1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận ngân hàng tranh chấp tín dụng theo pháp luật hoa kỳ

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tranh Chấp Tín Dụng Theo Pháp Luật Hoa Kỳ
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 32,46 KB

Nội dung

tín dụng tín dụng tín dụng tín dụng tín dụng tín dụng tín dụng tín dụng tín dụng tín dụng tín dụng tín dụng

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI: TRANH CHẤP TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Nhà nước ta đang trong quá trình đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội nhằm gópphần tạo nên những bước tiến đáng kể vào công cuộc cải tiến đất nước Các giao dịchtrong xã hội diễn ra hàng ngày rất đa dạng Trong lĩnh vực ngân hàng, nhận thấy hợpđồng tín dụng có nhiều trong các giao dịch với các chủ thể có nhu cầu vay vốn Bởihợp đồng tín dụng chứa nhiều yếu tố phức tạp và nhạy cảm nên nó rất dễ dẫn đếntranh chấp giữa các bên trong hợp đồng Khi quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên

bị ảnh hưởng thì các bên sẽ khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợpđồng tín dụng của Tòa án đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệquyền lợi hợp pháp của tổ chức, các nhân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đặc biệtgóp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Trước tình hình đó cần phải hoànthiện hơn hệ thống pháp luật liên quan giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng nhằmtạo điều kiện đẩy nhanh quá trình giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này cũng nhằmđảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng Trong những năm qua, phápluật về tổ chức tín dụng và pháp luật về tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đãđược Nhà nước quan tâm và không ngừng được hoàn thiện Bên cạnh đó, việc học hỏi

từ pháp luật nước ngoài ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ cũng sẽ tạo nên bài họckinh nghiệm đáng giá cho pháp luật Việt Nam từ đó tạo ra khung pháp lý quan trọng,tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi

và kết quả đạt được thì pháp luật về các tổ chức tín dụng và pháp luật về giải quyếttranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng còn rất nhiều bất cập Để tìm hiểu rõ hơn,nhóm tác giả đưa ra một vụ việc thực tiễn ở Hoa Kỳ và được giải quyết theo pháp luậtHoa Kỳ, được trình bày trong tiểu luận “Tranh chấp tín dụng theo pháp luật Hoa Kỳ”,với bản án của Toà án phúc thẩm Georgia ngày 14/11/2013 về tranh chấp hợp đồngvay giữa ông David Hewitt và ngân hàng Community & Southern Những lý do nêutrên chính là động lực để nhóm tác giả thực hiện đề tài này

2 Mục tiêu

Với tiểu luận này, từ bản án thực tế ở Hoa Kỳ, làm rõ hơn những vấn đề cơ bản

về hợp đồng tín dụng, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, chỉ ranhững bất cập của việc thực hiện các quy định pháp luật trong thực tiễn giải quyết cáctranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng theo pháp luật Hoa Kỳ lẫn pháp luật Việt

Trang 2

Nam, chỉ ra được sự khác biệt về những tiêu chí trên giữa hai hệ thống pháp luật Từ

đó, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấpphát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng, vụ án thực tế

và giải pháp kiến nghị hoàn thiện Tiểu luận không nghiên cứu toàn bộ các quy địnhcủa pháp luật về hợp đồng tín dụng, mà chỉ tập chung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm

về khái niệm hay đặc điểm về tín dụng cũng như hợp đồng cho vay và tìm ra sự bấtcập, khó khăn trong thực tiễn

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận chú trọng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương phápphân tích và tổng hợp cụ thể Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp phổ biến và hiệnđại khác như phương pháp thống kê, phương pháp lý luận Mác - Lênin, phương phápquan sát khoa học, phương pháp liệt kê so sánh,

5 Cơ cấu của tiểu luận

Qua tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, nhómtác giả sử dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu áp dụng vào tiểuluận để trình bày vấn đề thông qua ba phần lớn, như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp tín dụng ngân hàng theopháp luật Hoa Kỳ

Chương 2: Phân tích tình tiết tranh chấp liên quan đến hợp đồng cho vay trong bản

án số A13A1433 của Toà án cấp phúc thẩm Georgia theo pháp luật Hoa Kỳ

Chương 3: Ưu, nhược điểm và giải pháp về hoàn thiện pháp luật, nâng cao chất

lượng về quy định hợp đồng cho vay tại Hoa Kỳ

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRANH CHẤP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ

1.1 Sơ lược cơ sở phát triển của tín dụng

1.1.1 Sơ lược cơ sở phát triển của tín dụng ở Hoa Kỳ

Trước Thế chiến thứ II, phần lớn tín dụng được cung cấp trực tiếp cho kháchhàng bởi các nhà bán lẻ Mối quan hệ tín dụng này được kết nối giữa các nhà bán lẻ và

Trang 3

người tiêu dùng của họ thường dựa trên mối quan hệ cá nhân Ban đầu, các văn phòngbáo cáo tín dụng của Hoa Kỳ chỉ đơn thuần là liên minh của các thương gia trao đổi

dữ liệu tín dụng với nhau Các văn phòng tín dụng ban đầu chia sẻ dữ liệu về nhữngkhách hàng không thanh toán hóa đơn của họ và được coi là có rủi ro tín dụng tiêucực Sau đó, họ trao đổi thông tin về khách hàng tiềm năng để lấy thông tin về kháchhàng hiện tại của họ1

Từ sau Thế chiến II, ngành tín dụng Hoa Kỳ đã chứng kiến nhiều thay đổi khinền kinh tế mở rộng Các ngân hàng và tập đoàn tài chính đã thay thế các thương nhântrở thành nguồn tín dụng tiêu dùng chính khi ngành bán lẻ phát triển Các tổ chứcngân hàng bắt đầu sản xuất thẻ tín dụng có thể được sử dụng trên toàn quốc khi ngườitiêu dùng trở nên di động hơn Một hệ thống báo cáo tín dụng quốc gia ngày càng cónhu cầu Các văn phòng tín dụng giờ đây có thể cung cấp thông tin tín dụng một cáchhiệu quả cho những người cho vay tiêu dùng nhờ sự ra đời của máy tính có thể lưu trữ

và giải thích khối lượng dữ liệu khổng lồ Dữ liệu tín dụng tiêu dùng hiện có thể đượcbáo cáo trên phạm vi toàn quốc Equifax, Experian và TransUnion đã trở thành ba vănphòng tín dụng thống trị ngành báo cáo tín dụng vào những năm 1980 Nợ tiêu dùng

đã tăng từ khoảng 100 tỷ đô la năm 1970 lên hơn 1 nghìn tỷ đô la vào năm 1995 do cósẵn thông tin tín dụng tiêu dùng nhưng khi thị trường dữ liệu tín dụng tiêu dùng mởrộng, thì những lo lắng về tính chính xác của dữ liệu và tác hại tiềm ẩn mà dữ liệu sai

có thể gây ra cho người tiêu dùng cũng tăng theo2

1.1.2 Sơ lược cơ sở phát triển tín dụng ở Việt Nam

Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại và trải qua nhiều hình thái kinh tế xãhội, xuất phát từ tiếng Latinh và được hiểu là quan hệ kinh tế giữa người đi vay vàngười cho vay để cho vay và đi vay hay còn được hiểu là sự vận động của nguồn vốn

từ nơi thừa sang nơi thiếu Trong quan hệ này, bên cho vay có nghĩa vụ chuyển giaoquyền sử dụng vốn vay hoặc hàng hoá của bên vay trong một thời hạn nhất định chobên vay và hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay

Quan hệ tín dụng đã xuất hiện ngay từ thời kỳ chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan

rã, nghĩa là khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện đồng thời cũng xuất hiệnquan hệ trao đổi hàng hoá đồng thời hình thành và phát triển hiện tượng phân hoá giàunghèo Lúc bấy giờ, để duy trì cuộc sống bình thường tất yếu phải diễn ra quá trìnhđiều hoà sản phẩm từ nơi thừa sang nơi thiếu Từ đó, nảy sinh ra hình thức “vay

1 Federal Trade Commission, Consumer Credit Law & Practice in the U.S.,

https://www.ftc.gov/sites/default/files/attachments/training-materials/law_practice.pdf , truy cập 25/11/2022.

2 Federal Trade Commission, Consumer Credit Law & Practice in the U.S.,

https://www.ftc.gov/sites/default/files/attachments/training-materials/law_practice.pdf , truy cập 25/11/2022.

Trang 4

mượn” Từ những giai đoạn đầu hình thành, hoạt động tín dụng này chỉ mang tính trợgiúp phi kinh tế nhưng về sau đã trở thành nghề của kẻ giàu hoặc những kẻ môi giớitrung gian, những kẻ sống bằng nghề cho vay Do số lượng người cho vay ít mà ngườicần vay nhiều cho nên quan hệ tín dụng thuở đầu trong chế độ chiếm hữu nô lệ vàphong kiến này dần trở thành quan hệ tín dụng nặng lãi với việc thu lãi rất cao củanhững người cho vay.

Tuy nhiên, do sự phát triển hiện đại hoá của nền kinh tế thị trường, tín dụngđược sử dụng là công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các chủ thể mang ba đặctrưng chính Theo đó, bên cho vay có số vốn chuyển giao cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bên chovay chỉ chuyển giao quyền sử dụng chứ không chuyển giao quyền sở hữu Sau thờigian đã thoả thuận, bên đi vay phải hoàn trả cho bên cho vay một số tiền lớn hơn sốtiền vay ban đầu Bên cạnh đó, tín dụng mang lại vai trò vô cùng quan trọng trong nềnkinh tế thị trường như góp phần điều tiết nhu cầu về vốn trong nền kinh tế, góp phầnphát triển đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như tạo điều kiệnthúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển, là đòn bẩy trong việc phát triển nền kinh tếquốc dân

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, các hình thức tín dụng cơ bản được phápluật Việt Nam thừa nhận bao gồm: Tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụngngân hàng và tín dụng huy động vốn Trong đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ tíndụng giữa một bên là các tổ chức tín dụng còn bên kia là các tổ chức và cá nhân, đượcthực hiện thông qua việc các tổ chức tín dụng huy động tiền nhàn rỗi trong côngchúng và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãivay Đây là hình thức tín dụng phổ biến trong nền kinh tế, vì vậy nếu tổ chức tín dụng

có cơ chế huy động vốn và cho vay thích hợp thì sẽ có tác dụng rất lớn Đây thực sự làkênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn của các tổ chứccũng như về vốn của cá nhân

1.2 Khái niệm tín dụng và quan hệ tín dụng

1.2.1 Khái niệm tín dụng và quan hệ tín dụng theo pháp luật Hoa Kỳ

Tín dụng là một thành phần quan trọng của nền kinh tế Hoa Kỳ Một nền kinh tếđược quản lý tốt sẽ vận hành trơn tru hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi ngườitiêu dùng có thể dễ dàng vay tiền Người tiêu dùng có thể vay tiền hoặc nhận nợ thôngqua hệ thống tín dụng và hoãn trả nợ theo thời gian Khách hàng có tín dụng có thểmua sản phẩm hoặc tài sản mà không phải trả trước bằng tiền mặt Một người có lịch

Trang 5

sử tín dụng xuất sắc có lịch sử đã được chứng minh là hoàn trả 100% các khoản nợcủa họ đúng hạn Một cá nhân có tín dụng tốt sẽ có thể vay tiền trong tương lai đơngiản hơn và với điều kiện tốt hơn Mặt khác, có một lịch sử tín dụng xấu cho thấy rằngmột người trước đây đã phải vật lộn để thanh toán đúng hạn hoặc trả tất cả các khoản

nợ của họ và điều này khiến một người khó mua xe hơi, nhà hoặc lấy thẻ tín dụng vìngười cho vay ít có khả năng cho người có tín dụng xấu vay thêm tiền Tiếp cận tíndụng là một nguồn tài nguyên quan trọng mà người ta nên bảo vệ và xử lý một cáchthận trọng

Quan hệ tín dụng là mối quan hệ giữa người tiêu dùng vay tiền từ các chủ nợnhư ngân hàng và người cho vay thế chấp Các chủ nợ này duy trì một hồ sơ về việcmỗi khách hàng trả nợ cho họ như thế nào Hồ sơ của người tiêu dùng sẽ bao gồm bất

kỳ thông tin tiêu cực nào nếu họ thanh toán trễ hoặc không hoàn trả toàn bộ số tiền đãvay Những chi tiết về lịch sử thanh toán của khách hàng sau đó được các chủ nợchuyển tiếp đến các công ty báo cáo của văn phòng tín dụng Các văn phòng tín dụngtổng hợp tất cả dữ liệu lịch sử thanh toán của một người tiêu dùng do tất cả các chủ nợcủa người tiêu dùng đó cung cấp Sau đó, văn phòng tín dụng tạo một tệp có chi tiết vềlịch sử thanh toán của người tiêu dùng Các chủ nợ trong tương lai sẽ tìm kiếm hồ sơtín dụng của khách hàng từ văn phòng tín dụng khi người tiêu dùng muốn vay tiền từ

họ (ví dụ: để trả tiền mua ô tô hoặc mua nhà) Chủ nợ nhận hồ sơ từ các văn phòng tíndụng và sử dụng nó để xác định xem có nên cho người tiêu dùng vay tiền hay không.Dựa trên các sự kiện trong hồ sơ của khách hàng, nếu chủ nợ xác định rằng người tiêudùng có rủi ro tín dụng tốt, thì người tiêu dùng có thể sẽ được cho vay Nếu chủ nợchọn gia hạn khoản vay, nó cũng sẽ bắt đầu theo dõi lịch sử trả nợ của người vay đốivới khoản vay mới và báo cáo dữ liệu đó cho các cơ quan tín dụng để các chủ nợ trongtương lai sử dụng

Hồ sơ báo cáo tín dụng của một khách hàng bao gồm nhiều thông tin chi tiết về

cá nhân đó và họ đã xử lý tín dụng như thế nào trong quá khứ Các chi tiết cơ bản baogồm tên, ngày sinh, địa chỉ và số an sinh xã hội của người đó trước tiên được đưa vàotệp Bởi vì nó cho phép các văn phòng tín dụng xác định cụ thể từng người tiêu dùng,

số an sinh xã hội rất quan trọng, thường được sử dụng làm công cụ chỉ định khi cácchủ nợ gửi thông tin mới về người tiêu dùng đến các cơ quan tín dụng để xác địnhngười cụ thể có liên quan đến thông tin mới Hồ sơ này cũng chứa thông tin chi tiết vềbất kỳ khoản tiền nào mà khách hàng đã vay từ một người cho vay nhất định trong quákhứ hoặc, giống như thẻ tín dụng, có thể vay trong tương lai Hồ sơ sẽ bao gồm têncủa người vay, tên của người cho vay, số tiền ban đầu của khoản vay, loại khoản vay

Trang 6

(chẳng hạn như thẻ tín dụng, thế chấp mua nhà hoặc khoản vay mua ô tô) và số tiền

mà người vay vẫn còn nợ đối với khoản vay Ngoài ra, phần này chứa thông tin về lịch

sử thanh toán của người vay, giúp người cho vay tiềm năng xác định khả năng ngườivay sẽ hoàn trả khoản vay đầy đủ và đúng hạn Những người tiêu dùng thường xuyênthanh toán trễ hoặc không trả nợ đầy đủ thường được coi là rủi ro tín dụng kém vàngười cho vay ít có xu hướng gia hạn tín dụng bổ sung cho họ trong tương lai Bất kỳthông tin hồ sơ công khai nào có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người tiêudùng cũng được liệt kê trong báo cáo tín dụng của họ Hồ sơ báo cáo tín dụng sẽ baogồm các chi tiết như liệu khách hàng có nộp đơn xin phá sản gần đây hay không, họ

có nợ tiền pháp lý hay nợ thuế hay không và các thông tin tương tự khác Cuối cùngnhưng không kém phần quan trọng, điểm tín dụng của người tiêu dùng sẽ được đưavào hồ sơ báo cáo tín dụng của họ Điểm tín dụng là một con số thể hiện tín dụng củangười tiêu dùng đang hoạt động tốt như thế nào Dựa trên tất cả các dữ liệu tín dụngtrước đó trong hồ sơ báo cáo tín dụng của người tiêu dùng, cơ quan tín dụng sử dụngcác công thức toán học phức tạp để xác định điểm tín dụng của người tiêu dùng.Tương tự như một chỉ số thống kê, các văn phòng tín dụng cô đọng một cách máymóc lịch sử tín dụng của người tiêu dùng thành điểm tín dụng Điểm tín dụng cao hơnthường là kết quả của người tiêu dùng có lịch sử tín dụng và tín dụng tốt hơn Điểmtín dụng thường được người cho vay và các chủ nợ khác sử dụng để nhanh chóngđánh giá mức độ tin cậy của người đi vay Người tiêu dùng có điểm tín dụng cao hơnthường được các chủ nợ coi là rủi ro tín dụng tốt hơn và có nhiều khả năng trả lạinhững gì họ nợ

Tuy nhiên, nội dung trong hồ sơ của người tiêu dùng có thể không chính xác.Bởi vì, hệ thống này không hoàn hảo, mặc dù các cơ quan tín dụng đã nỗ lực hết sức

để cung cấp cho các chủ nợ thông tin chính xác về người tiêu dùng Nhưng vẫn có cácbiện pháp khắc phục tình trạng này, chủ nợ có thể biết thông tin không chính xác vềkhách hàng theo một trong ba cách Thứ nhất, các chủ nợ có thể cung cấp thông tin sailệch hoặc một phần cho các cơ quan tín dụng về một khách hàng cụ thể Thứ hai, cácvăn phòng tín dụng có thể cập nhật hồ sơ của một người tiêu dùng khác bằng cách sửdụng thông tin họ có được từ các chủ nợ về một người tiêu dùng trước đó Thứ ba, vănphòng tín dụng có thể vô tình cung cấp cho chủ nợ hồ sơ của người tiêu dùng khôngchính xác Khi các chủ nợ xác định một khách hàng có rủi ro tín dụng, các kết quảkhông mong muốn có thể xảy ra do việc sử dụng thông tin không đầy đủ hoặc khôngchính xác Người cho vay có thể bị thua lỗ nếu họ cấp tín dụng cho người có tín dụngxấu hoặc không làm như vậy nếu họ có tín dụng tốt Lỗi trong các tệp báo cáo tín

Trang 7

dụng cũng có thể ngăn cản khách hàng có được một công việc tốt, một nơi ở tử tếhoặc những thứ cần thiết khác Một công cụ để khách hàng sửa bất kỳ lỗi nào trong hồ

sơ báo cáo tín dụng của họ là một thành phần cần thiết của một hệ thống tín dụng tiêudùng hiệu quả

1.2.2 Khái niệm tín dụng và quan hệ tín dụng theo pháp luật Việt Nam

Như đã trình bày ở sơ lược phát triển tín dụng ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng làhình thức tín dụng phổ biến trong nền kinh tế ở Việt Nam Theo đó, tín dụng ngânhàng là quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng là bên cấp tín dụng với các tổ chức và

cá nhân là bên đi vay trong đó tổ chức tín dụng thực hiện việc chuyển giao các nguồnvốn tiền tệ hoặc tài sản cho bên đi vay trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc

có hoàn trả cả vốn và lãi vay Trong xã hội hiện nay luôn tồn tại một số tổ chức, cánhân có dư vốn tiền tệ nhưng cũng có một số tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần vốn.Như vậy để giải quyết được vấn đề này, tổ chức tín dụng tham gia vào quan hệ tíndụng ngân hàng vừa với tư cách là người cấp tín dụng, vừa với tư cách là người đivay, nghĩa là nguồn vốn mà tổ chức tín dụng sử dụng để cấp tín dụng cũng chính là sốvốn mà họ đi vay được3

Để phân biệt với các hình thức tín dụng khác theo pháp luật Việt Nam, tín dụngngân hàng có các đặc điểm riêng biệt Thứ nhất, một bên tham gia quan hệ tín dụngluôn là các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác được phép thực hiện hoạt độngngân hàng, nghĩa là tổ chức tín dụng là người trung gian đứng ra điều hoà nhu cầu vềvốn cho các chủ thể trong xã hội Thứ hai, đối tượng cấp tín dụng của tín dụng ngânhàng được biểu hiện dưới hình thức là vốn tiền tệ hoặc tài sản; nghĩa là khác với cácchủ thể của các quan hệ tín dụng khác, chủ thể của quan hệ tín dụng ngân hàng có đốitượng là vốn tiền tệ hoặc tài sản Thứ ba, thời hạn cho vay trong tín dụng ngân hàngrất đa dạng và phong phú; với thời hạn cho vay đa dạng và phong phú, tín dụng ngânhàng đã đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các dự án đầu tư dài hạn hoặc các dự ánđầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng thu hồi được vốn và từ đógiúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh và thúc đẩy lưu thônghàng hoá được tiến hành một cách nhanh chóng

Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng cũng có bản chất đặc trưng riêng biệt Một là,hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng là hoạt động kinh doanh chứa nhiều rủi ro;tuy nhiên vẫn có các biện pháp để phòng ngừa rủi ro như xem xét năng lực tài chính

3 Trường Đại học Luật TPHCM, Giáo trình Luật Ngân hàng (Tái bản lần thứ ba), Nhà xuất bản Hồng Đức, cấp ngày 9/5/2022, trang 300 - 301.

Trang 8

của bên đi vay, yêu cầu bên đi vay phải có tài sản bảo đảm, kiểm tra quá trình sử dụngvốn vay của bên đi vay và còn rất nhiều các biện pháp khác Hai là, lãi hay lợi tứctrong quan hệ tín dụng ngân hàng là giá cả của khoản vay; khác với hoạt động sảnxuất, kinh doanh thông thường, lợi nhuận được phân ra chứ không phải được nhânlên Ba là, lòng tin là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụngngân hàng; đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, lòng tin đóng vai trò rất quan trọngbởi lẽ tiền vay được hình thành trên cơ sở “đi vay để cho vay” hay tổ chức tín dụng đimua khoản vay với giá thấp, bán khoản vay với giá cao, phần chênh lệch được gọi làlợi nhuận và khách hàng là người gửi tiền và khách hàng là người đi vay của tổ chứctín dụng thuộc mọi thành phần, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khácnhau4.

1.3 Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tín dụng

1.3.1 Tổ chức và luật áp dụng đối với quan hệ tín dụng ở Hoa Kỳ

Một trong số các cơ quan liên bang ở Hoa Kỳ giám sát và duy trì các quy định vềtín dụng là Federal Trade Commission (FTC) Nghĩa là, Ủy ban Thương mại Liênbang Tổ chức này được thành lập nhằm bảo vệ khách hàng khỏi các doanh nghiệp sửdụng các thông lệ kinh doanh không công bằng hoặc gây hiểu lầm là một trong nhữngnhiệm vụ chính của FTC và nhiệm vụ này bao gồm cả ngành tín dụng Mặc dù thiếuquyền điều chỉnh độc lập, FTC thúc đẩy giáo dục người tiêu dùng về tín dụng liênquan đến các vấn đề với hàng tiêu dùng FTC phát triển các tài liệu hướng dẫn riêngcho người tiêu dùng về tín dụng tiêu dùng và có quyền buộc các cơ quan tín dụng phảilàm như vậy FTC cũng đưa ra ý kiến về cách giải thích luật liên quan đến luật được

đề xuất và các vấn đề thực thi dân sự Một trong những quyền rất quan trọng của FTC

là FTC có quyền khởi kiện dân sự đối với các công ty có biểu hiện vi phạm pháp luậtgây hại cho nhiều khách hàng, nhưng FTC không kiểm tra hoặc điều tra các khiếu nại

cụ thể mà trách nhiệm này thuộc về cơ quan có thẩm quyền khác tại Hoa Kỳ

Về luật áp dụng, có rất nhiều văn bản pháp luật áp dụng cho các quy định liênquan đến tín dụng và một trong các đạo luật có sự điều chỉnh nhất đối với vấn đề này

là Fair Credit Reporting Act (FCRA) Nghĩa là Đạo luật Báo cáo Tín dụng Công bằng.Đạo luật này đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1970 FCRA được thànhlập để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc người tiêu dùng thiếu các biện phápbảo vệ quyền riêng tư đối với thông tin tín dụng của họ cũng như việc họ không có

4 Trường Đại học Luật TPHCM, Giáo trình Luật Ngân hàng (Tái bản lần thứ ba), Nhà xuất bản Hồng Đức, cấp ngày 9/5/2022, trang 301 - 308.

Trang 9

khả năng phản đối các lỗi trước đó trong báo cáo tín dụng của mình Bất kỳ tìnhhuống nào trong đó dữ liệu được thu thập và sử dụng để đánh giá khách hàng nhằmmục đích cấp tín dụng, bảo hiểm, việc làm hoặc các dịch vụ đủ điều kiện khác nhưtiện ích, đều phải tuân theo FCRA FCRA được phát triển với ba nguyên tắc chính:

sự riêng tư (privacy), sự chính xác (accuracy) và sự công bằng (fairness)5

Thứ nhất, về nguyên tắc sự riêng tư (privacy), FCRA quy định rằng để lấy thôngtin tín dụng từ cơ quan tín dụng, một người hoặc tổ chức phải có "mục đích đượcphép" để bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng FCRA yêu cầu các văn phòng tíndụng thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo rằng họ không tiết lộthông tin tín dụng của người tiêu dùng cho các bên không có nhu cầu chính đáng vềthông tin đó Mặc dù có một vài trường hợp ngoại lệ, nhu cầu hợp lý đối với báo cáotín dụng của khách hàng liên quan đến giao dịch kinh doanh mà người tiêu dùng bắtđầu là tiêu chuẩn cho việc sử dụng được phép Phần lớn thời gian, các mục đích đượcphép phải thực hiện với các giao dịch tín dụng hay hoạt động cho vay, xem xét hoặcthu thập tài khoản tín dụng hoặc bảo hiểm bảo hiểm FCRA cũng coi một số loại điềutra của chính phủ và quy trình tư pháp là lý do được ủy quyền Ngoài ra, nếu kháchhàng đồng ý bằng văn bản, văn phòng tín dụng có thể tiết lộ thông tin tín dụng cho cácmục đích sử dụng "bất hợp pháp" khác (chẳng hạn như tiến hành kiểm tra lý lịch việclàm)

Thứ hai, về nguyên tắc sự chính xác (accuracy), theo FCRA, người tiêu dùng cóquyền xem thông tin trong hồ sơ báo cáo tín dụng của họ (ngoài điểm tín dụng của họ)

và phản đối bất kỳ điểm không chính xác nào FCRA yêu cầu các văn phòng tín dụngduy trì các thông lệ hợp lý để đảm bảo mức độ chính xác cao nhất cho dữ liệu tín dụngtiêu dùng mà họ thu thập FCRA cũng yêu cầu các chủ nợ cập nhật và sửa đổi thôngtin họ có trong hồ sơ cho các cơ quan tín dụng nếu họ phát hiện ra sai sót Thêm vào

đó, FCRA cũng nêu rõ những hướng giải quyết mà khách hàng có thể làm vì nhữngsai sót trong hồ sơ báo cáo tín dụng của họ Văn phòng tín dụng được yêu cầu thôngbáo cho chủ nợ vi phạm về báo cáo của người tiêu dùng về lỗi trong tệp chứa báo cáotín dụng của người tiêu dùng Tiếp theo, chủ nợ phải xem xét sự bất đồng và cho vănphòng tín dụng biết kết quả Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo vềtranh chấp của người tiêu dùng, văn phòng tín dụng phải thông báo kết quả điều tracho khách hàng Người tiêu dùng có cơ hội gửi tuyên bố tranh chấp nếu cuộc điều trakhông mang lại bất kỳ sửa đổi nào đối với tệp báo cáo tín dụng của họ Các chủ nợtrong tương lai sẽ biết về hành vi sai trái bị cáo buộc nếu họ truy cập vào tệp báo cáo

5 Federal Trade Commission, Consumer Credit Law & Practice in the U.S.,

https://www.ftc.gov/sites/default/files/attachments/training-materials/law_practice.pdf , truy cập 25/11/2022.

Trang 10

tín dụng của người tiêu dùng6.

Thứ ba, về nguyên tắc sự công bằng (fairness), FCRA trao cho khách hàngquyền được biết liệu thông tin trong hồ sơ báo cáo tín dụng có được sử dụng để đưa raquyết định từ chối cấp tín dụng cho họ hoặc thực hiện hành động bất lợi khác đối với

họ hay không Khi từ chối cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên tệp báo cáo tín dụng,chủ nợ phải thông báo cho khách hàng và tiết lộ cơ quan tín dụng nào trong số ba cơquan tín dụng đã tạo báo cáo Ngoài ra, các cá nhân được quyền nhận một bản báo cáotín dụng miễn phí mỗi năm theo FCRA Ngoài ra, người tiêu dùng có quyền nhậnđược một bản sao miễn phí các báo cáo tín dụng của họ trong trường hợp chủ nợ cóhành động bất lợi đối với họ hoặc nếu họ trở thành nạn nhân của hành vi trộm cắpdanh tính Tiếp theo, khách hàng có quyền để tìm ra ai có bản sao hồ sơ báo cáo tíndụng của họ theo FCRA Cuối cùng, sau 7–10 năm, các văn phòng tín dụng phải xóathông tin lỗi thời ra khỏi các tệp báo cáo tín dụng Điều này cũng tạo điều kiện thuậnlợi cho phép những cá nhân trước đây đã lạm dụng tín dụng của họ cuối cùng sửachữa hồ sơ tín dụng của họ và một lần nữa kiếm được lợi nhuận từ việc có tín dụngtốt7

Không chỉ FCRA quy định về tín dụng mà còn nhiều văn bản pháp luật kháccũng điều chỉnh về quan hệ này được thể hiện rõ ràng chi tiết ở những phần sau

1.3.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam

Trong quá trình tiến hành hợp đồng tín dụng, các đương sự khó tránh khỏi nhữngmâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ Khi có tranh chấp xảy ra, để đảm bảoquyền lợi của mình các bên có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấpphát sinh từ hợp đồng tín dụng cụ thể như: thương lượng giữa các bên; hoặc hoà giảigiữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làmtrung gian hoà giải hoặc giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án Khi lựa chọn phươngthức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm,nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý8

6 Federal Trade Commission, Consumer Credit Law & Practice in the U.S.,

Trang 11

Đối với phương thức giải quyết tranh hợp đồng tín dụng bằng thương lượng,phương thức này là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trongthực tiễn phần lớn các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được giải quyết bằngphương thức này Bởi vì với phương thức này, các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc,

tự tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợgiúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào Chính vì điều này, pháp luật khôngđưa ra bất cứ quy định nào cho phương thức giải quyết này Nếu thương lượng thànhcông thì ít gây phương hại đến quan hệ giữa các bên thậm chí còn được tăng cường về

sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau Tuy vậy, thương lượng thành công phụ thuộc vào cácbên có thiện chí hay không Bên cạnh đó, phương thức giải quyết tranh chấp bằngthương lượng không bị ràng buộc bởi bất kỳ các cơ chế pháp lý nào nên kết quảthương lượng cũng không được bảo đảm bởi bất kỳ cơ chế pháp lý nào dẫn đến tínhbắt buộc thực hiện không cao

Đối với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng hòa giải.Theo đó, phương thức này là phương thức mà các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc,thỏa thuận để giải quyết các vấn đề tranh chấp và phải có sự hỗ trợ của bên thứ ba làhòa giải viên Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư tư vấn, hoặc các tổchức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn Bên thứ ba trung lập chỉ hỗ trợ các bên đưa

ra thỏa thuận, không có thẩm quyền phán xét Phương pháp này cũng phụ thuộc vàothiện chí của các bên và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải Tronghòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện, trao đổi, đàm phán và thảo luận về cácgiải pháp trong toàn bộ quá trình Việc hòa giải có được tiến hành hay không, phụthuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết địnhràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải.Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộccưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên Vì vậy,phương pháp này ít được sử dụng

Đối với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tàithương mại, phương thức này bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tựnguyện và được tiến hành theo quy định của pháp luật Theo đó, các bên được quyềnthỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hộiđồng Trọng tài giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyếtmâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành Việcxét xử tranh chấp bằng trọng tài thương mại trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độxung đột, căng thẳng của những bất đồng Quyết định của Trọng tài thương mại là

Trang 12

chung thẩm, vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với các bên Việc xét xử tại Trọng tàithương mại chỉ diễn ra ở một cấp xét xử Hội đồng trọng tài sau khi tuyên phán quyếtxong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt sự tồn tại Giải quyết trọng tàikhông bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâmtrọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình Tuy nhiên, quyết định trọng tảithương mại không có tính cưỡng chế cao như quyết định của Toà án.

Đối với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Tòa án thôngthường, phương thức này được áp dụng khi việc áp dụng phương thức thương lượng

và hòa giải không còn có hiệu quả và các bên bên tranh chấp cũng không tự thỏathuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài thương mại Khi giải quyết tranhchấp bằng trọng tải, quyết định trọng tài không có tính cưỡng chế cao như quyết địnhcủa Tòa án và việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi màphụ thuộc chủ yếu vào thiện chí của các bên, do đó, việc giải quyết tranh chấp hợpđồng tín dụng thông qua Tòa án là hình thức cuối cùng mà các bên lựa chọn để giảiquyết khi tranh chấp không còn lựa chọn nào khác

1.4 Lý luận về hợp đồng cho vay

1.4.1 Lý luận về hợp đồng cho vay theo pháp luật Hoa Kỳ

1.4.1.1 Khái niệm hợp đồng cho vay theo pháp luật Hoa Kỳ

Hợp đồng cho vay theo pháp luật Hoa Kỳ được hiểu là một cách chính thức hóaquy trình cho vay bằng cách tạo ra các hợp đồng có hiệu lực pháp lý giữa hai hoặcnhiều bên Hợp đồng cho vay được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, từcác hứa hẹn đến các vấn đề quan trọng hơn như thông qua thẻ tín dụng và các khoảnvay trả trước ngắn hạn hoặc dài hạn Hợp đồng cho vay cũng là một trong các loạitranh chấp tín dụng vì thế Bản án số A13A1433 của Toà án cấp phúc thẩm Georgiathể hiện rõ bản chất của tranh chấp tín dụng theo pháp luật Hoa Kỳ

Hợp đồng cho vay xác định số tiền gốc, khoảng thời gian người vay phải trả lại

số tiền đó và bất kỳ khoản lãi suất tiềm ẩn nào Những thứ khác, như thế chấp, lànhững hồ sơ phức tạp được công khai và cung cấp cho người cho vay quyền thu giữtài sản của người vay nếu khoản vay không được hoàn trả theo các điều khoản Cácquy định pháp luật của tiểu bang hay các quy định pháp luật của liên bang ở Hoa Kỳnhằm ngăn chặn lãi suất trả nợ bất hợp pháp hoặc quá cao áp dụng cho từng loại hợpđồng cho vay và các điều khoản hoàn trả của nó Các giao ước, số lượng tài sản thếchấp cơ bản, bảo lãnh, điều khoản lãi suất và khoảng thời gian yêu cầu trả nợ thườngđược đưa vào các hợp đồng cho vay Để tránh hiểu lầm hoặc một sự kiện pháp lý có

Ngày đăng: 23/04/2024, 23:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w