Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA⸎⸎⸎⸎⸎NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỂ TÀI:NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BỔ NGỮ KHẢ NĂNG BỔ NGỮTRẠNG THÁIKhoa : Tiếng Trung QuốcSinh viên : Nguyễn Trọng Cư
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA ⸎⸎⸎⸎⸎ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỂ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BỔ NGỮ KHẢ NĂNG BỔ NGỮ TRẠNG THÁI Khoa : Tiếng Trung Quốc Sinh viên : Nguyễn Trọng Cường - 21011821 Cao Quốc Khánh - 21011372 Lớp : N06 Giảng viên hướng dẫn : Ths Trần Lê Hà Thu MỞ ĐẦU Bổ ngữ là một phần quan trọng của ngữ pháp tiếng Trung, nó giúp diễn tả ý nghĩa của câu một cách chính xác và tự nhiên Vì vậy, nghiên cứu về bổ ngữ trong tiếng Trung là một chủ đề quan trọng và hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, giảng viên và học sinh Bổ ngữ không chỉ là một khái niệm ngữ pháp, mà còn phản ánh cách suy nghĩ và phát triển ngôn ngữ của con người Sự khác biệt về cách sử dụng bổ ngữ giữa các ngôn ngữ khác nhau cũng cho thấy sự đa dạng và phong phú của văn hóa và tư duy của các dân tộc.Việc nghiên cứu bổ ngữ trong tiếng Trung có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách sử dụng các từ và cấu trúc trong câu để diễn tả ý nghĩa chính xác và tự nhiên Nó cũng giúp chúng ta nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày Bổ ngữ là một khái niệm cơ bản trong ngữ pháp của mọi ngôn ngữ Trong tiếng Trung, bổ ngữ được chia thành nhiều loại, trong đó bổ ngữ khả năng và bổ ngữ trạng thái là hai loại phổ biến và quan trọng, trong quá trình học đây là hai loại bổ ngữ rất dễ khiến chúng ta nhầm lẫn Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại bổ ngữ này và cách sử dụng chúng trong tiếng Trung Chúng ta sẽ đi sâu vào từng loại bổ ngữ, phân tích các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, đưa ra những ví dụ minh họa và cung cấp những lưu ý quan trọng trong việc sử dụng bổ ngữ trong tiếng Trung Qua đó, mong muốn của tiểu luận là giúp người học tiếng Trung có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc ngữ pháp và sử dụng thành thạo bổ ngữ khả năng và bổ ngữ trạng thái trong việc học và sử dụng tiếng Trung NỘI DUNG BỔ NGỮ TRONG TIẾNG HÁN Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là bổ ngữ: Bổ ngữ chính là phần đứng sau động từ và tính từ, nó bổ sung làm rõ mức độ, xu hướng, khả năng, mục đích của hành động, động tác Bổ ngữ được chia làm nhiều loại như bổ ngữ thời lượng , xu hướng ,trình độ,khả năng Bài nghiên cứu này sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa bổ ngữ trạng thái và bổ ngữ khả năng Vậy vì sao chọn nghiên cứu 2 bổ ngữ này mà không phải các loại bổ ngữ khác? Bổ ngữ khả năng và bổ ngữ trạng thái là hai loại bổ ngữ cơ bản và phổ biến trong tiếng Trung, được sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp và viết văn bản Đây là những khái niệm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Trung, vì vậy việc nắm vững chúng sẽ giúp người học tiếng Trung hiểu rõ hơn về cấu trúc câu và cách sử dụng ngôn ngữ trong văn phong chính xác Ngoài ra, bổ ngữ khả năng và bổ ngữ trạng thái cũng là hai loại bổ ngữ đơn giản và dễ hiểu, nên việc giới thiệu về chúng sẽ giúp người học tiếng Trung dễ dàng tiếp cận và nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng Hơn nữa, việc sử dụng đúng và chính xác các loại bổ ngữ này sẽ giúp người học tiếng Trung truyền đạt thông tin một cách chính xác và hiệu quả Vì vậy, giới thiệu về bổ ngữ khả năng và bổ ngữ trạng thái trong tiếng Trung là một chủ đề thú vị và hữu ích để người học tiếng Trung có thể nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình Bổ ngữ khả năng (BNKN) và bổ ngữ trạng thái (BNTT) đều là loại bổ ngữ trong tiếng Trung Tuy nhiên, chúng có kết cấu và hình thức khác nhau như sau: 1 So sánh kết cấu và hình thức của BNKN và BNTT 1.1 kết cấu Kết cấu của BNKN: 动词+得+结果补语/趋向补语 Ví dụ : 我听得懂老师的话 。 。 今天的晚会我回得来。 Kết cấu của BNTT: 动词+得(+很)+形容词 Ví dụ:今天我起得很早 1.2 Hình thức phủ định và nghi vấn Hình thức phủ định của BNKN: 动词+不+结果补语/趋向补语 VD : 我今天的晚会我回不来。 听不懂老师的话 。 Hình thức nghi vấn của BNKN: 肯定式+否定式? Hoặc : 肯定式+吗? VD : 老师的话 。你听得懂听不懂? Hoặc :老师的话 。你听得懂吗? Hình thức phủ định của BNTT: 动词+得+不+形容词 VD : 今天我起得不早 Hình thức nghi vấn của BNTT 动词+得-+形容词+不+形容词? Ví dụ:今天我起得早不早? 2 So sánh về các trường hợp sử dụng BNKN và BNTT Bổ ngữ khả năng là loại bổ ngữ dùng để biểu thị khả năng có thể hay không thể xảy ra của một sự việc, hành động nào đó Bổ ngữ trạng thái dùng để miêu tả, phán đoán hoặc đánh giá kết quả, mức độ, trạng thái…của một động tác thường xuyên, đã hoặc đang xảy ra Ví dụ : Bổ ngữ trạng thái 这件衣服洗得很干净。(sau khi giặt thì quần áo sạch là đương nhiên, và nó sạch ở mức độ: rất sạch sẽ) Bổ ngữ khả năng 这件衣服不太脏,洗得干净。(quần áo không bẩn lắm, có thể giặt sạch được) 3 So sánh về ngữ dụng của BNTT và BNKN Ngữ dụng (语用) là cách mà ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế Các bổ ngữ được sử dụng để thể hiện ý nghĩa của câu và giúp người nghe hoặc đọc hiểu được câu nói BNTT và BNKN đều được sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ trong câu 3.1,Ngữ dụng Bổ ngữ khả năng a Trong câu chữ 把 và câu chữ 被, không thể dùng bổ ngữ khả năng Không thể nói: 我把 老师的话 。听不懂。 他把 这个箱子提不动。 b Khi biểu đạt năng lực của chủ thể hành vi, có thể dùng cả “能/不能” hoặc bổ ngữ khả năng đều được Ví dụ: 今天我没有时间,不能参加。 Cũng có thể nói: 今天我没有时间,去不了。 c Khi khuyên ngăn ,không khuyến khích một hành động nào đó ,chỉ có thể dùng “不能+động từ” Ví dụ :那儿太危险,你不能去。 Không thể nói : 那儿太危险,你去不了。 d Khi biểu thị các điều kiện chủ quan,khách quan không đủ ,bình thường chỉ dùng bổ ngữ khả năng Ví dụ :东西太多了,你拿不了。 Không thể nói :东西太多了,你东西太多了,你不能拿。 Bổ ngữ trạng thái a Giữa bổ ngữ trạng thái và vị ngữ nhất định phải dùng trợ từ “得” Ví dụ :他长得很高。 Không thể nói :他长很高。 b Khi động từ mang tân ngữ, hình thức cấu trúc câu mang bổ ngữ chỉ trạng thái là: 动词+宾语+动词+得+形容词 Ví dụ: 他打太极拳打得很好。 他说汉语说得很好。 Nhưng trong giao tiếp thực tế , động từ thứ nhất thường được bỏ qua mà biến thành câu vị ngữ chủ vị Ví dụ: 他打太极拳打得很好 =>他太极拳打得很好。 他说汉语说得很好=>他汉语说得很好。 3.3 Có thể mang 了 hay không? Bổ ngữ khả năng: 了 làm bổ ngữ khả năng Khi 了 (lúc này ta sẽ đọc là /liǎo/, không đọc là /le/) làm bổ ngữ khả năng, nó sẽ mang hai ý nghĩa, dùng cho hai trường hợp khác nhau Công thức: Thể khẳng định: động từ / tính từ + 得 + 了 (liǎo) Thể phủ định: động từ / tính từ + 不 + 了 (liǎo) Trường hợp 1: 了 mang nghĩa liệu một hành động, việc làm nào đó có thực hiện được hay không Ta có thể dịch là “được; xuể” Ví dụ 1 虽然他年纪大了,但他还是走得了那么远的路。(có thể đi được một quãng đường dài) 2 很抱歉,我们真的帮不了你。(không giúp được) Trường hợp 2: 了 lúc này sẽ có nghĩa tương đồng với “完””, mang nghĩa chỉ một hành động, việc làm nào đó nếu đã làm rồi thì có làm đến nơi đến chốn không; hoặc dùng để chỉ một số lượng nào đó có được tận dụng triệt để không Có thể dịch là “xong; hết” VD: 1 点了这么多菜,咱们吃得了吗?(gọi quá nhiều món, liệu có ăn hết được hay không ?) 2 我们一个月花不了那么多钱?(tiền nhiều quá, liệu có tiêu hết nổi trong một tháng không ?) Bổ ngữ trạng thái: Bổ ngữ trạng thái cũng có thể mang 了, nó thường xuất hiện trong bổ ngữ tình thái ( là một dạng khác của bổ ngữ trạng thái ) Phía sau “得” thường là cụm động từ, đoản ngữ hoặc phân câu ngắn Cấu trúc: Chủ ngữ + động từ + 得 + cụm động từ / câu VD: 他气得跳起来了。( Anh ta tức đến nỗi nhảy dựng lên) 他写汉语写得手也疼了。( Anh ấy viết chữ Hán đến nỗi đau cả tay.) 3.4 Trọng âm Trọng âm của BNKN sẽ nằm ở động từ , còn trọng âm của BNTT sẽ nằm ở chính mức độ ấy Ví dụ : 他 演得好这个节目。 这个节目他演得好。 4 Một số đề xuất trong quá trình học BNKN và BNTT Trong quá trình học và sử dụng BNTT và BNKN, có một số đề xuất như sau: 1, Tập trung vào cách sử dụng các bổ ngữ: Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa BNTT và BNKN, cần tập trung vào cách sử dụng các bổ ngữ Có thể tham khảo sách giáo khoa và bài tập liên quan để luyện tập kỹ năng này 2, Xem xét ngữ cảnh: Trong tiếng Trung, ngữ cảnh rất quan trọng trong việc sử dụng BNTT và BNKN Nên xem xét ngữ cảnh để hiểu rõ hơn về cách sử dụng và ý nghĩa của hai loại bổ ngữ này 3, Tập trung vào phát âm và trọng âm: Để phát âm và sử dụng đúng các bổ ngữ, cần tập trung vào phát âm và trọng âm Nên học cách phát âm các từ và cụm từ có bổ ngữ và luyện tập phát âm theo ngữ âm đúng 4, Luyện tập thường xuyên: Để nắm vững và sử dụng thành thạo BNTT và BNKN, cần luyện tập thường xuyên Có thể luyện tập bằng cách đọc và viết các bài văn, thực hành trò chuyện bằng tiếng Trung với người bản ngữ hoặc học viên khác 5, Sử dụng tài liệu phù hợp: Trong quá trình học tập, cần sử dụng các tài liệu phù hợp để nắm vững và sử dụng thành thạo BNTT và BNKN Có thể sử dụng sách giáo khoa, tài liệu học trực tuyến, video hướng dẫn và các tài liệu khác liên quan KẾT LUẬN Tiếng Trung đã và sẽ trở nên rất phổ biến trong mọi lĩnh vực ở mọi quốc gia Chính vì vậy, việc học tiếng Trung Quốc trở thành một chủ đề hot hiện nay và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người Hiện nay trở ngại lớn nhất của người học tiếng Trung chính là ngữ pháp tiếng Trung, so với ngữ pháp tiếng Việt thì ngữ pháp tiếng Trung vô cùng phong phú và phức tạp Trong giao tiếp, tiếng Trung sử dụng rất nhiều bổ ngữ, đây là một trong những thành phần quan trọng của ngữ pháp tiếng Trung Sau khi học xong hai loại bổ ngữ trên, chúng em đã bổ sung được rất nhiều kiến thức mà trước đây còn thiếu, làm phong phú thêm vốn ngữ pháp của mình, và điều quan trọng là giúp chúng ta phân biệt được hai loại bổ ngữ này và cách sử dụng chúng trong ngữ pháp tiếng Trung