Trong cuộc điều tra BHIS tại Bangladesh, người ta phát hiện thấy hầu hết các ca chết đuối trong mùa lũ đều gần nhà. Ba phần tư số trẻ chết đuối tại những khu vực có nước cách nhà dưới 20 m, trong đó những trẻ nhỏ tuổi nhất chết đuối chỉ cách nhà chưa tới 10m. Nơi trẻ chết đuối thường là sông, hồ, ao. Ngoài ra có nhiều trẻ chết đuối trong các con mương, con kênh hay các dụng cụ chứa nước như ống nước, thùng nước, giếng nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chết đuối ở trẻ em là do thiếu sự quan tâm của ba mẹ. Hai phần ba các trường hợp chết đuối khi trẻ chỉ có một mình hay đi cùng với trẻ khác không có khả năng cứu chúng. Những bà mẹ thuộc các gia đình nhiều người, nhiều con thường không thể quan tâm nhiều đến những đứa trẻ nhỏ tuổi. Vào thời điểm trẻ bị té xuống nước, hầu hết các bà mẹ hay người trông trẻ đang làm việc gia đình hay đi ra ngoài làm việc.
Trang 1Nguyễn Ngọc Duy
HÀNH VI PHÒNG NGỪA CHẾT ĐUỐI TRẺ EM TRƯỚC VÀ
TRONG MÙA LŨ CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH AN GIANG NĂM 2010
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Chuyên ngành: Y Tế Công Cộng
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học
Tp.Hồ Chí Minh-2010
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long do đó hằng năm đều đối mặt với lũ sông Mêkong đổ về Mặc dù lũ, lụt là hiện tượng phổ biến tại An Giang, nhưng những thiệt hại về người và của do lũ, lụt tại An Giang vẫn cao hơn so với các tỉnh còn lại thuộc đồng bằng sông Cửu Long Cụ thể, theo thống kê của Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Lụt Bão Trung Ương, tổng số người chết do lũ, lụt trong giai đoạn từ năm 1991 đến
2005 tại An Giang ước tính 394 người cao gấp 1,7 lần so với tỉnh thiệt hại nặng thứ hai
là Đồng Tháp với 232 người chết Số liệu riêng năm 2005 cũng cho thấy, số người chết
do lũ, lụt ở An Giang là 24 cao nhất so với các tỉnh còn lại như Đồng Tháp 9 người, Long An 11 người [7][8][9][10][11][12][13][14][15]
Một đặc trưng nổi bật, trên 80% số ca tử vong do lũ, lụt tại An Giang phân bố hầu hết ở trẻ em Trong trận lũ lớn năm 1994, tổng số người chết là 166 trong đó số chết trẻ em là 134 chiếm 80,72%.[8] Còn trong trận lũ lớn năm 2005, tổng số người chết là 24 trong đó số chết trẻ em là 21 chiếm tỷ lệ 87,5%.[15] Hầu hết các ca chết trẻ
em đều trong độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi và đều chết do chết đuối do không được phát hiện kịp thời [4] Đây thật sự là vấn đề khó giải quyết mặc dù tỉnh An Giang đã triển khai nhiều chương trình, biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ chết đuối trẻ em trong mùa lũ
Thật vậy, trong những năm gần đây An Giang đã triển khai nhiều hoạt động nhằm làm giảm chết đuối trẻ em trên toàn địa bàn tỉnh Cụ thể năm 2006 toàn tỉnh đã thành lập tổng cộng 79 nhà giữ trẻ với 2.254 trẻ Bên cạnh đó, tỉnh còn tổ chức các lớp học bơi cho 160 trẻ, tập huấn kỹ năng nuôi dạy trẻ cho 85 cô nuôi dạy trẻ trong mùa lũ Toàn tỉnh năm 2006 thực hiện được 197 cụm, tuyến dân cư vượt lụ đã được tôn nền và cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện, nước v.v Ngoài ra tỉnh còn phối hợp với các
tổ chức y tế quốc tế như CARE, ADPC (Trung Tâm Phòng Chống Thiên Tai Châu Á), Hội Chữ Thập Đỏ quốc tế tổ chức các lớp tập huấn kiến thức phòng ngừa và ứng phó
lũ, lụt cho người dân [5]
Trang 3Như vậy đâu là nguyên nhân của việc tỷ lệ chết đuối trẻ em trong mùa lũ tại An Giang cao? Có nhiều nguyên nhân đưa đến thực trạng này, tuy nhiên nguyên nhân chính là do hành vi của người thân các trong gia đình các trẻ Trong các trường hợp tử vong, đa số là do người chăm sóc có những hành vi bất cẩn dẫn đến cái chết của trẻ
Ví dụ, trẻ đi chơi một mình bị té xuống ao, mương; mẹ làm công việc nhà không để ý
để trẻ té xuống sông v.v Các ví dụ trên chỉ là một trong những hành vi chưa được quan tâm và nghiên cứu đầy đủ Thật vậy, người ta chỉ ghi nhận các hành vi trực tiếp gây ra cái chết cho các trẻ nhưng vẫn còn những hành vi gián tiếp chưa được ghi nhận
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hy vọng có thể
mô tả một cách chi tiết các hành vi nguy cơ của người lớn đối với chết đuối ở trẻ em mùa lũ Kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng để cảnh báo người dân An Giang
về các hành vi nguy cơ có thể dẫn đến cái chết cho con em của mình, đồng thời là cơ
sở giúp cho các nhà quản lý y tế An Giang đưa ra những chương trình, hành động can thiệp hợp lý nhằm làm giảm các hành vi nguy cơ liên quan đến chết đuối của trẻ em
Câu hỏi nghiên cứu:
Tỷ lệ người dân có hành vi phòng ngừa chết đuối trẻ em trước và trong khi xảy ra lũ, lụt là bao nhiêu, và chúng có mối liên hệ như thế nào đối với các đặc điểm dân số như tuổi, giới, nghề nghiệp v.v
Mục tiêu nghiên cứu
Mục Tiêu chung
Xác định tỷ lệ người dân có hành vi phòng ngừa chết đuối trẻ em trước và trong khi lũ, lụt xảy ra của người dân và mối liên quan giữa hành vi và các đặc điểm dân số của người dân tỉnh An Giang năm 2011
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các đặc tính của đối tượng nghiên cứu, bao gồm: khu vực sinh sống, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, số trẻ trong gia đình, điều kiện sinh sống
Trang 4- Xác định tỷ lệ người dân có hành vi phòng ngừa chết đuối trẻ em trước khi lũ, lụt xảy ra
- Xác định tỷ lệ người dân có hành vi phòng ngừa chết đuối trẻ em khi lũ, lụt xảy ra
- Xác định mối liên quan giữa các đặc tính dân số và hành vi trước và trong khi lũ, lụt xảy ra
Dàn ý nghiên cứu
Hành vi phòng tránh chết đuối cho trẻ
trước khi lũ, lụt xảy ra Hành vi phòng tránh chết đuối cho trẻ
trước khi lũ, lụt xảy ra
Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống, thu nhập, số
trẻ trong gia đình
Tỷ lệ chết đuối trẻ em trong
mùa lũ cao
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm liên quan đến lũ, lụt
1.1.1 Định nghĩa lũ, lụt
Lũ là mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình
thường
Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng
trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng kéo dài một khoảng thời gian.[2]
1.1.2 Các loại lũ
Tại Việt Nam, có 3 loại lũ chính là lũ quét, lũ sông và lũ ven biển (nước biển lên cao)
Lũ quét thường xảy ra ở khu vực sông nhỏ, suối ở miền núi hoặc những khu
vực có độ dốc cao Lũ quét thường bất ngờ, xuất hiện rất nhanh sau khi trời bắt đầu mưa, diễn ra trong một thời gian ngắn, khó dự báo trước sẽ xảy ra ở đâu nên thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản Dòng chảy của lũ quét với tốc
độ cực lớn sẽ kéo theo mọi vật mà nó đi qua
Lũ sông là hiện tượng tự nhiên và theo mùa, đặc biệt vào mùa mưa hay gió
mùa, xảy ra khi mực nuớc trên sông cao hơn và tốc độ dòng chảy nhanh hơn mức bình thường Tùy theo khu vực địa lý và thời điểm mà lũ sông có thể lên chậm hoặc nhanh
và mực nuớc dâng cao lâu hay ngắn Ví dụ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì mực nuớc dâng từ từ và kéo dài từ 3-5 tháng bắt đầu từ tháng 6 âm lịch, trong khi tại khu vực sông thuộc miền Trung thì mực nuớc dâng nhanh và rút cũng nhanh hơn
Lũ ven biển thường xảy ra khi có gió mạnh thổi từ biển về đất liền do bão hoặc
áp thấp nhiệt đới tiến vào gần bờ biển.[2]
1.1.3 Các hoạt động phòng ngừa lũ, lụt đối với hộ gia đình (trước khi có lũ, lụt)
Chằng chống, gia cố nhà cửa
Trang 6Để tài sản lên cao và gói, bịt kín, đặc biệt là giấy tờ quan trọng và tiền mặt
Dự trữ lương thực, thuốc men, chất đốt và nước sạch
Che, đậy kín bể, lu, giếng nước để tránh nước bẩn tràn vào
Không làm nhà, qua lại ở các khu vực thường có lũ xảy ra, nơi gần bờ sông, dòng chảy
vì có thể bị sạt lở
Không bơi lội qua sông suối khi dòng nước chảy xiết hoặc nước đổi màu từ trong thành đục
Theo dõi dự báo thời tiết trên đài, TV và hướng dẫn của chính quyền địa phương, đặc biệt vào các thời điểm tình hình thời tiết bất lợi.[2]
1.1.4 Các hoạt động ứng phó lũ, lụt đối với hộ gia đình (trong thời gian lũ, lụt)
Giữ gìn bộ dụng cụ khẩn cấp ứng phó lũ của gia đình khô ráo và an toàn (nếu có) Không ăn thức ăn đã thấm ướt nước lũ hoặc đã hư hỏng
Thu hứng nước mưa cho đến khi chúng ta được cung cấp nước sạch Đun chín nấu sôi nước trước khi uống
Không đi lại ở nơi ngập lũ, chú ý quan sát các cột cảnh báo lũ (nếu có)
Đề phòng điện giật, cắt các nguồn điện
Hãy cảnh giác về các loài như là rắn, rít độc, do bị nước ngập có thể bò lên những chỗ khô ráo trong nhà của ta
Canh phòng con cái của chúng ta Không cho phép trẻ con chơi hay bơi lội trong nước lũ.[2]
1.1.5 Các hành vi người lớn cần làm để phòng tránh chết đuối cho trẻ em vùng lũ
Không nên cho trẻ đi kiếm rau mùa lũ
Không nên cho trẻ đi giăng câu vào mùa lũ
Nên có thành chắn cửa trước và sau nhà
Luôn chú ý đến trẻ em, trường hợp không thể trông con được thì đưa con đến điểm giữ trẻ
Trang 7Nên tập trung đưa trẻ đến trường.
Nên làm thành chắn ở giường cho trẻ
Nên cho trẻ mang theo các vật nổi (phao, can nhựa, áo phao…khi ra khỏi nhà trong mùa lũ)
Nên dạy trẻ học bơi trước mùa lũ.[3]
1.2 Một số số liệu về chết đuối trẻ em tại Châu Á và Việt Nam
Bangladesh là một quốc gia thuộc vùng châu thổ sông nước với hơn 150 triệu dân luôn phải đối mặt với lũ lụt hàng năm một quốc gia luôn phải đối mặt với lũ Theo UNICEF tại Bangladesh vào giữa tháng 8/2007 có tổng cộng 946 ca tử vong do lũ được báo cáo chính thức, trong đó chết đuối là 816 ca chiếm 86,26% Trong số chết đuối thì trên 90% là trẻ em và hầu hết là dưới 5 tuổi Trong cuộc khảo sát chấn thương
và sức khỏe tại Bangladesh (BHIS) vào năm 2003, cho thấy gần 17,000 trẻ em chết
đuối hằng năm, tương đương 46 trẻ chết đuối mỗi ngày [1] Còn theo báo cáo của tổ
chức TASC (The Alliance for Safe Children), hàng năm tại Trung Quốc cụ thể là Bắc Kinh số chết đuối trẻ em là 172, tại Giang Tây là 4.500, Thái Lan là 2.650 ca Riêng tại Việt Nam, cũng theo TASC thì hằng năm số trẻ chết đuối là 11.700 trẻ [6]
Còn tại riêng đồng bằng sông Cửu Long trong các đợt lũ lớn vào các năm 1991,
1994, 1995, 2002, 2004, và 2005 số chết trẻ em khá cao Cụ thể, từ năm 1994 đến năm
2005 tổng số người chết trong lũ là 1018 trong đó số chết trẻ em là 761 chiếm 74,75% Trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long thì An Giang là tỉnh có số chết đuối trẻ
em nhiều nhất trung bình là 56,28 trẻ/năm, đứng thứ hai là Đồng Tháp với số chết đuối trẻ em trung bình hằng năm là 29 trẻ/năm [7][8][9][10][11][12][13][14][15] Còn tại Miền Bắc cũng trong giai đoạn từ 1994 đến 2005 cũng xảy ra lũ lụt với tổng số người chết là 414 nhưng số chết trẻ em chỉ có 11 chiếm 0,03% [16][17][18][19][20][21] [22]
1.3 Các yếu tố liên quan đến chết đuối ở trẻ em
Trang 8Trong cuộc điều tra BHIS tại Bangladesh, người ta phát hiện thấy hầu hết các ca chết đuối trong mùa lũ đều gần nhà Ba phần tư số trẻ chết đuối tại những khu vực có nước cách nhà dưới 20 m, trong đó những trẻ nhỏ tuổi nhất chết đuối chỉ cách nhà chưa tới 10m Nơi trẻ chết đuối thường là sông, hồ, ao Ngoài ra có nhiều trẻ chết đuối trong các con mương, con kênh hay các dụng cụ chứa nước như ống nước, thùng nước, giếng nước Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chết đuối ở trẻ em là do thiếu sự quan tâm của ba mẹ Hai phần ba các trường hợp chết đuối khi trẻ chỉ có một mình hay
đi cùng với trẻ khác không có khả năng cứu chúng Những bà mẹ thuộc các gia đình nhiều người, nhiều con thường không thể quan tâm nhiều đến những đứa trẻ nhỏ tuổi Vào thời điểm trẻ bị té xuống nước, hầu hết các bà mẹ hay người trông trẻ đang làm
việc gia đình hay đi ra ngoài làm việc [1]
Còn theo theo báo cáo của WHO về chết đuối, tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ trong chết đuối trẻ em Tại Trung Quốc chết đuối là nguyên nhân tử vong do chấn thương hàng đầu ở trẻ có độ tuổi từ 1-4 Còn tại Mỹ, chết đuối là nguyên nhân đứng hàng thứ hai trong tử vong do chấn thương vô tình ở trẻ có độ tuổi từ 1-3 Rượu cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra chết đuối ở trẻ em khi những người trông trẻ uống rượu và mất khả năng trông trẻ Dân tộc cũng có ảnh hưởng đến chết đuối trẻ
em khi các nghiên cứu cho thấy rằng các nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ chết đuối cao hơn do có nhiều khả năng là ít cơ hội học bơi hơn các nhóm dân tộc khác Riêng tại Bangladesh, trẻ em của những bà mẹ có trình độ tiểu học thường có nguy cơ chết đuối cao hơn so với những trẻ của các bà mẹ học cấp hai hoặc cấp 3 Hầu hết số trẻ chết đuối trong độ tuổi từ 12-23 tháng và có nguyên nhân là do ngã xuống mương, hồ nghiên cứu tại Bangladesh cũng cho thấy nhà cửa không được rào chắn khỏi các nguồn nước cũng làm tăng nguy cơ chết đuối ở trẻ em [23]
Như vậy, các đặc điểm dân số như trình độ học vấn, thu nhập, dân tộc, số con trong gia đình đều là những yếu tố ảnh hưởng đến chết đuối ở trẻ em Ngoài ra các hành vi như ba mẹ uống rượu, không làm hàng rào chắn với các nguồn nước gần nhà,
Trang 9làm việc quên trong nom con cái, và để con cái tự ý đi chơi quanh nhà đều là các yếu tố nguy cơ dẫn đến chết đuối ở trẻ em
Trang 10CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại huyện An Phú tỉnh An Giang từ tháng 3-5/2011
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Dân số mục tiêu:
Tất cả hộ gia đình có con từ 2-8 tuổi tại huyện An Phú tỉnh An Giang
2.2.2 Dân số chọn mẫu:
Những hộ gia đình có con từ 2-8 tuổi tại ba thị trấn/xã của huyện An Phú thuộc tỉnh
An Giang được chọn theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên
2.3 Cỡ mẫu
Được tính theo công thức
n=Z2
p p
2
) 1 (
Chọn tỷ lệ ước lượng p=0,5, với độ tin cậy là 95% ( Z1-α/2 = 1,96)
Độ chính xác ( sai số cho phép) d= 0.05
=> Cỡ mẫu được tính là: n= 384
Tăng 10% cỡ mẫu trù liệu cho những số liệu bị sai sót, những trường hợp từ chối trả lời hoặc vắng mặt
N= 384 x 110% = 442 người
2.4 Phương pháp chọn mẫu
Huyện An Phú có 2 thị trấn An Phú và Long Bình, 12 xã bao gồm: Khánh An Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Nhơn Hội, Phú Hội, Vĩnh Hội Đông, Khánh Bình, Quốc Thái, Phước Hưng, Đa Phước, Vĩnh Trường Chọn ra 03 xã bằng cách bốc thăm
Trang 11ngẫu nhiên được 03 xã: Vĩnh Hậu, Khánh Bình, Đa Phước xã Vĩnh Hậu có số dân
là 2.629, xã Khánh Bình có số dân là 7.788, xã Đa Phước có số dân là 11.565 Từ danh sách các hộ của 3 xã trên, lấy mẫu ngẫu nhiên Với số dân của 3 xã được chọn như đã mô tả trên, theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thì số hộ cần điều tra ở mỗi xã là:
Xã Vĩnh Hậu: 53 hộ
Xã Khánh Bình: 157 hộ
Xã Đa Phước: 233 hộ
2.5 Tiêu chí chọn mẫu
2.5.1 Tiêu chí đưa vào:
Chỉ phỏng vấn các hộ gia đình có trẻ từ độ tuổi 2- 8 tuổi
Người được phỏng vấn phải là người trực tiếp chăm sóc, coi sóc trẻ em và có độ tuổi từ 18-60 tuổi
2.5.2 Tiêu chí loại ra:
Người được phỏng vấn không hợp tác trả lời câu hỏi hoặc trả lời < 50% số câu hỏi Người được phỏng vấn không còn đủ khả năng lý trí để trả lời các câu hỏi phỏng vấn Người được phỏng vấn đi vắng không thể phỏng vấn sau hai lần đến nhà
2.5.3 Kiểm soát sai lệch chọn mẫu:
Trong trường hợp người được phỏng vấn vắng mặt và số người bị loại ra nhiều hơn 10% tổng số đối tượng đã dự trù thì có thể bổ sung thêm bằng cách chọn thêm đối tượng sống cùng xã Nếu <10% thì bỏ qua, không cần phải bổ sung thêm
2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu
a/ Kỹ thật thu thập: phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt với đối tượng điều tra
b/ Công cụ: bộ câu hỏi đóng
c/ Người thu thập: được tập huấn kỹ cách phỏng vấn trước khi tham gia điều tra
d/ Phương pháp kiểm soát sai lệch thông tin:
Trang 12- Tổ chức điều tra thử trên 10 hộ gia đình tại huyện Phú để làm sáng tỏ bộ câu hỏi
và phát hiện những vấn đề cần sữa chữa
- Giải thích rõ mục đích nghiên cứu, nhấn mạnh tính khuyết danh và kêu gọi sự ủng
hộ của đối tượng nghiên cứu
- Bên cạnh việc hỏi trực tiếp, đối với các hành vi có thể quan sát kết quả đều tiến hành quan sát tại chỗ nhằm tránh sai lệch do hồi tưởng
- Các đối tượng nghiên cứu tại từng hộ đều được phỏng vấn riêng để tránh nhiễu thông tin
2.7 Xử lý và phân tích số liệu
- Dùng phần mềm Epidata để nhập liệu
- Dùng Stata 8.0 để phân tích số liệu
- Đối với thống kê mô tả: Dùng bảng phân phối tần suất của các biến số
- Đối với thống kê phân tích: Sử dụng các phép kiểm định chi bình phương, tính POR với khoảng tin cậy 95%
2.8 Liệt kê các biến khảo sát
2.8.1 Biến số đặc tính dân số
Tuổi: Được tính bằng cách lấy ngày tháng năm khảo sát trừ đi ngày tháng năm sinh
Độ tuổi đối tượng nghiên cứu là từ 18 đến 60 tuổi và được chia thành 4 nhóm bao gồm:
18-28 tuổi
29-39 tuổi
40-50 tuổi
51-60 tuổi
Giới: được đưa vào trong nghiên cứu này vì người chăm sóc trẻ em có thể là nam hoặc
nữ Đây là BS nhị giá, bao gồm hai giá trị:
Nam
Nữ