1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khoa học đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên điều tra thực nghiệm tại trường đại học duy tân

60 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên – Điều tra thực nghiệm tại Trường Đại học Duy Tân
Tác giả Lê Trần Tường Vy, Nguyễn Thị Tình, Trương Trà My, Nguyễn Thị Mẫn
Người hướng dẫn TS. Hồ Tuấn Vũ
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

Chúng tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài “Các nhân tố ảnh hưởngđến sự gắn kết của sinh viên – Điều tra thực nghiệm tại Trường Đại học Duy Tân ”là công trình nghiên cứu của ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KẾ TOÁN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA SINH VIÊN – ĐIỀU TRA THỰC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

GVHD : TS HỒ TUẤN VŨ

SVTH : LÊ TRẦN TƯỜNG VY

NGUYỄN THỊ TÌNH TRƯƠNG TRÀ MY NGUYỄN THỊ MẪN

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2020 LỜI CAM ĐOAN

Trang 2

Chúng tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên – Điều tra thực nghiệm tại Trường Đại học Duy Tân ”

là công trình nghiên cứu của chúng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Hồ Tuấn Vũ Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này Mọi thông tin, số liệu, nhận xét, đánh giá đều có trích dẫn và chú thích.

Chúng tôi xin cam đoan!

Đà Nẵng, Ngày … tháng … năm 20…

Nhóm tác giả

Lê Trần Tường Vy NguyHn Thị Tình Trương Trà My NguyHn Thị Mẫn

Trang 3

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên của Trường Đại học Duy Tân đã giúp chúng tôi thực hiện công việc thu thập dữ liệu cho đề tài và dành thời gian quý báu của mình tham gia, hoàn tất các bảng câu hỏi điều tra cho công trình nghiên cứu khoa học này của chúng tôi.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, Ngày … tháng … năm 20…

Nhóm tác giả

Lê Trần Tường Vy NguyHn Thị Tình Trương Trà My NguyHn Thị Mẫn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Số lượng mẫu và cơ cấu đối tượng khảo sát

Bảng 4.1 Kiểm định Cronhback Alpha thang đo đặc điểm của

ngành thương mại

Bảng 4.2 Kiểm định Cronhback Alpha thang đo hướng dẫn có tính

pháp lý

Bảng 4.3 Kiểm định Cronhback Alpha thang đo trình độ chuyên

môn nhân viên kế toán

Bảng 4.4 Kiểm định Cronhback Alpha thang đo quan tâm đến công

tác kế toán của chủ doanh nghiệp

Bảng 4.5 Kiểm định Cronhback Alpha thang đo phương tiện, cở sở

vật chất tổ chức kế toán

Bảng 4.6 Kiểm định Cronhback Alpha thang đo công tác tổ chức kế

toán tại doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ

Bảng 4.7 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo

công tác tổ chức kế toán tại các Doanh ghiệp thương mại vừa và nhỏ

trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh

hưởng đến công tác tổ chức kế toán tại các Doanh nghiệp thương

mại vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Bảng 4.9 Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác

tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng

Bảng 5.1 Trật tự các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức

công tác kế toán tại doanh nghiệp

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kiểu tập trung

Hình 2.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kiểu phân tán

Hình 2.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu chi tiết

Hình 3.3 Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

Hình 4.1 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết

Hình 4.2 Đồ thị phân tán của các phần dư chuẩn hóa

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, làm nền tảng hình thành, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ phát triển đất nước và đóng góp vào tri thức nhân loại Trong nhiều thập kỷ qua, các tổ chức giáo dục đại học đã trải qua một quá trình mở rộng và chuyển đổi; đồng thời, phải đối mặt với một loạt thách thức, cả trong nước và quốc tế Bối cảnh và xu hướng của cách mạng công nghệ sẽ tiếp tục làm thay đổi giáo dục đại học sâu sắc Trường đại học không còn là nơi độc quyền cung cấp tri thức nữa, mà giờ đây phải thực hiện vai trò của mình cao hơn, đó là truyền cảm hứng để người học có được thái độ học tập tốt, cũng như rèn luyện cho họ có khả năng tự đào tạo và tinh thần học tập suốt đời

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên tại Trường Đại học Duy Tân.

- Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra gợi ý, đề xuất những giải pháp để nâng cao

sự gắn kết của sinh viên tại Trường ĐH Duy Tân.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên tại Trường Đại học Duy Tân.

+ Đối tượng khảo sát là các SV khối kinh tế/kinh doanh tại trường ĐH Duy Tân.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: tất cả SV khối kinh tế/kinh doanh Trường ĐH Duy Tân

+ Thời gian: tháng 10/2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thiết kế chủ yếu theo dạng nghiên cứu định lượng thông qua

bảng câu hỏi để thu thập thông tin.

Thông qua các phiếu khảo sát theo các thang chia mức độ 5 khác nhau cho các tiêu chí Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kế và phương pháp hồi quy tương quan đa biến tùy theo từng tiêu chí cụ thể Dữ liệu điều tra sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

6 Ý nghĩa khoa học

Trên cơ sở kế thừa của các tác giả đi trước khi nghiên cứu về sự gắn kết của sinh viên- ĐH Duy Tân và các đề tài liên quan khác cùng với sự tìm hiểu và thảo luận nhóm, nhóm đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.

7 Kết quả nghiên cứu:

Nội dung của đề tài nghiên cứu được cụ thể hóa như sau:

Phần mở đầu

Trang 9

Nhóm đã có những tổng quan của đề tài như sau: tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và kết cấu của công trình nghiên cứu.

Chương 1:Tổng quan về các đề tài nghiên cứu

Ở chương này, nhóm trình bày về tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến sự gắn kết của sinh viên ĐH Duy Tân Trên cơ sở đó đưa ra những kết quả đạt được của nghiên cứu trước và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, nhằm rút ra các điểm mới còn thiếu sót của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Nhóm trình bày các vấn đề lý luận về sự gắn kết; khái niệm về sự gắn kết, khái niệm các nhân tố ảnh hưởng Các lý thuyết nền giải thích sự tác động của của các nhân tố đến sự gắn kết của sinh viên Qua đó, nhóm sẽ xây dựng thang đo, mô hình nghiên cứu

đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu của công trình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Nhóm trình bày quy trình nghiên cứu chung, các bước thực hiện cụ thể trong quy trình nghiên cứu, các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu, nguồn để lấy dữ liệu sơ cấp

và thứ cấp, cách thức chọn mẫu, các bước phân tích và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Các kết quả thu được trong các bước nghiên cứu tổng hợp, đánh giá, phân tích và nghiên cứu định lượng, đồng thời dựa trên các kết quả thu được sẽ đưa ra các bàn luận về kết quả đạt được trong nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Nhóm trình bày các vấn đề như: kết luận từ kết quả nghiên cứu, các ý kiến từ các sinh viên ĐH Duy Tân, có liên quan nhằm nâng cao sự gắn kết của sinh viên, các hạn chế

mà công trình nghiên cứu chưa thực hiện được và gợi ý các hướng nghiên cứu trong thời gian tới.

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của bất kỳ một tập thể nào Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, chúng tôi sẽ trích lọc và trình bày tóm tắt một

số nghiên cứu, các bài viết, sách, tài liệu có liên quan vấn đề về các tác động của đào tạo ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên.

1.1 Các nghiên cứu trong nước

Ở bối cảnh thị trường Việt Nam, gần đây khái niệm sự gắn kết được các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu trên nhiều đối tượng học khác nhau Cụ thể như điều tra mối quan hệ của chất lượng giáo dục, sự hài lòng của sinh viên và sự gắn kết của sinh viên (Diệp Thanh Tùng & Võ Thị Ngọc Yến, 2016) và các mối tương tác theo mô hình

sự gắn kết của Kahu (2013).

Khái quát lại, qua quá trình tổng quan những nghiên cứu trước đây, tác giả nhận ra hiện chưa tìm thấy hoặc rất ít nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố thuộc về nhận thức (cảm nhận) hay đặc điểm (tính cách) cá nhân của người học, cụ thể như giá trị dịch vụ cảm nhận, khả năng hấp thu, mục đích cuộc sống và tính bền bỉ , tác động như thế nào đến sự gắn kết của sinh viên.

1.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Trong nhiều thập kỷ qua, “sự gắn kết - engagement” vẫn luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu bởi nhu cầu muốn xác định rõ ràng khái niệm này Bên cạnh đó còn có một số khái niệm như “Sự gắn kết của sinh viên ở/trong trường học - student engagement at/in school” (Mosher & MacGowan, 1985) Ngoài ra còn có tên gọi khác như “sự gắn kết của học sinh trong việc học thuật – student engagement in academic work” (Marks, 2000).

1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu của nhóm

1.3.1 Nhận xét các công trình nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan một cách tương đối đến đề tài, nhóm xin đưa ra một số nhận xét như sau:

- Thứ nhất, hầu hết các công trình nghiên cứu đã nêu lên được ảnh hưởng của cảm xúc và nhận thức đến sự gắn kết của sinh viên.

- Thứ hai, nêu lên được thực trạng lấy ý kiến của sinh viên về cảm xúc và nhận thức hiện nay.

- Thứ ba, các công trình nghiên cứu cũng tổng hợp được nhiều ý kiến của sinh

viên về sự gắn kết cảm xúc và nhận thức

Trang 11

1.3.2 Định hướng nghiên cứu của nhóm

Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trên, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu các tác động của cảm xúc và nhận thức đến sự gắn kết của sinh viên Đại học Duy Tân Nhằm đánh giá đúng đắn mức độ gắn kết của sinh viên, nhóm sẽ tiến hành xem xét các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của sinh viên về cảm xúc và nhận thức ảnh hưởng đến sự gắn kết.

Trong định hướng nghiên cứu của nhóm, các tác động của cảm xúc và nhận thức đến sự gắn kết của sinh viên là: Giá trị dịch vụ cảm nhận, mục đích cuộc sống, tính bền

bỉ, khả năng hấp thu ở trường đại học.

Trang 12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chính của chương trình này giúp cho người đọc nắm bắt được nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên" Các vấn đề như: giá trị dịch vụ cảm nhận, khả năng hấp thu, mục đích cuộc sống, tính bền bỉ Việc phân tích và đánh giá trên

cơ sở chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố Qua chương 1, nhóm

có thể kết luận rằng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên

là một vấn đề cấp thiết.

Việc phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu được nhóm trình bày trong hai mục: tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài và tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước, trên cở sở chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố Qua phần nhận xét được trình bày trong mục 1.3, nhóm có thể kết luận rằng nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến sự gắn kết của sinh viên – điều tra thực nghiệm tại Trường Đại học Duy Tân vẫn còn là một vấn đề thực sự cần thiết.

Từ những nhận xét này nhóm đề xuất hướng nghiên cứu của đề tài trong mục 1.3.2 được thực hiện ở các chương tiếp theo.

Trang 13

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về sự gắn kết của sinh viên

Khái niệm

Sự gắn kết của sinh viên (SGK) là một khái niệm đa bậc và có nhiều cách định nghĩa khác nhau (Kahu, 2013) Fredricks và cộng sự (2004) xem sự gắn kết như một quá trình bên trong của cá nhân, khái niệm này bao gồm ba thành phần: Sự gắn kết hành vi, cảm xúc và nhận thức Cùng quan điểm trên, Yusof và cộng sự (2017) phân tích rằng: Sự gắn kết hành vi biểu hiện việc tham gia tích cực vào các hoạt động học tập và ngoại khóa

ở trường; sự gắn kết cảm xúc biểu hiện những phản ứng có yếu tố tình cảm với bạn học, giảng viên hoặc nhà trường, đặc biệt là cảm giác thích thú với việc học tập và cảm xúc thân thuộc, gần gũi khi ở trường; và sự gắn kết nhận thức biểu hiện ở những chiến lược đầu tư và tự điều chỉnh việc học với tinh thần sẵn sàng nỗ lực thực hiện các ý tưởng phức tạp và khó khăn

2.2 Tổng quan nghiên cứu về sự gắn kết của sinh viên

Khái niệm sự gắn kết và ý nghĩa của nó được nghiên cứu và phát triển trong nhiều thập niên qua (Fredricks và cộng sự ,2004) Theo Kahu (2013) khẳng định sự gắn kết là một khái niệm “siêu khái niệm” với nhiều trường phái nghiên cứu Những bằng chứng thực nghiệm tiêu biểu về các biến tiền tố tác động đến sự gắn kết của sinh viên được liệt

kê theo mức độ phổ biến giảm dần như tổng hợp trên Bảng 1.

Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố tác động đến sự gắn kết của sinh viên

Cảm xúc cá nhân Pekrun và Linnenbrink-Garcia (2012).

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Như vậy, việc chứng minh các nhân tố giá trị dịch vụ cảm nhận và mục đích trong cuộc sống tác động đến sự gắn kết của sinh viên với trường đại học mà họ theo học được

kỳ vọng sẽ đóng góp vào lý thuyết về sự gắn kết của sinh viên.

2.3 Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

2.3.1 Sự gắn kết của sinh viên (Student Engagement)

2.3.1.1 Định nghĩa

Sự gắn kết như là một tiến trình tâm lý dễ “uốn nắn”, thay đổi về mức độ và dễ dàng phản ứng với môi trường (Fredricks và cộng sự, 2004; Kahu, 2013) nên khi nghiên

Trang 26

Sự gắn kết sinh viên (SGK)

Ký hiệu:Biến quan sát (cuối cùng)

SGK1 Tôi cảm thấy hào hứng với việc học tập ở trường

SGK2 Tôi tập trung chú ý trong lớp học

SGK3 Tôi đọc thêm nhiều sách để tìm hiểu hơn về những điều tôi học/làm ở trường

3.3 Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu

3.3.1 Đối tượng khảo sát

Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã được khám phá trong giai đoạn nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát được triển khai đến các đối tượng khảo sát đã được xác định dưới hình thức trực tiếp đến các sinh viên trường Đại học Duy Tân.

3.3.2 Quy mô mẫu khảo sát

Bảng 3.1 Số lượng mẫu và cơ cấu đối tượng khảo sát

Khảo sát trên các trang mạng xã hội 133 66,5%

3.4 Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu

Để đo lường mức độ tác động của nhân tố đến sự gắn kết của sinh viên được thực hiện theo quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng như sau:

Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Trên cơ sở kết quả các nhân tố đã được xác định ở bước nghiên cứu định tính, Bảng câu hỏi khảo sát được áp dụng trong nghiên cứu định lượng được thiết kế gồm các phần:

- Phần 1: Thông tin phục vụ cho việc thống kê và phân loại các đối tượng được khảo sát.

- Phần 2: Đo lường ảnh hưởng của các tác động đến sự gắn kết của sinh viên Đại học Duy Tân.

Một bảng câu hỏi khảo sát nháp sau khi thiết kế sẽ được khảo sát thử từ 3 đến 5 đối tượng để xem xét có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thuận tiện cho việc hiểu và

Trang 27

trả lời của các đối tượng nghiên cứu Bảng khảo sát chính thức sẽ được phát hành sau khi

đã hoàn chỉnh.

Bước 2: Chọn mẫu khảo sát và xác định cách thức mẫu khảo sát

Có nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau, nhưng có thể được chia thành hai nhóm chính:

(1) Chọn mẫu theo xác suất hay còn gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên;

(2) Chọn mẫu phi xác suất hay chọn mẫu không ngẫu nhiên.

Trong nghiên cứu này, để có thể ước lượng được mô hình hồi quy, tác giả sử dụng

là phương pháp chọn mẫu xác suất Mặt khác, do có thể ước lượng được tổng số các đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu phân tầng cũng được sử dụng trong đề tài Đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu như đã trình bày mục 3.3.2: “Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu”.

Bước 3: Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời

Các phiếu khảo sát sẽ được gửi và thu hồi qua các hình thức trực tiếp và internet.

Bước 4: Xử lý dữ liệu thô

Nhóm tiến hành tập hợp dữ liệu và xử lý ban đầu bằng phần mềm Microsoft Excel, sau

đó tiến hành xử lý dữ liệu thô như: kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống Dữ liệu sạch sau được đưa vào phân tích bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 20.

Bước 5: Kiểm định chất lượng thang đo

Để kiểm định chất lượng thang đo, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Thang đo được được coi là đạt chất lượng tốt khi: (1) Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6; và (2) Hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát (Corrected Item – Total Corelation) lớn hơn 0,3 (Nunnally & Bernstein, 1994)

Bước 6: Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích EFA sẽ giúp rút trích thành các nhân tố phục vụ cho việc phân tích tiếp theo Chỉ tiêu “hệ số tải nhân tố” được dùng để đo lường mức ý nghĩa của hệ số EFA Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) cho rằng: “Hệ số này lớn hơn 0,3 được xem

là mức tối thiểu, lớn hơn 0,4 được xem là mức quan trọng, lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thiết thực” Trong nghiên cứu này, luận án lựa chọn những nhân tố có hệ số tải lớn hơn 0,4 để đạt mức quan trọng Hệ số Kaiser-Mayer- Olkin (KMO) đảm bảo giá trị 0,5

<= KMO <=1 và tổng phương sai trích lớn hơn 0,5 khi thực hiện phân tích EFA Luận án còn sử dụng phương pháp Principal Component Analysis và phép quay Varimax để rút trích các nhân tố chính

Bước 7: Trên cơ sở kết quả phân tích EFA, đề xuất mô hình nghiên cứu, các nhân

tố được rút trích thành các nhóm nhân tố chính và được mã hóa theo các biến độc lập hoặc phụ thuộc Để ước lượng mức độ tương quan của các tác động của đào tạo đến hiệu quả làm việc của nhân viên, nhóm sử dụng mô hình phân tích hồi quy bội để tính toán các tham số của các nhân tố được sử dụng trong mô hình.

Bước 8: Kiểm định mô hình hồi quy

Nhằm đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả của mô hình, 5 kiểm định chính sau được thực hiện:

(1) Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy

Trang 28

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập) Các tác giả Nguyễn Đình Thọ, (2013) cho rằng: “Khi mức ý nghĩa (Significance, Sig.) của hệ số hồi quy từng phần có

độ tin cậy là 95% trở lên (Sig ≤ 0,05), có thể kết luận tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê”

(2) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét rằng biến độc lập với biến phụ thuộc còn tồn tại mối quan hệ tuyến tính với nhau hay không Các tác giả Nguyễn Đình Thọ, (2013) cho rằng: “Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, và mô hình được xem là phù hợp khi có ít nhất một hệ số hồi quy khác không Phân tích phương sai (Analysis of Variance - ANOVA) được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig < 0,05), mô hình được xem là phù hợp”

(3) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể không có ý nghĩa Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflation actor - VIF)

để kiểm định hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập Điều kiện là VIF < 10 để không có hiện tượng đa cộng tuyến Nguyễn Đình Thọ (2013).

(4) Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Trong nghiên cứu này, trị số thống kê Durbin-Watson được sử dụng để kiểm tra xem có hiện tượng tự tương quan hay không trong phần dư (Residuals) của mô hình hồi quy đã được đề xuất Mô hình được kết luận không có hiện tượng tự tương quan khi thỏa mãn điều kiện dU < d < 4 – dL Trong đó, dU là Trị số thống kê trên và dL là Trị

số thống kê dưới Nguyễn Đình Thọ (2013).

(5) Kiểm tra hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi

Phương sai của phần dư thay đổi (Heteroskedasticity) là hiện tượng các giá trị phần dư có phân bố không giống nhau và giá trị phương sai không như nhau Hiện tượng này không xảy ra khi thỏa mãn điều kiện: nR2 < giá trị Chi bình phương Khi nR2 < giá trị Chi bình phương, kết luận: Phương sai của phần dư không đổi Nguyễn Đình Thọ (2013)

Trang 29

Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng được thể hiện qua Hình 3.3

Hình 3.3 Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

(Nguồn: Hồ Tuấn Vũ, 2016)

Trang 30

3.4 Phương trình hồi quy tổng quát

Trong khoa học có thể phân chia các phân tích thành 3 nhóm:

+ Phân tích sự khác biệt (Analysis of difference);

+ Phân tích liên quan (Association analysis);

+ Phân tích tương quan (Correlation analysis) và Tiên lượng (Prediction) Trong đó, phân tích tương quan được sử dụng để đánh giá mối tương quan giữa hai biến liên tục Công cụ được sử dụng để đo lường sự tương quan giữa các biến là Hệ

số tương quan (Coeficient of correlation) Ngoài ra, để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến tiên lượng (X) trên biến phụ thuộc (Y) cần phải có một mô hình để tiên lượng.

Mô hình này được gọi là mô hình hồi quy tuyến tính (Linear Regression Model) Việc xác định mô hình hồi quy tuyến tính này nhằm 3 mục tiêu:

+ Tìm một mô hình (phương trình) để mô tả mối tương quan giữa biến tiên lượng (X) và biến phụ thuộc (Y);

+ Điều chỉnh yếu tố nhiễu;

+ Tiên lượng giá trị của biến phụ thuộc (Y) trên cơ sở biến tiên lượng (X) Như đã xác định mục tiêu nghiên cứu ở phần mở đầu, để đáp ứng mục tiêu này trong nghiên cứu, nhóm sử dụng phương pháp phân tích tương quan và

mô hình hồi quy tuyến tính để mô tả và đo lường mức độ tác động của các nhân

tố đến sự gắn kết của sinh viên Trường Đại học Duy Tân.

Mô hình phân tích tương quan tổng quát sử dụng có dạng:

Y = f (X1, X2, X3, …, Xi)

Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc có dạng:

Y = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + … +βiXi

Trong đó: - Y là biến phụ thuộc,

β1, β2, β3, …, βi là các hệ số hồi quy.

X1, X2, X3, …, Xi là các biến độc lập

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w