Pháp luật và thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã: Trường hợp UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

MỤC LỤC

Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1. Đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của việc nghiên cứu là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về công tác hòa giải tranh chấp đất đai của địa phương này. - Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Phúc Lộc.

Kết cấu của báo cáo

Quy định pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã

Từ định nghĩa trên có thể hiểu, Đất tranh chấp trong quan hệ tranh chấp đất đai, là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân, tổ chức khác, với nhà nước (vấn đề bồi thường đất đai) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng đất. Từ các phân tích trên đây tr ên có thể hiểu: Hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã là biện pháp pháp lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình. Thứ ba, Thực hiện tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai sẽ hạn chế được những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ quần chúng nhân dân, tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gắn bó cũng như tạo sự khắng khít về tình làng, nghĩa xóm… Quá trình thực hiện công tác hòa giải là các bên gặp nhau, trao đổi, thỏa thuận làm cho các bên hiểu nhau hơn, nếu hòa giải thành thì sự thân thiện của các bên càng cao, giải quyết triệt để các mâu thuẫn đã phát sinh trước đó.

Như vậy, các tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… đều không phải tiến hành thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, còn tranh chấp quyền sử dụng đất được hiểu là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tr anh chấp đất đai tại UBND cấp xã theo quy định của pháp luật. Điểm b Khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dõn sinh sống lõu đời tại xó, phường, thị trấn biết rừ về nguồn gốc và quỏ trỡnh sW d<ng đối với thWa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 thì thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, xóm đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dõn sinh sống lõu đời tại xó, phường, thị trấn biết rừ về nguồn gốc và quỏ trỡnh sử dụng dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

+ Trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn 1 trong 2 hình thức giải quyết sau: Thứ nhất là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh (tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp), thứ hai là khởi kiện tại Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự). Trong đó, 02 trường hợp không có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy chứng nhận theo điều 100 L uật Đất đai 2013 được UBND xã hướng dẫn người dân có đất đang tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND xã theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai và 03 trường hợp có có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy chứng nhận theo điều 100 Luật Đất đai 2013 được UBND xã hướng khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện để tiếp tục giải quyết. Đặc biệt là tranh chấp đất đai nảy sinh giữa các dòng họ, tài sản chung khác… thuộc quyền sử dụng đất của nhiều chủ thể khiến cho việc giải quyết tranh chấp gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến việc các bên dễ đi đến việc “tự giải quyết” bằng những con đường không chính thức, “xã hội đen”,… Do tính chất phức tạp của các tranh chất đất đai mà công tác hòa giải tồn tại một số khó khăn nhất định.

Do tính chất phức tạp của các vụ việc tranh chấp đất đai (các vụ việc tranh chấp hầu hết là các bên đương sự không có bất cứ một loại giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc và quá trình sử dụng) nên việc giải quyết là vô cùng khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian kiểm tra, xác minh (có vụ việc phải xác minh đến 2, 3 lần), dẫn đến tiến trình giải quyết vụ việc không đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch giải quyết.

Bảng 2.1. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đại tại xã Phúc Lộc năm 2019-2021
Bảng 2.1. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đại tại xã Phúc Lộc năm 2019-2021

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hoà giải tranh chấp đất đai

Một là, Cần quy định rừ những trường hợp UBND cấp xó nơi cú đất tranh chấp tiến hành tổ chức buổi hòa giải nhưng một trong các bên hoặc cả hai bên tranh chấp vắng mặt không có lý do chính đáng thì UBND cấp xã vẫn tiến hành hòa giải vắng mặt, sau đó, lập biên bản hòa giải mà không có chữ ký của bên vắng mặt;. Hai là, Đối với trường hợp UBND cấp xã nơi có tranh chấp tổ chức hòa giải thành nhưng sau đó một tr ong các bên tranh chấp lại thay đổi ý kiến không chấp nhận kết quả hòa giải thành. Trường hợp này không cần tiếp tục các thủ tục hòa giải vì một bên tranh chấp đã không có thiện chí chấp hành sự thỏa thuận của các bên, việc tiếp tục hòa giải chỉ làm kéo dài quá trình giải quyết vụ việc.

Ngược lại đối với một số vụ việc tranh chấp có yếu tố phức tạp, cần nhiều thời gian để xỏc minh, làm rừ, hoặc thiếu một trong cỏc thành viờn bắt buộc tham gia Hội đồng hòa giải như đã nêu, vì lý do khách quan, bất khả kháng nào đó không thể tham gia được, dẫn đến việc hòa giải tranh chấp bị kéo dài, không đảm bảo đúng thời gian theo quy định của pháp luật.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoà giải tranh chấp đất đai của UBND xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Để nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân cần triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, qua tủ sách pháp luật…. Để làm được việc này cần triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, qua tủ sách pháp luật. Bốn là, Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai như tiến hành kiểm kê đất đai, đăng ký đất đai, đo vẽ, lập hồ sơ địa chính, bản đố địa chính… Tăng cường hơn nữa việc thanh tra đất đai kịp thời phát hiện những sai phạm và xử lý những sai phạm trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.

Đặc biệt, UBND các cấp quan tâm đảm bảo kinh phí hoạt động cho công tác hòa giải ở cơ sở tranh chấp đất đai, giải quyết kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ cho hòa giải viên và kinh phí cho hoạt động hòa giải để động viên những người làm công tác hòa giải, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã.