1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập học phần thực tập định hướng nghề nghiệp 2

15 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND phường quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trang 2

Mục lục

I PHẦN MỞ ĐẦU: 3

1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập 3

1.2 Giới Thiệu Về Cán Bộ Hướng Dẫn Thực Tập 5

II PHẦN NỘI DUNG 6

2.1 Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập 6

2.2 Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu 8

2.3 Các công việc được giao thực hiện hoặc tìm hiểu 9

2.4 Nhận xét chung 10

III KẾT LUẬN 11

IV XÁC NHẬN NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP 11

Đánh giá kết quả thực tập 14

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập

- Tên cơ quan thực tập: UBND phường Trần Hưng Đạo – thành phố Phủ Lý

– tỉnh Hà Nam.

- Bộ máy lãnh đạo: Trần Nam Trung (chủ tịch UBND)

Ngô Qúy Dương (phó chủ tịch UBND)

- Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ:

+ Cơ cấu tổ chức: - Đảng ủy;

- Hội đồng nhân dân; - Ủy ban nhân dân;

- UB MTTQ và các tổ chức công tác xã hội phường; - Khối nội chính-sự nghiệp-hiệp quản-tổ chức XH.

A CHỨC NĂNG

1 Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND phường quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

2 Phòng Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế cộng chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND phường, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.

B NHIỆM VỤ

1 Trình UBND phường ban hành quyết định; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực tư pháp; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của HĐND và UBND phường trong lĩnh vực tư pháp.

Trang 4

2 Trình Chủ tịch UBND phường dự thảo các văn bản về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND phường.

3 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4 Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 5 Tham mưu về viê zc theo dõi thi hành pháp luật.

6 Tham mưu về viê zc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

7 Tổ chức triển khai thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND phường theo quy định của pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường.

8 Tham mưu về kiểm soát thủ tục hành chính.

9 Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện niêm yết công khai thủ tục hành chính, báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cơ quan chuyên môn phường.

10 Tham mưu về viê zc phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở 11 Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

12 Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của tổ dân phố trước khi trình Chủ tịch ủy ban nhân dân phường phê duyệt.

13 Giúp UBND phường thực hiện nhiệm vụ về xây dựng phường tiếp cận pháp luật theo quy định.

14 Tham mưu về viê zc quản lý và đăng ký hộ tịch 15 Tham mưu về chứng thực.

16 Tham mưu về bồi thường nhà nước.

17 Thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật 18 Tham mưu về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

19 Giúp UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.

20 Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng.

Trang 5

21 Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND phường và Sở Tư pháp.

22 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động tư pháp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của UBND phường.

23 Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật, phân công của UBND phường.

25 Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND phường.

26 Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND phường giao hoặc theo quy định của pháp luật.

1.2 Giới Thiệu Về Cán Bộ Hướng Dẫn Thực Tập.

- Họ và tên: Trần trung Kiên; chức vụ: chuyên viên phòng Tư Pháp phường Trần Hưng Đạo – thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.

- Vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập: Chịu trách nhiệm làm việc tại Bộ phận Một cửa phường.

- Chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực tập:

- Trực tiếp tham mưu, giúp đồng chí phó chủ tịch phường thực hiện công tác quản lý nhà nước trong phạm vi được Trưởng phòng giao phụ trách.

- Tham mưu chấm chỉ số CCHC phường theo quy định.

- Chịu trách nhiệm về Ứng dụng CNTT, các hoạt động đoàn thể, công đoàn, nội vụ phòng.

- Tham mưu xây dựng dự toán và chuẩn bị hồ sơ quyết toán kinh phí phục vụ hoạt động chuyên môn của phòng theo đúng quy định của pháp luật.

Trang 6

II PHẦN NỘI DUNG

2.1 Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập

- Kiểm soát văn bản:

+ Tham mưu các Kế hoạch, văn bản triển khai đến các phòng ban; + Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật;

+ Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do UBND phường ban hành;

+ Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.

- Kiểm soát thủ tục hành chính

+ Thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá TTHC lĩnh vực Tư pháp.

+ Tham mưu báo cáo UBND phường để kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo quy định.

+ Báo cáo công tác kiểm soát TTHC lĩnh vực Tư pháp theo định kỳ với UBND phường.

- Phổ biến giáo dục pháp luật:

+ Tham mưu xây dựng triển khai các Kế hoạch, chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật triển khai đến các đơn vị;

+ Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật sau khi được UBND phường phê duyệt;

+ Tham mưu việc theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra công tác phổ, biến giáo dục pháp luật tại địa phương; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức có liên quan;

+ Tham mưu việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận;

+ Tham mưu văn bản hướng dẫn việc xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định của pháp luật;

Trang 7

+ Tham mưu hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp phường và ở các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Theo dõi thi hành pháp luật:

+ Tham mưu xây dựng triển khai các Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật triển khai đến đơn vị;

+ Tham mưu theo dõi thường xuyên về tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn phường;

+ Tham mưu kiểm tra, giám sát việc theo dõi thi hành pháp luật; + Tham mưu thực hiện công tác điều tra, khảo sát về công tác theo dõi thi hành pháp luật;

+ Tham mưu tổ chức, tập huấn, bồi dưỡng hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường.

- Lĩnh vực hoà giải cơ sở:

+ Tham mưu văn bản hướng dẫn UBND phường thường xuyên kiện toàn các tổ hòa giải, hòa giải viên, lựa chọn các hòa giải viên có trình độ, năng lực tâm huyết để bầu vào các tổ hòa giải;

+ Tham mưu tổ chức hướng dẫn kỹ năng hoà giải; thường xuyên tổ chức các hội nghị, cung cấp thông tin tài liệu về các văn bản pháp luật mới, có liên quan nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ hoà giải viên;

+ Tham mưu các biện pháp duy trì và nâng cao chất lượng mô hình tổ hòa giải 5 tốt;

+ Tham mưu kiểm tra việc triển khai thực hiện kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho tổ hòa giải;

+ Tham mưu việc kiểm tra, đánh giá về công tác, hòa giải, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích xuất sắc.

Trang 8

- Tham mưu công tác bồi thường trách nhiệm của nhà nước trên địa bàn phường.

- Trợ giúp pháp lý:

+ Tham mưu Kế hoạch trợ giúp pháp lý triển khai đến các đơn vị;

+ Tham mưu tổ chức khảo sát và tổng hợp nhu cầu trợ giúp pháp lý trên địa bàn phường;

+ Tham mưu ban hành văn bản, lịch tiến độ tổ chức phối hợp trợ giúp pháp lý lưu động tại các phường trên địa bàn phường;

+ Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý, UBND các phường trong việc tổ chức thực hiện buổi trợ giúp pháp lý trên địa bàn phường.

2.2 Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu

- Công việc mà em đã tìm hiểu trong thời gian thực tập nghề nghiệp là lĩnh

vực về chứng thực và lĩnh vực hòa giải ở cơ sở:

+ Lĩnh vực chứng thực:

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản; Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Chuyên viên tư pháp thực hiện chứng thực các việc, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

+ Lĩnh vực hòa giải ở cơ sở:

Trang 9

Theo điều 2 khoản 1 của Luật hòa giải cơ sở ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2013: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này”.

Công tác hoà giải cơ sở là việc Hoà giải viên vận dụng pháp luật, kiến thức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ ở cơ sở Hòa giải cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hòa giải.

Tổ hòa giải là tổ chức quần chúng của nhân dân được thành lập tại cơ sở, thực hiện hòa giải tại chỗ, kịp thời, thường xuyên các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp trong nhân dân, chủ động phòng ngừa vi phạm pháp luật và góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Vai trò của hòa giải ở cơ sở:

+ Hòa giải ở cơ sở có ưu điểm cơ bản là giải quyết kịp thời ngay từ đầu các mâu thuẫn, tranh chấp không để tranh chấp trở nên gay gắt.

+ Những người thực hiện và tham gia hòa giải là những người gần gũi, quen biết, hàng ngày cùng lao động, sinh hoạt, dễ tạo sự thông cảm giữa các bên.

+ Hòa giải ở cơ sở được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế các vụ, việc khiếu kiện vượt cấp, giảm bớt các vụ việc phải đưa ra cơ quan có thẩm quyền hoặc Tòa án giải quyết, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của nhân dân và nhà nước.

+ Nhờ hiệu quả của công tác hòa giải, nhiều chị em được bảo vệ trước nạn bạo hành gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã được hàn gắn, thuận hòa.

2.3 Các công việc được giao thực hiện hoặc tìm hiểu

* Công việc được giao là lĩnh vực chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận, photo các văn bản, tài liệu cho cuộc họp, gõ tờ trình, công văn, báo cáo để gửi lên Sở Tư Pháp.

Trang 10

- Lĩnh vực chứng thực:

+ Nhận hồ sơ được tiếp nhận thông qua quá trình kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của giấy tờ từ cán bộ Tư Pháp trực một cửa của phòng Tư Pháp UBND phường Trần Hưng Đạo;

+ Mang về phòng kiểm tra số lượng và điều chỉnh các số trên dấu sao cho đúng ngày, đúng số trên hồ sơ Đóng dấu cẩn thận, ngay ngắn, rõ ràng và chính xác sau đó trình cho Phó chủ tịch UBND ký xác nhận.

+ Sau khi được ký xác nhận thì phải đóng dấu đồng và lưu ý nếu hồ sơ có nhiều tờ liền mạch thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Cuối cùng trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

- Ngoài lĩnh vực chứng thực, còn được giao đi photo các tài liệu để chuẩn bị cho các cuộc họp giao ban, gõ tờ trình và công văn báo cáo lên Sở

2.4 Nhận xét chung

Với mức độ hiểu biết và năng lực hiện nay thì bản thân em hoàn thiệc khá tốt các công việc được giao Ngoài ra để thực hiện tốt các công việc đó và một số công việc khác của vị trí công tác này thì bản thân em cần trau dồi thêm hiểu biết về các loại máy in và máy photo, khả năng giao tiếp cần chỉnh chu hơn và cần thêm kiến thức về lĩnh vực Luật hòa giải.

- Khó khăn: Thứ nhất, công việc mới nên cần thời gian thích ứng và học hỏi; Thứ hai, chưa biết sử dụng các loại máy in, máy photo nên gặp nhiều khó khăn;

Thứ ba, vì chưa quen môi trường trong cơ quan nên khả năng giao tiếp còn nhiều hạn chế.

- Thuận lợi: Khả năng tiếp thu cao nên hoàn thành các công việc ở mức khá tốt;

Không làm chậm tiến độ của phòng;

Luôn chủ động nhận công việc để tích thu thêm kinh nghiệm.

Trang 11

- Nếu không biết thì mình phải hỏi, sai thì cũng phải hỏi mọi người để tìm cách khắc phục lỗi, tập trung lắng nghe mọi người nói khi giao việc, cần sự tập trung và nhanh nhẹn, đi đúng giờ, cần giao tiếp khéo léo với mọi người, không được mắc một lỗi sai lần thứ hai, nghiêm túc chấp hành nội quy của cơ quan thực tập.

III KẾT LUẬN

Em rất thích môi trường làm việc trong cơ quan Nhà nước, những công việc em được giao tuy lúc đầu gặp khó khăn đôi chút nhưng quen rồi thì em cảm thấy khá thú vị Tuy nhiên em cần trau dồi thêm hiểu biết về Luật nhiều hơn để có thể được phân công và giao nhiều công việc khác nhau, cũng vì làm việc trong một cơ quan mang tính chuyên nghiệp nên cần trau dồi khả năng giao tiếp Sau buổi thực tập nghề nghiệp 2 em có thể xác định thêm một bước tiến trong tương lai

IV XÁC NHẬN NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

Xác nhận thời gian thực tập: Từ 19/12/2022 đến 01/03/2023

1 23/12/2022 - Gặp gỡ giao lưu, giới thiệu bản thân, quá trình học tập công tác cùng các cán bộ trong đơn vị.

- Thăm quan văn phòng cơ quan.

2 05/01/2023 - Được giới thiệu cán bộ hướng dẫn thực tập.

- Được nghe cán bộ hướng dẫn về các chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí làm việc trong cơ quan.

3 06/01/2023 - Cán bộ hướng dẫn thông tin và được xem nghiên cứu các văn bản pháp lý của cơ quan như:

Trang 12

+ Quan sát bản niêm yết lịch làm việc + Quan sát cán bộ hướng dẫn làm việc và đặt những câu hỏi vướng mắc để liên hệ với các bài đã được học tại trường Đại học Mở Hà Nội 4 12/1/2023 - Được cử giúp, ngồi cạnh cán bộ phụ trách

lĩnh vực tư pháp để quan sát cách tiếp đón, chứng thực các yêu cầu của người dân như: tiếp nhận yêu cầu xin giấy ủy

- Phụ giúp cán bộ hướng dẫn những công việc như: xin chữ kí xác nhận, dấu đỏ của

7 10/03/2023 - Được cán bộ hướng dẫn, giao công việc văn phòng như: đóng dấu, photo, xin chữ kí xác nhận của lãnh đạo,…

8 17/02/2023 - Làm công việc văn phòng như ngày 23/5 - Dọn dẹp bàn làm việc, sắp xếp hồ sơ, các

loại dấu đỏ,…

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w