TÓM TẮTVới đề tài “Pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã – Thực tiễnthực hiện tại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.. Báo cáo thựctập tốt nghiệp được chia làm 3 phần
Trang 1TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ
NÔNG THỊ NHUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Trang 2TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn : THS.NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
Sinh viên thực tập : NÔNG THỊ NHUNG
Lớp : K15 - LUẬT KINH DOANH B
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2022
i
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Như chúng ta đã biết thường thì thực tập sẽ là khoảng thời gian cuối củaquãng đời sinh viên để tiếp xúc với môi trường việc làm và em vừa bước quakhoảng thời gian đáng giá ấy Để thực tập một kết quả tốt đẹp thì không thểthiếu được sự dẫn dắt của giảng viên hướng dẫn
Lời cảm ơn đầu tiên và chân thành nhất, em xin gửi đến cô giáo Th.SNguyễn Thị Thuỳ Trang – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em để em hoànthành tốt bài báo cáo thực tập này
Em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanhThái Nguyên đã tạo môi trường năng động sáng tạo trong suốt 4 năm học, cho
em được học tập và tích lũy kinh nghiệm cho con đường sự nghiệp phía trước.Đặc biệt, là các thầy cô giáo đã giảng dạy truyền tải cho chúng em không chỉnhững kiến thức chuyên ngành mà còn cả những kiến thức về kinh nghiệm sống,
kĩ năng sống trong thực tiễn
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnhBắc Kạn đã tạo điều kiện để bước đầu em được tiếp xúc thực tế với những kiếnthức đã được học mà không chỉ là những trang kiến thức trên sách vở
Do kiến thức còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm thực tế nên báo cáo thựctập này không tránh khỏi những thiếu sót, vì vây em rất mong nhận được sựđánh giá nhận xét và đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Nông Thị Nhung
i
Trang 4TÓM TẮT
Với đề tài “Pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã – Thực tiễn thực hiện tại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” Báo cáo thực
tập tốt nghiệp được chia làm 3 phần chính:
Phần 1 giới thiệu khái quát về xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn vàUBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tr ong phần này bao gồm: Lịch
sử hình thành, đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh BắcKạn; quá trình hình thành, phát triển, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaUBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Phần 2 của báo cáo sẽ có hai vấn đề chính đó là quy định của pháp luật về
về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã và Thực tiễn thực hiện quy định của phápluật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã tại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể,tỉnh Bắc Kạn
Phần 3 báo cáo sẽ đưa ra định hướng cũng như các giải pháp hoàn thiện phápluật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã và một số những giải pháp nâng cao hiệuquả thực tiễn thực thi tại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD
KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Nông Thị Nhung
Lớp: K15- Luật Kinh doanh B Chuyên ngành: Luật Kinh doanh
Tên đề tài: Pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã – Thực tiễn thực hiệntại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thuỳ Trang
1 Kết cấu, hình thức trình bày
………
2 Nội dung của báo cáo
2.1 Phương pháp nghiên cứu
i
Trang 5Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 20…
Giảng viên hướng dẫn
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD
KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN
Họ tên sinh viên: Nông Thị Nhung
Lớp: K15- Luật Kinh doanh B Chuyên ngành: Luật Kinh doanh
Tên đề tài: Pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã – Thực tiễn thực hiệntại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Giảng viên phản biện:
1 Kết cấu, hình thức trình bày
………
2 Nội dung của báo cáo
2.1 Phương pháp nghiên cứu
i
Trang 6Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 20…
Giảng viên phản biện
i
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iiiv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU v
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ PHÚC LỘC VÀ UBND XÃ PHÚC LỘC, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN 4
1.1 Giới thiệu chung về xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 4
1.1.1 Lịch sử hình thành của xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 4
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 5
1.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội 7
1.2 Giới thiệu chung về UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 8
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của UBND xã Phúc Lộc 8
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Phúc Lộc 8
1.2.3 Tổ chức bộ máy hành chính của UBND xã Phúc Lộc 9
PHẦN 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CẤP XÃ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND XÃ PHÚC LỘC, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN .12
2.1 Quy định pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã 12
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã 12
2.1.2 Vai trò của hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã 18
2.1.3 Quy định pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã 19
2.1.4 Thực trạng pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã hiện nay 24
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 25
i
Trang 82.2.1 Trách nhiệm của UBND xã trong việc hòa giải tranh chấp đất đai 252.2.2 Cách thức hòa giải các vụ tranh chấp tại UBND Phúc Lộc, huyện Ba Bể,tỉnh Bắc Kạn 262.2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền cấp xã từ năm
2019 đến năm 2021 282.2.2 Đánh giá chung về công tác hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND xã PhúcLộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 30PHẦN 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬT VỀ HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAIUBND XÃ PHÚC LỘC, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN 353.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hoà giải tranh chấpđất đai 353.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoà giải tranh chấp đấtđai của UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 373.2.1 Một số giải pháp đối với công tác hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND xã 373.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoà giải tranh chấp đất đai tạiUBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 39KẾT L UẬN 41DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
i
Trang 10iv
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, được thiên nhiên ban tặng.Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, quyền
sử dụng đất được xem là tài sản Chính vì vậy, tình trạng tranh chấp đất đai hiệnnay xảy ra rất nhiều, đơn thư khiếu nại về các vấn đề tranh chấp đất đai ngàycàng kéo dài vượt cấp, gây ảnh hưởng lớn đến các việc giải quyết tranh chấp đấtđai cho các cơ quan có thẩm quyền
Tranh chấp đất đai để lại hệ luỵ vô cùng xấu, gây ảnh hưởng tới khối đạiđoàn kết toàn dân Để ngăn ngừa tác động của tranh chấp đất đai tới mất ổn địnhchính trị và duy trì khối đại đoàn kết toàn dân, công tác hoà giải tranh chấp hoàgiải tranh chấp đất đai ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) luôn được Đảng và Nhànước quan tâm chỉ đạo Việc thực hiện công tác hoà giải ở cấp cơ sở, nhất là ởUBND xã là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm tải các vụ ánkhởi kiện tranh chấp về đất đai xảy r a tại Toà án Chính sách pháp luật về đất đai
có sự thay đổi qua các thời kì: Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật Đấtđai 2003, Luật Đất đai 2013 và điểm chung của các văn bản luật đều có các quyđịnh về hoà giải tranh chấp đất đai tại cơ sở Tuy nhiên, với việc thay đổi thayđổi các chính sách, pháp luật về đất đai qua các thời kì dẫn tới các quan điểmkhông nhất quán, cùng với đó các văn bản dưới luật được bổ sung, thay đổi liêntục dẫn tới không thể đáp ứng đầy đủ kịp thời Chính vì vậy, công tác hoà giảitranh chấp về đất đai tại cơ sở còn nhiều khó khăn, dẫn tới nhiều vụ án tranhchấp kéo dài, gây bức xúc cho người dân
Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế tại xã Phúc Lộc, huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn tương đối phát triển, dẫn tới các vụ việc tranh chấp trên địabàn xã diễn ra ngày càng nhiều Trong khi đó, công tác giải quyết các vấn đềtranh chấp tại UBND xã còn gặp nhiều khó khăn, một phần do cán bộ làm côngtác hoà giải tại UBND xã chưa được đào tạo bài bản để giải quyết các vấn đềtranh chấp, một phần do người dân tại địa bàn chủ yếu là người dân tộc thiểu số,kiến thức pháp luật còn nhiều hạn chế Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chọn
v
Trang 13đề tài “Pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã – Thực tiễn thực hiện tại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu
cho bài báo cáo thực tập của mình
2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây:
- Các quy định pháp luật của Luật đất đai năm 2013 cùng các văn bảnhướng dẫn thi hành về công tác hòa giải tranh chấp đất đai;
- Thực tiễn thi hành pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai trên trên địabàn xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
2.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu khái quát chung về UBND xã Phúc Lộc;
- Phân tích quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay;
- Đánh giá thực tiễn thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Phúc Lộc;
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tranhchấp đất đai tại UBND xã Phúc Lộc
Trang 143.3 Phạm vi về nội dung
Báo cáo tập tr ung nghiên cứu nội dung chủ yếu đó là về quy định phápluật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã và thực tiễn thực hiện hòagiải tranh chấp đất đai tại UBND xã Phúc Lộc
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, em đã sử dụng kết hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu, cụ thể là:
*Phương pháp phân tích: Phương pháp này dùng để phân tích, giải thích
và hê thống hóa các quy định cụ thể của các hê thống pháp luâ t được nghiêncứu Mục đích của viê c sử dụng phương pháp này nhằm cung cấp mô t cái nhìntoàn diê n, đầy đủ về các quy định liên quan đến pháp luâ t về hoà giải tranh chấpđất đai đồng thời đưa ra đánh giá viê c thực hiê n các quy định đó
* Phương pháp thu thâ p và xử lý thông tin: Thông tin được thu thâ p từ cácvăn bản quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; từ các quyếtđịnh của UBND xã đã ban hành Thông tin thu thâ p được phân nhóm, bám sát
nô i dung nghiên cứu cụ thể của đề tài
5 Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luâ n và danh mục tài liê u tham khảo, nô i dung củabáo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về xã Phúc Lộc và UBND xã Phúc L ộc, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Phần 2: Quy định pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã và thựctiễn thực hiện pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Phúc Lộc,huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hoàgiải tranh chấp đất đai và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hoà giảitranh chấp đất đai tại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
v
Trang 15PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ PHÚC LỘC VÀ UBND XÃ PHÚC LỘC,
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN 1.1 Giới thiệu chung về xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
1.1.1 Lịch sử hình thành của xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Từ xa xưa, vùng đất Phúc Lộc thuộc bộ Vũ Định – một trong 15 bộ củanước Văn Lang Đến thời Tiền Lê và thời Lý, địa bàn Phúc Lộc thuộc châu TháiNguyên Sang đời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397) đổi tên châu TháiNguyên thành trấn Thái Nguyên
Vào khoảng giữa thế kỉ XV, dưới thời Lê Sơ, một số người thuộc dòng họPhạm, họ Nông đã đến vùng đất Phúc Lộc ngày nay và lập nên thôn, bản định
cư đầu tiên lấy tên là Bản Luộc Sau đó có thêm dòng họ Hoàng đến để khai pháđất đai, cư trú lâu dài
Năm Minh Mệnh thứ 2 (1831), đổi trấn Thái Nguyên thành tỉnh TháiNguyên Vùng đất Phúc Lộc lúc này thuộc huyện Chợ Rã, châu Bạch Thông,phủ Thông Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 1884-1888, thực dân Pháp đem quân đánh chiếm các tỉnh khuvực Việt Bắc Ngày 11/04/1900, toàn quyền Đông Dương r a nghị định lấy phầnđất phủ Thông Hóa, tỉnh Thái Nguyên lập ra tỉnh Bắc Kạn gồm các châu BạchThông, Chợ Rã (Ba Bể ngày nay), Cảm Hóa (sau đổi thành huyện Na Rì), ThôngHóa (sau đổi thành huyện Ngân Sơn)
Trước năm 1907, Phúc Lộc là một thôn của xã Hà Hiệu, tổng Hà Hiệu,châu Chợ Rã, tỉnh Bắc Kạn Đến năm 1908, Bản Luộc có ông Ma Văn Năm, 33tuổi cùng ông Cai Hạng đến Tòa công sứ Bắc Kạn kiện và xin thành lập một xãriêng Quan Chánh sứ sau khi xem xét đơn từ đã phê chuẩn cho xã Bản Luộctách khỏi xã Hà Hiệu thành lập xã riêng, lấy tên là xã Phúc Lộc Tại thời điểmthành lập, xã chỉ có 25 hộ gia đình sinh sống tại 05 bản: Nà Hỏi, Thiêng Điểm,
Nà Đuổn, Bản Luộc, Nà Khao
Tháng 3/1945, khi thành lập chính quyền lâm thời đầu tiên, đồng chí MaiTrung Lâm là cán bộ thượng cấp được cử về địa phương đã đặt tên cho xã Quý
v
Trang 16Quân Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa ra đời, tháng 6/1946, Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Kạn sắp xếp lại các đơn vịhành chính, dồn các xã nhỏ thành lập xã lớn, xã Quý Quân được sáp nhập cùnghai xã là Hà Hiệu (lúc đó có tên gọi là xã Hoàng Quốc) và xã Bành Trạch thành
xã mới có tên gọi là xã Vinh Quang Đến năm 1948, Bành Trạch tách khỏi xãVinh Quang trở thành một đơn vị hành chính cơ sở của châu Chợ Rã Vì vậy, xãVinh Quang chỉ còn lại hai địa phương là Phúc Lộc và Hà Hiệu
Đến tháng 9/1954, sau thắng lợi của cuộc vận động quần chúng giảm tô,dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, xã Vinh Quang tách thành hai xã là Minh Phúc(tức xã Phúc Lộc ngày nay) và xã Hà Hiệu Lúc này xã Minh Phúc gồm 8 bản:
Nà Hỏi, Nà Đuổn, Thiêng Điểm, Bản Luộc, Nà Khao, Phiêng Giản, Khuổi Tẩu,
Nà Ma Đến năm 1961, xã Minh Phúc đổi tên thành xã Phúc Lộc
Ngày 21/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ban hành Nghị quyết số 103/NQ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn
Ba Bể (tức Chợ Rã) trở thành một huyện của tỉnh Bắc Thái Địa phận xã Phúc Lộcngày nay cũng thuộc về tỉnh Bắc Thái mới thành lập
Theo đề nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Lạng và Bắc Thái, ngày29/12/1978, Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyếtđịnh sáp nhập hai huyện Ngân Sơn, Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái vào tỉnh CaoBằng, nhằm xây dựng hậu phương vững chắc, củng cố khu vực biên giới Việt-Trung Lúc này địa bàn xã Phúc Lộc thuộc về tỉnh Cao Bằng
Ngày 01/01/1997, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam raquyết định tái lập tỉnh Bắc Kạn Theo đó, huyện Ba Bể và huyện Ngân Sơn đượcsáp nhập trở về tỉnh Bắc Kạn và địa bàn xã Phúc Lộc thuộc tỉnh Bắc Kạn.Ngày nay, xã Phúc Lộc được chia thành 19 bản: Phja Phạ, Khuổi Trả,Khuổi Pết, Khuổi Tẩu, Nà Hỏi, Nà Ma, Phiêng Chỉ, Cốc Diển, Nà Đuổn, CốcMuồi, Thiêng Điểm, Bản Luộc, Phiêng Giản, Nà Khao, Nhật Vẹn, Phja Khao,Vằng Quan, Lủng Pjầu, Khuổi Luội
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
v
Trang 171.1.2.1 Vị trí địa lý
Phúc Lộc là một xã thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Xã Phúc Lộc có vịtrí địa lý:
Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng
Phía đông giáp xã Hà Hiệu
Phía nam giáp xã Hà Hiệu và xã Yến Dương
Phía tây giáp xã Bành Trạch
Xã Phúc Lộc có diện tích 61,86 km², mật độ dân số đạt 51 người/km²
Xã có quốc lộ 279 chạy qua địa bàn, song song với sông Hà Hiệu, ngoài racòn có tỉnh lộ 212 nối sang tỉnh Cao Bằng C ác con suối nhỏ khác chảy trên địabàn xã Phúc Lộc là Khuổi Tẩu, Khuổi Pìa, Khuổi Mì ở hữu ngạn và Lủng Pjầu,Khuổi Luội ở tả ngạn
1.1.2.2 Về địa hình
Phúc Lộc là xã vùng núi nên địa hình khá phức tạp, đồi núi cao là chủ yếu(chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên) được phân bố trên toàn xã, các vực sâukết hợp với những dãy núi, các đồi thấp, tạo thành những cánh đồng bậc thangnhỏ hẹp nằm ở độ cao từ 400m đến 800m so với mặt nước biển Địa hình đaphần là đồi núi, vùng thấp nhất có độ cao trên 250m so với mặt nước biển, núicao trung bình từ 500m đến 600m, cao nhất có thể tới 800m và được chia cắt bởicác dãy núi cao, do vậy thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng
1.1.2.3 Về khí hậu
Phúc Lộc mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc đó làkhí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và mùa hè nóng có mưa Theo số liệutrạm khí tượng Ba Bể (trung bình 35 năm) thì nhiệt độ trung bình năm là 22 độ C;tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình là 14,1 độ C, tối thấp tuyệt đối là 0,6
độ C; tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình là 27,5 độ C, tối cao tuyệt đối
là 39,9 độ C Tổng lượng mưa trong năm là 1457mm Có 5 tháng mưa dưới 50mm
là tháng 01, 02, 03, 11 và 12; có 5 tháng mưa trên 100mm là tháng 05, 06, 07, 08,09; trong đó tháng cao nhất là tháng 06 (309,5mm) Độ ẩm không khí dao động từ
81 -85% Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
v
Trang 181.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội
1.1.3.1 Điều kiện kinh tế
- Về nông nghiệp: Nền kinh tế của xã Phúc Lộc phụ thuộc vào sản xuấtnông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô chiếm 96,4% trong tổng thu nhập từ trồng trọtcủa xã
- Về chăn nuôi: Là xã vùng cao chủ yếu là rừng núi, sản xuất lúa, ngô làchính, nên việc chăn nuôi đại gia súc phát triển mạnh phục vụ sức kéo, cày chonông nghiệp
- Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ lẻ, chưa trởthành hàng hóa lớn, chỉ nuôi dạng ao hồ nhỏ, các khe suối mục đích tận dụngdiện tích, chủ yếu phục vụ cho gia đình, không đầu tư thâm canh Toàn xã diệntích nuôi cá hàng năm chiếm 5,17 ha
1.1.3.2 Điều kiện xã hội
- Về y tế: Trạm y tế xã đặt tại thôn Thiêng Điểm với diện tích xây dựng là200m2 Trạm y tế vừa mới được xây dựng 2 tầng và có đầy đủ các phòng làm việc
- Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo:
+ Trường mầm non: Trường chính có diện tích 1.400m2 địa điểm tại thôn ThiêngĐiểm Ngoài ra còn có các trường mầm non ở các phân trường vùng cao khác.+ Trường tiểu học: Trường chính có diện tích 4.000m2 địa điểm tại thônThiêng Điểm Ngoài ra còn có các phân trường vùng cao khác
+ Trường THCS: Trên địa bàn xã có 1 trường THCS với diện tích 3.900m2.Đánh giá: Trên địa bàn xã chưa có trường học nào đạt chuẩn quốc gia Cácphân trường chủ yếu là các lớp học tạm bợ, chưa có đầy đủ trang thiết bị phục
vụ cho học tập nên chất lượng học tập của các em học sinh còn kém
- Cơ sở văn hóa, thể dục thể thao:
Hiện tại xã chưa có nhà văn hóa và khu thể thao trung tâm Các hoạt độngthể dục thể thao diễn ra trên địa bàn xã chủ yếu là trên các khu đất trống Hoạtđộng thể dục thể thao chưa gắn liền với hoạt động văn hóa và vui chơi giải trí
- Công trình văn hóa, tâm linh, tôn giáo:
v
Trang 19+ Điểm bưu điện văn hóa xã đặt tại thôn Thiêng Điểm có diện tích 200m2,diện tích xây dựng 60m2.
+ Xã có 1 loa truyền thanh cơ sở và một số loa đài đến các khu dân cư trong xã.+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin như sóng 3G, 4G góp phần nâng caohiệu quả sử dụng internet giúp nhân dân tìm kiếm thông tin, cập nhật KHKT,phương thức phát triển kinh tế…
1.2 Giới thiệu chung về UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của UBND xã Phúc Lộc
UBND xã Phúc Lộc là cơ quan do HĐND xã Phúc Lộc bầu ra, là cơ quanhành pháp Nhà nước ở địa phương giúp việc cho HĐND, chịu trách nhiệm thihành hiến pháp, luật và các văn bản luật, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổchức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhànước cấp trên giao
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Phúc Lộc
Căn cứ quy định tại Điều 63 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm
2015, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã Phúc Lộc bao gồm:
- Xây dựng, trình HĐND cấp xã quyết định các nội dung quy định tạikhoản 1 và khoản 3 điều 61 của Luật tổ chức chính quyền địa phương và tổ chứcthực hiện nghị quyết của HĐND xã Gồm:
Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaHội đồng nhân dân xã
Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu,tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơquan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chingân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê
v
Trang 20chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự
án của xã trong phạm vi được phân quyền
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền
1.2.3 Tổ chức bộ máy hành chính của UBND xã Phúc Lộc
Cơ cấu tổ chức của UBND xã Phúc Lộc gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch,
01 Ủy viên và các chức danh chuyên môn thuộc UBND
Tổ chức bô máy của UBND xã Phúc Lộc được thể hiê n qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND xã Phúc Lộc
(Nguồn: UBND xã Phúc Lộc)Trong đó, nhiệm vụ cụ thể của Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND như sau:
* Chủ tịch UBND xã Phúc Lộc
Là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành mọi công việc củaUBND, chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhtheo quy định của Điều 36 và Điều 121 Luật Tổ chức Chính quyền địa phươngnăm 2015; đồng thời cùng UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động củaUBND trước Đảng ủy, HĐND xã và UBND huyện về thực hiện nhiệm vụ lãnhđạo, điều hành toàn bộ công việc của UBND xã
- Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiếnnghị của nhân dân theo quy định của pháp luật
v
Trang 21- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực, công tác sau:
+ Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngânsách nhà nước hàng năm và dài hạn; tổ chức điều hành, quản lý ngân sách, chủtài khoản ngân sách
+ Lĩnh vực Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng – môi trường, giao thôngthủy lợi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nông thôn; xúc tiến đầu tư,xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu kinh tế, khu công nghiệp, doanh nghiệp,thuế, thương mại, dịch vụ
+ Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, công tác cải cách hànhchính nhà nước; công tác thi đua khen thưởng; Quốc phòng – an ninh, pháp chế
xã hội chủ nghĩa, chỉ đạo giải quyết khiếu nại tố cáo
+ Chỉ đạo điều hành thực hiện những nhiệm vụ lớn, đột xuất, nhạy cảmthuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trong trường hợp cần thiết
- Quan hệ phối hợp giữa UBND xã với Thường trực Đảng ủy, Thường trựcHĐND, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các Tổ chức chính trị - xãhội; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác; nghiên cứu, tiếp thu về các đềxuất của Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác củaUBND; tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có hiệu quả
- Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự, Hội đồng thi đua khen thưởng xã
- Trưởng các ban: Ban an toàn giao thông, Ban chỉ huy những vấn đề cấpbách về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, Ban chỉ huy phòng chốnglụt bão; Ban thực hiện quy chế dân chủ ở xã; Ban giải quyết tranh chấp đất đai
và địa giới hành chính; Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Trưởng bộ phận tiếp nhận vàgiải quyết hồ sơ theo cơ chế “Một cửa”
- Theo dõi, chỉ đạo và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Địa chính – nôngnghiệp - xây dựng - môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Vănphòng - thống kê; Công an; Quân sự
* Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Lộc
Trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ và các đơn vị, xóm do Chủ tịch phân công; chủđộng xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo từng lĩnh vực
v
Trang 22- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước UBND và trước HĐND vềcác lĩnh vực được giao, về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; cùng Chủtịch và các thành viên khác của UBND chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạtđộng của UBND trước Đảng ủy, HĐND xã và UBND huyện Đối với những vấn đềvượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết định.
- Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và tráchnhiệm giải quyết công việc của thành viên khác của UBND thì chủ động traođổi, phối hợp với các thành viên đó để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ýkiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định
- Lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề; văn hóa – thông tin – thể thao vàtruyền thông; y tế, dân số, gia đình và trẻ em; lao động, việc làm và các vấn đề
xã hội, xuất khẩu lao động, công tác xóa đói, giảm nghèo
- Công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng chốngHIV/AIDS
- Phụ trách chung các vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức Hội
- Được thay mặt Chủ tịch ký các văn bản thông thường về lĩnh vực văn hóa –
xã hội Trực tiếp ký các hồ sơ chứng thực, hồ sơ vay vốn của ngân hàng nôngnghiệp
- Trưởng các Ban chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục, Ban chỉ đạo thực hiện
hỗ trợ nhà ở cho người có công; Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo; hội đồng xétduyệt trợ cấp xã hội và các ban, hội đồng khác theo sự phân công của Chủ tịch
- Theo dõi, chỉ đạo và trực tiếp phụ trách: bộ phận Văn hóa – xã hội; các đơn vịtrường học, trạm y tế, đài truyền thanh, bưu điện, các ngành thuộc lĩnh vực phụtrách
v
Trang 23PHẦN 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
CẤP XÃ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND XÃ PHÚC LỘC, HUYỆN BA
BỂ, TỈNH BẮC KẠN
2.1 Quy định pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
2.1.1.1 Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai
a Khái niệm hòa giải
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau khi nhắc tới khái niệm hòa giải: Hòa giải được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó cácbên cố gắng làm điều hoà những ý kiến bất đồng
Ở Việt Nam thì việc hòa giải là một hoạt động xuất phát từ truyền thốngđoàn kết, hoà hiếu của dân tộc như: "Dĩ hòa vi quý" "Hoà cả làng", "Một điềunhịn, chín điều lành", "Chín bỏ làm mười"… hay thói quen của cộng đồng trongviệc giải quyết tranh chấp là không muốn đưa các tranh chấp ra trước các cơquan pháp luật để phán xử, vì không muốn "Chuyện bé xé ra to", "Vạch áo chongười xem lưng" mà chủ yếu là "đóng cửa bảo nhau"
Pháp luật của Việt Nam cũng quy định về công tác hòa giải những xích mích, tranhchấp nhỏ trong nội bộ nhân dân bằng công tác hòa giải ở đơn vị cơ sở Thể chế chủtrương, nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội đãthông qua nhiều văn bản luật có giá trị pháp lý cao, trong đó có quy định biện pháp hòagiải như một phương thức giải quyết tranh chấp (Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật
tố tụng hình sự, Luật hòa giải ở cơ sở, Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình )
Như vậy, hòa giải có thể hiểu “Hòa giải là hành vi thuyết ph<c các bên đồng ýchấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa, là giải quyết các tranh chấp,bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thươnglượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp), giúphai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ”
b Khái niệm tranh chấp đất đai
v
Trang 24Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng đất ngày càng trở nênphong phú và đa dạng do vậy tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội phổ biến.
Từ ích lợi của những giai cấp trong xã hội và đòi hỏi của công cuộc xâydựng và phát triển đất nước, Nhà nước đã sử dụng pháp luật như một công cụquản lý nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai, tạo môi trường pháp lý lành mạnhcho việc khai thác và sử dụng đất có hiệu quả Bên cạnh đó, tạo cơ sở pháp lývững chắc để giải quyết có hiệu quả những tranh chấp đất đai phát sinh trongquá trình khai thác và sử dụng đất
Trước khi Luật Đất đai 2003 ra đời, thuật ngữ “Tranh chấp đất đai” chưa đượcgiải thích chính thức, mà chủ yếu là chỉ được lý giải qua các quy định của pháp luật
về giải quyết tranh chấp đất đai, quy định về giải quyết các tranh chấp khác có liênquan đến quyền sử dụng đất Tranh chấp đất đai bao gồm tất cả các tranh chấp phátsinh từ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Trong đó có cả các tranh chấp tàisản gắn liền với đất, tranh chấp hợp đồng giao dịch quyền sử dụng đất Kế thừa từkhái niệm Tranh chấp đất đai năm 2003, tại khoản 24, Điều 3 Luật Đất đai 2013quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp quyền và nghĩa v< của người sW d<ngđất đai giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai”
Từ định nghĩa trên có thể hiểu, Đất tranh chấp trong quan hệ tranh chấp đấtđai, là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân, tổ chức khác,với nhà nước (vấn đề bồi thường đất đai) hoặc giữa những người sử dụng chungmảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liềnvới đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinhtrong quá trình khai thác, sử dụng đất
c Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
“Hoà giải tranh chấp đất đai” là một thuật ngữ được sử dụng trong các vănbản pháp Luật Đất đai Tuy nhiên, thuật ngữ này lại không được giải thích cụ thểtrong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Hòa giải tranh chấp đất đai được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản, cụ thể:Một là, phải tồn tại tranh chấp đất đai phát sinh giữa các bên; Hai là, có sựthống nhất ý chí giữa các bên để giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc
v
Trang 25nhượng bộ của mỗi bên; Ba là, khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai phải có sựtham gia của bên thứ ba trung lập để góp ý kiến tư vấn, đồng thời, công nhận thủtục hòa giải thành giữa các bên trong tranh chấp Bên thứ ba làm trung gian, khôngđại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết.Căn cứ vào quan niệm chung về hoà giải, tính chất của hòa giải và kháiniệm tranh chấp đất đai , chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung về hoà giảitranh chấp đất đai như sau:” Hoà giải tranh chấp đất đai là tự chấm dứt việcxích mích, tranh chấp trong sW d<ng đất giữa các bên bằng sự thương lượng vớinhau hoặc qua sự trung gian của một bên thứ ba.”
Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải quyết các tranh chấpliên quan đến quyền sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trunggian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợpcho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụngđất và thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình
Hiện nay, hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm 02 loại:
- Thứ nhất: Hòa giải cơ sở: Đây là phương thức hòa giải tranh chấp đất đai
có sự tham gia của bên thứ ba là tổ hòa giải cơ sở với tư cách là trung gian hòagiải Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích cácbên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoă Xc giải quyết tranh chấp đất đai thông quahòa giải ở cơ sở” Cụ thể hoá quy định này của Luật Đất đai năm 2013, LuậtHòa giải năm 2013 “Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gă Xp gỡ để tựhoà giải, nếu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải ở cơ sở để giảiquyết tranh chấp đất đai” (Khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) Như vậy, trong trường hợp các bên tự hoà giải không thành thì tổ hòa giải ở
cơ sở sẽ tiến hành gă p gỡ và đóng vai trò trung gian giúp các bên ngồi lại,thương lượng với nhau nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn Tổ hòa giải cơ sởđược UBND cấp xã thành lập tại các thôn, khu phố Thành viên của tổ hoà giải
là những người cao tuổi, có uy tín, hiểu biết pháp luật và kinh nghiệm sống đượclựa chọn trong cộng đồng dân cư
v
Trang 26Thứ hai: Hòa giải tại UBND cấp xã: Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp
xã là thủ tục được quy định tại Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 và được
cụ thể hóa tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được sửađổi bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ
- Theo đó, nếu các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì sẽ phải đưatranh chấp của mình ra UBND cấp xã nơi có đất để thực hiện thủ tục hòa giải.đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất thì hòa giải là một thủ tục bắt buộcphải thực hiện trước khi đưa tranh chấp đó ra giải quyết tại Tòa án Ngược lại,đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp vềgiao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụngđất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, thì thủ tục hòa giảitại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiệnkhởi kiện vụ án, điều này có nghĩa là các bên tranh chấp có thể đưa tranh chấpcủa mình ra hòa giải tại UBND cấp xã hay không là việc mà các bên có quyền tựquyết định
Từ các phân tích trên đây tr ên có thể hiểu: Hòa giải tranh chấp đất đai cấp
xã là biện pháp pháp lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụngđất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian trong việc giúp các bên cótranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết các tranhchấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và thương lượng vớinhau về việc giải quyết quyền lợi của mình Trường hợp các bên tranh chấpkhông tự hòa giải hoặc không hòa giải được thông qua hòa giải ở cơ sở, thì cóthể gửi đơn đến UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hòagiải Đây là hình thức hòa giải do chính quyền cơ sở thực hiện nhằm nhanhchóng giải quyết những bất đồng nội bộ trong nhân dân về đất đai trên địa bàndân cư do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý Tuy nhiên, kết quả hòa giảinày không có giá trị như một phán quyết của cơ quan tư pháp
Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là một quy định rất cần thiết, vì nógiúp giữ gìn được mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ nhân dân, giảm bớt áp lực giải
v
Trang 27quyết tranh chấp đất đai lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó, đảm bảo tínhkhả thi hơn trong việc thi hành các nội dung trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được tiến hành bởi các thànhviên của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai Với các thành viên bao gồm: Chủtịch UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã và tổ chức thành viên của Mặttrận, các tổ chức xã hội khác, đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xãbiết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó, cán bộ địa chính, cán
bộ tư pháp xã, phường, thị trấn Đây là việc hòa giải tại nơi có đất tranh chấp dướihình thức bắt buộc đối với tranh chấp đất đai
2.1.1.2 Đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
Hòa giải luôn được coi là một trong những phương thức giải quyết tranhchấp dân sự quan trọng và có hiệu quả Bởi vậy, hòa giải tranh chấp đất đai tạiUBND cấp xã ngoài những đặc điểm của một dạng tranh chấp dân sự nói chung,còn có những đặc điểm cụ thể như sau đây:
Thứ nhất, việc hoà giải tranh chấp đất đai không chỉ dựa trên quan điểm,đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn áp d<ng phong t<c,tập quán truyền thống, hương ước, quy ước, luật t<c của địa phương… để vận động,thuyết ph<c các bên tranh chấp hoá giải bất đồng, mâu thuẫn về đất đai
Khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, trên thực tế không chỉ vận dụngnhững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đểtiến hành hòa giải một cách cứng nhắc, rập khuôn, máy móc Mà để việc hòagiải tranh chấp đất đai tại UBND xã đạt hiệu quả, ngoài việc vận dụng các quyđịnh của pháp luật, còn tùy từng trường hợp cụ thể, phải áp dụng cả nhữngphong tục, tập quán, quy ước ở địa phương Bởi lẽ, khi một tranh chấp phát sinh
sẽ kéo theo nguy cơ sụp đổ của các mối quan hệ họ hàng, bạn bè, làng xóm lánggiềng, Giải quyết tranh chấp ngoài cái lý còn có cái tình hay nói cách khác làphải hợp tình, hợp lí
Thứ hai, việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã phải do các chủthể am hiểu về quy định của pháp luật về đất đai, nắm vững nguồn gốc, quátrình sW d<ng đất cũng như nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp giữa các bên
v