Dinh dưỡng thai kỳ và cho con bú

40 0 0
Dinh dưỡng thai kỳ và cho con bú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vào ngày 28: Ống Thần kinh đã đóng kín, bộ não hiện diện và cấu trúc của não gần hoàn chỉnh, các giác quan hình thành Từ tuần thứ 8: mạch máu của bào thai và bánh nhau gặp và hòa hợp nhau Trong 10-12 tuần đầu tiên: bào thai được nuôi chủ yếu bằng dịch ở chung quanh nhờ túi phôi Từ tuần 12 : Nhau thai phát triển đầy đủ, là con đường vận chuyển tích cực các chất dinh dưỡng cho bào thai.

Trang 1

DINH DƯỠNG THAI KÌ VÀ CHO CON BÚ

1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BÀO THAI

20 tuần 24 tuần 28 tuần 32 tuần 36 tuần

Vào ngày 28: Ống Thần kinh đã đóng kín, bộ não hiện diện và cấu trúc của não gần hoàn chỉnh, các giác quan hình thành

Từ tuần thứ 8: mạch máu của bào thai và bánh nhau gặp và hòa hợp nhau

Trong 10-12 tuần đầu tiên: bào thai được nuôi chủ yếu bằng dịch ở chung quanh nhờ túi phôi

Từ tuần 12 : Nhau thai phát triển đầy đủ, là con đường vận chuyển tích cực các chất dinh dưỡng cho bào thai.

2 NHU CẦU DINH DƯỠNG TRƯỚC KHI CÓ THAI

a Khi có kế hoạch chuẩn bị có thai:

Nên bổ sung folate cùng vitamin B6 và B12 cùng các vitamin và khoáng chất trước khi có thai 3 tháng nhằm chuẩn bị ngôi nhà đầu tiên cho Bé FDA (1999): bổ sung folate ít nhất 2 tháng trước khi mang thai để ngăn ngừa hội chứng Down Khám - phát hiện một số bệnh lý cần điều trị dứt hẳn trước khi quyết định mang thai: tiểu đường, động kinh, tăng huyết áp, bệnh tim thận, thiếu máu…, yếu tố gia đình như: khuyết tật bẩm sinh, bệnh di truyền, bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Trang 2

Mẹ chủng ngừa một số bệnh đặc biệt trước khi có thai: Rubella (tiêm trước khi có thai 3 tháng để tránh Hội chứng Rubella bẩm sinh:

b Cần bổ sung các chất sau đây:

*Có thể cần tăng EFA & LCPUFA- để phát triển não và thị giác ở Bé

**Không tăng về nhu cầu Canxi Có thể do hấp thu tốt và giảm thải canxi ở thận

d Tăng căn trước khi có thai

Mức độ tăng cân của thai phụ tùy thuộc vào chiều cao, BMI và lứa tuổi

 Đầu tiên đọc bảng khuyến nghị tăng cân theo BMI của thai phụ trước khi sinh (BMI= (cân nặng)/(chiều cao)2

 Sau đó dựa trên độ tuổi và chiều cao để tính cân nặng thật sự cần tăng trước khi sinh Đối với PN dưới 1.57m: cần tăng cân thêm gần với số giới hạn thấp Đối với vị thành niên: cần tăng cân gần với số giới hạn cao

 Ví dụ cụ thể: mẹ 22 tuổi + cao 1.56m + BMI là 23.5  cần tăng ~ 7kg -8kg Mẹ 16 tuổi + cao 1.59m + BMI là 22  cần tăng ~ 14-16kg

 PN nào tăng cân ngoài giới hạn tương ứng nêu trên thì tăng nguy cơ khi sinh nở gấp 2 so với những người có tăng cân nằm trong giới hạn, như:

o Giãn tĩnh mạch, trĩ o Vết rạn nứt da

Trang 3

o Đau lưng, mệt, khó tiêu, khó thở o Tăng đường huyết, tăng huyết áp o Béo phì…

3 NHU CẦU DINH DƯỠNG KHI CÓ THAI

 Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ gia tăng do

o Hình thành thai nhi, bánh nhau, tăng các mô ở mẹ, tăng chuyển hóa cơ bản của mẹ thêm 4.8%

o 3-6 tháng đầu: chủ yếu phát triển tử cung, các mô ở mẹ o 7 – 9 tháng sau: phát triển thai nhi và bánh nhau

o Khối lượng máu tăng thêm 50%  tăng nhu cầu chất đạm, sắt, acid folic, vit B6…

a Nhu cầu về năng lượng

 Thiếu: chậm phát triển bào thai và phát triển trí não  Khuyến nghị 6 tháng cuối tăng thêm: 350kcal/ngày

 Cụ thể: 2 ly sữa, 2 chén cơm, 2-3 bữa phụ như: khoai, bắp, chè, bánh…

b Nhu cầu về chất đạm protein

 Thiếu: Chậm phát triển bào thai + ảnh hưởng sức khỏe của Mẹ  Nhu cầu tối thiểu: 70g protein/ngày (+ 15g) do:

 Tổng hợp protein cho cơ thể Mẹ như: tăng lượng máu, tử cung  Cung cấp protein cho thai nhi và nhau thai hình thành và phát triển

 Cụ thể: 2 ly sữa, 75g thị các loại, 2 quả trứng vị hoặc gà, 70g đậu các loại, 3 chén cơm thêm

c Nhu cầu về folate/acid folic/vitamin B9

 DFE: Dietary Folate Equivalent = folic acid x 1.7  Vai trò: Nhu cầu tăng trong suốt thai kỳ do:

o Gia tăng phân chia tế bào giúp tử cung to ra o Tổng hợp DNA, RNA và protein

o Hình thành bánh nhau o Tăng thể tích máu

o Bào thai tăng trưởng và phát triển

o Tăng thải Folate qua đường tiểu khi có thai

 Nguồn: rau lá xanh, men bia, ngũ cốc, legume…, thuốc viên, thực phẩm bổ sung

 Phụ nữ mang thai: 600 DEF/ngày  Hậu quả do thiếu folate

Trang 4

o Dị tật ống thần kinh: Dị tật ống thần kinh (NTD) do ống TK đóng không kín vào ngày thứ 28 sau khi thụ tinh (6 tuần sau ngày kinh cuối)  nứt đốt sống hoặc thai vô sọ (chiếm 90%); thoát vị não (10%)

d Nhu cầu về canxi

 Nhu cầu: 800-1000mg Ca/ngày (Không tăng hơn bình thường) Giúp hình thành răng + xương của Bé

 Cung cấp thiếu:

o Mẹ: huy động Ca dự trữ từ xương: Vọp bẻ, đau mỏi cơ, nhất là 3 tháng cuối Loãng xương, hư răng mẹ sau sinh

o Thai: Ảnh hưởng tạo xương và mầm răng Có thể co giật do hạ Ca và ảnh hưởng tầm vóc sau này

 Thực tế: chế độ ăn thường: ~ 500mg Ca/ngày

 Cần thêm: 500mg Ca: 100g cá, tép, 1-2 ly sữa Sữa là thực phẩm chọn lựa phổ biến nhất, giúp người Mẹ nạp đủ lượng Canxi hàng ngày một cách dễ dàng  Vai trò của Vit D: giúp hấp thu Ca

e Nhu cầu về EFA (acid béo thiết yếu)

 EFA: acid béo thiết yếu (cơ thể không tổng hợp được), phải lấy từ bên ngoài (thức ăn) Là tiền chất của DHA,AA, là dạng linh động chuyển hóa thành DHA,AA khi cần

 Vai trò: Giúp phát triển Não và Mắt của thai nhi

 Nguồn: Có nhiều trong cá béo, đậu nành… các sản phẩm sữa có bổ sung acid béo

f Nhu cầu về sắt

 Nhu cầu: 60mg Fe/ngày)

 Phát triển bào thai, phòng mất máu lúc chuyển dạ

 Thiếu: Chậm phát triển bào thai, giảm vận chuyển dự trữ chất dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt:

o Tăng nguy cơ tử vong thai nhi o Tăng tai biến sản khoa chọ Mẹ

 Nguồn cung cấp: Thức ăn giàu sắt: thịt, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, thủy sản, cá, đậu đỗ…Viên sắt bổ sung (kèm với folic acid) Thực phẩm bổ sung: sữa bột…Cần phối hợp vit C

g Nhu cầu về kẽm

 Thiếu hụt Kẽm: chậm hoặc ngừng tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, tăng triệu chứng nghén: nôn ói, chán ăn.

 Nhu cầu: 15mg/ngày

 Nguồn: thịt, cá, hải sản (đặc biệt là con hàu), thuốc viên

h Nhu cầu về Iốt

 Iốt: chống rối loạn/ kém phát triển tâm thần, giảm chỉ số thông minh ở con, bướu cổ, chứng ngu đần (cretinism), thai lưu và sẩy thai ở mẹ…

Trang 5

 Nhu cầu: 175-200mcg/ngày

 Nguồn: thủy hải sản, rong biển, muối i-ốt

i Nhu cầu về SA (sialic acid)

 SA: vừa có vai trò điều hòa sự phân bố và cấu trúc ganglioside trong não và vừa giúp phòng chống nhiễm trùng bởi nó hoạt động giống như 1 điểm tiếp nhận đối với virus cúm để rồi gắn các virus này vào tế bào niêm mạc đường hô hấp Qua nhau thai từ tháng thứ 7 trở đi

4 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG VÀ THAIKÌ

a Trọng lượng mẹ và mang thai

Mẹ thiếu dinh dưỡng:

 Giảm khả năng thụ thai

 RL đường huyết thai kỳ, nguy cơ tiểu đường  Cao HA, phù → nguy cơ nhiễm độc thai nghén  Sinh khó

Người mẹ to con sẽ có khuynh hướng sinh con to và ngược lại Người mẹ có tầm vóc nhỏ, nếu đủ cân và tăng cân tốt trong thai kỳ sẽ cho ra thế hệ con cái tốt hơn.

c Dinh dưỡng thai kì và hiện tượng đa thai

 Nghiên cứu cho thấy đa thai là yếu tố dễ dẫn đến sinh non, trẻ nhẹ cân, cụ thể

như sau (Luke B & 1994 US vital statistics):

o Sinh 1: thai kỳ thường 38-41 tuần, trẻ sinh ra: 3.700-4.000g o Sinh 2: thai kỳ thường 36-37 tuần, trẻ sinh ra: 2.500 - 2.800g o Sinh 3: thai kỳ thường 34-35 tuần, trẻ sinh ra: 1.900 – 2.000g

5 DINH DƯỠNG THAI KÌ VÀ BIẾN CHỨNG THAI KÌ

a Nôn ói, mửa:

Buồn nôn và ói mửa trong thời kỳ đầu thai nghén được gọi là bệnh buổi sáng

(morning sickness) Điều này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày Thông thường thì bị giữa tuần lễ thứ 6 và thứ 13 của thời kỳ thai nghén.

Cách phòng ngừa bệnh buổi sáng:

o Ăn các bữa nhỏ, bữa phụ bằng thức ăn dễ được chấp nhận o Ăn sớm ngay lúc thức dậy, tránh nhiều dầu mỡ, gia vị o Tránh vừa ăn vừa uống

Trang 6

o Nên dùng viên đa vitamin và khoáng chất o Không dùng thuốc chống ói, dùng vit B6-Mg

b Ợ nóng:

Thường xảy ra cuối thai kỳ Khi mang thai, cơ thể sản phụ sẽ sản sinh ra thêm

hóc-môn Progesterone để giúp giãn nở các cơ, cho phép trẻ phát triển trong bụng sản phụ Hóc-môn này cũng làm giãn cửa van dạ dày của bạn, khiến một ít axít dạ dày tràn ra Và cũng bởi vì mọi thứ được giãn nở hơn bình thường, thức ăn cũng di chuyển chậm hơn trong đường tiêu hóa Và khi tử cung của bạn to lên thì nó sẽ chèn lên dạ dày khiến mọi việc càng trở nên không mấy dễ chịu

 Do các dưỡng chất từ thức ăn của bạn cần nhiều thời gian hơn để chuyển hóa qua hệ tiêu hóa của bạn, bé sẽ có nhiều thời gian hơn để hấp thụ các tinh chất

o Dừng việc uống các loại nước cam quít chua có chứa axít nhưng phải đảm bảo rằng bạn vẫn duy trì lượng chất xơ hấp thụ bằng các thức ăn thay thế khác Bánh mì làm từ hạt mì nguyên cám, gạo lức, bột ngũ cốc ăn sáng nguyên cám, trái cây và rau xanh đều là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào

o Thôi không ăn, hay ăn ít sô-cô-la

o Ăn ít một và ăn làm nhiều bữa, và không ăn quá gần giờ đi ngủ o Uống 2 ly nước trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa

o Nhai kẹo cao su sau khi ăn để tăng cường lượng nước bọt tiết ra, giúp trung hòa axít trong dạ dày

o Uống một ly sữa trước khi đi ngủ có thể giúp ích

c Táo bón và trĩ: xảy ra cuối thai kỳ

Nguyên nhân gây Táo bón: có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do nồng độ

quá cao của progesterone trong cơ thể thai phụ; do kích thước tử cung tăng lên chèn ép các cơ quan trong ổ bụng; do thai phụ ít vận động; thai phụ bị thiếu

nước hay do uống viên sắt cũng có thể gây táo bón Thông thường, thai phụ

hay bị táo bón khi ở vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Nguyên nhân gây Trĩ: Bệnh trĩ hình thành do tình trạng các tĩnh mạch trong

thành hậu môn lớn ra (chứng giãn tĩnh mạch), thường là do táo bón kéo dài hay

đôi khi do tiêu chảy Nguyên nhân cơ bản là giảm nhu động ruột do những thay

đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai Ngoài ra, còn phải đến các nguyên nhân khác gây táo bón như chế độ ăn, hoạt động thể lực, tâm lý…

 Chữa trị và phòng chống táo bón – trĩ

o Nên ăn nhiều rau củ và trái cây tươi để tăng lượng chất xơ cho cơ thể, đặc biệt là các loại hoa quả có tác dụng nhuận tràng như chuối

Trang 7

chín, đu đủ chín, cà rốt, một số rau có màu đậm…Để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, bạn cũng có thể ăn thêm các loại bánh mĩ, ngũ cốc, đỗ…

o Uống nhiều nước nhất là sáng sớm, 6-8 ly/ngày Theo các nghiên cứu, lượng nước mà thai phụ nên hấp thu là tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày Bạn cũng có thể uống thêm các loại nước trái cây tươi nhưng hạn chế uống cà phê, trà vì chúng có thể làm bạn mất nước.

o Trong thời gian mang thai, bạn cũng cần phải uống viên sắt bổ sung – đây cũng là một nguyên nhân dễ gây táo bón – trĩ Vì vậy, bạn nên uống thuốc sau bữa ăn và uống với thật nhiều nước.

o Năng vận động: đi lại, xoa bụng, thể dục nhẹ o Dành thời gian để đi vệ sinh (sau ăn sáng…) o Không dùng thuốc xổ, nhuận tràng

d Phù chân: xảy ra cuối thai kỳ, nhẹ, sinh lý

 Nguyên nhân gây phù chân

o Lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường o Do việc tăng hàm lượng muối.

o Do đứng lâu.

o Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống.

o Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao.

o Cũng có thể là do sự thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ mang thai.

 Để khắc phục hiện tượng trên, cần: o Uống nhiều nước.

o Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

o Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.

o Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa caffein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề cho thai phụ.

o Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.

o Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa Ăn nhiều rau xanh như: cải bắp, rau ngót và các loại hoa quả, trái cây Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm.

Trang 8

o Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.

o Biện pháp thực hiện các động tác mát-xa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng, bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần trong 10 phút.

o Hoặc chỉ cần nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân

o Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp

o Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.

e Chuột rút chân:

 Nguyên nhân chân bị co rút ở phụ nữa mang thai

o Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khi lượng canxi trong máu quá thấp, dây thần kinh cơ bắp sẽ bị kích thích nhanh làm xuất hiện những cơn co giật Canxi là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng Sau khi mang thai thì thai nhi dần dần được hình thành và phát triển, do đó cần một lượng canxi rất lớn Trong toàn bộ quá trình mang thai, người mẹ và thai nhi đều lấy lượng canxi cần thiết từ thức ăn, nếu lượng canxi trong thức ăn không đầy đủ hoặc do sự hấp thụ canxi không tốt, dẫn đến hàm lượng canxi trong máu bị hạ thấp

o Ngoài việc dẫn đến những cơn co giật ở chân, đồng thời còn không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi, không những ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, còn dẫn tới bệnh gù bẩm sinh Khi cơ thể người mẹ thiếu canxi, bào thai vẫn hấp thụ một lượng canxi nhất định từ người mẹ Nếu như cơ thể người mẹ không bổ sung lượng canxi kịp thời, sẽ khiến cho xương và răng của người mẹ thiếu canxi gây nên co giật, co rút chân tay, đau lưng đau chân…nghiêm trọng sẽ dẫn đến loãng xương, xương chậu biến hình và khó sinh.

o Theo một nghiên cứu cho thấy hơn 30% phụ nữ mang thai mà không đầy đủ lượng canxi cần thiết khi canxi trong máu hạ thấp, thì những phụ nữ này có biểu hiện co giật rất rõ ràng Hiện tượng co rút ở chân thông thường chưa phát sinh ở thời kỳ đấu mang thai, chúng xuất hiện tăng dẫn theo thời gian đặc biệt là ở giai đoạn mang thai từ 7-8 tháng Nếu như ban ngày bị co rút hoặc có những triệu chứng tương đối nhé, nhưng nếu xảy ra nhiều vào ban đêm mỗi ngày co giật từ

Trang 9

4-20 lần mỗi lần kéo dài từ 1-3 phút sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của người mẹ.

 Cách phòng trị

o Rửa chân trước khi đi ngủ : trước khi đi ngủ có thể dùng nước ấm để rửa chân, đồng thời dùng hai tay để matxa chân từ 10-15phút.

o Ăn nhiều thức ăn có canxi như : cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô…

o Chú ý tham gia những hoạt động bên ngoài : tắm nắng nhiều để thúc đẩy quá trình hình thành vitamin D và hấp thụ lượng canxi.

o Tập các phương pháp thư giãn để bớt căng thẳng cơ thể và tinh thần Dùng các loại trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau.

o Nếu xảy ra một cơn đau chuột rút, ngay lập tức tìm cách làm căng các cơ bắp chân bằng cách: duỗi thẳng chân ra, bắt đầu từ gót chân trước tiên, và nhẹ nhàng uốn nắn những ngón chân cong lên về phía ống quyển Những động tác này lúc đầu có thể làm đau hơn nhưng nó sẽ làm giảm những cơn co thắt và cơn đau sẽ dịu đi trong giây lát Sau đó, thai phụ có thể mát xa các cơ ở bắp chân và đùi, làm nóng các cơ bằng túi chườm Đi loanh quanh và thư giãn trong giây lát để cảm thấy dễ chịu hơn.

o Trị liệu bằng thuốc: những người thiếu canxi nghiêm trọng nên dùng thuốc để bổ sung canxi Ví dụ : dùng chất chua có đường lấy từ nho khoảng 0,3-0,5g một lần, mỗi ngày 3 lần hoặc canxi sữa chua 0,6g một lần, mỗi ngày 3 lần Nếu như bị co giật nhiều lần thì nên dùng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

f Tiểu đường thai kỳ

 Không như các dạng tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ thường tự động biến mất sau khi bé chào đời

 Tiểu đường là do tuyến tuỵ không sản xuất đủ hormon insulin Insulin điều chỉnh lượng đường trong máu và tích trữ đường khi cơ thể chưa sử dụng hết  Cơ thể có thể sản xuất lượng insulin nhiều hơn nhu cầu của cơ thể để đáp ứng

nhu cầu của thai nhi trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn tháng thứ 5, khi thai đang phát triển rất nhanh Nếu cơ thể người mẹ “theo guồng”, đáp ứng vượt cả nhu cầu của thai nhi sẽ dẫn tới mắc chứng tiểu đường thai kỳ  Cơ thể cần đường dưới dạng glucose để phát triển nhưng quá nhiều sẽ làm thai

nhi phát triển vượt mức Nếu thai lớn sẽ khiến cho quá trình chuyển dạ của người mẹ gặp nhiều khó khăn Với những thai nhi quá lớn sẽ buộc phải chỉ định sinh mổ và điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da và các bệnh hô hấp ở trẻ sau sinh

 Chỉ khoảng 2 - 5% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ Trong hầu hết các trường hợp, các bà bầu có thể duy trì đường huyết trong mức cho phép thông qua chế

Trang 10

độ ăn hợp lý và tập luyện Trong một số trường hợp, thai phụ sẽ phải tiêm bổ sung insulin

 Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai đều sinh con bình thường, khoẻ mạnh Tuy nhiên, 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường thực thụ trong khoảng 20 năm sau.

g Tiền sản giật, sản giật: bệnh lý

 Mang thai và sinh đẻ là một quá trình luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con Theo ghi nhận của Tổ chức y tế thế giới: rối loạn huyết áp trong thai kỳ, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản vẫn còn là 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh suất và tử suất của sản phụ trên toàn cầu  Tại VN, rối loạn huyết áp trong thai kỳ, đặc biệt là tiền sản giật và sản giật là một trong 5 tai biến sản khoa hàng đầu cùng với băng huyết sau sinh, vỡ tử cung, nhiễm trùng hậu sản và uốn ván rốn con

o Tiền sản giật: là một chứng bệnh trong thời kỳ mang thai, ảnh hưởng

tới khoảng 5 - 7% phụ nữ Tiền sản giật có liên quan đến những bất thường của sự tự điều chỉnh tuần hoàn não, làm tăng nguy cơ đột quỵ khi chỉ số huyết áp gần như bình thường Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, xuất huyết; làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong mẹ và con

o Sản giật: là sự xuất hiện cơn co giật ở sản phụ bị tiền sản giật và

không có nguyên nhân khác Sản giật có thể xuất hiện trước, trong và sau chuyển dạ Khoảng 10% trường hợp sản giật, đặc biệt ở người con so, xuất hiện sau 48 giờ hậu sản

 Nguyên nhân

o Có nhiều nguyên nhân gây tiền sản giật như: những thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, các bệnh thận mạn tính, rối loạn tâm thần và nội tiết, con so, sinh đôi và đa thai, đái tháo đường, tiền sử bệnh thận hoặc tăng huyết áp mạn tính, tiền sử đã mắc tiền sản giật, thai phụ cao tuổi (trên 35) hoặc quá thấp (dưới 16 tuổi), béo phì, đột biến do yếu tố V Leiden, gen angiotensinogen T235, hội chứng kháng thể kháng phospholipid, do thời tiết giá rét, ẩm ướt  Phòng ngừa

o Quản lý thai nghén tốt, phát hiện và điều trị tích cực các trường hợp tiền sản giật là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển thành sản giật, hạn chế tai biến nặng cho cả mẹ và thai nhi Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh:

o Nên ăn khoảng 80 - 100 g protein mỗi ngày Nguồn thực phẩm giàu protein là đậu đỗ, sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ; trứng, thịt, lúa mì

Trang 11

o Theo tính toán của các nhà khoa học, tỷ lệ magnesium hợp lý cho thai phụ là khoảng 6 mg magnesium cho 1 kg trọng lượng cơ thể Magnesium có nhiều trong các loại rau xanh, chứa nhiều chất diệp lục Ngoài ra, trong lúa mì, các loại quả cứng, các loại đậu (đỗ), thịt, hải sản cũng dồi dào magnesium; các sản phẩm từ sữa bò, sô-cô-la cũng chứa một lượng magnesium vừa phải Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ khoảng 30 - 40% lượng magnesium được hấp thu và vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magnesium tốt hơn

o Tăng cường thực phẩm giàu calci gồm: thịt bò (nhưng bạn nên ăn điều độ để tránh thừa cholesterol); súp lơ xanh; sữa (nên uống khoảng 1 - 2 ly/ngày) và sữa chua; nước cam (nên uống hàng ngày vì nước cam còn chứa nhiều vitamin C); tôm, cua (hàm lượng calci rất cao); rau xanh (còn chứa nhiều chất xơ); ngũ cốc (bao gồm cơm, bánh mì, bột mì, mì Ý); trứng (nhiều protein); cá hồi, cá thu (vì có lượng thủy ngân cao chỉ nên ăn một bữa/tuần)

6 CHĂM SÓC SỨC KHOẺ THAI KÌ

 Đi khám trước khi có thai

 Khi có thai: Đi khám thai tối thiểu 3 lần o Lần 1: 3 tháng đầu

 Xác định chắc chắn mang thai

 Xác định tình trạng sức khỏe Mẹ, điều trị nếu có

 Hướng dẫn chăm sóc, dinh dưỡng (Fe+folate), theo dõi o Lần 2: 3 tháng giữa

 Theo dõi phát triển thai

 Xác định bệnh (tiểu đường, cao HA…) điều trị kịp thời  Chích ngừa, giáo dục SK

o Lần 3: 3 tháng cuối

 Chích ngừa, giáo dục SK chuẩn bị sanh  Xác định ngôi, tiên lượng cuộc sanh… o Tuần 12 trở đi: mỗi tháng 1 lần

 Một số chương trình quốc gia:

o Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng (thiếu máu thiếu sắt)  Giáo dục dinh dưỡng

Trang 12

 Uống thuốc phòng ngừa thiếu máu:

Phụ nữ có thai: 1 viên (sắt + folic acid)/ngày, suốt thai kỳ đến sau sinh 1 tháng Tổng cộng 180 viên

Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ mà không có thai: mỗi tuần 1 viên, uống liên tục 16 tuần (16 viên/năm)

o CT phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt:

 Toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt, bổ sung iốt vào bột canh…

7 NHU CẦU DINH DƯỠNG KHI NUÔI CON BÚ

Năng lượng tăng tùy theo thời điểm và lượng sữa được tạo ra Đạm: +15g/ngày suốt 6 tháng đầu, +12g trong 6 tháng tiếp theo Béo: nếu ăn ít, sẽ sử dụng mô mỡ dự trữ của mẹ Nên bổ sung n-3 Kẽm và selenium cần bổ sung từ ăn uống

Vit D: tùy phơi nắng và từ sữa

Ca: không đưa vào từ thức ăn, sẽ lấy Ca của mẹ, làm giảm BMD mẹ

Trang 13

DD NHŨ NHI – TRẺ NHỎ – TRẺ LỚN

1 CÂN NẶNG CỦA TRẺ QUA CÁC GIAI ĐOẠN

a Giai đoạn cấp học mầm non

o Phát triển 40% chiều cao khi đạt ở tuổi trưởng thành

o 50% khối xương tích lũy trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (8-18 tuổi ở trẻ gái & 9-20 tuổi ở trẻ trai)

c Ở trường đào tạo (ĐH, CĐ, Nghề)

 Tiếp tục tăng trưởng, tốc độ chậm

o Khối xương tiếp tục tích lũy đến 25- 30 tuổi, sau đó ngưng, ổn định và bắt đầu giai đoạn mất xương

2 NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ VN

Lứa tuổi Năng

lượng Protein(gr) Chất khoáng Vitamin

Trang 14

Bú sớm trong 30 phút đầu sau sinh

Không cho ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ 5-6 tháng Bú mẹ nhiều lần trong ngày Trái cây tươi

1-2 tuổi 4 chén bột đặc, cháo đặc, cơm tán đủ chất Trái cây tươi

Sữa mẹ hoặc 1-2 ly sữa bò/ ngày 2-5 tuổi Ăn 3 bữa chính cùng gia đình

Ăn thêm 2-3 bữa phụ để nhận đủ năng lượng như: sữa, yaourt, khoai chuối, bánh, chè

6-10 tuổi Ăn 3 bữa chính cùng gia đình

Ăn thêm 2-3 bữa phụ để nhận đủ năng lượng để hoạt động và phát triển

Uống 1-2 ly sữa/ ngày Chú ý bữa ăn sáng

10-18 tuổi Ăn 3 bữa chính cùng gia đình

Ăn thêm 2-3 bữa phụ để nhận đủ năng lượng để hoạt động và phát triển

Uống 1-2 ly sữa/ ngày Chú ý bữa ăn sáng

Trang 15

DD NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Thơng thường là đủ dinh dưỡng đến thừa dinh dưỡng

DD chỉ nhằm phịng ngừa và điều trị một số bệnh phổ biến ở lứa tuổi này  Thừa cân béo phì

 Rối loạn lipid máu  Đái tháo đường  Tăng huyết áp  Ung thư  Lỗng xương

 Và một số bệnh lý: tiêu hĩa, suy thận…

Lứa tuổi Năng lượng Protein (gr) Chất khóang Vitamin

Protein tính theo KP có hệ số sd=60 - Vit A tính theo đương lượng Retinol Tăng cường, bổ sung Fe cho PN có thai & tuổi sinh đẻ, vì Fe ở khẩu phần khó đáp ứng NC

Trang 16

DD CHO NGƯỜI CAO TUỔI

 Tuổi tự nhiên (tính theo thời gian sống)

o Theo WHO và 1 số nước phương Tây: > 65 là thời kỳ tuổi già o Theo quan niệm của Hoa Kỳ: 70 ± 10

o Theo quan niệm của Nhật: 75 o Theo Trung Quốc:

 Chớm già : 55-65 tuổi  Thọ cao : 65-89 tuổi  Trường thọ : > 90 tuổi

 Tuổi sinh lý (tính theo tình trạng trao đổi chất, khả năng sinh lý) o già mà thấy khỏe vs trẻ mà hay ốm đau

 Tuổi tâm lý (tính theo trạng thái tâm lý tâm thần)

o Khoảng cách từ tuổi sinh lý đến tuổi tự nhiên: Nới rộng è trì hoãn tuổi già

o Khoảng cách này: thu hẹp  tăng nhanh sự già yếu (già háp)  Đặc điểm người càng cao tuổi thì càng:

o Giảm nhạy cảm: vị giác, thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác è ăn kém ngon

o Răng long, cơ nhai teo, xương hàm teo: è nhai kém

o Nhiều bệnh lý ở người tích tuổi, dùng nhiều thuốc men, ảnh hưởng đến hấp thu, chuyển hóa các dưỡng chất.

o Tuyến nước bọt teo, trương lực dạ dày giảm (teo), dịch vị giảm è kém hấp thu

o Nhu động ruột giảm, mất cảm giác khát nước è táo bón

o Mức thích nghi với tình trạng tuổi già tùy thuộc vào mức độ hoạt động của hệ thần kinh.

o Giảm hoạt động thể lực, giảm hoạt động các hệ cơ quan nội tạng: è giảm chuyển hóa, giảm nhu cầu năng lượng

 Năng lượng > 60t = 1800 – 1900 kcal, so với  Năng lượng 30-60 t = 2100 – 2300 kcal

 Nhu cầu chất đạm, béo, vitamin và khoáng: xem bảng khuyến nghị cho người Việt Nam

 Lưu ý phần chất lượng như:

o Đạm: tăng cường đạm thực vật o Béo: dầu ăn, dầu cá

o Vitamin và khoáng chất: rau quả tươi, cẩn thận rửa kỹ

 Nếu hạn chế từ khẩu phần ăn, nên bổ sung viên vitamin và khoáng

Trang 17

 Hạn chế muối và bột ngọt vừa phải

 Nếu không uống được sữa, thay thế bằng phômai, yaourt  Tiếp xúc ánh nắng buổi sáng: thường xuyên

 Tăng cường hoạt động thể lực thường xuyên (vừa đi bộ vừa tắm nắng…)  Dưỡng tâm, vui với bạn bè, người thân và làm công tác xã hội: ít stress

Trang 18

DINH DƯỠNG LÂM SÀNG

1 TÁC ĐỘNG CỦA SUY DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂNNẰM VIỆN

a Thời gian nằm viện (LOS) lâu hơn

 Suy dinh dưỡng protein-năng lượng có liên quan rất nhiều đến việc ở lại bệnh viện lâu (p=0.01)

b Tỷ lệ tái nhập viện cao hơn

c Làm chậm quá trình chữa lành vết thương

 Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân được thực hiện tại Ấn Độ (n = 100), lượng protein trong huyết thanh thấp (< 6 mg/dL) có liên quan đến việc làm chậm đáng kể quá trình chữa lành vết thương (p < 0,001).1

 Đau do áp lực rất phổ biến ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng tại Hoa kỳ và các quốc gia khác.2

 Trong quá trình theo dõi hậu phẫu đối với những bệnh nhân bị cắt cụt bàn chân, 86% số bệnh nhân có chế độ ăn uống phù hợp được chữa lành một cách thành công trong khi chỉ có 20% bệnh nhân suy dinh dưỡng được chữa lành vết thương tốt

d Gây nhiều biến chứng khác

 42% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng phải chịu nhiều biến chứng lớn

 9% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng ở mức trung bình phải chịu nhiều biến chứng lớn

 Những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng có khả năng phải chịu nhiều biến chứng hậu phẫu gấp 4 lần so với những bệnh nhân được nuôi dưỡng tốt.

 Trong số những bệnh nhân đã qua phẫu thuật, trừ phẫu thuật tim, tại một bệnh viện lớn ở Hoa Kỳ (n = 5.031), những người bị suy dinh dưỡng (sụt cân > 10% trong 6 tháng trước đó) có nguy cơ rất cao sẽ bị nhiễm trùng từ vết mổ so với những người được nuôi dưỡng thích hợp (p = 0,011).1

 Những bệnh nhân Ái Nhĩ Lan được cấy ghép gan, sụt < 90% trọng lượng cơ thể lý tưởng trước khi phẫu thuật cần được tiêm thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch để trị những trường hợp nhiễm trùng so với những bệnh nhân không bị

Trang 19

2 ẢNH HƯỞNG CỦA SUY DINH DƯỠNG LÊN CHỨC NĂNG CƠTHỂ

a Chức năng tâm thần

 Chán nản, trầm cảm, thiếu B1, B12 -> chức năng não.

b Chức năng cơ

 Vài ngày bị đói  giảm chức năng cơ, lâu ngày  mất lượng lớn khối cơ

c Chức năng tim và thận.

 Mất khối cơ tim -> giảm cung lượng tim, chậm nhịp tim, hạ huyết áp  Giảm khối cơ tim có thể làm giảm 40% thể tích tim.

 Thiếu Vit B1 -> suy tim; rối loạn điện giải -> loạn nhịp.

 Giảm tưới máu thận –> độ lọc cầu thận-> giảm bài tiết muối nước ->phù.

d Chức năng hô hấp.

 Thiếu đạm trên 20% -> giảm khối cơ hoành, giảm thông khí tối đa, giảm sức cơ hô hấp.

 Ở bn SDD, oxi hít vào giảm, tăng CO2 trong máu -> khó khăn trong việc cai máy thở.

e Chức năng tiêu hóa.

 SDD nặng  Giảm hấp thu đường và béo.

 Giảm bài tiết acid dạ dày, men tụy, mật  Giảm chức năng rào cản của ruột

 Tiêu chảy, nặng thêm tình trạng SDD

f Giảm Chức năng Miễn dịch

 Suy dinh dưỡng về protein và protein-năng lượng dẫn đđến việc giảm các phản ứng của kháng thể và tế bào trung gian

ÜLuân chuyển các globulin miễn dịch Ü Chức năng của đại thực bào

Ü Hồi phục mơ ÛStress oxy hĩa

Trang 20

DINH DƯỠNG TRONG CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH

1 XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

a Khái niệm

 Xơ vữa động mạch là một dạng của xơ cứng động mạch Tên này cĩ nguồn gốc

từ ngơn ngữ Hy Lạp athero (nghĩa là mảng vữa hay mảng bám) và sclerosis

(cứng) Đây là thuật ngữ chỉ tiến trình lắng đọng các chất béo, cholesterol,

chất thải tế bào, canxi và fibrin (chất làm đơng máu) lên thành trong một

động mạch Kết quả của sự lắng đọng đĩ gọi là mảng vữa.

 Xơ cứng động mạch là thuật ngữ chung chỉ sự dày lên và trở nên cứng của các động mạch Cứng dần các động mạch thường xảy ra khi con người già đi  Mảng bám cĩ thể gây tắc nghẽn một phần hay tồn bộ dịng máu trong động

mạch Cĩ hai tình huống xảy ra ở nơi mảng bám xuất hiện là: o Cĩ thể cĩ chảy máu (xuất huyết) trong mảng bám

o Cục máu đơng (huyết khối) cĩ thể được tạo thành trên bề mặt mảng bám

 Nếu một trong hai tình huống này xảy ra và làm tắc nghẽn hồn tồn động mạch, cĩ thể gây ra một cơn đau tim hay đột quỵ.

 Xơ vữa động mạch gây ảnh hưởng lên các động mạch lớn và trung bình Dạng động mạch và vị trí hình thành mảng bám thay đổi tùy từng bệnh nhân.

 Xơ vữa động mạch là một bệnh lý tiến triển chậm, cĩ thể đã bắt đầu khởi phát thời thơ ấu Ở nhiều người, bệnh này tiến triển nhanh chĩng ở lứa tuổi ba mươi Ở những người khác, bệnh này khơng đe doạ sức khỏe cho đến khi 50 hay 60 tuổi.

b Hậu quả của xơ vữa động mạch

 Cao huyết áp

 Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim  Phình động mạch chủ.

 Tai biến mạch máu.

 Bệnh lý mạch máu ngọai vi.

c Các yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch máu

 Hút thuốc lá

 Rối loạn lipid máu: Û cholesterol, triglyceride, LDL-C, Ü HDL- C (liên quan đến chế độ ăn nhiều acid béo bảo hòa, acid béo trans)

 Béo phì  Tiểu đường

 Tăng Homocystein/ máu (liên quan đến chế độ ăn thiếu Vit B12, B 6, folate)

Ngày đăng: 23/04/2024, 08:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan