đề tài phân tích chiến lược marketing định hướng khách hàng của shopeefood

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài phân tích chiến lược marketing định hướng khách hàng của shopeefood

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bằng việc tìm hiểu về chiến dịch marketing của ShopeeFood, chúng ta có thể khám phá được cách mà một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực giao thức ăn trực tuyến áp dụng các chiến lược để thu

Trang 1

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

- -BÁO CÁO

MÔN HỌC: MARKETING CĂN BẢN (2)

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH

Trang 2

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

- -BÁO CÁO

MÔN HỌC : MARKETING CĂN BẢN (2)

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH

Trang 3

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Việt – Hàn đã luôn lắng nghe và luôn luôn tạo điều kiện học tập tốt nhất cho em và cũng như toàn thể sinh viên trong trường

Tiếp đến em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫn ThS Đặng Thị Thanh Minh đã tận tình giúp đỡ, tìm ra nhiều lỗi sai của em trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu Cô còn hướng dẫn em rất nhiều để hoàn thành bài báo cáo

Vì thời gian có hạn, trình độ hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế Cho nên trong bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ SHOPEEFOOD 1

1.1 Giới thiệu ShopeeFood 1

1.2 Lĩnh vực kinh doanh 1

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Shopee Food 2

1.4 Sứ mệnh và mục tiêu 3

1.5 Các dịch vụ và thị trường chủ đạo 4

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING 6

2.1 Môi trường vĩ mô 6

2.1.1 Môi trường văn hóa – xã hội 6

2.1.2.1 Công nghệ của doanh nghiệp sử dụng 6

2.1.2.2 Công nghệ từ yếu tố bên ngoài 7

2.1.3 Môi trường kinh tế 8

2.1.4 Môi trường chính trị - Pháp luật 9

2.2 Môi trường vi mô 9

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 9

2.2.1.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp 11

2.2.1.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 12

2.2.2 Nhà cung cấp 12

2.2.3 Đối tác nhà cung cấp 13

Trang 4

2.3.7 Chiến lược WO 20

CHƯƠNG III CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH HÀNG 22

3.1 Phân đoạn thị trường 22

3.1.1.Phân khúc nhân khẩu học 22

3.2.4 Giá trị và ưu đãi 24

3.2.5 Sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian 25

Trang 5

Hình 1.1 Hình ảnh mức độ phủ sóng của ShopeeFood 1 Hình 1.2 Hình ảnh thông báo Foody sẽ đổi thành ShopeeFood 2 Hình 3.1 Bản đồ định vị của ShopeeFood 28

Trang 6

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, việc tận dụng các công cụ và kỹ thuật marketing để thu hút và định hướng khách hàng trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp Trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao, và các công ty phải nỗ lực để tạo ra các chiến dịch marketing sáng tạo và hiệu quả để thu hút sự quan tâm của khách hàng

Trong bối cảnh đó, ShopeeFood đã trở thành một trong những nền tảng giao thức ăn trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam Với sự kết hợp giữa công nghệ và dịch vụ chất lượng, ShopeeFood đã tạo ra một trải nghiệm mua sắm ẩm thực trực tuyến tiện lợi và đáng tin cậy Để thu hút và định hướng khách hàng, ShopeeFood đã triển khai một loạt các chiến dịch marketing độc đáo và đa dạng

Trong báo cáo này, nhóm chúng em sẽ tiến hành phân tích chiến dịch marketing định hướng khách hàng của ShopeeFood Chúng tôi sẽ đi sâu vào các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, chiến lược và phương pháp mà ShopeeFood đã sử dụng để tạo dựng hình ảnh thương hiệu và tăng cường tương tác với khách hàng Bằng việc nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng, nhóm chúng em hy vọng sẽ đưa ra những nhận định cụ thể về hiệu quả của các chiến dịch này và đề xuất những khuyến nghị để cải thiện và phát triển trong tương lai Bằng việc tìm hiểu về chiến dịch marketing của ShopeeFood, chúng ta có thể khám phá được cách mà một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực giao thức ăn trực tuyến áp dụng các chiến lược để thu hút và định hướng khách hàng.

Bài báo cáo này sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử và marketing, giúp họ hiểu rõ hơn về cách tận dụng các công cụ và kỹ thuật để xây dựng một chiến dịch marketing thành công và hiệu quả.

Trang 7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ SHOPEEFOOD1.1 Giới thiệu ShopeeFood

Shopee Food là dịch vụ giao thức ăn trực tuyến được tích hợp vào ứng dụng Shopee Ra mắt vào tháng 8 năm 2021, Shopee Food nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng giao thức ăn phổ biến nhất tại Việt Nam với:

Hình 1.1 Hình ảnh mức độ phủ sóng của ShopeeFood

Hơn 100.000 đối tác nhà hàng: đa dạng từ các thương hiệu nổi tiếng đến các quán ăn địa phương, đáp ứng mọi nhu cầu ẩm thực của bạn.

Hơn 2 triệu món ăn: từ món mặn đến món ngọt, từ món Việt đến món nước ngoài, cho bạn thỏa sức lựa chọn.

Phủ sóng tại hơn 25 tỉnh thành: trên khắp cả nước, giúp bạn dễ dàng đặt món mọi lúc mọi nơi.

1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Shopee Food hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh giao đồ ăn trực tuyến Đây là một dịch vụ mà người dùng có thể đặt món ăn từ các nhà hàng và quán ăn địa phương thông qua ứng dụng di động Shopee Food Sau đó, Shopee Food sẽ cung cấp dịch vụ giao hàng để đưa món ăn đến tận nơi cho khách hàng Với Shopee Food, người dùng có thể duyệt qua danh sách các nhà hàng và quán ăn trong khu vực gần họ, xem menu, chọn món ăn và đặt hàng dễ dàng thông qua ứng dụng Sau khi đơn hàng được xác nhận, nhân viên giao hàng sẽ lấy món ăn từ nhà hàng và giao đến địa chỉ khách hàng đã chỉ định.

Trang 8

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Shopee Food

Hình 1.2 Hình ảnh thông báo Foody sẽ đổi thành ShopeeFood

Công ty cổ phần Foody được thành lập năm 2012 bởi ông Đặng Hoàng Minh với ý tưởng khởi nghiệp lĩnh vực website đề xuất đồ ăn và nhà hàng

Năm 2015, sau khi gọi vốn thành công từ Garena (sau này được đổi tên thành tập đoàn Sea Group năm 2017) và Tiger Global Management, Foody phát triển ý tưởng và ra đời ứng dụng dịch vụ theo nhu cầu có tên là DeliveryNow - sau đổi tên thành Now Khi sử dụng dịch vụ của Now, khách hàng sẽ được lựa chọn đồ ăn từ các nhà hàng liên kết của Now và đặt yêu cầu Now giao hàng

Chính thức ra mắt vào ngày 24-7- 2016, bắt đầu bằng tên gọi DeliveryNow, sau là ShopeeFood là ứng dụng đặt món và giao đồ ăn đầu tiên ra đời tại Việt Nam được quản lý và vận hành bởi Công ty cổ phần Foody

Tính đến hiện tại, ShopeFood đã chính thức có mặt tại 25 thành phố lớn trên khắp cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ… Theo nguồn tin từ DealstreetAsia, khoảng tháng 9/2017, công ty mẹ của Shopee là Sea đã mua lại 82% cổ phần của Now với giá 64 triệu USD, tương đương gần 1.500 tỷ đồng Nhờ có nguồn đầu tư dồi dào từ công ty mẹ Shopee mà Now mới có thể cạnh tranh và giành thị trường từ những cái tên lớn mạnh như GrabFood

Để đồng bộ hơn với Shopee và Shopee Express thì Now Food sẽ có tên gọi mới là ShopeeFood Việc đổi tên lần này sẽ giúp khẳng định sở hữu của Sea Group với thương hiệu Now của công ty Cổ Phần Foody Nhưng cho đến tận tháng 8/2021 mới chính thức đổi tên để về chung nhà Shopee

Trang 9

Cho tới năm 2021, việc Now đổi tên thành ShopeeFood là một động thái nhằm đồng bộ hóa thương hiệu, để người dùng dễ dàng nhớ tới Shopee cho nhiều lĩnh vực từ giao đồ ăn, mua hàng, ví điện tử, …

Về phía đối tác, tên pháp nhân của Now là Công ty Cổ phần Foody vẫn giữ nguyên, không thay đổi Shopeefood hiện đang là ứng dụng giao đồ ăn thức uống có lượt cài đặt và số lượng lọt top người dùng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay

Với việc về “chung một nhà” với Shopee, người dùng Shopeefood sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi khi đặt đồ ăn thức uống qua Shopeefood thông qua chương trình tích xu từ Shopee ShopeeFood còn cung cấp nhiều dịch vụ theo nhu cầu như: Đi chợ online, đặt giao hàng hóa gói, kiện thiết yếu Thông qua hệ sinh thái tích hợp và phát triển mạnh mẽ với Shopee và ShopeePay, ShopeeFood mang đến trải nghiệm thanh toán, giao hàng liền mạch, an toàn và tiện lợi cho người dùng ShopeeFood ngoài là một app riêng biệt thì cũng có mặt trên ứng dụng Shopee Khách hàng chỉ cần truy cập vào biểu tượng ShopeeFood có trên Shopee hoặc đặt món trực tiếp trên ứng dụng ShopeeFood

Có trụ sở tại: Công ty Cổ phần FOODY Địa chỉ: Lầu G, Toà Nhà Jabes 1, 244 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2042

Email: info@shopeefood.vn Website: https://shopeefood.vn

Tính theo báo cáo năm 2019, mỗi ngày ShopeeFood tiếp nhận khoản 25.000 đơn hàng Đây là một con số đáng mơ ước của bất kỳ đơn vị giao đồ ăn nào tại Việt Nam và trên thế giới Nhờ vậy mà ShopeeFood cũng đang giữ số lượng người dùng gần 8 triệu và 100 ngàn cửa hàng đối tác Nhiều cửa hàng tham gia đồng hành cùng ShopeeFood trong thời gian đầu đã có thể phát triển thêm chuỗi cửa hàng đối tác của mình Trước đó không lâu, ShopeeFood đã được triển khai ở Indonesia Hồi tháng 6/2021, Shopee cũng thực hiện tuyển dụng nhiều tài xế giao đồ ăn ở Malaysia ShopeeFood ra đời đã cho thấy sự liên kết rộng lớn của nền tảng này trên thị trường Đây là một chiến lược Marketing hợp lý để tăng độ nhận diện, mở rộng thị trường, xây dựng một hệ sinh thái tích hợp của công ty mẹ tại thị trường Việt Nam cũng như Đông Nam Á.

1.4 Sứ mệnh và mục tiêu

Công ty mẹ của Shopee đã có những bước đi chậm mà chắc cho hành trình đổi tên thương hiệu Now để khẳng định sở hữu của mình Bước đầu đã có được thành công trong việc thu hút người dùng sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trên ứng dụng Shopee Để khẳng định và giữ vững được thị phần trong mảng giao đồ ăn, chắc chắn ShopeeFood sẽ cần nhiều mục tiêu kinh doanh ngắn, trung và dài hạn để phù hợp với thị trường Việt Nam Cũng như cạnh tranh với các đối thủ hiện tại, đặc biệt GrabFood; hay là các chuỗi cửa hàng muốn

Trang 10

tận dụng nguồn nhân lực cho dịch vụ giao hàng riêng, cũng như những đối thủ mới sẽ gia nhập thị trường trong tương lai Thông qua những gì tuyên bố trong sứ mạng của mình, SEA xác định nhóm khách khách hàng mà SEA nhắm đến là những khách hàng cũ, mới, có nhu cầu sử dụng hình thức giao đồ ăn trực tuyến, bên cạnh đó nhắm đến các cửa hàng vừa và nhỏ, các quán ăn nhà hàng có nhu cầu quảng cáo thương hiệu lớn thông qua các kênh ứng dụng giúp người tiêu dùng nhớ và trải nghiệm dịch vụ với thương hiệu của họ Bằng cách tận dụng hết những nguồn lực mà ShopeeFood có thể đáp ứng cho khách hàng Mục tiêu: -ShopeeFood củng cố vị thế của mình đối với quan hệ khách hàng làm tăng độ nhận diện rộng rãi, xây dựng một hệ sinh thái tích hợp giữa Shopee và ShopeePay của công ty mẹ tại thị trường Việt Nam cũng như Đông Nam Á - Thống lĩnh thị phần giao đồ ăn ở Việt Nam mạnh mẽ trên ứng dụng ShopeeFood - Không chỉ dừng lại ở mảng giao đồ ăn bằng hình thức trực tuyến mà sẽ còn là đòn hủy diệt trong tương lai về hình thức trực tuyến về nhiều mặt hàng cung cấp đa ngành, lĩnh vực, … đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng thông qua App ShopeeFood hiện hành - Với mục tiêu chung tay, hỗ trợ các các đối tác lớn nhỏ hợp tác cùng nắm bắt những cơ hội tăng trưởng kinh tế cho mình cũng như mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng để giữ chân, tạo niềm tin cho người mới cùng gắn bó lâu dài trở thành vị khách trung thành - Xây dựng Sàn ShopeeFood trở thành Website/Ứng dụng Thương Mại Điện Tử tin cậy trong thị trường TMĐT trong và ngoài nước, là cầu nối thương mại giữa nhà cung cấp và khách hàng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

1.5 Các dịch vụ và thị trường chủ đạo

Ngay từ năm 2015 sau khi rót vốn vào Now, Sea Group đã xác định được tầm nhìn chiến lược cho việc gia nhập vào thị phần giao đồ ăn trực tuyến và thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi tham gia vào thị trường non trẻ này

ShoppeFood là ứng dụng đặt đồ ăn thức uống giao tận nơi nhanh chóng, thuận tiện và đáng tin cậy Với mục tiêu cung cấp đa dạng dịch vụ, hiện tại ShopeeFood còn có nhiều dịch vụ theo nhu cầu như mua thực phẩm (Fesh), hàng hóa (Mart), tới việc đặt giao hàng trong ngày (Shopee Express Instant)

ShopeeFood còn cho ra đời những hình thức cung cấp nhiều dịch vụ theo nhu cầu như đi chợ online, đặt giao hàng hóa gói, kiện thiết yếu Thông qua hệ sinh thái tích hợp và phát triển mạnh mẽ với Shopee và ShopeePay, ShopeeFood mong muốn mang đến trải nghiệm thanh toán, giao hàng liền mạch, an toàn và tiện lợi cho người dùng.

Nhận thức được tiềm năng của thị trường giao đồ ăn trực tuyến ở Việt Nam vẫn rất lớn, doanh nghiệp SEA đã không ngại rót vốn đầu tư vào mảng giao đồ ăn thông qua hình thức trực tuyến này Mặc dù thị trường giao đồ ăn trực tuyến còn khá mởi mẻ ở Việt Nam, nhưng

Trang 11

tập đoàn lớn như SEA thì đây vẫn là “mảnh đất” màu mỡ và sẽ phát triển hơn nữa nhờ một vài lý do sau:

- Nhu cầu sử dụng dịch vụ giao đồ nhận tại nhà đang dần tăng nhanh, nhất là đối với các bạn trẻ độ tuổi từ 18-30 tuổi, họ sẵn sàng chi trả các chi phí giao hàng để tiết kiệm thời gian cho học tập, công việc so với việc mua hàng trực tiếp tại cửa hàng - Văn hóa ẩm thực Việt Nam đa dạng, ứng dụng đặt đồ ăn sẽ giúp người dùng thỏa

mãn được niềm đam mê với ẩm thực ngay tại nhà mà vẫn thưởng thức được nhiều món ngon Việt

- Giới trẻ Việt Nam ưa chuộng các loại thức uống, thức ăn nhanh như trà sữa, chè, gà rán… mà sự cạnh tranh của các cửa hàng bán các thực phẩm này sẽ giúp khách hàng so sánh giá và sở thích để lựa chọn nơi đặt hàng yêu thích

- Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều thành phố với mức thu nhập bình quân tăng, là điều kiện để các dịch vụ giao đồ ăn tiếp cận với những văn hóa ẩm thực đặc trưng

- Đối với các cửa hàng vừa và nhỏ, thì nhu cầu quảng bá thương hiệu lớn, việc bán hàng thông qua các kênh ứng dụng đặt hàng giúp thương hiệu của họ đến gần với khách hàng hơn Bên cạnh đó, việc bán hàng mang về giúp các cửa hàng tiết kiệm được nhân công, cơ sở vật chất so với bán hàng phục vụ trực tiếp

Trang 12

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING2.1 Môi trường vĩ mô

2.1.1 Môi trường văn hóa – xã hội

Trong năm 2021, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và mang đến nhiều thách thức cho cộng đồng và xã hội, phải thực hiện giãn cách xã hội việc hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập khiến ngành dịch vụ như giao đồ ăn tại nhà chịu tác động lớn Nhưng sau này dịch bệnh được kiểm soát nên nhà nước đã bỏ dần lệnh cấm khiến ngành dịch vụ giao đồ ăn mạnh mẽ phát triển trở lại Lý do gọi đồ ăn về nhà ăn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho toàn xã hội.

 Có thể nói dịch bệnh chính là thách thức cũng như cơ hội để ShopeeFood phát triển ứng dụng giao đồ ăn ShopeeFood mở rộng phạm vi dịch vụ

Tâm lý tiêu dùng của người dùng cũng được thay đổi nhiều khi dần dần quẹn, chấp nhận được với thói quen đặt đồ ăn qua ứng dụng, đi chợ online Theo số liệu điều tra, 83% người Việt Nam được hỏi có sử dụng các dịch vụ giao hàng đồ ăn/thức uống, cao hơn so với 62% của 12 tháng trước Trong số các khách hàng này, 77% có sử dụng ít nhất một ứng dụng giao hàng trên điện thoại Lý do các ứng dụng giao đồ ăn trở nên phổ biến hơn là do

việc gọi đồ ăn trên ứng dụng tiết kiệm thời gian và có nhiều mã khuyến mãi (theo Côngnghệ số và Truyền thông chuyên trang của báo VIETNAMNET - Doanh nghiệp ngoại chiamiếng bánh gần 40 triệu USD của thị trường đồ ăn trực tuyến- 222/01/2022)

Tần suất đặt đồ ăn của người Việt ngày càng gia tăng hơn Theo đó, 85% người dùng ứng dụng để đặt đồ ăn/thức uống ít nhất 1 lần/1 tuần Tần suất đặt đồ ăn cũng tăng mạnh hơn trong đại dịch khi đạt mức tăng tới 80% Tuy cậy, đơn hàng đặt đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam thông thường vẫn là các đơn hàng có giá trị nhỏ khi có tới 51% đơn hàng có giá dưới 100.000 đồng Tuy vậy, giá mua trung bình tăng nhẹ trong năm vừa qua

Thái độ, văn hóa tiêu dùng của người Việt ngày càng có xu hướng tích cực, theo hướng tích cực, theo hướng hiện đại nên tạo cơ hội rất lớn cho các ứng dụng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn hay đi chợ online

 Tạo cơ hội để ngành dịch vụ này ngày càng phát triển trong tương lai.

2.1.2 Môi trường công nghệ

2.1.2.1 Công nghệ của doanh nghiệp sử dụng

ShopeeFood là một ứng dụng giao hàng đồ ăn từ Shopee, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Để mang đến trải nghiệm đặt hàng và giao hàng thuận tiện cho người dùng, ShopeeFood sử dụng nhiều công nghệ hiện đại.

Trang 13

Trước hết, ShopeeFood có một ứng dụng di động tiện lợi trên cả hệ điều hành iOS và Android Ứng dụng này được thiết kế với giao diện trực quan và dễ sử dụng, cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm và đặt món ăn từ các nhà hàng địa phương.

Để giúp người dùng tìm kiếm nhà hàng gần họ và đặt hàng một cách thuận tiện, ShopeeFood sử dụng công nghệ định vị GPS Hệ thống GPS này cho phép ứng dụng xác định vị trí hiện tại của người dùng và các nhà hàng trong khu vực xung quanh.

Hệ thống quản lý đơn hàng thông minh là một phần quan trọng trong ShopeeFood Nó giúp đảm bảo quá trình đặt hàng và giao hàng diễn ra một cách chính xác và hiệu quả Các nhà hàng có thể quản lý các đơn hàng và phân bổ tài xế giao hàng dựa trên hệ thống này Đồng thời, người dùng cũng có thể nhận được thông tin cập nhật về trạng thái đơn hàng của mình.

Để đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến, ShopeeFood hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán an toàn và tiện lợi như ví điện tử, thẻ tín dụng và chuyển khoản ngân hàng Điều này giúp người dùng thanh toán một cách dễ dàng và nhanh chóng khi đặt hàng.

Cuối cùng, ShopeeFood cung cấp hệ thống đánh giá và đánh giá cho người dùng Điều này cho phép người dùng chia sẻ trải nghiệm của mình về các nhà hàng và dịch vụ giao hàng Thông qua đánh giá và đánh giá này, người dùng khác có thể có thông tin tham khảo để lựa chọn các nhà hàng chất lượng và đáng tin cậy.

2.1.2.2 Công nghệ từ yếu tố bên ngoài

Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển dồi dào nhất thị trường giao đồ ăn Có 3 yếu tố tạo nên sự phát triển đó là Nền tảng công nghệ - Cơ sở vật chất - Sự sẵn sàng của thị trường Đầu tiên là nền tảng công nghệ so với các quốc gia khác nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung thì các ứng dụng của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao, gần đầu khu vực này Đây là khu vực tập trung nhiều nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, phần mềm.

Về cơ sở vật chất có nhiều điều kiện kiện để phát triển thanh toán qua ngân hàng số, thanh toán qua ví điện tử Lực lượng giao hàng tại Việt Nam với số lượng đông đảo và có chất lượng, chăm sóc khách hàng nhiệt tình Tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường cũng như phát triển tại đây Thị trường và người tiêu dùng Việt Nam có mức độ tiếp cận và sẵn sàng cao Dễ bắt kịp xu hướng để cải thiện và phát triển cuộc sống nên nó có nhiều tiềm năng để các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước nhắm đến Thay vì chỉ nhắm đến công nghệ thì ShopeeFood còn tập trung vào hình ảnh ShopeeFood sử dụng các hình ảnh minh họa vui nhộn, đáng yêu để minh họa cho các món ăn và các hoạt động khác trên nền tảng Các hình ảnh minh họa này giúp tạo cảm giác thân thiện và gần gũi với khách hàng.

Trang 14

2.1.3 Môi trường kinh tế

Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên lần thứ 14 (World Economic League Table) của Trung tâm tư vấn CEBR (Anh) đánh giá Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới, với quy mô GDP hơn 430 tỷ USD năm 2023.

Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2023, quy mô GDP của khu vực Đông Nam Á nói chung theo giá hiện hành sẽ đạt khoảng 3.860 tỉ USD Trong đó với Việt Nam, IMF cho biết, quy mô GDP của Việt Nam năm 2023 ước đạt khoảng 433,3 tỉ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Nhờ vào ưu thế dân số đông và trẻ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022 Như vậy đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm Xu hướng dịch chuyển từ các kênh truyền thống sang định hình bởi giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Y và Z Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra được rằng, phần lớn các giới trẻ tại các thành phố lớn mua sắm thực phẩm - đồ uống thông qua các kênh hiện đại: siêu thị, đại siêu thị (98%), online (67%) và cửa hàng tiện lợi (41%) Tốc độ đô thị hóa ở các thành phố ngày càng cao, số lượng dân cư thành thị ngày càng nhiều, mọi người cũng có nguồn thu nhập cao hơn dẫn đến thay đổi hành vi tiêu dùng, họ có xu hướng đặt đồ ăn về nhà thay vì nấu ăn tại nhà như trước Bên cạnh đó ngoài tốc độ đô thị chóng mặt thì còn có lượng người sử dụng phương tiện giao thông rất cao Vào giờ cao điểm điểm tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường khiến mọi người khiến mọi người ra khỏi nhà mua đồ ăn là điều rất nan giải Chính vì thế dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đặt hàng qua ứng dụng như ShopeeFood đã đáp ứng được nhu cầu của họ.

Có đến 76,5% số người tiêu dùng tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng, tình hình tài chính của hộ gia đình trong 12 tháng sắp tới sẽ tốt hơn so với tại Theo Business Monitor International, tổng chi tiêu hộ gia đình tại Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2022-2025 Người tiêu dùng trong nước sẽ duy trì sức mua mạnh mẽ đối với mặt hàng thiết yếu bao gồm thực phẩm, đồ uống Như vậy có thể thấy rằng, từ cả hai phía cung - cầu đều ghi nhận những tín hiệu tích cực cho quá trình tăng tốc, lấy lại đà tăng trưởng trước đại dịch của ngành F&B.

Doanh thu ngành dịch vụ F&B tại Việt Nam dự kiến đạt 720.300 tỷ đồng vào năm 2023, và có tiềm năng phát triển vô cùng lớn với dự báo đạt gần 1 triệu tỷ đồng vào năm 2026 Đây là cơ hội cho việc tiêu dùng của người dân, tăng sức tiêu thụ sản phẩm, thì tạo cơ hội cho các ứng dụng giao đồ ăn như ShopeeFood có thể tiếp tục phát triển, cũng như hoạt động lâu dài hơn.

Trang 15

2.1.4 Môi trường chính trị - Pháp luật

Trong quá trình hình thành và phát triển của ngành TMĐT ở nước ta, thị trường thương mại điện tử không thể tránh khỏi những nguy cơ về đảm bảo an ninh mạng như việc người tiêu dùng bị xâm phạm, đánh cấp bảo mật thông tin cá nhân… Vì vậy mà nhà nước ta cũng đã ban hành rất nhiều bộ luật nhằm tạo khung pháp lý cho sự phát triển của ngành Thương mại điện tử Ban đầu là sự mô phỏng theo luật pháp của thế giới, sau đó theo thời gian chính phủ đã có biện pháp thay đổi bổ sung để các bộ luật dần được hoàn thiện và nâng cao, phù hợp với môi trường kinh doanh lĩnh vực Thương mại điện tử tại Việt Nam, tạo điều kiện tối ưu cho các doanh nghiệp như Shopee phát triển bền vững trong tương lai

Các bộ luật quan trọng chính yếu có thể kể đến bao gồm:

- Luật giao dịch điện tử - Luật thương mại - Bộ luật dân sự

- Luật an ninh mạng, các chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân người tiêu dùng

Việc Nhà nước đề ra các quy định, bộ luật, khung pháp lý như trên góp phần vào việc:

- Đảm bảo an toàn giao dịch

- Bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- Quản lý thông tin xấu.

 Đảm bảo hoạt động kinh doanh thực thi đúng pháp luật thì Shopee sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng, nâng cao uy tín, vị thế cho Shopee, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai

Đảm bảo hoạt động kinh doanh thực thi đúng pháp luật thì Shopee sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng, nâng cao uy tín, vị thế cho ShopeeFood, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai Theo số liệu của NHNN, mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm được khoảng 2,5% so với giai đoạn cuối năm 2022 Ngay những ngày đầu năm 2024, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay mua nhà 1 - 2% so với cuối

Trang 16

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Những năm gần đây, TMĐT không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam Đặc biệt trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế, nhưng lại góp phần tạo nên sự tăng trưởng bứt phá cho TMĐT Sự phát triển này đã mang lại rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng ở Việt Nam Có 81% người Việt Nam khi được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần mỗi tuần đạt mức 59% Đặc biệt, có 85% người tiêu dùng cho biết họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát Có 66% người tiêu dùng cho biết họ luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình Trong khi đó, 34% còn lại sẵn sàng mua các mặt hàng bất kể có giảm giá hay không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất Đặc biệt, người tiêu dùng ở Việt Nam đang dành nhiều ưu ái cho các thương hiệu nội địa khi 52% người Việt được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn những thương hiệu Việt Đây là xu hướng chủ đạo của người tiêu dùng Việt Nam trong mua sắm trực tuyến và đặc biệt hình thành rõ rệt sau đại dịch Covid-19 (theo Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn lại thông tin trong báo cáo TMĐT Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company)

Thị phần trong thị trường dịch vụ giao thức ăn Online:

Hình 2.1 Hình ảnh thị phần ứng dụng gọi đồ ăn tại Việt Nam.

GrabFood và ShopeeFood đang đua nhau chiếm lấy trái tim của người tiêu dùng GrabFood vẫn là ứng dụng gọi món ưa thích nhất của Gen X và Gen Y, mặc dù mức độ ưa thích sụt giảm ở tất cả thế hệ Ngược lại, tỉ lệ yêu thích ShopeeFood tăng mạnh ở Gen X và Gen Z.

Trang 17

Tại Việt Nam, miếng bánh thị phần trong năm qua được chia tương đối đồng đều cho 2 gã khổng lồ là Grab và ShopeeFood, lần lượt chiếm 47% và 45% Bên cạnh hai ứng dụng trên, lượng thị phần ít ỏi còn lại nằm trong tay Baemin (5%) và Gojek (3%).

Trên thực tế, không chỉ Việt Nam, dịch vụ giao đồ ăn của Grab cũng đang dẫn đầu tại 5 quốc gia khác Trong khi đó, Việt Nam đang là thị trường lớn nhất của ShopeeFood với

hơn 600 triệu USD GMV, chiếm 40% tổng GMV (Gross Merchandise Volume – tổng giá

trị hàng hóa hay tổng giá trị giao dịch) khu vực Đông Nam Á của ông lớn này.

Bước sang năm 2024, thị phần giao đồ ăn của Việt Nam dự kiến xáo trộn mạnh sau

khi Baemin quyết định rút lui vào tháng 12 năm ngoái Bắt đầu kinh doanh từ năm 2019 sau

thương vụ thâu tóm ứng dụng Việt Nam, Baemin đã phải trải qua thời gian khó khăn khi liên tục đối mặt với trở ngại mới, bao gồm dịch bệnh và nền kinh tế bất ổn sau đại dịch.

Tháng 12/2023, ứng dụng giao đồ ăn Baemin chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam sau khi lỗ lũy kế hơn 4.000 tỷ đồng trong 3 năm gần nhất, theo số liệu của Vietdata Với việc rời bỏ thị trường Việt Nam, thị phần của Baemin rơi vào tay hai đối thủ lớn nhất là Grab và ShopeeFood.

Trong năm ngoái (2023), thị phần giao đồ ăn của Grab đã tăng khoảng 2% tại Việt Nam, từ 45% lên 47% Còn với ShopeeFood, hãng cũng hưởng lợi khi thị phần giao đồ ăn tăng từ 41% lên 45% trong năm 2023.

2.2.1.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Shoppefood bao gồm: Grabfood, Gofood, Loship, các brand khác nhưng chủ yếu nhất vẫn là Grabfood

- Grabfood: GrabFood là một dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến phổ biến và thành công trong khu vực Đông Nam Á Với quy mô hoạt động rộng lớn và sự tập trung vào trải nghiệm người dùng, GrabFood đã xây dựng một vị trí đáng kể trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến và trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh chính của ShopeeFood Một số người dùng có thể cho rằng giao diện và trải nghiệm người dùng trên ứng dụng GrabFood không được tối ưu hoá tốt như ShopeeFood Mặc dù, GrabFood cũng có quy mô hoạt động rộng lớn, nhưng có thể không có sự hiện diện mạnh mẽ như ShopeeFood trong một số khu vực cụ thể Do đó, có thể có những nơi mà ShopeeFood có sự lựa chọn nhà hàng và thực đơn phong phú hơn so với GrabFood.

- Loship: Loship là một nền tảng giao đồ ăn trực tuyến có sự hiện diện tại Việt Nam và đang trở thành một đối thủ đáng chú ý của ShopeeFood trong lĩnh vực này Một điểm mạnh của Loship là sự chuyên nghiệp và tập trung vào thị trường địa phương Tuy nhiên, quy mô hoạt động của Loship hạn chế hơn Loship tập trung chủ yếu vào thị trường Việt Nam và chỉ hoạt động tại một số thành phố lớn trong nước Ngoài ra, Loship bị hạn chế về đối tác nhà hàng Một yếu tố quan trọng trong dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến là có một danh

Trang 18

sách đa dạng các nhà hàng và món ăn để người dùng lựa chọn Loship có thể gặp khó khăn trong việc thu hút đối tác nhà hàng đủ đa dạng và phong phú, đặc biệt là so với những đối thủ lớn hơn Điều này có thể làm giảm sự hấp dẫn của Loship đối với người dùng Không chỉ vậy, Loship không có những bình luận, đánh giá của khách hàng cũng như chưa có tính năng nhận xét đối với sản phẩm đã dùng.

- Gofood: GoFood là dịch vụ giao đồ ăn của Gojek, một công ty công nghệ đa ngành có trụ sở tại Indonesia Dịch vụ này cho phép người dùng đặt đồ ăn từ các nhà hàng và quán ăn đối tác thông qua ứng dụng di động Gojek GoFood không cung cấp một giao diện người dùng thân thiện, chức năng tìm kiếm hiệu quả và trải nghiệm mua sắm thuận tiện, người dùng có thể tìm kiếm các dịch vụ khác mà đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ Trải nghiệm người dùng chưa tốt có thể dẫn đến mất khách hàng và sự thiếu hụt trong việc thu hút người dùng mới.

2.2.1.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Thị trường giao đồ ăn phát triển mạnh trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát và sau dịch vẫn được duy trì, nên nhiều người nhận định đây là xu hướng của tương lai Tuy nhiên, sự thật không như vậy, nguyên nhân được cho là do kinh tế khó khăn, nhiều người dân siết chặt chi tiêu nhưng sâu xa là do thói quen tiêu dùng, nhiều người vẫn thích ra hàng quán nhiều hơn so với đặt đồ ăn qua app, họ là những khách hàng muốn trải nghiệm trực tiếp tại quán ăn mà không qua trung gian là các ứng dụng giao đồ ăn trên mạng Theo thống kê cho thấy, ăn ngoài phổ biến ở nam giới hơn nữ giới - người ưu tiên những bữa ăn sum họp tại nhà, tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh Trong đó, nhóm tuổi 15-35 chiếm đa số khách ăn ngoài (Theo báo cáo thị trường kinh doanh F&B tại Việt Nam 2020) Ngoài ra, còn bao gồm các nhà hàng, quán ăn có sẵn dịch vụ giao đồ ăn tận nhà mà không qua trung gian bên thứ 3, nó là đối thủ gián tiếp lớn khiến các ứng dụng giao đồ ăn phải chia miếng bánh lớn trong thị trường giao đồ ăn hiện nay.

2.2.2 Nhà cung cấp

Shopee là một phần của Tập đoàn Sea Limited, một tập đoàn công nghệ đa ngành hoạt động chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á Sea Limited đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển công nghệ, điều này có thể giúp ShopeeFood có được những công nghệ tiên tiến để cải thiện trải nghiệm của người dùng và tối ưu hóa quy trình vận hành:

Sức Mạnh Tài Chính: Sức mạnh tài chính của Sea Limited có thể giúp ShopeeFood đầu tư vào việc mở rộng hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, và thậm chí mở rộng sang các thị trường mới.

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:43