1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam

84 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam
Tác giả Trần Thu Huệ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Thang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 20,55 MB

Cấu trúc

  • Chuong 1:NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE CHIA TAI SAN CHUNG CUA (0)
    • 2.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh (34)
    • 2.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản kinh doanh chung vợ chồng (40)
    • 2.4 Những bất cập chủ yếu của pháp luật chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng 300181512177. ::‹-+1sSsS (0)
    • 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng [000117 (67)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng khi ly ¡0 ÝỶŸỶẢ (69)
    • 3.3. Giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh ở Việt ẽNam........................... - -- - - c1 11199111 S1 ng ng rệt 70 I8<‹.1001 em... 73 KẾT LUẬN CHƯNG.......................- - ctStEEk‡EEEEEESEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEETEEEESEETEErkrkrrkrree 74 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO.......................... 2-2 22 £+2E£+EE£2EE££EE2£EE+2EE+zrxesrxeer 75 (76)

Nội dung

Hiện có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như sau theo hiểu biếtcủa tÔI:+ “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn”,Luận văn thạc sĩ Luật hoc, Khoa Luật

VAN DE LY LUAN CO BAN VE CHIA TAI SAN CHUNG CUA

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh

Việc xác định tai sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, trách nhiệm tài sản của vợ chồng, về nguyên tắc phải xuất phát từ các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, dựa vào căn cứ thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản Khi vợ chồng tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác nhau thì quyền tai sản của vợ chồng còn bị điều chỉnh bởi hệ thống các luật khác có liên quan trong từng lĩnh vực cụ thê Vì vậy, xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng phải xem xét kết hợp các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan, đặc biệt là luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật kinh doanh bảo hiểm, Luật kinh doanh bắt động sản, Luật Dân sự, Luật chứng khoán

Thực tiễn cho thay vợ chồng có thể tham gia nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau dưới những hình thức khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau Vợ chồng có thé cũng tham gia hoạt động kinh doanh bằng tài sản chung hoặc có thể chỉ một bên thực hiện bằng tài sản riêng Vợ chồng có thể đầu tư trực tiếp qua việc góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đầu tư gián tiếp qua ngân hàng, mua bán chứng khoán, tham gia quan hệ bảo hiểm Các loại hình doanh nghiệp mà vợ chồng thành lập, hoặc với tư cách là cô đông rất đa dạng, có thé là doanh nghiệp tư nhân, có thé là công ty TNHH, công ty cô phan, công ty hợp danh Khi tham gia các loại hình doanh nghiệp, tài sản của vợ chồng đưa vào doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty.

Vì vậy, để xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng khi chia tài sản trong kinh doanh, cũng như xác định trách nhiệm của họ khi tham gia vào kinh doanh cần xác định: thứ nhất, nguồn vốn góp vào doanh nghiệp hoặc đưa vào các hoạt động kinh doanh khác nhau là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản

28 riêng của mỗi bên Thứ hai, lợi nhuận thu được qua hoạt động sản xuất kinh doanh đó là hoạt động chung của vợ chồng hay hoạt động riêng của mỗi bên, và phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà vợ chồng lựa chọn để kinh doanh; thứ ba là khi vợ chồng tham gia kinh doanh trong từng lĩnh vực thì xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng phải căn cứ trước tiên vào sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực đó Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra một số nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong kinh doanh và trách nhiệm về tài sản của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh như sau: nếu vợ chồng thoả thuận bằng văn bản dùng tai sản chung dé đầu tư kinh doanh thì cần xác định rằng sự thoả thuận đó là cơ sở pháp lý dé xác định mọi tài sản, lợi nhuận phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh là tài sản chung và vợ chồng có trách nhiệm chung về tài sản đối với hoạt động kinh doanh đó, dù chỉ có một bên vợ hoặc chồng là người trực tiếp tham gia đầu tư kinh doanh, là thành viên góp vốn hay là chủ doanh nghiệp Sau khi chia tài sản chung, thì tài sản, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ hoạt động kinh doanh đó là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 59 Luật HN&GD năm 2014: Nếu vợ chồng lựa chọn tài sản chung của vợ chồng theo chế độ thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó nếu thỏa thuận không day đủ, không rõ rang thì áp dụng các quy định tương ứng của luật định dé giải quyết Trường hợp, chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản sẽ ưu tiên, căn cứ trên cơ sở thỏa thuận của các bên Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng va cho phép vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng nhưng thỏa thuận đó phải tuân thủ theo nguyên tắc bình đăng của vợ chồng về tài sản, tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng và không được trái với quy định pháp luật, đạo đức xã hội.

Trên cơ sở của nguyên tặc vợ, chông có quyên bình đăng trong việc hưởng các quyên dân sự nói chung và quyên sở hữu tài sản nói riêng, vợ chông được thỏa thuận chia tài sản chung hoặc yêu câu Tòa án chia.

Thực tế cho thấy, bên cạnh trường hợp thuận tình ly hôn, khi giải quyết tài sản của vợ chồng trong vụ án ly hôn, Toà án cũng ưu tiên cho các bên thoả thuận phân chia Ví dụ, Quyết định giám đốc thâm số: 19/2018/HN-GDT về “V/v xin ly hôn” của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chi Minh trong vu án ly Là) hôn giữa bà Lý Thị Bước (nguyên đơn) và ông Dương Văn Tiên (bị đơn): Liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng là quyền quản lý, sử dụng 02 sạp liền nhau số 03, 04 lô A chợ Long Sơn Ngọc của Ban quản lý chợ cho vợ chồng ông Tiền, bà Bước thuê để mua bán vải sợi, quần áo, giày dép và vợ chồng cùng kinh doanh tại 02 sạp này Đối với tài sản là 02 sạp chợ liền nhau số 03, 04 do vợ chồng bà Bước và ông Tiền thuê để kinh doanh và giá trị tài sản có trong hai sạp, hai người đã thống nhất được với nhau cách thức phân chia nên Toà án tôn trọng sự thoả thuận này Theo đó, bà Bước và ông Tiền thống nhất theo biên bản thoả thuận ngày 18/4/2014 là tổng giá trị tài sản trong hai sạp là 200.000.000 đồng, ông Tiền đã nhận toàn bộ tài sản và có nghĩa vụ thanh toán 1/2 giá trị cho bà Bước là 100.000.000 đồng Ngoài ra, bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của mỗi bên, ông bà thoả thuận mỗi người nhận 01 sạp để quản lý, sử dụng cho đến khi hết hợp đồng với Ban quản lý chợ và đã thực hiện xong việc chia sạp Riêng đối với những tài sản chung khác mà hai vợ chồng không thoả thuận được, Toà án tiến hành giải quyết phân chia theo luật định trên cơ sở yêu cầu của các bên.

Có thê thấy, trong vụ việc này nhìn từ sự kiện vợ chồng kinh doanh chung, có thé suy luận vợ chồng đã có sự thống nhất đưa tài sản chung vào tham gia hoạt động kinh doanh nói trên và theo quy định tại Điều 25 Luật HNGĐ năm 2014, vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh, trừ một số trường hợp ngoại lệ Có thể thấy răng, tòa án ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng nếu có yêu câu chia tài sản chung.

Mặt khác, nếu không thỏa thuận được, yêu cầu tòa án chia va dé đảm bảo việc phân chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện công bằng, phù hợp với thực tế, khoản 2 Điều 59 LHN&GD năm 2014 được hướng dan tại khoản 4 Điều

7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BTP quy định rang khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây dé xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia.

Thứ nhất, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: là tinh trang về năng lực pháp luật, nang lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyên, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của LHN&GĐ Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ồn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chông.

Thứ hai, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Sự đóng góp đó có thé trực tiếp bằng sức lao động hoặc tài sản mà người đó bỏ ra để tạo nên tài sản chung của vợ chồng như dùng tài sản riêng để sửa chữa, cải tạo, tu b6 làm tăng giá tri của tài sản chung, tài sản riêng của mỗi bên đem nhập vào khôi tài sản chung của vợ chông

Ngoài ra điểm mới rat đáng lưu ý trong LHN&GD năm 2014 chính là việc thừa nhận lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập Day được coi là quy định rất tiễn bộ bởi thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, vi rất nhiều gia đình vẫn không coi trọng đóng góp của người phụ nữ trong việc quán xuyên, chăm lo công việc nội trợ gia đình, vì không có thu nhập, còn kinh tê sẽ

31 thuộc sở hữu của người chồng làm ra Sẽ là bất công đối với người phụ nữ khi công sức họ bỏ ra trong thời kỳ hôn nhân này sẽ không được coi là lao động có thu nhập khi đánh giá chia tài sản chung khi ly hôn Quy định trên của LHN&GD đã phần nào khắc phục được hạn chế nêu trên, theo đó người chăm lo công việc gia đình vẫn được coi là lao động có thu nhập

Thứ ba, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghé nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mat năng lực hành vi dân sự.

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản kinh doanh chung vợ chồng

Ly hôn sẽ làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chong Viéc chia tài san chung là điều kiện cần thiết đảm bảo điều kiện sống của mỗi bên sau khi ly hôn Nếu như kết hôn là một trong những sự kiện pháp lý xác lập chế độ tài sản chung của vo chong thì ly hôn là một sự kiện pháp lý cham dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng Vợ chồng có thé tự thỏa thuận chia tài sản chung của vo chồng hoặc thỏa thuận tại Tòa án khi ly hôn Sau khi chia tài sản chung của

VỢ chồng, tài sản chia cho bên nào sẽ thuộc sở hữu riêng của bên đó Theo

Khoản 1, Điều 40 Luật HN&GD năm 2014 thì hoa lợi lợi tức thu được từ phần tài sản riêng của mỗi người sẽ thuộc tài sản riêng của người đó Tuy nhiên luật hôn nhân gia đình năm 2014 vẫn chưa quy định cách tính hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn chưa chia thì xác định quyền sở hữu của vợ, chồng đối với phần tài sản này như thế nào Tuy nhiên có thể áp dụng nguyên tắc, xác định tài sản riêng của mỗi người kể từ thời điểm ly hôn, quan hệ sở hữu chung hợp nhất chấm dứt Nếu tài sản chung của vợ chồng chưa chia sẽ trở thành tài sản chung theo phần của họ Phần hoa lợi, lợi

34 tức phát sinh trên khối tài sản chung này sẽ được phân chia tương ứng với phân tai sản mà vợ, chong nhận được khi chia khôi tai sản chung này.

Tiếp theo, việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn không làm chất dứt quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác Quy định tương tự quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Khoản 2, Điều 40, Luật HN&GD năm 2014.

Trên thực tế có trường hợp: vợ chồng A và B vay vốn của ngân hàng

C dé đảm bảo khoản vay của công ty X do A là người đại điện theo pháp luật.

Sau đó, A ly hôn với B và thỏa thuận B được sử dụng tài sản này và phải có nghĩa vụ thanh toán phần nợ còn lại của A, B đối với ngân hàng C Ngân hàng C không đồng ý với thỏa thuận này do khi vay là khoản vay bảo đảm cho công ty

X, A là người trực tiếp đứng ra duy trì hoạt động kinh doanh của công ty, là người đại diện theo pháp luật, có thu nhập ổn định, đủ khả năng để thanh toán trả dần theo hợp đồng tín dụng đảm bảo khoản vay để kinh doanh theo phương thức trả nợ dan của A, B B không có công việc ổn định, không có thu nhập đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng Như vậy thoả thuận của A, B khi ly hôn về việc xác định người thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng C làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ngân hàng C Thỏa thuận này không nham trốn tránh nghĩa vụ nhưng không hợp lý và có thể bị C yêu cầu hủy thỏa thuận này Như vậy, việc quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật

HN&GD năm 2014 là hoàn toàn hợp lý Phù hợp với luật chung và thực tiễn. Ngược lại, vợ chồng có quyền chung đối với người thứ ba: quyền đòi nợ và chưa đến hạn thanh toán nghĩa vụ của người thứ ba Nếu khi ly hôn, vợ hoặc chồng yêu cầu bên thứ ba phải thanh toán nghĩa vụ thì không có căn cứ và bên thứ ba có quyền từ chối chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với họ Như vậy, luật quy định quyên, nghĩa vụ với người thứ ba vẫn tiếp tục có hiệu lực là hoàn toàn hợp lý Sau khi vợ chồng ly hôn thì quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba trở

35 thành quyền, nghĩa vụ liên đới và giải quyết theo quy định của luật dân sự. Đây là một điểm mới của Luật HN&GD năm 2014 thể hiện quan điểm đổi mới của nhà làm luật góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba lẫn vợ chồng.

Về quan hệ tài sản, ngoài hậu quả pháp lý chia tài sản chung khi ly hôn của vợ chồng, còn phát sinh các quan hệ khác trong hoạt động kinh doanh Trong thực tiễn xét xử của Tòa án về các vụ việc về ly hôn và chia tài sản chung hiện nay, mối dư luận đang quan tâm nhất đó là vụ ly hôn giữa ông chủ ca phê Trung Nguyên và vợ Đây được xem là một vụ việc ly hôn và giải quyết chia tài sản trong doanh nghiệp cụ thê nhất, tuy rằng kết quả xét xử từ nhiều quan điểm là chưa công tâm, chính xác và làm ảnh hưởng đến rất nhiều doanh nghiệp hiện có vợ hoặc chồng đang là cổ đông lớn Tuy nhiên, việc rút ra từ kinh nghiệm xét xử đã đề lại những bài học đắt giá liên quan đến sự kiện này Sau đây là tóm tắt bản án xét xử và có một sô nhận xét, quan diém xung quanh vân dé nay như sau:

Ngày 05/12/2019, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm đã tuyên công nhận ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo thuận tình ly hôn, công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, giao cho bà Thảo nuôi các con chung, ông Vũ cấp dưỡng nuôi các con chung 2,5 tỷ đồng mỗi con/năm từ năm 2013 đến khi các con học xong đại học.

Về bất động sản, tòa sơ thâm tuyên giao cho ông Vũ sở hữu tất cả sáu tài sản nhà và đất mà ông Vũ đang quản lý và sử dụng có giá trị 350 tỷ đồng Ông

Vũ liên hệ với cơ quan nhà nước có thâm quyền tại địa phương nơi có tài sản làm thủ tục chuyền đổi quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Với bà Thảo, Tòa án giao cho bà sở hữu khối tài sản gồm bay bat động sản với tong trị giá 375 tỷ đồng Ba Thảo liên hệ với co quan nhà nước có thâm quyền tại địa phương nơi có tài sản dé làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu.

36 Đông thời giao cho bà Thảo sở hữu sô tài sản và tiên, vàng cùng các loại ngoại tệ đang nằm trong các ngân hàng, tổng cộng là 1.764 tỷ đồng.

Về tài sản chung không bảo gồm các bất động sản là 7.500 tỷ đồng, bản án chia theo tỉ lệ 60-40, trong đó ông Vũ được hưởng 60% tương ứng với 4.500 tỷ đồng, bà Thảo 40% tương ứng với 3.000 tỷ đồng.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng [000117

chung của vợ chồng khi ly hôn.

Hiện nay, pháp luật các nước trên thế giới đều rất chú trọng đến việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát, điều chỉnh băng pháp luật đối với chế độ tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên, trên thực tế pháp luật điều chỉnh về van dé này vẫn còn tồn tại một số vướng mắc dẫn đến tình trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn Vì vậy, việc đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung và chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh nói riêng nhằm tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng.

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung và pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong kinh doanh nói riêng trên cơ sở tạo cơ chế xác định rõ tài sản chung của vợ chồng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng Đồng thời, xây dựng hành lang pháp lý thống nhất điều chỉnh về chế độ tai sản chung của vợ chồng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm tính phù hợp giữa pháp luật hôn nhân và gia đình và các quy định của pháp luật chuyên ngành khác cùng điều chỉnh về chế độ tài sản chung của vợ chồng, đồng thời các văn bản hướng dẫn thi hành phải phù hợp với luật Luật hôn nhân và gia đình mới chỉ quy định một cách chung nhất, điều chỉnh chung về chia tài sản chung của vợ chồng Vì thế, bên cạnh luật hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thì phải có sự phù hợp với các văn bản phải luật chuyên ngành khác khi vấn đề tài sản chung của vợ chồng cũng được luật chuyên ngành điều chỉnh Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình và các luật chuyên ngành như Luật đất đai, Luật thuế, Luật sở hữu trí tuệ, Luật doanh

61 nghiệp còn ton tại một số mâu thuẫn, dé đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, thống nhất trong cơ sở pháp lý trong giải quyết vấn đề tài sản chung vợ chồng thì việc cần làm là đảm bao sự phù hợp của Luật Hôn nhân và gia đình với pháp luật khác có liên quan.

Thứ hai, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chéng trong hoạt động kinh doanh phải dựa trên cơ sở Hiến pháp và Bộ luật dân sự Theo Hiến pháp, nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặc chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình Nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân và gia đình. Hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chong phải nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự an toàn cho các quan hệ tài sản phát sinh trong quan hệ hôn nhân với các chủ thê khác trong xã hội; ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, vợ chồng bình đăng Cá nhân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, Theo Bộ luật dân sự, tai san chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất có thé phân chia, do đó vợ chồng có quyền bình dang trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Đây chính là cơ sở quan trọng dé xay dung Luật Hôn nhân va gia đình nói chung và xây dựng, hoàn thiện các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong kinh doanh không chỉ đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, của người thứ ba trong quan hệ kinh tế với vợ chồng, mà còn tạo khung pháp lý cần thiết cho việc vợ chồng tham gia các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thi trường Việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng trong nên kinh tế thị trường phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

Phải đảm bảo các yếu tô cơ bản của nền kinh tế thị trường phát huy được tác động tích cực của nó Các yêu tô đó là: sự bình đăng của các chủ thê kinh

62 doanh, quyền tự do kinh doanh, sự vận động tự do của von và hàng hoá, bảo vệ có hiệu quả lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh.

Phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ được điều chỉnh bằng Luật Hôn nhân và gia đình mà cần có các quy phạm tương ứng trong các văn bản pháp luật khác ở từng lĩnh vực kinh doanh.

Mặc khác, các văn bản pháp luật cần phù hợp với luật, không được mâu thuẫn và vượt qua luật Phải dam bảo sự rõ rang, cụ thể và tính khả thi của các quy phạm pháp luật.

Thứ tr, hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh cần đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế Xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong kinh doanh còn phải dựa trên cơ sở nghiên cứu có tham khảo pháp luật một số nước tiên tiễn trên thé giới có tính đến những đặc thù của Việt Nam Đây là một việc làm cần thiết trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta Dé đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, đảm bảo tính hiện thực cao, pháp luật hộ nhân và gia đình nói chung, pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng không chỉ phải phù hợp với thực tiễn văn hoá, xã hội Việt

Nam mà còn phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng khi ly ¡0 ÝỶŸỶẢ

của vợ chồng khi ly hôn.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chia tài sản chung vợ chong trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng và gia đình, doanh nghiệp nói riêng mà nó còn tạo ra hành lang pháp lý và phù hợp dé vợ chồng chủ động tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nên kinh tế thị trường, đáp ứng các nhu cầu của vợ chồng và có cơ sở pháp lý cần thiết để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế chia tài

63 sản chung của vợ chồng hiện nay, từ những thực trạng pháp luật về chia tài sản chung và một sỐ vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật như sau:

Về căn cứ chia tài sản chung vợ chong trong hoạt động kinh doanh Trong quá trình áp dụng Luật HN&GD năm 2014, nhiều văn bản hướng dẫn thì hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, nhiều quy định không phù hợp với thực tế khi giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ HN&GD nói chung và tranh chấp liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong doanh nghiệp nói riêng Luật 2014 đã có định nghĩa tài sản chung của vợ chồng theo phương pháp liệt kê Theo đó tài sản chung của vợ chồng bao gồm: tdi sản do vợ chỗng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp tài sản chung của vợ chông đã được phân chia trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của Luật HN@&GĐ; tài sản mà vợ chong được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chong thỏa thuận là tài san chung Quyên sử dung dat mà vợ chong có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chong trừ trường hop vợ hoặc chong được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng [24, Khoản 1, Điều 33] Đây là vấn đề cơ bản cần phải xác định khi có yêu cầu chia tài sản chung cua vo chồng Việc xác định chính xác tài sản chung của vợ chồng là cơ sở, điều kiện tiên quyết để chia tài sản chung của vợ chồng được đúng đắn, xác định loại tài sản chung của vợ chồng trong doanh nghiệp, dé từ đó có thể chia tài sản vợ chồng một cách chính xác nhất Vì vậy cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đên việc xác định tài sản chung của vợ chông.

Về nguyên tắc chia tài sản chung vợ chong trong kinh doanh Một là, nguyên tắc bình đăng được thé hiện trong các văn bản pháp luật có giá trị cao nhất và cốt lõi, đây được xem là nguyên tắc cơ bản giữa các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ giữa vợ chồng nói riêng.

Cu thé, Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Moi người có quyên tự do kinh doanh trong những ngành nghệ mà pháp luật không cấm” Quyền cơ bản này của công dân đã được cụ thể hóa và quy định ở Bộ Luật dân sự cũng như các

Luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật khác Hiện nay, pháp luật Việt Nam không hề ghi nhận, việc vì lợi ích của một công ty, vì nhu cầu quản tri nội bộ của một công ty, mà nhà nước hay toà án vô hiệu hoá quyền của cô đông, của đại hội đồng cổ đông dé can thiệp vào việc quản trị nội bộ của công ty Pháp luật Việt Nam càng không ghi nhận lý do vì quan hệ hôn nhân mà tước đi quyền tự do

“chuyên nhượng cô phần” của cô đông, dé đi đến đơn phương áp đặt “trị giá băng tiền” để buộc cổ đông A phải chuyền nhượng cô phan cho cô đông B Hành động này đi ngược với quyền tự do hợp đồng, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tư hữu vốn là quyền con người và đã được Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi nhận rất rõ ràng Có thé thay rằng, qua xét xử Trung Nguyên, quyền bình dang về tài sản giữa quan hệ vợ chồng chưa được thé hiện rõ ràng có thể vì một vài yếu tố khách quan Tuy nhiên, cần quy định rõ và có một chế tài cụ thể về vẫn đề này nếu việc tước đi quyền bình đăng hay nói cách khác về quyền tự do kinh doanh của cá nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Hai là, về hình thức của việc chia tài sản chung, theo Điều 38 Luật HN&GD năm 2014 quy định thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng phải lập thành văn bản Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật Trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng Như vậy, việc chia tài sản chung vợ chồng thể hiện dưới ba hình thức sau: một là văn bản do vợ chồng lập, hai là văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng, ba là bản án có hiệu lực của TAND có thâm quyền về việc chia tài sản chung của vợ chông.

65 Đối với hình thức thứ hai, hiện nay, nhà làm luật chưa quy định việc chia tài sản chung nào bắt buộc phải công chứng Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm

2014 quy định chỉ các giao dịch sau phải thực hiện công chứng: mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Dat đai năm 2013 quy định chỉ hợp đồng chuyên nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dung đất, quyền sử dụng đất va tài sản gắn liền với đất phải công chứng Đối với các tài sản khác như cỗ phần, cô phiếu, trái phiếu pháp luật về doanh nghiệp cũng chưa ghi nhận cụ thé Do đó, nếu vợ chồng tự lập văn bản thỏa thuận phân chia, không công chứng, chứng thực, không có người thứ ba làm chứng thì khi xảy ra tranh chấp, rất khó để Tòa án xác định văn bản này là căn cứ dé chứng minh sự thỏa thuận của hai vợ chồng Do vậy, hình thức văn bản chia tài sản chung vợ chồng trong hoạt động kinh doanh cần tuân thủ theo hình thức chia tài sản chung được quy định tại Luật HN&GD, theo đó tại Khoản 2, Điều 38 Luật HN&GD năm

2014 được kiến nghị theo hướng “Thỏa thuận việc chia tài sản chung của vợ chong phải lập thành văn bản và văn bản này phải được công chứng theo yêu câu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật thì mới có giá trị pháp luật” Việc công chứng văn bản chia tài sản này là căn cứ pháp lý vững chắc chứng minh thỏa thuận của vợ chồng khi có tranh chấp phát sinh so với văn bản thỏa thuận mà hai vợ chồng tự lập không có người làm chứng Tòa án không cần phải chứng minh những tình tiết, sự kiện mà công chứng viên đã chứng nhận.

Vì vậy, theo tác giả cần phải bổ sung quy định bắt buộc về hình thức của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng công chứng, theo đó tại Khoản 2, Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 được kiến nghị theo hướng như sau: “7hỏa thuận việc chia tài sản chung của vợ chong phải lập thành văn bản và văn bản này phải được công chứng theo yêu cau của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật thì mới có giá trị pháp luật”

Việc quy định như trên, nhằm góp phan nâng cao giá trị pháp lý của văn bản, đồng thời cũng góp phần giải quyết khi có tranh chấp phát sinh trên thực tế xuất phát từ việc chia tài sản chung của vợ chồng loại trừ việc trốn tránh nghĩa vụ tải sản khi vợ chông chia tài sản chung.

Ba là, về định giá tài sản Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thê về định giá về tài sản trong doanh nghiệp (nhà cửa, đất đai, cô phần ) khi xét xử dẫn đến việc định giá chưa đúng với thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, giá tri tài sản được định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của tài sản trên thị trường điển hình là do áp dụng bảng giá đất theo niêm yết của UBND nơi có bất đọng sản hoặc giá trị vốn hóa của doanh nghiệp thường thấp hơn so với giá trị thật bang các biện pháp định giá khác nhau, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ hoặc chồng được chia tài sản Cần có một quy định cụ thể về việc định giá tài sản trong doanh doanh nghiệp khi có xảy ra tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng trong doanh nghiệp thì việc quy định này sẽ dé dang cho Tòa án sẽ có một bản án công tâm hơn và chính xác hơn.

Về quyên yêu cau chia tài sản chung trong hoạt động kinh doanh

Theo Luật HN&GD năm 2014 vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung Trong quá trình thực hiện các công việc kinh doanh, khi vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không được sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thỏa thuận Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là trong nhiều trường hợp người có nghĩa vụ tài sản riêng không có hoặc không đủ tài sản riêng dé thực hiện nghĩa vụ của mình với người thứ ba và họ cũng không thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tải sản của mình Luật HN&GD năm 2014 đã trao quyền cho bên có quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

Giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh ở Việt ẽNam - - - c1 11199111 S1 ng ng rệt 70 I8<‹.1001 em 73 KẾT LUẬN CHƯNG .- - ctStEEk‡EEEEEESEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEETEEEESEETEErkrkrrkrree 74 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-2 22 £+2E£+EE£2EE££EE2£EE+2EE+zrxesrxeer 75

Theo tác giả còn một số giải pháp nhăm đảm bảo hiệu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam như sau: e Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân cũng như chia tài sản chung vợ chong trong hoạt động kinh doanh

Thứ nhất, tại Tòa án Theo tìm hiểu của tác giả cho thay, đa phan khi vợ chồng có yêu cau chia tài sản chung trong hoạt động kinh doanh thì ít được áp dụng chia theo tòa, nếu áp dụng chia theo tòa thì thường được giải quyết theo hướng vợ chồng tự thỏa thuận và xin rút yêu cầu chia hoặc theo hướng yêu cầu xin ly hôn và chia tài sản chung. Nguyên nhân một phần do ý thức người dân còn e ngại kéo nhau ra tòa, một phần lớn xuất phát từ nhận thức chủ quan của cán bộ tòa án thụ lý yêu cầu chia tài sản chung trong hoạt động kinh doanh như từ sự việc cà phê Trung Nguyên gây nhiều tranh luận dẫn đến các cap vợ chồng có ý định nhờ tòa chia thì sẽ rút lui tự thỏa thuận Nếu có thụ lý và giải quyết, vụ việc giải quyết có thể đễ kháng án kéo đài, kết quả xét xử chưa được công tâm Điều này là không đảm bảo với mong muốn của nhiều cặp vợ chồng, không phù hợp với tinh thần điều luật quy định Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân cũng can nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ tòa án để giúp vợ chồng thực hiện quyên và nghĩa vụ của mình đối với tài sản chung hợp nhất, vừa đảm bảo tính hợp lý với yêu cầu thực tiễn vừa đảm bảo tính hợp pháp của quy định pháp luật.

70 Đồng thời, phải sửa đổi các quy định của pháp luật HN&GD theo hướng quy định thêm về chia tài sản chung vợ chồng trong kinh doanh và phải quan tâm đến công tác dao tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cua cán bộ ngành Tòa án nói chung, đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết vụ việc HN&GD nói riêng, trong đó giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong doanh nghiệp đề nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án Ngành Tòa án cần có chiến lược lâu dài về quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ theo kịp sự phát triển của xã hội, đồng thời có cơ chế phối hợp với các cơ quan hữu quan khác có liên quan trong việc giải quyết án HN&GD nói chung và chia tài sản trong doanh nghiệp của vợ chồng nói riêng.

Thứ hai, tại cơ quan công chứng

Cần nâng cao ý thức pháp luật đối với đội ngũ Công chứng viên tại các văn phòng Công chứng Thông thường, các thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật có thê công chứng, ngoại trừ một số thỏa thuận theo quy định của pháp luật bắt buộc phải công chứng thì phải công chứng Đội ngũ chuyên viên cũng như công chứng viên khi tiếp nhận hồ sơ về chia tài sản chung vợ chồng là tài sản trong doanh nghiệp, cần phải tư vấn một cách cụ thể và hậu quả pháp lý về tài sản sau khi chia dé từ đó người dân có thé nắm rõ hơn được pháp luật hiện hành và thực hiện cho có hiệu quả nhất Hiện nay, đa số nhận thức người dân về pháp luật nói chung và pháp luật HN&GD nói riêng chưa được cập nhập đầy đủ, nên chủ yếu khi có thỏa thuận chia tài sản chung, đa phần đều rất e ngại phải thực hiện tại cơ quan công chứng vì để tránh sự phiền phức của các thủ tục hành chính Với nhu cầu thị trường ngày càng cao, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng của Đảng và nhà nước hiện nay là hết sức đúng đắn, tạo điều kiện cho phát triển tổ chức và hoạt động công chứng của Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hóa và trở thành một trong những dịch vụ công quan trọng Vì vậy, việc nâng cao ý thức pháp luật đối với đội ngũ công chứng viên là việc làm cần thiết để pháp luật nói chung và việc chia tài sản chung trong hoạt

71 động kinh doanh của vợ chồng được đảm bảo thực hiện, tạo ra những bảo đảm pháp lý về quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức phủ hợp với Hiến pháp và pháp luật, ngăn ngừa rủi ro, tranh chấp. e Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hôn nhân và gia đình để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân

Một trong những lý do làm cho vụ việc bị kháng cáo, khiếu nại kéo dai và là do nhận thức của đương sự còn hạn chế Có rất nhiều trường hợp tòa án các cấp đã giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng họ vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết đó nên đã kháng cáo, làm cho vụ việc kéo dải, làm ảnh hưởng đến quyên lợi của bên thứ ba nếu vợ chồng có nghĩa vụ phải trả nợ hoặc tổ chức doanh nghiệp bị ảnh hưởng nếu cổ đông lớn là vợ chồng mà say ra tranh chấp Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về HN&GD nói chung và chia tài sản chung của vợ chồng là cần thiết Công tác này phải được tiễn hành thường xuyên và sâu rộng trong các cấp, các ngành, trong nhân dan, trong nhà trường và trong từng gia đình dé nâng cao ý thức của người dân tiến tới xây dựng văn hóa pháp lý trong nhân dân.

Bên cạnh đó cần thiết phải hoàn chỉnh các quy định pháp luật của các ngành luật khác dé giữa các ngành luật có sự thống nhất, giúp việc áp dụng pháp luật được thống nhất, thuận tiện và dễ dàng hơn.

Trên đây là một số giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án cũng như công tác thực hiện tại cơ quan công chứng trong điều kiện hiện nay.

Luật HN&GD năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, trong sự vận hành của đời sống xã hội, có thể thấy pháp luật về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh chưa được quy định cụ thể Các quy định pháp lý cũng như thực trạng áp dụng hiện nay của chia tài sản chung trong hoạt động kinh doanh vẫn còn nhiều vướng mắc bất cập như: việc xác định quyền yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng trong hoạt động kinh doanh; định giá tài sản chung trong doanh nghiệp; việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba khi giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng; vấn đề công chứng văn bản chia tài sản sản chung, cho thấy các vấn đề trên là khó khăn và nan giải Từ việc nhận diện những khó khăn, vướng mắc về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh, tác giả đã đưa ra một số phương hướng, giải pháp thực hiện pháp luật và nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này `

Tranh chấp về chia TSCCVC khi ly hôn luôn là một loại tranh chấp phô biến trong các tranh chấp thuộc lĩnh vực HNGD Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế tư nhân, việc vợ chồng đưa tài sản chung của mình vào hoạt động kinh doanh ngày càng phổ biến, kéo theo những tranh chấp liên quan tới vấn đề TSCCVC đưa vào kinh doanh cũng ngày càng nhiều.

So với Luật HNGĐ năm 2000, Luật HNGĐ năm 2014 đã có nhiều điểm thay đổi tiễn bộ, nhất là liên quan đến vấn đề tài sản, trong đó có những quy định liên quan trực tiếp đến TSCCVC đưa vào kinh doanh như bé sung Điều 25, Điều 64; sửa đôi và bổ sung các điều 33, 34, 35, 36, 38, 59 Những thay đổi này đã góp phần làm rõ, giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, TSCCVC đưa vào kinh doanh có chế độ pháp lý đặc biệt, vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật về HNGĐ, vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật về kinh doanh, thương mại Trong khi đó, quy định giữa pháp luật về HNGĐ và pháp luật về kinh doanh, thương mại chưa giải quyết tốt van dé giao thoa này, dẫn đến thực tiễn giải quyết tranh chấp vẫn còn xuất hiện không ít vướng mắc liên quan đến cả nội dung và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.

Thông qua việc nghiên cứu luận văn này, trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử liên quan đến chia TSCCVC đưa vào kinh doanh, tác giả nêu ra một vải kiến nghị, với mong muốn góp phần hoàn thiện quy định pháp luật, giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

[2| Bộ luật Dân sự Pháp ( Bản dịch tiếng VIỆt ).

[3| Bộ luật Dân sự Nhật Bản.( Bản dịch tiếng viet ).

[4] Bo luật Dân sự năm 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày

[5] Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (Luật số: 92/2015/QH13) ngày

[6] Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 (Luật số: 22/2000/QH10) ngày

[7] Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 (Luật số: 46/2010/QH12) ngày 16/6/2010.

[8] Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật số: 52/2014/QH13) ngày 19/6/2014.

[9] Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Luật số: 59/2020/QH14) ngày

[10] Luật Đầu tư năm 2020 (Luật số: 61/2020/QH14) ngày 17/6/2020 [11] Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 thang 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình.

[12] Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23 thang 02 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân va gia đình có yêu tô nước ngoai.

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w