loại công sức đóng góp trong chia tài sản chung

của vợ chồng khi ly hôn - ¿2 ¿5£ £+S£+EE+£E+£EtEE£EzEErrxrrxerree 181.5.2 Quy định về phương thức xác định công sức đóng góp trong chia

tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn - 2 2 2 s2 s52 22Tiểu kết Chương 1 - 2 2 %+SE+SE£SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21.11 1xx rye 28CHƯƠNG 2: THỰC TIEN ÁP DUNG PHAP LUẬT VE CÔNG SỨC

ĐÓNG GOP CUA VỢ, CHONG TRONG CHIA TAI SAN CHUNG KHI LY HON TAI TOA ÁN NHÂN DAN TỈNH HOA

BÌNH VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ, 2-52 erxerxeez 292.1 Tổng quan giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của

vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân tinh Hòa Bình 29

Trang 5

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật xác định công sức đóng góp của

vợ, chồng dé chia tài sản chung khi ly hôn - 32

2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn - ¿+ + ++++E++v+seeeeersseesees 32

2.2.2 Một số vụ việc cụ thỂ «¿+ Sk+ESExEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEErrkerrrkes 382.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp bảo đảm

trong xác định công sức đóng góp của vợ, chồng trong chia

tài sản chung khi ly hôn - 5 52c *sEEEeereererrerrerree 60

2.3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định công sức đóng

góp của vợ, chong trong chia tài sản chung khi ly hôn 602.3.2 Một số giải pháp bảo đảm xác định công sức đóng góp của vo,

chồng dé chia tài sản chung khi ly hôn 2-5 52 5x55: 62Tiểu kết chương 2 2-22 S2 E£EE2EEEEE2E1711271711211711 21121111 ecre 69 KET LUẬN - + 5<2S< 21221 EEEEE21211211211211 1121111221111 1111 Exye 70

TÀI LIEU THAM KHAO 2-22 2E+2EEC2EECEEECEEECEEEEEkrrrkrrrkreeg 72

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

Từ viết tắt Tiếng Việt

BLDS Bộ luật dân sự

CSDG Công sức đóng góp

HN&GD Hôn nhân va gia đình

QSDĐ Quyên sử dụng đất

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tôi cao

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quan hệ hôn nhân là quan hệ đặc biệt Quan hệ được hình thành khi

nam, nữ thực hiện hoạt động kết hôn được pháp luật thừa nhận thông qua quátrình đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thâm quyền Thông qua quan

hệ kết hôn thì vợ chồng cùng nhau xây dựng và phát triển gia đình là tế bảocủa xã hội của mỗi một quốc gia Quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ thực tếđều hướng đến mục đích và đảm bảo tính bền vững trong thực tế Nhưng, mộtkhi quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng không thê giữ vững được thì các quan hệ

có liên quan như quyền nhân thân, con cái, tài sản sẽ được đưa ra xem xét nếu

có sự kiện ly hôn xảy ra Trong mối quan đó thì vấn đề tài sản của vợ chồngđược xem là một trong những yếu tố quan trọng khi giải quyết các tranh chấp cua vo chồng khi ly hôn trong thực tế.

Tinh theo khảo sát do trung tâm tư vấn giáo dục Thé chất Thành phố

Hồ Chí Minh nghiên cứu, hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có mộtcặp ly hôn Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước Cũng theo khảo sát này, 43,4% cảm thấy cuộc sống của mình

thoải mái, tự do hơn sau khi ly hôn Với sự gia tăng của các vụ việc ly hôn thì

van dé giải quyết các tranh chấp về tài sản khi ly hôn của vợ, chồng thì càng

ngảy cảng gia tăng.

Van dé tài sản của vợ chồng là quan hệ gắn liền với quan hệ hôn nhân.Tài sản gắn liền với sự phát triển của sự đóng góp công sức của vợ chồng nóichung Theo các quy định của pháp luật về HN&GD thì việc hoàn thiện cácquy định về vấn đề tài sản khi giải quyết các vụ việc ly hôn tại Tòa án nhân dânnói chung Xuất phát từ tính chất đặc biệt trong trường hợp không xác định rõtài sản, yếu t6 công sức đóng góp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyên và nghĩa vụ các các đương sự trong thực tế Mặc dù đã có các quy định pháp ly ban hành dé

Trang 8

xác định quan hệ về yếu tố công sức đóng góp của các chủ thể trong thực tếnhưng chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan rằng các quy định nàychưa đáp ứng với nhu cầu thực tế của việc áp dụng của cơ quan nha nước cóthâm quyền khi giải quyết các tranh chấp có liên quan Không chỉ có vậy, với

sự phát triển của nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay thì một điều có thê

dễ dàng nhận thấy chính là số lượng các vụ án có giá trị to lớn diễn ra khó

khăn, áp lực cho Tòa án, Viện kiểm sát các cấp Có thé dẫn chứng như vụ ly

hôn của vua cà phê Trung Nguyên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ — ba Hoàng

Diệp Thảo,vụ ly hôn Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy - Phó chủ tịch

Tập đoàn Bảo Sơn với khối tài sản chung lớn, ảnh hưởng lớn đến quyền lợicác chủ thé Vì thế, yêu cầu về việc tính yếu tố “Công sức đóng góp” trong việcphân chia vụ ly hôn trên là cần thiết hơn bao giờ hết

Xuất phát từ yêu cầu thực tế về việc hoàn thiện yếu tố “Công sức đóng góp” trong việc phân chia vụ ly hôn của vợ chồng khi ly hôn cần phải hoàn thiện dé các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một cách hiệu quả Ngoài ra, đảm bảo cho việc kiện toàn các nghiên cứu về yêu tố công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, đòi hỏi pháp luật hiện hành cần cónhững quy định cụ thé cũng như các hướng dẫn rõ ràng mới có thé đảm bảođược quyền lợi của vợ, chồng cũng như các bên thứ ba có liên quan

Bên cạnh các kết quả đã đạt được thì quá trình áp dụng pháp luật khithực hiện tính công sức đóng góp của vợ chồng trong thực tế vẫn còn nhiềuvướng mắc Do đó, tác giả lực chọn đề tài “Yếu t6 công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ là một việc làm cần thiết và cấp bách Từ đó, nhằm phân tích một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện phápluật HN&GD về yếu tố công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợchồng khi ly hôn theo pháp luật hiện hành

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiCác van dé liên quan đến pháp luật HN&GD Việt Nam về phân chia tàisản của chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hiện nay màluận văn nghiên cứu dưới góc độ yếu tố công sức đóng góp trong chia tài sảnchung của vợ chồng khi ly hôn đã được nhiều nhà lý luận và hoạt động thựctiễn nghiên cứu ở những góc độ khác nhau Một số tài liệu chuyên khảo về

hôn nhân gia đình như:

Luận án Tiến sĩ “Chế độ tài sản của vợ chong theo Luật Hôn nhân va

gia đình Việt Nam” của Nguyễn Văn Cừ, Đại học Luật Ha Nội, năm 2005

Luận văn thạc sĩ Luật học “Chia tài sản chung của vợ chong theo phápluật Việt Nam - Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện” của Nguyễn Thị

Hạnh, năm 2012.

Luận văn thạc sĩ luật học “Chế độ tài sản của vợ chong theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” của Lã Thị Tuyền, Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội, năm 2014.

Luận văn thạc sĩ luật học “Chia tai sản chung của vợ chong khi ly hôn

từ thực tiên xét xử của tòa án nhân dân tại Hà Nội” của Nguyễn Thị Lan,

Học viện khoa học xã hội, năm 2017.

Dưới dạng tai liệu chuyên khảo về hôn nhân và gia đình, trong nhóm nàyphải ké đến: Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trường Đại họcLuật Hà Nội, Nxb Tư pháp năm 2022); Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc

dan sự (Học viện Tư pháp, Nxb Công an nhân dân, 2007); Binh luận khoa hoc

Luật Hôn nhán và gia đình Việt Nam (N guyén Ngoc Dién, Nxb Tre, 2004); Ché

độ tài sản của vợ chong theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, Nxb Tư pháp, 2008); Mét số vấn dé lý luận và thực tiễn về LuậtHN&GP năm 2000 (Tác giả Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, Nxb Chính trịquốc gia Hà Nội, 2002); các công trình này đều đề cập đến các kiến thức pháp

Trang 10

lý cơ bản và khái quát về tài sản chung vo chồng Ngoài ra, con có một số baiviết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành luật như: “Chia nhà đất khi vợ chong lyhôn”, Tạp chí TAND số 06/2006 của tác giả Nguyễn Hồng Nam; “Đăng kýquyên sở hữu tài sản và việc xác định tài sản chung, riêng của vợ chong”, Tạpchí Luật học số 10/2008 của tác giả Ngô Thị Hường Các bài viết này đã đề cậpmột cách khái quát về các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng.

Các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào khía cạnh quan trọng của việc phân chia tài sản chung của cặp vợ chong, và giải quyết mâu thuẫn khi

thực hiện việc này Tuy chúng có phạm vi nghiên cứu rộng hoặc hẹp, nhưng

tat cả đều mang đến những thông tin đáng giá và những giải pháp tiến bộ chovan đề phức tạp của chế độ tài sản chung và quá trình phân chia khi ly hôn.Mỗi nghiên cứu mang trong mình những góc nhìn độc đáo, cung cấp giảipháp cho những khúc mắc và vấn đề mâu thuẫn Tuy nhiên, không thể phủnhận rằng xã hội luôn biến đổi, và những biến đổi này ảnh hưởng trực tiếp

đến cuộc sống của các cặp vợ chong Dac biét, van dé vé viéc đóng góp công

sức trong việc chia tài sản chung khi ly hôn đang ngày càng trở nên quan

trọng hơn Do đó, việc có một nghiên cứu chính thống, toàn diện và có hệ

thống về vấn đề này là hoàn toàn cần thiết Công trình nghiên cứu này sẽ địnhhình một góc nhìn sâu sắc hơn về mặt lý thuyết và thực tiễn, đưa ra nhữngphân tích sáng tạo và giải pháp đáng tin cậy cho vấn đề phức tạp này Điềuquan trọng cần lưu ý là các nghiên cứu trước đều mang những giá trị riêngbiệt và không trùng lặp với phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn này Cái mới và sự độc đáo của đề tài nằm ở khả năng phân tích và đánh giá các yếu tố

mới, theo cách độc đáo mà chưa được khám phá.

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu, làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, kinh

Trang 11

nghiệm giải quyết của một số nước và thực tiễn áp dụng pháp luật về yếu tốcông sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn để từ đó

đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật phù hợp với tình hình thực

tiễn hiện nay

3.2 Mục tiêu cụ thể Luận văn sử dụng quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước Việt

Nam hiện nay, Luật HN&GD năm 2014, những văn bản pháp luật có liên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về yếu tố công sứcđóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn xuất phát từ cácnguồn của pháp luật như Luật HN&GD năm 2014 va các văn bản pháp luật

có liên quan, các học thuyết pháp lý ; đánh giá thực tiễn áp dụng thông qua các bản án, quyết định giải quyết của Tòa án nhân dân.

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu:

+ Các vấn đề lý luận, cũng như các quy định của pháp luật hiện hành vềyếu t6 công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly h

Trang 12

+ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành vềyếu tố công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ởViệt Nam Qua phân tích thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật, tác giả đề

ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về yếu tố công sứcđóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ở Việt Nam.

- Phạm vi không gian: Thực tiễn áp dụng tại TAND tỉnh Hòa Bình.

- Pham vi thời gian: Luận van tập trung vào Luật HN&GD năm 2014

và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan Thời gian nghiên cứu từ năm

2018-2022.

5 Phương pháp nghiên cứu

Nhăm giải quyết những mục tiêu nhiệm vụ đã xác định, tác giả đã cơ sởhóa bài viết trên nền tảng của lý luận và phương pháp duy vật biện chứng củachủ nghĩa Mac-Lénin, đúc kết từ tư tưởng cao quý của Hồ Chí Minh, tương thích với tôn chỉ của Dang và phù hợp với quy tac pháp luật trong nước, cũng như các nguyên tắc lý thuyết pháp lý rộng rãi trong quá trình thực hiện luận

văn Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng dựa trên các phương pháp nghiên cứu cụ

thê như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích lịch sử, tổng quan,

và tiếp cận xã hội học, tất cả đều được áp dụng một cách sáng tạo và linh hoạt

dé phục vụ cho công tác nghiên cứu của dé tài

Tại cơ sở của bài viết, lý luận duy vật biện chứng đã tạo nên khunghình thức và ý thức cho việc hiểu và phân tích van dé Sự kết hợp của tư duycủa Hồ Chi Minh và quan điểm Đảng là nguồn động viên tinh thần, định

hướng chính sách và đem lại giá trị thực tiễn sâu rộng cho bài viết Đồng thời,

việc tuân thủ các quy tắc pháp luật đã thể hiện tôn trọng đối với hệ thống pháp

luật của Nhà nước.

Những phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng giúp tạo nên mộtcách tiếp cận đa chiều và phong phú Từ việc sử dụng phương pháp thống kê

Trang 13

dé phân tích số liệu cụ thé, cho đến việc áp dụng phương pháp so sánh dé đốichiếu các thông tin, đều đóng góp vao việc làm sáng tỏ và chi tiết hóa van đề.

Sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau mang đến cái nhìn toàn diện và

đa dạng về tình hình

6 Tính mới và những đóng góp của đề tàiVới mong muốn đầu tiên là trang bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân và sau đó nhằm phát hiện những vướng mắc, bat cập trong các quy định của pháp luật cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong quá trình áp dụngpháp luật để giải quyết các vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng khi lyhôn tại toà án trong đó chú trọng về yếu tố công sức đóng góp trong chia taisản chung của vợ chồng khi ly hôn Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một sốkiến nghị để giải quyết những vướng mắc, bất cập và hoàn thiện pháp luật vềvan dé này Tác giả mong muốn rằng, những phân tích và kiến nghị mà tác giả đưa ra sẽ có giá trị tham khảo nhất định trong quá trình xem xét, hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về xác định về yếu tố CSDG trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ở nước ta hiện nay.

7 Kết cau của đề tàiNgoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thìphần nội dung luận văn gồm 02 chương:

- Chương 1: Khái quát về công sức đóng góp trong chia tài sản chungcủa vợ chồng khi ly hôn

- Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về công sức đóng góp của

vợ, chồng trong chia tài sản chung khi ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Hòa

Bình va một sô kiên nghi.

Trang 14

CHƯƠNG 1

KHÁI QUAT VE CÔNG SUC ĐÓNG GOP

TRONG CHIA TAI SAN CHUNG CUA VO CHONG KHI LY HON

1.1 Khái niệm về công sức đóng góp trong chia tài sản chung của

vợ chồng khi ly hôn

Trong xã hội hiện nay, các giá trị hôn nhân có nhiều thay đôi khiến rấtnhiều cặp vợ chồng mâu thuẫn, cuộc sống hôn nhân không thé cứu van, duy

trì thi ly hôn chính là sự lựa chọn giúp cả hai bên được giải phóng.

Khi quan hệ hôn nhân cham dứt, ngoài van dé con cái, cha mẹ hai bênthì vấn đề tài sản luôn được các cặp vợ chồng quan tâm hàng đầu Trong cáckhối tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì chỉ có khối tài sản chung

là phải phân chia khi ly hôn Theo từ điển luật học “chia tài sản chung của vợchồng là phân chia tài sản chung của vợ chong thành từng phan thuộc sở hữu riêng của vợ và của chồng ” Theo đó, phân chia tài sản chung vợ chồng chính

là việc cham đứt quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đối với toàn bộkhối tài sản chung của vợ chồng hoặc một phan khối tai sản chung của vợ chồng Sau quá trình phân chia, tài sản chung sẽ được chia thành từng phantài sản xác định và xác lập quyền sở hữu riêng của vợ, chồng đối với phan taisản được chia Như vậy có thể hiểu, chia tài sản chung của vợ chồng khi lyhôn là phân chia tài sản chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữuriêng của vợ và của chồng khi quan hệ hôn nhân chấm dứt.

Ly hôn là giải pháp cuối cùng khi hôn nhân không thể cứu vãn Vợ,chồng hoặc cả hai không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân và muốnđược cởi bỏ khỏi các ràng buộc về tình cảm cũng như vật chất với nhau Sựràng buộc về vật chất lớn nhất của hai vợ chồng là khối tài sản chung trongthời kỳ hôn nhân, đây cũng là khối tài sản duy nhất cần phải phân chia Việcphân chia này dựa trên nguyên tắc nền tảng là sự thỏa thuận của vợ chồng, chỉ

Trang 15

trong trường hợp vợ chồng không đạt được sự thỏa thuận thì Tòa án mới đứng

ra phân chia căn cứ vào nguyên tắc sau: Tài sản chung của vợ chồng vềnguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình

trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát

triển tài sản này và yếu tố lỗi Tuy nhiên có thé nhận định rằng CSĐG trongviệc tạo lập, duy trì, phát triển khối tải sản chung của vợ chồng là yếu tố thenchốt dé Tòa án đánh giá, xác định khi chia tài sản chung vợ chong.

Thứ nhất, công sức đóng góp là căn cứ xác định phan quyên của vợ,chong trong khối tài sản chung

Dé duy trì và phát triển gia đình, đảm bảo các nhu cau sinh hoạt, kinh

tế, lợi ích chung của từng thành viên đòi hỏi giữa vợ chồng phải có khối tàisản chung để đảm bảo đời sống chung của gia đình Tài sản chung của vợchồng chỉ bao gồm những tài sản mà vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân,

cùng với các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản của hai vợ, chong Đối với

những tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn, được tặngcho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc quyền sở hữuriêng của vợ, chồng Tuy nhiên trong thực tế do khối tài sản chung không đủchỉ trả, khối tài sản riêng có thể được đem ra sử dụng; hoặc von di là nghia

vụ riêng của vo (chồng) nhưng tài sản chung phải đem ra gánh vác Trongquan hệ hôn nhân sự phân chia tài sản riêng, chung có thể không rạch ròi đểhướng tới bảo vệ lợi ích chung duy trì đời sống gia đình, nhưng vẫn cần thiếtphải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu riêng của vợ, chồng: khối tài sản riêng giữa các bên độc lập với nhau và khối tài sản chung vẫn cần có sự táchbạch với khối tài sản riêng Thời điểm quá trình hôn nhân diễn ra, vợ vàchồng đã cùng tham gia đóng góp bằng cả khối tài sản riêng và tài sản chung

để duy trì tài sản gia đình, khiến khối tài sản riêng, chung có sự chuyên dịch

và đan xen vao nhau Vì vậy khi hôn nhân châm dứt và các quan hệ tài sản

Trang 16

giữa vợ và chồng cần được thanh toán, thì các phần đóng góp này sẽ đượcghi nhận là một trong những căn cứ xác định phần quyền của vợ, chồngtrong khối tài sản chung [27, tr.40].

Ở Việt Nam, ban đầu việc đưa yếu tố xác định công sức đóng góptrong việc tạo lập duy trì và phát triển khối tài sản chung vào Luật hôn nhân

và gia đình năm 1959 được hình dung như một biện pháp bảo vệ quyền lợichính đáng về tài sản của người phụ nữ sau khi ly hôn, trong điều kiện đa sốphụ nữ có chồng đều dành phần lớn làm công việc nội trợ, do đó, không trựctiếp làm ra của cải Theo đó, người vợ nội trợ có thể yêu cầu chia một nửa(hoặc ít nhất là một phan) tài sản chung khi cham dứt hôn nhân, cho dù việctích lũy của cải chung là kết quả trực tiếp từ công sức lao động ngoài xã hộicủa người chồng [27, tr.41] Đến nay trước sự phát triển của xã hội, việc xácđịnh công sức đóng góp không còn đơn giản chỉ là bảo vệ quyền và lợi ích

của người vợ ở nhà nội trợ mà còn là bảo vệ quyền lợi của cả người chồng,

bảo vệ và ghi nhận sự đóng góp của cả vợ và chồng cùng di làm, lao động, tạo

ra thu nhập trong quá trình hôn nhân Bởi lẽ tài sản chung của vợ chồngkhông nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra mà chỉ cần mộtbên vợ chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân, vì vậy thực tế sự đóng góp

và hình thức đóng góp giữa vợ chồng sẽ có sự khác nhau Người đóng góp ít,người đóng góp nhiều, người đóng góp bằng của cải tài sản, người đóng gópbang lao động, bang tinh thần, thậm chí có người không hề có sự đóng gópcho tài sản chung của gia đình Những sự đóng góp này đều là căn cứ, cơ sở quan trọng để vợ chồng được ghi nhận phần quyền của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.

Trong thời kỳ hôn nhân, sở hữu chung mang tính hợp nhất: phần quyềncủa vợ chồng đối với tài sản chung không được xác định Vì vậy di công sức

đóng góp là cơ sở xác định phân quyên của vợ, chông trong khôi tải sản

10

Trang 17

chung nhưng yếu tố này chưa được xem xét, vợ, chồng vẫn có quyền ngangnhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Tuy nhiên vẫnkhông thể phủ nhận sự đóng góp của vợ hoặc chồng trong việc xây dựng khốitài sản chung, người đóng góp nhiều, người đóng góp ít, người không hề có ýthức đóng góp vào việc xây dựng cuộc sống gia đình Khi hôn nhân chấm dứt,

sở hữu chung mang tính chat theo phần và dé hoàn trả xứng đáng công sức vợchồng đã bỏ ra thì việc thanh toán tài sản chung được thực hiện dựa vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc duy trì và phát triển khối tài sản đó.Công sức đóng góp được hoan trả này tương đương với phần quyền của vợ,chồng trong khối tài sản chung

Thứ hai, công sức đóng góp là cơ sở để Tòa án phân chia tài sản chungcủa vợ chông khi ly hôn

Nền tảng xây dựng khối tài sản chung dựa vào ý thức vun vén giữa hai

vợ chồng trong việc đóng góp công sức xây dựng gia đình, vì vậy để đảm bảo lợi ích của vợ, chồng bên nào có ý thức đóng góp công sức nhiều hơn thì sẽ

có phần quyền của mình nhiều hơn trong khối tài sản chung vợ chồng Phápluật hôn nhân và gia đình ghi nhận và bảo đảm quyền lợi đó của vợ chồng.Quan hệ tài sản trong quá trình hôn nhân chỉ có hai vợ chồng là người rõ nhất,

vì vậy khi hai vợ chồng đồng thuận và thừa nhận phần quyền của người cònlại, việc chia tài sản chung sẽ dễ dàng, thuận lợi Nhưng khi sự thỏa thuậnkhông đạt được, yêu tố công sức đóng góp sẽ thành nguyên nhân khiến hai bên bất đồng, mâu thuẫn kéo dài khi không ai chịu công nhận sự đóng góp từ đối phương Vì công sức đóng góp càng lớn, phần quyền của vợ, chồng càng

nhiều, tỷ lệ tài sản chung khi chia sẽ càng có sự chênh lệch Đây là một vấn

đề khó trong giải quyết án hôn nhân gia đình, đòi hỏi có sự giải quyết kháchquan, công băng của Tòa án Để giải quyết tranh chấp này, Tòa án cần xácđịnh công sức đóng góp của các đương sự trong sự hình thành, phát triển của

11

Trang 18

khối tài sản chung để phân chia cho phù hợp, ai có nhiều công sức đóng góphơn được nhận nhiều phần tài sản hơn vả ngược lại.

Dé chia tài sản chung của vợ chồng cần phải xác định chính xác khốitài sản chung hiện có Thông thường thi tài sản chung chia đôi, nhưng dé đảmbảo sự công bằng, bình đăng và hợp lý thì cần xét đến công sức của mỗi bên

bỏ ra dé xây dựng khối tài sản chung đó Công sức của mỗi bên phải kế đếntrách nhiệm thu vén, bảo vệ khối tải sản chung đó Theo luật quy định, laođộng trong gia đình được tính ngang với lao động sản xuất Quy định đó hoàntoàn phù hợp với thực tế và bảo đảm cho bên làm công việc nội trợ (thường làngười vợ) không bị thiệt thòi Nhưng thực tế không ít những gia đình tài sảnchung chỉ do một bên bỏ sức lao động của mình để tạo ra tài sản trong giađình, người còn lại không hề có sự đóng góp mà còn phá tán tài sản gia đình,khiến khối tài sản chung vợ chong bị sụt giảm Đối với trường hợp vợ chồngvẫn còn chung sống với gia đình bên vợ (chồng) thì yếu tố công sức đóng góp cũng được đặt ra Nếu tài sản của họ không thể xác định được thì vợ chồng được chia một phần trong khối tài sản đó, căn cứ vào công sức đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung đó [14, tr.20] Có thé thấy, côngsức bao gồm nhiều loại như: Công sức tạo lập tài sản, phát triển tài sản; công

sức giữ gìn tài sản; công sức bảo quản tài sản; công sức tôn tạo tài sản; công

sức làm tăng giá trị của tài sản Muốn tính công sức thì trước hết phải xem

xét có công sức hay không Khi áp dụng “công sức đóng góp”, tài sản giữa

hai bên sẽ không còn ngang bằng khi người nào có đóng góp tích cực hơntrong cuộc sống gia đình sẽ được hơn một nửa, phần tài sản của người này sẽphải chuyền cho người kia

Do đó, Tòa án muốn chia tài sản chung vợ chồng bắt buộc phải dựa vàoyếu tố công sức đóng góp trong việc tạo lập, phát triển khối tài sản chung

Việc định lượng tài sản được chia hơn cho một người sẽ dựa trên công sức

12

Trang 19

đóng góp của người đó trong việc tạo lập, tích lũy tai sản gia đình Không

phải lúc nào việc này sẽ được bên kia thoải mái chấp nhận dé mat đi một phantài sản khi hôn nhân tan vỡ mà kéo theo tranh chap gay gắt giữa hai bên Détranh chấp không kéo dài đạt được sự đồng thuận của hai bên, đòi hỏi các quyđịnh về đánh giá công sức đóng góp khi chia tài sản chung vợ chồng phải được cụ thể, rõ ràng và dễ xác định, tính toán khi phân chia.

Như vậy, có thê hiểu khái niệm công sức đóng góp trong chia tài sảnchung của vợ chồng khi ly hôn là những đóng góp vào khối tài sản chung của

vợ chồng, được Tòa án căn cứ để xác định phần quyền của vợ, chồng trong

phân chia tài sản chung khi ly hôn.

1.2 Cơ sở của việc ghỉ nhận công sức đóng góp trong chỉa tài sản

chung của vợ chồng khi ly hôn

Cơ sở của việc ghi nhận công sức đóng góp trong chia tài sản chung

của vợ chồng khi ly hôn chính là nguyên tắc công bằng, bình dang trong quan

hệ tài sản giữa vợ và chồng.

Hiệu lực của hôn nhân dẫn đến xác lập các quyền và nghĩa vụ cho cácbên kết hôn, trong đó có nghĩa vụ chung sống Do đặc điểm của cuộc sốngchung, tài sản của vợ chồng có sự trộn lẫn, các quan hệ tài sản của vợ chồngthường đan xen Về thực tiễn, khối tài sản chung của vợ chồng thường có sựđóng góp của khối tài sản riêng của vợ hoặc chồng, hoặc khối tài sản riêngcủa vợ, chồng có thé lấy từ tài sản chung của vợ chồng Chang han, trongtrường hợp thu nhập của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không đủ để mua một tài sản chung thì vợ hoặc chồng có thê phải sử dụng tiền riêng hoặc tiền thu được từ việc bán tài sản riêng để mua tài sản chung đó, hoặc đề phát triểnkhối tài sản riêng thì vợ, chồng có thé phải huy động nguồn từ khối tài sảnchung của vợ chồng (ví dụ: thu nhập do lao động của vợ, chồng) Trong

chừng mực, việc xem xét công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ

13

Trang 20

chồng khi ly hôn được coi như một cách vận dụng các quy tắc của chế địnhđược lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật thuộc luật chung trong quan

hê tài sản giữa vợ và chồng Nếu không áp dụng công sức đóng góp trongchia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì một mặt sẽ có vợ hoặc chồng Ởtrong tình trạng được lợi do khối tài sản chung tăng giá trị, trong khi ngườicòn lại bị thiệt hại do khối tài sản riêng của mình bị giảm sút Mặt khác, vợhoặc chồng có thé do không muốn khối sản riêng của mình bị hao mòn mà sẽ

dé các tài sản ấy bat động và lưu thông dân sự sẽ không phát triển [3, tr.41].

1.3 Phân loại công sức đóng góp trong tài sản chung của vợ chồngCông sức đóng góp trong tài sản chung của vợ chồng có thé được phânloại dựa trên các tiêu chí khác nhau Dựa trên “tính chất” của công sức đónggóp có thê phân chia thành “đóng góp tiêu cực” và “đóng góp” tính cực Dựatrên yếu tố “hình thức” thì có thể phân chia thành “đóng góp vào việc tạo lập tài sản” và “đóng góp vào việc duy trì, phát triển tài sản” Về lý thuyết, công sức đóng góp được coi là một trong những căn cứ dé phân chia tài sản chungcủa vợ chồng khi ly hôn, tuy nhiên không phải mọi sự đóng góp đều là cơ sở

để Tòa án xác định phần quyền của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản

chung khi ly hôn.

Thứ nhất, dựa trên yêu tô “tính chat” của sự đóng góp thì người ta phân

chia công sức đóng góp thành “đóng góp tiêu cực” và “đóng góp tích cực”.

Theo đó, đóng góp tích cực vào khối tài sản chung của vợ chồng có thể baogồm những đóng góp bằng tài sản riêng, bằng thu nhập, lao động (trí óc hoặcchân tay) của vợ chồng Sự đóng góp tích cực này có thé là hệ quả của một hoạt động của con người hoặc của một sự kiện làm “giàu thêm” khối tài sản chung của vo chong [3, tr.128] Chang hạn, người chồng dùng tiền riêng désửa chữa, nâng cấp căn nhà là tài sản chung của vợ chồng hoặc người vợ đã

nhập bât động sản là tài sản riêng của mình thành tài sản chung của vợ chông,

14

Trang 21

hoặc người vợ vừa đảm nhận việc lao động dé tạo ra thu nhập vừa đảm nhậncông việc nội trợ trong gia đình trong khi đó người chồng chỉ ở nhà ăn bám vàkhông động tay động chân vào bat kỳ việc gì Trái lại, những đóng góp tiêucực vào khối tài sản chung của vợ chồng là những đóng góp mà hậu quả của

nó làm mắt hoặc giảm sút giá trị của khối tài sản chung của vợ chồng Nó cóthé hiểu là những hành động, tác động có ý thức của vợ, chồng vào khối tàisản chung của vợ chồng dẫn đến sự “nghèo đi” của khối tài sản này Chang hạn, người vợ, chồng đã dùng tài sản chung để thực hiện những nghĩa vụriêng của mình hoặc dùng tài sản chung để nâng cấp, phát triển khối tài sảnchung của vợ chồng

Thứ hai, xét trên phương diện yếu tổ “hình thức” thì công sức đóng gópcủa vợ chồng có thể là những đóng góp dé tạo ra khối tài sản chung của vợchồng hoặc những đóng góp vào việc duy trì, phát triển khối tài sản chung của

vợ chồng The đó, đây là những đóng góp này thé hiện sự cống hiến và nỗ lực của mỗi bên dé bảo vệ, phát triển và duy tri tài sản chung trong suốt thời gian sông chung, có thé bao gồm các hoạt động như quản lý tài chính, bảo dưỡng tài sản, thực hiện các nghĩa vụ pháp lý, và tham gia vào các quyết định quantrọng liên quan đến tài sản chung Trái lại, nó cũng có thê là những đóng gópmang tính chất tiêu cực đối với việc vận hành, duy trì, phát triển khối tài sảnchung của vợ chồng

1.4 Căn cứ xác định công sức đóng góp trong chia tai sản chung

của vợ chồng khi ly hôn

Xét về lý thuyết và thực tiễn, sự đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung có thé được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau Quan

hệ tài sản của vợ chồng là quan hệ dân sự do đó việc đánh giá công sức đónggóp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do vợ chồng tự thỏathuận Trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được và có yêu cầu

15

Trang 22

Tòa án giải quyết thì việc xác định công sức đóng góp được thực hiện theo

những căn cứ như sau:

Một là, công sức đóng góp của vợ chồng trong chia tài sản khi ly hônđược xác định dựa trên cơ sở hình thức đóng góp của vợ chồng Theo đó,không phải mọi loại hình đóng góp của vợ, chồng trong khối tài sản chungđều là co sở dé tính toán phần quyên của vợ, chồng đối với khối tài sản chung

đó, làm cho phần quyền đó trở nên có sức nặng hơn so với phần quyền còn lại [3, tr128] Theo đó, yếu tố công sức đóng góp dé phân chia tài sản chung của

vợ chồng khi ly hôn bao gồm cả những đóng góp tích cực và tiêu cực Tuynhiên, những đóng góp tích cực hoặc tiêu cực có tính chất không hoàn trả thìkhông thé được xem là căn cứ dé phân chia nhiều hơn hoặc ít hơn khối tài sảnchung cho vợ, chồng Điều này xuất phát bởi, khó có thé định lượng cụ thénhững đóng góp và khó có lý do thuyết phục cho việc loại bỏ nguyên tắc chia đều trong trường hợp đóng góp không hoàn trả Chăng hạn, việc vợ trúng thưởng và làm cho khối tài sản chung của vợ chồng gia tăng giá trị bằng việc

bổ sung tiền hoặc hiện vật trúng thưởng không thé coi là sự đóng góp củangười vợ vào khối tài sản chung Bởi lẽ, tring thưởng chi là kết cục của một

cơ may, chứ không phải là kết quả của ý chí tạo ra của cải Trong trường hợpnày, việc trúng thưởng cần được xem xét như cơ may của cả vợ, chồng chứkhông của riêng gì một bên vợ, chồng Hoặc hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tàisản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu được xem là tài sản chungcủa vợ, chồng thì không thể coi là sự đóng góp công sức của của chủ sở hữu (riêng) vào sự phát triển của khối tài sản chung Hoặc trường hợp, khó có thê

xem việc sử dụng tài sản chung vào việc ăn chơi vô ích là một hình thức đóng

góp tiêu cực mà người vợ, chồng phá tán tài sản phải chịu để bị trừ giá trị củaphan tài sản đã phá tán vào phần quyên của mình trong khối tài sản chung

Có thể thấy, việc đánh giá công sức đóng góp trong chia tài sản chung

16

Trang 23

của vợ chồng khi ly hôn, trước hết Tòa án phải xác định được tính chất củanhững đóng góp Công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồngkhi ly hôn phải là những đóng góp có tính “hoàn lại” hoặc “đối xứng” Ví dụ,trường hợp nhập từ tài sản riêng của vợ, chồng thành tài sản chung của vợchồng Theo đó, bằng việc chuyên tài sản riêng thành tài sản chung, khối tàisản riêng của vợ, chồng bị thiệt hại, khối tài sản chung được lợi, rõ ràng có

mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng thiệt hại của khối tài sản riêng và tình

trạng được lợi của khối tài sản chung; do đó sẽ là hợp lý nếu đánh giá côngsức của người vợ, chồng sở hữu tài sản riêng đã nhập thành tài sản chung.Hoặc trong trường hợp, không có đóng góp đối xứng Chăng hạn, trong

trường hợp người vợ vừa di làm, vừa thực hiện việc chăm sóc con cái, công việc gia đình, còn người kia không làm gì, chỉ ăn bám thì được coi là có công

sức đóng góp Ngoài ra, nếu người vợ chỉ ở nhà chăm lo nhà cửa, chăm sóc con cái còn người chồng tham gia hoạt động nghé nghiệp tạo thu nhập thì được xác định đã có những đóng góp đối xứng Bởi lẽ, đóng góp đối xứng là đống góp của vợ hoặc chồng thực hiện trong khuôn khổ phân công giữa vợ chồng dé nham xây dựng cơ sở vật chất, kinh tế của gia đình Sự phân côngnày không có nghĩa “ngang bằng” về giá trị đóng góp mà phụ thuộc vào cácđiều kiện, tình trạng cụ thé của vợ, chồng Ví dụ, của sự đóng góp đối xứng

có thê là việc phân công người chồng hoạt động nghề nghiệp dé tạo ra thu

nhập và người vợ ở nhà chăm sóc gia đình, con cái.

Hai là, công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng được xác định dựa trên mối tương quan về giá trị giữa phần đóng góp và tài sản được tạo ra Điều này có nghĩa, việc khi xem xét đánh giá công sức đóng góp của vợ chong trong khối tài san chung dé phân chia thì phải định lượng đượcđối với khoản đóng góp và trừ các đóng góp này với giá trị toàn bộ khối tài

sản chung Chang han, tai sản lúc được tao ra có giá tri là 100 triệu đồng,

17

Trang 24

trong đó phần đóng góp là 50 triệu đồng, chiếm 1⁄2 tổng giá trị tài sản; đến khithanh toán quan hệ tài sản giữa vợ chồng, nếu tài sản có giá trị là 200 triệuđồng, thì phần đóng góp phải được xác định có giá trị là 1/2*200 = 100 triệuđồng, chứ không thé chỉ là 50 triệu đồng [3, tr140] Việc ghi nhận tài sảnriêng nhập vào tài sản chung sẽ được vợ hoặc chồng có công sức đóng gópchứng minh bang lời khai, chứng cứ, giấy tờ số sách nhằm hoàn trả lại côngbăng công sức đóng góp họ đã bỏ ra.

Ba là, trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận về việc không áp dụngyếu tố công sức đóng góp thì Tòa án không thê áp dụng Thực tế, việc ghinhận công sức đóng góp của vợ, chồng vào khối tài sản chung để phân chiakhi ly hôn là một quyền gắn với lợi ích riêng tư của vợ chồng, không liênquan đến lợi ích công Do đó, vợ chồng hoàn toàn có thé thỏa thuận không ápdụng lý thuyết về công sức đóng góp Tuy nhiên, nếu chỉ có một bên vợ hoặcchồng từ chối việc áp dụng công sức đóng góp đề phân chia tài sản chung và

người kia thì không thì khi đó việc phân chia tài sản chung phải dựa trên cơ

sở xác định, đánh giá công sức đóng góp của người không từ chối,, còn phầnđóng góp của người từ chối tất nhiêu sẽ được chia đều cho cả hai Cần lưu ýrằng, việc thỏa thuận hoặc yêu cầu không áp dụng yếu tố công sức đóng gópkhi phân chia tài sản chung của vợ chồng trong giải quyết ly hôn phải đảmbảo yếu t6 minh thị, rõ ràng và cụ thé

1.5 Pháp luật Việt Nam về công sức đóng góp trong chia tài sảnchung của vợ chồng khi ly hôn

1.5.1 Quy định về các loại công sức đóng góp trong chia tài sảnchung của vợ chong khi ly hôn

Công sức đóng góp của vợ chồng đối với khối tài sản chung trong vụ

án hôn nhân và gia đình là vấn đề khó khăn, phức tạp Áp dụng công sức đónggóp không phải là nguyên tắc mới trong luật Việt Nam mà đã có lịch sự hình

thành từ vài chục năm trước.

18

Trang 25

Luật HN&GD năm 1959 không quy định về việc chia đôi tai sản chungcủa vợ chồng khi ly hôn thành một nguyên tắc nhưng có quy định: Khi ly hôn,việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vàotình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình [9, tr.3] Nguyên tắc tàisản chung của vợ chồng có tranh chấp sẽ được chia đôi khi ly hôn bắt đầu

được quy định tại Luật HN&GD năm 1986, Luật HN&GD năm 2000 và hiện

nay là Luật HN&GD năm 2014 Nhưng có thể nhận thay, trong tat cả cácgiai đoạn, yếu tố “công sức đóng góp” luôn được đặt ra, là yếu tố quan trọng

để chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn Chia đôi là nguyên tắc nhưng nếu

có xuất hiện yếu tố công sức đóng góp cua vợ, chong vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung thì sẽ ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung của vợ chồng.

Đến nay, luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ chia tài sản chung vợchồng khi ly hôn là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Tại các Điều 59,Điều 61 và Điều 103 của Luật HN&GD có dé cập đến cụm từ “công sức đónggóp” hoặc “đóng góp công sức”, tuy nhiên các điều luật đều không giải thích

rõ nội hàm của cụm từ này Điểm b Khoản 4 Điều 7 Thông tư Liên tịch số

01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP có làm rõ thêm: “Công sức đóng

góp của vợ, chông vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung”

là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của

vợ, chong trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Người

vợ hoặc chong ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không di làm được tính làlao động có thu nhập tương đương với thu nhập cua chong hoặc vợ di làm.Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiễu hon”.

Theo quy định trên có thé hiểu công sức đóng góp của vợ chồng được

xác định như sau:

19

Trang 26

Thứ nhất sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình

và lao động của vợ, chong trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài

sản chung

Theo Điểm b, Khoản 4 của Thông tư liên tịch số VKSNDTC-BTP, sự đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì vàphát triển khối tài sản chung hiểu theo cách sau:

01/2016/TTLT-TANDTC-Sự đóng góp về tài sản riêng: Tài sản riêng bao gồm tài sản có trướcthời kỳ hôn nhân, tài sản được tặng riêng, và tài sản thừa kế riêng Nguồn gốchình thành của tài sản là một yếu tố quan trọng Nếu tài sản hình thành từ mộtphan từ tài sản cũ, thì việc xác định nguồn gốc và công sức góp phan vào tàisản cũ là cần thiết Sự đóng góp về thu nhập và lao động: Việc đánh giá ai làngười có thu nhập chính trong việc tạo lập khối tài sản chung, cùng với việcxác định nguồn gốc thu nhập là một yếu tố quan trọng Sự đóng góp về côngviệc gia đình và lao động: Sự đóng góp này bao gồm công sức của vợ hoặc chồng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thành viên trong gia đình Mặc dù công việc này không luôn gây căng thăng mệt mỏi, nhưng nó đòi hỏi nhiềuthời gian và tâm huyết

Vợ chồng có quyền tự định đoạt đối với tài sản là sở hữu riêng củamình Tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng (do có trước khi kết hôn,được thừa kế riêng, được tặng cho riêng v.v.) nhưng bên có tài sản riêng đã tựnguyện nhập vào khối tài sản chung, hoặc cả vợ và chồng có thỏa thuận việcnhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, thì được coi là tài sản chung của vợchồng Việc vợ chồng sáp nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung sẽ tạo ra những điều kiện vật chất tốt nhất trong việc xây dựng tài sản gia đình Bên có tài sản riêng đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung mà không có một tàisản nào thay thế, khiến cho khối tài sản riêng bị thâm hụt hoặc không còn, cònkhối tài sản chung được tăng tích lũy Do đó, việc nhập tài sản riêng vào tải

20

Trang 27

sản chung được xem là công sức đóng góp dé chia phan tài sản lớn hơn chongười đó là điều hợp lý.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp dù hai vợ chồng không thỏa thuận

sáp nhập tài sản riêng vảo tài sản chung, nhưng tải sản riêng được đưa vào sử

dụng chung, khiến khối tài sản riêng bi sáp nhập, trộn lẫn vao tài sản chung thiđây được coi là sự đóng góp của một bên vợ hoặc chồng Khi ly hôn công sức đóng góp này là phần quyền của vợ, chồng cần được hoàn trả khi ly hôn Vì vậy theo quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật HN&GD 2014, trong trường hợp

có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng cóyêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đónggóp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác

Tuy nhiên, việc đánh giá công sức bằng thu nhập, công việc gia đình vàlao động của vợ, chồng có lẽ lại không đơn giản như vậy Thu nhập, tài sản dolao động là nguồn hình thành chính trong khối tài sản chung vợ chồng nhưngkhông phải mọi trường hợp vợ chồng đều có công sức đóng góp trong việctạo lập, phát triển khối tài sản chung như nhau Thực tế rất khó dé vợ hoặcchồng chứng minh thu nhập, các nguồn tài sản bằng lao động của bản thânlàm tăng tích lũy, tạo lập, phát triển khối tài sản chung vợ chồng Vì trongquan hệ hôn nhân, dù đóng góp nhiều hay ít thì vợ, chồng đều có quyền vànghĩa vụ với khối tài sản chung do mình tạo ra Người này đi làm tạo thunhập, người ở nhà lao động bảo quản, tăng giá trị tài sản Nếu so sánh thiệthơn giữa thu nhập và lao động của vợ hoặc chồng sẽ khiến quan hệ hôn nhân

trở lên mâu thuẫn, bất đồng, không đảm bảo mục đích cùng nhau tạo lập, xây

dựng gia đình hạnh phúc Điều này có lẽ bắt nguồn từ việc quy định về côngsức đóng góp còn rất mơ hồ, thiếu tinh cụ thé, không giải thích rõ những thunhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì

và phát triển khối tài sản chung là những hành vi nào, được xác định trong

21

Trang 28

hoàn cảnh ra sao và phải bỏ ra khối lượng, công sức, giá trị bao nhiêu mới

được xem xét là có công sức đóng góp.

Thứ hai, người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không

đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của

chong hoặc vợ di làm, được coi là một loại công sức đóng góp

Đây là một quy định tiến bộ và giàu tính nhân văn trong cách nhìn nhận

về lao động trong gia đình, là cơ sở cho việc công nhận sự đóng góp của người không trực tiếp tạo ra tài sản, nhưng vẫn được nhìn nhận sự đóng gópphần của họ trong khối tài sản chung vợ chồng Vì vậy, người vợ hoặc chồng

ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm vẫn phải xác định họ có đónggóp vào khối tài sản chung của gia đình Công sức đóng góp của họ được tính

tương đương với công sức đóng góp của người đi làm Tuy nhiên, trong thực

tế xuất hiện việc trong gia đình chỉ có duy nhất một người chịu trách nhiệm là

lao động chính trong gia đình, từ việc tạo ra thu nhập cũng như nội trợ, còn

người còn lại không hề có công sức đóng góp Vì vậy nếu sự đóng góp giữa

công việc nội trợ của người ở nhà va lao động của người di làm tương đương

nhau thì mỗi người được hưởng một phần bằng nhau Còn nếu sự tươngđương không tôn tại thì cần dựa vào công sức đóng góp dé trích bớt phần cho

một người, thêm cho người kia.

1.5.2 Quy định về phương thức xác định công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chong khi ly hôn

Mặc dù pháp luật Việt Nam ghi nhận về công sức đóng góp trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ rất sớm Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản nào quy định rõ ràng, cụ thể về cách đánh giá công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung để phân chia khi lyhôn Theo quy định tại Khoản 4 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tai sản riêng với tai sản chung

22

Trang 29

mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản, thì được thanh toán phan giá trị củamình đóng góp vảo khối tài sản đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Nhưvậy, trong chừng mực nào đó, có thể thừa nhận rằng luật cho phép ghi nhậnmỗi tương quan về giá trị giữa phần đóng góp và tài sản được tạo ra.

Mặt khác, như đã phân tích ở mục 1.5.1 công sức đóng góp cua vợ,

chồng được coi là yếu tổ xem xét phân chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn bao gồm những đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung Do đó, để thực hiện việc đánh giá CSĐG trong việc tạo lập,duy trì và phát triển tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cầntiến hành đánh giá khách quan và toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản,giá trị của tài sản, đến công việc quản lý và bảo quản tài sản, cùng với việcxác định sự cần thiết và hiệu quả của mức đóng góp

Dưới góc độ này, việc hiểu và ứng dụng CSĐG trong việc chia tài sảnchung khi ly hôn là vô cùng quan trọng để đảm bảo công bằng và hợp lý Nókhông chỉ giúp xác định phần tài sản mà mỗi bên có quyền nhận, mà còn đảmbảo tính trọng thái và quyền lợi trong quá trình phân chia Trong việc quản lý tài sản chung của vợ chồng, việc phân chia CSĐG của cả hai là một khía cạnh quantrọng Điều này cần phải thống nhất một cách công bang và minh bach dé tránh

những tranh cãi không đáng có trong tương lai.

Mục tiêu tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồngkhông hè dé dàng Dé đạt được điều này, cần có hiểu biết và sự đồng thuận vềmục tiêu và kế hoạch tài chính của gia đình Kế hoạch chi tiêu hợp lý, việc phân chia CSDG một cách công bằng và việc lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng Xác định CSĐG của vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là một vấn đề được quan tâm

và nghiên cứu rộng rãi Hơn thế nữa, việc quản lý tài sản chung của vợ chồng

có ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình và sự ôn định tài chính

23

Trang 30

Một yếu tô quan trọng trong CSĐG trong tạo lập, duy trì và phát triểntài sản chung là đóng góp tài chính Điều này bao gồm việc cống hiến tiềnmua sắm, tiền gửi vào tài khoản chung, thanh toán nợ và đầu tư vào các tàisản chung như bất động sản, chứng khoán hoặc doanh nghiệp Sự đóng góptài chính của từng bên có thê được đánh giá dựa trên số tiền góp và mức độ tài chính họ đã đóng góp để duy trì và phát triển tài sản chung Ngoài ra, CSĐG còn liên quan đến việc đóng góp lao động Điều này bao gồm những hoạtđộng hàng ngày như quản lý tài sản, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến tài sảnchung Cả vợ và chồng có thể góp phần bằng công việc nhà, chăm sóc giađình và thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày dé duy trì và bảo vệ tài sản chung.Thành công đóng góp của vợ và chồng cũng liên quan đến việc tuân thủ cácnghĩa vụ pháp lý liên quan đến tài sản chung Điều này bao gồm việc tham giavào các thủ tục pháp lý như ký kết hợp đồng, tham gia vào các quyết định quan trọng liên quan đến tài sản chung và thực hiện các cam kết pháp lý đã được thỏa thuận trước đó Tuy quan trọng hơn cả, CSĐG của vợ và chồngtrong việc duy trì tài sản chung phản ánh mức độ cam kết và đóng góp củamỗi người vào xây dựng và bảo vệ cuộc sống gia đình Sự cống hiến nàykhông chỉ duy trì giá trị của tài sản, mà còn thể hiện sự quan tâm và tráchnhiệm của vợ chồng đối với cuộc sông và tương lai của gia đình.

Khi nói về việc phát triển khối tài sản chung, không thé không nhắc đếnCSĐG quan trọng của cả vợ và chồng Trên hành trình này, họ cùng nhau xâydựng, định hình và phát triển một tương lai tài chính én định và bền vững Họ

tạo ra một môi trường hỗ trợ, lắng nghe và khuyến khích lẫn nhau, tạo nên

một sức mạnh hợp tác và đoàn kết không thể đo lường.

Vợ và chồng đóng góp vao việc phát triển khối tài sản chung từ nhiềukhía cạnh khác nhau Đầu tiên, họ cùng nhau xây dựng một kế hoạch tài

chính đúng mục tiêu, dựa trên việc hiệu rõ và đánh giá tông quan vê thu

24

Trang 31

nhập, chi tiêu va tiềm năng đầu tư Họ thực hiện việc tiết kiệm, đầu tư thông

minh và quản lý tài chính một cách có trách nhiệm, nhằm tối đa hóa lợinhuận và giảm thiểu rủi ro Trong quan hệ hôn nhân, cả vợ và chồng đều cóquyền và trách nhiệm tham gia tích cực vào việc xây dựng tài sản chung.CSĐG của họ có thể bao gồm cả công việc chăm sóc gia đình và nuôi dạycon cái, cũng như nỗ lực làm việc ngoài xã hội dé tạo ra thu nhập gia đình.

Từ việc góp sức vào việc chăm sóc gia đình hàng ngày cho đến việc tạo ra thu nhập và đầu tư vào tài sản, tất cả đều được coi là sự đóng góp quan trọng của cả vợ va chong.

Luật HN&GD năm 2014 đã dé ra các quy định cụ thê về phân chia tàisản chung và xác định các yếu tổ được xem xét khi quyết định sự đóng gópcủa vợ và chồng Các yếu tô này bao gồm thời gian hôn nhân, công việc chămsóc gia đình, đóng góp thu nhập và tài sản, khả năng tiếp tục công việc vàkhối tài sản sau hôn nhân, cũng như các yếu tố khác liên quan đến quyền lợi

và trách nhiệm của cả vợ và chồng trong quá trình hôn nhân Quy định nàycung cấp một cơ chế để đảm bảo công băng và trung thực trong việc phân chia tài san chung Nó khuyến khích việc công nhận và đánh giá CSDG của

vợ và chồng, từ đó đưa ra quyết định hợp lý về phân chia tài sản chung dựa

trên những đóng góp này.

Hơn nữa, vợ và chồng cùng nhau đưa ra quyết định về việc đầu tư vào

các tài sản có kha năng tăng trưởng va sinh lợi Họ nghiên cứu, thăm do va

tìm hiểu về các lĩnh vực đầu tư tiềm năng như bất động sản, chứng khoán,

kinh doanh và các công cụ tài chính khác Bằng việc đánh giá rủi ro và tiềmnăng sinh lợi, ho đưa ra quyết định thông minh dé dau tư vào những cơ hội có thé mang lại lợi ích dài hạn cho cả hai Ngoài ra, vợ và chồng cũng cống hiến

thời gian, năng lượng và tài năng của mình đê phát triên và quản lý các nguôn

25

Trang 32

tài sản chung Họ có thể chia sẻ trách nhiệm trong việc quản lý kinh doanh giađình hoặc công ty riêng, đảm bảo việc vận hành suôn sẻ và tăng trưởng bềnvững Họ cũng có thé đóng góp vào việc phát triển bất động sản, từ việc muanhà, xây dựng, nâng cấp cho đến việc quản lý và cho thuê.

Có thê thấy răng, hiện nay quy định của pháp luật về đánh giá côngsức đóng góp của vợ chồng trong chia tài sản chung khi ly hôn chưa đưa ra quy tắc định lượng cụ thể Điểm b Khoản 4 Điều 7 Thông tư Liên tịch số

01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP cũng chỉ quy định: “Bên có

công sức đóng góp nhiều hon sẽ được chia nhiều hơn” Về mặt thực tiễn,tháng 11 năm 2018, trong tài liệu tập huấn Luật HN&GD, TANDTC có décập: “trong thực tiễn xét xử, dù một bên có công sức rất lớn, có nhiều yếu

tô khác để được chia nhiều hơn thì cũng không được chia nhiều gấp đôibên kia, hay nói cách khác thì dù được chia nhiều cũng không đến 2/3 giá

trị tài sản chung ” (24, tr.46,47] Như vậy, khi xét xử vụ án ly hôn, việc xác

định yếu tố công sức đóng góp không được xác định rõ ràng là bao nhiêu

mà do Tòa án quyết định cụ thê qua từng vụ việc, tỷ lệ tài sản được chia

cho vợ, chồng tối đa là 2/3 giá trị tài sản chung Do không có quy tắc cụthể theo hướng định lượng để xác định công sức đóng góp nên thôngthường thâm phán chỉ định tính sự đóng góp, nếu việc ước lượng không điđến đâu thì thẩm phán chia đều Nhưng khi đã tranh chấp về tài sản, các đương sự thường khó thỏa mãn việc chia đều tài sản mà sẽ tiếp tục kéo đài việc chứng minh công sức đóng góp của mình để được nhận phần nhiềuhơn Nhưng như đã khang định, hiện nay vẫn chưa có một quy tắc cu thê déxác định công sức đóng góp nên các lý lẽ của các bên thường khó thuyết phục được bên kia chấp nhận Có thé thấy việc xác định công sức đóng góp

của vợ chông khi chia tài sản chung có ý nghĩa rât quan trọng, nhưng các

26

Trang 33

quy định của Luật thì còn khá ngắn gọn, không giải thích rõ nội hàm của

“công sức đóng góp”, cách xác định công sức đóng góp cũng như định

lượng công sức đóng góp để chia phần tài sản cho bên kia nhiều hơn.Chính vì vậy trong thực tiễn xét xử sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh từ quyđịnh này, thường đi vào bề tắc khi xác định công sức đóng góp vợ, chồng

27

Trang 34

Tiểu kết Chương 1

Trong phạm vi nội dung của Chương 1, tác giả đã phân tích những vấn

dé lý luận của pháp luật về xác định CSĐG của vợ chồng khi ly hôn thông qua việc sử dụng những phương pháp chủ đạo như phân tích, phân tích - tổng

hợp và phương pháp so sánh luật hoc Qua nội dung nghiên cứu tại Chương 1,

tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, Xác định CSĐG của vợ chồng khi ly hôn là hoạt động có vaitrò quan trọng trong sự tổn tại, phát triển bền vững của các cơ quan tiến hành

tố tụng giải quyết các vấn đề có liên quan trong các tranh chấp nói chung nói chung, không chi bảo đảm quyền lợi của vợ chồng trong quan hệ HN&GD: thúc đây sự phát triển kinh tế, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục và chức năng quản lý nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước,bởi vậy xác định CSDG của vợ chồng khi ly hôn phải được pháp luật điềuchỉnh day đủ

Thứ hai, pháp luật về xác định CSĐG của vợ chồng khi ly hôn là hệthống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hànhhoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt độngphòng ngừa và xử lý rủi ro nhằm xác định CSĐG của vợ chồng khi ly hôn.

Các nội dung được phân tích, luận giải các van dé trong chương | củaluận văn sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phápluật và thực tiễn thi hành pháp luật về xác định CSĐG của vợ chồng khi ly

hôn Việt Nam tại Chương 2.

28

Trang 35

CHƯƠNG 2

THUC TIEN ÁP DUNG PHÁP LUAT VE CÔNG SỨC ĐÓNG GOP

CUA VQ, CHONG TRONG CHIA TAI SAN CHUNG KHI LY HON

TAI TOA AN NHÂN DAN TINH HÒA BÌNH VA MOT SO KIEN NGHỊ

2.1 Tổng quan giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợchồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình

Hiện nay chia tài sản chung của vợ chồng đang là một vấn đề phức tạp.Khi hôn nhân rạn nút, quan hệ tài sản là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợiích giữa các bên và rất đễ nảy sinh tranh chấp Thực tiễn cho thấy, việc giảiquyết các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong những năm quagặp không ít khó khăn và phức tạp Có nhiều vụ án phải qua nhiều cấp xét xử,làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các đương sự

Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022 thì toàn ngành TAND tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu công tác trong điều kiện kinh tế - xãhội của thành phố gặp rất nhiều khó khăn Vừa thực hiện các chương trình

nhiệm vụ của minh đảm bảo việc giữ gìn tình hình an ninh, trật tự tuy giữ

được 6n định nhưng tiềm ân nhiều yếu tố khó lường Đặc biệt là trong trườnghợp xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo quyền và lợi ích cơ bản của cácchủ thê có liên quan trong công tác giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh -

thương mại Trước tình hình đó thì việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức

là thâm phán, Hội thâm nhân dân phục vụ cho hoạt động xét xử án chia tài sản

vợ chồng khi ly hôn, tranh chấp dân sự Khang định niềm tin vào quá trình xét

xử, đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở

nước ta hiện nay.

Hoạt động giải quyết, xét xử các loại vụ án đã có những tiễn bộ cả vềtiến độ lẫn chất lượng Tinh từ ngày 01/01/2017 — 31/12/2022, TAND hai cấptỉnh Hòa Bình giải quyết được 3.352/3.618 vụ, việc đã thụ lý, đạt tỷ lệ 92,6%,

29

Trang 36

các vụ án ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm tới 35,6% trong tổng số 3.618

vụ án hôn nhân và gia đình mà Tòa án đã giải quyết Số vụ, việc còn lại chưagiải quyết hầu hết đều mới thụ lý và đang trong thời hạn chuẩn bị xét xử theoquy định của pháp luật Cùng với đó, TAND cũng đã phối hợp với Viện Kiểmsát nhân dân cùng cấp tổ chức được 78 phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp; công bố được 2.829 bản án, quyết định có hiệu lựcpháp luật trên Cổng thông tin điện tử Tòa án

Trong đó các tranh chấp chủ yếu giữa hai vợ chồng là chia tài sản saukhi ly hôn Vì vậy việc vận dụng quy định về công sức đóng góp đề giải quyếttranh chấp giữa hai vợ chồng là vấn dé quan trọng Mặc dù pháp luật chophép xác định công sức đóng góp khi chia tài sản chung vợ chồng nhưng lạichưa có quy định chặt chẽ về việc xác định, tính toán, các điều kiện dé chiatài sản chung vợ chồng dựa vào công sức đóng góp Chính vì vậy khi xét xử,

Tòa án vẫn có sai sót trong việc áp dụng quy định này Có trường hợp Tòa án

đã chia đôi tài sản chung của vợ chồng mà không xem xét đến công sức củamỗi bên Trường hợp khác Tòa án lại chỉ tập trung vào công sức đóng góp củamỗi bên mà không xem xét đến tình hình tải sản, tình trạng cụ thể của giađình Thậm chí có Tòa án đã hiểu không đúng về công sức đóng góp khi chiatai sản chung vợ chồng nên chia theo tỷ lệ chưa hợp lý Những sai sót nay nếukhông khắc phục, hoàn thiện sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi giữa

hai vợ chồng, khiến tranh chấp, mâu thuẫn giữa hai bên tiếp tục kéo dải,

không thé sớm 6n định cuộc sống sau khi ly hôn.

Cuộc sống xã hội thay đổi không ngừng, kéo theo sự thay đổi liên tục của các mâu thuẫn, tranh chấp chia tài sản chung giữa hai vợ chồng khi lyhôn Điều này đòi hỏi việc tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm định các quy định củapháp luật điều chỉnh quan hệ vợ chồng khi ly hôn cũng như xác định công sứcđóng góp hợp lý khi chia tài sản chung vợ chồng là vô cùng cần thiết

30

Trang 37

Trong điều kiện kinh tế- xã hội gặp nhiều khó khăn và diễn biến phứctạp như vậy, nhưng Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Binh đã nỗ lực phan đấu hoànthành tốt nhiệm vụ xét xử các tranh chấp dân sự ở nước ta trong giai đoạnhiện nay Bên cạnh sự kiện toàn đội ngũ thâm phán thì TAND thành phố đãquan tâm đến sự phát triển của đội ngũ Hội thấm nhân dân Qua đó, góp phần

ôn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phó, đáp

ứng với yêu cầu của công cuộc cải cách, xây dựng đất nước và hội nhập kinh

tế trong nước trong thời gian qua Từ việc hoàn thành những nhiệm vụ chínhtrị và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, TAND tỉnh Hòa Bình đã đặt ra mộtloạt nhiệm vụ trọng tâm cần tiến hành Cụ thẻ, việc tiếp tục triển khai nghiêmtúc Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và tuân thủ cácNghị quyết của Đảng, cũng như các Chỉ thị của Chánh án TANDTC trong

năm là mục tiêu quan trọng Việc thực hiện có hiệu quả các Bộ luật chung

cũng như tập trung quan tâm đặc biệt đến Luật Bảo lãnh và Tư vấn pháp luật

là một điểm đáng chú ý Nâng cao hiệu quả và chất lượng của quá trình xét xử

và giải quyết vụ án, đảm bảo rằng các phán quyết của Tòa án tuân theo pháp luật va thé hiện sự công bằng, bảo vệ quyền con người và quyền công dân là

mục tiêu hàng đầu Đồng thời, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện

những biện pháp mang tính đột phá để đảm bảo nhiệm vụ được hoàn thànhxuất sắc Việc củng cố công tác thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực chuyênmôn và các khía cạnh khác của Tòa án cũng đề ra những nhiệm vụ quantrọng Khai thác hiệu quả tiềm năng của công nghệ thông tin và kích thíchtinh thần thi đua, khuyến khích những cống hiến xuất sắc cũng được đặt trongdanh sách công việc quan trọng Dựa trên báo cáo tổng kết năm 2017, Tòa ánnhân dân tỉnh Hòa Bình đứng trong số những địa phương có số lượng án thụ

lý đáng chú ý trên toản quốc Điều này thể hiện Tòa án nhân dân tỉnh HòaBình đang có lượng án thụ lý tương đối cao Dù biên chế Tham phán không

31

Trang 38

được tăng, kết qua đạt được van thé hiện sự cố gang đáng ké và xứng đángđược công nhận Cụ thể, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tham gia xét xửcác vụ án dân sự có quy mô lớn, có ảnh hưởng to lớn đối với quyền lợi của cánhân và t6 chức Thông qua quá trình xét xử, sự ủng hộ từ cộng đồng cũngđược thê hiện rất cao Điều này là cơ sở quan trọng cho công tác quản lý nhànước trong ngành tòa án nhân dân và trong công tác giải quyết các vụ án dân

sự Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình đã xác lập mục tiêu xét xử án công minh,

thé hiện quyết tâm của Dang và tạo niềm tin từ cộng đồng Cùng lúc, Tòa ánnhân dân tỉnh Hòa Bình còn là một ví dụ dẫn đầu trong việc cải cách tư pháp

và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và bài học có giá trị cho cả cộng đồng

Như vậy, việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tỉnh

Hòa Bình đã đạt được hiệu quả cao trong việc giải quyết các vụ án dân sự và

công tác xét xử chung trong những năm gần đây.

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật xác định công sức đóng góp của

vợ, chồng dé chia tài sản chung khi ly hôn

2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi

Cùng với xu thế trên cả nước, việc giải quyết tranh chấp Chia tài sản vợchồng khi ly hôn của TAND cấp huyện tại tỉnh Hòa Bình thuộc loại vụ/việcgiải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cũng có chiều hướng ngày càng

tăng và phức tạp hơn.

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh HòaBình có thay đổi mạnh mẽ, ngày càng khởi sắc Kinh tế ngày càng phát triển thìnảy sinh các tranh chấp ngày một phức tạp hơn, đó là quy luật tất yếu của cuộcsông Các mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích kinh tế từ đó mà hình thành Bởivậy, Tòa án là một cơ quan tài phán luôn đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chếxung đột, đồng thời mang lại sự công băng, nghiêm minh cho những người

32

Trang 39

tham gia trong hoạt động tranh chấp dân sự Hiện nay, các Tòa án nhân dân cấphuyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã thụ lý và giải quyết rất nhiều hồ sơ liênquan đến tranh chấp Chia tài sản vợ chồng khi ly hôn như trong lĩnh vực muabán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cho thuê Tuy nhiên, trong đó điển hình làcác vụ án về Tranh chấp về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn luôn chiếm số lượng lớn trong tranh chấp chia tài sản vợ chồng khi ly hôn hiện nay.

Trong thực tế phức tạp của cuộc sống và tình yêu, những vụ án xoay quanh tranh chấp về chia tài sản giữa hai bên vợ chồng khi ly hôn đã trở thànhmột tam gương tương đối phản ánh chân thực những gánh nặng tinh tế củamối quan hệ đồ vỡ Những vụ án này không chỉ là các khung hình pháp lýđơn thuần, mà còn chứa đựng hàng loạt những cảm xúc, hy vọng, và thậm chí

là những hạt mầm của sự đau đớn Điều đáng chú ý ở đây, không chỉ là sự giatăng về số lượng vụ án này, mà còn chính là tầm quan trọng và tính biểu

tượng của chúng.

Nhìn sâu vào tâm hồn con người, những vụ án về tranh chấp chia tàisản vợ chồng khi ly hôn trở thành những cửa số khám phá vào mảng khắcnghiệt của cuộc sống Những tài sản mà hai người từng cùng xây dựng, cùngmặn nông chia sẻ, giờ đây lại trở thành nguồn cơ hội dé trưng diện những sựmat mát, sự thất vọng, và cả những sự thất hứa Dang sau những biểu tượngtài chính là những kỷ niệm, những mong đợi, và cả những nỗi lo sợ về tươnglai Điều này làm cho những vụ án về chia tài sản khi ly hôn trở thành nhữngtắm gương lớn về sự phức tạp và sự hỗn loạn trong cuộc sống con người.

Những vụ án này cũng là minh chứng đắc lực cho sự thay đổi trong giá tri và vai trò của tài sản trong xã hội hiện đại Từ việc chỉ đơn thuần là các đồ vật vật chat, tài sản đã trở thành biéu tượng của quyền lực, sự ồn định và thậmchí là tình yêu Việc tranh chấp về chúng không chỉ là cuộc đua về số lượng

và giá tri của chúng, mà còn là cuộc đua về trạng thái tinh thân và sự tự thê

33

Trang 40

hiện Những vụ án về chia tài sản khi ly hôn đưa ra câu hỏi rất quan trọng: Tàisản thực sự là gì đối với mỗi người? Chúng có thé định nghĩa lại tình yêu, sự

hạnh phúc, hay thậm chí là bản thân con người?

Ngoài ra, những vụ án này còn thể hiện sự phân định rõ ràng về các giátrị và quan điểm xã hội trong việc ly hôn Các tranh chấp về tài sản khi ly hônkhông chỉ là một sự cạnh tranh về lợi ích cá nhân, mà còn phản ánh nhữnggiới hạn, sự đối lập giữa quyền và trách nhiệm, cá nhân và tập thé Chúng tácđộng sâu sắc đến cảm nhận về sự bình dang và công bằng trong hệ thống phápluật, mở ra những cửa an sâu về những vấn đề về đạo đức và định hình lạihành trình của mỗi con người trong cuộc sống Trong cảnh ngàn lẻ mảnh vụncủa quyết định phá vỡ mối quan hệ, những vụ án về chia tài sản khi ly hônthực sự là một gương gắt đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với tất cả những mặttối và sáng sủa của tình yêu và cuộc sống Chúng không chỉ là về việc chianhau những tài sản vật chất, mà còn là về việc chia sẻ những góc khuất và ước

mơ, cả những điều chúng ta từng tin tưởng vững chắc Chính những vụ án nàykhiến chúng ta phải suy tư về tình người, về tính cách của con người, và vềnhững điều quý báu nhất trong cuộc sống mà không phải lúc nào chúng tacũng nhận thấy giá trị thực sự của chúng

Lãnh đạo TAND tình Hòa Bình đã tiến hành quán triệt và thực hiệnnghiêm túc các văn bản pháp luật cũng như xây dựng và hoàn thiện quy chế

công tác ngành, đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các án lệ trong việc

xét xử các vụ án tranh chấp chia tài sản vợ chồng khi ly hôn trong những năm qua Những văn bản điều chỉnh hoạt động xét xử các vụ tranh chấp chia tàisản vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là vô cùng phức tạp trước

sự phát triển, hội nhập của thành phố trong giai đoạn qua Do đó, nhận thức

được những khó khăn nêu trên thì lãnh đạo TANDTC cũng như TAND tỉnh Hòa Bình đã ban hành các văn bản vê xét xử tranh chap chia tài san vợ chong

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w