1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận chương 4thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Chương 4 Thời Giờ Làm Việc - Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Tác giả Lương Thụy Phương Anh, Nguyễn Đức Trâm Anh, Tạ Nguyễn Duy Lâm, Trần Ngọc Khánh Linh, Trần Thị Diễm Ngọc, Du Tấn, Châu Mỹ Uyên, Dương Tường Vy
Người hướng dẫn ThS. Đinh Thị Chiến
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại bài tập tình huống
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Buổi thảo luận chương 4

THỜI GIỜ LÀM VIỆC - THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Bộ môn: Luật Lao động

Giảng viên: ThS Đinh Thị Chiến

NHÓM 6 – CLCQTL46B

1 Lương Thụy Phương Anh 2153401020008

2 Nguyễn Đức Trâm Anh 2153401020009

3 Tạ Nguyễn Duy Lâm 2153401020121

Trang 2

MỤC LỤC

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: 2

1 Tình huống 1: 1

2 Tình huống 2: 8

3.Tình huống số 3[1] : 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:

1 Tình huống 1:

Anh chị hãy nhận xét, tư vấn xây dựng phần TGLV-TGNN được quy định trong NQLĐ của một công ty như sau:

Điều x Thời gian làm việc

1 Thời giờ làm việc hàng ngày:

Đối với khối Văn phòng:

● Thứ nhất, theo khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời gian nghỉ2

giữa giờ được tính vào giờ làm việc ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc banđêm thì được tính ít nhất 45 phút Nhưng đây không phải là làm việc liên tục nênkhông tính thời gian nghỉ ngơi vào thời giờ làm việc

● Thứ hai, trong nội quy công ty quy định thời gian làm việc đối với khối vănphòng là 9 tiếng (từ 8g00 đến 17g00) Như vậy, nếu lấy thời giờ làm việc trừ đi thờigian nghỉ ngơi là 30 phút (được quy định trong điều (x+1) của công ty) thì thời gianlàm việc thực tế sẽ là 8 tiếng 30 phút Việc này là không đúng với khoản 1 Điều 105BLLĐ năm 2019

1 Khoản 1 Điều 105 BLLĐ năm 2019 quy định về thời gian làm việc bình thường: “1 Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần”.

2 Khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca:

“3 Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau: a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên; b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút”.

1

Trang 4

+ Ngày làm việc hàng tuần: từ thứ Hai đến thứ Bảy (44 giờ/tuần) Riêng thứ Bảy làm việc buổi sáng Nếu nhu cầu công việc cần huy động người lao động làm việc buổi chiều ngày thứ Bảy, thì trong trường hợp này được xác định là thời giờ làm việc bình thường

Công ty có quy định 44 giờ/tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy, riêng thứ Bảy làm việc buổisáng, như vậy thì thời gian làm việc sẽ là 5,5 ngày và một ngày sẽ làm 44/5,5= 8 giờ.Nếu trừ đi thời gian nghỉ ngơi là 30 phút 1 ngày sẽ còn 7 tiếng 30 phút không hợp lýđối với quy định phía trên là làm việc từ 8h00 đến 17h00 Từ đây có thể thấy rằng nộiquy của công ty có sự đối lập với nhau Công ty quy định: “Nếu có nhu cầu công việccần huy động người lao động làm việc buổi chiều ngày thứ 7, thì trong trường hợp nàyđược xác định là thời giờ làm việc bình thường” Nếu trong 1 số ngày chiều thứ 7công ty yêu cầu người lao động phải làm việc, công ty tính là thời giờ làm việc bìnhthường thì công ty nên cắt giảm thời gian các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đếnthứ 6 hoặc tính thời gian làm việc chiều thứ 7 là làm thêm giờ Vì thế công ty cần phảichỉnh sửa hoặc quy định rõ ràng thêm nếu làm việc chiều thứ 7 thì thời gian làm việccác ngày bình thường sẽ thay đổi như thế nào cho phù hợp nếu muốn giữ quan điểmthời gian làm việc chiều thứ 7 được tính vào thời giờ làm việc bình thường

CSPL: khoản 2 Điều 105 BLLĐ 2019

- Đối với đơn vị sản xuất:

+ Căn cứ điều kiện khí hậu vùng miền, thủ trưởng đơn vị sản xuất có thể xây dựng thời giờ làm việc hàng ngày và hàng tuần cho phù hợp Trước khi áp dụng phải được sự chấp thuận của Giám đốc.

Việc này được xem là có lợi ích cho người lao động tại các vùng miền khác nhau Tuynhiên Công ty phải xây dựng phần TGLV-TGNN cho đơn vị sản xuất một cách rõràng, minh bạch, tránh gây hiểu lầm cho NLĐ và giúp dễ dàng hơn trong việc sử dụngNLĐ một cách hiệu quả nhất Công ty khi xây dựng phần TGLV-TGLĐ cũng cần nênchia rõ ràng thời gian bắt đầu làm việc và thời gian kết thúc làm việc (nếu có các calàm thì phải chia một cách hợp lý và rõ ràng) Ngoài ra việc xây dựng cũng nên tuânthủ theo quy định tại Điều 105 và Điều 106 BLLĐ năm 2019 Bên cạnh đó khi xây3 4

3 Điều 105 BLLĐ năm 2019 quy định về thời gian làm việc bình thường

4 Điều 106 BLLĐ năm 2019 quy định về giờ làm việc ban đêm

2

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

dựng TGLV-TGNN được quy định trong nội quy nên có những biện pháp nhằm hỗ trợngười lao động trong những tình huống như:

Người lao động làm việc và tiếp xúc nhiều với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hạiđúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật liên quan (quy định tại khoản 3Điều 105 BLLĐ năm 2019) Nên phân biệt rõ người lao động là phụ nữ hay đàn ôngtrong trường hợp này;

Người lao động nữ trong thời gian thai sản hay trong thời gian nuôi con dưới

12 tháng tuổi;

Người lao động là người cao tuổi hay trong những năm cuối cùng trước khinghỉ hưu;

Những chính sách về thời giờ làm việc giúp người lao động nâng cao năng suất

và gắn bó lâu dài trong công việc (Trong thời gian gia đình người lao động gặp khókhăn hay trong trường hợp ngày lao động là ngày sinh nhật)

Điều (x+1) Nghỉ trong giờ làm việc

Trong thời gian làm việc bình thường, người lao động được nghỉ 30 phút để đi vệ sinh, ăn uống và nghỉ ngơi theo nhu cầu.

Quy định này của công ty là đúng vì đã tuân thủ các tiêu chí được quy định tại Điều

109 BLLĐ năm 2019 Tuy nhiên công ty cần tăng thời gian nghỉ trong giờ làm việc5

là 60 phút thay vì 30 phút Khi thay đổi thời gian nghỉ ngơi thành 60 phút thì Điều xcủa công ty sẽ hợp pháp vì thời gian làm việc 1 ngày sẽ không còn là 8 giờ 30 phút màđổi thành 8 giờ/ngày Điều này sẽ phù hợp với yêu cầu của pháp luật là ≤ 8 tiếng/ngày(thời gian làm việc bình thường)

Điều y Làm thêm giờ

5 Điều 109 BLLĐ năm 2019 quy định về nghỉ trong giờ làm việc

3

Trang 6

Làm thêm giờ được hiểu là thời giờ làm việc của người lao động vượt quá 48 giờ/tuần và chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc theo ca.

Ở Điều x Công ty không có bất kỳ những quy định nào nói về vấn đề người lao độnglàm việc theo ca nhưng trong Điều y lại đề cập đến vấn đề này Việc quy định ở Điều

y là hợp pháp nhưng không có cơ sở thực tiễn để áp dụng điều này

1 Phụ trách các phòng, ban, đơn vị sản xuất, người lao động chủ động tổ chức làm thêm giờ trong các trường hợp cần thiết, sau khi cấp quản lý yêu cầu/phê duyệt.

Quy định này của công ty là phù hợp vì theo điểm d khoản 3 Điều 107 BLLĐ 2019 thìtrong những trường hợp cần thiết thì người sử dụng lao động được sử dụng người laođộng làm thêm giờ nhưng không được quá 300 giờ/ 1 năm

2 Tổng số giờ làm thêm không quá 04 giờ/ngày; 300 giờ/năm

Quy định này của công ty là chưa phù hợp, 4 giờ lao động là khoảng thời gian rõ ràngnhưng chưa thực tế vì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019 ta6

có thể thấy người lao động chỉ được làm thêm nhưng tối đa không quá 50% số giờ làmviệc bình thường 1 ngày Tuy nhiên xét tại Điều x của công ty thì thời gian làm việcbình thường hiện giờ vẫn có những sai sót nên việc quy định cụ thể là 4 giờ/ngày rõràng thời gian như vậy là chưa hợp lý Xét thêm tại công ty có quy định: “300giờ/năm” Việc quy định này chưa rõ ràng vì xét tại khoản 3 Điều 107 có nêu rằng:

“Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờtrong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây” Quyđịnh không quá 300 giờ trong 1 năm (300 giờ/năm) chỉ áp dụng trong 1 số ngành,nghề, công việc nhất định Việc áp dụng này thường sẽ xuất hiện ở các ngành vớilượng thời gian làm việc liên tục, có các ca làm việc liên tục, là những công việc cókhối lượng công việc cao cần phải giải quyết ngay lập tức, những công việc thiết yếutrong cuộc sống Bên cạnh đó việc áp dụng cũng cần có những cân nhắc và những lưu

ý khi xây dựng nội quy được quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH

6 Điểm b khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019 quy định về việc làm thêm giờ:

“b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong

01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng”

4

Trang 7

15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bốicảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Điều z Nghỉ hàng năm

1 Thời gian áp dụng:

a Tính theo năm dương lịch (từ 01/01 đến hết 31/12 dương lịch)

Quy định của công ty là phù hợp Vì hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõràng về vấn đề ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động được tính theo nămdương lịch hay âm lịch Tuy nhiên, hệ thống hành chính công Việt Nam áp dụng nămdương lịch để làm thời gian tính hoạt động Bên cạnh đó, Việt Nam áp dụng năm tàichính theo dương lịch nên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường sẽ đượcchốt trước ngày cuối của năm tài chính là ngày 31/12 Do đó, để đảm bảo cho quátrình hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt, các doanh nghiệp phải lựa chọnnăm dương lịch để làm cơ sở tham chiếu thực hiện đối với hầu hết mọi hoạt động củamình Do đó, nếu lấy năm âm lịch áp dụng làm khung thời gian tính ngày nghỉ phépnăm cho người lao động thì sẽ không phù hợp

b Chỉ áp dụng nghỉ phép năm đối với người lao động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên

Quy định của công ty là chưa hợp lý vì căn cứ khoản 2 Điều 113 BLLĐ 2019 vẫn còntrường hợp người lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì vẫn có thể áp dụngnghỉ phép năm

c Người lao động làm việc đủ sau 12 tháng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương cơ bản: 14 ngày Cứ mỗi 05 năm làm việc liên tục tại công ty, người lao động được cộng thêm 02 ngày nghỉ phép.

7 Điều 1 Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH 15 quy định về Số giờ làm thêm trong 01 năm

5

Trang 8

Xét điểm c khoản 1 Điều z có quy định: “Người lao động làm việc đủ sau 12 tháng thìđược nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương cơ bản là 14 ngày” Tuy nhiên theo khoản 1Điều 113 BLLĐ năm 2019 thì việc áp dụng hưởng nguyên lương cơ bản 14 ngày chỉ8

được áp dụng đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật,người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Công ty không có bất kỳnhững quy định nào về vấn đề việc người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm hay có quy định nào liên quan đến khoản 3 Điều 105 BLLĐ năm

2019 Vì thế việc áp dụng nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương cơ bản 14 ngày làkhông phù hợp Công ty nên áp dụng điểm a khoản 1 Điều 113 BLLĐ năm 2019 là 12ngày hưởng lương cơ bản Còn nếu công ty vẫn muốn áp dụng quy định 14 ngàyhưởng lương cơ bản thì công ty phải có những công việc thuộc vào danh sách nghềnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH

Vì thế khi xây dựng Điều z này cần phải làm rõ và phân chia hợp lý số ngày hưởnglương đối với các công việc khác nhau tại công ty Công ty có quy định: “Cứ mỗi 5năm làm việc liên tục tại công ty, người lao động được nghỉ thêm 02 ngày nghỉ phép”.Đây là quy định không hợp lệ của công ty vì đã vi phạm Điều 114 BLLĐ năm 2019 9

Việc quy định sai nội quy gây ra những bất lợi cho công ty Theo Điều 114 quy định 5năm tăng thêm 1 ngày nghỉ phép nhưng khi tăng 2 ngày nghỉ phép sẽ gây ra những tổnthất về mặt nhân sự và tiến độ hoạt động của công ty Do đó công ty nên có nhữngđiều chỉnh lại cho vấn đề

này

2 Tổ chức nghỉ phép:

8 Khoản 1 Điều 113 BLLĐ năm 2019 quy định về việc nghỉ hằng năm:

“1 Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”

9 Điều 114 BLLĐ năm 2019 quy định về Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc:

“Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày”

6

Trang 9

a Số ngày nghỉ phép năm của người lao động được chia đều giữa các tháng trong năm, mỗi tháng người lao động nghỉ 01 ngày Những ngày chưa nghỉ hết sẽ được dồn và nghỉ một lần vào tháng 12 dương lịch.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 113 BLLĐ 2019:

Số ngày nghỉ phép năm của người lao động không nhất thiết được chia đều giữa cáctháng trong năm cũng như sẽ không dồn và nghỉ một lần vào tháng 12 dương lịch màlịch nghỉ của người lao động sẽ được người sử dụng lao động sắp xếp dựa trên thỏathuận của hợp đồng lao động giữa 2 bên

=> Nhận xét: Công ty xây dựng các quy định chưa rõ như những phân tích phía trên

b Không cho chuyển ngày nghỉ hàng năm từ năm này sang năm khác Trường hợp người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm sẽ bị mất và không được trả lương, trừ trường hợp người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm do thôi việc hoặc chấm dứt quan hệ lao động dưới mọi hình thức.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 113 BLLĐ 2019 thì người lao động có thể thỏa thuậnvới người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần trong một năm và cóthể dồn ngày nghỉ phép của năm này sang cho năm sau nhưng chỉ được gộp tối đa 03năm một lần

Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 BLLĐ 2019 thì chỉ có 2 trường hợp là do thôiviệc và bị mất việc làm thì người sử dụng lao động mới phải thanh toán tiền lương chonhững ngày chưa được nghỉ Nếu người lao động còn làm việc tại công ty hoặc vì các

lý do khác mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì người sử dụng lao động khôngphải thanh toán Tuy nhiên BLLĐ 2019 vẫn khuyến khích doanh nghiệp thực hiệnchính sách có lợi hơn quy định tại bộ luật này cho người lao động, do đó nếu doanhnghiệp muốn thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết đối vớingười lao động còn làm việc tại công ty hoặc vì lý do khác thì vẫn được

7

Trang 10

2 Tình huống 2:

Chị L đang làm việc tại công ty Ch.Ch thuộc khu công nghiệp PK Hợp đồng giữa chị

L và công ty là hợp đồng lao động xác định thời hạn 36 tháng Từ đầu năm 2021 tìnhhình công việc công ty không được tốt, liên tục các đơn hàng lớn bị cắt đời sống côngnhân gặp rất nhiều khó khăn Trước tình hình khó khăn đó, công ty và công đoàn công

ty đã kêu gọi người lao động chung tay cùng công ty vượt qua khó khăn Cụ thể là 1tháng tương đương với 26 ngày công người lao động nghỉ luân phiên 3 ngày khônglương, công ty hứa trong vòng 2-3 tháng sẽ đưa công việc trở lại quỹ đạo bình thường,đến tháng 4/2021 tất cả công nhân đã ký vào giấy xin khách hàng xuất đơn để cảithiện tình hình nhưng đến nay công việc không có gì tốt lên hay có dấu hiệu khả quan

Từ tháng 7/2021 trở lại đây công ty tăng sản lượng của tất cả các ban sản xuất trongcông ty Công ty ép người lao động phải hoàn thành tối thiểu 80% sản lượng Nếu aihay bộ phận nào không hoàn thành đều phải ở lại tăng ca, các chi phí phát sinh khităng ca đó sẽ trừ trực tiếp vào tiền công của người công nhân tăng ca đó Ai chống đối

sẽ được công ty lập biên bản sự việc trừ 200.000 VNĐ và chắc chắn sẽ ưu ái nằm vàodanh sách được thôi việc khi công ty có lý do Người lao động bị ép buộc phải làm đủsản lượng mà công ty mới đề ra và khi hết việc công ty sẽ cho người lao động nghỉ tựtúc không lương vô thời hạn

Câu hỏi: anh/chị hãy nhận xét về thời giờ làm việc và thời giờ làm thêm công ty đang áp dụng đối với chị L và người lao động trong công ty?

Nhận xét về thời giờ làm thêm công ty áp dụng đối với chị L và người lao động trongcông ty:

- Về vấn đề làm thêm giờ mà công ty Ch áp dụng với chị L và người lao độngtrong công ty được thể hiện:

Từ tháng 7/2021, công ty ép người lao động phải hoàn thành tối thiểu 80% sảnlượng

Nếu không ai hoàn thành đều phải ở lại tăng ca, các chi phí phát sinh khi tăng

ca sẽ trừ trực tiếp vào tiền công của người công nhân tăng ca đó Ai chống đối sẽ đượccông ty lập biên bản sự việc trừ 200.000 VNĐ và ưu ái nằm vào danh sách được thôiviệc khi công ty có lý do

Người lao động bị ép buộc phải làm đủ sản lượng mà công ty mới đề ra và khihết việc công ty sẽ cho người lao động nghỉ tự túc không lương vô thời hạn

Do vậy, ta có nhận xét như sau:

8

Trang 11

- Về thời giờ làm việc:

Theo khoản 1 Điều 105 BLLĐ 2019 thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần, ở đây công ty ép người lao độngphải hoàn thành tối thiểu 80% sản lượng nếu ai hay bộ phận nào không hoàn thànhđều phải ở lại tăng ca các chi phí phát sinh khi tăng ca đó sẽ trừ trực tiếp vào tiền côngcủa người công nhân tăng ca đó ai chống đối sẽ được công ty "thưởng" biên bản sựviệc trừ 200.000 đồng và chắc chắn sẽ ưu ái nằm vào danh sách được thôi việc khicông ty có lý do không đảm bảo thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi

Về việc nghỉ không hưởng lương:

Tại khoản 3 Điều 116 BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động và người lao động cóthể thỏa thuận để nghỉ không hưởng lương Vì vậy, việc nghỉ không hưởng lương là

do hai bên thỏa thuận Nếu người lao động không đồng ý có thể làm đơn xin chấm dứthợp đồng lao động

- Về thời giờ làm thêm:

Theo quy định tại Điều 107 BLLĐ 2019 quy định về vấn đề làm thêm giờ, theonhư khoản 1 Điều 107 BLLĐ 2019 “thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làmviệc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước laođộng tập thể hoặc nội quy lao động.”

Theo khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019 quy định:

Trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều 107 BLLĐ

2019 và được hướng dẫn cụ thể tại NĐ 145/2020/NĐ-CP Điều 59, 60, 61, 62; quyđịnh tại Điều 4 NĐ 45/2013/NĐ-CP

Theo quy định tại Điều 98 BLLĐ 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việcvào ban đêm:

9

Ngày đăng: 24/04/2024, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w