Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt thức ăn thông qua shopeefood của người dân tại đà nẵng Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt thức ăn thông qua shopeefood của người dân tại đà nẵng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐẶT THỨC ĂN THÔNG QUA SHOPEEFOOD CỦA NGƯỜI DÂN TẠI ĐÀ NẴNG Môn học: Nghiên cứu khoa học GV hướng dẫn: Trần Trung Vinh Nhóm: 8 Họ và tên sinh viên: Trần Thị Quỳnh Chi Lê Trần Bảo Ngọc Nguyễn Thanh Luân Nguyễn Sĩ Trí Hoàng Thị Bảo Ngân Đà Nẵng, năm 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu .2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 3 6 Kết cấu của đề tài 3 7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .6 1.1 TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG SHOPEEFOOD 6 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ứng dụng .6 1.1.2 Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng ứng dụng 6 1.1.3 Những tính năng đặc trưng của ứng dụng 7 1.2 CÁC MÔ HÌNH VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐẶT ĐỒ ĂN QUA ỨNG DỤNG SHOPEEFOOD 9 1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action - TRA) 9 1.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) 11 1.2.3 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR) 14 1.2.4 Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) 14 1.2.5 Mô hình EKB (Engel&ctg, 1978) 16 1.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢI THUYẾT 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC THANG ĐO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 19 2.1 XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC NHÂN TỐ 19 2.1.1 Thang đo sự tiện lợi 19 2.1.2 Thang đo sự ảnh hưởng xã hội 19 2.1.3 Thang đo sự hữu ích 19 2.1.4 Thang đo sự ảnh hưởng của khuyến mãi .20 2.1.5 Thang đo thái độ người dùng 20 2.1.6 Thang đo ý định sử dụng .20 2.2 MẪU NGHIÊN CỨU 20 2.2.1 Kích thước mẫu 20 2.2.2 Chọn mẫu 21 2.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi 22 2.3 CHUẨN BỊ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH .23 2.3.1.Mã hoá dữ liệu 23 2.3.2 Phân tích dữ liệu 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 30 3.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 30 3.1.1 Mô tả các biến cơ bản trong mẫu 30 3.1.2 Mô tả các biến trong thang đo .34 3.2 KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 38 3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA 38 3.2.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha 44 3.2.3.Phân tích hồi quy bội 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 50 CHƯƠNG 4: BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .52 4.1.BÌNH LUẬN .52 4.2 KIẾN NGHỊ 53 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG THÀNH VIÊN STT HỌ VÀ TÊN TỶ LỆ 18% 1 Hoàng Thị Bảo Ngân 20% 2 Nguyễn Sĩ Trí 20.67% 20.67% 3 Trần Thị Quỳnh Chi 20.67% 4 Nguyễn Thanh Luân 5 Lê Trần Bảo Ngọc HÌNH ẢNH NHÓM DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Bảng mô tả các nhân tố và biến nghiên cứu 22 3.1 Mô tả thống kê mẫu theo các biến thuộc nhân tố nhân 28 khẩu học 3.2 Mô tả mức độ Sự tiện lợi 32 3.3 Mô tả mức độ Sự hữu ích 33 3.4 Mô tả mức độ Sự ảnh hưởng xã hội 33 3.5 Mô tả mức độ về chương trình khuyến mãi 34 3.6 Mô tả mức độ về thái độ 35 3.7 Mô tả mức độ về ý định 36 3.8 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 38 3.9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA sau khi loại 40 bỏ biến 3.10 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến 41 phụ thuộc 3.11 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s alpha của các 42 thang đo 4.1 Kết quả kiểm định của các giả thuyết 50 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 1.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý 9 1.2 Mô hình thuyết hành vi hoạch định 12 1.3 Mô hình thuyết nhận thức rủi ro 14 1.4 Mô hình thuyết chấp nhận công nghệ 15 1.5 Mô hình EKB 16 1.6 Mô hình các nhân tố tác động lên hành ý định đặt 16 hàng 3.1 Bảng ANOVA về kết quả của phân tích hồi quy 45 3.2 Bảng Coefficients về kết quả của phân tích hồi quy 46 3.3 Bảng tóm tắt về độ phù hợp của mô hình hồi quy 46 tuyến tính 3.4 Biểu đồ phân tán giữa giá trị dự đoán chuẩn hóa và 47 giá trị dư chuẩn hóa 3.5 Bảng tóm tắt về độ phù hợp của mô hình hồi quy 47 tuyến tính MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Cùng với nhịp sống ngày càng nhanh và khả năng thích ứng với công nghệ ngày càng mạnh mẽ của giới trẻ tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người dùng dịch vụ giao đồ ăn tận nơi bằng ứng dụng dịch vụ đặt đồ ăn online Xu hướng này được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai Theo kết quả bản “Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam” do Kantar thực hiện năm 2020, có đến 43% người dân Tp.HCM và 34% người dân Hà Nội đặt đồ ăn trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần Đặc biệt, vì mối lo ngại dịch bệnh, người dân sẽ có 2 lựa chọn mua đồ ăn là mua mang đi (take away) và đặt giao tận nhà (home delivery), nhưng tỷ trọng đặt đồ ăn giao tận nhà lại cao gấp đôi so với mua mang đi (toanphatcorp.vn) Cũng theo một số khảo sát của Bamboo về lý do mọi người chọn giao đồ ăn trực tuyến đã đưa ra số liệu như sau: 63% vì sự tiện lợi, 25% do thời tiết xấu, 6% vì sự đa dạng và 6% là khi ăn cùng bạn bè (CMO Margroup, 2019) Trong năm 2022, số người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tận nơi ngày càng tăng và sự cạnh tranh của các ứng dụng giao đồ ăn mang lại sự tiện lợi cho người dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp trong những năm vừa qua, mọi người đều có thể đặt đồ ăn yêu thích mà không phải ra khỏi nhà, trong khi đó các nhà hàng vẫn có thể tiếp tục kinh doanh từ đó có thể hạn chế rủi ro lan truyền mầm bệnh Do đó những ứng dụng này mang đến một giải pháp hữu ích và sự tiện lợi cho cuộc sống của mọi người Trong 5 ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến phổ biến nhất là ShopeeFood, Grab Food, Gojek, Baemin, Loship thì ShopeeFood và Grab Food có thị phần lớn nhất Là một trong những ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực này, ShopeeFood vẫn luôn 1 được ưa chuộng và tin dùng bởi có thể đặt đồ ăn trên app, trên web và qua sàn thương mại điện tử lớn là Shopee Chính vì những lý do trên, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài “Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đặt thức ăn thông qua ShopeeFood của người dân tại Đà nẵng” 2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích: - Khảo sát và nghiên cứu về hành vi đặt đồ ăn bằng ứng dụng ShopeeFood của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến hành vi sử dụng ứng dụng di động của người tiêu dùng, trong bài nghiên cứu này quan tâm đến hành vi sử dụng ứng dụng ShopeeFood - Xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu - Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dùng ứng dụng ShopeeFood để đặt đồ ăn của người tiêu dùng thông qua phương pháp định lượng - Đề xuất một số kiến nghị, chính sách giúp các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược nhằm cải thiện hành vi sử dụng ứng dụng ShopeeFood để đặt đồ ăn của người tiêu dùng 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đặt đồ ăn thông qua ShopeeFood của người dân Đà Nẵng - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Trên địa bàn Đà Nẵng + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 1/11/2022 và thu về vào ngày 20/11/2022 2 4 Phương pháp nghiên cứu - Tìm kiếm cơ sở lý thuyết và định hướng nghiên cứu: Tìm đọc, tra cứu thông tin trên sách, báo, giáo trình, các trang mạng Tổng hợp và so sánh với các công trình nghiên cứu trước đó nhằm rút ra những lý thuyết phù hợp với đề tài nhóm nghiên cứu - Tiến hành khảo sát: Khảo sát bằng bảng câu hỏi, - Xử lý dữ liệu: Sử dụng các mô hình định lượng/ định tính để thực hiện nghiên cứu Mã hoá dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả, phân tích mối quan hệ giữa các biến, kiểm định thang đo và cuối cùng là đưa ra kết luận 5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của người tiêu dùng Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, từ đó đi đến những kết luận phù hợp về hành vi sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood của người tiêu dùng - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các yếu ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood nhóm sẽ đưa ra một số kiến nghị giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích của ứng dụng đặt đồ ăn ShopeeFood nhằm thu hút thêm nhiều người tiêu dùng có ý định đặt đồ ăn qua ứng dụng ShopeeFood 6 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài báo cáo gồm 4 phần chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu Chương 2: Xây dựng các thang đo và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Bình luận và kiến nghị 7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7.1 Tài liệu nghiên cứu nước ngoài 3