PHẠM ĐỨC MINH THU HÖT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016... LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam
Trang 1PHẠM ĐỨC MINH
THU HÖT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2016
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM ĐỨC MINH
THU HÖT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án với đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”:
- Đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân;
- Các tài liệu tham khảo, số liệu, thông tin đƣợc sử dụng là trung thực, có căn cứ và đƣợc trích dẫn theo đúng quy định
Hà Nội, Ngày 15 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận án
Phạm Đức Minh
Trang 4
ii
MỤC LỤC
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
6
1.1 Các nghiên cứu của nước ngoài liên quan tới luận án 6
1.2 Các nghiên cứu trong nước có liên quan tới luận án 14
1.3 Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
24
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
26
2.1 Bản chất và vai trò của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm
26
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm
44
2.3 Kinh nghiệm và bài học từ nước ngoài về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
55
Chương 3 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
66
3.1 Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
66
3.2 Thực trạng thu hút và tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
75
3.3 Đánh giá thực trạng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
103
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
114
4.1 Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
114
4.2 Giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐTNN Foreign Investment Đầu tư nước ngoài
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FIE Foreign Investment Economy Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
FIEs Foreign Investment Economis Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GO Gross Output Tổng giá trị sản xuất IC Intermediate Consumption Chi phí trung gian
ICOR Incremental capital output ratio Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư KCN Industrial Park (IP)/
Industrial zone (IZ)/Export Procesing zone (EPZ)
Khu công nghiệp
KTQD National Economic Kinh tế quốc dân KTQT International Economics Kinh tế quốc tế
M&A Merger and Acquisition Mua lại và sát nhập MNCs Multinational Corporations Các công ty đa quốc gia
NSLĐ (HL) Labour Productivity Năng suất lao động
ODA Official Development Aid Hỗ trợ phát triển chính thức
TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia
VA/GTGT Value Added Giá trị gia tăng VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng
VKTTĐBB Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ VKTTĐMT Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung VKTTĐPN Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
Trang 6iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ PHỤ LỤC
1 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ngành kinh tế tính đến 31/12/2014
85
VKTTTĐB phân theo ngành kinh tế tính đến 31/12/2014
86
VKTTĐBB giai đoạn 2000 -2014
87
Trang 72 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
P.Soubbotina
174
31/12/2014)
181
Phụ lục 10 FDI tại Việt Nam tính theo đối tác (lũy kế các dự án còn hiệu
lực tính đến ngày 31/12/2014)
183
Phụ lục 11 Vai trò của FDI đối với CDCCKT ngành và GDP 186
Phụ lục 13 Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong
các thời kỳ sửa đổi Luật ĐTNN tại Việt Nam
186
phương ở VKTTĐBB qua các năm
190
Phụ lục 19 Hệ thống chính sách cho thu hút FDI trong CDCCKT ở
VKTTĐBB
191
Phụ lục 21 Thu hút vốn FDI của VKTTĐBB 1988 - 31/12/2007 trong
tương quan với các VKTTĐ khác
ở một số địa phương VKTTĐBB giai đoạn 2003-2010
196
VKTTĐBB (qua ý kiến các chuyên gia và nhà quản lý)
199
Trang 8MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn đặt mục tiêu phát triển KT-XH lên hàng đầu và với định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cần phải tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, đồng thời phải tăng cường hội nhập KTQT
Lý luận và thực tiễn cho thấy nguồn vốn FDI là một trong các nhân tố và nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của Việt Nam Thông qua FDI sẽ bổ sung được nguồn vốn, thúc đẩy CDCCKT theo hướng CNH, HĐH Từ việc phát triển các ngành trong nền kinh tế sẽ tạo điều kiện phát triển và tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao hơn, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm, cải thiện chất lượng nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ công nghệ
Chuyển dịch CCKT gắn với phát triển KT-XH của các vùng lãnh thổ, đặc biệt là các VKTTĐ theo hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, tạo tính chất động lực, có tác động lan tỏa và bứt phá; tăng cường tính liên kết để làm thay đổi bộ mặt KT-XH của các địa phương, các vùng, lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển [63] Tuy nhiên, CDCCKT là một vấn đề đòi hỏi có tính lâu dài và cần phải huy động tổng thể các nguồn lực Vùng KTTĐBB muốn thực hiện thành công quá trình CDCCKT thì không chỉ phụ thuộc vào nguồn nội lực, mà cần phải có một “cú huých” mạnh từ nước ngoài thông qua ĐTNN, trong đó có FDI
Vùng KTTĐBB là vùng giữ vị trí quan trọng chiến lược của Việt Nam, có thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và quan hệ quốc tế của cả nước Có sự hội tụ các lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế - chính trị; hạ tầng kỹ thuật; nguồn nhân lực Do đó, thu hút vốn FDI, phát huy vai trò của FDI trong CDCCKT, qua đó thúc đẩy VKTTĐBB phát triển bền vững là yêu cầu khách quan Với những lợi thế đặc biệt, trong những năm qua, VKTTĐBB là một trong hai VKTTĐ của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút vốn FDI cả về số lượng dự án và qui mô vốn đầu tư Khu vực FIE ở vùng đã có những đóng góp tích cực vào CDCCKT và phát triển KT-XH của vùng Tuy nhiên, việc thu hút vốn FDI và hoạt động của khu vực FIE ở VKTTĐBB chưa tương xứng với
Trang 9tiềm năng và đã, đang xuất hiện có những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển, vai trò của vốn FDI trong CDCCKT còn hạn chế
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ cơ sở lý luận về thu hút vốn FDI trong CDCCKT; đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng và tìm kiếm các giải pháp thu hút vốn FDI nhằm CDCCKT cho VKTTĐBB là yêu cầu cấp bách
Vì vậy, đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” được chọn làm luận án tiến sĩ kinh tế,
chuyên ngành kinh tế chính trị - mã số 62 31 01 02
2 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thu hút vốn FDI trong CDCCKT ở VKTTĐBB Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI và tác động của nó tới CDCCKT ở VKTTĐBB Đề xuất định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút vốn FDI trong CDCCKT ở VKTTĐBB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá và làm rõ lý luận về FDI trong CDCCKT ở VKTTĐ theo hướng CNH, HĐH như: khái niệm và nội hàm của FDI, CDCCKT, VKTTĐ; Mối quan hệ giữa FDI và CDCCKT; Vai trò của FDI trong CDCCKT…
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI, tình hình CDCCKT và tác động của FDI trong CDCCKT ở VKTTĐBB từ năm 2000 đến nay (đặc biệt là sau khi có Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH của Quốc hội ngày 29 tháng 5 năm 2008 với 7 tỉnh như hiện nay) Bao gồm: kết quả, hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI trong
CDCCKT ở VKTTĐBB giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án lấy vấn đề thu hút vốn FDI ở VKTTĐBB làm đối tượng nghiên cứu chính Trên cở sở đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa thu hút vốn FDI trong CDCCKT ở VKTTĐBB mà trọng tâm là tác động của FDI tới CDCCKT của vùng
Trang 103
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án đặt trọng tâm vào nghiên cứu thực tiễn và đề xuất
giải pháp thu hút vốn FDI trong CDCCKT ở VKTTĐBB
- Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng: từ năm
2000, 2003 Trọng tâm là từ năm 2008 đến nay (7 tỉnh, thành phố) Phạm vi nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp thu hút FDI trong CDCCKT đến năm 2020 - mốc phấn đấu để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
- Về nội dung: Luận án tập trung vào các vấn đề:
+ Trong mối quan hệ giữa FDI và CDCCKT, luận án chủ yếu nghiên cứu tác động của thu hút vốn đối với CDCCKT;
+ Luận án không tập trung nghiên cứu hoạt động nội tại của khu vực FIE, mà nghiên cứu thu hút vốn FDI hướng vào CDCCKT;
+ Thực trạng thu hút vốn FDI và tác động của nó trong CDCCKT được tiếp cận chủ yếu theo ngành cấp 1 ở vùng KTTĐBB
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về hội nhập KTQT, Về huy động vốn nước ngoài qua các văn kiện của Đảng; Chiến lược phát triển KT-XH; chính sách thu hút vốn FDI của VKTTĐBB; đồng thời tham khảo một số lý thuyết kinh tế, những nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong nước và quốc tế về FDI và tác động của FDI tới CDCCKT, về vấn đề quy hoạch phát triển VKTTĐ…
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận trong nghiên cứu: Luận án lấy chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử làm cơ sơ phương pháp luận trong nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản có tác dụng hướng dẫn, gợi mở cách thức xem xét các vấn đề Cung cấp thế giới quan khoa học, yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng theo quan điểm phát triển toàn diện, liên hệ phổ biến, lịch sử cụ thể… Do vậy, nó sẽ là phương pháp luận khoa học cho các phương pháp cụ thể sẽ được ứng dụng trong luận án để giải quyết các vấn đề liên quan đến FDI trong CDCCKT với không gian VKTTĐBB
Trang 11- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng chủ yếu các phương
pháp: trừu tượng hóa khoa học; nghiên cứu hệ thống; tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, kết hợp sử dụng các phương pháp tổng kết thực tiễn để tìm ra những đặc trưng của vấn đề nghiên cứu và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu Cụ thể:
+ Chương 1: Sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích để đánh giá về quan điểm của các học giả và trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, từ đó có các đánh giá và rút ra những vấn đề cần nghiên cứu bổ sung
+ Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra những khái niệm cơ bản và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút vốn FDI và tác động của nó tới CDCCKT Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn thu hút, phát huy tác động tích cực của FDI tại một số quốc gia, vùng và địa phương trong nước để rút ra bài học cho VKTTĐBB
+ Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, nhằm làm rõ thực trạng thu hút và tác động của vốn FDI trong CDCCKT ở VKTTĐBB, rút ra những kết quả tích cực, tác động tiêu cực và nguyên nhân
+ Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã nghiên cứu ở chương 2, 3 cùng với các đánh giá dự báo về bối cảnh và nhu cầu về vốn FDI cho CDCCKT ở vùng để rút ra những quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thu hút và tác động của FDI trong CDCCKT ở VKTTĐBB
4.3 Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu luận án sử dụng chủ yếu từ nguồn dữ liệu thứ cấp gồm:
- Số liệu thống kê từ các bộ, ngành Đặc biệt là từ Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở VKTTĐBB;
- Số liệu của UBND các tỉnh, thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố;
- Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành…
5 Những đóng góp mới của luận án
5.1 Về học thuật, lý luận
Từ những vấn đề lý luận chung về FDI, CDCCKT và VKTTĐ, luận án làm rõ một số vấn đề:
Trang 125
- Góp phần làm rõ một số khái niệm có liên quan để từ đó đưa ra khái niệm thu hút FDI trong CDCCKT ở VKTTĐ; Xác định đặc điểm; Làm rõ vai trò của việc thu hút vốn FDI và tác động của FDI trong CDCCKT ở VKTTĐ
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI trong CDCCKT ở VTTĐBB - Hệ thống hóa các lý thuyết và đúc rút kinh nghiệm về thu hút vốn FDI ở một số quốc gia để bổ sung lý luận về FDI trong CDCCKT ở VKTTĐBB;
5.2 Về thực tiễn
- Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút vốn FDI ở VKTTĐBB, luận án đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân;
- Đánh giá tác động của FDI trong CDCCKT ở VKTTĐBB, mà trọng tâm là cơ cấu ngành kinh tế;
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI nhằm thúc đẩy CDCCKT ở VKTTĐBB trong thời gian tới
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách về FDI, có thể sử dụng tham khảo để giảng dạy các chuyên đề kinh tế về FDI trong các cơ sở đào tạo
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo Nội dung chính của luận án kết cấu thành 4 chương 11 tiết
Trang 13Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THU HÖT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu tố ảnh hưởng
- Các nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân của sự gia tăng dòng vốn ra nước ngoài và diễn ra các chiều khác nhau, các nhà đầu tư đã tìm thấy lợi nhuận ở nước ngoài lớn hơn lợi nhuận ở nội địa để thúc đẩy các hoạt động đầu tư
Mac-Dougall đưa ra mô hình lí thuyết dựa trên các điều kiện giả định [164]: 1) Thế giới chỉ có hai quốc gia; 2) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, quốc gia có lượng vốn đầu tư lớn (thừa vốn) nhưng tỷ suất sinh lời của đồng vốn thấp (quốc gia 1- QG1), quốc gia có lượng vốn nhỏ (thiếu vốn) nhưng tỷ suất sinh lời của đồng vốn cao (quốc gia 2- QG2) Dòng vốn đầu tư di chuyển từ QG1 sang QG2; 3) Vốn di chuyển tự do giữa các quốc gia; 4) Thông tin hoàn hảo, nhập khẩu và xuất khẩu vốn đều có thông tin đầy đủ về các hoạt động đầu tư Việc xuất, nhập khẩu vốn sẽ được thực hiện cho đến khi lợi nhuận biên bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân của thế giới; 5) Không có rủi ro và môi trường đầu tư được giữ ổn định
Từ quan điểm coi thế giới là một tổng thể gồm hai quốc gia cấu thành, đầu tư quốc tế (trong đó có FDI) làm cho tổng sản phẩm ở từng ngành tăng dẫn đến GDP của nơi tiếp nhận vốn FDI cũng tăng - đây chính là hiệu quả phúc lợi của FDI FDI đã làm tăng khả năng phân phối tiềm lực KTQT và làm tăng phúc lợi và sản phẩm quốc tế Hoạt động di chuyển vốn quốc tế trong thập kỷ 50-60 đã khẳng định những xu hướng mà giả định của Mac - Dougall đưa ra Sau đó các số liệu thống kê, thực nghiệm đã không đưa ra được những bằng chứng rõ rệt để kiểm chứng Nhược điểm của mô hình này là không giải thích được sự vận động nhiều chiều của FDI và sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở đi với những biến động và rủi ro, khía cạnh thể chế tác động tới FDI Không giải thích được các yếu tố chi phối tình trạng một nước vừa có dòng vốn di chuyển vào, vừa có dòng vốn di chuyển ra, nghĩa là nó không đưa ra được sự giải thích đầy đủ về FDI
- Dunning đã đưa ra “lí thuyết chiết trung” hay mô hình OLI về FDI, theo
Dunning hoạt động FDI cần hội tụ đủ ba lợi thế đó là: lợi thế về sở hữu (O - Ownership
advantages), về địa điểm (L - Locational advantages) và lợi thế về nội vi hoá (I -