1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực hành sinh học đại cương

74 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Hành Sinh Học Đại Cương
Tác giả Nguyễn Đào Đoan Châu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Trung
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Sinh Học
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 33,64 MB

Nội dung

Khi sử dụng, vật kính dầu cần đượcnhúng trong một loại dầu đặc biệt có độ chiết quang bằng thủy tinh để quan sát được tiêu bản.. dùng giọt dầu nhỏ lên đầu vật kínhLưu ý: tăng giảm ánh sá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

BÁO CÁO THỰC HÀNH

SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

GVHD: TS.NGUYỄN THÀNH TRUNG SVTH : Nguyễn Đào Đoan Châu

LỚP : BIO 101 K2

MSSV : 29207255383

Trang 3

BÀI 1: KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH LÀM TIÊU BẢN VI HỌC

Phần 1: Cấu tạo kính hiển vi và cách sử dụng

Trang 5

+ Mâm kính để đặt tiêu bản( có bộ phận kẹp chặt tiêu bản vào mâm kính), ở giữa có 1 lỗ thủng hình tròn đểcho ánh sáng đi từ dưới lên, tiêu bản di chuyển nhờ ốc gắn dưới mâm kính.

+ Giá tụ quang nằm dưới mâm kính, để thay đổi khoảng cách giữa tụ quang và vật quan sát

+ Cần kính là chỗ cầm khi di chuyển kính, ở đầu ngang thị kính, ở giữa có gắn một đĩa xoay trên đó có gắncác vật kính có độ phóng đại khác nhau Ống kính được gắn vào đầu của cần kính, có chiều dài nhấtđịnh( 160, 179, 190mm), phía trên là thị kính

b Phần quang học

Gồm tất cả các bộ phận bằng thủy tinh: Gương, tụ quang, vật kính, thị kính

- Gương nằm ở chân kính hay thân kính, có một mặt phẳng và một mặt lõm có thể xoay theo nhiềuhướng khác nhau để hứng ánh sáng Ở các kính hiển vi hiện đại, ánh sáng được lấy trực tiếp từ bóngđèn điện gắn trong chân kính Thông qua chiết áp, người quan sát có thể điều chỉnh để có cường độánh sáng thích hợp

Trang 7

- Tụ quang là một hệ thống thấu kính dùng để hội tụ ánh sáng từ gương phản chiếu để tạo thành chùmtia sáng mạnh hơn, di chuyển lên xuống nhờ ốc chuyển Phía dưới có hệ thống chắn sáng, có cần gạt để

mở hay đóng lỗ chắn sáng giúp ta điều chỉnh nguồn ánh sáng vào nhiều hay ít Bên dưới chắn sáng cóthêm một vòng mang kính lọc sáng( kính lọc màu xanh, vàng)

- Vật kính: Là 1 bộ phận quan trọng và phức tạp nhất của kính hiển vi, bên ngoài vỏ ghi: loại vật kính,

độ phóng đại, độ mở, môi trường soi kính

Vật kính được chia thành hai loại:

+ Vật kính thường: có độ phóng đại nhỏ ( X10, X20, X40), môi trường soi kính là không khí

+ Vật kính dầu: những vật kính có độ phóng đại lớn ( X90, X100) Khi sử dụng, vật kính dầu cần đượcnhúng trong một loại dầu đặc biệt có độ chiết quang bằng thủy tinh để quan sát được tiêu bản

- Thị kính: có cấu tạo đơn giản hơn vật kính, chỉ gồm hai thấu kính có mặt lõm hướng xuống phía dưới,trên mặt ghi độ phóng đại riêng như: X10, X15

Trang 9

Kính có độ phóng đại từ x4 X40 Kính x100  Quan sát Tb và các chi tiết lớn (TB của Thực vật, ) Quan sát chi tiết lớn phải dùng giọt dầu nhỏ lên đầu vật kính

Lưu ý: tăng giảm ánh sáng tùy theo loại tiêu bản để được hình ảnh đẹp nhất

Tiêu bản nhạt màu nên chỉnh ánh sáng thấp xuống và thu màn chắn sáng nhỏ lại

- 1.3.3 Đặt tiêu bản vào mâm kính:

• Một tay mở kẹp tiêu bản, một tay cầm tiêu bản ở đầu nhãn

• Dùng điểm sáng của hộp tụ quang làm điểm chuẩn để điều chỉnh mẫu vật chính giữa vi trường

Trang 11

- 1.3.4 Quan sát:

• Đầu tiên dùng vật kính X4 luôn luôn quan sát ở độ phóng đại nhỏ trước, độ phóng đại lớn sau( x4- 10- 40- 100)

• Khi tăng vật kính giữ nguyên cao độ và vi trường không di chuyển

• Khi muốn chuyển sang quan sát vật lớn hơn cần điều chỉnh tụ quang và chắn sáng để điều chỉnh

độ sáng thích hợp Khi muốn quan sát ở vật kính lớn hơn nữa( X90, X100- vật kính dầu) cần nhỏ lên tiêu bản dầu soi kính Việc sử sụng vật kính theo thứ tự từ nhỏ tới lớn sẽ giúp cho người quan sát nhanh chóng tìm được đối tượng nghiên cứu trên tiêu bản do vật kính có độ phóng đại càng nhỏ, phạm vi quan sát được càng lớn Đồng thời thứ tự này cũng giúp người quan sát giảm thiểu được những va chạm hư hỏng cho tiêu bản cũng như vật kính

1.3.5 Bảo quản kính hiển vi

- Sau khi sử dụng xong dùng khăn mềm khô, giấy lau thân kính

+ Cồn: nếu vật kính không sử dụng giọt dầu

+ Xylen: Nếu sử dụng vật kính x100 có dùng giọt dầu soi kính

Lưu ý: không dùng bông/giấy đã lau vật kính dầu để lau các bộ phận khác vì sẽ dính dầu sang các bộ phận khác không chùi sạch lại được

- Thao tác nhẹ nhàng thận trọng, tránh va chạm, xô đẩy làm kính sai lệch

Trang 13

- Giữ kính sạch sẽ, nếu bẩn ướt phải dùng khăn lau mềm sạch để lau Chú ý lau phần quang học và cơ học bằng hai khăn riêng.

- Tuyệt đối không sờ tay vào các phần quang học vì mồ hôi sẽ làm mốc kính

- Chỉnh lại các bộ phận kính lại như vị trí ban đầu:

• Xoay vật kính X4 về vị trí trung tâm

• Hạ bàn kính

• Lấy tiêu bản ra khỏi bàn kính

• Thu gọn các bộ phận khác của KHV

- Dùng xong xếp gọn, chụp túi ni lông hoặc chuông thủy tinh để tránh bụi

- Khi di chuyển phải dùng hai tay, một tay đỡ phía dưới kính, một tay cầm cần kính

- Phần 2: Cách làm một số tiêu bản cơ bản

2.1 Phương pháp làm tiêu bản giọt ép

Tiêu bản giọt ép là loại tiêu bản thông dụng nhất để quan sát mẫu vật sống và mẫu vật định hình

• Cách 2: Nhỏ một giọt nước tròn, gọn trên LK, nhỏ một giọt nước như thế trên lamen Sau đó đặt

ngược lamen lên lam kính sao cho 2 giọt nước tiếp xúc với nhau, rồi buông tay ra

Trang 15

2.2 Phương pháp làm tiêu bản dấu quét

Phương pháp này được sử dụng nhiều khi nghiên cứu về máu

Cách tiến hành:

• Nhỏ giọt máu lên một đầu của lam kính

• Dùng 2 ngón tay cái và trỏ của tay phải cầm lá kính rồi đặt mép lá kính tiếp xúc với mép giọt máu ở độ

• Để máu dàn đều mép kính Sau đó ta đẩy lamen trượt đi một đoạn trên lam kính từ phải sang trái

2.3 Phương pháp làm tiêu bản vét bôi

Loại tiêu bản này thường được sử dụng để quan sát vi sinh vật và máu

Cách tiến hành:

• Quét tiêu bản: Tiêu bản VSV.

 Dùng que cấy dàn đều mẫu vật theo vòng tròn lên phiến kính

 Hong khô ở nhiệt độ phòng

• Cố định:

Trang 17

 Cách 1: TB được cố định bằng cách đưa nhanh qua ngọn lửa đèn cồn vài ba lần.

 Cách 2: TB được ngâm trong dung dịch định hình (cồn ethylic, methylic…)

• Nhuộm:

 Phủ thuốc nhuộm kín phần tiêu bản cần quan sát trong 1 khoảng thời gian

 Rửa qua nước cất và hong khô

Phần 3: Thực hành

3.1 Quan sát tế bào nhân thật

 Cơ sở lí thuyết: Các tế bào nấm, động vật, thực

vật, và động vật nguyên sinh đều thuộc nhóm tếbào Eukaryote Đặc điểm của tế bào này là cónhân hoàn chỉnh, có đầy đủ các bào quan đảmnhận các chức năng riêng biệt

A Quan sát tế bào biểu bì hành:

Trang 19

B Quan sát tế bào máu ếch Cách tiến hành:

- Lấy một giọt máu ếch nhỏ lên lam kính, làmtiêu bản dấu quét và vét bôi (chú ý: lấy rất ítmáu để tiêu bản quét mỏng đẹp)

Trang 21

- Để khô

- Định hình bằng cồn ethylic trong 30s, chú ý: Định hình bằng cồn ethylic có nồng độ từ 70-100%;

- Nhuộm tiêu bản bằng Hematocylin – eosin hoặc xanh methylen trong 10 – 15 phút

- Rửa sạch bằng nước cất, để khô và quan sát

Mô tả:

Quan sát ở vật kính X40, ta thấy nhiều tế bào hồng cầu hình ovan Với thuốc nhuộm là xanh methylen, nhân

tế bào bắt màu xanh, tế bào chất không có màu

Trang 23

3.2 Quan sát tế bào tiền nhân

 Cơ sở lí thuyết: Tế bào tiền nhân (Prokaryote) chỉ gặp

ở vi khuẩn, thường có kích thước nhỏ, cấu tạo rất đơn giản, nhân chưa hoàn chỉnh, thiếu hệ thống các bào quan trong tế bào

Cách tiến hành:

• Quan sát vi khuẩn lactic : vk 100

- Bôi một lớp mỏng dung dịch sữa chua pha loãng lên lam

- Nhuộm tiêu bản bằng dung dịch Xanhmethylen từ 2 – 5phút

- Rửa bằng nước cất cho sạch dung dịch Xanhmethylen

Trang 25

Vi khuẩn lactic bao gồm nhiều giống khác nhau Tùy thuộc vào hình dạng tế bào mà chia ra thành 2 dạng: hình cầu hoặc hình que Kích thước của chúng thay đổi theo từng loài Tùy vào từng giống chúng có thể đứng riêng biệt xếp cặp đôi hoặc chuỗi ngắn.

BÀI 2: CÁC BÀO QUAN TRONG TẾ BÀO

I CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Trong tế bào Eukaryote, các hoạt động sống được định khu trong các cấu trúc chuyên hóa riêng biệt được gọi là các bào quan Đay là 1 Trong những điểm khác nhau cơ bản giữa Prokaryote và Eukaryote

Cấu trúc của tế bào nhân chuẩn:

2 Tế bào chất: Bào tương, Ribosome, Lướt NSC hạt, trơn; Bộ máy Golgi, Trung thể, Khung xương tế bào,

Ty thể, Không bào, Tiêu thể, Peroxisome, Lạp thể (chỉ có ở thực vật)

3 Màng tế bào: Màng sinh chất, Vách tế bào/ Thành tế bào (thực vật)

Trang 27

1 Quan sát lục lạp ở tế bào lá

trong đuôi chồn:

Cách tiến hành:

Ngắt một lá non gần ngọn ở cây

rong đuôi chồn rồi đặt chìm vào

trong giọt nước lọc trên lam kính,

đậy lamen

Mô tả:

Ở vật kính nhỏ có thể thấy nhiều lớp

tế bào hình chữ nhật chạy dài theo

lá, trong đó có rất nhiều hạt màu

xanh lục

Chọn một đám tế bào ở mép hay giữa gân lá Chuyển sang vật kính lớn ta thấy rõ trong từng tế bào các hạt nhỏ màu xanh lục hình đĩa xếp thành hàng hay lộn xộn mang diệp lục gọi là lạp lục

Trang 29

2.Quan sát lục lạp trên khí khổng và vô sắc lạp ở TB cây lẻ bạn

Ở vật kính nhỏ có thể thấy rõ các tế bào biểu

bì chứa sắc tố (anthocyan) tạo nền màu tímtrong hình đa giác đều đặn Vô sắc lạp lànhững hạt nhỏ sáng xếp rải rác hay thànhchuỗi xung quanh nhân Ở vật kính lớn các vô

sắc lạp có hình cầu nhỏ.

Trang 31

3 Quan sát lạp bột ở ở củ khoai tây:

Cách tiến hành: Cắt củ khoai tây thành 2 mảnh, cạo lấy tinh

bột ở mặt lát cắt của mảnh khoai tây dàn đều lên lam kính, đậylamen và quan sát

Mô tả: Quan sát ở vật kính x10 và x40.

Những hạt tinh bột màu tím nhạt hoặc màu xanh tím, có hình bầu dục, hình tròn, to nhỏ không đều nhau Tâm của hạt tinh bột lệch về một phía Hạ hộp tụ quang (hoặc giảm ánh sáng)

và điều chỉnh nhấp nháy ốc vi cấp để quan sát ở vật kính 40x sẽ nhìn thấy các vòng không đồng đều của quá trình hình thành hạt tinh bột

4 Quan sát sắc lạp ở quả ớt và cà chua

Cách tiến hành:

Chọn quả ớt, cà chua thật tươi Dùng dao lam cắt một lát mỏng đặt vào giọt nước đã nhỏ sẵn trên Lam

kính, đậy Lamen và quan sát

Trang 33

Ở tiêu bản ớt: thấy các tế bào mô mềm hình đa

giác, xếp đều đặn, nội chất có màu vàng cam.Chuyển sang vật kính lớn thấy các hạt sắc lạp códạng hình thoi nhọn hai đầu xếp thành đám trong

tế bào

Trang 35

+ Tế bào biểu bì vỏ cà chua + Tế bào mô mềm thịt cà chua

Ở tiêu bản cà chua các mô xếp xếp rời rạc, hình đa giác góc tròn không đều nhau do lớp pectin gắn kết giữa các tế bào bị bong ra, trong nội chất có nhiều hạt màu hồng Ở vật kính lớn các lạp màu ở dạng hình que, hình kim xếp thành đám nhỏ trong tế bào

5 Quan sát tinh thể oxalat:

 Cơ sở lí thuyết:

- Thể vùi loại tinh thể, là những chất cặn bã kết tinh Trong quá trình trao đổi chất xuất hiện một số

tạo thành calci oxalat kết tinh

- Các tinh thể này dưới nhiều hình dạng khác nhau giúp người dược sĩ phân biệt các loại dược liệu và cây thuốc

- Tinh thể calci oxalat gặp ở tế bào nhiều loài và ở nhiều cơ quan khác nhau của cây

5.1 Cấu tạo của Canxi Oxalat ở Hành:

Trang 37

Cách tiến hành: bóc 1 lớp vỏ mỏng khô, phẳng rồi làm

tiêu bản giọt ép để quan sát

Mô tả

Khi quan sát vỏ hành khô, ta có thể thấy bên trong có các tinh thể canxi oxalat hình trụ đơn hay kép (các tinh thể xếp thành hình chữ thập) xếp cách nhau đều đặn Để tiêu bản quan sát hơn, ta nên để một lúc cho lớp vỏ hành thấm dịch lỏng, đồng thời giảm cường độ chiếu sáng

5.2 Cấu tạo của Canxi Oxalat ở Bèo Tây

Cách tiến hành:

Dùng dao cắt ngang một lát mỏng rồi làm tiêu bản giọt

ép để quan sát

Mô tả:

Trang 39

Ở tiêu bản lá bèo tây, ta có thể thấy nhiều bó tinh thể canxi oxalat hình kim nhỏ trong các khoảng trống của phần mô mềm xốp

BÀI 3: NHÂN TẾ BÀO

Khác với tế bào Prokaryote, tế bào Eukaryote có nhân được phân lập rõ ràng, được bao bọc bởi màng nhân, bên trong chứa dịch nhân, hạch nhân và chất nhiễm sắc

Trang 41

I NỘI DUNG THỰC TẬP

1 Quan sát tế bào máu người

1.1 Cơ sở lí thuyết:

Bạch cầu máu là những tế bào hoàn chỉnh gồm màng tế bào, tế bào chất và nhân Sô lượng bạch cầu

trung bình là 6.200-7000 trong 1mm3 máu Hình dạng của chúng luôn thay đổi tùy vị trí của nó trong lòng mạch Chức năng của bạch cầu là tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể Bạch cầu được phân làm 2 nhóm:

+ Bạch cầu không hạt hay còn gọi là bạch cầu đơn nhân chiếm tỷ lệ 30- 40%, gồm: Bạch cầu lympho, Bạch cầu mono

+ Bạch cầu có hạt hay bạch cầu đa nhân, 60-70%, gồm: Bạch cầu trung tính, Bạch cầu ưa base, Bạch cầu

ưa acid

1.2 Cách tiến hành:

Lấy 1 giọt máu người nhỏ trên lam kính Làm tiêu bản dấu quét Để tiêu bản tự khô, sau đó định hình trong cồn Metylic từ 1-3 phút ( hoặc định hình trong hỗn hợp cồn tuyệt đối và theo tỷ lệ 1/1) Dấu quét sau khi định hình để tự khô ( có thể làm khô trên ngọn lửa đèn cồn)

Nhuộm tiêu bản bằng Giemsa từ 15-20 phút sau đó rửa qua nước, chờ khô rồi quan sát trên KHV

Quan sát ở đuôi tiêu bản để có vùng tế bào rời rạc dễ nhìn

• Ở vật kính X10, tìm đến phần đuôi của vệt quét máu, tìm đến các vùng có các chấm xanh, hình dáng gần giống nhân bạch cầu

Trang 43

• Ở vật kính X40, đã nhận diện các loại bạch cầu, tìm theo đường zic zac để khỏi bỏ sót và tìm lặp lại, tìm ở vật kính X40 xong mới được chuyển sang X100.

• Ở vật kính X100, có thể quan sát rõ hơn các cấu trúc của nhân và tế bào chất của máu

A Bạch cầu không hạt:

+ Bạch cầu lympho: kích thước nhỏ nhân hình cầu choáng gần hết tết bào chất,

số lượng nhiều, giữ vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch

+ Bạch cầu mono: nằm lệch về một phía, lớn nhất trong các bạch cầu,

nhân hạt đậu

Trang 47

+ Bạch cầu ưa base: Nhân xẽ thùy trong tế

bào chất có cát hạt bắt màu xanh đậm

Hồng cầu: tế bào hình dẹt, kích thước nhỏ, không

nhân, bắt màu hồng nhạt.

Trang 49

BÀI 4: SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

I CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.Một số khái niệm:

1.1 Sự khuếch tán:

là sự chuyển động của các phân tử từ nơi có nồng độ cao hơn đến nơi có nồng độ thấp hơn Nguyên nhân là

do đặc tính chuyển động hỗn loạn của các phân tử Đây là một trong những cách thức để tế bào có thể traođổi vật chất với bên ngoài

1.2 Sự thẩm thấu:

Là sự di chuyển của dung môi hoặc nước từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, phụ thuộc vào điềukiện môi trường

Trang 51

 Dựa vào mối tương quan với tế bào, người ta chia môi trường ngoại bào ra làm ba kiểu:

- Môi trường ưu trương: Là môi trường có nồng độ chất tan cao hơn tế bào Nước vì thế sẽ bị rút rangoài khiến tế bào bị co rút lại Nếu không phục hồi lại được, tế bào có thể chết

- Môi trường nhược trương: Là môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn tế bào Nước sẽ thẩm thấu vàotrong và làm tế bào trương lên Màng tế bào sẽ phải chịu một áp suất thủy tinh do nước gây nên Càngnhiều nước, áp suất thủy tinh càng lớn Nếu như vượt mức giới hạn, màng tế bào sẽ bị vỡ, phần tế bàochất bên trong bị tràn ra ngoài Đó là hiện tượng tan bào

- Môi trường đẳng trương: là môi trường có nồng độ chất tan cân bằng với tế bào Lượng nước đi vào và

đi ra khỏi tế bào là cân bằng Lúc này tế bào ở trạng thái ổn định

1.3 Vận chuyển các chất không tiêu phí năng lượng

Trang 53

• Chất hòa tan trong lipid qua màng,

• Chất hòa tan trong nước khó qua màng

1.4 Hiện tượng có nguyên sinnh và phản co nguyên sinh

- Co nguyên sinh là hiện tượng màng sinh chất tách khỏi thành tế bào co tròn lại

- Phản co nguyên sinh là quá trình ngược lại khi mà khối nguyên sinh chất từ từ to dần ra rồi trở lại như

tế bào bình thường ban đầu

Co nguyên sinh góc: màng nguyên sinh tách khỏi góc của tế bào

Co nguyên sinh lõm: tách ở một số đoạn

Co nguyên sinh lồi: tách hoàn toàn và co lại thành khối lồi

1.5 Tan bào và teo bào ở động vật

Ví dụ: Hiện tượng teo bào và tan bào ở hồng cầu

TB động vật: hồng cầu Khi môi trường bên ngoài và bên trong tế bào có sự chênh lệch nồng độ chất tan

1 DD nhược trương: TB căng ra và có thể vỡ

2 DD đẳng trương: thể tích TB duy trì cố định

3 DD ưu trương: TB co lại & có thể chết do mất nước

II NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

Ngày đăng: 26/04/2024, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w