1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò trách nhiệm bản thân đối với việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều sách lược, chủ trương đúng đắn, phù hợp trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó phát

Trang 1

HỆ ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong phát triển kinh tế 4

1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 4

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 4

II Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển kinh tế ở Việt

III Vai trò, trách nhiệm bản thân đối với việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay 18

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển kinh tế giai đoạn hiện nay góp phần đáp ứng được tính hội nhập và phát triển bền vững cũng như đảm bảo tính thời sự đối với Việt Nam chúng ta Chuyển dịch cơ cấu ngành là khâu quan trọng mang đến sự chuyển biến thực chất cho nền kinh tế Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều sách lược, chủ trương đúng đắn, phù hợp trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó phát huy lợi thế tối đa cơ cấu ngành kinh tế và lãnh thổ, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối và bền vững Tuy nhiên, việc chuyển đổi ngành kinh tế vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, một số rào cản, hạn chế chưa có giải pháp khắc phục triệt để, hiệu quả giữa các ngành còn chênh lệch, chưa đồng đều, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả chưa cao.

Từ thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách hợp lý, khoa học, từng bước tháo gỡ những khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, sự tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đã làm cho nền kinh tế mới bắt đầu khởi sắc với những dấu hiệu tích cực, nay gặp phải những khó khăn nhiều hơn Tuy nhiên, chúng ta cùng tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước và Chính phủ, nhất định đất nước ta sẽ vượt qua khó khăn, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế khoa học, phù hợp, trong đó có cơ cấu ngành kinh tế, như văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh “Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu” Từ lý do đó, tôi lựa chọn

chủ đề "Chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển kinh tế ở Việt Nam -Thực trạng và giải pháp" làm bài thu hoạch.

Trang 4

NỘI DUNG

I Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong phát triển kinh tế1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự phân hóa ngành ngày càng tăng, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa Trong giai đoạn chuyển mình thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng rõ cho thấy sự phát triển của năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép khai thác tối đa thế mạnh tự nhiên-kinh tế-xã hội của từng vùng Cùng với đó, chuyển dịch cơ cấu cũng cho phép Nhà nước phân phối nguồn lực hợp lý cho từng ngành, từng vùng kinh tế Tập trung xây dựng, tổng hợp những nguồn lực quốc gia là cơ sở để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển cơ cấu ngành kinh tế từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chịu sự tác động của nhiều nhân tố, do đó, việc phân tích các nhân tố này sẽ cho phép tìm ra một cơ cấu ngành hợp lý Các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành bao gồm:

Nhóm nhân tố địa lý tự nhiên: (Vị trí địa lý, khí hậu, đất đai tài nguyên).

Nguyên tắc của chuyển cơ cấu kinh tế ngành là dựa trên cơ sở lợi thế so sánh, do đó, các quốc gia khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển các ngành nói riêng thường dựa trên những tính toán các khía cạnh lợi thế khác nhau bao gồm cả địa chính trị, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên, địa kinh tế Thực tế từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công cho thấy các quốc gia này khi xây dựng chiến lược, họ đều có những tính toán kỹ lưỡng dựa trên điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đặt trong bối cảnh khu vực và toàn cầu trước khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã chọn

Trang 5

Nhóm nhân tố kinh tế, xã hội

Dân số và nguồn lao động: nhân tố này tác động không nhỏ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Với đặc điểm dân số đông, nguồn lao động dồi dào sẽ tạo ra một lợi thế nhất định trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, đặc biệt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành mới phát triển trong nước nhờ lợi thế cạnh tranh về tiền lương.

Nhân tố truyền thống, lịch sử: việc phát huy những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Điều này không chỉ tạo ra những sản phẩm truyền thống xuất khẩu mà còn tạo điệu kiện phát triển các ngành dịch vụ du lịch văn hóa.

Nhân tố thị thường: thị trường là nhân tố đặc biệt quan trọng có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Cầu và xu hướng vận động của cầu đặt ra những yêu cầu và thách thức cho từng ngành, từng doanh nghiệp, là cơ sở để đảm bảo tính thực thi và sự hiệu quả của phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Nhân tố khoa học công nghệ: Tác động của KHCN có ảnh hưởng nhiều mặt đến cơ cấu ngành của nền kinh tế Ngày nay, thế giới bước vào cuộc cách mạng 4.0, do đó mọi quốc gia khi xây dựng chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đều phải coi biến khoa học công nghệ là biến số quan trọng hàng đầu trong việc xác định mục tiêu của chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Nhân tố chính trị: Sự ổn định về chính trị cũng là cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thực tế phát triển ở các quốc gia có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành công đều cho thấy sự ổn định chính trị là điều kiện cần để đạt được các mục tiêu của chiến lược chuyển dịch Những nước giữ được sự ổn định chính trị liên tục, nền kinh tế sẽ phát triển theo đúng lộ trình và đạt được những thành tựu kinh tế ở bậc cao hơn Lịch sử kinh tế thế giới cũng ghi nhận nhiều quốc gia đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, nền kinh tế đã cất cánh, nhưng khi nhân tố chính trị bất ổn, nền kinh tế lại trở lại điểm xuất phát ban đầu.

Trang 6

Nhân tố thể chế, chính sách: Những quy định trong thể chế, chính sách cũng như định hướng chiến lược và vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu ngành Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nếu chỉ chịu sự tác động của thị trường thì sự hình thành cơ cấu ngành thường rất chậm Ngược lại, nếu nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình thực hiện sẽ dẫn tới việc hình thành cơ cấu ngành kém hiệu quả.

II Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển kinh tế ởViệt Nam

1 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam

Từ một nền kinh tế lúa nước lạc hậu với khoảng 90% lao động làm nông nghiệp, sau 37 năm đổi mới và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được một số thành tựu quan trọng như: Kinh tế liên tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lạm phát được kiểm soát trong giới hạn cho phép Đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu ngành có những chuyển biến tích cực, ngày càng phù hợp, hiệu quả, theo chiều hướng tăng dần khu vực thương mại, dịch vụ, đó là dấu hiệu tích cực tạo đòn bẩy cho một nền kinh tế trên đà đi lên Qua đó đóng góp vào những thành tựu này là nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để tận dụng hiệu quả các nguồn lực quan trọng của xã hội

Trong thời gian qua mặc dù nền kinh tế bị chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thiên tai, dịch bệnh, song Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận như: tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm; thu nhập bình quân đầu người tăng cao; giáo dục y tế được cải thiện, đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân được nâng cao Mọi thành tựu đạt được, khởi nguồn từ sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế và đổi mới phương thức lãnh đạo kinh tế không ngừng trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.

Trong vòng hàng chục thập kỷ qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội (1991-2000, 2001-2010, 2011 – 2020, 2020-2025), cơ cấu ngành kinh tế

Trang 7

của nước ta có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ Nhìn chung cơ cấu dịch chuyển theo hướng tiến bộ, tuy nhiên, so với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế thì việc chuyển dịch này còn chậm.

1.1 Những thành tựu đạt được.

Nền kinh tế đã hình thành và phát triển được những ngành quan trọng, mang tính chiến lược như ngành dầu khí, xây lắp, lắp ráp ô tô, xi măng, dệt may, thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế đất nước Trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới không thuận lợi (khủng hoảng khu vực 1997-1998; khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2012), nhưng Việt Nam vẫn tiến hành công nghiệp hóa đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu, góp phần nâng cao đời sống của một bộ phận người dân.

Từ chỗ nền kinh tế khủng hoảng, thiếu lương thực, thực phẩm, quá trình chuyển dịch cơ cấu đã tạo ra kết quả to lớn; nông nghiệp đã tạo ra bước đột phá, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm; tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng cho công nghiệp chế biến phát triển Hơn nữa, trong giai đoạn này, chúng ta đã chuyển dịch một lực lượng lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ Trên thực tế, trong thời kỳ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991-2000, Việt Nam đã thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài hàng thập niên trước đó Thành công lớn nhất trong giai đoạn này là Việt Nam vừa duy trì sự tăng trưởng liên tục của khu vực nông nghiệp, cải thiện thu nhập cho khu vực nông thôn, vừa tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa một số ngành quan trọng Từ sau Đại hội VIII, chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động khu vực nông nghiệp, tạo tiền đề dịch chuyển lao động sang khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ Từ sau Đại hội IX, Kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng thuận lợi, một số ngành dịch vụ phát triển mạnh như tin học, viễn thông, thị trường tài chính và logistic, phát huy tốt điều kiện ưu thế của ngành này, vừa tạo điều kiện hỗ trợ cho hai khu vực còn lại của nền kinh tế Cơ cấu

Trang 8

kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, chủ động mở cửa và hội nhập với kinh tế toàn cầu Tỷ trọng xuất khẩu/GDP ngày càng tăng, năm 1995 là 26,2%, năm 2000 là 46,6%, năm 2005 là 61,3%, năm 2010 là 69,3% GDP năm 2015 ước tăng 6,68%, vượt so với kế hoạch đề ra là 6,2% Tính chung cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2% Kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2021 đạt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế Xuất khẩu của cả nước đạt khoảng 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020, cao nhất kể từ năm 2018 Năm 2022, GDP tăng tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại “Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022”, nền kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%

Điểm sáng lớn nhất của kinh tế Việt Nam năm 2022 là xuất nhập khẩu hàng hoá Tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa lập kỷ lục mới, ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước Đáng chú ý năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%).

Còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước Như vậy, cán cân thương mại hàng hoá năm 2022 ước tính đạt 11,2 tỷ USD.

Trang 9

Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09% GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021) Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).

Chuyển dịch cơ cấu ngành kéo theo chuyển dịch cơ cấu về lao động Cơ cấu lao động liên tục chuyển dịch theo hướng tích cực: trong quý III/2022, thị trường lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực thể hiện qua số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,8 triệu người, tăng hơn 3,5 triệu người so với quý III/2021 Trong tổng số 50,8 triệu lao động có việc làm trong quý III/2022, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 39%; công nghiệp và xây dựng chiếm 33,4%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ còn chiếm 27,6% Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp năm 1990 là 73% lực lượng lao động, giảm xuống còn 57,1% năm 2005 và 48,7% năm 2010 Thành công nhất trong 37 năm đổi mới là đã dịch chuyển lao động dư thừa, bán thời vụ từ khu vực nông nghiệp có thu nhập thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có thu nhập cao hơn Bằng chứng là, tỷ lệ lao động ở khu vực công nghiệp liên tục tăng lên từ 11,2% lực lượng lao động năm 1990 lên 18,2% năm 2005 và 21,7% năm 2010 Tỷ lệ lao động của khu vực dịch vụ cũng tăng lên từ 15,8% năm 1990 lên 24,7% năm 2005 và 29,6% năm 2010 Đặc biệt, trong năm 2022, thị trường lao động không chỉ đang “ấm” dần, mà thu nhập của người làm công, ăn lương cũng tăng qua từng quý thay vì giảm như năm 2020 – 2021 (giai đoạn nền kinh tế bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 So với cùng kỳ năm 2019, trước khi Covid-19

Trang 10

xuất hiện tại Việt Nam, đời sống của người lao động đã trở lại trạng thái bình thường mới và được đảm bảo hơn, thu nhập bình quân của người lao động đã được cải thiện.

Những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản Tăng trưởng GDP cả năm 2022 ước đạt 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022 Trong bức tranh chung có nhiều điểm sáng, một trong số đó là hoạt động xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục vượt mốc 700 tỷ USD.

Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hô ~i Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định là tiền đề cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vững, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì được những kết quả ấn tượng trong năm 2022.

Phục hồi sau hơn 2 năm đầy khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 về đích với con số kỷ lục 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021.

Vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là cơ cấu nghành trong phát triển kinh tế, văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư công Cơ cấu lại, phát triển lành mạnh các loại thị trường, các yếu tố sản xuất để huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực” Ở đây, cần chú ý cơ cấu lại thị trường bất động sản, đất đai, tài nguyên để đất đai, tài nguyên được sử dụng hợp lý, tiết

Trang 11

kiệm, có hiệu quả cao Cơ cấu lại các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng tập trung phát triển các lĩnh vực, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế Đặc biệt, văn kiện lần này nhấn mạnh đến cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nói chung để phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước Đây cũng chính là để khắc phục sự thiếu gắn kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến chưa tạo ra được sự chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong nước Phát triển khu vực kinh tế tư nhân để thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế cũng là điểm nhấn trong văn kiện lần này Văn kiện nêu rõ: “Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động Khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60% - 65%”.

Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư, với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước Năm 2016, xuất siêu hàng hóa của nước ta đạt 1,6 tỷ USD; năm 2017 đạt 1,9 tỷ USD; năm 2018 tăng lên 6,46 tỷ USD; năm 2019 đạt 10,57 tỷ USD, năm 2020 đạt 19,94 tỷ USD, năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên xuất siêu chỉ đạt 3,32 tỷ USD.

Năm 2022 dù còn gặp nhiều khó khăn sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 và tình hình bất ổn trên thế giới, thành tích xuất siêu vẫn tiếp tục được giữ vững Mặc dù quý I xuất siêu chỉ đạt gần 1,5 tỷ USD, sau đó trong quý II nhập siêu, nhưng với nỗ lực không ngừng trong quý III (xuất siêu hơn 6 tỷ USD) và quý IV (xuất siêu gần 4,5 tỷ USD), đến hết năm 2022 cán cân thương mại hàng hóa đã đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD.

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w