BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
-o0o -PHÂN TÍCH VỀ QUYỀN LỰCTRONG TỔ CHỨC
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đặng Thiện TâmSinh viên thực hiện: Nhóm 6 (16 thành viên)
Đà Nẵng, 10 tháng 4 năm 2024
Trang 2CHƯƠNG VII: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO, QUYỀN LỰC VÀ MÂU THUẪNPHÂN TÍCH QUYỀN LỰC TRONG TỔ CHỨC
MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 2
1.1 Một số lý thuyết quản lý và lãnh đạo 2
a Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất 3
b Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi 4
c Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở quyền lực và sự ảnh hưởng 6
PHẦN 2: NỘI DUNG 8
2.1 Định nghĩ quyền lực 8
2.2 Nguồn gốc của quyền lực 10
2.3 Các yếu tố tạo nên quyền lực 11
2.4 Phân loại quyền lực 12
a Theo chủ thể 12
b Theo hình thức 13
c Theo lĩnh vực 13
d Theo cơ sở của quyền lực 14
2.5 Đặc điểm của quyền lực 15
2.6 Phương thức giành quyền lực trong tổ chức 15
2.7 Một số lý thuyết quyền lực nổi bật nhất bao gồm: 16
2.8 Thách thức của quyền lực : 17
PHẦN 3: Hàm ý của Quyền lực trong Tổ chức: 18
3.1 Khả năng ảnh hưởng và tác động: 18
3.2 Tính hợp pháp và trách nhiệm: 18
3.3 Phân bố quyền lực và sự tham gia: 19
3.4 Nhu cầu và lợi ích của các bên liên quan: 19
3.5 Văn hóa và đạo đức tổ chức: 19
KẾT LUẬN: 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3MỞ ĐẦU
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Khoa học về lãnh đạo, quản lý được hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX đến nay đã sản sinh ra nhiều lý thuyết khác nhau về lãnh đạo, quản lý, đặc biệt ở các nước công nghiệp hóa sớm và việc áp dụng đã lan tỏa từ khu vực doanh nghiệp, kinh doanh sang khu vực nhà nước và xã hội.
1.1 Một số lý thuyết quản lý và lãnh đạo
Đầu thế kỷ XX, lý thuyết “Quản lý theo khoa học” của Ph W Tay-lo được coi là mở đầu của khoa học quản lý hay quản trị hiện đại ở Mỹ và trên thế giới Với cách tiếp cận khoa học, hợp lý hóa, chuyên môn hóa và tối đa hóa hiệu quả của tổ chức, Tay-lo đã thay thế được mối quan hệ thù địch giữa nhà quản lý với công nhân bằng quan hệ cả hai bên đều có lợi bằng cách tạo ra năng suất lao động và hiệu quả sản xuất cao hơn.
“Quản lý theo khoa học” đòi hỏi nhà quản lý phải biết rõ mục tiêu của họ và cách thức tổ chức, chỉ dẫn cho công nhân viên thực hiện công việc của mình theo cách “tốt nhất và rẻ nhất” Ảnh hưởng, hiệu quả của thuyết “Quản lý theo khoa học” trong hai thập niên đầu thế kỷ trước đã đem lại cho nước Mỹ một nền công nghiệp tiên tiến nhất và vượt ra ngoài nước Mỹ, đến cả các nước có thể chế chính trị khác nhau Chính V I Lê-nin đã yêu cầu những cán bộ lãnh đạo, quản lý Chính quyền Xô-viết cần tìm nhiều cách để áp dụng phương pháp quản lý của Tay-lo, “phải học tập chủ nghĩa xã hội phần lớn ở những người lãnh đạo các tơ- rớt, phải học tập chủ nghĩa xã hội ở những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản”(1).
Ở Pháp, Hen-ri Phay-on (1841 - 1925), tác giả của lý thuyết “Quản lý tổng quát” cũng đã chỉ ra rằng, tất cả các nhà quản lý đều phải thực hiện năm chức năng là: kế hoạch - tổ chức - chỉ huy - phối hợp - kiểm soát Hiện nay, trong các sách về khoa học quản lý, năm chức năng đó được rút gọn thành bốn chức năng căn bản là: hoạch định
Trang 4- tổ chức - lãnh đạo - kiểm soát Cùng với Ph W Tay-lo, H Phay-on được thừa nhận là nhà đồng sáng lập ra khoa học quản lý hiện đại và đã đưa khả năng áp dụng tới các loại hình tổ chức khác Đến nay, Mười bốn nguyên tắc quản lý chung của ông vẫn còn giá trị đối với lý luận và thực tiễn quản lý Ví dụ, bốn nguyên tắc đầu tiên là: Phân chia công việc; thẩm quyền và trách nhiệm thống nhất; kỷ luật cao; thống nhất lãnh đạo/chỉ huy
Ph W Tay-lo và H Phay-on đã tạo ra một thời kỳ vàng, thời kỳ cổ điển của khoa học quản lý hiện đại, đã cố gắng tách phạm trù quản lý ra khỏi phạm trù chính trị, phạm trù sở hữu và khẳng định nó là công việc mang tính chuyên môn của tầng lớp các nhà quản trị chuyên nghiệp, trong đó lãnh đạo chỉ là một chức năng của quản lý.
Khác với cách tiếp cận truyền thống hay cổ điển nói trên, nhiều lý thuyết lãnh đạo, quản lý hiện đại xuất hiện tại phương Tây từ khoảng những năm 40 thế kỷ XX đến nay lại cố gắng tách lãnh đạo ra khỏi quản lý thành một môn khoa học mới - khoa học về lãnh đạo Theo những lý thuyết này, lãnh đạo là một hình thức hoạt động cao cấp của quản lý, có vai trò quan trọng hơn và có độ phức tạp hơn Xu hướng, trường phái mới này có các lý thuyết tiêu biểu là: Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất; lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi, lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở quyền lực và sự ảnh hưởng, lý thuyết lãnh đạo quan hệ tương tác với thuộc cấp, lý thuyết lãnh đạo theo tình huống, lý thuyết lãnh đạo chuyển đổi, lý thuyết lãnh đạo trao đổi, lý thuyết lãnh đạo lý tưởng
Trong các lý thuyết này, lý thuyết lãnh đạo dựa trên tố chất, hành vi, quyền lực và sự ảnh hưởng, đánh giá, xếp hạng năng lực người lãnh đạo có thể tham khảo trong công tác xây dựng cán bộ cấp chiến lược ở nước ta hiện nay.
a Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất
Theo lý thuyết này (được công bố vào những năm 1930 - 1940), các nhà lãnh đạo sinh ra đã có các tố chất hay đặc tính tự nhiên, có tính bản năng, năng lực sẵn có (có tố chất siêu phàm, có những giá trị vượt trội so với người khác), chứ không phải chỉ
Trang 5do luyện tập hay cố gắng mà đạt được Lý thuyết đã tìm ra những đặc điểm, tính cách của nhà lãnh đạo có liên hệ mật thiết tới thành công của tổ chức Tuy nhiên, khi các lý thuyết về lãnh đạo khác xuất hiện và các cuộc tranh luận, phản biện về lãnh đạo có sự tham gia rộng rãi của xã hội, nhất là khi phần lớn những nhà lãnh đạo thành đạt cũng không thừa nhận họ thừa hưởng những tố chất đặc biệt, thì quan điểm về tố chất lãnh đạo cũng có sự thay đổi Đây cũng chính là lý do dẫn tới việc các nhà nghiên cứu chuyển hướng tới học thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi ở giai đoạn 1950.
b Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi
Lý thuyết tập trung vào hành động, công việc cụ thể mà một nhà lãnh đạo thực hiện Hành vi của nhà lãnh đạo lại phụ thuộc vào đặc điểm tính cách và kỹ năng của nhà lãnh đạo đó(2) Có thể coi lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi là một bước phát triển của lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất, lấy lý thuyết này làm nền tảng Có hai vấn đề quan trọng trong hành vi của nhà lãnh đạo: sự quan tâm tới công việc và con người trong tổ chức, đây cũng chính là hai nhân tố quyết định tới hiệu quả lãnh đạo(3).
Khởi đầu là nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) các học giả đã xác định hai phong cách lãnh đạo cơ bản: Phong cách tập trung vào công việc và phong cách tập trung vào nhân viên Với phong cách tập trung vào công việc, nhà lãnh đạo nhấn mạnh vào việc hoàn thành các mục tiêu và thúc đẩy hoạt động Họ sẽ chỉ đạo trực tiếp và giám sát cấp dưới với các quy định và nguyên tắc rõ ràng Ngược lại, với phong cách tập trung vào nhân viên, nhà lãnh đạo sẽ chú trọng đáp ứng nhu cầu của họ và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp cũng như một môi trường làm việc cởi mở và thoải mái Hai phong cách lãnh đạo này sẽ tạo ra hai xu hướng hay mô hình/kiểu lãnh đạo khác nhau: độc đoán, tập quyền/chuyên quyền và dân chủ, tản quyền/phân quyền.
Trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu của Đại học Ohio cũng phân loại hai phong cách lãnh đạo: xây dựng cấu trúc và xây dựng mối quan tâm trong tổ chức(4) Phong cách xây dựng cấu trúc, tương tự như phong cách tập trung vào công việc trong nghiên cứu của Đại học Michigan, tập trung/ưu tiên vào việc hoàn thành mục tiêu.
Trang 6Phong cách xây dựng mối quan tâm, tương tự như phong cách tập trung vào nhân viên trong nghiên cứu của Đại học Michigan, tập trung/ưu tiên vào xây dựng các mối quan hệ với nhân viên và thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.
Từ mô hình về phong cách lãnh đạo mà nhóm nghiên cứu từ Đại học Ohio đưa ra, có thể thấy rõ được sự phát triển của mô hình này so với mô hình về phong cách lãnh đạo của Đại học Michigan Điểm chung của hai mô hình này đều là sự phân chia phong cách lãnh đạo thành hai nhóm: một nhóm tập trung vào công việc và nhóm còn lại tập trung vào nhân viên Điểm khác biệt là trong mô hình của Đại học Michigan, phong cách lãnh đạo được mô tả trong một chiều duy nhất, có nghĩa là nhà lãnh đạo chỉ có thể sử dụng một trong hai phong cách này Trong khi ở mô hình của Đại học Ohio, công việc và mối quan tâm tới cấp dưới là hai chiều, theo đó, nhà lãnh đạo có thể có một trong bốn phong cách lãnh đạo khác nhau: 1- Tập trung/ưu tiên cao vào quan hệ với nhân viên và tập trung thấp vào cấu trúc tổ chức; 2- Tập trung thấp vào quan hệ và cấu trúc; 3- Tập trung cao cả về quan hệ lẫn cấu trúc; 4- Tập trung thấp về quan hệ và cao về cấu trúc Nhìn từ một góc độ khác, lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi tổng kết có ba phong cách lãnh đạo tiêu biểu trong các tổ chức: lãnh đạo độc đoán, lãnh đạo dân chủ và lãnh đạo tự do.
Người tiếp tục kế thừa và phát triển hai mô hình này là Rô-bớt Bla-ke và Giên Mâu-ton với mô hình Mạng lưới lãnh đạo (năm 1964) (Robert R Blake & Jane S.MouMâu-ton, The Managerial Grid III, Houston: Gulf, 1985) Mô hình Mạng lưới lãnh đạo tiếp tục sử dụng hai yếu tố trong phong cách của nhà lãnh đạo Mỗi yếu tố sử dụng một thang đo tính điểm từ 1 đến 9 và do đó, có tổng cộng 81 trường hợp có thể xảy ra về kiểu hành vi lãnh đạo, tuy nhiên hai tác giả chỉ đề xuất 5 nhóm chính: 1- Lãnh đạo độc tài: tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ, không quan tâm tới nhu cầu của các thành viên trong đội nhóm, tổ chức; 2- Lãnh đạo câu lạc bộ: quan tâm tới các thành viên trong đội nhóm nhưng không hoàn thành nhiệm vụ; 3- Lãnh đạo yếu: không hoàn thành cả nhiệm vụ và không quan tâm tới con người trong tổ chức; 4- Lãnh đạo nhóm: hoàn thành tốt cả nhiệm vụ và quan tâm tới các đội, nhóm; 5- Lãnh đạo trung bình.
Trang 7Trong tác phẩm “Từ tốt đến vĩ đại”, Gim Câu-lin (năm 2001) và nhóm nghiên cứu của ông qua 5 năm sàng lọc, phân tích từ các công ty lớn của Mỹ có tên trong Fortune 500 đã tìm ra 11 công ty có đặc điểm phát triển từ mức tốt nhảy vọt lên mức vĩ đại/ tuyệt hảo và giữ vững mức này ít nhất 11 năm Các công ty này đều có một đặc điểm do một nhà lãnh đạo cấp độ 5 lãnh đạo và thực hiện theo một mô hình “Ba vòng tròn” của “Khái niệm con nhím” “Ba vòng tròn” là: 1- chọn ngành kinh doanh họ đam mê nhất; 2- Tập trung vào công việc họ làm giỏi nhất; 3- Tìm ra điều chi phối cỗ máy kinh tế của họ Phong cách chung của các nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong các công ty theo kiểu “con nhím” có sự kết hợp giữa sự phát huy sức mạnh của nhóm lãnh đạo với trách nhiệm và năng lực của cá nhân người đứng đầu Song, trong một bài nghiên cứu của V Oa-ha-oa (Wadhawa), Giám đốc Nghiên cứu thuộc Trung tâm Kinh doanh và Nghiên cứu Thương mại Đại học Duke (Mỹ), đăng trên trang Quartz, lại đưa ra một quan điểm có tính trái ngược: “Những công ty tốt nhất được điều hành bởi những nhà độc tài sáng suốt” Ông đã dẫn ra một số nhân vật điển hình của phong cách lãnh đạo này, như Oăn Đi-xnây, Hen-ri Pho, Xti-vơ Gióp- xơ, V Oa-ha-oa nhận xét, lãnh đạo có thể độc tài, nhưng cần truyền cảm hứng và động viên nếu họ lắng nghe và giao tiếp hiệu quả, chân thành Để tồn tại trong giai đoạn công nghệ đan xen vào thực tế các ngành công nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp sẽ cần những nhà độc tài có trái tim(5) Vậy nên nếu chỉ căn cứ vào phong cách lãnh đạo dân chủ hay độc tài thì chưa quyết định được hiệu quả lãnh đạo hay sự phát triển bền vững của công ty.
c Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở quyền lực và sự ảnh hưởng
Lý thuyết này được phát triển mạnh ở Mỹ những năm 70, nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ XX Được khởi nguồn từ cảm hứng bởi các quan điểm đột phá về quyền lực và lãnh đạo từ các tác phẩm của nhà tương lai học An-vin Tô-phlơ, như Cú sốc tương lai (năm 1970), Làn sóng thứ 3 (năm 1980), Sự chuyển dịch quyền lực (năm 1990)(6) Quyền lực lãnh đạo có nhiều kiểu khác nhau, việc chọn kiểu quyền lực nào làm phương thức thực thi hoạt động lãnh đạo của mình là nền tảng tạo nên phong cách và hiệu quả hoạt động của một nhà lãnh đạo cụ thể.
Trang 8Quyền lực hợp pháp: là quyền lực bắt nguồn từ địa vị pháp lý, là quyền được pháp luật quy định Để tối đa hóa kết quả đạt được, thứ nhất, nhà lãnh đạo nên để cho cấp dưới chủ động tham gia quá trình lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu và tìm kiếm các giải pháp hiện thực hóa nhằm giảm bớt tính áp đặt của quyền lực hợp pháp, vừa tạo ra sự chủ động của cấp dưới cũng như xây dựng sự đoàn kết và thấu hiểu trong tổ chức Thứ hai, sử dụng quyền lực hợp pháp dựa trên những lý lẽ thuyết phục nhằm phát huy hiệu quả tối đa, đặc biệt là khi công việc gặp phải nhiều khó khăn, yêu cầu sự nỗ lực và hy sinh đặc biệt nào đó Thứ ba, đặc biệt chú ý tới cách thức truyền đạt mệnh lệnh Một chỉ thị có tính nhẹ nhàng, lịch sự sẽ có tác dụng hơn một chỉ thị khiếm nhã, hống hách, đặc biệt, khi cần yêu cầu một công việc nhạy cảm hay trong một hoàn cảnh khó khăn Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự mạnh mẽ, thậm chí áp đặt cần phải được ưu tiên hơn để đạt được hiệu quả cao nhất.
Quyền lực do đãi ngộ mang lại: Đây chính là cảm xúc, cảm nhận của cấp dưới đối với cấp trên Chế độ đãi ngộ càng cao, quyền lực càng lớn, đãi ngộ không chỉ dừng lại ở tiền lương, nó còn bao gồm các yếu tố khác, như sự khen ngợi, biểu dương, các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp Vì vậy, nhà lãnh đạo cần thiết phải làm cho cấp dưới thấy rõ được tâm huyết của mình với công việc và sự quan tâm, chia sẻ đúng mức với cấp dưới.
Để nâng cao tính hiệu quả của quyền lực do đãi ngộ mang lại, thứ nhất, nhà lãnh đạo cần phải sát sao trong đánh giá hoạt động và thành tích của cấp dưới, phải công khai chế độ khen thưởng rõ ràng, minh bạch, bảo đảm tính công bằng Thứ hai, nhà lãnh đạo phải tinh tường và nhạy cảm đối với mong muốn và sở thích của cấp dưới Thứ ba, nhà lãnh đạo phải giữ lời hứa về phần thưởng được trao.
Quyền lực cưỡng bức: là loại hình nhà lãnh đạo sử dụng các biện pháp trừng phạt, như khiển trách, cảnh cáo, giảm lương, cắt bỏ các chính sách đãi ngộ, thuyên chuyển công tác, sa thải để bắt buộc cấp dưới thực hiện theo chỉ đạo, mệnh lệnh của mình Đây là loại hình quyền lực mang tính răn đe, áp đặt nặng nề nhất và chỉ phù hợp trong một số ít trường hợp, chủ yếu là để duy trì kỷ luật, ngăn cản các hành vi làm phương
Trang 9hại tới tổ chức hay củng cố các nguyên tắc bất biến trong tổ chức Tuy nhiên, nếu không được sử dụng tinh tế thì quyền lực này có thể gây rạn nứt các mối quan hệ, thậm chí tạo ra mâu thuẫn và xung đột Nhìn chung, xu hướng các nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực cưỡng bức đã giảm dần trong những năm qua(7).
Quyền lực do xây dựng mối quan hệ tốt đem lại: là nhân tố vô cùng quan trọng, khi niềm tin của cấp dưới vào nhà lãnh đạo là tuyệt đối thì người lãnh đạo có thể không cần yêu cầu mà cấp dưới vẫn sẽ tự chủ động thực hiện công việc Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo cần phải thật sự quan tâm, lo lắng tới nhu cầu, cảm xúc của cấp dưới Hơn thế, thực tiễn đã chứng mình rằng cấp dưới ngày càng quan tâm đến những việc mà nhà lãnh đạo thực sự làm được nhiều hơn là những gì họ nói Sự chân thành, lòng tốt, niềm tin và sự hy sinh của nhà lãnh đạo đều nên được thực hiện bằng hành động chứ không chỉ là lời nói đơn thuần Ngày nay, các nhà lãnh đạo thường chú trọng xây dựng các mối quan hệ hơn là dựa vào quyền lực hợp pháp để thực hiện công việc.
Quyền lực chuyên môn: là quyền lực có được nhờ trình độ chuyên môn cao, đặc biệt sẽ càng phát huy tác dụng khi cấp dưới phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực chuyên môn đó Chỉ khi có kiến thức uyên thâm, kinh nghiệm dầy dạn, tố chất vượt trội thì các nhà lãnh đạo mới có thể giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo, được cấp dưới nể phục và hoạt động của tổ chức đạt hiệu quả cao.
Song, quyền lực dựa trên cơ sở chuyên môn cũng chỉ tồn tại chừng nào cấp dưới còn phụ thuộc vào chuyên môn đó Một khi cấp dưới đã có cùng trình độ chuyên môn với lãnh đạo thì quyền lực này sẽ không còn phát huy tác dụng đáng kể Bởi vậy, các nhà lãnh đạo phải luôn giữ được khoảng cách chuyên môn với cấp dưới.
Quyền lực do nắm giữ thông tin đem lại: là quyền lực thuộc về người nắm được thông tin trước và khống chế được nguồn thông tin Trong khuôn khổ một tổ chức, khả năng nắm bắt và khống chế thông tin phụ thuộc vào cương vị, vị trí Chức vụ càng cao thì càng nắm bắt và khống chế được nhiều thông tin.
Trang 10Quyền lực do sự kính trọng và ngưỡng mộ: quyền lực này có được khi nhân viên có tình cảm thực sự, có nhận biết về nhân cách, sự cống hiến, hiệu quả lãnh đạo và lợi ích mà người lãnh đạo đem lại cho tổ chức và bản thân họ Đây là loại quyền lực và cách thức lãnh đạo cao cấp nhất - cấp độ 5 theo cách đánh giá và xếp hạng về hiệu quả nhà lãnh đạo của Gim Con-lin và Giôn Ma-xơ-oen.
PHẦN 2: NỘI DUNG2.1 Định nghĩ quyền lực
Quyền lực là một trong những vấn đề cơ bản của chính trị, do vậy đã từ rất sớm, khi ý thức được các vấn đề chính trị thì người ta cũng đã đề cập đến vấn đề quyền lực.
Từ thời cổ đại, ở phương Tây Arixtốt đã nghiên cứu vấn đề quyền lực và xem xét những đặc điểm của nó Theo ông, quyền lực tồn tại phổ biến trong mọi sự vật và hiện tượng, không chỉ trong thế giới cảm giác mà cả trong thế giới vô cảm Đối với nhà nước và quyền lực nhà nước, ông coi đó như là kết quả của sự thoả thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý chí chung của họ.
Còn theo Platon, chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ Cơ sở để đảm bảo sự cai trị đó là pháp quan, những nhà thông thái ở đây ông đề cao trí tuệ và coi đó như một thứ quyền lực trong chính trị.
Tuy đã có nhiều quan niệm về quyền lực nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thật sự chính xác, xúc tích, khái quát được vấn đề để mọi người chấp nhận Nhà chính trị học Mỹ K.Đanta cho rằng, nắm quyền lực có nghĩa là buộc người khác phải phục tùng.
Còn nhà chính trị học Mỹ khác – Lesbi lipson – xem quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ hành động phối hợp Nhà chính trị học A.Gra – zia cho rằng: “Quyền lực là khả năng ấn định những quyết định có ảnh hưởng đến thái độ của con người”
Trang 11Bertrand Russel cho rằng: ta có thể coi quyền lực là sản phẩm của những hiệu quả có chú ý” Theo Từ điển Bách khoa Triết học thì “Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác động đến hành vi, phẩm hạnh của người khác nhờ một phương tiện nào đó như kinh tế, chính trị, nhà nước, gia đình, uy tín, quyền hành, sức mạnh…”.
Gần đây nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffer cho rằng” Bạo lực, của cải, tri thức là ba dạng phổ biến và cũng là ba phương thức cơ bản để đạt được quyền lực Trong ba loại đó, trí tuệ được coi là loại quyền lực có phẩm chất cao nhất và là phương thức cơ bản để đạt được quyền lực trong tương lai.
Tuy không đi sâu nghiên cứu vấn đề quyền lực và do đó chưa đưa ra một định nghĩa có tính chất xác định, nhưng từ góc độ duy vật lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập đến vấn đề quyền lực từ trong bản chất của nó Đó là, trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm được quyền kiểm soát tư liệu sản xuất thì giai cấp đó cũng nắm được quyền điều khiển, chi phối các lĩnh vực cơ bản của xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, tư tưởng tinh thần.
Cách tiếp cận này là chìa khoá cho ta nghiên cứu vấn đề quyền lực một cách khoa học và hữu hiệu Theo giáo sư Lưu Văn Sùng viết trong tập bài giảng chính trị học “Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội”.(8)
2.2 Nguồn gốc của quyền lực
Ý nghĩa của từ quyền lực trong bối cảnh của xã hội loài người trong giai đoạn phát triển mang tính cộng đồng và có nhiều thay đổi bởi sự phân công lao động diễn ra mạnh mẽ ta có thể truy dẫn nguồn gốc của quyền lực dưới các nguồn sau:
Từ góc độ quản lý hóa, cơ khí hóa: Thuật ngữ quyền lực được đặt ra bởi khả năng chi phối, tác động của ý chí người bằng các tiếp xúc vật lý trực tiếp lên các bộ phận hay toàn thể của máy móc hoặc các thiết bị cơ khí mà theo sự phân chia của chủ nghĩa Mác gồm ba bộ phận chính Ở trường hợp này là sự tác động đến bộ phận điều khiển.
Trang 12Từ góc độ sự phối hợp lao động của tập thể người, có thể hiểu nguồn gốc của quyền lực đến từ sự phân chia các nhóm người trong xã hội bởi sự phân công lao động mà người này và người kia không thể làm việc một cách đơn lẻ nên cần có sự phối hợp giữa các các thể đơn lẻ, tuy vậy việc phân công ra một người đặc biệt có "công việc" riêng là quản lý người khác và phối hợp hành động của những người khác là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên nhưng ở xã hội người hành vi này mang những tính chất riêng biệt Cụ thể người được phân công làm việc quản lý người khác phải có "quyền lực" tức khả năng thao túng nhóm người hoặc cá thể người thực hiện một công việc theo ý chí của mình, từ đây quyền lực được ra đời.
Từ góc độ pháp luật, chính trị, có thể hiểu bản thân con người có những lợi ích khác nhau Người nông dân cần đất đai để trồng trọt, người thương gia cần những mối hàng quen thuộc để bán hàng hóa của mình cứ tiếp diễn như vậy xã hội phân chia thành những giai cấp có lợi ích khác nhau, tuy vậy có những giai đoạn những nhóm giai cấp trên có lợi ích mâu thuẫn nhau, đối lập nhau, điều này dẫn đến một tình trạng căng thẳng tột độ trong lòng xã hội mà cần có bên thứ ba đứng ra giải quyết Và theo đó các nhóm mâu thuẫn trao quyền lực tức công cụ để giải quyết bất đồng giữa họ cho bên thứ ba Bên thứ ba ấy chính là nhà nước mà theo khế ước xã hội họ tự nhường một số quyền của mình để nhà nước thực hiện thay.
Từ góc độ đám đông, ta có thể hiểu quyền lực phát sinh từ tâm lý người do quá trình phản ánh thế giới hiện thực dẫn đến đám người này có cùng một cảm giác đối với một cá nhân do năng lực của chính cá nhân đó hay sự lần tưởng của đám đông Điều này có thể lý giải bởi sự thông tin không cân xứng theo đó người có quyền lực là người nắm giữ thông tin (9)
2.3 Các yếu tố tạo nên quyền lực
Quyền lực được hình thành không chỉ là dựa trên sự phụ thuộc của người khác mà còn dựa trên yếu tố tạo nên quyền lực Quyền lực được xây dựng dựa trên các yếu tố nào.