1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn luật lao độngbài tập thảo luận lần nămchế định iv thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế định IV: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Tác giả Hồ Ngọc Sung, Nguyễn Văn Sơn, Trịnh Đức Toàn, Lò Thụy Hồng Nhung, Nguyễn Ngọc Bảo Nhi
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại Bài tập thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

*Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy định:- Bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng nhất của luật lao động, trong đó việc quy định thời giờ làm việc,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ

-  

-Môn: Luật lao độngBÀI TẬP THẢO LUẬN LẦN NĂM

CHẾ ĐỊNH IV: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Trang 3

1 Phân tích những biểu hiện của nguyên tắc bảo vệ NLĐ trong chế định thời giờlàm việc, thời giờ nghỉ ngơi

*Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy định:

- Bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng nhất của luật lao động, trong đó việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được gắn liền với yêu cầu đảm bảo mục đích của an toàn, vệ sinh lao động, hạn chế sự lạm dụng sức lao động, đáp ứng nhu cầu của các bên trong quan hệ lao động Cơ sở của nguyên tắc này không chỉ xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động mà còn nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong việc quy định điều kiện lao động phù hợp Mặt khác, xuất phát từ chức năng điều tiết và phân công lao động của Nhà nước, Nhà nước buộc phải can thiệp điều chỉnh bằng việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lí.

- Nhà nước có quyền quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được ghi nhận trong Hiến pháp, trên cơ sở đó cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật Nội dung của nguyên tắc này biểu hiện ở việc Nhà nước quy định khung thời giờ làm việc ở mức tối đa và thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu dựa trên việc tiêu chuẩn hoá thời giờ giờ làm việc Vỉ dụ, thời

Trang 4

giờ làm việc của người lao động bình thường không quá 8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần, trường hợp làm theo tuần thì ngày làm việc không quá 10 giờ, nếu huy động làm thêm cũng không huy động quá 50% số giờ làm việc trong ngày, 30 giờ trong 1 tháng, không quá 200 giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ trong một năm (các điều 105, 106, 107 Bộ luật lao động năm 2019) Bằng cách đưa ra các cụm từ “không quá”, “ít nhất” đã đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt cho các bên tự do thoả thuận và áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù họp với điều kiện cụ thể Riêng đối với cơ quan nhà nước, do đặc thù quan hệ lao động nên quy định và áp dụng thời giờ làm việc nghỉ ngơi có tính chất bắt buộc, không đơn vị nào có quyền thoả thuận hoặc tự ý thay đổi thời giờ làm việc đã ấn định.

* Nguyên tắc đảm bảo tự do thoả thuận về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi trong quan hệ lao động:

- Mặc dù thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động do Nhà nước quy định nhung để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, quyền chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quyền tự định đoạt của người lao động, người sử dụng lao động việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngoi phải đảm bảo nguyên tắc tự do thoả thuận, phù họp với pháp luật Vì là nghĩa vụ của người lao động, những người ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động nên những thoả thuận này được khuyến khích theo hướng có lợi cho người lao động.

- Nội dung của nguyên tắc này thể hiện rõ ở việc Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô bằng việc quy định giới hạn pháp luật về thời giờ làm việc, làm thêm, nghỉ ngơi Việc cụ thể hoá như thế nào tuỳ thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia trên cơ sở thoả thuận, thương lượng phù hợp điều kiện, đặc điểm riêng Thông thường các thoả thuận này được ghi nhận trong thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và người sử dụng lao động có quyền đưa vào thành nội dung của nội quy lao động Khi đã được thống nhất ý chí trên cơ sở phù hợp pháp luật, những thoả thuận này là cơ sở cho việc thực hiện và giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể

- Không chỉ dừng ở đó, nguyên tắc này còn thể hiện ở việc Nhà nước luôn khuyến khích những thoả thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có lợi cho người lao động Trong khả năng của mình, người sử dụng lao động có thể áp dụng giảm giờ làm việc mà

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

vẫn đảm bảo quyền lợi cho người lao động Điều này được thể hiện rõ ữong các quy định khuyến khích giảm giờ làm: “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đổi với nguời lao động" (Điều 105 Bộ luật lao động năm 2019) Thực hiện nguyên tắc này, một mặt đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của người sử dụng lao động, quyền tự định đoạt của người lao động, mặt khác bảo vệ được quyền lợi của người lao động.

* Nguyên tắc rút ngắn thời giờ làm việc đối với một số đối tượng đặc biệt, làm những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

- Xuất phát từ đặc điểm riêng của một số đối tượng lao động, một số ngành nghề, công việc nhất định mà đòi hỏi phải có những điều chỉnh riêng Giống như hầu hết pháp luật các nước, nguyên tắc rút ngắn thời giờ làm việc ở Việt Nam được áp dụng trước hết đối với đối tượng là người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi Các nghiên cứu sinh học cho thấy, với lượng công việc như nhau thì mức hao phí sức lao động bỏ ra của họ cao hơn so với lao động bình thường và do vậy khả năng phục hồi sức khoẻ, tái tạo sức lao động cũng lâu hơn Vì vậy, đòi hỏi sự công bằng trong khai thác lao động Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở việc quy định giảm số thời giờ làm việc tối đa, tăng số thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu so với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường, quy định hạn chế hơn trong các trường hợp làm thêm giờ, làm đêm - Từ góc độ điều chỉnh pháp luật, cũng cần lưu ý việc quy định và thực hiện nguyên tắc này trên thực tế cũng có thể dẫn tới “tác dụng ngược” bằng việc tạo rào cản, không khuyến khích sử dụng lao động đặc thù người sử dụng lao động “ngại” sử dụng lao động này bởi việc rút ngắn thời gian làm việc không đồng nghĩa với việc được giảm lương Chính vì vậy, việc đảm bảo nguyên tắc này trong quy định và thực hiện pháp luật luôn được cân nhắc phù hợp.

2 Phân tích những biểu hiện của nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp phápcủa NSDLĐ trong chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Trang 6

- Thời giờ làm việc được Bộ luật lao động quy định tại mục 1 chương VII bao gồm các loại như: thời giờ làm việc bình thường, thời giờ làm việc ban đêm, thời giờ làm thêm, và thời giờ làm việc đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt.

* Về thời giờ làm việc bình thường.

- Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động 2019.

- Thời giờ làm việc bình thường là khoảng thời gian được xác định trên cơ sở các điều kiện về cơ sở hạ tầng, môi trường lao động, thời tiết, sự hao phí sức lao động của người lao động ở mức độ trung bình, được tính trên một ngày đêm (24 giờ) hoặc tính trên một tuần lễ (7 ngày đêm) Theo đó, người sử dụng lao động dựa trên cơ sở này để quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

- Nếu người sử dụng lao động quy định thời giờ làm việc theo ngày, thì số giờ làm việc tối đa trong một ngày là 8 (giờ) điều kiện lao động bình thường Đối với một số lao động đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại hoặc làm nghề vậy công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai thì được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc trong một ngày (khoản 2 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019); hoặc người lao động chưa đủ mười lăm tuổi, thời giờ làm việc không quá 4 giờ trong một ngày (khoản 1 Điều 146 Bộ luật lao động năm 2019).

- Nếu người sử dụng lao động quy định làm việc theo tuần, thì số giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong một ngày nhưng không quá 48 giờ trong một tuần Như vậy, do yêu cầu công việc mà người sử dụng lao động quy định làm việc theo tuần thì có quyền yêu cầu người lao động làm việc vượt quá 8 giờ trong một ngày mà vẫn được coi là thời giờ làm việc bình thường.

- Ngoài ra, để phù hợp với Công ước số 47 của ILO năm 1935 về tuần làm việc 40 giờ, Bộ luật lao động năm 2019 khuyến khích người sử dụng lao động giảm giờ làm việc cho người lao động, thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

6

Trang 7

* Giờ làm việc ban đêm.

- Trên cơ sở đánh giá sự tác động của yếu tố khí hậu các vùng miền đến độ dài của đêm và tính khả thi trong việc áp dụng các quy định, Bộ luật lao động năm 2019 đã kế thừa quy định về thời giờ làm việc ban đêm của Bộ luật lao động cũ năm 2012 theo chế độ thời giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau (Điều 106 Bộ Luật Lao động năm 2019).

- Thời giờ làm việc ban đêm, là thời giờ làm việc bình thường, chủ yếu được áp dụng đối với các đơn vị sử dụng lao động làm việc theo ca Về mặt sinh học, khoảng thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau là thời gian cơ thể con người cần được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động để hồi phục sức khỏe, tái sản xuất sức lao động.

- Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng có thể làm việc ban đêm Một số lao động do đặc điểm thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi con (lao động nữ) hoặc chưa phát triển đầy đủ về thể lực và trí lực (lao động chưa thành niên), hoặc do có một hoặc một số bộ phận, chức năng của cơ thể bị mất hoặc suy giảm (lao động khuyết tật), nên trong một số trường hợp họ không đủ sức khỏe để làm việc trong khoảng thời gian này Bởi vậy, bộ luật quy định người sử dụng lao động không được huy động những đối tượng đó làm việc ban đêm.

* Làm thêm giờ

- Điều 107 BLLĐ năm 2019 đã đưa ra định nghĩa về làm thêm giờ và quy định cụ thể về điều kiện làm thêm giờ Theo đó, làm thêm giờ được hiểu là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động Từ đó có thể hiểu, giờ làm thêm là số thời gian làm việc vượt quá số thời giờ mà đơn vị sử dụng lao động dựa trên cơ sở quy định của Điều 105 để ấn định cụ thể trong thỏa ước lao động tập thể ( nếu có ) hoặc nội quy lao động.

- Tuy nhiên, do làm thêm giờ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, pháp luật lao động các nước đều quy định các điều kiện chặt chẽ khi người lao động làm thêm giờ.

Trang 8

NSDLĐ chỉ được quyền sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện:

+ Phải được sự đồng ý của người lao động: thực tế, người lao động không phải ai cũng có nhu cầu thu nhập và sức khỏe tiếp tục đi làm việc sau khi hoàn thành nghĩa vụ theo tiêu chuẩn hoặc vì lý do nào đó không muốn làm thêm Nếu bắt buộc người lao động làm thêm thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hay ảnh hưởng đến các công việc khác của họ, cũng như không bảo đảm hiệu quả, năng suất lao động

+ Bảo đảm số giờ làm thêm theo quy định: số giờ làm thêm được khống chế khắt khe: theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo năm Cụ thể, số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày Tức là, thời giờ làm thêm tối đa trong 1 ngày không 4 giờ , tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm trong 1 ngày không được quá 12 giờ Thời giờ làm thêm tối đa trong năm đối với các doanh nghiệp bình thường là 200 giờ.

+ Thời giờ làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ / năm chỉ được áp dụng cho một số trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 107 BLLĐ năm 2019 ( sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước và các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn… ) và người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh – Bảo đảm quyền lợi cho người lao động: người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: + Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;

+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng được ngày + Người lao động thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương thêm theo quy định (được trả ít nhất bằng 30 % tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực

8

Trang 9

trả theo công việc của ngày làm việc bình thường) NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết ( Điều 98 BLLĐ năm 2019).

* Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

- Điều 108 quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt, trong một số trường hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, do yêu cầu công việc liên quan đến lợi ích chung của nhà nước và xã hội, NSDLĐ có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong hai trường hợp:

+ Một là, thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của luật nghĩa vụ quân sự, luật công an nhân dân;

+ Hai là, thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, chưa trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

* Về thời gian nghỉ ngơi

- Thời giờ nghỉ ngơi được Bộ luật lao động quy định tại mục 2 chương VII bao gồm các loại như: nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ tết, nghỉ hằng năm và thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt Các quy định từ Điều 109 đến 116 của BLLĐ được đặt ra nhằm bảo vệ quyền được nghỉ ngơi của người lao động, giúp người lao động tái sản xuất sức lao động đã hao phí nhằm đảm bảo quá trình lao động được diễn ra liên tục và tránh xảy ra tình trạng cưỡng bức sức lao động làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của người lao động.

3 Phân tích cơ sở xây dựng và ý nghĩa của các quy định về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi

Trang 10

*Cơ sở xây dựng:

Để tồn tại, con người phải lao động Tuy nhiên, về mặt sinh học, lao động với nội dung và hình thức nào thì cũng là sự tiêu hao trí não, thần kinh, cơ bắp, cơ quan cảm giác nên đến một giới hạn nhất định sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, do đó, phải có giới hạn để đảm bảo khả năng nghỉ ngơi và phục hồi Mặt khác, dưới góc độ tâm lí, trong hoạt động lao động không tránh khởi mệt mỏi tâm lí do sự tri giác quá lâu, các cơ quan nhạy cảm bị ức chế dẫn đến cảm giác nhàm chán, đơn điệu, thiếu hứng thú làm việc Để giải toả hiện tượng đó cũng đòi hỏi phải chuyển sự chú ý của hệ thần kinh sang loại hoạt động khác mang tính tự do, càng khác với hoạt động lao động càng tốt Như vậy, thòi giờ làm việc là có giới hạn và yêu cầu được nghỉ ngơi là nhu cầu sinh lí tự nhiên Từ đó đòi hỏi phải có sự bố trí thời giờ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, đảm bảo nhu cầu tự nhiên của con người và hiệu quả của lao động.

- Cơ sở kinh tế-xã hội

Điều kiện kinh tế-xã hội, trong đó năng suất lao động và nhu cầu của con người là nhân tố quan trọng, quyết định nhất đến việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể của người lao động Với khối lượng công việc và nhân công nhất định, thời gian hoàn thành công việc nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào năng suất lao động Nếu nắng suất lao động thấp, người ta sẽ mất nhiều thời gian lao động hơn và ngược lại, nếu năng suất lao động cao đương nhiên thời gian lao động sẽ ít đi, nhu cầu nghỉ ngoi nhiều hơn.

*Ý nghĩa:

- Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động không chỉ đặc biệt có ý nghĩa với người lao động mà còn có ý nghĩa đối với người sử dụng lao động và Nhà nước.

- Đối với người lao động, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có hai ý nghĩa cơ bản.

10

Trang 11

đảm bảo cho người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động, đồng thời, làm căn cứ cho việc hưởng thụ tiền lương, thưởng

có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ lao động, đảm bảo quyền nghỉ ngơi của người lao động

- Vì mục đích lợi nhuận, người sử dụng lao động thường có xu hướng tận dụng, kéo dài thời gian làm việc để triệt để khai thác sức lao động của người lao động, đem lại lợi nhuận cao nhất Việc quy định thời giờ làm việc ở mức tối đa, thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu hoặc rút ngắn thời giờ làm việc với một số đối tượng có ý nghĩa nhằm tránh sự lạm dụng sức lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, hạn chế tai nạn lao động

- Đối với người sử dụng lao động, quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp họ xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất, sử dụng lao động hợp lí, khoa học, từ đó hoàn thành được mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian càn thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi người lao động mà người sử dụng lao động xây dựng định mức lao động, xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao động linh hoạt, hợp lí, đảm bảo hiệu quả cao nhất Mặt khác, đây cũng là cơ sở pháp lí cho người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lí, điều hành, giám sát lao động và xử lí kỉ luật lao động.

- Đối với Nhà nước, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi không chỉ thể hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức, điều hành hoạt động lao động xã hội mà còn thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên quý giá nhất của quốc gia Ở khía cạnh khác, quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi còn phần nào cho thấy trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội Điều này góp phần lí giải thực tiễn rằng ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học-kĩ thuật và năng suất lao động cao thì thời gian làm việc thường rút ngắn hơn so với các nước chưa phát triển.

4 Phân tích và nêu ý nghĩa của việc xác định thời giờ làm việc bình thường

- Theo khoản 2 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau :

Trang 12

- Như vậy, người lao động theo quy định của pháp luật sẽ làm việc tối đa không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần Nếu người lao động làm quá khoảng thời gian quy định thì sẽ được tính thành giờ làm thêm và sẽ được hưởng lương, đãi ngộ, theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động đã thỏa thuận giữa các bên

- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng cần thông báo cho người lao động biết và nếu làm theo tuần thì thời gian không quá 10 giờ trong 1 ngày, 48 giờ trong 1 tuần Mặc dù thời gian tối đa là không quá 48 giờ trong 1 tuần nhưng Nhà nước ta khuyến khích nên thực hiện 1 tuần làm việc 40 giờ

*Ý nghĩa:

- Đối với người lao động:

+ Đảm bảo cho người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động, đồng thời, là cơ sở căn cứ cho việc tính tiền lương, thưởng

12

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w