Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tài Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Số 18 Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tài Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Số 18 Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tài Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Số 18 Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tài Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Số 18
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
NGUYỄN TẤT THIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÊN ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG SỐ 18
BẮC NINH – 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÊN ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cánhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trương Văn Phúc
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn nàytrung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Bắc Ninh, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Tất Thiện
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tài liệu ngoài nước và trong nước (chủ trương của Nhà nước) về vấn đề lựa chọn nghiên cứu 2
3 Mục tiêu của đề tài 4
3.1 Mục tiêu chung 4
3.2 Mục tiêu cụ thể 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 5
5.2 Phương pháp xử lý số liệu 6
5.3 Phương pháp phân tích số liệu 6
6 Kết cấu luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO 7
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 Cơ sở lý luận 7
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 7
1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực trong phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
1.1.3 Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 10
Trang 51.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực 23
1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực 27 1.2 Cơ sở thực tiễn 28
1.2.1 Kinh nghiệm trong nước về công tác đào tạo nguồn nhân lực 28
1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 30
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18 31
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 32
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 qua các năm 2017 – 2021 34
2.2 Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 trên các nội dung cơ bản 35
2.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo 35
Sơ đồ 2.2: Các bước xác định nhu cầu đào tạo tại Công ty 36
2.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo 37
2.2.3 Xác định đối tượng đào tạo 39
2.2.4 Xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo 39
2.2.5 Dự tính về chi phí đào tạo 44
2.2.6 Lựa chọn giáo viên đào tạo 46
2.2.7 Đánh giá kết quả đào tạo 47
2.2.8 Khảo sát đánh giá của người lao động về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 48
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 63
2.3.1 Các nhân tố bên ngoài 63
2.3.2 Các nhân tố bên trong 64
2.4 Đánh giá chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 66
Trang 62.4.1 Ưu điểm 66
2.4.2 Hạn chế 68
2.4.3 Nguyên nhân chủ yếu 69
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18 71
3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 71
3.1.1 Định hướng/chiến lược phát triển 71
3.1.2 Định hướng/chiến lược phát triển nguồn nhân lực 72
3.1.3 Định hướng/kế hoạch phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực 73
Đối với cán bộ quản lý: 73
3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 74
3.2.1 Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của công ty 74
3.2.2 Hoàn thiện việc phân cấp phân quyền của các cấp quản trị trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 78 3.2.3 Hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp đào tạo 80
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống quản lý tổ chức thực hiện đào tạo 82
3.2.5 Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên sau đào tạo nguồn nhân lực 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1 KẾT LUẬN 87
2 KIẾN NGHỊ 88
2.1 Kiến nghị với Nhà nước 88
2.2 Kiến nghị với các cơ quan có liên quan 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 1
Phụ lục 1: Phương án điều tra chọn mẫu 2
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Học viên: Nguyễn Tất Thiện
Mã học viên: 19QT230
Xin chân thành cảm ơn:
Trường Đại học công nghệ Đông Á; Khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điềukiện cho học viên có thời gian học tập và nghiên cứu tại trường để học viên hoànthành chương trình theo yêu cầu; Thầy giáo - Tiến sĩ Trương Văn Phúc mặc dùtuổi đã cao nhưng tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để học viên hoàn thành luận văn tốtnghiệp; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 18 đã tạo điều kiện cho họcviên thực hiện và cung cấp số liệu để học viên hoàn thành luận văn này
Em xin kính chúc các thầy cô đang công tác trong Trường và Tiến sĩ TrươngVăn Phúc luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để dìu dắt các thế hệ học viên tiếp theo
Tác giả luận văn
Nguyễn Tất Thiện
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viênCCVC : Công chức, viên chứcCTCP : Công ty cổ phần
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2021 34
Bảng 2.2: Nội dung chương trình đào tạo ngắn hạn của Công ty năm 2021 40
Bảng 2.3: Số lượng nhân viên được đào tạo qua các năm tại Công ty 43
Bảng 2.4: Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực Công ty 45
Bảng 2.5: Bảng khảo sát về xác định nhu cầu đào tạo của Công ty 49
Bảng 2.6: Bảng khảo sát về việc lập kế hoạch đào tạo của Công ty 53
Bảng 2.7: Bảng khảo sát về tổ chức thực hiện đào tạo của Công ty 57
Bảng 2.8: Bảng khảo sát về đánh giá đào tạo của Công ty 60
Bảng 2.9: Đánh giá đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty 62
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18
32
Sơ đồ 2.2: Các bước xác định nhu cầu đào tạo tại Công ty 36
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ mộtnền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn yếu kém, tài nguyênkhoáng sản đa dạng phong phú nhưng trữ lượng không lớn Chúng ta đang đứngtrước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, khoa học - kỹ thuật so với cácnước phát triển Vì vậy, nền kinh tế muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững,thì phải phát huy tốt mọi nguồn lực, nhưng quan trọng nhất là phải biết phát huynguồn lực con người
Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nhân lực là yếu tốquan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của cácdoanh nghiệp Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chất lượng nhân lực vẫn chưa đượcquan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế
Như vậy, có thể thấy rằng chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nayđang còn rất thấp, trong khi nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề, có chất lượngcao của các doanh nghiệp lại liên tục tăng Điều này dẫn đến nguồn lao động củachúng ta dồi dào, nhu cầu việc làm lớn, nhưng các doanh nghiệp vẫn rơi vào tìnhtrạng thiếu lao động Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đếnviệc thất nghiệp ngày càng gia tăng của nước ta hiện nay
Rõ ràng nhận thấy trong một doanh nghiệp, một tổ chức thì yếu tố nhânlực luôn đóng vai trò quan trọng nhất Để doanh nghiệp phát triển mạnh và bềnvững thì cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực
Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18, yếu tố nhân lực đã vàđang được quan tâm đúng mức, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâmhơn
Công ty được thành lập từ năm 2006 với nhân lực được kế thừa từ Công
ty kiến trúc Uông Bí do đó trình độ của lao động tại Công ty là không đồng đều
Bộ phận sản xuất của Công ty thì chỉ có cán bộ quản lý, đội trưởng, hạt trưởng là
Trang 13với hình thức đào tạo “làm nhiều thành quen” Do vậy năng suất lao động thấp vàkhông có chiều hướng đi lên Trình độ kiến thức của công nhân viên ít được cậpnhập thêm, việc triển khai công tác, kỹ thuật mới là rất chậm.
Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty rất khó triển khai do không cónguồn ngân quỹ phục vụ đào tạo đủ lớn để thực hiện, do đó người lao động phải
tự túc trong việc nâng cao kiến thức của mình Không những thế, tại Công ty còn
có những cán bộ đã lớn tuổi, không tiếp nhận đào tạo thêm, dẫn đến rất khó đểtriển khai toàn diện
Nhận thức được ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn của việc nângcao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty trong
thời gian tới, tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn
nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18” cho luận văn tốt
nghiệp cao học của mình
2 Tổng quan tài liệu ngoài nước và trong nước (chủ trương của Nhà nước)
về vấn đề lựa chọn nghiên cứu
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực đối vớidoanh nghiệp không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lý mà còn thu hút rấtnhiều tâm huyết của các nhà khoa học Không ít các đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ
và các Luận văn cao học đã đề cập đến chủ đề này Trong đó có :
- Nguyễn Bá Chi, “Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần đầu tư
và thương mại tổng hợp Việt Nam”, (2012) Đề tài cấp bộ Đề tài đã đánh giá
hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, kinh nghiệm của một số quốc giatrên thế giới về lĩnh vực này Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác đào tạo, tuyển dụng, cơ cấu phân bổ nguồn nhân lực đảm bảo cho hoạtđộng của Công ty đạt được những mục tiêu đề ra Đề xuất các phương hướng,mục tiêu và các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại Công ty trong bối cảnhhiện nay
- Nguyễn Anh Thư ,“Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Đồ gỗ Mỹ Nghệ Hưng Long”, (2019) Luận văn cao học Đề tài khái
quát cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp trong cả nước,
Trang 14điều tra bằng phiếu phỏng vấn đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạotại Công ty còn yếu kém, từ đó tác giả đưa ra 7 giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty.
- Nguyễn Đức Phú, luận văn thạc sỹ:“Hoàn thiện công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin”, Đại học Kinh tế Quốc dân (2019) Trên cơ sở nghiên
cứu những vấn đề lý luận vận dụng thực tế kết hợp với phân tích thực trạng quảntrị nguồn nhân lực tại đơn vị, luận văn đã chỉ ra được những điểm mạnh để tiếptục phát huy và những hạn chế tồn tại tại Công ty từ đó đề xuất một số biện pháphoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư
mỏ và công nghiệp - Vinacomin
- Phạm Hồng Minh, luận văn thạc sỹ:“Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam” (2012).
Luận văn đã vận dụng những lý thuyết về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lựccho doanh nghiệp để nghiên cứu , đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồnnhân lực tại Cty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam, rút ra những hạn chế, tồn tạitrong công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của Công ty Từ đó đưa racác giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của Công ty
- Luận án Tiến sỹ “Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Lê Thị Mỹ Linh
(2009) ngoài việc đi sâu vào phân tích vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa, luận án cũng đề cập đến khía cạnh đào tạo nguồn nhânlực trong các doanh nghiệp nói chung Các vấn đề lý luận về đào tạo nguồn nhânlực được hệ thống trong luận án là một trong những nguồn tư liệu tham khảo chonghiên cứu của tác giả
Nhìn chung, các đề tài đã phân tích một cách khá toàn diện thực trạng sửdụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, rút ra đượcnhững ưu, nhược điểm trong việc quản lý sử dụng và đào tạo nguồn nhân lựccủa doanh nghiệp Đồng thời cũng đề ra nhiều biện pháp và giải pháp hoàn thiện
Trang 15đề ra còn mang tính tình thế, chưa định hướng tương lai và phát triển lâu dài,chưa gắn với nhu cầu phát triển doanh nghiệp theo chiều rộng kết hợp với chiềusâu Do vậy, kết quả nghiên cứu chưa đạt được tầm cỡ của một công trình nghiêncứu tổng thể từ lý luận đến thực tiễn để hỗ trợ các nhà nghiên cứu và điều hànhdoanh nghiệp trong việc hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu phát triển và hội nhập trong giai đoạn mới.
3 Mục tiêu của đề tài
3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực trạng công tác đào
tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18, luận văn đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công tytrong thời gian tới
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực baogồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung đào tạo nguồn nhân lực và các nhân
tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
- Nghiên cứu công tác đào tạo nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp vàrút ra bài học cho công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư
và Xây dựng số 18
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công
ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 từ 2019 - 2021, làm rõ những kết quả đạtđược, những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực
tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 trong thời gian tới.
3.3 Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu
+ Tại sao công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư vàXây dựng số 18 hiện nay chưa đạt hiệu quả?
+ Làm thế nào để công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phầnĐầu tư và Xây dựng số 18 đạt hiệu quả cao?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 164.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo nguồn nhân lực tạiCông ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hệ thống các hoạt động trong công
tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty, kết quả đã đạt được, những tồn tại vànguyên nhân chủ yếu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạonguồn nhân lực của Công ty trong thời gian tới
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác đào tạo nguồn nhân lực tại
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác đào tạo nguồn nhân lực tại
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 trong thời gian từ năm 2019 đến
năm 2021, đề xuất các giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Thông tin thứ cấp có liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực đượcthu thập qua các số liệu thống kê hàng năm từ 2019 – 2021 của Công ty; qua tạpchí ngành, thời báo kinh tế, báo điện tử, kết quả nghiên cứu của một số côngtrình tiến sỹ, thạc sỹ và các báo cáo khoa học có liên quan
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp điều trachọn mẫu dùng dể thu thập thông tin ban đầu về công tác đào tạo nguồn nhân lực
tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 từ 01/01/2021 đến 31/12/2021.
Cuộc điều tra chọn mẫu tuy chỉ tiến hành trên phạm vi nhỏ cán bộ côngnhân viên của Công ty nhưng với cỡ mẫu đủ lớn và được tổ chức một cáchkhoa học, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu xây dựng phương án, xácđịnh cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu, lấy mẫu, tổ chức điều tra ghi phiếu tạiđịa bàn đến khâu xử lý thô, mã hóa phiếu điều tra và xử lý tổng hợp thì kết
Trang 17xác của thông tin thu thập đươc.
5.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp các tài liệu sơ cấp đã thuthập được từ kết quả điều tra với hệ thống chỉ tiêu, bảng tổng hợp và qui trìnhtổng hợp thống kê két quả điều tra
5.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp hệ
thống, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả và các phương
pháp đánh giá thống kê để tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được từ cácbáo cáo thống kê có liên quan để đánh giá tổng hợp thực trạng công tác đào tạonguồn nhân lực của Công ty
Kết quả xử lý, tổng hợp các tài liệu sơ cấp đã thu thập được tử kết quảđiều tra mẫu sẽ được dùng để bổ sung và làm rõ thêm các nhận định, đánh giá (cả
về định tính và định lượng) đã được nêu từ việc sử dụng các phương pháp đánhgiá, phân tích tổng hợp thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty
- Đề tài sử dụng kết quả phân tích các thông tin sơ cấp, thứ cấp và các tàiliệu tổng hợp có liên quan để làm căn cứ thực tiễn đi sâu nghiên cứu, đề xuất hệthống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty
Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 trong những năm tới.
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nguồn nhân lựctrong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổphần Đầu tư và Xây dựng số 18
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lựctại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nguồn lực con người làquý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tàichính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao,tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huybởi nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại” (Văn kiện Hộinghị Lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, 1997, tr.11)
Tiếp cận quản trị hiện đại thường gắn nhân lực với khái niệm “nguồn nhânlực” Nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản của các doanh nghiệp cũng như cácquốc gia, là tổng thể tiềm năng lao động của con người Theo Begg, Fircher vàDornbusch, khác với nguồn lực vật chất khác, nhân lực được hiểu là toàn bộ trình
độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năngđem lại thu nhập trong tương lai Giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực
là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai Tuynhiên, khác với các nguồn lực vật chất khác, nhân lực là con người lao động cónhân cách (có trí thức, kỹ năng nghề nghiệp và hoạt động xã hội, có các phẩmchất tâm lý như động cơ, thái độ ứng xử với các tình huống trong cuộc sống), cókhả năng tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp và vốn sống
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lànhnghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tếhoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”
Như vậy, các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơnthuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể
Trang 19chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia đượcđem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.
Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chấtlượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chấtđạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và
sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội
1.1.1.2 Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực
Có nhiều tài liệu đã đề cập đến khái niệm về đào tạo như:
Theo Giáo trình Quản trị nhân lực có nêu: “Đào tạo (hay còn được gọi làđào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người laođộng có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Đó chính
là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc củamình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ kỹ năng của người laođộng để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.” (Nguyễn Vân Điềm,Nguyễn Ngọc Quân, năm 2007, tr.153)
Theo Giáo trình Quản trị nhân sự có đưa ra: “Đào tạo bao gồm các hoạtđộng nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của một cá nhân đối vớicông việc hiện hành.” (Nguyễn Hữu Thân, năm 2019, tr.285)
Theo Quản trị nguồn nhân lực lại chỉ ra: “Đào tạo là bất cứ nỗ lực nào đểcải thiện kết quả của nhân viên, dựa trên công việc hiện nay họ đang nắm giữhoặc công việc nào có liên quan.” (Hương Huy, năm 2016, tr.63)
Theo Quản trị nguồn nhân lực của George T Milkovich và JohnW.Boudreau: “Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tíchlũy các kỹ năng, những quy tắc, khái niệm hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốthơn giữa những đặc điểm của công nhân viên và những yêu cầu của công việc.”(George T Milkovich và John W.Boudreau, năm 2021, tr.375)
Như vậy các tài liệu đều đưa ra quan điểm thống nhất rằng: đào tạo lànhững hoạt động học tập nhằm nâng cao hiệu quả cho công việc hiện tại củangười lao động
Trang 201.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực trong phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mục tiêu chung của việc đào tạo nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đanguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp, thông quaviệc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệpcủa mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn,động cơ làm việc tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ trongtương lai
Đào tạo có tác dụng và ý nghĩa đối với cả doanh nghiệp và đối với ngườilao động
1.1.2.1 Đối với người lao động
Nhờ có đào tạo, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc lao động sẽtăng, từ đó, người lao động được hưởng thù lao lao động cao hơn và có uy tínhơn trong mắt đồng nghiệp
Hơn nữa, đào tạo làm cho mức độ hài lòng của người lao động đối vớicông việc sẽ tăng lên, người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp hơn
Thông qua đào tạo, người lao động sẽ có tính chuyên nghiệp cao hơn, nhucầu và nguyện vọng phát triển của họ sẽ được đáp ứng tốt hơn
Ngoài ra, đào tạo sẽ tạo ra được sự thích ứng của người lao động đối vớicông việc hiện tại cũng như trong tương lai, tạo cho họ có cách nhìn, cách tư duymới trong công việc, nâng cao tính sáng tạo của họ đối với công việc
Nói cách khác, đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo “ thươnghiệu cá nhân” cho người lao động Giúp họ có chỗ đứng và vị thế vững chắc trênthị trường lao động với mức giá công lao động cao
1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp
Đào tạo giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Nhờ đó, doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm, khả năng bán hàng hóa vàdịch vụ sẽ tốt hơn, thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ được mở rộng và doanhnghiệp có nhiều cơ hội để nâng cao lợi nhuận
Trang 21Hơn nữa, thông qua đào tạo, người lao động sẽ tiến hành công việc mộtcách độc lập và tự giác hơn, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí lao độngcho giám sát quá trình làm việc của người lao động
Ngoài ra, nhờ có đào tạo, tổ chức sẽ duy trì và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của mình, sẽ có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụcao Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được tính ổn định và năng độngtrong các hoạt động của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào trong hoạt động của tổ chức
Và cuối cùng, một vai trò không thể phủ nhận của đào tạo đối với doanhnghiệp là nhờ có đào tạo, doanh nghiệp có thể tạo ra được đội ngũ nhân viên giỏi,duy trì đội ngũ nhân viên đó và thu hút được nhân viên giỏi đến với doanhnghiệp, nhờ đó có thể tạo lợi thế cạnh tranh
1.1.3 Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp gồm các đặc điểmsau: con người hoàn toàn có năng lực để phát triển, mỗi người đều có giá trịriêng, lợi ích của người lao động và lợi ích của tổ chức có thể kết hợp được vớinhau, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo người lao động là một sự đầu tư sinhlợi đáng kể
Một là, con người hoàn toàn có năng lực để phát triển Do đó, mọi ngườitrong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng thường xuyên pháttriển như sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Hai là, mỗi người đều có giá trị riêng Vì vậy, mỗi người là một con người
cụ thể, khác với những người khác và đều có khả năng đóng góp những sángkiến
Ba là, lợi ích của người lao động và lợi ích của tổ chức có thể kết hợpđược với nhau vì vậy phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm:
- Động viên, khuyến khích mọi thành viên cố gắng tăng cường sự đónggóp của họ cho tổ chức
- Thu hút và sử dụng tốt những người có đủ năng lực và trình độ
Trang 22- Đạt được những giá trị lớn nhất, thông qua những sản phẩm của ngườilao động làm ra để bù lại những chi phí bỏ ra cho đào tạo và phát triển họ.
Mặt khác, những mong đợi của người lao động qua đào tạo và phát triểnlà:
- Ổn định để phát triển
- Có những cơ hội thăng tiến
- Có những vị trí làm việc thuận lợi để đóng góp, cống hiến được nhiềunhất
- Được cung cấp những thông tin về đào tạo có liên quan đến họ
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo người lao động là một sự đầu
tư sinh lợi đáng kể, vì đó là những phương tiện để đạt được sự phát triển tổ chức
có hiệu quả nhất
1.1.4 Nội dung công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.1.4.1 Xác định nhu cầu đào tạo
Bước đầu tiên của một tiến trình đào tạo là xác định được một cách chínhxác nhu cầu nhân lực cần phải được đào tạo Việc xác định nhu cầu đào tạonguồn nhân lực là nhân tố liên quan và quyết định trực tiếp đến việc thực hiệncác bước tiếp theo của một tiến trình đào tạo Nhu cầu đào tạo thường được xácđịnh từ các kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty và kế hoạch nguồn nhânlực, dựa vào đó mà xác định nhu cầu đào tạo cho Công ty mình đáp ứng yêu cầucông việc và thực hiện được kế hoạch đặt ra
- Xác định nhu cầu đào tạo để lập kế hoạch đào tạo
- Xuất phát từ yêu cầu của công việc
- Xuất phát từ chất lượng của người lao động
- Xuất phát từ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và từng bộ phậnNhu cầu công tác đào tạo thường xác định từ các đối tượng sau:
Yêu cầu của công việc:
Phân tích công việc: là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá nhữngthông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm
Trang 23công việc gì, có kỹ năng, trình độ như thế nào? Phân tích công việc giúp doanhnghiệp biết với công việc đó cần người lao động có trình độ như thế nào để tổchức đào tạo, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đó của công việc.
Đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động: Mục đích củađánh giá thực hiện công việc của người lao động là để doanh nghiệp có thể biếtđược ai là người thực sự cần được đào tạo và có nhu cầu đào tạo Kết quả tìnhhình thực hiện công việc của người lao động có thể tìm hiểu thông qua tổng kếtcuối kỳ hoặc thông qua việc đánh giá nhu cầu đào tạo của các kỳ trước để cónhững thông tin có ích giúp cho việc phân bố chi phí đào tạo có hiệu quả, đưa rađược những phương pháp đào tạo thích hợp
Tuyển dụng nhân lực: xem tổ chức gồm những phòng ban nào, các bộphận nào , trong mỗi phòng ban đó có bao nhiêu người, cần tuyển thêm baonhiêu người, nguồn để tuyển thêm và lập kế hoạch tuyển dụng cụ thể để cho côngviệc được đảm bảo
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực: doanh nghiệp nên sự báo được những thayđổi trong tương lai liên quan đến sự phát triển kỹ năng và trình độ của người laođộng như sự thay đổi của dây chuyền công nghệ, sự thay thế thiết bị cũ bằngnhững thiết bị mới, sự thay đổi cơ cấu tổ chức,… để xem nhu cầu đào tạo nguồnnhân lực cho phù hợp
Từ sự phân tích trên, chúng ta sẽ các định được: Cần dạy kiến thức, kỹnăng gì? Cho loại lao động nào? Cần phải đào tạo khi nào? Bao nhiêu lâu? Lựachọn đúng được đối tượng đào tạo
Nhu cầu cá nhân người lao động:
Con người với tư cách là một sinh vật cấp cao có suy nghĩ, có yếu tố tâmsinh lý đòi hỏi phải có và được thoả mãn những nhu cầu cần thiết để tồn tại vàphát triển Ngoài những nhu cầu như ăn mặc, ở,… con người còn có những nhucầu về mặt tinh thần, vật chất khác Theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì nhucầu thành đạt là cao nhất, có thể giải thích rằng con người khi đã thoả mãn nhucầu thiết yếu thì nhu cầu được người ta tôn trọng, có vị thế xã hội là cần thiết và
Trang 24vì vậy nhu cầu được đào tạo chính mình là nhu cầu thiết yếu không thể thiếuđược trong hệ thống các nhu cầu của con người.
Việc phân tích này chú trọng đến năng lực và đặc tính cá nhân của nhânviên được sử dụng để xác định người cần thiết và đủ điều kiện để đào tạo và những
kỹ năng, kiến thức cần thiết được chú trọng đào tạo trong quá trình đào tạo
Nội dung chủ yếu của phân tích các nhân gồm: phân tích hồ sơ cá nhân đẻlấy những thông tin và trình độ, năng lực, kĩ năng của họ để xem xem họ có đảmbảo được những yêu cầu tối thiểu của công việc hay không Tiếp đến là phântích kết quả thực hiện công việc để xem mức độ hoàn thành công việc của họ,những kiến thức kỹ năng nào còn thiếu? cần bổ sung những kiến thức kỹ năngnào cho họ
Nhu cầu của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tiến hành đào tạo nguồn nhân lực của mình nhằm:
- Để bù đắp những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống Sự bù đắp và bổ sung nàydiễn ra thường xuyên nhằm làm cho doanh nghiệp hoạt động liên tục
- Để chuẩn bị cho ngưỡng người lao động thực hiện được trách nhiệm vànhiệm vụ mới do có sự thay đôỉ trong mục tiêu, cơ cấu , những thay đổi về luậtpháp, chính sách kỹ thuật công nghệ mới
- Để phát huy khả năng của người lao động
Ta phải xác định xem trình độ phát triển của doanh nghiệp: mục tiêu pháttriển của doanh nghiệp trong tương lai, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệptrong một khoảng thời gian nhất định Ví dụ: căn cứ vao kết quả của công táctuyển chọn chỉ ra rằng phải đào tạo nhân viên mới ngay hay không Hay, thôngqua việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho ta biếtcác thông số về sản lượng, chất lượng công việc và sản phẩm, tình hình nghỉviệc, bỏ việc, tai nạn lao động trong doanh nghiệp…Từ đó, cho ta thấy cái nhìntoàn cảnh của doanh nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó cải thiện bằngđào tạo Cuối cùng, phân tích khả năng và trình độ của các cán bộ làm công tácđào tạo trong doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực tài chính,…sẽ
Trang 251.1.4.2 Xác định mục tiêu đào tạo
Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc sử dụng tối đa nguồn lực hiện có vàđúng chuyên môn nghiệp vụ của người lao động là mục tiêu hàng đầu của việc
bố trí và sử dụng nguồn nhân lực Xác định mục tiêu đào tạo của chương trìnhđào tạo thực chất là xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo Cụthể:
- Những kỹ năng cụ thể cần đào tạo, trình độ kỹ năng có được sau đào tạo
- Số lượng và cơ cấu học viên
- Thời gian đào tạo
Sử dụng tối đa nguồn nhân lực là mục đích chính của đào tạo nguồn nhânlực Đào tạo người lao động là để chuẩn bị cho con người thực hiện chức năng,nhiệm vụ một cách tự giác và tốt hơn và có những am hiểu hơn về công việc củahọ; phát triển một thái độ hợp tác, tự nguyện giữa những người lao động và bộphận quản lý Nó cũng phát triển những kỹ năng và những hiểu biết nhất địnhtrong quản lý để có thể đảm bảo một sự hợp tác đầy đủ từ mỗi bộ phận khác nhau
và các cấp dưới của họ
Mục tiêu cuối cùng của đào tạo nguồn nhân lực là đạt được hiệu quả caonhất về tổ chức Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định
sự thành đạt của tổ chức, nó gồm có các mục tiêu cơ bản sau:
Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thựchiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên nhậncông việc quá mới
Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể ápdụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp
Tránh tình trạng quản lý lỗi thời Các nhà quản trị càn áp dụng các phươngpháp quản lý sao cho phù hợp được với những thay đổi về quy trình công nghệ,
kỹ thuật và môi trường kinh doanh
Trang 26Giải quyết các vấn đề tổ chức Đào tạo có thể giúp các nhà quản trị giảiquyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa công đoàn vớicác nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanhnghiệp có hiệu quả.
Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới Nhân viên mới thường gặpnhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanhnghiệp, các chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họmau chóng thích ứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận Đào tạo giúp chonhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thếcho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết
Thoả mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên Được trang bị những kỹ năngchuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạtđược nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính tháchthức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn
Do đó mục tiêu đào tạo cần chú ý: Rõ ràng, cụ thể, đo lường được, đạt đếnđược, trong thời gian hữu hạn Chẳng hạn, sau khóa đào tạo người học sẽ biếtđược gì, làm được gì, đạt được mức độ ra sao?
1.1.4.3 Xác định đối tượng đào tạo
- Căn cứ vào yêu cầu tính chất công việc của người lao động
- Căn cứ vào kết quả đánh giá nhân lực về năng lực chuyên môn, kinhnghiệm, kỹ năng và kết quả công việc của họ
Việc lựa chọn đúng đối tượng đào tạo để đảm bảo đào tạo đúng người,đúng khả năng và nguyện vọng của họ, tránh tình trạng nhầm lẫn gây lãng phíthời gian và tiền bạc Để xác định được đúng đối tượng đào tạo người xây dựngchương trình đào tạo phải trao đổi với những người lãnh đạo bộ phận, trưởngcác phòng ban để biết được thực trạng thực hiện công việc, khả năng, mức độhoàn thành công việc, triển vọng nghề nghiệp và xem lại tác dụng của cácchương trình đào tạo trước Việc xác định đối tượng đào tạo cần căn cứ vào một
Trang 27- Phải xuất phát từ yêu cầu công việc mà đối tượng đó đang hoặc sẽ đảmnhiệm trong tương lai.
- Đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có đủ trình độ, kinh nghiệm,
kỹ năng cần thiết phù hợp với tính chất và nội dung của khóa học để đảm bảokết quả
- Phải xem xét nguyện vọng cá nhân của người học vì đây là động lựcquan trọng để học viên thu được kết quả cao trong học tập
Lựa chọn đối tượng đào tạo phải đảm bảo tính công bằng, hiệu quả, kịpthời đối với người lao động, đối với yêu cầu của công việc Điều này có nghĩa lànghiên cứu nhu cầu và động cơ muốn tham gia chương trình đào tạo của họ cóchính đáng không, doanh nghiệp có đáp ứng được không Dự báo triển vọngnghề nghiệp xem họ có thể tiến xa trong công tác không Nghiên cứu tác dụngcủa chương trình đào tạo xem phù hợp với người lao động nào Cuối cùng khi lựachọn đối tượng đào tạo phải quan tâm đến tuổi tác, đặc điểm sinh lý, sự khác biệt
cá nhân khác của người lao động
1.1.4.4 Xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
* Nội dung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy,qua đó cho thấy những kiến thức, kỹ năng nào cần được giảng dạy và giảng dạytrong thời gian bao lâu Dựa vào nhu cầu và mục tiêu đào tạo đã được xác định
để thiết kế chương trình đào tạo cho phù hợp
Các chương trình đào tạo được xây dựng theo các nội dung gắn vớichuyên ngành, mức độ chuyên sâu sẽ được xây dựng dựa trên đối tượng đào tạo.Nội dung của từng chương trình học sẽ được thiết kế bởi các chuyên gia thuộcchuyên ngành chuyên sâu lĩnh vực đào tạo Nguyên tắc là phải sát và phù hợp vớiyêu cầu và mục tiêu đào tạo, tập trung vào các kiến thức, kỹ năng cần thiết phục
vụ theo yêu cầu công việc cho hiện tại và tương lai, tránh tình trạng dàn trải, hờihợt, không sâu, thiếu tính thực tế, vừa gây lãng phí thời gian và tiền của, côngsức mà hiệu quả không cao
Trang 28Để có thể thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhất với thực tếdoanh nghiệp, có thể kết hợp giữa giáo viên thuê ngoài và những CBCNV cókinh nghiệm làm việc lâu năm trong doanh nghiệp Việc kết hợp này cho phépngười học tiếp cận với kiến thức mới, đồng thời không xa rời với thực tiễn tạidoanh nghiệp Khi tiến hành lựa chọn giáo viên, cần lưu ý đến yêu cầu quantrọng đối với giáo viên là các giáo viên phải được tập huấn để nắm vững mụctiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo).
Trong khi xây dựng nội dung các chương trình đào tạo, sẽ đồng thời xácđịnh các hình thức đào tạo phù hợp với các nội dung phù hợp với đối tượng thamgia Nội dung đào tạo phải gắn với thời gian của khóa học đào tạo để chươngtrình đào tạo đạt được hiệu quả theo từng đối tượng đào tạo Trên cơ sở các đềcương chi tiết của từng chương trình đào tạo, tiến hành biên soạn và chuẩn bị tàiliệu Tài liệu biên soạn không những phải phù hợp với nội dung cần đào tạo màcòn phải phù hợp với trình độ và điều kiện của người đi học để đảm bảo thông tintruyền đạt với hiệu quả cao nhất
Với chương trình đào tạo nhân lực mới: Tuyển dụng thông thường các
kiến thức và kỹ năng chung sẽ được đưa vào chương trình đào tạo chung, còn cáckiến thức và kỹ năng đặc thù theo nghề và theo từng chức danh công việc do bộphận có tuyển dụng lao động trực tiếp thực hiện
- Chương trình đào tạo chung do tổ chức thực hiện Tổ chức sẽ mở lớpđào tạo dành riêng cho tất cả các nhân viên mới Giảng viên cho các lớp nàyđược chọn từ tổ chức Địa điểm đào tạo được mở ngay tại tổ chức
- Việc đào tạo riêng cho từng chức danh do bộ phận phụ trách chức danh
đó thực hiện, chủ yếu dưới hình thức kèm cặp và chỉ dẫn công việc
Với chương trình đào tạo nhân lực theo hình thức đào tạo trong công việc với nhân lực trong hợp đồng lao động:
- Thứ nhất, phân nhóm các kiến thức, kỹ năng cần đào tạo Lập ra mộtdanh sách những người cần đào chung một loại kiến thức và kỹ năng
Trang 29- Thứ hai, xác định phương án tập hợp các kiến thức, kỹ năng cần đào tạovào chung một chương trình đào tạo để tổ chức lớp Những kiến thức, kỹ năngđược lựa chọn ghép chung vào một chương trình đào tạo là: Những kiến thức và
kỹ năng có liên quan chặt chẽ với nhau để tạo sự logic của chương trình đào tạo;Đảm bảo đủ số người cần đào tạo nằm trong khoảng thời gian cho phép Trongtrường hợp không tập hợp đủ số người để tổ chức lớp học, có thể kết hợp với các
tổ chức khác để mở lớp học hoặc gửi đi đào tạo ở các cơ sở đào tạo
* Xác định phương pháp đào tạo
Theo nghiên cứu và thực tế cho thấy có rất nhiều phương pháp để đào tạonguồn nhân lực Mỗi phương pháp có cách thức thực hiện và ưu nhược điểmkhác nhau, vì vậy mỗi tổ chức cần lựa chọn cho mình phương pháp đào tạo phùhợp nhất cả về mục tiêu, kế hoạch phát triển của tổ chức, điều kiện về tài chính,tính chất công việc, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm cơ cấu nguồn nhânlực… Thông thường có hai hình thức đào tạo chủ yếu sau đây
Một là, Đào tạo trong công việc
Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làmviệc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết chocông việc thông qua thực tế thực hiện công việc & thường là dưới sự hướng dẫncủa những người lao động lành nghề hơn Bao gồm:
Thứ nhất, đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Đây là phương pháp phổ
biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sảnxuất & kể cả một số công việc quản lý Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giớithiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theotừng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi & làm thử cho tới khi thành thạodưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy
Trang 30Thứ hai, đào tạo theo kiểu học nghề: Trong phương pháp này, chương
trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết ở trên lớp, sau đó các học viên đượcđưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vàinăm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất
cả các kỹ năng của nghề Phương pháp này dùng để dạy một nghề hoàn chỉnhcho công nhân Các phương pháp này thực chất là sự kèm cặp của công nhânlành nghề đối với người học & là phương pháp thông dụng ở Việt Nam
Thứ ba, kèm cặp & chỉ bảo: Phương pháp này thường dùng để giúp cho
các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹnăng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sựkèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn Có ba cách để kèm cặp là:
- Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp
- Kèm cặp bởi một cố vấn
- Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn
Thứ tư, luân chuyển và thuyên chuyển công việc: Luân chuyển và thuyên
chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sangcông việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiềulĩnh vực khác nhau trong tổ chức Những kinh nghiệm và kiến thức thu được quaquá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơntrong tương lai Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo ba cách:
- Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phậnkhác nhau trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ
- Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vựcchuyên môn của họ
- Người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộmột nghề chuyên môn
Hai là, Đào tạo ngoài công việc
Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học táchkhỏi sự thực hiện các công việc thực tế Bao gồm:
Trang 31Thứ nhất, tổ chức các lớp cạnh đơn vị, tổ chức: Đối với những nghề tương
đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù, thì việc đào tạo bằng kèm cặpkhông đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng & chất lượng Các doanh nghiệp cóthể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho họctập Trong phương pháp này chương trình đào tạo gồm 2 phần: lý thuyết và thựchành Phần lý thuyết được giảng tập trung do các cán bộ chuyên môn phụ trách.Còn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặccông nhân lành nghề hướng dẫn Phương pháp này giúp cho học viên học tập có
hệ thống hơn
Thứ hai, cử đi học ở các trường chính quy: Các đơn vị, tổ chức cũng có
thể cử người lao động đến học tập ở các trường dạy nghề hoặc quản lý do các bộ,ngành hoặc do trung ương tổ chức Trong phương pháp này, người học sẽ đượctrang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành Tuynhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian & kinh phí đào tạo
Thứ ba, các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo: Các buổi giảng bài
hay hội nghị có thể được tổ chức tại cơ quan, đơn vị hoặc ở một hội nghị bênngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác.Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướngdẫn của người lãnh đạo nhóm & qua đó, họ học được các kiến thức kinh nghiệmcần thiết
Thứ tư, đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính:
Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại ngày nay mà nhiều công ty, tổchức ở nhiều nước đang sử dụng rộng rãi Trong phương pháp này, các chươngtrình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, người học chỉ việc thựchiện theo các hướng dẫn của máy tính, phương pháp này có thể sử dụng để đàotạo rất nhiều kỹ năng mà không cần có người dạy
Trang 32Thứ năm, đào tạo theo phương thức từ xa: Đào tạo từ xa là phương thức
đào tạo mà giữa người dạy & người học không trực tiếp gặp nhau tại một địađiểm và cùng thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian Phươngtiện trung gian này có thể là sách, tài liệu học tập, băng hình, băng tiếng, đĩa CD
& VCD, Internet (Video – Conferencing) Cùng với sự phát triển của khoa họccông nghệ thông tin các phương tiện trung gian ngày càng đa dạng Phương thứcđào tạo này có ưu điểm nổi bật là người học có thể chủ động bố trí thời gian họctập phù hợp với kế hoạch của cá nhân; người học ở các địa điểm xa trung tâmđào tạo vẫn có thể tham gia được những khóa học, chương trình đào tạo có chấtlượng cao Tuy nhiên, hình thức đào tạo này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải cótính chuyên môn hóa cao, chuẩn bị bài giảng và chương trình đào tạo phải có sựđầu tư lớn
Thứ sáu, đào tạo trong phòng thí nghiệm: Phương pháp này bao gồm các
cuộc hội thảo học tập, trong đó sử dụng các kỹ thuật như: bài tập tình huống,diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý hoặc là các bài tập giải quyếtvấn đề Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay, nhằm giúp cho người học thựctập, giải quyết các tình huống giống như trên thực tế
Thứ bảy, mô hình hóa hành vi: Đó cũng là phương pháp diễn kịch nhưng
các vở kịch được thiết kế sẵn để mô hình hóa các hành vi hợp lý trong các tìnhhuống đặc biệt
Thứ tám, đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ: Đây là một kiểu bài tập,
trong đó người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, cáctường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khác mà một ngườiquản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc, và họ có trách nhiệm phải sử
lý nhanh chóng và đúng đắn Phương pháp này giúp ccho người quản lý học tậpcách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày
1.1.4.5 Dự tính về chi phí đào tạo
Trang 33Chi phí cho đào tạo đó là khoản chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quanđến chương trình đào tạo Bao gồm chi phí cho người giảng dạy, chi phí chongười học, chi phí mua sắm các dụng cụ, trang thiết bị học tập và dự trù thêmkhoản chi phí có thể phát sinh bất ngờ So sánh xem chi phí này có cân đối vớinguồn kinh phí được cấp không, nếu không phải cân đối, bố trí sắp xếp lại chophù hợp nếu thiếu phải tìm cách khắc phục ngay từ ban đầu.
Muốn đào tạo nguồn nhân lực tổ chức cần phải xác định rõ nguồn ngânsách dành cho đào tạo lấy từ đâu Chi phí thực tế cho đào tạo không phải chỉ cóchi phí về tài chính mà còn cả những chi phí cơ hội nữa Tuy nhiên, vì con số củanhững chi phí cơ hội là khó xác định và cách này sẽ không hoàn toàn thực tế đốivơí một doanh nghiệp kinh doanh muốn làm rõ những chi phí về đào tạo Chi phícho đào tạo bao gồm:
- Chi phí cho học tập: chi phí phải trả cho quá trình học tập của học viên:tiền lương trả cho người lao động khi học việc, chi phí trang thiết bị phục vụ choviệc đào tạo, kết quả kinh doanh bị giảm sút trong quá trình học tập người đàotạo làm không đúng
- Chi phí cho đào tạo: bao gồm tiền lương những ngươi quản lý trong thờigian họ quản lý bộ phận học việc, tiền thù lao cho người trực tiếp tham gia huấnluyện, những chi phí bất biến và khả biến của một trung tam đào tạo và nhữngkhoản cần phải trả cho những tổ chức, bộ phận bên ngoài khác có liên quan
Cần phải dự tính được các loại chi phí này để từ đó chúng ta mới có thểquản lý một cách chặt chẽ và phân bổ kinh phí sao cho có hiệu quả
1.1.4.6 Lựa chọn giáo viên đào tạo
Đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đào tạo NNL Chấtlượng NNL được đánh giá theo các tiêu chí về trình độ và phẩm chất, hai mặt nàyphải luôn tồn tại song song với nhau
Doanh nghiệp có thể lựa chọn giáo viên theo hai phương án:
- Lựa chọn những người quản lý có kinh nghiệm trong doanh nghiệp thamgia giảng dạy Phương án này vừa tiếc kiệm chi phí vừa cung cấp cho học việnnhững kỹ năng thực hiện công việc có tính sát với thực tế của doanh nghiệp Tuy
Trang 34nhiên cũng còn những hạn chế như: Khó cập nhật những thông tin, kiến thức mớiđồng thời có thể ảnh hưởng đến công việc mà người được chọn làm giáo viênđảm nhiệm.
- Lựa chọn giáo viên từ cơ sở đào tạo bên ngoài (giảng viên của cáctrường đại học, trung tâm đào tạo…) Theo phương án này có thể cung cấpnhững kiến thức, những thông tin cập nhật theo kịp được tiến bộ của ngành nghề.Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là khả năng thực hiện thấp, không sátthực với doanh nghiệp, chi phí cao Ngoài ra đội ngũ giáo viên thuê ngoài không
am hiểu rõ tình hình công ty, đối tượng giảng dạy dẫn đến tốn kém thời gian vàchi phí
Mỗi nguồn giáo viên có ưu nhược điểm riêng, để nâng cao chất lượnggiáo viên và thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhất với thực tế tạidoanh nghiệp, có thể kết hợp giữa giáo viên bên ngoài và các cán bộ kiêmnghiệm trong doanh nghiệp Việc kết hợp này nhằm khắc phục nhược điểm giữagiáo viên kiêm nhiệm và giáo viên các trường đào tạo, đồng thời cũng phát triểnnhững ưu điểm của chúng Cụ thể là người lao động tiếp nhận với những kiếnthức mới mà không xa rời với thực tiễn của doanh nghiệp
Trang 351.1.4.7 Đánh giá kết quả đào tạo
Sau khi kết thúc mỗi khoá học, cần đánh giá kết quả mà chương trình đàotạo đã đạt được cả về mặt số lượng lẫn chất lượng Tiêu chuẩn để đánh giá hiệuquả của chương trình đào tạo là: về chi phí đào tạo, về thời gian đào tạo, về chấtlượng học viên, về kết quả kinh tế đạt được qua các năm Tất cả có đúng như kếhoạch đã đặt ra không, có đáp ứng được yêu cầu mà tổ chức đã đề ra không
Để đánh giá chính xác hiệu quả của chương trình đào tạo, phải thu thậpđầy đủ thông tin trong tiến trình đào tạo, thông tin về ý thức học tập, giảng dạy,kết quả của học viên, cũng như kết quả lao động ở nơi làm việc Có những kếtquả thấy ngay được nhưng cũng có kết quả phải qua một thời gian dài mới thấyđược kết quả Tóm lại cần phải đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo một cáchnghiêm túc để rút ra những kinh nghiệm cho chương trình đào tạo sau thực hiện
có hiệu quả cao hơn
Phương pháp đánh giá:
- Hình thức:
+ Qua kiểm tra thi cử về lý thuyết
+ Thực hành
- Đo lường kết quả theo định kỳ bằng cách cho điểm và theo thang điểm
- Đánh giá qua nhà quản lý ở các cấp sử dụng nhân lực sau đào tạo
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực
1.1.5.1 Các nhân tố bên ngoài
- Tình trạng nền kinh tế:
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đixuống, các công ty một mặt cần phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, mộtmặt phải giảm chi phí lao động Công ty phải quyết định giảm giờ làm việc, chonhân viên nghỉ tạm, cho nghỉ việc hoặc cho giảm phúc lợi Ngược lại khi kinh tếphát triển và có chiều hướng ổn định, công ty lại có nhu cầu phát triển lao độngmới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên Việc mởrộng này đòi hỏi công ty phải tuyển thêm người có trình độ, đòi hỏi phải tănglương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc
Trang 36- Chính trị - pháp luật:
Luật lao động của nước ta đã được ban hành và áp dụng Chúng ta cũng cóluật lao động đối với nhân viên Việt Nam làm trong các doanh nghiệp đầu tư,liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài Rõ ràng là luật lệ của Nhà nước ảnhhưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp Các công ty khôngcòn được tự do muốn làm gì thì làm nữa Hệ thống pháp luật buộc các doanhnghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và môi trường sinhthái
- Văn hóa xã hội:
Văn hóa xã hội của một nước ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhânlực Trong một nền văn hóa xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hộikhông theo kịp với đà phát triển của thời đại, rõ ràng nó kìm hãm, không cungcấp nhân tài cho các tổ chức Tại Việt Nam, nhiều gia đình còn nặng về phongkiến, người chủ gia đình – thường là người đàn ông – hầu như quyết định mọiviệc và người phụ nữ thường là người thụ động chấp nhận Điều này đưa đến hậuquả là bầu không khí văn hóa công ty cũng khó lòng năng động được Chínhcung cách văn hóa tại các gia đình dẫn đến sự thụ động trong các công sở củaViệt Nam Việt Nam đang trong thời kỳ “Dân Số Vàng” có lứa tuổi lao động trẻrất có lợi cho đào tạo nhân lực của doanh nghiệp Trình độ dân trí nâng cao là cơhội cho người lao động tiếp thu kiến thức
Trang 37làm việc với mình, phải cải tiến môi trường làm việc và cải tiến các chế độ phúclợi nếu không sẽ rất dễ mất nhân tài Sự ra đi của nhân viên không chỉ thuần túy
là vấn đề lương bổng, phúc lợi mà tổng hợp của rất nhiều vấn đề Do đó để duytrì và phát triển nhân viên nhà quản trị phải biết quản trị một cách có hiệu quả
- Khách hàng:
Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp Khách hàng mua sản phẩmhoặc dịch vụ của công ty là một phần của môi trường bên ngoài Doanh số là mộtyếu tố quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp Do đó các cấp quảntrị phải bảo đảm rằng nhân viên của mình sản xuất ra các mặt hàng hoặc dịch vụphù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Chất lượng của hàng hóa haydịch vụ rất quan trọng đối với khách hàng Do đó nhà quản trị phải làm cho nhânviên của mình hiểu được rằng không có khách hàng là không còn doanh nghiệp
và họ không còn cơ hội làm việc nữa Hoặc họ phải hiểu rằng doanh thu của công
ty ảnh hưởng đến tiền lương của họ Tóm lại khách hàng là trọng tâm của mọihoạt động sản xuất kinh doanh và các nhà quản trị phải làm sao cho nguồn nhânlực của mình thỏa mãn khách hàng
- Khoa học kỹ thuật:
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghiệp Để đủ sức cạnhtranh trên thị trường, các công ty tại Việt Nam nhất là tại TP.Hà Nội đã phải cảitiến kỹ thuật, cải tiến khoa học kỹ thuật và thiết bị Sự thay đổi này ảnh hưởng rấtlớn đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp Trong vài thập niên sắp tới, lĩnh vựcnhiều thách đố nhất đối với nhà quản trị là việc đào tạo huấn luyện nhân viên củamình theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại và caocấp Sự thay đổi khoa học kỹ thuật này đòi hỏi phải có thêm nhân viên mới cókhả năng và việc tuyển mộ những người này không phải là chuyện dễ Khi khoahọc kỹ thuật thay đổi có một số công việc hoặc một số khả năng không còn cầnthiết nữa Do đó, công ty cần có phải đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại củamình Sự thay đổi khoa học kỹ thuật cũng đồng nghĩa với sự kiện là chỉ cần ítngười hơn mà vẫn sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự nhưng chất lượng hơn.Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa
Trang 381.1.5.2 Các nhân tố bên trong
- Sứ mạng, mục tiêu của công ty:
Mỗi công ty đều có sứ mạng và mục đích riêng của mình Mỗi cấp quảntrị đều phải hiểu rõ sứ mạng của công ty mình Trong thực tế, mỗi bộ phận phòngban đều phải có mục tiêu của bộ phận mình Mục đích hay sứ mạng của công ty
là một yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn nhưsản xuất, kinh doanh, marketing, tài chính và quản trị nguồn nhân lực Mỗi bộphận chuyên môn này phải dựa vào định hướng viễn cảnh (vision) của công ty để
đề ra mục tiêu của bộ phận mình Chẳng hạn với một công ty bao giờ cũng đi tiênphong trong việc tung sản phẩm mới ra thị trường thì rất cần bầu không khí vănhóa sáng tạo để nuôi dưỡng, thúc đẩy sáng kiến mới Do đó công ty này cần phảiđào tạo cho công nhân có kỹ năng khoa học kỹ thuật cao để nuôi dưỡng và pháttriển kỹ thuật cao Công ty nên đặt trọng tâm vào việc đào tạo và huấn luyện đểphát triển lực lượng lao động của mình Công ty phải thiết kế và đề ra các chínhsách lương bổng và tiền thưởng phù hợp để duy trì và động viên các nhân viên cónăng suất lao động nhất và có nhiều sáng kiến Ngược lại với công ty có chủtrương bảo thủ, ít dám mạo hiểm thì hầu hết các quyết định đều do cấp cao làm
ra Vì thế người có nhiều sáng kiến mới có thể không phù hợp với công ty này.Chính vì thế mà các công ty này ít chú trọng phát triển các cấp quản trị cấp thấp.Chương trình lương bổng và đãi ngộ cũng theo yêu cầu của công ty mà ra
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chính sách nội bộ của công ty:
Chính sách của công ty thường thuộc về nguồn nhân lực Các chính sáchnày là kim chỉ nam hướng dẫn, chứ không phải luật lệ cứng nhắc, do đó nó uyểnchuyển, đòi hỏi cần phải giải thích và cân nhắc Nó có một ảnh hưởng quan trọngđến cách hành xử công việc của các cấp quản trị Chẳng hạn nếu công ty có chínhsách “mở cửa” (open door) cho phép nhân viên đưa các vấn đề rắc rối lên cấp caohơn nếu không được giải quyết ở cấp trực tiếp quản lý mình Biết rằng cấp dưới
có thể đưa vấn đề lên cấp cao hơn, các cấp quản trị trực tiếp cố gắng giải quyết
Trang 39- Cổ đông, công đoàn:
Cổ đông và công đoàn cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nguồnnhân lực Cổ đông không phải là thành phần điều hành công ty nhưng lại tạo sức
ép gây ảnh hưởng trong đại hội cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, có quyền chấtvấn hội đồng quản trị hoặc các cấp lãnh đạo trong cuộc họp cuối năm tài chính.Còn công đoàn nằm bên cạnh chính quyền và cấp ủy đảng nhưng độc lập hơnnhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người lao động Vai trò của nó thường làkết hợp với chính quyền để chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên trong công
ty, được tham dự các cuộc họp liên quan đến vấn đề chia tiền lời, tiền thưởng, kỷluật, tăng lương, hạ bậc lương, sa thải và các vấn đề liên quan đến tham ô, mócngoặc
1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực
Tổng lợi ích mang lại, lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại được xác địnhbằng khoản chênh lệch giữa lợi ích hàng năm do nhân viên mang lại cho doanhnghiệp lúc trước và sau đào tạo Lợi ích nhân viên mang lại cho doanh nghiệp cóthể là năng suất lao động tăng thêm, doanh thu tăng thêm, lợi nhuận tăng thêm…
Có thể đánh giá hiệu quả đào tạo qua: Td (thời gian thu hồi chi phí đàotạo), NPV (tổng giá trị hiện thời), IRR (tỉ lệ hoàn vốn nội tại)
Thứ nhất, Thời gian thu hồi chi phí đào tạo
Trong đó:
Cd: Chi phí/1 người học, 1 khóa học
M: Giá trị thuần của người học tạo ra sau quá trình đào tạo
Td càng nhỏ thì hiệu quả đào tạo càng cao
Thứ hai, Tổng giá trị hiện thời (đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo).NPV = giá trị hiện thời của các lợi ích gia tăng do kết quả đào tạo – giá trịhiện thời của các chi phí tăng thêm do đào tạo
Áp dụng theo công thức:
T d = C d /M
NPV = S t
1 [(B t – C t )/(1 + r) t ]
Trang 40Trong đó:
Bt: Lợi ích gia tăng do kết quả đào tạo của năm thứ t
Ct: Chi phí tăng thêm do đào tạo năm thứ t
r: Lãi suất
NPV > 0: đào tạo có hiệu quả, doanh nghiệp nên áp dụng các chương trìnhđào tạo
Thứ ba, Tỉ lệ hoàn vốn nội tại
r1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 có giá trị dương gần bằng 0
r2: lãi suất chiết khấu ứng với có giá trị âm bằng 0
NPV1: tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu r1
NPV2: tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu r2
IRR cao hơn các hình thức đầu tư khác thì có thể nói doanh nghiệp đã đạthiệu quả về đào tạo và phát triển, nên tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo
Tuy nhiên, những lợi ích mà cá nhân và doanh nghiệp đạt được phải lơnhơn chi phí đầu tư cho việc đào tào mới chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện cóhiệu quả công tác đào tạo và phát triển doanh nghiệp
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm trong nước về công tác đào tạo nguồn nhân lực
1.2.1.1 Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của Công ty CP đầu tư xây dựng AC
Công ty CP đầu tư xây dựng AC chuyên xây dựng các công trình dândụng, giao thông, thủy lợi, các công trình hạ tầng và khu công nghiệp Để pháttriển bền vững lãnh đạo công ty luôn coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, coi chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thành công trong kinh doanh Đểlàm được điều này công ty coi trọng công tác tuyển dụng, đánh giá công việc xácđịnh nhu cầu, mở rộng không gian tuyển dụng, làm tốt công tác tuyển chọn Đầu
IRR = r 1 + (r 2 + r 1 ) [NPV1/(NPV1 + NPV2)