1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định Giá Và Ra Quyết Định Đầu Tư Vào Chứng Khoán CTCP Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn Mã Chứng Khoán SAB
Tác giả Lê Thị Mỹ Hồng_5434, Nguyễn Thị Ngọc Diệp_2148, Quảng Trọng Bảo_6091, Nguyễn Thanh Huyền_7967, Lê Thị Nhung_2386, Nguyễn Thiên Quân_6299
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại bài thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 8,8 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY (8)
    • 1.1. Giới thiệu chung (8)
    • 1.2. Ngành nghề kinh doanh (9)
    • 1.3. Địa bàn kinh doanh (9)
    • 1.4. Sơ đồ tổ chức (10)
    • 1.5. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi (10)
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA (11)
    • 2.1. Tài sản (11)
      • 2.1.1. Tài sản ngắn hạn (11)
      • 2.1.2. Tài sản dài hạn (12)
    • 2.2. Nguồn vốn (13)
      • 2.2.1. Nợ phải trả (13)
      • 2.2.2. Vốn chủ sở hữu (15)
    • 2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh (16)
    • 2.4. Khả năng thanh toán (18)
    • 2.5. Thông số hoạt động (19)
    • 2.6. Thông số đòn bẩy tài chính (21)
    • 2.7. Thông số khả năng sinh lời (22)
    • 2.8. Các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu (24)
  • CHƯƠNG 3. XEM XÉT SỰ KIỆN CHỦ YẾU 2020- 2022 ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI (25)
    • 3.1. Sự kiện năm 2020 (25)
      • 3.1.1. Thị trường chứng khoán quốc tế (25)
      • 3.1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam (25)
    • 3.2. Sự kiện năm 2021 (27)
      • 3.2.1. Thụ trường chứng khoán quốc tế (27)
      • 3.2.2. Thị trường chứng khoán trong nước (28)
    • 3.3. Sự kiện năm 2022 (30)
      • 3.3.1. Thị trường tài chính quốc tế (30)
      • 3.3.2. Thị trường tài chính trong nước (30)
  • CHƯƠNG 4. XEM XÉT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ NGÀNH VÀ KINH TẾ VĨ MÔ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU. TRÌNH BÀY VIỆC MUA BÁN CỔ PHIẾU (33)
    • 4.1. Điều kiện kinh tế ngành (33)
    • 4.2. Kinh tế vĩ mô (34)
      • 4.2.1. Yếu tố kinh tế (34)
      • 4.2.2. Yếu tố chính trị pháp luật (36)
    • 4.3. Việc mua bán cổ phiếu qua các phiên (37)
  • CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU (39)
    • 5.1. Định giá cổ phiếu (39)
      • 5.1.1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E (39)
      • 5.1.2. Dự báo giá cổ phiếu đến cuối năm 2023 (40)
    • 5.2. Cơ hội lớn nhất cổ phiếu này có được (41)
    • 5.3. Rủi ro lớn nhất cổ phiếu này phải đối mặt (42)
    • 5.4. Thời hạn đầu tư (43)
    • 5.5. Khuyến nghị: nên hay không nên đầu tư (44)
  • KẾT LUẬN (46)

Nội dung

Chứng tỏ nợ phải trả của SABECO đang tăng lên, cho thấy công ty đang có nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh... Nguyễn Thị Minh HàVNĐ.Điều này

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Giới thiệu chung

CTCP Bia-Rượu-Nước Giải Khát Sài Gòn (tên viết tắt: SABECO) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong ngành sản xuất và kinh doanh bia Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có tiền thân là Nhà máy bia Sài Gòn được thành lập năm 1977 Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và chính thức cổ phần hóa, đổi tên thành Tổng công ty

CP bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vào đầu năm 2008 Ngày 06/12/2016, cổ phiếu của Tổng Công ty được niêm yết trên sàn giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

Trong suốt quá trình hoạt động, Sabeco luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành, địa phương và đất nước.

Tên giao dịch : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN

Tên tiếng anh : SAIGON BEER – ALCOHOL – BEVERAGE CORPORATION

Trụ sở chính : Số 187 Nguyễn Chí Thanh - Phường 12 - Quận 5 - TP Hồ Chí Minh

Website : www.sabeco.com.vn

Ngành nghề kinh doanh

- Mua và bán các loại bia, rượu, nước giải khát

- Mua bán vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh ngành bia, rượu, nước giải khát.

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch

- Kinh doanh du lịch lữu hành nội địa, quốc tế

- Lắp đặt, sửa chữa, chế tạo, bảo dưỡng máy móc –thiết bị ngành sản xuất bia – rượu – nước giải khát và công nghiệp thực phẩm

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

Địa bàn kinh doanh

Trong giai đoạn 2022-2023, Sabeco đã tập trung đẩy mạnh phân phối tại các thị trường trọng điểm, bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ Công ty cũng đã mở rộng thị phần tại các thị trường mới nổi, như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.

Sabeco cũng đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, với các thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Lào,

Với việc đẩy mạnh phân phối tại các thị trường trọng điểm và mở rộng thị trường xuất khẩu, Sabeco đã khẳng định vị thế là công ty sản xuất bia hàng đầu ViệtNam.

Sơ đồ tổ chức

H;nh 1: Sơ đồ tổ chức CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn: Tầm nhìn đến năm 2025

- Phát triển SABECO thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế.

 Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.

 Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

 Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội.

 Hợp tác cùng phát triển

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA

Tài sản

Bảng 1: Tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền/ TSNH: Từ năm 2020 đến 2022 tăng qua các năm, năm 2020 đạt 14% và đến năm 2022 tăng 15.2 %, cho thấy DN đang bị tăng dần khả năng thanh toán Đầu tư tài chính ngắn hạn/ TSNH: Từ năm 2020 đến 2022 giảm qua các năm cụ thể là năm 2020 đạt 74.6% đến năm 2021 giảm xuống còn 74.4% tiếp đó năm 2022 tiếp tục giảm còn 72.3% Công ty đang sử dụng hình thức đầu tư bảo toàn vốn gốc và tạo ra nguồn thu nhập thụ động ổn định nhưng có tính thanh khoản thấp với rủi ro cao do nhiều biến động

Từ 2 ý trên cho thấy doanh nghiệp đang tăng hiệu quả sử dụng vốn nhờ đem tiền vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để thêm doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, tránh dự trữ tiền quá nhiều, gây lãng phí vốn.

Khoản phải thu/ TSNH: có sự biến động nhẹ , cụ thể là năm 2020 đạt 3% tiếp đến năm 2021 giảm 2% đến năm 2022 tăng 3.3% Điều này cho thấy Công ty thu hồi được nguồn tiền tốt

Hàng tồn kho: số liệu qua 3 năm có xu hướng tăng chứng tỏ doanh số bán hàng của doanh nghiệp luân chuyển tốt

Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta dễ dàng thấy cơ cấu tài sản của công ty năm 2020 -

2022 có xu hướng tập trung vào các tài sản ngắn hạn (từ 71% lên 77.9%) và giảm tài sản dài hạn (từ 29% xuống 22.1%)

Bảng 2: Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản là 29% (năm 2020); 25% (năm 2021) và 22.1% ( năm 2022), đồng thời ta có thể thấy được tài sản dài hạn có sự giảm qua các năm, năm 2021 giảm 3.2% so với năm 2020 và năm 2022 giảm 0.1% so với năm 2021 Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu đến từ tài sản cố định lần lượt chiếm 62% vào năm 2020 ; 57.8% vào năm 2021; 58.6% vào năm 2022. Một trong những chỉ tiêu chiếm phần lớn tài sản dài hạn là đầu tư tài chính dài hạn ( chiếm 29.9% năm 2020 và 27.9% năm 2021, 29.25% năm 2022 ) Bên cạnh đó,công ty tăng cường đầu tư vào các dự án mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh Đầu tư vào các dự án nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đầu tư vào các dự án đầu tư tài chính dài hạn, để gia tăng lợi nhuận và tạo nguồn thu nhập ổn định cho công ty.

Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn cuối năm 2021 tăng 3.112.051.597.067 VNĐ, tương ứng tăng 11.4%, so với cuối năm 2020 Như vậy, quy mô huy động vốn của doanh nghiệp tăng lên đây là cơ sở để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nợ phải trả: Nợ phải trả cuối năm tăng 1.731.542.284.834 VNĐ so với đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn tăng 2.084.977.315.281 VNĐ, nợ dài hạn giảm 15.861.132.878 VNĐ Chứng tỏ nợ phải trả của SABECO đang tăng lên, cho thấy công ty đang có nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Và nợ ngắn hạn của SABECO đang tăng mạnh hơn nợ dài hạn, cho thấy công ty đang có nhu cầu tăng cường vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Nợ ngắn hạn tăng 2.084.977.281 VNĐ chủ yếu đến từ việc tăng từ khoản trả cho người bán 747.341.053.603 VNĐ và phải trả ngắn hạn khác 1.260.920.660.609

VNĐ.Điều này thể hiện công ty đang có nhu cầu hoạt động trong sản xuất và kinh doanh,cho ra mắt các sản phẩm mới và tăng cường hoạt động marketing và bán hàng Việc phải trả ngắn hạn khác tăng cũng có thể là dấu hiệu của việc SABECO đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Nếu SABECO không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, công ty có thể bị phá sản hoặc giải thể.

Nợ dài hạn giảm 352.435.030.447 VNĐ chủ yếu tới từ dự phòng phải trả dài hạn 44.855.293.079 VNĐ, vay dài hạn 185.037.948.034 VNĐ Chứng tỏ công ty đã thực hiện các biện pháp để giảm thiểu nợ dài hạn Công ty đã trích lập dự phòng phải trả dài hạn, nhằm giảm thiểu khả năng phải thanh toán các khoản nợ dài hạn trong tương lai Công ty cũng đã thực hiện các biện pháp trả nợ vay dài hạn, nhằm giảm thiểu số dư nợ vay dài hạn.

Việc giảm thiểu nợ dài hạn có thể là do kết quả kinh doanh tốt của SABECO. Công ty có thể đã có đủ nguồn lực tài chính để trả nợ vay dài hạn, hoặc có thể đã có đủ lợi nhuận để trích lập dự phòng phải trả dài hạn

Tổng nguồn vốn cuối năm 2022 3.978.051.243.331 VNĐ, tương ứng tăng 13%, so với cuối năm 2021 Như vậy, quy mô huy động vốn của DN tăng lên đây là cơ sở để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh

Nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2022 tăng 1.981.991.027.099 VNĐ so với năm

2021, trong đó: nợ ngắn hạn tăng 1.955.841.876.943 VNĐ , nợ dài hạn giảm 15,861,132,878 VNĐ

Nợ ngắn hạn tăng 1.955.841.876.943 VNĐ chủ yếu đến từ việc tăng Vay ngắn hạn 976.245.759.069 trđ và Phải trả người bán ngắn hạn 366.032.363.140 VNĐ

Nợ dài hạn giảm 15.861.132.878 VNĐ chủ yếu là vì Vay dài hạn33.206.502.827 VNĐ Chứng tỏ SABECO đã trả nợ vay dài hạn,công ty đã có đủ nguồn lực tài chính để trả nợ vay dài hạn, cho thấy SABECO có kết quả kinh doanh tốt.

SABECO đã thực hiện các biện pháp gia hạn nợ dài hạn Công ty đã đàm phán với các chủ nợ để gia hạn thời hạn trả nợ vay dài hạn, điều này cho thấy SABECO đang có kế hoạch phát triển và cần thời gian để tăng cường khả năng thanh toán.

SABECO đã thực hiện các biện pháp tái cấu trúc nợ dài hạn Công ty đã thực hiện các biện pháp như sáp nhập, mua lại, hoặc đổi mới hình thức vay, điều này cho thấy SABECO đang có kế hoạch tái cấu trúc tài chính.

Bảng 4: Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu tăng 6.5% so với đầu năm, khoản tăng này chủ yếu đến từ LNST chưa phân phối năm nay Nhu cầu tăng cường huy động vốn chủ sở hữu để giảm thiểu rủi ro tài chính Điều này có thể là do một số nguyên nhân sau:

- SABECO đang có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

- SABECO đang có nhu cầu đầu tư vào các dự án mới.

- SABECO đang có nhu cầu trả nợ vay.

Tuy nhiên, việc LNST chưa phân phối năm nay được giữ lại cũng có thể là dấu hiệu của việc SABECO đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn chủ sở hữu từ bên ngoài.

Nhìn chung, việc vốn chủ sở hữu tăng của SABECO là một tín hiệu tích cực.Điều này cho thấy SABECO có kết quả kinh doanh tốt và đang có kế hoạch phát triển.Năm 2021 – 2022

Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu năm 2022 tăng 8.8% so với 2021, khoản tăng này chủ yếu đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Điều này cho thấy: Doanh nghiệp đang làm tốt việc đầu tư, mở rộng kinh doanh và tăng trưởng.

Báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần giảm vào năm 2021, giảm 1.587.577.543.153 đồng so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ giảm 5.7%, trong khi đó năm 2022 doanh thu thuần bắt đầu tăng 8.605.337.699.977 đồng so với năm 2021 tương ứng với tỷ lệ tăng 32.6% Năm 2022, doanh thu thuần tăng mạnh trở lại chủ yếu nhờ việc SABECO đầu tư mạnh mẽ cho các hoạt động marketing và bán hàng, bao gồm: Ra mắt các sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; Tăng cường quảng bá thương hiệu thông qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo, tài trợ; Tăng cường hệ thống phân phối và bán hàng.

Giá vốn hàng bán năm 2021 giảm 695.047.570.197 đồng so với năm 2020 tương ứng với tỉ lệ giảm 3.6%, nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút này là do giá nguyên vật liệu đầu vào giảm vì ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 Đến năm 2022 giá vốn hàng bán của SABECO có xu hướng tăng mạnh trở lại tăng 5.443.195.584.386 đồng so với năm 2021 tương ứng với tỷ lệ tăng 29%.

Doanh thu tài chính SABECO năm 2021 tăng 145.195.486.987 đồng và năm

2022 giảm 29.036.359.210 đồng so với cùng kỳ Điều này có thể do SABECO đã giảm huy động vốn từ bên ngoài, lãi suất huy động tiền gửi giảm và do doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, dẫn đến lãi phải trả tăng.

Chi phí tài chính giảm mạnh năm 2021 giảm 82.665.209.959 so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ giảm 78.4% và tăng trở lại tăng 59.208.949.423 đồng so với năm

2021 tương ứng với tỷ lệ tăng 259.9% Chi phí bán hàng năm 2021 tăng 641.331.848.286 đồng so với năm 2020 Đến năm 2022 tăng mạnh, tăng 1.031.699.643.770 đồng so với năm 2021 Do SABECO đã mở thêm hệ thống phân phối và bán hàng, đã mở mới 1000 điểm bán hàng nâng tổng số điểm bán hàng của công ty lên 150.000 điểm Bên cạnh đó thì chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 tăng 142.949.405.056 đồng so với năm 2021 tướng ứng với tỷ lệ tăng 23.9% Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao cho thấy doanh nghiệp không có hệ thống quản lý chi phí hiệu quả, dẫn đến chi phí phát sinh không được kiểm soát chặt chẽ.

Nhìn chung trong 3 năm 2020, 2021, 2022 công ty đã có sự cố gắng nổ lực để đạt được kết quả tốt Lợi nhuận kinh doanh của công ty năm 2022 tăng2.049.427.155.846 đồng so với năm 2021 tương ứng với tỷ lệ tăng 42.9% Sự gia tăng này do nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID- 19, nhu cầu tiêu thụ bia tăng, cùng với đó là việc SABECO đã thực hiện các hoạt động marketing, quảng bá hiệu quả, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Khả năng thanh toán

Bảng 6: Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện thời của SABECO vào năm 2020 là 3.77 lần và 2021 là 3.15 lần; năm 2022 là 2.92 lần Năm 2020, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 3.77 đồng tài sản lưu động, năm 2021 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 3.15 đồng tài sản lưu động, năm 2022 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 2.92 đồng tài sản lưu động.

Nhìn chung, khả năng thanh toán hiện thời của SABECO trong giai đoạn 2020-

2022 đều ở mức tốt Tuy nhiên, có thể thấy khả năng thanh toán hiện thời của SABECO có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn này:

Khả năng thanh toán hiện thời cao cho thấy công ty có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn một cách dễ dàng Điều này là một tín hiệu tích cực đối với các nhà đầu tư và nhà cung cấp, vì nó cho thấy công ty có khả năng kinh doanh tốt và có khả năng trả nợ.

Khả năng thanh toán hiện thời thấp cho thấy công ty có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn Điều này có thể là do công ty có kết quả kinh doanh kém hoặc có quá nhiều nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh vào năm 2020 là 3.49 lần ; năm 2021 là 2.92 lần;năm 2022 là 2.68 lần Nhìn chung, khả năng thanh toán nhanh của SABECO trong giai đoạn 2020- 2022 đều ở mức tốt Tuy nhiên, có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của SABECO có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn này.

Khả năng thanh toán nhanh cao cho thấy công ty có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến hàng tồn kho Điều này là một tín hiệu tích cực, vì nó cho thấy công ty có khả năng kinh doanh tốt và có khả năng trả nợ.

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là rất thấp; năm 2020 (0.53 lần); năm 2021 (0.5 lần) thậm chí năm 2022 chỉ còn 0.44 lần Doanh nghiệp đã không có sự chuẩn bị tốt và quản trị dòng tiền khá hiệu quả để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền Khi mà tiền và các khoản tương đương tiền liên tục giảm nhưng các khoản nợ ngắn hạn lại tăng lên đáng kể Điều này nếu không được khắc phục có thể khiến công ty rơi vào trạng thái “ vỡ nợ”.

Thông số hoạt động

Bảng 7: Thông số hoạt động

Kỳ thu tiền b;nh quân= (Khoản phải thu b;nh quân x 360)/ Doanh thu thuần bán tín dụng

(Doanh thu thuần bán tín dụng có thể thay thế bằng chỉ tiêu doanh thu thuần)

Vòng quay khoản phải thu= Doanh thu thuần bán tín dụng/ Khoản phải thu b;nh quân

Qua bảng số liệu có thể thấy kỳ thu tiền bình quân cho biết doanh nghiệp mất bình quân trong bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân năm 2021 của SABECO là 6.4 ngày giảm 1.22 ngày so với năm 2020 và vòng quay khoản thu cũng tăng 9.04 vòng so với cùng kỳ, điều này cho thấy SABECO đã thành công trong việc thu nợ từ khách hàng nhanh chóng Đến năm 2022 có xu hướng tăng từ 6.4 ngày lên 9.2 ngày tương đương vòng quay khoản phải thu 56.4 vòng xuống còn

39 vòng Chứng tỏ khả năng thu nợ của doanh nghiệp ngày càng giảm, dẫn đến hoạt động giảm và khả năng thu hồi vốn chậm.

Kỳ trả tiền b;nh quân= (Khoản phải trả b;nh quân x 360)/ Doanh số mua nợ

(Doanh số mua nợ có thể thay thế bằng chỉ tiêu giá vốn hàng bán)

Vòng quay khoản phải trả= Doanh số mua nợ/ Khoản phải trả b;nh quân

Kỳ trả tiền bình quân của doanh nghiệp năm 2021 là 46 ngày, tăng 15.47 ngày so với năm 2020 đồng thời vòng quay khoản phải trả giảm 3.96 vòng so với cùng kỳ, sự giảm này đồng nghĩa với việc số tiền mặt của doanh nghiệp đã giảm xuống trong việc thanh toán các hóa đơn và nợ ngắn hạn Đến năm 2022, kỳ trả tiền bình quân giảm 4.9 ngày so với năm 2021 đồng thời vòng quay khoản phải trả tăng 0.93 vòng so với cùng kỳ, có thể thấy doanh nghiệp đã có biện pháp tốt hơn trong việc quản lý tiền mặt vào việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Thời gian giải tỏa tồn kho= (Tồn kho x 360)/ Giá vồn hàng bán

Vòng quay tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho b;nh quân

Nhìn chung, vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có sự suy giảm Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bắt đầu từ đầu năm 2020 nên hoạt động của doanh nghiệp có vẻ trở nên chậm lại dần, thậm chí giậm chân tại chỗ Cụ thể, từ 13.5 vòng vào năm

2020 giảm xuống còn 11.3 vòng trong năm 2021, và giảm xuống 11 vòng trong năm

2022 Cho thấy doanh nghiệp bán hàng chậm và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp

Vòng quay tài sản= Doanh thu thuần/ Tổng tài sản

Vòng quay tài sản cố định= Doanh thu thuần/ Tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định của doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm giai đoạn 2020- 2022 Cụ thể, tăng 1.86 vòng trong năm 2022 so với năm 2021 Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản cố định.

Vòng quay vốn luân chuyển ròng= Doanh thu thuần/ Vốn luận chuyển ròng

Vòng quay vốn luân chuyển ròng của doanh nghiệp năm 2021 giảm 0.26 vòng so với năm 2020, tuy nhiên đến năm 2022 tăng 0.29 vòng so với năm 2021 Cho thấy doanh thu thuần của doanh nghiệp đang tăng trở lại dẫn đến vốn lưu động cần thiết cho các hoạt động sản xuất luân chuyển nhanh, dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra doanh thu nhanh từ đó lợi nhuận sẽ tăng lên.

Thông số đòn bẩy tài chính

Bảng 8: Thông số đòn bẩy tài chính Thông số nợ= Tổng nợ/ Tổng tài sản

Thông số nợ dài hạn= Nợ dài hạn/ Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Qua bảng số liệu có thể thấy thông số nợ các năm 2020,2021 và 2022 của SABECO lần lượt là 0.23; 0.26; 0.29 Có thể thấy, thông số nợ của doanh nghiệp ở các năm đều dưới 0.5, điều này phản ánh rằng SABECO có khả năng tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên vẫn có sự gia tăng so với năm trước.

Thông số ngân quỹ/ nợ= Ngân quỹ ròng/ Tổng nợ

Thông số ngân quỹ/ nợ của SABECO đang có xu hướng giảm vào năm 2021, giảm 0.18 so với năm 2020, đến năm 2022 thông số này giảm 0.02 so với năm 2021. Tuy nhiên mọi thông số đều lớn hơn 0 chứng tỏ rằng vốn lưu động ròng đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng, khả năng cân bằng tài chính của doanh nghiệp ổn định và phát triển.

Thông số khả năng trả lãi vay= EBIT/ Lãi vay

Thông số khả năng trả lãi vay năm 2021 tăng 3.67 so với năm năm 2020 và năm

2022 tăng mạnh 50.04 so với năm 2021 điều này chứng minh một khả năng thanh toán lãi nợ vay rất tích cực hoặc đây là năm mà SABECO ít đi vay nợ khiến thông số khả năng trả lãi vay rất cao.

Thông số khả năng sinh lời

Bảng 9: Thông số khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời vừa là động cơ kinh doanh vừa là để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Tạo ra, duy trì và gia tăng khả năng sinh lời là mong muốn của tất cả chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp Thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là mối quan tâm chủ yếu của hầu hết các chủ thể quản lý có liên quan với doanh nghiệp vì nó là thông tin quan trọng nhất cung cấp cơ sở cho các quyết định quản lý của họ.

Lợi nhuận gộp biên= (Doanh thu thuần- Giá vốn hàng bán)/ Doanh thu thuần

Lợi nhuận gộp biên của SABECO giao động nhẹ các năm qua, năm 2021 giảm 1.6% so với năm 2020 và năm 2022 tăng 2% so với năm 2021 Chứng tỏ khả năng sinh lời đang tốt lên.

ROS= Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

ROA= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

= (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần/ Tổng tài sản)

= Lợi nhuận ròng biên x Vòng quay tài sản

ROE= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

= (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần/ Tổng tài sản) x (Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu)

= Lợi nhuận ròng biên x Vòng quay tài sản x Số nhân vốn chủ

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2021 của doanh nghiệp đều giảm so với năm 2020 và 2022.Cụ thể:

Trong năm 2021 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE của doanh nghiệp giảm từ 23.3 năm 2020 xuống còn 17.4 tương ứng giảm 5.9 % Điều này có nghĩa là trong năm 2020, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 23.3 đồng lợi nhuận thì năm 2021 giảm xuống chỉ tạo ra được 17.4 đồng lợi nhuận Nguyên nhân của việc giảm này là sự suy giảm mạnh của doanh thu dẫn đến sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế từ 4.936.845.970.254 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2020 xuống còn 3.929.305.547.238 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2021 Đến năm 2022 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE của doanh nghiệp có dấu hiệu tăng từ 17.4 năm 2021 lên 22.4 năm 2022, tăng 5% cho thấy rằng doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn huy động từ các cổ đông.

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu ROS năm 2021 giảm với năm 2020 từ 17.7 giảm xuống 14.9 (giảm 2.8%) Điều này cho thấy việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2021 không hiệu quả Và đến năm 2022, ROS tăng trở lại, tăng 0.8% so với năm 2021.

Mặt khác do doanh thu giảm nên đồng thời cũng làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA Cụ thể tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2020 là 18 nhưng năm 2021 giảm xuống còn 12.9 tương ứng giảm 5.1% Mặc dù năm 2022 có sự gia tăng 3.1% so với năm 2021 tuy nhiên không đáng kể, doanh nghiệp đã sử dụng tài sản không hiệu quả, không có khả năng sinh lợi cao.

Các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu

Bảng 10: Các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu

Thu nhập mỗi cổ phần thường (EPS)= (Thu nhập ròng- Cổ tức ưu đãi)/ Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Cổ tức mỗi cổ phần (DPS)= (Thu nhập ròng- Cổ tức ưu đãi- Thu nhập giữ lại)/

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Chỉ số thanh toán cổ tức= DPS/ EPS

Chỉ số giá trên thu nhập= Thị giá/ Thu nhập mỗi CP

Ta có thể thấy thu nhập mỗi cổ phần thường EPS của SABECO qua các năm tương đối ổn định Tuy nhiên, năm 2021 EPS giảm 1.44 đồng nguyên nhân sự sụt giảm có thể là do doanh nghiệp muốn hoàn thiện các dòng sản phẩm của công ty Kết quả ta có thể thấy được khi qua năm 2022 EPS đã tăng trở lại là 7.983 đồng, tăng 2.481 đồng so với năm 2021 Sự tăng trưởng EPS này cho thấy nhà đầu tư sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trên mỗi cổ phiếu đang nắm giữ và giúp cổ phiếu của Sabeco sẽ hấp dẫn hơn trên thị trường chứng khoán.

Chỉ số giá trên thu nhập P/E năm 2021 là 27.45 tăng 0.16 so với năm 2020 Tuy nhiên chỉ số giá trên thu nhập P/E của Sabeco năm 2022 là 20.91 giảm 6.54 so với năm 2021, nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do lợi nhuận sau thuế của Sabeco tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh thị trường bia Việt Nam tăng trưởng chậm lại.

XEM XÉT SỰ KIỆN CHỦ YẾU 2020- 2022 ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Sự kiện năm 2020

3.1.1 Thị trường chứng khoán quốc tế

Sự kiện 1: Đại dịch Covid-19

Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, WHO công bố đại dịch, TTCK toàn cầu đã sụt giảm nhanh và mạnh Chỉ trong một tuần từ ngày 09 - 16/3, TTCK Hoa

Kỳ đã trải qua đợt giảm mạnh nhất kể từ năm 1987 và đã 3 lần phải kích hoạt cơ chế tạm dừng giao dịch “circuit breaker”.

Trong ngày 12/3 có đến 10 quốc gia ngoài Mỹ kích hoạt cơ chế tạm dừng giao dịch, đặc biệt, Philippines ngày 17/3/2020 đã quyết định tạm ngừng TTCK để đối phó với dịch bệnh Bước sang tháng 4, TTCK thế giới tăng trở lại nhờ dịch Covid-19 phần nào đã được kiểm soát trên toàn cầu

Các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt hơn cộng với kỳ vọng về một loại vắc-xin tiềm năng đối phó với Covid-19 cũng đã giúp TTCK nhiều quốc gia khởi sắc Tính đến ngày 22/6, TTCK Hoa Kỳ tăng 2,5%, Anh tăng 2,8%, Pháp tăng 5,4%, Nhật Bản tăng 2,5%, Hàn Quốc tăng 4.8%, Trung Quốc tăng 4%, Thái Lan tăng 0,69%, Phillipines tăng 8,7% so với cuối tháng trước.

Sự kiện 2: Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu vào năm 2018 và kéo dài đến năm 2020 Cuộc chiến này đã gây ra nhiều bất ổn cho thị trường chứng khoántrong ngắn hạn Tuy nhiên, trong dài hạn, chiến tranh thương mại này cũng có thể tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

3.1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam

Sự kiện 1: Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh bất chấp đại dịchCovid-19

Những tháng đầu năm 2020, TTCK Việt Nam đã chứng kiến những đợt giảm điểm mạnh Cuối quý I/2020, VN-Index giảm 33% so với cuối năm 2019 Nhưng từ quý II đến nay, thị trường đã phục hồi bền vững, tăng trưởng ngoạn mục và kéo dài tới giai đoạn cuối năm 2020.

Kết thúc phiên giao dịch năm 2020, chỉ số VN-Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020 (ngày 24/3/2020, đóng cửa ở mức 659,21 điểm), tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019. Chỉ số HNX-Index cũng đã có một năm tăng trưởng mạnh.

Tính chung cả năm 2020, dù trải qua một đợt lao dốc mạnh trong quý 1/2020 do bị tác động bởi dịch Covid-19 nhưng sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục mạnh Mức tăng gần 15% của VN-Index trong năm 2020 là gấp đôi mức tăng 7,7% của chỉ số này trong cả năm 2019

Sự kiện 2: Số lượng nhà đầu tư mới tăng cao

Theo số liệu Trung tâm lưu ký chứng khoáng Việt Nam (VSD) vừa công bố, tính đến cuối năm 2020, có hơn 2,77 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Riêng số tài khoản trong nước chiếm gần 99%, với 2,74 triệu tài khoản (2,8% dân số Việt Nam), bao gồm 2,73 triệu tài khoản của nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư nước ngoài giữ hơn 35.000 tài khoản Chỉ trong tháng 12 đã có đến 63.243 tài khoản trong nước được mở mới, tăng 53% so với tháng trước và cao nhất từ trước đến nay.

Không những vậy, lũy kế cả năm 2020 có tới 393.659 tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước được mở mới, trong đó nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 392.527 tài khoản (99,7%), còn lại là nhà đầu tư tổ chức Đây cũng là số lượng tài khoản lớn nhất được nhà đầu tư cá nhân trong nước mở chỉ trong một năm cao nhất tính đến năm 2020

Sự kiện 3: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát triển mạnh

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục có thêm một năm “bùng nổ”, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến hết tháng 11-2020, trên thị trường đã có 2.311 đợt đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó có 1.970 đợt phát hành thành công với tổng giá trị phát hành thành công đạt 348.400 tỷ đồng, chiếm 68,5% tổng giá trị đăng ký Kỳ hạn phát hành bình quân là 4,07 năm Số doanh nghiệp phát hành thành công là 237 doanh nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp đã phát hành thành công 185 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Như vậy, dù mới 11 tháng, nhưng tổng tượng phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp đã tăng tới gần 25% so với cả năm năm 2019.

Thị trường trái phiếu tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng nóng đến cuối quý 3-2020 và chỉ hạ nhiệt khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực từ 1-9-2020 Tuy nhiên, xét chung cả năm, đây vẫn là năm bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

Sự kiện năm 2021

3.2.1 Thụ trường chứng khoán quốc tế

Theo Tradingeconmics, mặc dù trong tháng 12/2021 TTCK còn có chút biến động trái chiều tại các khu vực nhưng nhìn chung kết thúc năm 2021 TTCK toàn cầu đã thể hiện xu hướng tăng điểm mạnh Cụ thể:

Tại Mỹ, trong tháng 12/2021 chỉ số Dow Jones vẫn thể hiện xu hướng tăng điểm nhẹ khi tăng 0,57%, còn chỉ số S&P 500 giảm 4,23% Tuy nhiên, tính đến ngày 31/12/2021 chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng điểm mạnh so với thời điểm đầu năm

2021 Tính chung cả năm, chỉ số Dow Jones tăng hơn 56% và chỉ số S&P 500 tăng hơn 59% So với thời điểm cuối tháng 12/2020, chỉ số Dow Jones tăng hơn 76% trong khi đó chỉ số S&P 500 tăng hơn 112%.

Tại khu vực châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng gần 6% trong tháng12/2021, tăng 6,4% so với tháng trước đó, và tăng gần 31% so với tháng 12/2020.Tính chung cả năm 2021, chỉ số này vẫn thể hiện xu hướng tăng điểm khi tăng hơn13% Đây là mức tăng lớn nhất trong 5 năm và duy trì gần mức cao nhất trong 22 tháng gần đây, nhờ lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh và nền kinh tế Anh phục hồi sau tác động của đại dịch

Tại châu Á, chỉ số CSI 300 của Trung Quốc cũng tăng 4,6% trong tháng 12/2021, và tăng 4,8% so với tháng 11/2021 So với tháng 12/2020, chỉ số CSI 300 tăng gần 81% Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, chỉ số này tăng hơn 72% Xu hướng tăng điểm trong năm 2021 cũng ghi nhận tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 Future mặc dù giảm nhẹ trong tháng 12/2021 khi giảm 1,33%, nhưng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước khi tăng hơn 32% Tính chung cả năm 2021, chỉ số Nikkei 225 Future tăng ấn tượng ở mức 36,31% Các thị trường cũng lạc quan về triển vọng kinh tế bất chấp những mối đe dọa từ biến thể Omicron, với khảo sát của Kyodo News cho thấy 84% công ty ở Nhật Bản có tăng trưởng kinh tế vào năm 2022.

3.2.2 Thị trường chứng khoán trong nước

3.2.2.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam

Sự kiện 1: Giải bài toán nghẽn lệnh tại HOSE, thanh khoản được 'cởi trói'

Bất chấp đại dịch COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ cả về điểm số, thanh khoản và số lượng nhà đầu tư tham gia Tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nghẽn lệnh kéo dài trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) Trên thực tế, ngay từ cuối năm 2020,

“nghẽn lệnh” đã trở thành từ khóa “nóng” trên nhiều diễn đàn và khắp các mặt báo. Sang nửa đầu năm 2021, dù có nhiều giải pháp nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng nên không chỉ gây bức xúc và cả thiệt hại cho nhà đầu tư mà còn tạo ra áp lực lớn cho cơ quan quản lý, HOSE và các đơn vị liên quan.

Theo đúng kế hoạch, sau 100 ngày, ngày 5/7/2021, HOSE đã đưa vào vận hành giải pháp xử lý sự cố hệ thống giao dịch Giải pháp mới với năng lực lệnh lên tới 3-5 triệu lệnh/ngày đã vận hành ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch.

Với hệ thống giao dịch mới, thanh khoản thị trường đã được cởi trói và xác lập những kỷ lục mới Tính bình quân, giá trị giao dịch toàn thị trường trong năm 2021 tại thời điểm 17/12/2021 đạt 26.211 tỷ đồng/phiên, mức cao nhất trong suốt 21 năm vận hành thị trường.

Sự kiện 2: Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu vượt 120% GDP

Quy mô thị trường cổ phiếu đã tăng mạnh, đạt 122,2% GDP vào ngày 12/11/2021 (tính theo GDP năm 2020) Theo Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm 2020-2025, Chính phủ đặt mục tiêu vốn hóa của chứng khoán đạt 120% GDP vào năm 2025 Như vậy, với mức vốn hóa nói trên, mục tiêu của đề án đã về đích trước 4 năm.

Sự kiện 3: Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới lập kỷ lục

Năm 2021 chứng kiến số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán gia tăng kỷ lục.

Thống kê đến hết tháng 11/2021, tổng số tài khoản chứng khoán là 4,08 triệu trong khi thời điểm cuối năm 2020 mới chỉ đạt 2,77 triệu tài khoản Như vậy, riêng trong 11 tháng năm 2021, đã có hơn 1,31 triệu tài khoản mở mới, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở 1,306 triệu tài khoản Số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước 11 tháng cũng cao gấp 3,3 lần số lượng trong cả năm 2020 Năm

2021 là năm kỷ lục về thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường.

3.2.2.2 Thị trường chứng khoán của CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (SABECO - SAB)

Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO - SAB) đã công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu thuần cả năm đạt gần 26.374 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 3.930 tỉ đồng, lần lượt bằng 94% và 80% so với thực hiện trong năm 2020 Dù vậy, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến kết quả kinh doanh năm vừa qua không như kế hoạch ban đầu Do đó doanh thu thuần của SABECO chỉ giảm nhẹ.

Mặt khác, đến hết năm 2021, tổng tài sản của công ty đã tăng 11,4% so với đầu năm, lên 30.487 tỉ đồng Đồng thời, ngay từ đầu năm nay, SABECO đã có 2 đợt tạm ứng cổ tức năm 2021 với tổng tỷ lệ 35% trong tháng 1 và tháng 3 theo kế hoạch. Tương đương cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận tiền mặt 3.000 đồng Tổng số tiền đã tạm ứng cổ tức năm 2021 lên hơn 2.244 tỉ đồng Hiện cổ phiếu SAB đang giao dịch xung quanh vùng giá gần 170.000 đồng/cổ phiếu, tăng gần 8% so với đầu năm nay dù thị trường chứng khoán biến động liên tục.

Sự kiện năm 2022

3.3.1 Thị trường tài chính quốc tế

Sự kiện 1: Lạm phát gia tăng

Lạm phát là một trong những yếu tố chính tác động đến thị trường chứng khoán năm 2022 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm vào tháng 1 năm 2022, lên tới 7,5% Lạm phát gia tăng đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về khả năng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương, điều này có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sự kiện 2: Cuộc xung đột Nga-Ukraine

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 đã gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu Giá dầu và khí đốt tăng cao đã làm trầm trọng thêm lạm phát và gây ra những gián đoạn trong chuỗi cung ứng Cuộc xung đột cũng đã dẫn đến sự gia tăng căng thẳng địa chính trị, làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Sự kiện 3: Sự thắt chặt chính sách tiền tệ Để đối phó với lạm phát, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần trong năm 2022, mức tăng nhiều nhất trong một năm kể từ những năm 1980 Các ngân hàng trung ương khác, bao gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), cũng đã tăng lãi suất Sự thắt chặt chính sách tiền tệ đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán, khiến giá cổ phiếu giảm.

3.3.2 Thị trường tài chính trong nước

3.3.2.1 Thị trường tài chính Việt Nam

Sự kiện 1: VN-Index giảm 35% trong khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% năm2022

Theo Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, dự kiến cả năm 2022, Việt Nam đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó, tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 6-6,5% đã định.

Tuy nhiên, trái ngược với đà phục hồi và tăng trưởng cao của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi một dấu ấn buồn trong năm 2022 khi chỉ số VN- Index suy giảm rất mạnh.

Trong năm, VN-Index đạt đỉnh 1.536,45 điểm vào ngày 10/1/2022 và về đáy ở 873,78 điểm vào ngày 16/11/2022 Tính chung cả năm, với mức giảm 35% của VN- Index, hầu hết các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán phải chấp nhận thua lỗ.

Sự kiện 2: Cú sốc tâm lý trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Sau giai đoạn bùng nổ năm 2020-2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghi nhận sự trầm lắng trong phần lớn thời gian năm 2022 với khối lượng phát hành, thanh khoản giảm mạnh.

Tính đến cuối tháng 11/2022, giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ đạt gần

330 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 28,5% so với cùng kỳ 2021 Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đang lưu ký là 1,26 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 15% GDP. Nửa cuối năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chứng kiến “cú sốc” tâm lý lan rộng khi nhà đầu tư chứng kiến các vụ việc xảy ra tại một số tập đoàn lớn.

Sự kiện 3: Dấu ấn xử lý h;nh sự và xử phạt hành chính các sai phạm chứng khoán

Năm 2022, hoạt động thanh tra, giám sát trên thị trường chứng khoán để lại nhiều dấu ấn trong xử lý vi phạm hành chính lẫn hình sự.

11 tháng đầu năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt hành chính

442 trường hợp, với tổng số tiền phạt 33,41 tỷ đồng Trong đó đáng chú ý có 3 trường hợp về thao túng chứng khoán; 4 trường hợp bị áp dụng đình chỉ giao dịch; 15 trường hợp phải khắc phục hậu quả: buộc cải chính thông tin, trả tiền nhà đầu tư

Căn cứ trên kết quả giám sát, ngành chứng khoán đã chuyển cơ quan công an xử lý hình sự đối với nhóm cổ phiếu FLC, đối với các sai phạm tại các công ty liên quan trong “nhóm Louis” và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần ASA cùng một số đơn vị khác.

3.3.2.2 Thị trường tài chính của CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (SABECO - SAB)

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, SABECO ghi nhận doanh thu thuần đạt 34,979 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5,500 tỉ đồng, tăng trưởng tương ứng 32% và 40% so với 2021 Đây là kết quả vượt trội so với mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng đặt ra vào năm ngoái, đồng thời cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của công ty

Dù gặp phải rất nhiều thách thức, khó khăn khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, kết quả kinh doanh năm 2022 đã cho thấy sức bật bền bỉ của SABECO và sự phục hồi mạnh mẽ của doanh nghiệp.

SABECO cũng đã bắt đầu mở rộng các sáng kiến đầu tư chiến lược trung và dài hạn khác nhau trong năm 2022, hướng đến mục tiêu củng cố thêm các quy trình cốt lõi của SABECO nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững Điều này bao gồm các động thái chiến lược gần đây nhằm nâng tỷ lệ sở hữu của SABECO tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Bình Tây và Công ty Cổ phần Bao Bì Sài Gòn Hai công ty này sẽ trở thành công ty con của SABECO sau khi các thủ tục pháp lý hoàn thành Bên cạnh đó, SABECO cũng đã công bố ý định nâng tỷ lệ sở hữu Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn

- Miền Tây từ 51% lên hơn 70% Những động thái này giúp SABECO nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chi phí và hiệu suất kinh doanh hiệu quả, mở rộng danh mục sản phẩm.

XEM XÉT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ NGÀNH VÀ KINH TẾ VĨ MÔ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÌNH BÀY VIỆC MUA BÁN CỔ PHIẾU

Điều kiện kinh tế ngành

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thấp, cạnh tranh gay gắt trên thị trường và việc thực hiện chặt chẽ Nghị định 100, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp sản xuất bia trên thị trường nói chung và Sabeco nói riêng.

Trong đó, Sabeco đã dự báo trước tình hình kinh doanh còn nhiều khó khăn và thách thức từ đầu năm, Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo trong kinh doanh nhằm tiết giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động, bằng những nỗ lực của mình Kết thúc quý III/2023, Sabeco vẫn ghi nhận doanh thu đạt 7.414,9 tỷ đồng, bằng 85,9% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 1.074,1 tỷ đồng, bằng 77% so với cùng kỳ Trong đó, biên lợi nhuận gộp đạt 30,1%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp Công ty ghi nhận 2.232,77 tỷ đồng, bằng 82,9% so với cùng kỳ; doanh thu tài chính tăng 31,3%, tương ứng tăng thêm 88,86 tỷ đồng, lên 373,13 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 3,4%, tương ứng giảm 46,27 tỷ đồng, về 1.316,51 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, trong bối cảnh thị trường tiêu thụ yếu, áp lực cạnh tranh, Sabeco đã nỗ lực giảm chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, đồng thời tăng nguồn thu khác từ doanh thu tài chính.

Theo thuyết minh Báo cáo tài chính quý III, doanh thu tài chính tăng chủ yếu do lãi tiền gửi ngân hàng.

Ngoài ra, Sabeco cho biết trong quý III, thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tiêu dùng thấp hơn do tác động bất lợi của kinh tế bất ổn cùng với chi phí nguyên vật liệu tăng cao trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp gần như không giảm nhiều.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Sabeco ghi nhận doanh thu đạt 21.940,98 tỷ đồng, bằng 87,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 3.288,53 tỷ đồng, bằng 74,3% so với cùng kỳ.

Năm 2023, Sabeco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 40.272 tỷ đồng, tăng 15,1% và lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.775 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện trong năm 2022 Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, Sabeco đã hoàn thành 57% so với kế hoạch lợi nhuận năm.

Bên cạnh việc nỗ lực kinh doanh trong điều kiện sức mua thị trường suy yếu, Sabeco vẫn tiếp tục tạo ra thêm 1.945,7 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2023 Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận dương 73,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận âm 3.696,7 tỷ đồng, chủ yếu là dùng 3.312,5 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Sabeco đã trả cổ tức tiền mặt lên tới 25% cho cổ đông hiện hữu Trong đó, tạm ứng cổ tức đợt 2/2022 bằng tiền với tỷ lệ 10%, thực hiện thanh toán ngày 24/3/2023 và chi cổ tức bổ sung bằng tiền năm 2022 với tỷ lệ 15%,thực hiện thanh toán ngày 7/7/2023.

Kinh tế vĩ mô

Sabeco với mã cổ phiếu SAB niêm yết trên sàn HoSE vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 với doanh thu đạt 7.415 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái Biên lãi gộp đạt 30%, giảm 1 điểm % so với quý 3/2022 Doanh thu hoạt động tài chính của SAB tăng 31% lên 373 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi tăng Chi phí tài chính tăng 46% lên hơn 10 tỷ đồng Chi phí bán hàng giảm 4% xuống 1.112 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 3% xuống 204 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của SAB đạt 1.074 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái Lợi nhuận ròng của SAB đạt 1.044 tỷ đồng, giảm 22% Đây cũng là quý thứ 4 liên tiếp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng âm.

Như vậy, luỹ kế 9 tháng đầu năm, SAB ghi nhận 21.941 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 3.289 tỷ đồng, giảm 26% Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 40.272 tỷ đồng doanh thu, 5.775 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt 15% và 5% so với 2022 Có thể nói, sau ba quý, SAB mới thực hiện được 54% kế hoạch doanh thu và 57% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tại phần giải trình trong báo cáo tài chính, SAB cho biết kết quả kinh doanh giảm sút do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các hãng bia với nhau Bên cạnh đó là nhu cầu tiêu dùng thấp trong khi chi phí đầu vào, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khiến cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sâu.

Tổng tài sản của công ty tại thời điểm cuối quý 3/2023 là 33.426 tỷ đồng, với tỷ trọng lớn nhất là khoản tiền gửi có kỳ hạn gần 22.400 tỷ đồng (chiếm 67% tổng tài sản) 9 tháng đầu năm nay, công ty thu về hơn 1.052 tỷ đồng tiền lãi Vốn chủ sở hữu đạt 26.519 tỷ đồng, bao gồm 17.637 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trên thị trường, cổ phiếu của SAB tiếp tục lao dốc Tính đến phiên giao dịch ngày 1/11, cổ phiếu SAB chỉ còn 57.400 đồng /cp (giảm gần 40% so với đỉnh đầu năm) Bên cạnh thị giá cổ phiếu SAB đã giảm mạnh, việc phát hành cổ phiếu pha loãng cũng khiến giá cổ phiếu doanh nghiệp giảm sâu SAB đang gặp áp lực cạnh tranh lớn từ các đối thủ nhất là Heineken khiến nhà đầu tư giảm kỳ vọng với cổ phiếu. Đánh giá về kết quả kinh doanh quý 3/20223 của SAB, Công ty Chứng khoán PHS cho rẳng SAB chưa cho thấy sự hồi phục rõ ràng Dữ liệu kinh doanh của SAB trong quá khứ nhiều năm nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty có tính mùa vụ khá cao Đặc biệt quý 2 sẽ thường có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao so với quý trước Chính vì thế, mức tăng hiện tại của SAB nhiều khả năng đến từ yếu tố mùa vụ hơn là một sự hồi phục thật sự trong nhu cầu tiêu thụ bia – một loại hàng hóa không thiết yếu

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, giá nguyên vật liệu đầu vào và bao bì có thể được chốt trước từ 6 đến 9 tháng Đối với đại mạch, công ty đã chốt cho cả năm, trong khi giá vỏ lon thì đã được chốt đến quý 3 SAB mặt khác có chính sách mua trước nguyên liệu, nhưng chính vì đã mua trước nguyên vật liệu từ cuối năm ngoái khi giá nguyên vật liệu còn cao, nên chi phí đầu vào trung bình của SAB sẽ cao hơn so với năm 2022 Điều này cũng đã đặt được thể hiện qua biên lợi nhuận gộp thu hẹp đi chỉ còn 29,90% so với mức cao của năm ngoái là 34,30% Do vậy, đặt ra thách thức rất lớn đối với SAB khi phấn đấu lại đà tăng trưởng mạnh như những năm trước đây.

Không chỉ SAB mà ngành công nghiệp đồ uống của Việt Nam hiện đang trong giai đoạn rất khó khăn Doanh số bán bia giảm 10 - 20% và giá nguyên vật liệu tăng đến 50% Dự báo của các chuyên gia sang quý 4/2023, thường là quý cao điểm của ngành bia Việt với loạt hoạt động tiệc, tri ân… cuối năm và kéo dài sang Tết Nguyên Đán 2024, tình hình kinh doanh của SAB nói riêng và nhiều doanh nghiệp ngành bia vẫn chưa nhiều triển vọng sáng sủa, bởi nếu kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và người tiêu dùng vẫn đang “thắt lưng buộc bụng" thì bài toán kinh doanh có lãi của SAB sẽ còn khó giải.

4.2.2 Yếu tố chính trị pháp luật

Yếu tố chính trị pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sau một thời gian dài chịu tác động của các biện pháp giãn cách xã hội từ đại dịch Covid 19 và chịu thêm tác động từ các chính sách quản lý chuyên ngành, đặc thù bao gồm Luật số 44/2019/QH14 về Phòng, chống tác hại của rượu, bia với các hạn chế toàn diện về quảng cáo, khuyến mại, sản xuất, kinh doanh, và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với chế tài rất nặng áp dụng khi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn khiến hoạt đô šng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đồ uống bị thiê št hại nă šng nề

Thêm vào đó, gần đây, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã và đang gây khủng hoảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm trầm trọng hơn nữa những khó khăn của ngành đồ uống khiến giá nhiên liệu tăng mạnh, giá nguyên liệu tăng phi mã.

- Sự ổn định chính trị - xã hội: Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, xã hội hòa bình Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh củaSabeco.

- Luật pháp: Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, Sabeco cũng cần lưu ý tuân thủ các quy định của pháp luật để tránh những rủi ro không đáng có.

Việc mua bán cổ phiếu qua các phiên

H;nh 2: Việc mua bán cổ phiếu qua các phiên

Ngày 4/7/2023: Giá đóng cửa của SAB là 153,6 ngàn đồng giảm 0,07% so với giá mở cửa là 153,7 ngàn đồng Số lệnh mua là 487 lệnh với 219,200 cổ phiếu được đặt mua, vậy khối lượng trung bình cho một lệnh mua là 450,1 cổ phiếu Số lệnh đặt bán là 344 cổ phiếu với khối lượng đặt bán là 348,100 cổ phiếu, vậy khối lượng trung bình cho một lệnh bán là 1,012 cổ phiếu Khối lượng đặt bán cao hơn khối lượng đặt mua là 129,900 cổ phiếu.

Ngày 5/7/2023: Giá đóng cửa của SAB là 153,8 ngàn đồng tăng 0,13% so với giá mở cửa là 153,8 ngàn đồng Số lệnh mua là 381 lệnh với 171,700cổ phiếu được đặt mua, vậy khối lượng trung bình cho một lệnh mua là 450,66 cổ phiếu Số lệnh đặt bán là 475 cổ phiếu với khối lượng đặt bán là 322,700 cổ phiếu, vậy khối lượng trung bình cho một lệnh bán là 679 cổ phiếu Khối lượng đặt bán cao hơn khối lượng đặt mua là 151,000 cổ phiếu.

Ngày 27/7/2023: Giá đóng cửa của SAB là 160,2 ngàn đồng giảm 0,87% so với giá mở cửa là 161 ngàn đồng Số lệnh mua là 777 lệnh với 444,000 cổ phiếu được đặt mua, vậy khối lượng trung bình cho một lệnh mua là 571,43 cổ phiếu Số lệnh đặt bán là 610 cổ phiếu với khối lượng đặt bán là 378,700 cổ phiếu, vậy khối lượng trung bình cho một lệnh bán là 621 cổ phiếu Khối lượng đặt mua cao hơn khối lượng đặt bán là 65,300cổ phiếu.

Ngày 31/7/2023: Giá đóng cửa của SAB là 156,8 ngàn đồng giảm 0,13% so với giá mở cửa là 156,9 ngàn đồng Số lệnh mua là 973 lệnh với 549,400 cổ phiếu được đặt mua, vậy khối lượng trung bình cho một lệnh mua là 564,65 cổ phiếu Số lệnh đặt bán là 669 cổ phiếu với khối lượng đặt bán là 473,400 cổ phiếu, vậy khối lượng trung bình cho một lệnh bán là 708 cổ phiếu Khối lượng đặt mua cao hơn khối lượng đặt bán là 76,000 cổ phiếu.

ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU

Định giá cổ phiếu

5.1.1 Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E Đối với TTCK phát triển thì hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu Giả sử người đầu tư có cổ phiếu của một công ty nội bộ mà những cổ phiếu của công ty này hiện không được chào bán rộng rãi trên thị trường vậy cổ phiếu của công ty này có giá hợp lý là bao nhiêu? Muốn vậy một trong các cách là chỉ cần nhân hệ số P/E được công bố của công ty cổ phần đại chúng có cùng mức sinh lời, cùng mức rủi ro, cùng các cơ hội tăng trưởng như CTCP nội bộ với thu nhập của một cổ phiếu của công ty nội bộ có thể tìm ra được giá cổ phiếu của CTCP nội bộ đó và được xác định theo công thức:

P/E: tỷ số giá trên thu nhập, được tính bằng cách lấy giá trị thị trường/ thu nhập của một cổ phiếu (EPS).

Công thức này cần phải áp dụng một cách linh hoạt, tỷ số P/E bình quân ngành có thể thay thế bằng một tỷ số P/E khác phù hợp với tình huống định giá của nhà đầu tư.

Bảng 11: P/E của SABECO và các doanh nghiệp cùng ngành

Ta có số liệu trên bảng 1:

Ps = 7.983* 10.471= 83.59 Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Ps Giá cổ phiếu d Cổ tức hiện tại của cổ phiếu k Tỷ suất sinh lợi yêu cầu

Giá cổ phiếu của SABECO theo phương pháp chiết khấu dòng tiền:

5.1.2 Dự báo giá cổ phiếu đến cuối năm 2023 Định hướng phát triển SABECO sẽ tập trung nguồn lực xây dựng thương hiệu và các hoạt động phát triển thị trường, bao gồm xây dựng chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phân phối, tiêu thụ phù hợp với xu hướng tiêu dùng, song song với việc cấu trúc toàn diện hệ thống phân phối theo hướng chuyên nghiệp, gia tăng hiệu quả và hỗ trợ hiệu quả cho việc kiểm soát theo kênh và phân khúc sản phẩm Giữ vững thị trường trong nước, vươn tầm thị trường quốc tế; đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cho ra đời các dòng sản phẩm mới; áp dụng số 4.0 trong công tác quản trị và kinh doanh cho toàn hệ thống SABECO.

Song hành cùng mục tiêu phát triển kinh doanh và các kế hoạch hành động,SABECO tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu phát triển bền vững 4C, trong đó bao gồm các sáng kiến ESG (môi trường, xã hội và quản trị) phù hợp với mục tiêu chung của Tập đoàn và mục tiêu chiến lược quốc gia SABECO cam kết nỗ lực không ngừng như một doanh nghiệp công dân đầy tự hào và có trách nhiệm, nhằm góp phần mang đến những điều tốt đẹp nhất cho Việt Nam

Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2023, giá cổ phiếu SAB đang giao dịch ở mức 167.000 đồng/cổ phiếu Theo kế hoạch kinh doanh năm 2023, SABECO đặt mục tiêu doanh thu 40.272 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 15,1% so với thực hiện năm 2022 và mục tiêu lợi nhuận sau thuế 5.775 tỷ đồng, tăng 5%.

Với những yếu tố thuận lợi về thị trường bia nội địa, sự tăng trưởng của ngành bán lẻ hiện đại và kế hoạch tăng vốn gấp 2 lần, SABECO có khả năng đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra Điều này sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu SAB tăng trưởng trong thời gian tới.

Dựa trên các yếu tố trên, tôi dự báo giá cổ phiếu SAB có thể đạt mức 200.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2023 Đây là mức tăng trưởng khoảng 20% so với mức giá hiện tại.

Cơ hội lớn nhất cổ phiếu này có được

Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 40.272 tỷ đồng doanh thu, 5.775 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 15%, 5% so với cùng kỳ Bên cạnh đó Sabeco cũng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cho ra đời các dòng sản phẩm mới; giữ vững thị trường trong nước và vươn tầm thị trường quốc tế áp dụng số hoá 4.0 trong công tác quản trị và kinh doanh cho toàn bộ hệ thống Sabeco.

Theo Sabeco, năm 2023 sẽ đánh dấu các cơ hội vàng cho ngành bia Việt Nam nhờ: Cơ cấu dân số vàng, thu nhập tăng nhanh; tiềm năng lớn của phân khúc bia không cồn; tiềm năng về thị trường xuất khẩu Song, sự cạnh tranh tiếp tục diễn ra gay gắt giữa các công ty sản xuất bia nhằm giành thị phần cao hơn.

Ngoài ra, công ty cũng dự báo, xu hướng tiêu thụ các dòng bia cận cao cấp sẽ tiếp tục đà tăng trưởng Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch sang các phân khúc thấp hơn của người tiêu dùng do thu nhập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 kéo dài có thể ảnh hưởng đến doanh thu năm 2023.

Rủi ro lớn nhất cổ phiếu này phải đối mặt

Rủi ro về nguyên liệu: Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Tổng công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài Những rủi ro về thời tiết như hạn hán, lũ lụt…ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng nguyên liệu Do đó, Tổng công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi nguồn nguyên liệu, giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường dẫn đến khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.

Cũng theo bản cáo bạch mà Sabeco cung cấp, dù có sự chênh lệch trong các tính toán và ước tính nhưng cả số liệu của Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (International Grains Council) và Tổ chức lương nông Liên hiệp quốc (FAO) cũng đồng quan điểm sản lượng lúa mạch mùa vụ 2016/17 sẽ giảm so với 2015, cụ thể chỉ đạt khoảng 144,6 triệu tấn, thấp hơn mức 147 triệu tấn vụ mùa 2015/16.

Sabeco cho rằng rủi ro về nguyên liệu được giảm nhẹ bởi khả năng trữ nguyên liệu và các mối quan hệ lâu năm với các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong và ngoài nước của tổng công ty.

Rủi ro về thị trường: Theo Sabeco, yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro thị trường chính là sự cạnh tranh của các hãng bia, rượu có thương hiệu, tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm của nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện điều chỉnh chính sách thuế theo cam kết khi gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại trong thời gian tới.

Sabeco cũng đưa ra một rủi ro khác là sau khi ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại hàng hóa trong ASEAN…Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm trong đó có bia, rượu Việt Nam cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với rượu, bia sau khi ký kết Hiệp định TPP về mức 0% từ năm thứ 12 đối với rượu mạnh và năm thứ 11 đối với bia Mặc dù 2 ngành hàng này có lộ trình giảm thuế khá dài nhưng theo Sabeco thì đây là nguy cơ đối với các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước trong đó có Sabeco vì các sản phẩm bia nhập khẩu từ nước ngoài được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian sắp tới.

Mặt khác, Sabeco cho rằng phân khúc bia giá trung bình bị cạnh tranh rất khốc liệt từ các công ty thuộc phân khúc bia cao cấp như Heineken, Sapporo…Thêm vào đó, một nhóm người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang phân khúc bia cao cấp khi thu nhập bình quân tăng lên Các điều này có thể dẫn đến tương quan cạnh tranh trong thị trường bia thay đổi.

Rủi ro về thuế tiêu thụ đặc biệt: Cũng theo bản cáo bạch, Sabeco cho biết một trong những rủi ro của công ty là mặt hàng bia là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã ban hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt và đối với sản phẩm bia thì áp dụng mức thuế 45% kể từ 1/1/2010 đến 31/12/2012 và 50% kể từ 1/1/2013.

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia đã có sự gia tăng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (năm 2014) Theo đó, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu trên 20 độ và bia từ đầu năm 2016 là 55% (tăng 5% so với năm 2015), năm 2017 là 60% và năm 2018 là 65% Do đặc thù này, các công ty sản xuất rượu, bia trong đó có Sabeco sẽ chịu ảnh hưởng nếu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt gia tăng.

Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Sabeco chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài và được thanh toán bằng ngoại tệ Trong khi đó, sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa và được thanh toán bằng tiền đồng.

Do đó, khi tỷ giá biến động bất lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bia và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Sabeco.

Thời hạn đầu tư

Thời hạn đầu tư mà nhóm lựa chọn: Từ 3-5 năm Bởi Sabeco là một công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai, đặc biệt là khi ngành bia Việt Nam tiếp tục phát triển

Trong 3 năm tới, Sabeco có thể đạt được những thành tựu sau:

- Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận: Năm 2023, Sabeco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 40.272 tỷ đồng, tăng 15,1% và lợi nhuận sau thuế dự kiến5.775 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện trong năm 2022 Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, Sabeco đã hoàn thành 57% so với kế hoạch lợi nhuận năm.

- Mở rộng thị trường: Sabeco đang đẩy mạnh mở rộng thị trường trong nước và quốc tế Trong năm 2023, Sabeco dự kiến sẽ tăng thị phần trong nước lên 45% và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước mới.

- Đầu tư phát triển: Sabeco đang triển khai các dự án đầu tư lớn nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm Các dự án này sẽ giúp Sabeco tăng cường sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Khuyến nghị: nên hay không nên đầu tư

Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là một trong những công ty sản xuất bia lớn nhất Việt Nam Công ty có lịch sử lâu đời, với thương hiệu bia Sài Gòn nổi tiếng Trong những năm gần đây, Sabeco đã đạt được những thành tựu đáng kể, với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định Điều này cho thấy Sabeco có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai Vậy nên, đầu tư vào Sabeco có lẽ là một quyết định khá hợp lí Dưới đây là những lý do cụ thể tại sao nên đầu tư vào công ty này :

- Lợi thế cạnh tranh vững chắc

Lợi thế cạnh tranh vững chắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định tiềm năng tăng trưởng của một công ty Sabeco có một số lợi thế cạnh tranh vững chắc so với các đối thủ trong ngành bia Việt Nam, bao gồm:

 Thương hiệu mạnh: Bia Sài Gòn là một trong những thương hiệu bia nổi tiếng nhất Việt Nam, với thị phần lớn Thương hiệu mạnh giúp Sabeco dễ dàng tiếp cận với khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

 Mạng lưới phân phối rộng khắp: Sabeco có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, giúp công ty tiếp cận với nhiều khách hàng Mạng lưới phân phối rộng khắp giúp Sabeco dễ dàng phân phối sản phẩm đến các thị trường khác nhau, từ thành thị đến nông thôn.

 Năng lực sản xuất lớn: Sabeco có năng lực sản xuất lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường Năng lực sản xuất lớn giúp Sabeco đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của thị trường, đồng thời giảm thiểu rủi ro thiếu hụt sản phẩm.

- Tiềm năng tăng trưởng tốt

 Ngành bia Việt Nam đang ngày càng phát triển, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm Đây là một thị trường tiềm năng cho các công ty bia, bao gồm Sabeco.

 Sabeco là một trong những công ty dẫn đầu ngành, do đó có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai Công ty có thể tiếp tục tăng thị phần trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước mới.

- Quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Sabeco được quản lý bởi đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực Đội ngũ lãnh đạo này đã giúp công ty hoạt động hiệu quả và đạt được những thành tựu nhất định.

- Kết quả kinh doanh khả quan

Trong năm 2022, Sabeco đạt doanh thu 34.980 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế5.500 tỷ đồng, tăng lần lượt 32% và 40% so với cùng kỳ Đây là kết quả khả quan, cho thấy SABECO đang phát triển tốt.

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.4. Sơ đồ tổ chức - định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab
1.4. Sơ đồ tổ chức (Trang 10)
Bảng 2: Tài sản dài hạn - định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab
Bảng 2 Tài sản dài hạn (Trang 12)
Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab
Bảng 5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 16)
Bảng 7: Thông số hoạt động - định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab
Bảng 7 Thông số hoạt động (Trang 19)
Bảng 8: Thông số đòn bẩy tài chính Thông số nợ= Tổng nợ/ Tổng tài sản - định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab
Bảng 8 Thông số đòn bẩy tài chính Thông số nợ= Tổng nợ/ Tổng tài sản (Trang 21)
Bảng 9: Thông số khả năng sinh lời - định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab
Bảng 9 Thông số khả năng sinh lời (Trang 22)
Bảng 10: Các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu - định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab
Bảng 10 Các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu (Trang 24)
Bảng 11: P/E của SABECO và các doanh nghiệp cùng ngành - định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab
Bảng 11 P/E của SABECO và các doanh nghiệp cùng ngành (Trang 40)
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIấN TRONG NHểM - định giá và ra quyết định đầu tư vào chứng khoán ctcp bia rượu nước giải khát sài gòn mã chứng khoán sab
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIấN TRONG NHểM (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w