Các Thầy, Cô đã đem đến cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý báu cho cuộc đời của tôi, và nhất là Thầy Phạm Khánh Nam đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận
Trang 11
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
- -
PHẠM THẾ ANH
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
- -
PHẠM THẾ ANH
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 62.31.05.01
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI
TP Hồ Chí Minh – Năm 2018
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Phạm Thế Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn được bày tỏ là lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, người hướng dẫn khoa học của tôi Nếu không có sự định hướng, những lời nhận xét, góp ý và sự hướng dẫn tận tâm của Thầy trong quá trình nghiên cứu thì luận án đã không thể hoàn thành Sự động viên, giúp đỡ và dìu dắt của Thầy đã cho tôi thêm nghị lực để vượt lên mọi khó khăn, trở ngại
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh nơi tôi học tập và nghiên cứu Đặc biệt là Thầy Nguyễn Hoàng Bảo, Thầy Phạm Khánh Nam, Cô Hoàng Thị Chỉnh, Thầy Trương Quang Hùng, Thầy Nguyễn Hữu Dũng Các Thầy, Cô đã đem đến cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý báu cho cuộc đời của tôi, và nhất là Thầy Phạm Khánh Nam đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang, nơi tôi đang công tác, đã chia sẻ, động viên, và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến vợ, con gái, mẹ, bố mẹ vợ và các em trong gia đình, đã ủng hộ, động viên, yêu thương và chăm sóc khích lệ tôi Đây
là những người đã luôn đồng hành, là chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án
Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017
Trang 5iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ xi
TÓM TẮT xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.1.1 Bối cảnh thế giới 1
1.1.2 Bối cảnh Việt Nam 4
1.2 Vấn đề nghiên cứu 8
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 10
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 12
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu 12
1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu 13
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 14
1.6.1 Ý nghĩa học thuật 14
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 15
1.7 Bố cục của luận án 16
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG LAN TỎA 17
2.1 Giới thiệu 17
2.2 Khái niệm và phân loại FDI 18
2.2.1 Khái niệm FDI 18
Trang 62.2.2 Phân loại FDI 19
2.3 Tác động lan tỏa từ FDI 20
2.3.1 Khái niệm tác động lan tỏa 20
2.3.2 Sự hiện diện của FDI 21
2.3.3 Các kênh lan tỏa từ FDI 23
2.3.3.1 Kênh lan tỏa theo chiều ngang 23
2.3.2.2 Kênh lan tỏa theo chiều dọc 25
2.4 Các lý thuyết về FDI và tác động lan tỏa 28
2.4.1 Lý thuyết tăng trưởng 28
2.4.1.1 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển 28
2.4.1.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh 29
2.4.2 Lý thuyết động cơ nhà đầu tư 30
2.4.2.1 Lý thuyết chiết trung 30
2.4.2.2 Lý thuyết vòng đời sản phẩm 31
2.4.2.3 Lý thuyết về quyền lợi thị trường 32
2.4.3 Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ 33
2.4.4 Lý thuyết về khả năng hấp thụ 36
2.4.5 Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết 37
2.5 Lược khảo các nghiên cứu trước 39
2.5.1 Các nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ từ FDI 39
2.5.2 Các nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu từ FDI 50
2.6 Khung phân tích đề nghị cho nghiên cứu của luận án 60
2.6.1 Khe hổng nghiên cứu 60
2.6.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án 61
2.7 Tóm tắt chương 63
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64
3.1 Giới thiệu 64
3.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu 65
Trang 7v
3.2.1 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI
65
3.2.1.1 Biến mục tiêu “Năng suất” 66
3.2.1.2 Sự hiện diện của FDI và tác động lan tỏa công nghệ 67
3.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lan tỏa công nghệ từ FDI 70
3.2.1.4 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và ngành đến năng suất 74
3.2.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu từ FDI 78
3.2.2.1 Biến mục tiêu “Năng lực xuất khẩu” 78
3.2.2.2 Sự hiện diện của FDI và tác động lan tỏa xuất khẩu 79
3.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lan tỏa xuất khẩu từ FDI 82
3.2.2.4 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và ngành đến năng lực xuất khẩu 86 3.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề nghị 91
3.3.1 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI 91
3.3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị 91
3.3.1.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa công nghệ 94
3.3.2 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI 96
3.3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị 96
3.3.2.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa xuất khẩu 98
3.4 Dữ liệu nghiên cứu 100
3.5 Kỹ thuật ước lượng mô hình 103
3.5.1 Ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 103
3.5.1.1 Dữ liệu bảng 103
3.5.1.2 Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) 104
3.5.1.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) 105
3.5.1.4 Lựa chọn mô hình – Kiểm định Hausman 107
3.5.2 Ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 108
3.5.2.1 Mô hình chọn mẫu Heckman (Heckman Sample Selection Model) 108
3.5.2.2 Các phương pháp ước lượng 110
Trang 83.6 Tóm tắt chương 111
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 114
4.1 Giới thiệu 114
4.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 114
4.2.1 Phân bố mẫu theo ngành nghề qua các năm 114
4.2.2 Phân bố mẫu theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp 116
4.2.3 Phân bố mẫu theo ngành nghề và các thang đo FDI 117
4.2.4 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 118
4.2.5 Phân bố mẫu theo ngành nghề và quyết định xuất khẩu 120
4.2.6 Phân bố mẫu theo loại hình doanh nghiệp và quyết định xuất khẩu 121
4.2.7 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 122
4.3 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 124
4.3.1 Các kiểm định cơ bản 124
4.3.2 Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng 126
4.3.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước 130
4.3.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) 133
4.4 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 137
4.4.1 Các kiểm định cơ bản 137
4.4.2 Tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng 140
4.4.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước 144
4.4.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) 148
4.5 Tóm tắt chương 153
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 155
5.1 Kết luận 155
5.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam 161
Trang 9vii
5.2.1 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa công nghệ từ FDI 161
5.2.1.1 Rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI 161
5.2.1.2 Gia tăng liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn 162
5.2.1.3 Nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư giữa các khu vực 163
5.2.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI 163
5.2.2.1 Tăng cường hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân 163
5.2.2.2 Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao 164
5.2.2.3 Tăng cường thu hút hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung 165
5.3 Những đóng góp chính của luận án 165
5.3.1 Đóng góp về lý thuyết 165
5.3.2 Đóng góp về thực tiễn 166
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
PHỤ LỤC 1 187
PHỤ LỤC 2 194
PHỤ LỤC 3 200
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 11ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 2.1 Ưu điểm và hạn chế của các thang đo đại diện FDI 22
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ của FDI 47
Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu của FDI 56
Bảng 3.1 Định nghĩa các biến số trong mô hình lan tỏa công nghệ 96
Bảng 3.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa xuất khẩu 99
Bảng 4.1 Phân bố mẫu theo ngành nghề qua các năm 115
Bảng 4.2 Phân bố mẫu theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp 116
Bảng 4.3 Phân bố mẫu theo ngành nghề và các thang đo FDI 118
Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 119
Bảng 4.5 Phân bố mẫu theo ngành nghề và quyết định xuất khẩu 120
Bảng 4.6 Phân bố mẫu theo loại hình doanh nghiệp và quyết định xuất khẩu 122
Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 123
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam 125
Bảng 4.9 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) cho các biến số trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI 126
Bảng 4.10 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ
Trang 12từ FDI 126
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI (Thang đo fdie) 134 Bảng 4.12 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI (Thang đo fdia) 135
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng mô hình Heckman về lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến
doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam 138
Bảng 4.14 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến số chính trong mô
hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI 139
Bảng 4.15 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu
từ FDI 140
Bảng 4.16 Kết quả ước lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Thang đo fdie) 149 Bảng 4.17 Kết quả ước lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Thang đo fdia) 150
Trang 13xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Trang
Sơ đồ 2.1 Khung khái niệm từ các nghiên cứu lý thuyết 38
Sơ đồ 2.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án 62
Sơ đồ 3.1 Mô hình khái niệm hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI 77
Sơ đồ 3.2 Mô hình khái niệm hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI 90
Trang 14TÓM TẮT
Luận án này nghiên cứu một cách có hệ thống về các tác động lan tỏa của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) tại Việt Nam, trong
đó tập trung phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa và các nhân tố quyết định đến lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI Tác động lan tỏa là những hiệu ứng ngoại tác về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa các chủ thể kinh tế theo thời gian Thông qua khả năng rò rỉ, phát tán và chuyển giao, chia sẻ thông tin, các doanh nghiệp FDI có thể gián tiếp tác động đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước Các kênh lan tỏa từ FDI bao gồm sự di chuyển lao động, biểu thị và bắt chước, áp lực cạnh tranh và các mối liên kết cung ứng Quy mô lan tỏa từ FDI không diễn ra đồng nhất đối với tất cả doanh nghiệp trong cùng ngành hay cho toàn bộ doanh nghiệp trong nước mà rất đa dạng vì phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp
Tác động lan tỏa từ FDI là đề tài nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển khi dòng vốn FDI gia tăng cho thấy những tác động không mong muốn đến môi trường
và nền kinh tế trong nước Với trường hợp Việt Nam, một số nghiên cứu về lan tỏa công nghệ đã được thực hiện với dữ liệu từ trước năm 2011 và chỉ có hai nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu sử dụng dữ liệu trước năm 2005 với cỡ mẫu khá nhỏ Bên cạnh đó, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa, xác định kênh lan tỏa và sử dụng một thang đo đại diện FDI Trong khi đó, bước nghiên cứu tiếp theo là tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa thì vẫn chưa được tìm hiểu sâu Đây là những khoảng trống nghiên cứu mà luận án này đóng góp
Dựa trên kết quả tổng quan và lược khảo lý thuyết, luận án đã xác định các khe hổng nghiên cứu và xây dựng khung phân tích đề nghị được trình bày trong Chương 2
Trang 15xiii
nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI thông qua việc kiểm định sự tồn tại của các hiệu ứng lan tỏa và đặc biệt là các nhân tố quyết định lan tỏa, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách
về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam Tiếp đến, để hiện thực hóa khung phân tích
và các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu lựa chọn được trình bày và phân tích trong Chương 3 Với hiệu ứng lan tỏa công nghệ, luận án sử dụng cách tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng và ước lượng mô hình hàm năng suất của các doanh nghiệp trong nước và các biến số tác động, trong đó bao gồm thang đo đại diện cho FDI Với hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu, mô hình chọn mẫu Heckman được áp dụng nhằm kiểm soát vấn đề thiên lệch chọn mẫu do chỉ có một số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu
Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Kiểm định Hausman được sử dụng để so sánh và xác định sự phù hợp của mô hình FEM và mô hình REM Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE) cho hai quyết định tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo mô hình chọn mẫu Heckman Mô hình Heckman có ưu thế vượt trội khi tính đến mối tương quan giữa hai quyết định xuất khẩu và điều chỉnh, kiểm soát vấn đề thiên lệch lựa chọn mẫu Kỹ thuật ước lượng MLE cho phép ước lượng đồng thời hai phương trình xuất khẩu với sai số chuẩn mạnh
để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi
Sau khi xác định khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, luận án thực hiện ước lượng và kiểm định tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện với mẫu nghiên cứu sau khi sàng lọc bao gồm 137,419 quan sát Các phân tích và thảo luận chi tiết kết quả nghiên