Quy định về bảo lưu kết quả học tập của sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính quy được cụ thể hóa và áp dụng thống nhất từ năm 2007.. Việc thiếu hiểu biết đó có thể dẫn tới những rủi ro
Lý do lựa chọn đề tài
Tính cấp thiết của đề tài
Bảo lưu kết quả học tập học tập đã và đang là một xu hướng của sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng Đây là chính sách quan trọng trong việc quản lý và hỗ trợ sinh viên gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống ở các trường đại học hoặc sinh viên muốn dành thời gian ôn thi vào các trường đại học khác trong năm học tiếp theo Chính sách này được áp dụng rộng rãi nhưng vẫn còn khá mới lạ với các bạn sinh viên Quy định về bảo lưu kết quả học tập của sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính quy được cụ thể hóa và áp dụng thống nhất từ năm 2007 Xu hướng bảo lưu kết quả học tập không quá phổ biến ở cấp trung học nên sẽ còn nhiều thắc mắc đối với các tân sinh viên nói riêng và sinh viên trong Học viện nói chung Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ sinh viên bảo lưu kết quả học tập trong năm học 2022-2023 khoảng 10% Đây là tỷ lệ tương đối cao, cho thấy tình trạng sinh viên bảo lưu kết quả học tập đang ngày càng phổ biến Trong giai đoạn hiện nay, “bảo lưu” đang dần trở thành cụm từ được nhiều sinh viên tìm kiếm và lựa chọn. Bên cạnh những bạn có những hiểu biết nhất định và chắc chắn vào lựa chọn của mình thì có không ít người vẫn còn mơ hồ về bảo lưu việc học Việc thiếu hiểu biết đó có thể dẫn tới những rủi ro không đáng có trong quá trình sinh viên bảo lưu kết quả học tập như lãng phí thời gian, bỏ lỡ nhiều cơ hội…
Ngoài ra, tình trạng bảo lưu khá phổ biến nhưng hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu 1 cách khoa học, thấu đáo nên việc sinh viên tìm hiểu chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ Vì vậy, chúng em muốn đem đến cái nhìn toàn diện, đúng đắn hơn cho những sinh viên đang và sẽ có ý định bảo lưu Giúp các bạn trẻ lựa chọn được hướng đi phù hợp hơn trong hành trình sắp tới
Dự án là sự quan tâm của chúng em đến vấn đề giáo dục đại học, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ sinh viên Chúng em muốn đóng góp cho sự phát triển của giáo dục đại học Việt Nam Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp chúng em nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về các quy định, thủ tục, tác động của việc bảo lưu kết quả học tập; xác định các nguyên nhân khiến sinh viên bảo lưu kết quả học tập; đánh giá tác động của bảo lưu kết quả học tập đến sinh viên; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách bảo lưu kết quả học tập Ngoài ra, nghiên cứu về bảo lưu kết quả học tập có ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng cao Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả của chính sách bảo lưu kết quả học tập, giúp sinh viên hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn đúng đắn về chính sách này, góp phần thúc đẩy tính linh hoạt trong giáo dục đại học.
Đối tượng, phạm vi, mục đích, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Nhằm cung cấp, đánh giá cái nhìn toàn diện về vấn đề bảo lưu của sinh viên và các quan điểm liên quan đến vấn đề này
- Xác định được nguyên nhân và các yếu tố dẫn tới việc bảo lưu, từ đó đưa ra đánh giá về tác động của bảo lưu đối với cuộc sống của các bạn sinh viên
- Đề xuất giải pháp và chính sách phù hợp nhằm hạn chế tình trạng sinh viên bảo lưu, đồng thời giúp sinh viên sớm quay trở lại trường học và hoàn thành chương trình đào tạo
- Tạo ra sự nhận thức và hiểu biết về vấn đề bảo lưu, cung cấp thông tin hữu ích cho cộng đồng giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo
- Phương pháp Anket - Lập bảng khảo sát thực tế qua Google Form
Nội dung nghiên cứu
Lý luận cơ bản
- Bảo lưu được hiểu là việc xác nhận kết quả học tập cùng với số học phần mà sinh viên đã tích lũy trong một kỳ học và đồng ý cho sinh viên tạm gác lại việc học trong một khoảng thời gian nhất định Sau khi quay lại trường học sau thời gian bảo lưu, sinh viên có thể đi học lại bình thường cùng khóa học dưới.
2 Thủ tục và quy định
- Theo Khoản 5 Điều 2 quy định về thời gian tối đa để hoàn thành khóa học: Thời gian tối đa để hoàn thành khóa học đối với sinh viên học hệ chính quy là không được phép vượt quá 2 lần so với thời gian đào tạo chuẩn theo từng khóa đối với mỗi ngành nghề đào tạo khác nhau.
- Đối với sinh viên liên thông: thời gian học tối đa được tính trên cơ sở thời gian đào tạo chuẩn toàn khóa giảm tương ứng với khối lượng tín chỉ được miễn trừ.
- Khoản 4 Điều 15 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về thủ tục bảo lưu kết quả sẽ do quy chế của cơ sở đào tạo quy định Thông thường, các giấy tờ cần thiết sẽ bao gồm: Đơn xin nghỉ học tạm thời.
Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc đóng học phí tại các kỳ học trong trường.
Giấy tờ chứng minh các lý do đã nêu để xin nghỉ học tạm thời và thực hiện bảo lưu kết quả học tập.
Khảo sát thực tiễn
PHẦN A: THÔNG TIN TỔNG QUÁT
Sau 2 ngày thực hiện khảo sát đối với sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền, chúng em đã thu được tổng cộng 57 câu trả lời, trong đó có cả nam và nữ, thuộc các nhóm độ tuổi khác nhau từ 18-25 tuổi và nằm rải rác ở các lớp thuộc các khóa trong trường.
PHẦN B: MỨC ĐỘ QUAN TÂM VỀ VẤN ĐỀ BẢO LƯU HỌC TẬP
Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy được đa số sinh viên (98,2%) hiểu bảo lưu học tập là việc tạm dừng việc học trong một thời gian nhất định Chỉ có 1,8% sinh viên hiểu bảo lưu học tập là việc nghỉ học hoàn toàn Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên hiểu đúng về khái niệm bảo lưu học tập Bảo lưu học tập là việc tạm dừng việc học trong một thời gian nhất định, nhưng vẫn được giữ kết quả học tập đã đạt được Đây là một quyền lợi của sinh viên để họ có thể tạm dừng việc học tập khi gặp khó khăn hoặc có nhu cầu. Đa số sinh viên cho rằng sinh viên có thể được bảo lưu học tập trong các trường hợp sau: Vì các lý do cá nhân, nhưng cả nhận đó đã phải học tập ít nhất 1 học kỳ hoặc 1 năm học; phải nghỉ để đảm bảo các vấn đề về sức khỏe có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; được cơ quan có thẩm quyền điều động hoặc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, thể dục thể thao hoặc các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật Theo khảo sát, trường hợp phổ biến nhất được “Bảo lưu” là vì các lý do cá nhân, nhưng cả nhận đó đã phải học tập ít nhất 1 học kỳ hoặc 1 năm học Số lượng sinh viên đồng ý với trường hợp này là 50 (87,7%) Đây là trường hợp được bảo lưu học tập theo nhu cầu của sinh viên Sinh viên có thể được bảo lưu học tập trong trường hợp vì các lý do cá nhân, nhưng cá nhân đó đã phải học tập ít nhất 1 học kỳ hoặc
1 năm học Có nhiều nguyên nhân khiến sinh viên cần tạm dừng việc học tập, liên quan đến các vấn đề như: sức khỏe, gia đình, công việc, các lý do cá nhân khác, Số lượng sinh viên đồng ý với trường hợp phải nghỉ để đảm bảo các vấn đề về sức khỏe có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền là 43 (75,4%) Đây là trường hợp được bảo lưu học tập để đảm bảo sức khỏe cho sinh viên Sinh viên có thể được bảo lưu học tập trong trường hợp phải nghỉ để đảm bảo các vấn đề về sức khỏe có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền Trong thời gian học tập, sinh viên có thể mắc các bệnh lý mạn tính hoặc bệnh cấp tính cần thời gian nghỉ ngơi, điều trị hoặc sinh viên có thể gặp tai nạn, chấn thương dẫn đến mất khả năng học tập trong thời gian nhất định. Ngoài ra, sinh viên có thể gặp các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, stress, dẫn đến khó khăn trong việc học tập Trường hợp bảo lưu khi được cơ quan có thẩm quyền điều động hoặc tham gia lưu lượng vũ trang và được cơ quan có thẩm quyền điều động hoặc tham gia các giải thi đấu quốc tế như olympic, học sinh giỏi, có số lượng sinh viên đồng ý lần lượt là 38 (68,7% ) và 36 (63,2%) Sinh viên có thể được bảo lưu học tập trong trường hợp được cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp điều động hoặc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, thể dục thể thao hoặc các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp này, sinh viên sẽ được bảo lưu học tập trong thời gian tham gia các hoạt động này Thời gian bảo lưu học tập sẽ được xác định dựa trên thời gian thực tế sinh viên tham gia các hoạt động này Trường hợp sinh viên bảo lưu do không muốn tham gia học nữa cần suy nghĩ lại có số lượng sinh viên đồng ý là 31(54,4%) Có nhiều lý do khiến sinh viên có thể cảm thấy không muốn tham gia học nữa, chẳng hạn như: Không tìm thấy niềm hứng thú trong việc học, không theo kịp chương trình học, chọn sai ngành, có những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
Hầu hết sinh viên đều nắm rõ về các thủ tục cũng như quy định cần thiết cho việc bảo lưu Vì vậy qua khảo sát, hai thủ tục bắt buộc của việc bảo lưu là liên hệ với trường học hoặc tổ chức giáo dục hay làm đơn xin bảo lưu học tập được sinh viên chọn nhiều nhất với 78,9% Chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết sinh viên đều nắm rõ về các thủ tục cũng như quy định cần thiết cho việc bảo lưu.
Phần trăm sinh viên quan tâm đến vấn đề bảo lưu kết quả học tập đạt mức cao nhất là 22,8% ở mức độ 2 và 3 Một số khác các bạn trẻ không quan tâm hoặc chưa biết chính sách bảo lưu này chiếm tỉ lệ lần lượt là 8,8% và 7% ở mức độ 1,2.
Với 63,2%, đa số sinh viên không có ý định bảo lưu do đã được định hướng nghề nghiệp rõ ràng và kiên định với lựa chọn của bản thân Sinh viên có ý định bảo lưu cũng chiếm một phần đáng kể (29,8%) Ngoài ra, sinh viên đã/đang bảo lưu chiếm 7%.
1 Câu hỏi dành cho sinh viên đã hoặc đang trong quá trình bảo lưu học tập
Dựa vào biểu đồ, ta thấy được học một chuyên ngành khác là lý do phổ biến nhất, với 75% số người được hỏi lựa chọn Lý do này có thể là do sinh viên muốn thay đổi chuyên ngành, hoặc muốn học thêm một chuyên ngành khác để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình Kiếm thêm thu nhập để tiếp tục việc học vào các kỳ sau được lựa chọn chiếm 50% số người được hỏi lựa chọn.
Lý do này có thể là do sinh viên gặp khó khăn về tài chính, hoặc muốn tiết kiệm tiền để trang trải chi phí học tập trong các kỳ sau Tìm hiểu 1 công việc mới, dự định riêng cũng được lựa chọn chiếm tới 50% số người được hỏi lựa chọn Lý do này có thể là do sinh viên muốn thử sức với công việc thực tế, hoặc muốn dành thời gian để thực hiện các dự định cá nhân Đi du học với 25% số người được hỏi lựa chọn Lý do này có thể là do sinh viên muốn tiếp tục học tập tại nước ngoài, hoặc muốn trải nghiệm cuộc sống ở một nền văn hóa mới Nghỉ ngơi, thư giãn được 25% số người được hỏi lựa chọn Lý do này có thể là do sinh viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, hoặc muốn dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Làm giấy tờ thủ tục khó khăn do không đáp ứng được điều kiện bảo lưu là lý do phổ biến nhất, với 50% số người được hỏi lựa chọn Lý do này có thể là do sinh viên không đáp ứng được các điều kiện bảo lưu học tập, chẳng hạn như điểm trung bình tích lũy dưới mức quy định, hoặc chưa hoàn thành hết các học phần của kỳ học trước Nhà trường không tạo điều kiện, gây khó dễ cho việc bảo lưu là lý do thứ hai phổ biến nhất,với 25% số người được hỏi lựa chọn Lý do này có thể là do sinh viên cảm thấy thủ tục bảo lưu học tập quá phức tạp, hoặc nhà trường không giải đáp thắc mắc của sinh viên một cách đầy đủ và rõ ràng Không kịp hủy học phần đã đăng kí là lý do ít phổ biến nhất, với 25% số người được hỏi lựa chọn Lý do này có thể là do sinh viên quên hủy học phần đã đăng kí, hoặc không nắm rõ quy định về hủy học phần.
Tỷ lệ sinh viên trả lời rằng gia đình, người thân ủng hộ việc bảo lưu của họ là 50% Điều này cho thấy gia đình, người thân của sinh viên có xu hướng ủng hộ quyết định bảo lưu học tập của con em mình Lý do có thể là do gia đình, người thân hiểu được những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải và muốn con em mình có thời gian để giải quyết những khó khăn đó Tỷ lệ sinh viên trả lời rằng gia đình, người thân ban đầu phản đối việc bảo lưu của họ, nhưng sau đó đã được thuyết phục là 50% Đây là tỷ lệ cho thấy gia đình, người thân đang dần có cái nhìn cởi mở hơn đối với việc bảo lưu học tập của sinh viên Lý do có thể là do gia đình, người thân nhận thấy quyết định bảo lưu học tập của con em mình là hợp lý và có lợi cho con em mình.
Biểu đồ khảo sát cho thấy 50% sinh viên đã quay trở lại trường học sau thời gian bảo lưu Điều này là một tín hiệu tích cực, cho thấy sinh viên đang dần có ý thức hơn về việc học tập và tương lai của mình Có nhiều lý do khiến sinh viên quay trở lại trường học sau thời gian bảo lưu như muốn hoàn thành chương trình học; Đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, 50% sinh viên chưa quay trở lại trường học sau thời gian bảo lưu cũng có một số lý do khiến sinh viên chưa quay trở lại trường học như: chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng; Công việc và gia đình; Các vấn đề cá nhân,
Biểu đồ cho thấy tỷ lệ sinh viên gặp khó khăn khi quay lại trường học,Trong đó,50% sinh viên không gặp khó khăn khi quay lại trường học Đây là tỷ lệ cao, cho thấy thủ tục sau bảo lưu học tập được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tiếp sau bảo lưu 25% sinh viên chọn lúc đầu có khó khăn một chút trong việc hòa đồng với bạn bè, vì hầu hết sẽ là các em nhỏ tuổi hơn mình Quay trở lại trường học sau thời gian bảo lưu có thể là một trải nghiệm khó khăn, đặc biệt là trong việc hòa đồng với bạn bè Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy lạc lõng và khó khăn trong việc tìm kiếm điểm chung với những người nhỏ tuổi hơn bạn 25% sinh viên chọn chưa quay lại nên chưa biết, nhưng chắc sẽ không quay lại vì có môi trường học tốt hơn Nếu đã tìm được một môi trường học tập tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và mục tiêu của mình, thì việc tiếp tục học tập tại đó là một lựa chọn sáng suốt.
Tất cả 100 % sinh viên bảo lưu đều cho rằng quyết định bảo lưu của mình là đúng đắn và phù hợp Hầu hết cho rằng quyết định này đã giúp họ có thời gian để suy nghĩ lại về mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp của mình Nhận ra rằng mình cần thêm thời gian để chuẩn bị cho việc học tập và phát triển bản thân Bảo lưu đem lại cho mình những trải nghiệm mới mà ở trong môi trường đại học không dạy bạn Tham gia các hoạt động ngoại khóa, học thêm các kỹ năng mới và làm thêm để tích lũy kinh nghiệm Điều này đã giúp trưởng thành hơn và có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc học tập và làm việc sau này.
2 Câu hỏi dành cho các sinh viên có ý định bảo lưu học tập
Với 29,8%, sinh viên có ý định bảo lưu đang chiếm vị trí thứ hai, Qua khảo sát lý do tác động đến ý định bảo lưu, sinh viên có những thay đổi trong định hướng nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (70%) cho thấy sinh viên đang có nhu cầu tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp của bản thân một cách rõ ràng hơn Điều này có thể do sinh viên chưa hiểu rõ về ngành học, cơ hội việc làm sau khi ra trường hoặc sau một thời gian học tập sinh viên cảm thấy môi trường học tập không phù hợp với bản thân Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan chiếm phần trăm khá lớn như sinh viên có dự định cá nhân khác cần thực hiện (60%); muốn giải toả tâm lý, căng thẳng cho bản thân (40%); không có động lực học tiếp (30%); đi du học, xuất khẩu lao động (20%) Hay nguyên nhân cũng đến từ yếu tố khách quan như chất lượng học tập hiện tại của ngành không tốt (15%) hoặc do khó khăn về tài chính (25%) làm cho sinh viên không thể tiếp tục học tập và có ý định bảo lưu Ngoài ra, các nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ 5% Tuy nhiên,những nguyên nhân này cũng cần được quan tâm và tìm giải pháp để hỗ trợ sinh viên.Nhìn chung, các tác động dẫn đến sinh viên có ý định bảo lưu học tập khá đa dạng Các nguyên nhân trên đều là những lý do phổ biến Điều này cho thấy sinh viên đang ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn ngành học phù hợp cho những công việc tương lai.
Dựa vào biểu đồ trên, kế hoạch chọn một ngành học/khoá học ngắn hạn để thử sức là kế hoạch được nhiều sinh viên lựa chọn nhất (40%) cho thấy sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và tham gia các ngành học cũng như các khóa học ngắn hạn để thử sức. Điều này giúp họ khám phá, trau dồi các kỹ năng mới và tìm ra định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân Bên cạnh đó, kế hoạch giữ lấy niềm đam mê với ngành học cũ cũng được nhiều sinh viên lựa chọn (30%) Đây là kế hoạch khá thiết thực để sinh viên có thể quay trở lại sau bảo lưu mà không bị bỡ ngỡ Khi vẫn còn giữ được niềm đam mê với ngành học cũ, sinh viên sẽ có động lực để học tập và trau dồi các kỹ năng liên quan.Việc lập kế hoạch học tập, học thêm một chuyên ngành, ngôn ngữ mới chiếm 20%.Điều này cho thấy sinh viên hiểu rằng việc lập kế hoạch học tập là cần thiết để có thể quản lý thời gian và công việc học tập một cách hiệu quả Khi có kế hoạch học tập cụ thể, sinh viên sẽ không bị quá tải và có thể hoàn thành các mục tiêu học tập của mình.Ngoài ra, kế hoạch xác định mục tiêu học tập cũng chiếm tỉ lệ nhỏ(10%) Nhìn chung,các sinh viên được khảo sát đều có những kế hoạch bảo lưu hiệu quả Những kế hoạch này giúp họ tận dụng thời gian bảo lưu để phát triển bản thân và nâng cao giá trị của bản thân trên thị trường lao động.
Kết quả nghiên cứu và giải pháp
Kết quả nghiên cứu
Việc nghiên cứu vấn đề bảo lưu kết quả học tập của sinh viên là một nghiên cứu quan trọng không chỉ riêng đối với sinh viên, nhà trường mà còn đối với cả xã hội,nghiên cứu vấn đề này cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo và nâng cao giáo dục.
Qua nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên đều nắm rõ về bảo lưu kết quả học tập và những quy định về vấn đề này Số lượng sinh viên có ý định và đang/ đã bảo lưu chiếm số lượng không nhỏ, điều này cho thấy mức độ phổ biến của vấn đề Có đa dạng những lý do cho việc bảo lưu kết quả học tập, điểm chung là có thêm thời gian cho cá nhân sinh viên nhưng phần lớn là do sự thay đổi trong định hướng nghề nghiệp Bảo lưu kết quả học tập tác động lớn tới cuộc sống của sinh viên theo nhiều hướng khác nhau.Đối với sinh viên có mục tiêu và kế hoạch cụ thể tìm được định hướng đúng, việc bảo lưu giúp sinh viên có thêm thời gian mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng mới hay tận dụng được cơ hội thăng tiến Ngược lại đối với sinh viên còn mơ hồ chưa có định hướng, việc bảo lưu khiến họ bị trì trệ kiến thức, lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức Về vấn đề quay lại học tập sau bảo lưu chiếm số lượng lớn trong ý định của sinh viên, nhưng vẫn tồn tại “ quyết định một đi không trở lại” Nhìn chung, đây cũng là một “lối mở” khá an toàn cho những sinh viên có sự lựa chọn lại ngành học, trường học
Đề xuất giải pháp
Bảo lưu kết quả học tập là một chính sách nhân văn nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm tác động tới sinh viên Dù là chính sách hay nhưng tỉ lệ sinh viên bảo lưu kết quả học tập cao lại là vấn đề báo động Do đó, chúng ta cần có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng sinh viên bảo lưu, đồng thời giúp sinh viên sớm quay trở lại trường học và hoàn thành chương trình đào tạo Vì xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên để hạn chế tình trạng bảo lưu học tập, cần có sự phối hợp của các bên liên quan, bao gồm: nhà trường, sinh viên và gia đình Dưới đây là một số giải pháp cụ thể: Đối với sinh viên :
Tìm hiểu và có định hướng đúng về nghề nghiệp theo đuổi : Điều này sinh viên cần xác định rõ từ sớm để chọn lựa được đúng ngôi trường đào tạo phù hợp.Xác định rõ mục tiêu học tập: Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu học tập của bản thân để có động lực học tập và tránh tình trạng bỏ học giữa chừng.
Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp: Sinh viên cần tìm hiểu và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với bản thân để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm và giải tỏa căng thẳng, từ đó tránh tình trạng chán nản học tập. Đối với nhà trường :
Tăng cường công tác tư vấn học tập: Nhà trường cần tăng cường công tác tư vấn học tập cho sinh viên, giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp và hoàn thiện đủ kĩ năng cho nghề nghiệp Điều chỉnh chương trình đào tạo: Nhà trường cần điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và khả năng của sinh viên, tránh tình trạng sinh viên phải học quá nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn.
Hỗ trợ sinh viên về tài chính: Nhà trường cần có các chính sách hỗ trợ sinh viên về tài chính, giúp sinh viên giảm bớt áp lực học tập và sinh hoạt. Đối với gia đình :
Quan tâm và động viên con em: Gia đình cần quan tâm và động viên con em học tập, giúp con em vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu học tập.
Giúp đỡ con em về tài chính: Gia đình cần giúp đỡ con em về tài chính, giúp con em giảm bớt áp lực học tập và sinh hoạt.
Việc hạn chế tình trạng bảo lưu kết quả học tập là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết Bằng sự phối hợp của các bên liên quan, tình trạng này có thể được giảm thiểu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Nghiên cứu về vấn đề bảo lưu kết quả học tập của sinh viên với tầm quan trọng nhất định của nó sẽ là cơ sở và tiền đề cho những nghiên cứu về giáo dục đại học khác như: Nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học; Nghiên cứu về nhu cầu và mong muốn của sinh viên đại học;Nghiên cứu về cơ chế quản lý giáo dục đại học; Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của sinh viên… Hơn hết, nghiên cứu là cơ sở để Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng và các trường cao đẳng và đại học nói chung có thể dựa vào để đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.