Sự phân biệt giữa tâm lý học kinh nghiệm empirical và lý trí rational này được đề cập trong Encyclopédie của Diderot và được Maine de Biran phổ cập tại Pháp.Nguồn gốc của từ tâm lý học p
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn - Cô Mai
Mỹ Hạnh, trong quá trình giảng dạy, cô đã luôn tạo điều kiện để em có thể tích cựctiếp thu bài giảng và rèn luyện tư duy sáng tạo cũng như khả năng phối hợp và làmviệc nhóm hiệu quả Nhờ những tiết học bổ ích đó mà em có thể hiểu rõ hơn về bảnthân vạch ra được những định hướng trong tương lai Cô cũng đã luôn sẵn sàng giảiđáp những thắc mắc, băn khoăn về tương lai của em, đó cũng là hành trang để em cóthể vững bước hơn trong tương lai
Bộ môn Nhập môn nghề nghiệp là nền tảng, cơ sở để em xác định được mục tiêu,phương hướng và vị trí nghề nghiệp nào phù hợp với năng lực và nhu cầu của bảnthân Thời gian được học bộ môn này tuy không phải quá dài nhưng cũng đủ để emhiểu được tính chất, yêu cầu nghề nghiệp của ngành và rèn tư duy phản biện, kỹ năngphân tích - tổng hợp và cải thiện khả năng giao tiếp Tuy vậy, với sự bỡ ngỡ khi bướcvào môi trường mới và còn nhiều lạ lẫm cũng như khả năng tiếp thu kiến thức và khảnăng lý luận còn nhiều hạn chế, em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và điểmchưa hoàn thiện Em mong sẽ nhận được lời góp ý và đánh giá của cô để có thể hoànthiện hơn trong tương lai
Em chân thành cảm ơn cô Kính chúc cô bình an và nhiều sức khỏe
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ TÂM LÝ HỌC
1.1 Lịch sử Tâm lý học
1.2 Quá trình phát triển của Tâm lý học
1.2.1 Tâm lý học trở thành bộ môn khoa học riêng biệt
1.2.2 Những người đóng góp đầu tiên cho ngành Tâm lý học
1.2.3 Các trường phái Tâm lý học đầu tiên
1.3 Chức danh Nhà Tâm lý học
1.3.1 Khái niệm Nhà Tâm lý học
1.3.2 Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà Tâm lý học
CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TÂM
Trang 33.1.1 Thông tin chung
3.1.2 Những cống hiến cho ngành Tâm lý học nước nhà
3.2 Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thụ
3.2.1 Thông tin chung
3.2.2 Những cống hiến cho ngành Tâm lý học nước nhà
3.3 Tiến sĩ Lê Nguyên Phương
3.3.1 Thông tin chung
3.3.2 Những đóng góp cho ngành Tâm lý học nước nhà
CHƯƠNG 4 NHỮNG PHẨM CHẤT ĐÁNG QUÝ CẦN HỌC HỎI TỪ 3 NHÀTÂM LÝ HỌC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, Tâm lý học tuy không phải là một ngành quá non trẻnhưng lại có tốc độ phát triển và tiến bộ nhanh chóng Những năm gần đây, Tâm lýhọc trở thành ngành học phổ biến tại các trường Đại học, được đưa vào chương trìnhgiảng dạy tại các trường học tại Việt Nam (Mai Liên, 2023) Tâm lý học cũng có vaitrò quan trọng và ảnh hưởng nhất định tới hầu hết các lĩnh vực trong xã hội Mức độnhận diện của ngành cũng ngày càng rộng rãi, người cũng gia tăng nhận thức về vaitrò của các hỗ trợ tâm lý, nâng cao hiểu biết về các vấn đề về tâm lý và có xu hướngchủ động tìm hiểu kiến thức về sức khỏe tâm thần và tìm đến các hỗ trợ thông qua nhàtâm lý, nhà tham vấn-trị liệu tâm lý, bác sĩ tâm thần khi gặp biểu hiện của các rối loạntâm lý Dù mới xuất hiện trong khoảng 70 năm nhưng không thể phủ nhận được sựvươn lên mạnh mẽ của Tâm lý học Chính nhờ những người đi tiên phong cho ngànhTâm lý học ở Việt Nam, những người trí thức của thế hệ trước đã nhận thức được vaitrò thực tiễn của ngành trong đời sống xã hội, nhận thấy được sức khỏe tinh thần làyếu tố quan trọng đối với con người, từ đó đã nỗ lực đưa Tâm lý học đến gần hơn vớiđời sống thực tiễn vượt qua những khó khăn về cả kinh tế và xã hội
Tuy nhiên, một số người đã và đang theo đuổi ngành Tâm lý học hiện nay vẫnchưa thực sự đáp ứng đầy đủ và yêu cầu từ ngành, đủ Tâm nhưng chưa đủ tài, đủ Tàinhưng vẫn chưa đủ Đức Trong khi ngày càng nhiều người cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ
từ các nhà tâm lý Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy kéo theo
Nhận thức được thực trạng hiện nay và thấy được những tố chất quan trọngcần có của những nhà tâm lý học đi trước Bài tiểu luận này sẽ phân tích rõ nhữngđóng góp tích cực cho Tâm lý học của 3 nhà tâm lý học Việt Nam tiêu biểu Qua
đó khám phá sâu hơn về những phẩm chất đáng học từ họ cũng như nỗ lực rènluyện năng lực bản thân để làm việc hiệu quả, đóng góp tích cực cho ngành Tâm
lý học tại Việt Nam
Trang 52 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các phẩm chất tốt đẹp của những nhà tâm lý học có đónggóp to lớn cho sự phát triển của Tâm lý học Việt Nam, từ đó rút ra những bài học đểban thân có thể trau dồi và rèn luyện để trở thành nhà tâm lý học thực thụ, đáp ứngđược các yêu cầu ngày càng cao của xã hội
3 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, phân tích-tổng hợp các thông tin từ các trangweb, sách, báo, truyền hình, từ đó xây dựng cơ sở lý luận để hoàn thiện bài tiểuluận
CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ TÂM LÝ HỌC
1.1 Lịch sử Tâm lý học
Theo Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam
“William James là người đầu tiên để bắt đầu lĩnh vực tâm lý học.Thuật ngữ Tâm
lý học được dùng lần đầu tiên trong “Yucologia hoc est de hominis perfectione, anima,ortu”, do nhà triết học kinh điển người Đức Rudlof Goeckel (La tinh hóa RudolphGoclenius (1547-1628)) viết ra, được phát hành tại Marburg vào năm 1590 Tuynhiên, thuật ngữ này đã được nhà nhân văn học người Croatia là Marko Marulić(1450-1524) dùng trong thực tế từ sáu thập kỷ trước đó trong tiêu đề của chuyên luận
La tinh của ông “Psichiologia de ratione animae humanae” Mặc dù chính chuyên luậnkhông được bảo tồn, tiêu đề của nó xuất hiện trong danh sách các công trình của
Trang 6Marulic được người đồng nghiệp trẻ hơn của ông là Franjo Bozicevic-Natalis biêndịch trong “Vita Marci Maruli Spalatensis” của mình (Krstić, 1964) Điều này tấtnhiên có thể không phải là việc sử dụng đầu tiên, nhưng nó là việc sử dụng được ghilại trên tài liệu sớm nhất hiện tại biết được.
Thuật ngữ đã bắt đầu được dùng rộng rãi kể từ khi nhà triết học duy tâm ngườiĐức Christian Wolff (1679-1754) dùng nó trong Psychologia empirica andPsychologia rationalis của ông (1732-1734) Sự phân biệt giữa tâm lý học kinhnghiệm (empirical) và lý trí (rational) này được đề cập trong Encyclopédie củaDiderot và được Maine de Biran phổ cập tại Pháp
Nguồn gốc của từ tâm lý học (psychology) là psyche và logos (-logy)(tâm lý) rấtgần giống với “soul” (linh hồn) và logos (-logy) trong tiếng Hy Lạp, và tâm lý họctrước đây đã được coi như một nghiên cứu về linh hồn (với ý nghĩa tôn giáo của thuậtngữ này), trong thời kỳ Thiên Chúa Giáo” (Lịch Sử Tâm Lý Học – Hội Khoa HọcTâm Lý – Giáo Dục Việt Nam, 2018)
1.2 Quá trình phát triển của Tâm lý học
1.2.1.Tâmlýhọctrởthànhbộmônkhoahọcriêngbiệt
Theo Viện Tâm lý Việt - Pháp
“Vào giữa những năm 1800, nhà sinh lý học người Đức, Wilhelm Wundt, đã sửdụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để điều tra các phản ứng Cuốn sách Cácnguyên tắc của Tâm lý học Sinh lý (Principles of Physiological Psychology) xuất bảnnăm 1873 của ông đã phác thảo nhiều mối liên hệ chính giữa khoa học sinh lý học vớiviệc nghiên cứu suy nghĩ và hành vi của con người Sau đó, ông mở phòng thí nghiệmtâm lý học đầu tiên trên thế giới vào năm 1879 tại Đại học Leipzig (Đức) Sự kiện này
đã được coi là sự khởi đầu chính thức của tâm lý học như một bộ môn khoa học riêngbiệt và khác biệt
Trang 7Khi đó Wundt nhìn nhận tâm lý học như một ngành học này nghiên cứu về ýthức của con người và tìm cách áp dụng các phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu vềcách thức bộ não xử lý (internal mental processes) Mặc dù quá trình nội quan(introspection) của Wundt- hay xem xét nội tâm - ngày nay được cho là không đángtin cậy nhưng những công trình nghiên cứu đầu tiên của Wundt đã giúp tạo tiền đề chocác phương pháp thực nghiệm tâm lý trong tương lai” (Truy Tìm Nguồn Gốc CủaTâm Lý Học, 2022).
1.2.2.NhữngngườiđónggópđầutiênchongànhTâmlýhọc
Theo Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam
“Những người đóng góp cho tâm lý học trong những ngày đầu tiên bao gồmHermann Ebbinghaus (người tiên phong nghiên cứu trí nhớ), Ivan Petrovich Pavlov(người Nga đã phát hiện ra quá trình học hỏi thông qua những điều kiện kinhđiển-phản xạ có điều kiện, là khái niệm quan trọng trong nghiên cứu tâm lý cấp caocon người – (“sinh lý thần kinh cấp cao”) và Sigmund Freud Freud là người Áo đã córất nhiều ảnh hưởng đến môn tâm lý học, mặc dù những ảnh hưởng này thiên về sinhvật hóa hơn, đóng góp cho ngành khoa học tâm lý Thuyết của Freud cho rằng cấu trúchành vi người được thúc đẩy bởi các thành tố cơ bản là ý thức-tiềm thức-vô thức, dựatrên cơ chế “thỏa mãn và dồn nén””(Lịch Sử Tâm Lý Học – Hội Khoa Học Tâm Lý –Giáo Dục Việt Nam, 2018)
1.2.3.CáctrườngpháiTâmlýhọcđầutiên
Theo Viện Tâm lý Việt - Pháp, các trường phái Tâm lý học đầu tiên bao gồm
“Thuyết cấu trúc (the structuralism): Edward B Titchener - một trong những họctrò nổi tiếng nhất của Wundt - đã tiếp nối với sự ra đời của trường phái tư tưởng đượccoi là đầu tiên của ngành tâm lý học là Thuyết cấu trúc (the structuralism) Theo đó, ýthức của con người có thể được chia thành các phần nhỏ hơn Khi diễn ra quá trình nộiquan (introspection), các đối tượng sẽ cố gắng chia tách sự hưởng ứng và phản ứng
Trang 8đối với cảm giác và nhận thức cơ bản nhất Tuy nhiên, ngoài những nhấn mạnh vàonghiên cứu khoa học, các phương pháp của Thuyết cấu trúc lại không đáng tin cậy,còn nhiều hạn chế và chủ quan Khi Titchener qua đời vào năm 1927, thuyết cấu trúccũng tàn lụi theo ông.
Thuyết Chức Năng (The Functionalism) - William James: Tâm lý học phát triểnmạnh mẽ ở Mỹ trong khoảng thời gian từ giữa đến cuối những năm 1800 và WilliamJames nổi lên như một trong những nhà tâm lý học lớn của Mỹ trong thời kỳ này vớicuốn sách kinh điển Các nguyên tắc của Tâm lý học (The Principles of Psychology).Cuốn sách đã nhanh chóng trở thành sách giáo khoa trong tâm lý học và những ýtưởng của ông cuối cùng đã trở thành cơ sở cho một trường phái tư tưởng mới đượcgọi là Thuyết chức năng Trọng tâm của Thuyết chức năng xem xét về cách mà hành
vi của con người hoạt động nhằm giúp cải thiện đời sống của mỗi cá nhân trong môitrường của họ Thuyết này cũng cho rằng mỗi hành vi hay trạng thái tinh thần (vui vẻ,tin tưởng, sợ hãi, đau đớn) hình thành nhờ chức năng của chúng và mối liên hệ nhânquả với các trạng thái khác Các nhà chức năng học sử dụng các phương pháp nhưquan sát trực tiếp để nghiên cứu tâm trí và hành vi của con người Sau này, thuyếtchức tiếp tục ảnh hưởng đến các nhà tâm lý học và các học thuyết về suy nghĩ và hành
vi của con người” (Truy Tìm Nguồn Gốc Của Tâm Lý Học, 2022)
1.3 Chức danh Nhà Tâm lý học
1.3.1.KháiniệmNhàTâmlýhọc
Nhà tâm lý học là những người có trình độ cao về Khoa học hành vi con người
Là những những được rèn luyện, đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về khả năng trị liệutâm thần bằng các liệu pháp tâm lý, khả năng lâm sàng và tiến hành kiểm tra và chẩnđoán tâm lý (Psychologist: What They Do, Specialties & Training, 2022) Nhà tâm lýhọc chuyên nghiên cứu về hành vi, suy nghĩ và các hiện tượng tâm lý của con người
Từ đó, ứng dụng tri thức và các công trình nghiên cứu cho việc hỗ trợ, điều trị cho các
cá nhân, tổ chức và điều chỉnh, tạo sự tiến bộ cho xã hội, giáo dục (Hồng, 2020) Nhàtâm lý học giúp con người ứng phó trước các vấn đề về sức khỏe tâm thần, đề xuất
Trang 9những giải pháp thích hợp để cải thiện đời sống tinh thần, các mối quan hệ xã hội(Psychologist: What They Do, Specialties & Training, 2022) Nhà tâm lý học có thểlàm việc như các nhà Khoa học Xã hội để thực hiện nghiên cứu và giảng dạy tại cáctrường Cao đẳng, Đại học (Cherry, 2022).
Tại Việt Nam hiện nay, Chính phủ đã công nhận chức danh “Nhà Tâm lý học”(Psychologist) trong danh mục nghề nghiệp với mã số 2634 trong quyết định số34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 25/01/2021 Đây là một tinđáng mừng cho ngành tâm lý học Việt Nam, đã mở ra những cơ hội nghề nghiệp trongtương lai và tạo điều kiện cho ngành phát triển
1.3.2.NhiệmvụchủyếucủaNhàTâmlýhọc
Theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020, nhà Tâm lý học có một
số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1) Phân tích, nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bẩm sinh, các yếu tố từ xãhội-lịch sử, nghề nghiệp, hoàn cảnh, các yếu tố từ thế giới khách quan đến suy nghĩ,hành động của con người
2) Tổ chức, tiến hành các bài kiểm tra nhằm xác định tình trạng, các vấn đề vềsức khỏe, trạng thái tinh thần, trí thông minh, tiềm năng, qua đó đánh giá và đưa ranhững lời khuyên, biện pháp hỗ trợ
3) Tư vấn qua phỏng vấn, trị liệu với cá nhân, tổ chức và cung cấp các dịch vụsau đó
4) Phân tích và phát hiện các yếu tố tâm lý tiềm tàng trong quá trình điều trị,chẩn đoán, từ đó, phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm lý hoặccảm xúc, nhân cách và thảo luận với các chuyên gia
5) Giữ mối liên hệ cần thiết như những người có thành viên gia đình hoặc người
sử dụng lao động, cung cấp những biện pháp để giải quyết vấn đề
Trang 106) Xây dựng các bài báo và báo cáo học thuật.
7) Tiến hành thăm dò ý kiến và nghiên cứu về phác thảo mô hình công việc,nhóm làm việc, trạng thái tinh thần, giám sát và điều hành
8) Mở rộng lý thuyết, kế hoạch và cách thức để làm rõ hành vi con người
CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ở VIỆT NAM
2.1 Sự hình thành Tâm lý học ở Việt Nam
Trước năm 45 của thế kỷ XX, Tâm lý học được đưa vào quá trình giảng dạy tạimột số trường Cao Đẳng, Trung học và các trường Lycée, các tài liệu, giáo trình được
sử dụng chủ yếu là sách giáo khoa tiếng Pháp do Foulquie biên soạn (Sự Hình Thành
Và Phát Triển Ngành Tâm Lý Học Tại Việt Nam, 2018)
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở các trường Cao Đẳng, Tâm lý học đãbắt đầu được giảng dạy từ năm 1953, học sinh được học theo sách giáo khoa, tài liệucủa Liên Xô do A.A.Smirnov và một số người khác biên soạn (Sự Hình Thành VàPhát Triển Ngành Tâm Lý Học Tại Việt Nam, 2018)
Năm 1955, trường Đại học Moskva mang tên V.I.Lênin và trường Đại họcMoskva mang tên M.V.Lomonosov tiếp nhận du học sinh Việt Nam theo ngành Tâm
lý và Giáo dục (Sự Hình Thành Và Phát Triển Ngành Tâm Lý Học Tại Việt Nam,2018)
Tổ Giáo dục học - Tâm lý học được thành lập tại trường Đại học Sư phạm HàNội từ năm 1958 (Sự Hình Thành Và Phát Triển Ngành Tâm Lý Học Tại Việt Nam,2018)
Trang 11Một năm sau đó, để phục vụ cho công tác giảng dạy và đào tạo tay nghề, các tácgiả Nguyễn Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân đã biên soạn cuốn Tâm lý học vàonăm 1959 (Sự Hình Thành Và Phát Triển Ngành Tâm Lý Học Tại Việt Nam, 2018).
Từ 1959-1960, quá trình đào tạo các nhà Tâm lý học Việt Nam được tiến hànhthực hiện bởi các chuyên gia đến từ người ngoài (Sự Hình Thành Và Phát TriểnNgành Tâm Lý Học Tại Việt Nam, 2018)
Năm 1964, công trình nghiên cứu thực nghiệm Tâm lý học được thực hiện bởicác nhà Tâm lý học Việt Nam cùng những nghiên cứu về thực nghiệm của học sinhđược báo Việt Nam lần đầu tiên công bố (Sự Hình Thành Và Phát Triển Ngành Tâm
Lý Học Tại Việt Nam, 2018)
Khoa Tâm lý-Giáo dục được thành lập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội vàonăm 1965, do Giáo sư Nguyễn Lân làm chủ nhiệm (Sự Hình Thành Và Phát TriểnNgành Tâm Lý Học Tại Việt Nam, 2018)
2.2 Quá trình phát triển
2.2.1.Sựpháttriển
“Tháng 2 năm 1989, Viện Tâm lý học được thành lập, là đơn vị trực thuộc ViệnHàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và là tổ chức nghiên cứu khoa học “Sự ra đờicủa Viện Tâm lý học đã đánh dấu một chặng đường phát triển cả về hoạt động nghiêncứu, ứng dụng tâm lý học và sự phát triển về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ nghiêncứu””(Viện Tâm Lý, 2023)
Tháng 11/1990, Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thành lậpkhoa Tâm lý học Xã hội (Sự Hình Thành Và Phát Triển Ngành Tâm Lý Học Tại ViệtNam, 2018)
Năm 1998, cơ sở đầu tiên có trách nhiệm đào tạo chuyên gia Tâm lý học cho cảnước là khoa Tâm lý học được chính thức thành lập tại trường Khoa học Xã hội và
Trang 12Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Sự Hình Thành Và Phát Triển Ngành Tâm LýHọc Tại Việt Nam, 2018)
2.2.2Thànhlậphộinghềnghiệp
Ngày 31/12/1990, Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam được thành lập tại
Hà Nội, và Giáo sư-Tiến sĩ Phạm Minh Hạc làm chủ tịch (Sự Hình Thành Và PhátTriển Ngành Tâm Lý Học Tại Việt Nam, 2018)
Hội Tâm lý-Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ra đời năm 1990 và do Phó Giáosư-Tiến sĩ Trần Tuấn Lộ làm Chủ tịch (Sự Hình Thành Và Phát Triển Ngành Tâm LýHọc Tại Việt Nam, 2018)
Ngày 20/9/1999, Viện nghiên cứu Con người (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 190/1999/QĐ-TTg do Phó Thủtướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm ký, Viện trực thuộc Trung tâm Xã hội Khoa học
Xã hội và Nhân văn, do Giáo sư-viện sĩ Phạm Minh Hạc làm Chủ tịch (Sự HìnhThành Và Phát Triển Ngành Tâm Lý Học Tại Việt Nam, 2018)
CHƯƠNG 3 CHÂN DUNG 3 NHÀ TÂM LÝ HỌC VIỆT NAM CÓ ĐÓNG GÓP LỚN CHO NGÀNH TÂM LÝ HỌC HIỆN NAY
3.1 Giáo sư Tiến sĩ Vũ Dũng
3.1.1.Thôngtinchung
Hình 3.1 GS.TS Vũ Dũng
Nguồn: lý lịch khoa học của GS.TS Vũ Dũng năm 2020
Trang 13Giáo sư tiến sĩ Vũ Dũng sinh năm 1955 Năm 20 tuổi, hòa mình vào phong tràokháng chiến chống Mỹ, ông đã xung phong đi nhập ngũ Đến năm 1980, ông ra quân
và nhập học ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhờ vào tài năng và sự tài giỏi củamình mà ông được cử sang Liên Xô du học ngành Tâm lý học Đến năm 1988, GS.TS
Vũ Dũng về nước và bắt đầu làm việc tại Viện Tâm lý học - Viện Hàn lâm Khoa họcViệt Nam đến thời điểm hiện tại Sự nghiệp của ông gắn với sự hình thành và pháttriển của Viện Tâm lý học và sự phát triển Tâm lý học nước nhà (Minh, 2015) Năm
1993, ông đã tốt nghiệp chương trình đào tạo tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội.Năm 2003, ông được giữ chức danh Phó giáo sư Năm 2007, ông giữ chức danh Giáosư; Hội đồng đồng giáo sư Nhà nước bổ nhiệm
Theo lý lịch khoa học của ông năm 2020, GS.TS Vũ Dũng đang giữ chức vụ làChủ tịch Hội Đồng khoa học Khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Khoa học xã hội, Chủtịch Hội Tâm lý học Việt Nam; Tổng biên tập Tạp chí Tâm lý học Việt Nam Ngoài ra,ông đã từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện Tâm lý học, Trưởng khoa Khoa Tâm lý -Giáo dục, Học viện Khoa học xã hội; Chủ tịch Hội đồng Quỹ phát triển Khoa họccông nghệ quốc gia Ông là thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở Học viện Khoa học xãhội 2013, 2014, 2015 2016, 2017, 2018; thành viên Hội đồng giáo sư ngành Tâm lýhọc - Giáo dục học nhiệm kỳ 2009 - 2014; Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Tâm lýhọc nhiệm kỳ 2014 - 2019, nhiệm kỳ 2018 - 2023; Ủy viên Hội đồng giáo sư Nhànước nhiệm kỳ 2009 - 2014, nhiệm kỳ 2014 - 2019, nhiệm kỳ 2018 - 2023
Trình độ ngoại ngữ của GS.TS Vũ Dũng khá tốt với trình độ tiếng Nga ở mức tốt
và trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức khá
3.1.2.NhữngcốnghiếnchongànhTâmlýhọcnướcnhà
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu và đào tạo Tâm lý học đến năm 2020,GS.TS Vũ Dũng đã có những công trình nghiên cứu nhiều đề tài khoa học các cấp,xuất bản sách và công bố các bài báo trên tạp chí khoa học Cụ thể theo như lý lịchkhoa học của ông năm 2020, ông là tác giả và đồng tác giả của 26 cuốn sách chuyênkhảo, 3 giáo trình về các vấn đề: Tâm lý học quản lý, Tâm lý học tôn giáo, Tâm lý học
Trang 14dân tộc, Tâm lý học xã hội, trong số đó chủ yếu là ông thực hiện độc lập Bên cạnh đó,ông còn chủ trì và tiến hành thành công 7 chương trình cấp Nhà nước và 13 đề tài cấp
Bộ và tương đương Tổng số công trình, bài báo khoa học được công bố trên các tạpchí khoa học của GS.TS Vũ Dũng là 106 bài báo tạp chí trong nước; 9 bài báo Kỷ yếuHội thảo Quốc tế và 1 bài báo Quốc tế Scopus Không những vậy, ông là hướng dẫnchính và hướng dẫn thành công cho 30 nghiên cứu sinh đã có quyết định cấp bằngTiến sĩ Những đóng góp của GS.TS Vũ Dũng là vô cùng thiết thực cho sự phát triểncủa ngành Tâm lý học nước nhà
Từ khi làm việc tại Ban Tâm lý học xã hội cũng như Viện Tâm lý học ngày nay,ông đã chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề về Tâm lý học xã hội, Tâm
lý học dân tộc - tôn giáo, Tâm lý học quản lý (Minh, 2015)
Về lĩnh vực Tâm lý học xã hội, đây là vấn đề còn khá mới mẻ và các vấn đề lýluận cơ bản chưa được xây dựng hoàn chỉnh (Minh, 2015) GS.TS Vũ Dũng nhậnthấy được ảnh hưởng từ công cuộc đổi mới đất nước đến tâm lý của con người ở mọitầng lớp xã hội Ông nghiên cứu những biến đổi về mặt tâm lý như hành vi, nhận thức,tình cảm, của người dân dưới tác động của quá trình hội nhập quốc tế, quá trình đôthị hóa, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Từ đó đề xuất giải pháp và làm rõnhững yếu tố tâm lý cần khắc phục Bên cạnh đó, GS.TS Vũ Dũng còn nghiên cứu vềcác đặc điểm tâm lý của nhóm xã hội yếu thế như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người caotuổi, người tàn tật, dưới những tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội hiện nay.Qua nghiên cứu, ông thấy được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống và cả nhữngnguyện vọng, mong muốn của nhóm xã hội yếu thế hiện nay Với mong muốn giúp
đỡ, hỗ trợ nhóm xã hội yếu thế được hòa nhập vào cộng đồng và khẳng định mìnhtrong xã hội, ông đã đưa ra nhiều kiến nghị giúp họ thích nghi với điều kiện sống hiệnnay và đề xuất những biện pháp hỗ trợ thuộc chính sách an sinh xã hội
Về lĩnh vực Tâm lý học dân tộc, GS.TS Vũ Dũng là một trong số ít nhà Tâm lýhọc đào sâu nghiên cứu vì đây còn là vấn đề khá mới mẻ nhưng đã được đề cập dướicác góc độ của Ngôn ngữ học, Sử học, Dân tộc học, Ông đã nghiên cứu và chỉ ranguyên nhân hình thành và sự phát triển là do sự phát triển Tâm lý học ở Việt Nam và
Trang 15dân tộc là vấn đề dễ gây bức xúc trong xã hội hiện nay Dân tộc là vấn đề khá nhạycảm và dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vìvậy vấn đề này rất được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú ý và đánh giácao vai trò của yếu tố tâm lý dân tộc với sự phát triển của đất nước Nhà nước đã giaocác đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề này cho Viện Tâm lý học và ông đã tiếnhành thực hiện 3 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước đó bao gồm: dự án điều tra “Nhữngyếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay”, đây là
dự án về tâm lý dân tộc được thực hiện lần đầu tiên ở Tây Nguyên có quy mô khá lớnvới khách thể tham gia là 1.073 người thuộc 13 dân tộc của 13 xã thuộc 4 tỉnh TâyNguyên (nay là 5 tỉnh), quá trình nghiên cứu về các yếu tố tâm lý dân tộc như nhậnthức của các dân tộc, giao tiếp giữa các dân tộc, tri giác giữa các dân tộc và sự pháttriển kinh tế xã hội, đời sống văn hóa ở Tây Nguyên; đề tài độc lập cấp Nhà nước
“Những đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng người ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ vàảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực này”, đề tài đượctiến hành trên quy mô khá lớn với 1.232 người thuộc 9 dân tộc ở khu vực Tây Nguyên
và 1.174 người thuộc 4 dân tộc ở khu vực Tây Nam Bộ, kết quả của quá trình nghiêncứu chỉ ra rằng trong quá trình thực thi chính sách Nhà nước, một số địa phương chưathực sự chú ý đến các yếu tố tâm lý của cộng đồng dân tộc dẫn đến các chính sáchkhông được lòng người dân và hiệu quả thực thi không cao; đề tài nghiên cứu
“Những đặc điểm tâm lý của các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Bắc và ảnh hưởngcủa chúng đến sự ổn định và phát triển của khu vực này” Kết quả của các cuộc nghiêncứu đã chỉ ra những yếu tố tích cực trong tâm lý các dân tộc thiểu số và những điểmhạn chế, từ đó là cơ sở để ông đưa ra những biện pháp khắc phục, đề xuất những giảipháp, chính sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống Đây là sự đóng góp to lớn củaGS.TS Vũ Dũng khi đã góp phần tạo điều kiện kéo gần khoảng cách giữa Nhà nướcvới nhân dân và củng cố sự đoàn kết dân tộc (Dũng, 2007, #)
Về lĩnh vực tâm lý học tôn giáo, cùng với vấn đề dân tộc, đây là hai vấn đề nhạycảm nhất và đã có những biểu hiện lợi dụng vào mục đích chính trị để phá hoại sựnghiệp cách mạng của đất nước Tuy nhiên, ở khía cạnh Tâm lý học lại chưa có côngtrình nghiên cứu chuyên sâu nào Với sự đa dạng tôn giáo ở nước ta hiện nay, nếu