1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng

102 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc TOP 3 trong khu vực Đông Nam Á.Với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh thương mại với đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại Công ty cổ phần phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân khi được sự giúp đỡ, động viên của thầy cô, bạn bè và người thân Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi để hoàn thành khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Duy Tân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được đi thực tập thực tế, có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, được học tập, học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện và áp dụng kiến thức cơ bản trong quá trình học tập tại trường vào thời gian thực tập tại công ty cổ phần phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng

Để hoàn thành khóa luận, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình đối với thầy giáo Th.s Nguyễn Ngọc Quý đã trực tiếp tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận.

Lời cảm ơn kế tiếp xin gửi đến Giám đốc Công ty cổ phần phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng đã đồng ý cho tôi có cơ hội thực tập tại công ty Cảm ơn toàn bộ nhân viên của công ty đặc biệt là phòng kinh doanh đã hỗ trợ cho quá trình hoàn thành khóa luận của tôi.

Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Nguyễn Ánh Trường Học lớp: K24_QTD Khoa: Quản trị kinh doanh

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại Công ty cổ phần phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng” là do bản thân thực hiện có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Tất cả những số liệu trong khóa luận là trung thực, chính xác và các thông tin trích dẫn trong khóa luận được ghi rõ nguồn gốc Nếu thông tin có gì sai sự thực tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Đà Nẵng, Tháng 4 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu chính 3

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠIĐIỆN TỬ 4

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 4

1.1.1 Số hoá và nền kinh tế số hoá 4

1.1.2 Khái niệm về thương mại điện tử 4

1.1.3 Các chức năng của thương mại điện tử 7

1.1.4 Đặc trưng của thương mại điện tử 9

1.1.5 Các phương tiện sử dụng trong thương mại điện tử 11

1.1.6 Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử 11

1.1.7 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 13

1.1.8 Lợi ích của thương mại điện tử 15

1.1.8.1 Lợi ích của thương mại điện tử đối với tổ chức doanh nghiệp 15

1.1.8.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng 17

1.1.9 Hạn chế của thương mại điện tử 18

1.2 Nội dung hoàn thiện hoạt động thương mại điện tử 20

1.2.1 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông 20

1.2.2 Hạ tầng cơ sở nguồn nhân lực 22

1.2.3 Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý 24

1.2.4 Bảo mật và an toàn 25

1.2.5 Hệ thống thanh toán điện tử 26

Trang 5

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ITM ĐÀ NẴNG 28

2.1 Tổng quan về công ty 28

2.1.1 Giới thiệu về công ty 28

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mạnh 29

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban 30

2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 30

2.1.3.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty 31

2.1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban 31

2.1.4 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 33

2.1.4.1 Môi trường vĩ mô 33

2.1.4.2 Môi trường vi mô 35

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 36

2.2.1 Giới thiệu sản phẩm của công ty và thị trường hiện tại 36

2.2.2 Tình hình tài chính hiện tại 43

2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 46

2.2.4 Tình hình nguồn nhân lực 51

2.2.4.1 Tình hình nguồn nhân lực 51

2.2.4.2 Tình hình cơ sở vật chất và máy móc thiết bị 52

2.3 Thực trạng hoạt động của công ty phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng 53

2.3.1 Thực trạng về Hạ tầng cơ sở công nghệ và truyền thông 54

2.3.2 Thực trạng về Hạ tầng cơ sở nguồn nhân lực 62

2.3.3 Thực trạng về tiện ích TMĐT 65

2.3.4 Thực trạng Hệ thống thanh toán tự điện tử 66

2.4 Đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử tại công ty 68

2.4.1 Những kết quả đạt được 68

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNGMẠI ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ITM ĐÀ NẴNG 72

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển thương mại điện tử của Công ty 72

3.1.1 Quan điểm phát triển 72

3.1.2 Mục tiêu tổng quát 72

Trang 6

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

3.1.3 Mục tiêu cụ thể 72

3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử cho Công ty 73

3.2.1 Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và truyền thông 75

3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử 79

3.2.3 Giải pháp mở rộng tiện ích của thương mại điện tử 80

3.2.4 Phát triển hệ thống thanh toán điện tử 82

KẾT LUẬN 85DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

OECD Organization for Economic Cooperation and Development UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development

ADSL symmetric Digital Subscriber Line

WIPO World Intellectual Property Organization

CNTT & TT Công nghệ thông tin & Truyền thông ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Phân loại thương mại điện tử dựa vào các bên tham gia giao dịch 11

Bảng 2.1 Thông tin khóa đào tạo và đối tượng học viên 39

Bảng 2.2 Tỷ trọng doanh thu của công ty 42

Bảng 2.3 Cơ cấu phân bố tài sản 45

Bảng 2.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty giai đoạn 2019-2021 49

Bảng 2.5 Phân tích tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 52

Bảng 2.6 Phân tích khả năng sinh lợi 53

Bảng 2.7 Tình hình nguồn nhân lực 54

Bảng 2.8 Tình hình phòng ban của Công ty giai đoạn 2019- 2021 56

Bảng 2.9 Tình hình sở hữu máy tính và trang thiết bị CNTT & TT tại Công ty giai đoạn 2019-2021 58

Bảng 2.10 Số người đăng kí giai đoạn 2019-2021 59

Bảng 2.11 Số lượng người truy cập vào trang web của công ty 63

Bảng 2.12 Danh sách số lượng du học sinh và thực tập sinh nhập cảnh 64

Bảng 2.13 Thực trạng về Hạ tầng cơ sở nguồn nhân lực 65

Bảng 2.14 Tình hình nhân lực của Công ty giai đoạn 2019-2021 66

Bảng 2.15 Các hình thức thanh toán điện tử tại Công ty 70

Bảng 2.16 Trình bày hạn chế của 2 loại TMĐT 73

Bảng 3.1 Định lượng khả năng ứng dụng thương mại điện tử ở công ty ITM 78

Bảng 3.2 Dự trù kinh phí cho 1 số hoạt động của công ty 81

Bảng 3.3 Các khóa học và chi phí khóa học 83

Bảng 3.4 Hoạch định chi phí dự tính 85

Bảng 3.5 Danh sách các ngân hàng hỗ trợ dịch vụ chuyển tiền bằng Internet Banking 86

Trang 9

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 30

Sơ đồ 2.2 Quy trình thực tập sinh của ITM 33

Sơ đồ 2.3 Tỷ trọng doanh thu của công ty năm 2019 42

Sơ đồ 2.4 Tỷ trọng doanh thu của công ty năm 2020 42

Sơ đồ 2.5 Tỷ trọng doanh thu của công ty năm 2021 43

Sơ đồ 2.6 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty giai đoạn 2019-2021 51

Sơ đồ 2.7 Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần .52

Sơ đồ 2.8 Số lượng người truy cập vào trang web của công ty 63

Sơ đồ 2.9 Các hình thức thanh toán điện tử tại Công ty 70

Sơ đồ 3.1 Tình hình phát triển Internet của Việt Nam 77

Trang 10

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Để đạt đến mức độ phát triển như ngày nay, lịch sử loài người đã trải qua rất nhiều cuộc cách mạng: cách mạng nông nghiệp, cách mạng nông nghiệp Và cuộc cách mạng đang diễn ra ngay lúc này, tác động từng giờ từng phút tới đời sống của nhân loại chính là cách mạng Công nghệ 4.0.

Thời đại Công nghệ 4.0 tập trung vào sự phát triển của công nghệ Tức là tất cả những gì liên quan đến hệ thống vật lý không gian mạng Internet Như chúng ta đều có thể cảm nhận được, công nghệ đang và sẽ tạo ảnh hưởng to lớn lên tất cả các ngành và lĩnh vực đời sống Kỷ nguyên khác biệt này tạo ra tốc độ phát triển sản xuất, xã hội siêu nhanh chóng, phá bỏ các truyền thống trước đây.

Mặc dù không thể xác định chính xác thời điểm công nghệ 4.0 bắt đầu, nhưng tốc độ phát triển của nó là vô hạn định và chưa từng có tiền lệ Thời đại 4.0 phát triển nghĩa là tất cả chúng ta đang đứng trước một cơ hội đổi mới lớn Và cũng có nghĩa là rất nhiều thách thức khổng lồ đang chờ đợi ở phía trước Vậy, để sống trọn trong thời đại 4.0 này, chúng ta cần chuẩn bị cho mình những gì?

Thương mại điện tử là quá trình giao dịch các sản phẩm, các dịch vụ trên các hệ thống điện tử có internet, mạng di động Quá trình các giao dịch này bao gồm có mua bán, đặt hàng, thanh toán, giao hàng,… Thương mại điện tử thường được xem như là những khía cạnh của ngành kinh doanh điện tử Việc áp dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại Và Việt Nam trong quá trình hội nhập đã không nằm ngoài xu hướng phát triển đó

Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay lĩnh vực mới mẻ tại nước ta Đặc biệt trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế nhưng lại góp phần tạo nên sự tăng trưởng bứt phá cho TMĐT Việt Nam cũng trở thành một trong những thị trường TMĐT tiềm năng nhất khu vực ASEAN.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 khoảng 30% Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019.

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn lại thông tin trong báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek

Trang 11

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

và Bain & Company cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD.

Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28% Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.

Theo Sách trắng thương mại điện tử 2020, năm 2019, số người Việt tham gia mua sắm trực tuyến đã cán mốc 44,8 triệu người (năm 2015 là 30,3 triệu, năm 2016 là 32,7 triệu người, năm 2017 là 33,6 triệu và năm 2018 là 39,9 triệu người) Doanh số bán lẻ thương mại điện tử B2C của Việt Nam trong năm 2019 đạt 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc TOP 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Để có được những con số trên, Việt Nam có thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên điện thoại thông minh (smartphone) nhiều Trong tăng trưởng của thị trường TMĐT thời gian qua còn có đóng góp rất lớn từ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng Hiện nay, các sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam cũng đang chạy đua nước rút để cải thiện tốc độ giao hàng với nhiều chiến lược khác nhau để gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

Xuất phát từ điều trên, với mong muốn giúp cho doanh nghiệp của mình hiểu hơn, phát triển tốt hơn và đưa hoạt động Thương mại điện tử vào hoạt động phát triển của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện quá trình hội nhập, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử cho công ty phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp của mình Nội dung của khóa luận sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm, lợi ích và tầm quan trọng của thương mại điện tử nói chung và phát triển Thương mại điện tử ở doanh nghiệp nói riêng, qua đó sẽ thấy được các vấn đề cần thiết và đưa ra giải pháp để phát triển doanh nghiệp.

Trang 12

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

Trong quá trình thực hiện, do trình độ và thời gian có hạn cùng với điều kiện thực tế là Thương mại điện tử ở Doanh nghiệp mới chớm phát triển, việc lấy thông tin chính xác còn nhiều hạn chế, do đó khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, tôi rất mong được sự quan tâm, trao đổi của quý thầy cô và những ai quan tâm đến thương mại điện tử để khóa luận “Giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử cho công ty phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng” được hoàn thiện hơn.

2 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu nghiên cứu chính

- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động Thương mại điện tử cho công ty phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Một số lý luật cơ bản về thương mại điện tử

- Thực trạng hoạt động thương mại điện tử tại Công ty xác định hạn chế còn

tồn tại

- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử cho Công ty 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực trạng phát triển thương mại điện tử trong thời gian đã qua cũng như các giải pháp nhằm phát triển cho công ty.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Tại Công ty cổ phần phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng + Về thời gian: Từ năm 2019-2021

4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và thống kê mô tả.

Khoá luận cũng sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh số liệu, đánh giá qua các năm.

5 Bố cục của đề tài

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, khóa luận bao gồm 3 chương như sau:

Chương I: Một số lý luận cơ bản về thương mại điện tử

Chương II: Thực trạng hoạt động thương mại điện tử tại Công ty cổ phần phát triển nhân lực ITM Đà Nẵng

Trang 13

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

Chương III: Một số giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 1.1.1 Số hoá và nền kinh tế số hoá.

Số hóa: được hiểu đơn giản là hình thức hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số và được sắp xếp theo cách có tổ chức để dễ truy cập Kỹ thuật số được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó lan sang các lĩnh vực khác (cho tới điện thoại di động, thẻ tín dụng, ) Việc áp dụng các kỹ thuật số có thể được gọi là một cuộc Cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại, gọi là cuộc cách mạng số hóa (Digital revolution), mở ra “kỷ nguyên số hóa” (Digital Age) Cách mạng số hóa diễn ra với tốc độ rất cao Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói chung và thương mại nói riêng (kể cả khâu quản lý) cũng chuyển sang dạng “số hóa”, “điện tử hóa”; khái niệm “thương mại điện tử” dần dần được hình thành và ứng dụng “thương mại điện tử” ngày càng mở rộng.

Theo nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, 'kinh tế số được định nghĩa là nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet' 3 thành phần chính trong nền kinh tế số bao gồm doanh nghiệp số, hạ tầng kinh doanh số và TMĐT.

1.1.2 Khái niệm về thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một khái niệm, lĩnh vực tương đối mới và rộng, vì vậy mà nó có nhiều tên gọi khác nhau Hiện nay, có một số tên gọi phổ biến như: Thương mại trực tuyến (Online Trade), thương mại điều khiển học (Cybertrade), kinh doanh điện tử (E-business), thương mại không có giấy tờ (Paperless–Commerce hoặc Paperless Trade), Tuy nhiên, tên gọi TMĐT (E-commerce) được sử dụng nhiều nhất, được biết đến nhiều nhất và gần như được coi là quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế để gọi hình thức thương mại giao dịch qua Internet dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể được dùng và được hiểu với cùng một nội dung

Khi nói về khái niệm TMĐT (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business) Tuy nhiên, TMĐT đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực

Trang 14

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).

Một số khái niệm TMĐT được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:

Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp

Các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như:

- Thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000).

- Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet" Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là e-mail, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử.

Nghĩa hẹp, TMĐT bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với cá nhân (C2C).

Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng

Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về TMĐT - Theo EU: Thương mại điện tử bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình).

- Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá được; chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm

Trang 15

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán

- Theo Luật mẫu UNCTAD về thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế ( UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce) năm 1996: Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp Trên góc độ doanh nghiệp “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”.

Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó:

M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet) S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng) D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng).

P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng).

Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia TMĐT.

Tóm lại, mặc dù trên thế giới có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về TMĐT nhưng nhìn chung, đều thống nhất ở quan điểm cho rằng: Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại.

1.1.3 Các chức năng của thương mại điện tử

Chức năng của TMĐT tử tương tự như các chức năng của thương mại nói chung bao gồm: Chức năng lưu thông, chức năng phân phối và chức năng thị trường Trong đó hai chức năng quan trọng và là điểm mạnh của TMĐT so với TMTT, đó là: Thương mại điện tử là kênh phân phối và Thương mại điện tử là thị trường

Chức năng lưu thông

Lưu thông trong TMĐT nhằm đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng về toàn bộ các loại sản phẩm từ mặt hàng thiết yếu cho đến các loại sản phẩm cao cấp hơn Nó tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

Lưu thông trong TMĐT còn đưa hàng hóa từ người bán tới người mua trên phạm vi toàn cầu, giúp cho doanh nghiệp, cá nhân nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng một cách gần nhất trong quá trình quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.

Thương mại điện tử là kênh phân phối

Một đặc điểm khác của TMĐT so với thương mại truyền thống được thể hiện rất rõ trong chức năng phân phối Ở đây, TMĐT đã làm thay đổi hẳn cách thức phân phối, mua bán hàng hoá truyền thống Các trung gian trên thị trường hầu như không còn cần thiết nữa khi trong môi trường mạng toàn cầu các thành viên hoàn toàn có thể trao đổi trực tiếp và mua bán hàng hoá TMĐT lại thường được thanh toán qua trung gian (ngân hàng trên mạng) thông qua các phương tiện thanh toán điện tử Khi TMĐT được nhìn nhận như kênh phân phối, sự nhấn mạnh tập trung ở môi trường TMĐT Tức là ở phân phối khác với thông thường Có nhiều loại sản phẩm dịch vụ, các sản phẩm và dịch vụ được phân phối thông qua các kênh phân phối khác với thông thường Có nhiều loại sản phẩm dịch vụ được đưa vào dạng này:

- Các sản phẩm và dịch vụ có thể chuyển tiếp bằng điện tử được như là các các

vấn đề liên quan đến bảo hiểm, các hàng hoá kỹ thuật số như tin tức, ảnh số hoá hay

âm nhạc, cho phép truyền một bản sao hoàn hảo tới nơi phân phát một cách gần như không tốn kém (thông qua Internet) Khi đó Internet đóng vai trò như một sự giảm thiểu chi phí biên của việc sản xuất các sản phẩm đó.

- Các sản phẩm và dịch vụ mà có giá trị tương đối thấp và chất lượng đồng nhất (sách, đĩa CD )

- Đối với các dạng sản phẩm và dịch vụ này, TMĐT đóng vai trò “cung cấp một kênh hiệu quả cho việc quảng cáo, tiếp thị và thậm chí là cả phân phối trực tiếp các hàng hoá và dịch vụ thông tin”.

Thương mại điện tử là thị trường

Khi TMĐT được nhìn nhận như thị trường: Chức năng của thị trường là mang người mua và người bán cùng với sản phẩm/dịch vụ lại với nhau trên thị trường Trước đây thị trường được hiểu là nơi thu thập các thông tin, so sánh giá cả, thu thập các lời khuyên hay mang người mua và người bán lại với nhau Nhìn nhận TMĐT như một thị trường bao hàm một cách nhìn khác hẳn về thị trường, chú trọng hơn tới khái niệm một nơi để thông báo và trao đổi giữa các bên, cố vấn và tìm kiếm khách hàng trong tương lai Chức năng của thị trường được nâng cao trong cộng đồng các khách hàng

Trang 17

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

điện tử (còn được gọi là cộng đồng ảo) Sự phát triển bùng nổ của mạng Internet đã biến môi trường này trở thành một thị trường thực sự, đầy tiềm năng với khả năng tiếp cận toàn cầu và có đặc thù riêng về đối tượng sử dụng là các doanh nghiệp, người tiêu dùng trí thức và phần nào có thể nói là có thu nhập cao Tính công khai của thông tin cũng là một điểm mạnh của thị trường này vì tính cạnh tranh cao và khả năng tìm kiếm đối tác, khách hàng mới Thị trường trong TMĐT là một cái nhìn hoàn toàn khác so với thị trường TMTT Một thị trường TMĐT đơn giản chỉ được coi là nơi thu thập thông tin, những lời khuyên, nhận xét hay so sánh giá cả giữa những sản phẩm với nhau Vô hình chung, thị trường đã tạo ra một mối liên kết giữa các bên đối tác với nhau Thị trường TMĐT có một ưu điểm tuyệt đối so với thị trường TMTT là ở đây không còn khái niệm biên giới các quốc gia với nhau, thị trường này trực tiếp tác động tới khả năng cạnh tranh toàn cầu Thị trường TMĐT không chú trọng tới các thực thể trung gian, mà chỉ tập trung tới khái niệm nơi để thông báo và thời điểm giữa các bên, các người mua cố vấn và tìm kiếm khách hàng của mình trong tương lai Vì vậy chức năng của thị trường được nâng cao trong cộng đồng điện tử hay chính là thị trường ảo Thị trường ở đây chính là mạng lưới thông tin Dưới tác động của công nghệ thông tin Internet, đây đã trở thành một thị trường thực sự, đầy tiềm năng với khả năng liên kết thành công và có đặc thù riêng về đối tượng người sử dụng chính là các doanh nghiệp, cá nhân, công dân trí thức hay nói một cách khác là những cá nhân, tập đoàn có thu nhập lớn Một đặc điểm đặc biệt của thị trường TMĐT tạo nên điểm mạnh của nó đó là tính công khai của thông tin trong thị trường, cho phép khả năng tìm kiếm đối tác và khả năng cạnh tranh cao.

1.1.4 Đặc trưng của thương mại điện tử

Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không cần phải tiếp xúc với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước Trong TMTT, các bên phải gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch Và nơi diễn ra các giao dịch truyền thống là đến các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, Các đối tác kinh doanh tham gia giao dịch thường phải gặp gỡ nhau và tiếp xúc với nhau để tìm hiểu thông tin, khảo hàng và thương lượng,… thậm chí họ còn là những người đã quen biết nhau từ trước Họ thường gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành các giao dịch này Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Sự ra đời của các phương tiện viễn thông như Fax, Telex,… đã làm

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

giảm thiểu được những cuộc tiếp xúc đôi khi không cần thiết và gây lãng phí giữa các đối tác kinh doanh với nhau Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong TMTT thường chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh Từ khi xuất hiện mạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin đã được mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với phạm vi ngày càng tăng Những người tham gia có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể đã biết nhau hoặc hoàn toàn chưa biết nhau bao giờ.

Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn trong thương mại điện tử, nó dần được xóa mờ Thương mại điện tử phát triển càng nhanh thì máy tính cá nhân càng trở thành một công cụ hữu dụng cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới Không chỉ có các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận được những thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới nhờ đầu ngón tay mình Với TMĐT, một doanh nhân dù mới bắt đầu công việc kinh doanh cũng hoàn toàn có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức, Mỹ hay bất cứ đâu trên thế giới mà không hề phải bước chân ra khỏi nhà – một công việc mà trước kia phải mất nhiều năm mới có thể thực hiện được

Mạng lưới thông tin đối với thương mại truyền thống chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì nó chính là thị trường Với TMTT, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để các bên tham gia giao dịch có thể trao đổi dữ liệu tiến tới việc thực hiện giao dịch, còn nơi gặp gỡ, tiếp xúc để tiến hành giao dịch kinh doanh là hoàn toàn độc lập Còn trong TMĐT, mạng lưới thông tin cũng chính là thị trường nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua Trên Internet đã xuất hiện những khu chợ ảo khổng lồ, tại đó, người bán và người mua có thể gặp nhau, trao đổi dữ liệu, thương lượng và tiến hành giao dịch Các website khá nổi tiếng như Yahoo, America online,… và ở Việt nam hiện tại có Tiki, Lazada,…thực sự đã trở thành khu chợ sầm uất trên internet Thông qua TMĐT các loại hình kinh doanh mới được hình thành Ngày nay, với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã qua và lần thứ 4 đang diễn ra thì việc bán mọi thứ trên mạng thông qua việc hoạt động của TMĐT đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Như vậy, trong TMĐT và cách mà nó hoạt động thì bản chất của thông tin là không thay đổi Thương mại điện tử chỉ biến đổi cách thức khởi thảo, trao

Trang 19

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

đổi, bảo quản và xử lý thông tin mà hoàn toàn không thay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối với các bên tham gia truyền thống của hợp đồng.

Trong hoạt động thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là nhà cung cấp dịch vụ mạng Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia giao dịch giống như trong giao dịch TMTT thì đã xuất hiện thêm một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực,… Đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT Nhà cung cấp dịch vụ mạng có nhiệm vụ chuyển, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia TMĐT đồng thời, họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.

Trong thương mại điện tử, độ lớn về quy mô và vị trí của các doanh nghiệp trở nên không quan trọng Nếu như trong TMTT, độ lớn và vị trí có ảnh hưởng quan trọng với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì trong TMĐT, điều này không còn đúng nữa

Hàng hóa trong thương mại điện tử: Thương mại điện tử được coi là một loại hình thương mại có sự trợ giúp của CNTT, đặc biệt là máy tính và công nghệ mạng Ngoài các hàng hóa và dịch vụ “vật thể” trong các giao dịch thông thường khác, trong TMĐT còn có cả những hàng hóa đặc thù của mình đó là “hàng hóa số” và “dịch vụ số” Hàng hóa và dịch vụ số là những hàng hóa và dịch vụ có thể phân phối về hạ tầng mạng, bao gồm: các dữ liệu, các số liệu thống kê, thông tin, âm thanh, hình ảnh, phần mềm máy tính, kinh doanh trong bảo hiểm, tài chính, an ninh và các loại hàng hóa khác

Không gian thực hiện thương mại điện tử: Một điều khác biệt với các hoạt động thương mại khác là trong TMĐT thì chúng ta dùng thuật ngữ “Market-space” dùng để chỉ nơi họp chợ, trong các giao dịch nó thay thế cho “Market-place” nơi họp chợ của các hoạt động thương mại thông thường khác Market space tạm dịch là không gian họp chợ, chỉ bối cảnh thực tế trong đó người mua, người bán khám phá lẫn nhau và tiến hành giao dịch thông qua mạng viễn thông và Internet Như vậy TMĐT dùng không gian ảo để tiến hành các hoạt động mang tính thương mại giữa các bên tham gia.

1.1.5 Các phương tiện sử dụng trong thương mại điện tử

- Máy điện thoại - Máy phát

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

- Truyền hình

- Các hệ thống thiết bị thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng giá trị gia tăng) - Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet)

- Mạng toàn cầu Internet

1.1.6 Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức/mô hình TMĐT như: - Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không dây), thương mại điện tử 3G.

- Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử.

- Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác.

- Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thể chính tham gia phần lớn vào các giao dịch TMĐT: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E) Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mại điện tử khác nhau Dưới đây là một số mô hình TMĐT đã và đang phát triển trên thế giới hiện nay:

Bảng 1.1 Phân loại thương mại điện tử dựa vào các bên tham gia giao dịch

TRANSACTION ORIGINATING FROM AND BEING FULFILLED BY

Chi tiết một số mô hình:

Mô hình giao dịch điện tử B2B (Business to business)

B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Đây là loại hình thương mại điện tử gắn các mối quan hệ giữa các công ty với nhau Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (emarketplaces)

Trang 21

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí và thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh

Ưu điểm: mô hình TMĐT B2B sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí về việc nghiên cứu thị trường, marketing hiệu quả Đồng thời nó cũng giúp tăng độ nhận diện cao, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp với nhau, tạo ra một thị trường đa dạng mặt hàng và các bên tham gia.

Ngày nay, số lượng giao dịch TMĐT B2B còn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm rất cao, trên 85% giá trị giao dịch TMĐT hiện nay.

Mô hình thương mại điện tử B2C (Business to customer)

B2C là thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán hoặc người mua.

Ưu điểm: mô hình TMĐT B2C là không phải mất thời gian đàm phán giữa người bán và người mua Các chính sách, giá cả, đổi trả hàng hóa đều được cập nhật trên website bán hàng và người mua chỉ cần đọc những điều khoản và đi đến quyết định mua hoặc không mua.

Mô hình thương mại điện tử C2C (Customer to customer)

C2C là hình thức TMĐT giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau Loại hình TMĐT này được phân loại bởi thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái mà họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới C2C là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và phổ biến nhất hiện nay

Mô hình thương mại điện tử B2G ( Business to government)

B2G là hình thức TMĐT giữa công ty với khối hành chính công (giữa doanh nghiệp và chính phủ) Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử Với hình thức này, chính phủ hay khối hành chính công sẽ có vai trò dẫn đầu trong

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

việc thiết lập TMĐT, giúp các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn, tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng.

1.1.7 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử

Thư điện tử

Các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức,… sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e -mail) Thông tin trong e-mail không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào

Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua phương tiện điện tử Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:

- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.

- Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó) sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia với nhau; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi khác là “tiền mặt số hóa” (digital cash) Tiền lẻ điện tử đang trên đà phát triển nhanh, do đó nó có ưu điểm nổi bật sau:

+ Dùng để thanh toán những món hàng có giá trị nhỏ vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp

+ Có thể tiến hành giữa hai cá nhân hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán là vô danh

+ Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả.

- Giao dịch điện tử của ngân hàng Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống nhỏ:

+ Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện tử, tại các điểm bán lẻ, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp, …

+ Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán

Trang 23

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

+ Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng + Thanh toán liên ngân hàng.

Trao đổi dữ liệu điện tử

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”, từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thoả thuận buôn bán với nhau

Theo Uỷ ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi dữ liệu điện tử là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”

EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hoá đơn…), ngoài ra người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi các kết quả xét nghiệm,…

Trước khi có Internet đã có EDI, khi đó người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau; cốt lõi của VAN là một hệ thống thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm; khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiều máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế giới

Ngày nay, EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng Internet Để phục vụ cho việc buôn bán giữa các doanh nghiệp được thuận lợi hơn với chi phí truyền thông không quá tốn kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là “mạng riêng ảo” (VPN), là mạng riêng dạng Internet của một doanh nghiệp nhưng được thiết lập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua mạng Internet

Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường bao gồm các nội dung sau: - Giao dịch kết nối

- Đặt hàng - Giao dịch gửi hàng - Thanh toán

Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu và xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa các nước có quan điểm chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp lý chung trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hoá thương

Trang 24

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

mại và tự do hoá việc sử dụng mạng Internet, chỉ như vậy mới đảm bảo được tính khả thi, tính an toàn và tính có hiệu quả của việc trao đổi dữ liệu điện tử.

Truyền dữ liệu

Dữ liệu là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó Hàng hoá số có thể được giao qua mạng Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật bằng cách đưa vào đĩa, băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối để người sử dụng mua và nhận trực tiếp Ngày nay, dung liệu được số hoá và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery).

Mua bán hàng hoá hữu hình

Ngày nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã được mở rộng và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” hay “mua hàng trên mạng” Ở một số nước, Internet đã bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hoá chứa trong đó trên từng trang màn hình một.

1.1.8 Lợi ích của thương mại điện tử

1.1.8.1 Lợi ích của thương mại điện tử đối với tổ chức doanh nghiệp a) Nắm được thông tin phong phú

Thương mại điện tử (đặc biệt là khi sử dụng Internet/Web) trước hết giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế - thương mại (có thể gọi chung là thông tin thị trường), nhờ đó có thể xây dựng được các chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và thị trường quốc tế Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ -động lực phát triển chủ yếu trong các nền kinh tế hiện nay.

b) Khắc phục hạn chế địa lý và giảm thiểu các chi phí

Một trong những lợi ích hàng đầu của thương mại điện tử đó là khắc phục hạn chế vị trí địa lý Nếu doanh nghiệp có một cửa hàng vật lý, tập khách hàng của họ sẽ bị giới hạn bởi khu vực địa lý mà bạn có thể phục vụ Với hoạt động TMĐT, sự giới hạn về đại lý sẽ không còn là rào cản, khách hàng trên toàn thế giới đều nhờ có hoạt động TMĐT từ đó tìm hiểu và tiến tới giao dịch Ngoài ra, sự ra đời của TMĐT cũng đem đến sự linh hoạt cho cả người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp, chỉ cần có thiết bị di

Trang 25

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

động hoặc một chiếc máy tính có kết nối mạng internet, các công việc quản lý và cả mua sắm đều có thể được thao tác ở mọi lúc và mọi nơi.

Giảm chi phí sản xuất – chi phí tạo lập, duy trì, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin trên giấy (paper – based information)

Giảmchi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch Thông qua Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch với nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới trong cùng một thời điểm mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian, chi phí như là một giao dịch truyền thống Với TMĐT, doanh nghiệp có thể không mất hoặc mất rất ít chi phí cho lực lượng bán hàng, tiếp thị và giao dịch khi số lượng khách hàng tăng

Giảm hàng tồn kho Hàng tồn kho của một doanh nghiệp càng lớn thì chi phí vận hành của doanh nghiệp đó càng tăng và lợi nhuận sẽ giảm xuống Giảm hàng tồn kho cũng đồng nghĩa với việc năng suất được tận dụng hiệu quả hơn Điều này lại giúp giảm sức ép phải đầu tư bổ sung vào trang thiết bị sản xuất, qua đó góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp Việc trao đổi thông tin qua hệ thống mạng điện tử giữa các nhà máy, bộ phận marketing và bộ phận thu mua đã giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa trong kho và phòng kế hoạch sản xuất sẽ xác định được năng lực sản xuất và nguyên vật liệu của từng nhà máy Kho có vấn đề phát sinh, toàn bộ các bộ phận trong tổ chức ngay lập tức nắm rõ và có những điều chỉnh phù hợp Nếu như mức cầu trên thị trường bất ngờ tăng hoặc một nhà máy không thể hoàn thành kế hoạch sản xuất thì tổ chức có thể kịp thời nhận biết được tình hình và tăng cường hoạt động sản xuất tại một nhà máy khác Chính vì vậy mà vấn đề hàng tồn kho của các doanh nghiệp luôn được giải quyết tốt, giúp các doanh nghiệp và tổ chức của mình tiết kiệm được rất nhiều trong một năm sản xuất kinh doanh.

c) Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác

Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào quá trình thương mại Thông qua mạng (nhất là dùng Internet/Web) các thành tố tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau (liên lạc “trực tuyến”) gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian nữa, nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.

Trang 26

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

1.1.8.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng

Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn với:

- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.

- Tiết kiệm thời gian thanh toán và giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua internet.

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines) đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) Những điều trên góp phần làm tăng sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp cung ứng.

1.1.8.3 Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội

a) Tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc gia sớm tiếp cận kinh tế tri thức và hội nhập nền kinh tế thế giới

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế toàn cầu hóa kinh tế Đây là một xu thế khách quan, xu thế của thời đại, đang lôi cuốn nhiều nước và nhiều doanh nghiệp tham gia Cùng với việc toàn cầu hóa kinh tế, khoa học và công nghệ trên thế giới đang có những bước tiến nhảy vọt đáng kể Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã dẫn đến việc xuất hiện nền kinh tế tri thứ, thương mại điện tử ở nhiều nước trên thế giới Những biến đổi đáng kể về chất của tiến bộ khoa học đã và đang làm thay đổi dần vị trí, vai trò của các chủ thể trong những mối quan hệ kinh tế - xã hội theo hướng kết hợp và cởi mở hơn

Thương mại điện tử phát triển và hoạt động dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại Do vậy, sự phát triển TMĐT sẽ tạo nên những nhu cầu đầu tư mới và phát triển công nghệ thông tin Các nhà nghiên cứu dự đoán, các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiến tới “nền kinh tế số hóa” hay còn gọi là “nền kinh tế mới” lấy tri thức và công nghệ làm nền tảng phát triển

b) Giảm ách tắc và tai nạn giao thông

Trang 27

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

Nền tảng của TMĐT là mạng máy tính, trên toàn thế giới đó là mạng internet và phương tiện truyền thông hiện đại như vệ tinh viễn thông, cáp, vô tuyến, các phương tiện điện tử khác Do phát triển của hệ thống mạng máy tính, mọi việc đều có thể xử lý và giải quyết trên mạng tại nhà, do vậy, ngoài phố sẽ vắng người và phương tiện giao thông, như vậy tai nạn giao thông sẽ ít hơn trước nhiều, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường

c) Nâng cao mức sống và tăng phúc lợi xã hội

Cho phép một số người bán hàng có thể bán ở mức giá thấp hơn, giảm tình trạng tích trữ hàng hóa và nâng cao mức sống của người dân Giúp cho các nước thế giới thứ ba cũng như các vùng xa xôi hẻo lánh có thể biết đến những sản phẩm và dịch vụ mà thường không dành cho những thị trường này (bao gồm cả các dịch vụ giáo dục và đào tạo) Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân phối các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, và các dịch vụ xã hội của Chính phủ với giá ưu đã và chất lượng cao.

1.1.9 Hạn chế của thương mại điện tử

Hạn chế mang tính kỹ thuật

- Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy

- Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong thương mại điện tử

- Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển và hoàn thiện

- Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống

- Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt đòi hỏi thêm chi phí đầu tư - Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

- Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi kho hàng tự động lớn.

Hạn chế mang tính thương mại

Về mặt chi phí: Thương mại điện tử phụ thuộc vào mạng viễn thông và công nghệ Công nghệ càng phát triển, TMĐT càng có cơ hội phát triển, tạo ra những dịch vụ mới, nhưng cũng nảy ra vấn đề là làm tăng chi phí đầu tư công nghệ

Trang 28

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

An ninh và riêng tư: An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT Vấn đề bảo mật an ninh trên mạng là một trong những vấn đề nóng hổi trong hoạt động thực tiễn của TMĐT

Về mặt an toàn: Các vấn đề về gian lận của khách hàng, sự tiếp cận của những người truy cập bất hợp pháp, các thông tin có thể gây hại và vấn đề an ninh của các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng như nhu cầu bảo mật về các thông tin cá nhân và thông tin tuyệt mật Các vấn đề này đòi hỏi các giải pháp của Chính phủ và giải pháp thương mại Vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu khi bắt đầu liên hệ với đối tác Thông tin truyền đi qua Internet có thể bị ngăn chặn Nếu thông tin đó có cả kèm thông tin thẻ tín dụng thì rất dễ bị mất Điều bảo đảm an toàn duy nhất là sử dụng thông tin mật mã và quan hệ với các công ty có danh tiếng.

Các hạn chế khác

- Thiếu lòng tin với người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp - Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.

- Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để hoạt động TMĐT phát triển.

- Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện - Cần thời gian chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo, sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.

- Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và có lãi)

- Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của hoạt động TMĐT - Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp hàng loạt của các công ty dot.com.

1.2 Nội dung hoàn thiện hoạt động thương mại điện tử1.2.1 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông

Thương mại điện tử là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật hoá của CNTT và viễn thông tạo ra cơ sở hạ tầng công nghệ (Technology infrastructure), đó là mạng máy tính và Internet Những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet Do đó, để TMĐT có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu

Trang 29

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc QuýInternet

Internet là mạng máy tính lớn nhất trên thế giới và là mạng của các mạng Đây là mạng giao tiếp toàn cầu, giúp kết nối mọi người trong mạng LAN lại với nhau thông qua các nhà cung cấp dịch vụ internet Cấu trúc của mạng Internet là cấu trúc mở, chính vì vậy mọi máy tính của các hãng khác nhau đều có thể truy cập và kết nối với nó được Chi phí để kết nối máy tính với mạng internet hiện nay vẫn còn khá cao đối với phần lớn dân số thế giới.

Hệ thống Internet truyền thông tin theo kiểu chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Mạng internet mang lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của internet là hệ thống thư điện tử (e-mail), trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ tài chính tiền tệ trực tuyến và các dịch vụ về y tế giáo dục như chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo Hiện nay trên Internet chứa đựng một khối lượng thông tin khổng lồ Để kết nối với internet thì có thể dùng dial–up thông qua điện thoại, đường truyền băng thông rộng ADSL, thiết bị không dây (wireless), vệ tinh hay qua điện thoại cầm tay.

Mạng nội bộ (Intranet)

Mạng intranet hay còn gọi là WAN, mạng nội bộ công ty là một mạng kết nối trong nội bộ công ty rất hiệu quả và chi phí thấp để chia sẻ thông tin Mạng Intranet có sử dụng trình duyệt web và các giao thức qua Internet như TCP/IP, FTP, Telnet, HTML và HTTP

Do mạng Intranet tích hợp với Internet nên thông tin từ Intranet có thể được chia sẻ giữa các phòng ban với nhau để có thể sử dụng công nghệ khác nhau cũng như giữa những người tiêu dùng bên ngoài công ty Intranet được xem là cách hiệu quả nhất để cung cấp thông tin nội bộ doanh nghiệp thay vì việc cung cấp thông tin bằng văn bản giữa các phòng ban thường rất mất thời gian và tốn kém Intranet khác Extranet ở chỗ là nó giới hạn chỉ trong nhân viên của một tổ chức, trong khi đó Extranet cho phép khách hàng, nhà cung cấp và các thành phần khác truy cập khi được sự đồng ý

Tóm lại, việc sử dụng mạng Intranet giúp kết nối giữa người lao động và các cấp lãnh đạo với nhau, tự động hóa các hoạt động nội bộ doanh nghiệp, cho phép các thành viên trong doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng với các nguồn

Trang 30

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

lực quan trọng của mình Từ đó giúp các cấp lãnh đạo có thể dễ dàng quản lý tốt nhân viên, đây cũng là cơ sở cho phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể quản trị thông tin nội bộ hiệu quả khi có sự hỗ trợ của máy tính Intranet là công cụ để tích hợp gắn kết từng chu trình của doanh nghiệp lại với nhau.

Tuy nhiên, mối lo ngại cho các doanh nghiệp khi tiến hành triển khai mạng Intranet là lo lắng về vấn đề an ninh Để bảo vệ mạng Intranet thì các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng các phần mềm mã hóa, khóa công khai, các chứng thực số, tường lửa,

Mạng đối ngoại (Extranet)

Là mạng kết nối giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp, đối tác kinh doanh hay với bất cứ người dùng nào được trao quyền truy cập Một doanh nghiệp có thể xây dựng một mạng Extranet riêng dành cho khách hàng, nhà cung cấp, nhà cung ứng Hay là các công ty trong cùng một ngành nghề có thể xây dựng một mạng Extranet cộng tác vì những lợi ích chung Các bên tham gia vào mạng Extranet sẽ được truy cập vào cơ sở dữ liệu, file hay bất cứ thông tin nào được lưu trong máy tính có kết nối với mạng Extranet Mạng Extranet sử dụng các giao thức TCP/IP để kết nối các mạng Intranet của các khu vực khác nhau lại với nhau Extranet giúp kết nối mạng Intranet của một doanh nghiệp với mạng Intranet của của các đối tác kinh doanh, các nhà cung cấp, các tổ chức tài chính, chính phủ và khách hàng Vì mạng Extranet cho phép kết nối các doanh nghiệp lại với nhau thông qua mạng Internet nên đây là một mạng mở và linh hoạt, rất phù hợp cho mô hình TMĐT B2B Để tăng hiệu quả an toàn, các doanh nghiệp chỉ chia sẻ một phần nào đó cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh và hoàn toàn tách biệt mạng Extranet với mạng Intranet

Lợi ích của việc sử dụng mạng Extranet là có thể trao đổi dữ liệu với một khối lượng lớn bằng cách sử dụng ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chia sẻ thông tin về sản phẩm với quy mô lớn tới các nhà bán buôn; cộng tác với các công ty khác nhằm phát triển doanh nghiệp, tiến hành đào tạo cho đối tác, sử dụng dịch vụ do công ty khác cung cấp như ứng dụng ngân hàng điện tử, chia sẻ thông tin có ích trên diện rộng

Tuy nhiên mạng Extranet cũng có những mặt hạn chế như chi phí để triển khai mạng Extranet còn rất cao, đe dọa đối với bảo mật thông tin trong mạng Extranet là lớn

Trang 31

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc QuýWWW (world wide web – các trang web)

World wide web chính là hệ thống các chứng từ kết nối siêu văn bản HTML hay đơn giản chính là các trang web Ban đầu web chỉ được sử dụng trong cộng đồng các nhà khoa học, có rất ít người không thuộc cộng đồng này có phần mềm để có thể đọc được các chứng từ HTML Mosaic là trình duyệt web đầu tiên cho phép đọc các chứng từ HTML và giờ đây vẫn đang được dùng với một số trang web Đến năm 1994, trình duyệt Netscape đã được xây dựng Trình duyệt Netscape cũng phát triển trên cơ sơ trình duyệt Mosaic Microsoft đã xây dựng và phát triển một trình duyệt web Internet Explorer ngay sau thành công của Netscape Và cho đến hôm nay đã có rất nhiều trình duyệt web được tạo ra như Firefox, Safari, Opera, Google chrome, World wide web cho phép chia sẻ, phát tán thông tin qua mạng Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng Hiện nay số lượng các website tăng lên một cách nhanh chóng Internet và World wide web có những điểm chung và riêng: Đây đều là hệ thống trao đổi dữ liệu toàn cầu Internet bao gồm cả phần cứng và phần mềm nhằm kết nối các máy tính với nhau Trong khi đó web chỉ là một ứng dụng phần mềm cho phép mọi người dùng giao tiếp với nhau thông qua Internet.

1.2.2 Hạ tầng cơ sở nguồn nhân lực

Thương mại điện tử liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch thương mại Do đó, để có thể phát triển và triển khai được hoạt động TMĐT thì đòi hỏi nguồn nhân lực cho hoạt động này cần phải hiểu rõ những kiến thức cơ bản về TMĐT Điều này đồng nghĩa với việc phải có chính sách về tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT Thương mại điện tử là một lĩnh vực rất mới nhưng tốc độ phát triển là cực nhanh do vậy đào tạo nhân lực nhằm phát triển TMĐT là rất cần thiết Ngoài ra, trong TMĐT thì thị trường là toàn cầu, do vậy, con người là nhân tố tiên quyết để quyết định tạo ra sự khác biệt cho các doanh nghiệp Chính vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực trong TMĐT là một yếu tố tối quan trọng đối với sự thành công của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như tới sự phát triển của hoạt động thương mại nói chung Vì vậy, muốn phát triển TMĐT đòi hỏi:

a) Người quản lý (Senior Manager and Middle Manager):

Không như TMTT, ngoài người mua, người bán trong TMĐT còn đòi hỏi một cơ sở hạ tầng nhân lực mà trong đó chuyên gia CNTT đóng một vai trò hết sức quan trọng góp phần đưa hàng hóa và dịch vụ tới những khách hàng hay người sử dụng qua

Trang 32

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Quý

mạng Internet Như vậy cần có một lực lượng các nhà quản lý chuyên môn giỏi, đủ sức điều hành và khai thác mạng, có khả năng thực hiện tốt các giao dịch trên mạng.

b) Chuyên gia công nghệ thông tin (Knowledge Worker):

Như các phần trước đã trình bày, TMĐT được hình thành từ các khái niệm về CNTT, máy tính và mạng Internet Do vậy các chuyên gia CNTT sẽ là những người tham gia quyết định việc chuyển loại hình kinh doanh thương mại truyền thống sang kinh doanh TMĐT.

c) Nhân viên tác nghiệp (Operational Worker):

Thương mại điện tử là những ứng dụng của Internet và CNTT trong hoạt động thương mại, chính vì vậy, bên cạnh đội ngũ kỹ thuật viên, để các hoạt động thương mại diễn ra trôi chảy, không thể thiếu các nhân viên kinh doanh, những người sẽ trực tiếp nghiên cứu và triển khai việc bán gì trên mạng với giá cả nào, bán cho ai và chăm sóc họ như thế nào Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên kinh doanh này cũng đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất định về máy tính và Internet để chủ động điều hành tác nghiệp.

d) Khách hàng (Customer):

Số lượng người tiêu dùng quyết định sự thành bại của một sản phẩm hay dịch vụ Muốn phát triển TMĐT thì đông đảo người tiêu dùng phải hiểu biết và sử dụng được các dịch vụ Internet Theo ý kiến các chuyên gia, để hình thành thị trường TMĐT thì số người sử dụng Internet phải đạt khoảng 5% dân dố thì TMĐT mới thực sự có điều kiện phát triển và đa số người mua hàng biết cách làm việc trên mạng, sử dụng tương đối các kỹ năng về CNTT, các công ty thanh toán điện tử, đọc hiểu được tiếng Anh (hơn 80% nội dung trên Internet được biểu thị bằng tiếng Anh)

Như vậy, nhân lực cho TMĐT bao gồm hầu hết mọi thành viên trong xã hội hiện đại, từ người tiêu thụ đến người sản xuất và phân phối, tới cơ quan Chính phủ và tất cả những ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ và phát triển Áp dụng TMĐT cần có những người biết tạo ra TMĐT – đó chính là các chuyên gia CNTT và một cộng đồng người biết sử dụng và khai thác TMĐT Các chuyên gia cần mạnh về lực lượng,

chất về trí tuệ và năng lực Cộng đồng dân chúng cần thành thạo các hoạt động trên mạng Ngoài ra, một yêu cầu tự nhiên nữa của kinh doanh trực tuyến là tất cả những người tham gia đều phải có trình độ ngoại ngữ nhất định (chủ yếu là tiếng Anh) Đòi hỏi này của TMĐT sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo.

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Phân loại thương mại điện tử dựa vào các bên tham gia giao dịch - giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng
Bảng 1.1 Phân loại thương mại điện tử dựa vào các bên tham gia giao dịch (Trang 20)
Bảng 2.14. Tình hình nhân lực  của Công ty giai đoạn 2019-2021 - giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng
Bảng 2.14. Tình hình nhân lực của Công ty giai đoạn 2019-2021 (Trang 75)
Bảng 2.15. Các hình thức thanh toán điện tử tại Công ty - giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng
Bảng 2.15. Các hình thức thanh toán điện tử tại Công ty (Trang 79)
Hình Thức thanh toán Năm - giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng
nh Thức thanh toán Năm (Trang 79)
Bảng 2.16. Trình bày hạn chế của 2 loại TMĐT - giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng
Bảng 2.16. Trình bày hạn chế của 2 loại TMĐT (Trang 82)
Sơ đồ 3.1. Tình hình phát triển Internet của Việt Nam - giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng
Sơ đồ 3.1. Tình hình phát triển Internet của Việt Nam (Trang 86)
Bảng 3.1. Định lượng khả năng ứng dụng thương mại điện tử ở công ty ITM - giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng
Bảng 3.1. Định lượng khả năng ứng dụng thương mại điện tử ở công ty ITM (Trang 87)
Bảng 3.2. Dự trù kinh phí cho 1 số hoạt động của công ty - giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng
Bảng 3.2. Dự trù kinh phí cho 1 số hoạt động của công ty (Trang 90)
Bảng 3.3. Các khóa học và chi phí khóa học - giải pháp phát triển hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần phát triển nhân lực itm đà nẵng
Bảng 3.3. Các khóa học và chi phí khóa học (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w