Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Tại Công Ty Điện Lực Nam Định Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Tại Công Ty Điện Lực Nam Định Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Tại Công Ty Điện Lực Nam Định Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Tại Công Ty Điện Lực Nam Định Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Tại Công Ty Điện Lực Nam Định Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Tại Công Ty Điện Lực Nam Định
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
PHẠM MINH SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC NAM ĐỊNH
BẮC NINH - 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồngốc rõ ràng
Bắc Ninh, ngày…… tháng……năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Minh Sơn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
5.1 Phương pháp thu thập số liệu 4
5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 5
6 Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn 6
7 Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 8
1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng 8
1.1.1 Một số khái niệm liên quan 8
1.1.2 Các đặc điểm, phân loại và vai trò của quản lý dự án đầu tư 11
1.1.3 Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư xây dựng công trình 14
1.2 Lý luận quản lý dự án đầu tư xây dựng 20
1.2.1 Khái niệm 20
1.2.2 Các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng 21
Trang 51.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng 22
1.2.4 Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 23
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 26
1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng 28
1.3.1 Kinh nghiệm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng của một số Công ty điện lực trong nước 28
1.3.2 Bài học kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng rút ra cho Công ty Điện lực Nam Định 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC NAM ĐỊNH 35
2.1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Nam Định 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty Điện lực Nam Định 37
2.1.3 Chức năng và mô hình tổ chức Ban quản lý dự án 40
2.1.4 Điều kiện nguồn lực của Công ty Điện lực Nam Định 41
2.1.5 Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2019-2021 43
2.2 Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Nam Định 45
2.2.1 Số lượng các dự án đầu tư xây dựng của Công ty 45
2.2.2 Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty điện lực Nam Định 47
2.2.3 Đánh giá chung về hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty Điện lực Nam Định 62
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Công ty Điện lực Nam Định 66
2.3.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài 66
2.3.2 Các yếu tố môi trường bên trong 67
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 77
CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 78
3.1 Các căn cứ và định hướng hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Nam Định 78
Trang 63.1.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng
tại Công ty Điện lực Nam Định 78
3.1.2 Phương hướng và mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty điện lực Nam Định đến năm 2025 80
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện Lực Nam Định 81
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức – quản lý các điều kiện thực hiện dự án đầu tư 81
3.2.2 Hoàn thiện quản lý trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1 Kết luận 97
2 Kiến nghị 98
2.1 Đối với các cấp sở ngành/ địa phương 98
2.2 Đối với ngành điện 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 102
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên củabạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng vàbiết ơn sâu sắc TS Đào Duy Tâm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thờigian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành Phòng Quản lý đào tạo, các thầy cô Bộmôn Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghệ Đông Á đã tận tình giúp đỡ tôitrong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, Ban Giám đốc, các Phòng ban vàđơn vị trực thuộc – Công ty Điện lực Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôitrong quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoànthành luận văn./
Băc Ninh, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Phạm Minh Sơn
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thang đo likert trong đánh giá hiệu quả quản lý dự án 6Bảng 2.1 Khối lượng tài sản Công ty quản lý 42Bảng 2.2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty 44Bảng 2.3 Số lượng các dự án đầu tư xây dựng của Công ty Điện lực Nam Định,giai đoạn 2019 -2021 45Bảng 2.4 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của Công ty, giai đoạn2019-2021 46Bảng 2.5 Công tác thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng của Công ty, giaiđoạn 2019 - 2021 47Bảng 2.6 Đánh giá công tác lập dự án của Công ty Điện lực Nam Định 50Bảng 2.7 Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của Công ty, giai đoạn2019-2021 51Bảng 2.8 Kết quả đánh giá thực hiện các nội dung về tiến độ/phê duyệt các dự ánđầu tư xây dựng của Công ty 52Bảng 2.9 Đánh giá về tiến độ và công tác quản lý thi công dự án đầu tư xây dựngtại Công ty Điện lực Nam Định 53Bảng 2.10 Kết quả quản lý nguồn vốn dự án đầu tư xây dựng của Công ty, giaiđoạn 2019-2021 54Bảng 2.11 Giá trị quyết toán vốn với vốn giao trong đầu tư dự án xây dựng củaCông ty 54Bảng 2.12 Đánh giá công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng của Công tyĐiện lực Nam Định 55Bảng 2.13 Chất lượng các công trình đầu tư xây dựng của Công ty từ năm 2019—2021 56Bảng 2.14 Kết quả đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng trọng điểmcủa Công ty 57Bảng 2.15 Hiện trạng về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy tại các dự ánđầu tư xây dựng của Công ty 58Bảng 2.16 Hiện trạng về quản lý và vệ sinh môi trường của các dự án đầu tư xâydựng tại Công ty 60Bảng 2.17 Đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực trong các dự án đầu tư xâydựng tại Công ty Điện lực Nam Định 62
Trang 10Bảng 2.18 Đánh giá các yếu tố tác động kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng
tại Công ty 63
Bảng 2.19 Một số dự án nhà thầu không đáp ứng yêu cầu nhân lực thi công 68
Bảng 2.20 Một số dự án bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng 72
Bảng 2.21 Phân công nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cho các dự án 74
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng 23
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Công ty Điện lực Nam Định 37
Sơ đồ 2.2 Quy trình thực hiện công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 49
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển các dự án đầu tư xây dựng là một hoạt động đầu tư vô cùng quantrọng, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền
đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Do đó, quản lý dự
án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó đòi hỏi sử dụng tương đối lớnnguồn lực tài chính cũng như con người Công việc của quản lý dự án và nhữngthay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không
có dự án nào giống dự án nào Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thờigian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mụctiêu, ý tưởng của chủ đầu tư Vì vậy, việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thayđổi linh hoạt, không có công thức nhất định
Trong những năm qua Công ty Điện lực tỉnh Nam Định đã được quan tâm,chỉ đạo và tạo điều kiện cho đầu tư nhiều dự án có quy mô và nguồn vốn khác nhau.Công tác quản lý dự án cũng từng bước được củng cố và sắp xếp để ngày càng phùhợp với yêu cầu thực tiễn đầu tư và quy mô các dự án Giai đoạn 2019-2021, Công
ty đã thực hiện các góp phần đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, liên tục, đặc biệt
trong các thời gian cao điểm nắng nóng của mùa hè; Góp phần nâng cao độ tin cậycung cấp điện; Góp phần làm giảm tổn thất điện năng và nâng cao chỉ số hài lòngkhách hàng
Trong nhiều năm qua, Công ty điện lực Nam Định đã thực hiện nhiều dự ánđầu tư xây dựng như các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng, phòngcháy chữa cháy và hạ tầng kỹ thuật với mục tiêu cấp nước sạch phục vụ cho sảnxuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nam Định Công tác quản lý các dự án đầu tưxây dựng đã được Ban quản lý dự án trực thuộc Công ty thực hiện đúng theo cácquy đinh, quy trình, góp phần vào sự thành công của công ty trong việc thực hiệncác chức năng nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,công tác QLDA đầu tư xây dựng của công ty còn nhiều nhược điểm như: Chưachủ động trong công tác dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, chưa nắm bắt,lường hết các công việc của dự án, đội ngũ cán bộ chưa sát sao xử lý công việccũng như cập nhật các Luật, Nghị định, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn mới Vì vậy, tồn
Trang 13tại một số hạn chế, như trong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu, lập kếhoạch trong QLDA, đôn đốc tiến độ các nhà thầu, xử lý kịp thời các vấn đề về kỹthuật trong quá trình thi công, khiến cho hiệu quả trong công tác đầu tư xâydựng chưa đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Những năm gần đây việc quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty Điệnlực Nam Định cũng còn nhiều mặt hạn chế như: Công tác khảo sát còn nhiều sai sót,chưa được quan tâm đúng mực; Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khókhăn; Năng lực tư vấn thiết kế còn nhiều yếu kém; Cán bộ công nhân viên kinhnghiệm còn hạn chế, chưa đủ năng lực trong công tác thẩm định phê duyệt dự án;Chưa phê duyệt Hệ thống quản lý chất lượng của dự án; Công tác chuẩn bị của đơn
vị thi công cho các ngày cắt điện còn chưa đầy đủ; Đơn vị thi công còn chưa tuânthủ đầy đủ các biện pháp an toàn; Một số đơn vị thi công còn chậm hoàn trả, hoàntrả chất lượng chưa tốt; chậm tiến độ… Để khắc phục những hạn chế trên, được sự
đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý dự án
đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Nam Định”.
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trương Công Diệm (2015) trong nghiên cứu Quản lý dự án đầu tư xây dựngtại Công ty điện lực Hưng Yên đã phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư tạiCông ty về hiệu quả quản lý các dự án lưới điện tại Công ty Điện lực Hưng Yên vềtiến độ, chất lượng, chi phí trong các dự án là chưa đạt yêu cầu Do đó việc cungcấp điện chưa được ổn định, chất lượng điện chưa được đảm bảo Vấn đề cấp báchhiện nay đòi hỏi Công ty Điện lực Hưng Yên cần đổi mới, nâng cao trình độ quản lý
dự án về mọi mặt, đặc biệt là công tác quản lý tiến độ các dự án lưới điện, đưa Công
ty Điện lực Hưng Yên trở thành một đơn vị vững mạnh góp phần đáng kể vào sựphát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Nguyễn Thị Thọ Bình (2013) trong nghiên cứu Công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng tại Công ty điện lực Thái Nguyên đã phân tích được thực trạng quản lý
dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Thái Nguyên thông qua các nội dung vềtrình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình, công tác lựa chọn nhà thầu,công tác thi công, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Quản lý nguồn nhânlực tham gia dự án và kết quả khảo sát nhóm nhà thầu (gồm nhà thầu thi công xâydựng và nhà thầu tư vấn), nhóm cán bộ giám sát chủ đầu tư và nhóm cán bộ quản lý
dự án đánh giá về công tác này
Trang 14Phạm Phú Cường (2017), bài báo “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tưxây dựng tại ban quản lý dự án chuyên ngành Giao thông vận tải” của tác giả đãtrình bày quy trình và nội dung quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng công trìnhGTVT, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến QLDA đầu tư xây dựng vànhững tồn tại trong công tác quản lý của ban QLDA chuyên ngành GTVT làm cơ sởcho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện Nghiên cứu này đã phân tích về các quytrình trong quản lý dự án đầu tư xây dựng nhưng chỉ nghiên cứu trong phạm vi đốitượng các công trình GTVT.
Nguyễn Diệu Thúy (2015) đã nghiên cứu về công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng tại ban Quản lý dự án Thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nôngthôn Phú Thọ Nghiên cứu này có phạm vi đối tượng rộng hơn, bao trùm cả các dự
án vệ sinh môi trường nông thôn, thủy lợi và nước sinh hoạt, và có phạm vi nghiêncứu trên địa bàn tỉnh khác so với luận văn này Tác giả Nguyễn Diệu Thúy chỉnghiên cứu dựa trên các thông tin thứ cấp, sử dụng các phương pháp phân tíchthống kê mô tả, so sánh Khi phân tích thực trạng công tác quản lý dự án, nghiêncứu này đã phân tích cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án, Nguồn nhân lực và cơ
sở vật chất phục vụ công tác quản lý điều hành dự án, công tác quản lý dự án trongcác giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, công tác quản lý chi phí dự án
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng của Công ty điện lực Nam Định giai đoạn 2019-2021, từ đó
đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Công ty trongnhững năm tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý dự án đầu
tư xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư;
Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điệnlực Nam Định;
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựngtại Công ty Điện lực Nam Định;
Trang 15Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựngtại Công ty Điện lực Nam Định.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - quản lý liên quan đến công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng tại Công ty điện lực Nam Định
- Nghiên cứu các chủ thể tham gia quản lý, thực hiện và hưởng lợi dự án đầu
tư xây dựng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Nam Định
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty Điện lực Nam Định.
Đề tài chỉ tập trung vào các công trình đầu tư xây dựng do Công ty làm chủ đầu tư
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng công
tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2019÷2021) Sốliệu sơ cấp điều tra trong năm 2021 Dự kiến số liệu cho giải pháp đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu được thu thập từ tài liệu thông tin qua mạng
internet, công thông tin điện tử, sách báo, các quy định của pháp luật về lĩnh vực đầu
tư xây dưng; các quy định, quy chế, các văn bản, công văn, các tài liệu, các báo cáotổng kết của Công ty giai đoạn 2019 ÷ 2021, và các tài liệu nội bộ liên quan đến lĩnhvực đầu tư xây dựng trong phạm vi đề tài nghiên cứu; Ngoài ra tác giả nghiên cứu tàiliệu từ các kết quả nghiên cứu có liên quan và tài liệu khác làm cơ sở cho phát triểnnội dung đề tài
Số liệu sơ cấp: Luận văn tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra
khảo sát các cán bộ quản lý dự án của Công ty, các cán bộ công nhân viên của Công
ty, các nhà thầu xây dựng và đối tượng hưởng lợi dự án đầu tư trên địa bàn Công tyhọat động Nội dung điều tra về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng của Công ty
Trang 16Trong luận văn, tác giả thu thập thông tin sơ cấp bằng cách phát phiếu điềutra phỏng vấn cán bộ được giao quản lý dự án và những người thực hiện dự án tạiBan QLDA đầu tư xây dựng thuộc Công ty Điện lực Nam Định và một số cán bộchủ chốt: Giám đốc, phó giám đốc Công ty Điện lực Nam Định Tổng số phiếu tácgiả phát ra là 65 phiếu trong đó 10 phiếu dành cho đối tượng quản lý dự án (01Trưởng Ban QLDA, 01 Trưởng phòng kế toán tổng hợp, 01 Trưởng phòng kỹ thuật,
01 Kế toán quyết toán, 01 Cán bộ giải phóng mặt bằng, 01 Cán bộ chuyên gia thầu,
02 cán bộ kỹ thuật nước, 01 cán bộ kỹ thuật xây dựng, 01 kỹ thuật điện), 30 phiếudành cho đối tượng thực hiện dự án, 25 phiếu dành cho đối tượng thụ hưởng dự án.Tổng số có 62 phiếu điều tra hợp lệ, vì vậy trong phân tích các nội dung liên quan,
đề tài sẽ sử dụng 62 phiếu từ các đối tượng điều tra khác nhau
Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu sẽ bao gồm 3 phần; phần thứ nhất làcác thông tin liên quan đến cá nhân người hỏi như: họ tên, tuổi, giới tính; phần thứhai là các thông tin đánh giá của người hỏi các nội dung liên quan đến công tácQLDA như: Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Quản lýcông tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Quản lý thi công xây dựngcông trình; Quản lý chi phí; Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án Các nhân tốảnh hưởng đến công tác QLDA như: Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộQLDA; Thông tin, tài liệu thu thập phục vụ cho quá trình QLDA; Hệ thống trangthiết bị phục vụ cho quá trình QLDA; Tổ chức công tác QLDA; Thời gian và chiphí của dự án ảnh hưởng đến công tác QLDA; Phần thứ ba là các ý kiến đánh giáđóng góp khác Nội dung của cuộc phỏng vấn điều tra được tác giả đính kèm trongphụ lục
5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
5.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả được tác giả sử dụng để mô tả, mức điểm trungbình của đối tượng được khảo sát khi đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Nam Định
5.2.2 Phương pháp thang đo likert
Theo Bissonnette (2007), thang đo Likert (Tiếng Anh: Likert Scale) được
đặt theo tên của nhà khoa học xã hội người Mỹ Rensis Likert - Người đã phát minh
ra phương pháp này vào năm 1932 Thang đo Likert là một thang đo lường hoặc
Trang 17một công cụ được sử dụng trong bảng câu hỏi để xác định ý kiến, hành vi và nhậnthức của cá nhân hoặc người tiêu dùng Đối tượng tham gia khảo sát lựa chọn từmột loạt các câu trả lời có thể cho một câu hỏi hoặc tuyên bố cụ thể dựa trên mức
độ đồng ý của họ Các câu trả lời thường bao gồm "hoàn toàn đồng ý", "đồng ý",
"trung lập", "không đồng ý" và "hoàn toàn không đồng ý"
Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm; Loại thang đo này cung cấpnăm tùy chọn khác nhau để người trả lời khảo sát lựa chọn Các lựa chọn bao gồmhai thái cực, hai ý kiến trung gian và một ý kiến trung lập Thang đo này có thểđược sử dụng để đo lường sự đồng ý, khả năng xảy ra, tần suất, tầm quan trọng,chất lượng… Một ví dụ về thang đo Likert 5 điểm thường được sử dụng để đolường sự hài lòng là: rất hài lòng, hài lòng, trung lập, không hài lòng và rất khônghài lòng, do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình(mean) đánh giá mức độ đồng ý đối với từng yếu tố Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ(2007), các mức điểm bình quân được tổng hợp và phân loại như sau:
Bảng 1.1 Thang đo likert trong đánh giá hiệu quả quản lý dự án
Mean = 3.25 - 3.49
Mean = 3.50 - 3.74
Mean = 3.75 - 3.99
Mean > 4.00
Mức khácao
Mức cao Mức rất
cao
Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đánh giá về mức độ quan tâm của đốitượng được phỏng vấn đến các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLDA tại Công tyĐiện lực Nam Định Trong luận văn, tác giả sử dung thang đo Likert 5 mức độ đểđánh giá ý kiến của 62 cán bộ, CNV, người thụ hưởng về các nhân tố ảnh hưởng tớicông tác QLDA tại Công ty Điện lực Nam Định
5.2.3 Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh nhằm so sánh số tuyệt đối, số tương đối, sốbình quân để đánh giá và kết luận về mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng theo thờigian Phương pháp so sánh trong luận văn được sử dụng để nghiên cứu diễn biếnthay đổi của các nội dung sau: chênh lệch giữa số lượng tham gia đấu thấu và sốlượng trúng thầu, mức tiết kiệm vốn đầu tư khi đánh giá lực chọn nhà thầu, số góithầu chậm tiến độ, và thời gian chậm tiến độ
6 Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn
Trang 18Về mặt lý luận: Đề tài đã góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về
vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đã làm rõ được thực trạng và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty điện lực Nam Định
Trên cơ sở phân tích thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty điện lực Nam Định; để tiếp tục thực hiện tốtcông tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty điện lực Nam Định trong thờigian tới cần áp dụng đồng bộ các giải sau: Giải pháp hoàn thiện công tác lập thiết
kế, thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán; Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấuthầu, mua sắm vật tư, thiết bị, phê duyệt kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng xây lắp;Giải pháp cho giai đoạn giám sát thi công, quản lý tiến độ và lập biên pháp thi côngxây lắp, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dungcủa luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựngChương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tạiCông ty điện lực Nam Định
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tạiCông ty Điện lực Nam Định
Trang 19CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là hoạt động nhằm mang lại những giá trị về kinh tế, xã hội, môitrường có lợi, hiệu quả cho đơn vị, cá nhân hay cộng đồng nào đó Trong khuôn khổcủa dự án đầu tư, các kết quả mong đợi phải được dự báo trước nhằm thu đượcnhững lợi ích tài chính hoặc phi tài chính lơn hơn so với những chi phí bỏ ra
“Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt độngkinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự
án đầu tư” Theo khoản 5, Điều 3 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hộithông qua ngày 26/11/2014
1.1.1.2 Khái niệm dự án
Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việcnhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trênnguồn vốn xác định (khoản 7 Điều 4 –Luật Đấu thầu) Theo nghị định 16/2005/CP
về quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình: “Dự án là tập hợp những đề xuất vềviệc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạtđược sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩmhay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định”
Dự án có mục đích và kết quả xác định: Mỗi dự án là một tập hợp của rất
nhiều các nhiệm vụ khác nhau cần được thực hiện, mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có mộtkết quả riêng, độc lập Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ trong mối quan
hệ tương tác giữa chúng hình thành nên kết quả chung của dự án
Dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn: Không có
dự án nào kéo dài mãi mãi, có dự án hoàn thành trong thời gian rất ngắn, một vàitháng, cũng có dự án để hoàn thành phải mất hàng chục năm,… nhưng dự án nàocũng có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc Khi dự án kết thúc, kết quả dự án
Trang 20sẽ được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản trị dự án khi đó giảitán.
Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc: Kết quả của dự án không
phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao Sản phẩm và dịch vụ
do dự án đem lại là duy nhất, hầu như không lặp lại, và luôn luôn khác biệt nhaumột cách tương đối
Dự án sử dụng các nguồn lực có giới hạn: Mọi dự án đều bị giới hạn bởi các
nguồn lực về nhân lực, nguồn vốn, và thời gian nhất định
Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên
hữu quan như: Chủ đầu tư, đối tượng hưởng thụ dự án, cơ quan quản lý nhà nước,nhà thầu, các nhà tư vấn, quần chúng nhân dân ở địa phương diễn ra dự án, … Tùytheo từng dự án mà mức độ tham gia cũng như vai trò của các đối tượng hữu quantrên là khác nhau
Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao: Hầu hết các dự án đều huy động một
khối lượng nguồn lực rất lớn về con người, tài nguyên thiên nhiên, vốn, … và đềuđược thực hiện trong thời gian tương đối dài Do đó, dự án thường có tính bất định
và độ rủi ro cao (Từ Quang Phương, 2005, Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng, 2012)
1.1.1.3 Khái niệm dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng
Theo khoản 5, Điều 3 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội thông quangày 26/11/2014 thì “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn
để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thờigian xác định”
Theo Khoản 15, Điều 3 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội thôngqua ngày 18 tháng 6 năm 2015 thì: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất
có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựngmới, sửa chữa, cải tạo công trình nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng côngtrình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn
bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiềnkhả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáokinh tế- Kỹ thuật đầu tư xây dựng”
Trang 21Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư xây dựng, phải xemxét ở các góc độ khác nhau:
Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư xây dựng là một tập hồ sơ tài liệu trình bàymột cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạtđược những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai(Đỗ Phú Trần Tình, 2015)
Xét về góc độ quản lý, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ quản lý việc sửdụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời giandài (Đỗ Phú Trần Tình, 2015)
Xét trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ thể hiện
kế hoạch chi tiết của một công trình đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế
-xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ Dự án đầu tư xây dựng làmột hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tếnói chung (Đỗ Phú Trần Tình, 2015)
Theo Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012), một dự án đầu tư bao gồmcác yếu tố cơ bản sau:
- Mục tiêu của dự án: Thể hiện ở hai mức là mục tiêu phát triển và mục tiêutrước mắt Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đemlại và mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dựán
- Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có định lượng được tạo ra từ cáchoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được cácmục tiêu của dự án
- Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong
dự án để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùngvới một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kếhoạch làm việc của dự án
- Các nguồn lực: Về vật chất, Tài chính và con người cần thiết để tiến hànhcác hoạt động của dự án Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốnđầu tư cần cho dự án
Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì một dự án Đầu tư xây dựng cũngđều bao gồm: mục tiêu của dự án, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực Các
Trang 22kết quả được xem là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án Vì vậy trong quá trìnhthực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi và đánh giá kết quả đạt được.
Đối với dự án đầu tư xây dựng, theo Luật Xây dựng, "dự án đầu tư xây dựngcông trình” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới,
mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì,nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm/dịch vụ trong một thời gian nhấtđịnh" Cụ thể là, phát hiện ra một cơ hội đầu tư và muốn bỏ vốn đầu tư vào một lĩnhvực nào đó, trước hết nhà đầu tư phải tiến hành thu thập, xử lý thông tin, xác địnhđiều kiện và khả năng, xác định phương án tối ưu để xây dựng bản dự án đầu tưmang tính khả thi được gọi tắt là dự án đầu tư (luận chứng kinh tế kỹ thuật)
1.1.2 Các đặc điểm, phân loại và vai trò của quản lý dự án đầu tư
1.1.2.1 Đặc điểm của dự án đầu tư
a Tính phức tạp
Tính phức tạp của dự án thể hiện ở chỗ nó liên quan đến nhiều bộ phận khácnhau của tổ chức Tính phức tạp thể hiện trong sự đòi hỏi phải thực hiện đến nơiđến chốn tất cả các hành động, quyết định và công việc
Một dự án bao gồm nhiều công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực, có khi con
số đầu công việc lên tới hàng trăm, hàng ngàn mà tất cả đều phải kết thúc bằngmột kết quả cụ thể như giao nộp một sản phẩm, một kế hoạch hành động với cácđiều kiện thực hiện hiệu quả nhất Do vậy, nó đòi hỏi những quyết định đảm bảo hàihòa các yêu cầu, các chi phí và chấp nhận rủi ro (Thái Bá cần, 2014)
Trong hoạt động của dự án, các công việc lệ thuộc lẫn nhau vì chúng đều đápứng cùng một mối quan tâm chung (cùng mục đích) là sự thành công của đự án Vìvậy, cần phải tôn trọng logic về thời gian
Một dự án được soạn thảo là kết quả tổng hợp của nhiều những biến cố khácnhau như: Tầm quan trọng của tiến bộ công nghệ, số lượng các loại kỹ thuật và mứcthành thạo chuyên môn cần thiết, số lượng các tác nhân có liên quan và thái độ củahọ: khách hàng, nhà cung ứng, nhà tài trợ những đòi hỏi về giá cả và thời hạn, tìnhphức tạp trong hệ thống điều hành
b Tính sáng tạo và duy nhất
Trang 23Một dự án kinh doanh luôn là mới mẻ, trước nó chưa từng có, và do vậy đòihỏi phải có các quyết định và hành động sáng tạo, không có khuôn mẫu, tiền lệ chotrước Một dự án hoạch định các hoạt động kinh doanh cho tương lai, do đó nó chứađựng những yếu tố bất định, xuất hiện những rủi ro, không chắc chắn Chính vì vậy,cần tìm hiểu một cách thấu đáo những đặc tính vốn có của dự án kinh doanh, nghiêncứu kỹ từng yếu tố của dự án, tránh những rủi ro không đáng có Đó là những đòihỏi không thể thiếu được đối với những nhà kinh doanh đặc biệt là trong điều kiệnhiện nay (Đỗ Phú Trần Tình, 2015).
Dự án được coi là công cụ để các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinhdoanh, do đó trong dự án chứa đựng nhiều yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanhnhư là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp tiến vàothị trường và lĩnh vực kinh doanh mới Doanh nghiệp cần đón trước những thời cơphát triển kinh tế, nắm bắt những cơ hội làm ăn lâu dài có lợi nhuận lớn
c Mục tiêu của dự án
Dự án luôn nhằm đạt được một mục tiêu và kết quả cụ thể, được dự tínhtrước Đó có thể là mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trước mắt và lâuđài, một mục tiêu cụ thể xác định hay một tập hợp mục tiêu Chúng được xác địnhthông qua một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hội, biểu thị năng lực sản xuất, quy
mô kinh doanh hay hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và dự án
Dự án sử dụng các nguồn lực có giới hạn như nguồn tài chính, nguồn lựcvật chất (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu ) nguồn nhân lực và công nghệ cầnthiết cho dự án
d Vòng đời của dự án có giới hạn
Thời gian: Vòng đời dự án tính từ khi hình thành, triển khai cho đến khi kếtthúc là có giới hạn về thời gian và đòi hỏi phải được tuân thủ nghiêm ngặt
Kết quả: Dự án có yêu cầu chặt chẽ về kết quả, chất lượng, chi phí và thờigian thực hiện dự án
Dự án thường có sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức, hoạt động của dự
án liên quan đến nhiều ngành, đòi hỏi chuyên môn khác nhau, tồn tại các quan điểmcũng không giống nhau Bởi vậy, nhà quản trị dự án cần phải dung hoà và liên kếtđược các thành viên tạo lập ê kíp làm việc thuận lợi và có hiệu quả
e Môi trường của dự án
Trang 24Đôi khi thực hiện dự án với nhiều mục đích khác biệt, thậm chí trái ngượcnhau như giảm chi phí để tăng lợi nhuận nhưng lại phải cải tạo môi trường sinh tháibằng các giải pháp xử lý chất thải chống ô nhiễm; nâng cao chất lượng sản phẩm điđôi với hạ giá thành để cạnh tranh.
1.1.2.2 Phân loại dự án đầu tư
a Phân loại theo nguồn vốn đầu tư
+ Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước
+ Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài
+ Đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu
+ Đầu tư bằng nguồn vốn vay
Theo Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ
dự án được phân loại thành:
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tự pháttriển của Nhà nước
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợpnhiều nguồn vốn
b Phân loại theo mức độ quan trọng và quy mô
Theo luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 của chínhphủ quy định phân loại dự án đầu tư xây dựng theo quy mô, tính chất, loại côngtrình chính của dự án Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công,bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm
C (Chi tiết quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9 và Điều 10 Luật Đầu tư công 2019)
c Phân loại theo mục đích đầu tư: Nếu phân loại theo mục đích đầu tư, dự án đầu tư
Trang 25d Phân loại theo cách thức và hình thức sử dụng vốn: Với cách phân loại này có 4loại đầu tư
+ Đầu tư trực tiếp: Chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý vốn
+ Đầu tư phát triển: Gia tăng giá trị tài sản
+ Đầu tư dịch chuyển: Dịch chuyển quyền sở hữu
+ Đầu tư gián tiếp: Chủ đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý vốn
1.1.2.3 Vai trò của công tác của quản lý dự án đầu tư
Vai trò của quản lý dự án đầu tư thể hiện các mặt sau:
Bảo đảm sự liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án một cách trình
Đảm bảo tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn phục vụ lợi íchphát triển của cộng đồng
1.1.3 Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Là giai đoạn mà chi phí có tỷ trọng không lớn so với tổng mức đầu tư của cả
dự án hay công trình, nhưng là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nóquyết định đến nội dung, mục đích, yêu cầu của quá trình đầu tư và xây dựng
a Lập bá o cáo đầ u tư xây dựng
Lập báo cáo đầu tư xây dựng là công việc khởi đầu của quá trình quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm các nộidung sau:
Trang 26+ Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi vàkhó khăn.
+ Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng, các hạng mục côngtrình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, dự kiến vềđịa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất
+ Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung cấpvật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phương án giảiphóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường,sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng
+ Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự
án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
c Nội dung của thuyết minh dự án bao gồm
+ Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sảnphẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình, địađiểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu vàcác yếu tố đầu vào khác
+ Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trìnhbao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, phân tích lựa chọnphương án kỹ thuật, công nghệ và công suất
d Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung
+ Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xâydựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc,phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ
+ Kết cấu chịu lực chính của công trình, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môitrường, hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với cáccông trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào
Trang 27+ Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình.
+ Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng
1.1.3.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư
a Tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc didời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phầnđất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một côngtrình mới Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp then chốtphải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất
Trong mỗi một dự án nhằm phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng thìviệc vận động người dân giải phóng mặt bằng luôn là điều quan trọng nhất Việcnày phải đảm bảo đầy đủ lợi ích cho người dân khi di dời cũng như có chỗ để họ táiđịnh cư Giải phóng mặt bằng là một quá trình phức tạp và cần phải cân bằng lợi íchcủa cả chủ đầu tư và người dân Nếu vấn đề này không được giải quyết khéo léo vàtriệt để sẽ dẫn đến việc tranh chấp kéo dài
b Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng côngtrình
Công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công và lập tổng dự toán công trình làkhâu có yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của dự án, nếu không thựchiện tốt ngay từ khâu này sẽ dẫn đến dự án có nhiều phát sinh trong quá trình thicông, thậm chí phải thiết kế lại gây lãng phí thời gian, tăng nguy cơ chậm tiến độhoàn thành dự án
Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải được thể hiện trên bản vẽ theo quyđịnh Thiết kế phải thể hiện được các khối lượng công tác xây dựng chủ yếu để làm
cơ sở xác định chi phí xây dựng công trình
Tài liệu thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh, các bản
vẽ thiết kế, dự toán xây dựng công trình; biên bản nghiệm thu thiết kế, khảo sát; báocáo thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán
c Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình
Trang 28Công tác thẩm định thiết kế, dự toán và tổng dự toán là một bước quan trọnggiúp cho dự án đạt được hiệu quả.
Thẩm định bản vẽ thiết kế:
+ Phải tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành
+ Phải phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt
Thẩm định dự toán:
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán
+ Tính đúng đắn của việc áp dụng các chi phí, định mức đơn giá, các chế độchính sách điều chỉnh có liên quan
d Lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án
Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng
yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng Hình thức này được áp dụng trongcác trường hợp sau:
+ Trường hợp công việc cần khắc phục ngay do thiên tai, địch họa, sự cổ thìchủ dự án được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việckịp thời Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu, chủ dự ánphải báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt vềnội dung chỉ định thầu
+ Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật an ninh, bí mật
quốc phòng do Chính phủ quyết định
+ Gói thầu xây lắp có giá trị dưới 1 tỷ đồng, gói thầu tư vấn dưới 500 triệu
đồng và gói thầu mua sắm hàng hóa dưới 1 tỷ đồng.
Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu
có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầuđáp ứng yêu cầu của gói thầu
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu(tối thiểu là 3) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự Trong trường hợp có ít hơn
3 nhà thầu tham dự thì bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình người có thẩmquyền xem xét, quyết định Chủ đầu tư quyết định danh sách nhà thầu tham dự trên
cơ sở đánh giá của bên mời thầu về kinh nghiệm và năng lực các nhà thầu song phải
Trang 29đảm bảo khách quan, công bằng và đúng đối tượng Hình thức này chỉ được xemxét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
+ Chỉ có một số nhà thầu có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của góithầu
+ Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế
+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế
Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số
lượng nhà thầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện,thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờthông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà nước và của Bộ, Ngành địaphương tối thiểu trong 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu
sẽ không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầuhoặc nhằm tạo lợi thế cho một số nhà thầu gây sự cạnh tranh không bình đẳng
Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu được đánh giá đạt yêu cầu về kỹ thuật theoquy định có giá dự thầu hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất cho dự án
e Ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện dự án
Thương thảo và ký kết hợp đồng xây dựng là một việc vô cùng quan trọng vìtrong hồ sơ mời thầu cũng như hồ sơ dự thầu không chứa đựng đầy đủ các thông tincũng như không giải đáp hết mọi thắc mắc từ hai phía Do đó, biên bản thương thảohợp đồng là tài liệu khẳng định, bổ sung một số điều kiện ràng buộc giữa Chủ đầu
tư và Nhà thầu, làm căn cứ đưa vào các điều khoản trong hợp đồng
Sau khi có quyết định trúng thầu, Chủ đầu tư sẽ gửi giấy mời cho đơn vịtrúng thầu đến thương thảo hợp đồng Chủ đầu tư làm hợp đồng theo mẫu của Nghịđịnh 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồngxây dựng và Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 về hướng dẫn một sốnội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng
Trong trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành, thìchủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền, cấp có thẩm quyền xem xét việc lựachọn Nhà thầu xếp hạng tiếp theo Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theokhông đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng thì cũng phải báo cáo người có thẩmquyền quyết định (thường là tổ chức đấu thầu lại)
Trang 30Như vậy, chất lượng và tiến độ của công việc thực hiện gói thầu phụ thuộcrất lớn vào tính hợp lý của hợp đồng xây dựng Các điều khoản ghi trong hợp đồng
là sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý để các bên lấy làm căn cứ để thực hiện cũngnhư trong thanh toán và quyết toán công trình
g Giám sát thi công xây lắp công trình
Chất lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của công trình xây dựng phụthuộc rất nhiều vào công việc giám sát xây dựng Đây là khâu quan trọng trong côngtác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Chính vì vậy, Luật xây dựng quy địnhmọi công trình xây dựng trong quá trình thi công đều phải thực hiện chế độ giám sát.Việc thực hiện giám sát thi công xây dựng phải được thực hiện thường xuyên, liêntục trên công trường, theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ an toàn laođộng và vệ sinh môi trường Việc giám sát thi công xây dựng phải đảm bảo các yêucầu sau:
+ Phải được thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình
+ Thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trĩnh thi công
+ Việc kiểm tra phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế được duyệt, hồ sơ trúng thầucủa nhà thầu, các tiêu chuẩn xây dựng
Chủ đầu tư của dự án có thể trực tiếp tổ chức giám sát nếu có đủ năng lựchoặc thuê giám sát thi công để giám sát thi công xây dựng công trình
1.1.3.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư
Giai đoạn kết thúc đầu tư là giai đoạn cuối cùng của quá trình thực hiện đầu
tư và xây dựng Nó là một giai đoạn hoàn công “lý lịch” của dự án đã được đầu tưbao gồm các công việc:
+ Nghiệm thu bàn giao công trình, vận hành công trình và hướng dẫn sửdụng công trình; bảo hành công trình;
+ Quyết toán vốn đầu tư công trình;
Công tá c tổ chức ng hiệm thu: Khi hoàn thành hạng mục công việc, giai
đoạn xây lắp, hoàn thành công trình đưa vào sử dụng thì nhà thầu tiến hành nghiệmthu nội bộ và báo cho cán bộ giám sát và chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu
Đối với các vấn đề, công việc thay đổi so với thiết kế thì phải làm biên bảnkiểm tra hiện trường được sự đồng ý của thiết kế, chủ đầu tư và nhà thầu thi công
Trang 31Sau khi kiểm tra, nếu các công việc xây dựng, hạng mục công việc đã hoànthành, có chất lượng đạt yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn thì các bên tiến hành lậpbiên bản nghiệm thu Biên bản nghiệm thu là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư thanhtoán cho nhà thầu.
Công tá c thanh quyế t toán công trình
- Thanh toán khối lượng hoàn thành:
Trong hoạt động xây dựng, do tính chất công trình thường thi công trong thờigian dài, khối lượng thi công lớn Do đó, để đảm bảo tiến độ giải ngân cũng nhưnhu cầu vốn cho nhà thầu thi công, Luật xây dựng quy định, cho phép thanh toántheo khối lượng hoàn thành công việc bao gồm:
+ Khối lượng có trong thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Khối lượng có đơn giá trong đơn giá trúng thầu
+ Khối lượng được tư vấn giám sát, chủ đầu tư nghiệm thu
Quyết toán vốn đầu tư:
Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là báo cáo tài chính do chủ đầu tưlập để báo cáo cơ quan thẩm quyền phê duyệt Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự ánhoàn thành phản ánh toàn bộ chi phí hợp lệ đã thực hiện trong quá trĩnh thực hiện
dự án Chi phí hợp lệ là chi phí được thực hiện đúng với hồ sơ thiết kế, dự toánđược phê duyệt, đảm bảo đúng định mức đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợpđồng kinh tế đã ký kết và những quy định khác của nhà nước có liên quan, vốn đầu
tư quyết toán phải nằm trong kế hoạch vốn của dự án được phê duyệt và phê duyệt
bổ sung (nếu có)
1.2 Lý luận quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Khái niệm
Quản lý dự án (tên tiếng Anh là Project Management): Là hoạt động chuyên
về hoạch định, theo dõi và kiểm soát các khâu liên quan đến toàn bộ dự án Nóicách khác Quản lý dự án là công việc cần đến chức năng và hoạt động quản lý,tham gia xuyên suốt vào các khâu của dự án nhằm đạt được hiệu quả
Trên thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý dự án, có thể hiểumột cách chung nhất: Quản lý dự án là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ
và phương tiện kỹ thuật trong các hoạt động của dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu
Trang 32của Chủ đầu tư và những mục tiêu của dự án trong các ràng buộc về thời gian,nguồn nhân lực, vật tư và xe máy Tất cả các công việc trong hoạt động dự án đềucần có sự giám sát (Đỗ Đình Đức & Bùi Mạnh Hùng, 2012).
Từ Quang Phương (2005) đã đưa ra khái niệm: “Quản lý dự án là sử ứngdụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện kỹ thuật trong các hoạt độngcủa dự án nhằm đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư và những mục tiêu của dự
án trong các ràng buộc về thời gian, nguồn nhân lực, vật tư và máy móc thiết bị….Tất cả các công việc trong hoạt động của dự án đều cần có sự giám sát”
Quản lý dự án hiện đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nềnkinh tế toàn cầu, được thể hiện rõ ở chỗ, đảm bảo các công việc phải được hoànthành theo yêu cầu đã định ra từ trước, trong phạm vi ngân sách được duyệt, đúngthời gian và không có sự thay đổi Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn:
Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dựtính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạchhành động thống nhất, theo trình tự logic
Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồmtiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độthời gian Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập trình cho từng công việc và toàn
bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực
và thiết bị phù hợp
Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hìnhthực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắctrong quá trình thực hiện Đồng thời, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cũng đượcthực hiện nhằm tổng thể rút kinh nghiệm, kiến nghị các khâu sau của dự án
“Quản lý dự án chính là sự áp dụng các hiểu biết, khả năng, công cụ và kỹthuật vào một tập hợp rộng lớn các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của một dự án
cụ thể” (Viện quản lý dự án quốc tế PMI, 2007)
1.2.2 Các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Tùy theo quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư cóthể chọn một trong những hình thức quản lý thực hiện dự án:
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Hình thức nàythường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần với
Trang 33chuyên môn của chủ dự án, đồng thời chủ dự án có đủ năng lực chuyên môn kỹnăng và kinh nghiệm quản lý dự án
Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu
tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hànhhoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để điều hành dự án Chủ nhiệm điềuhành dự án là một phần độc lập chịu trách nhiệm với toàn bộ quá trình thực hiện dựán
Hình thức chìa khóa trao tay: Nhà quản lý là đại diện toàn quyền của chủ đầu
tư – chủ dự án Hình thức chìa khóa trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư đượcphép tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từkhảo sát thiết kế đến mua bán vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao côngtrình đưa vào khai thác, sử dụng
1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng
Căn cứ theo Luật xây dựng năm 2014, và Luật sửa đổi bổ sung một số điềuluật xây dựng năm 2020 các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựngbao gồm các nguyên tắc cụ thể sau:
a Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnhquan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địaphương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xãhội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khíhậu
b Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúngmục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng
c Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sửdụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, antoàn ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, ápdụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động
d Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe conngười và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường
e Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các côngtrình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Trang 34f Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiệnnăng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thựchiện theo quy định của Luật này.
g Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống thamnhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng
h Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựngvới chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từngloại nguồn vốn sử dụng
i Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vậnhành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật vàquản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệmôi trường
1.2.4 Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.4.1 Quản lý tiến đ ộ th ực hiện dự á n
Quản lý thời gian thực hiện dự án là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sáttiến độ nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án đúng kế hoạch Nó chỉ rõ mỗicông việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào hoàn thành, khi nào kết thúc vàtoàn bộ dự án thực hiện trong vòng bao lâu phải hoàn thành
Trong xây dựng, các thành phần của quản lý dự án được mô tả như sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng
(Nguồn: Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng, 2012)
Quản lý dự án đầu tư được thể hiện thông qua ba giai đoạn của dự án: Giaiđoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư
Nghiệm thuThi công
Đấu thầuThiết kế
Lập báo cáo đầu
Trang 35Quản lý thời gian dự án bao hàm việc đưa ra một lịch trình cụ thể phải làm vàđiều khiển các công việc nhằm bảo đảm rằng lịch trình đó phải được thực hiện.
Công trình trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng Tiến
độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ dự án được phêduyệt
Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến
độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm
Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có nghĩa vụ lập tiến độ thi côngxây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảođảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tưvấn giám sát và các bên liên quan có trách nhiệm theo dõi giám sát tiến độ thi côngxây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xâydựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ
dự án
1.2.4.2 Quản lý chi p hí d ự án
Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán (dựtoán); quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phíđầu tư xây dựng công trình; hay nói cách khác, quản lý chi phí dự án là quản lý chiphí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt tổng mức đầu
tư
Trong quá trình thực hiện chủ đầu tư, tổ chức tư vấn phải căn cứ vào nhữngquy định quản lý chi phí xây dựng của nhà nước để lập và trình người có thẩmquyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình làm căn cứ để tổ chứcđấu thầu xây lắp và chi phí quản lý sau đấu thầu
Chi phí xây dựng thông qua việc ban hành chế độ chính sách của nhà nước,căn cứ các nguyên tắc và phương pháp lập đơn giá, dự toán, các định mức kinh tế
kỹ thuật; định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng; suất vốn đầu tư để xác địnhtổng mức đầu tư cho dự án, tổng dự toán, dự toán công trình
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dựtính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở đểchủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình ,tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công
Trang 36Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái địnhcư; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xâydựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
Giữa các khoản chi phí dự án và thời gian thực hiện công việc có liên quanmật thiết với nhau Chi phí dự án hợp lý, mức độ tiết kiệm chi phí, tăng kết quả kinh
tế của dự án
1.2.4.3 Đánh giá chỉ tiêu chất lượ n g dự án
Chất lượng có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Từ công tácquản lý dự án có thể xem chất lượng là mức độ hoàn thiện của công trình so với cáctiêu chuẩn thiết kế được duyệt
Theo luật Xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng công trình đạt yêu cầu về chấtlượng phải đảm bảo các quy định về quản lý chất lượng công trình theo Nghị định
số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trìcông trình xây dựng
Chủ đầu tư phải có trách nhiệm tổ chức giám sát thi công xây dựng côngtrình bao gồm:
+ Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào côngtrình; thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;
+ Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm
an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu;
+ Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình và cácnhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường;
+ Yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh khi phát hiện sai sót, bất hợp lý vềthiết kế;
+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu;
+ Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trìnhxây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
+ Chủ trì phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phátsinh trong thi công xây dựng công trình
Trang 371.2.4.4 Quản lý an toàn lao động
Nhà thầu thi công xây đựng, phải thiết lập các biện pháp an toàn cho người
và phương tiện trên công trường xây dựng Trường hợp các biện pháp liên quan đếnnhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận Các biện pháp an toàn, nội quy về antoàn phải được thể hiện công khai trên công trình để mọi người biết và chấp hành
Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý củamình thì phải đình chỉ thi công xây dựng Nếu để xảy ra vi phạm về an toàn laođộng thuộc phạm vi quản lý của mình thì người để xảy ra phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật Đối với một số công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn laođộng thi người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động.Nghiêm cấm việc sử dụng lao động chưa qua đào tạo và chưa được hướng dẫn về antoàn lao động Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ trangthiết bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử
dụng lao động trên công trường Khi có sự cố về an toàn lạo động, nhà thầu thi công
xây dựng và các bên liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo ngay với các
cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật, đồngthời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu khôngbảo đảm an toàn lao động gậy nên
1.2.4.5 Quản lý môi trường xây dựng
Nhà thầu thi công phải triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm về môitrường xây dựng Có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý chất phế thải, rác thảixây dựng và vật liệu thu gom trong quá trình thi công công trình Đối với công trìnhthi công trong khu đô thị phải được thực hiện các biện pháp bao che công trường,thu dọn phế thải tập kết đúng nơi quy định, bố trí thời gian thi công phù hợp đểchống ồn đến môi trường xung quanh, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quanquản lý nhà nước về môi trường Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng khôngtuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, các cơ quan quản lý nhànước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng công trình và yêu cầu nhàthầu phải thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
a) Các yếu tố môi trường bên ngoài
- Môi trường chính sách
Trang 38Sự ảnh hưởng về chính trị cũng như đảm bảo về mặt pháp lý liên quan đếnquyền sở hữu và tài sản có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến ý định và hành
vi của nhà đầu tư Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo phát triểnthế giới 2005 có tiêu đề “Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người” thì mức độ tintưởng của doanh nghiệp vào tương lai - kể cả độ tin cậy trong chính sách của nhànước - sẽ quyết định việc doanh nghiệp có đầu tư hay không và sẽ đầu tư như thếnào Theo đánh giá việc nâng cao khả năng tiên liệu chính sách có thể làm tăng khảnăng thu hút đấu tư mới lên hơn 30%
Trong quá trình lập dự án, bên cạnh việc nghiên cứu toàn bộ hệ thống cácyếu tố về thể chế, luật pháp, các quy định của nhà nước, các chính sách của Chínhphủ liên quan đến hoạt động đầu tư (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấuthầu, chính sách thuế, chính sách đất đai ), cần phải nghiên cứu thỏa đáng các căn
cứ pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động của dự án
- Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội
Nội dung nghiên cứu và mức độ nghiên cứu môi trường kinh tế - văn hóa
xã hội ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư của từng dự
án có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, tính chất và mục tiêu củamỗi dự án cụ thể
Đối với sản xuất công nghiệp thì nội dung nghiên cứu về giá cả nguyên vậtliệu, tập quán tiêu dùng, quy mô dân số, về kết cấu hạ tầng, về sức mua sản phẩm mà
dự án cung cấp sẽ được chú trọng Trong khi đối với các dự án phúc lợi xã hội thì cácthông số như: mật độ dân số, chất lượng dân số, cơ cấu dân số là các chỉ tiêu đặctrưng
- Môi trường tự nhiên
Tùy từng dự án mà yếu tố môi trường tự nhiên sẽ được nghiên cứu dưới cácmức độ khác nhau nhằm đảm bảo sự thành công của mỗi công cuộc đầu tư cụ thể.Chẳng hạn đối với những dự án công nghiệp hoặc xây dựng thì các yếu tố về điềukiện tự nhiên như khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng được nghiên cứu nhằm để lựa chọncác giải pháp xây dựng, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, bảo quản sản phẩm.b) Các yếu tố môi trường bên trong
Trang 39Ngoài những đặc điểm chung, các dự án đầu tư xây dựng lưới điện lại cónhững đặc trưng riêng khác với dự án đầu tư trong sản xuất kinh doanh Do đó nócũng tạo nên những yếu tố của sự ảnh hưởng riêng đến hiệu quả dự án đầu tư.
- Cơ chế tổ chức trong đầu tư xây dựng
Trước đây công tác quản lý đầu tư xây dựng được thực hiện theo Nghị định52/CP, sau khi Luật Xây dựng có hiệu lực thì thực hiện theo Nghị định63/2014/NĐ-CP, công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư theo Nghị định nàycòn một số điểm chưa phù hợp với đặc thù của ngành điện dẫn đến thời gian phêduyệt dự án bị kéo dài, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng
Đây là yêu tố ảnh hưởng lớn nhất đến các dự án, các công trình lưới điệnthường trải dài theo tuyến qua nhiều địa phương và chiếm nhiều diện tích đất, côngtác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, thường xuyên kéo dài, vướngmắc do thủ tục và đơn giá đền bù chưa hợp lý
- Nguồn vốn đầu tư
Việc đầu tư cho ngành điện hàng năm yêu cầu lượng vốn rất lớn Nguồn vốnđầu tư là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới quá trình đầu tư xây dựng, làyếu tố quyết định đến tiến độ của dự án Nếu dự án được giải ngân nhanh thì tiến độthực hiện sẽ nhanh, ngược lại đối với các dự án được giải ngân chậm thì tiến độ của
dự án sẽ chậm Thực tế cho thấy các dự án đầu tư ngành điện nói chung và các dự
án xây dựng lưới điện nói riêng có tiến độ giải ngân chậm, nhất là các dự án 110kV
Cơ cấu vốn của các dự án dược phê duyệt hầu hết bao gồm nhiều nguồn vốn
để chủ đầu tư chủ động tìm và khai thác các nguồn vốn có hiệu quả nhất, tuy nhiên
do có sự không đồng nhất bởi các văn bản hướng dẫn việc kiểm soát thanh toán chocác dự án nên đã gây tình trạng ách tắc vốn
Một vấn đề vướng mắc và cũng là khó khăn lớn nhất của ngành điện là chưa
tự cân đối được nguồn tài chính và tự vay tự trả vốn đầu tư cho phát triển nguồn vàlưới điện Nguồn vốn đầu tư phát triển, trả nợ gốc và lãi vay chủ yếu là từ nguồn thutiền điện, nhưng cơ chế và phương pháp định giá điện chưa phản ánh đúng chi phícủa toàn bộ quá trình sản xuất - kinh doanh và chưa gắn với nhu cầu đầu tư pháttriển Đặc biệt cơ chế vay vốn đầu tư lưới điện nông thôn: đưa điện về nông thôn vàmiền núi là chính sách xã hội, các dự án xây dựng điện nông thôn có khả năng hoàn
Trang 40vốn rất kém, vì vậy cần được ưu tiên cân đối ngân sách hoặc vốn tín dụng đầu tư ưuđãi cho các dự án loại này.
- Giá bán điện
Đây là yếu tố mang tính thực tiễn trong hoạt động của ngành điện lực Giá bánđiện ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư Đây là mâu thuẫn giữa đầu tư phát triển vàsản xuất - kinh doanh, vì yếu tố vào (vốn, nguyên vật liệu, nhiên liệu ) theo giá trị thịtrường, nhưng giá điện lại do Nhà nước quy định; hoạt động sản xuất kinh doanh củangành điện chưa tách ra khỏi các hoạt động mang tính chất công ích (có hiệu quả vềkinh tế chính trị xã hội, nhưng không hiệu quả về mặt tài chính) Do nguồn vốn đầu
tư vào nguồn và lưới điện hiện nay chủ yếu là vốn vay nên trong việc định giá bánđiện cần tuân thủ một trong những nguyên tắc quan trọng đó là giá bán điện phảiđảm- bảo bù đắp đầy đủ chi phí sản xuất và chi phí trả lãi vay trong thời gian xâydựng
1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.3.1 Kinh nghiệm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng của một số Công ty điện lực trong nước
1.3.1.1 Nâng cao năng lực quản lý và chất lượng các dự án điện tại EVN.
a Nâng cao công tác quản lý, điều hành các công trình điện
Mục đích hiện đại hóa công tác quản lý và nâng cao hiệu quả điều hành thôngqua việc ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời nâng cao năng lực quản lý dự án vàchất lượng dự án đầu tư xây dựng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), phầnmềm Quản lý đầu tư xây dựng (Investment Management Information System – gọitắt là IMIS) của Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ Thông tin trực thuộcEVN đã được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin - CNTT Việt Nam(VINASA) bình chọn là sản phẩm tiêu biểu của ngành phần mềm, dịch vụ CNTTViệt Nam và đạt danh hiệu Sao Khuê năm 2018
Bắt đầu xây dựng phần mềm từ tháng 8/2014 và triển khai diện rộng từ tháng12/2016, IMIS cung cấp các chức năng, công cụ quản lý, theo dõi, xử lý các côngviệc trong dự án đầu tư một cách tổng thể toàn bộ vòng đời của dự án từ khâu chuẩn
bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư Đặc biệt, phần mềm đã cung cấp cácgiải pháp đột phá như: Giám sát thi công theo từng loại công trình, kho dữ liệu nhàthầu tập trung, hay việc phê duyệt tài liệu thiết kế nhằm nâng cao chất lượng thi