Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
106,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN BÁO CÁO THỰC TẬP HỌC PHẦN THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 3 (EL68) Cán bộ hướng dẫn: Đặng Thị Thảo Sinh viên thực hiện: Trần Hoài Sơn Ngày sinh: 18 / 11 / 1986 Lớp: Ngành đào tạo: 2322.EDNAG118A Địa điểm thực tập Luật kinh tế Thời gian thực tập: Cán bộ Địa chính – UBND xã Trường Sơn Mã course học: Từ 06 / 12 / 2023 đến 09 / 01 / 2024 EL68 NĂM 2024 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 NỘI DUNG BÁO CÁO 1 I PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập .1 1.2 Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu 2 II PHẦN NỘI DUNG 9 2.1 Mô tả vị trí nghề nghiệp 9 2.2 Phân tích những yêu cầu trong việc thực hiện các công việc .10 2.3 Phân tích thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các công việc được giao 13 2.4 Nhận xét chung 17 III KẾT LUẬN 19 IV XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 21 4.1 Xác nhận thời gian thực tập: Từ 06/12/2024 đến 09/01/2024 21 4.2 Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập 25 4.3 Đánh giá kết quả thực tập 26 NỘI DUNG BÁO CÁO I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập a Tên cơ quan thực tập Tên cơ quan: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRƯỜNG SƠN Địa chỉ: xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh b Ban lãnh đạo Lê Đình Tài Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phan Tuấn Anh Phó Chủ tịch UBND xã Sơ đồ tổ chức của UBND xã c Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã 1 Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ủy ban nhân dân Mỗi thành viên ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công UBND xã chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của hội đồng nhân dân xã, phối hợp chặt chẽ giữa ủy ban nhân dân xã với mặt trận tổ quốc xã và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ UBND xã giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của ủy ban Cán bộ, công chức xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ từng bước đưa hoạt động của UBND xã ngày càng chính quy, hiện đại vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở I.2 Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu a Mô tả vị trí công chức địa chính Công chức địa chính: là chức danh gọi tắt của công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với đơn vị hành chính phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với đơn vị hành chính là xã) Địa chính xã là cách gọi để chỉ những cá nhân là công chức làm việc tại UBND xã, những công chức này có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai Do đó, địa chính xã có chức năng và nhiệm vụ là hỗ trợ UBND xã quản lý chặt chẽ, thống nhất các vấn đề về đất đai trên địa bàn Nhiệm vụ chung của công chức địa chính là tham mưu, thực hiện các công việc giúp cho UBND xã tiến hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của 2 UBND xã trong các lĩnh vực, bao gồm đất đai, môi trường, tài nguyên, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và các công việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo các quy định của pháp luật Các công việc thực hiện hàng ngày Công chức địa chính: - Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; - Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ - Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về tài nguyên đất - Thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ địa chính b Chi tiết nội dung công việc vị trí công chức địa chính Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; - Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn; - Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã; - Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp 3 phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch UBND cấp xã quyết định hoặc báo cáo UBND cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao c So sánh công việc của vị trí công chức địa chính với một số vị trí nghề nghiệp khác trong UBND xã Giống nhau: Theo Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã như sau: - Ngoại trừ tiêu chuẩn của công chức Chỉ huy trưởng BCH Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyển ngành về quân sự Tiêu chuẩn của các vị trí khác trong UNBD xã như sau: Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên; Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của luật đó - UBND cấp tỉnh theo quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Căn cứ tiêu chuẩn của từng chức danh và điều kiện thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh quy định: Tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh công chức cấp xã cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP 4 Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng; Xây dựng kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ), thực hiện các chế độ, chính sách và tinh giản biên chế Khác nhau: Sự khác nhau của các vị trí nghề nghiệp là do chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí yêu cầu cụ thể một số vị trí nghề nghiệp khác trong UBND xã như sau: TT CHỨC DANH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 1 Địa chính - Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm - xây vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Đất dựng đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; - Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: + Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; + Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn; + Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã; + Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai 5 và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo UBND cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao Chỉ huy - Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về 2 BCH quân trưởng Quốc phòng và các quy định khác có liên quan; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã sự xã giao 3 Văn - Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng - quyền hạn của UBDN cấp xã trong các lĩnh vực: Văn Thống kê phòng, thống kê cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật; - Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch UBND cấp xã; + Giúp Thường trực HĐND và UBND cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của HĐND, UBND cấp xã; + Giúp Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức tiếp dân; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, xây dựng chính quyền điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính, tập hợp, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực HĐND, UBND xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của UBND cấp xã và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; + Chủ trì, phối hợp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; 6 - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao - Tham mưu giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật; - Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn; + Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết Tài chính toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, 4 - kế toán ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; + Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản ) theo quy định của pháp luật; + Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao 5 Tư pháp - - Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm hộ tịch vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật - Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: + Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật; + Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã báo cáo cơ quan 7 cản trở khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân 2.3 Phân tích thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các công việc được giao a Mô tả các công việc được giao thực hiện Nêu cụ thể được giao việc gì, việc đó thực hiện như thế nào Công việc được công chức địa chính giao trong thời gian thực tập trong đó có một số việc sau: - Đánh máy các văn bản về đất đai, cấp phép cải tạo, xây dựng công trình, công văn, báo cáo về các vấn đề đất đai, quy hoạch, môi trường, về giới hành chính, nông nghiệp… - Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản về quản lý đất đai: Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ; Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Đọc và tìm hiểu các hồ sơ về đất đai, biến động đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn địa chính xã - Soạn thảo văn bản kế hoạch “Tổng vệ sinh môi trường tháng 12/2023 trên địa bàn xã” Kế hoạch gồm 2 trang, có các nội dung: Trích dẫn nghị quyết, kế hoạch của tỉnh và địa phương về bảo vệ môi trường; Mục đích, ý nghĩa; Thời gian thực hiện, các nội dung cần triển khai, thành phần lực lượng tham gia; Công tác tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện từ UBND xã, UB MTTQ, các đoàn thể phường, nhà trường và thôn xóm Ngoài ra, sinh viên được cán bộ công chức địa chính hướng dẫn chi tiết công việc đo đạc địa chính; đây là quá trình xác định, đo lường và ghi chép các thông tin về đất đai và các yếu tố liên quan đến nó như ranh giới, diện tích, hình dạng, và quyền sở hữu Các bước thực hiện như sau: 13 - Bước 1: Xác định mục đích đo đạc: Phối hợp với chủ sử dụng đất để xác định nhiệm vụ đo đạc, xác định các loại giấy tờ cần thiết và quy trình thực hiện công tác đo đạc cụ thể như: đo đạc để cấp đổi, chuyển chức năng sử dụng; chuyể quyền sử dụng tách thửa, hợp thửa, … - Bước 2: Thu thập tài liệu phục vụ công tác đo đạc địa chính: Yêu cầu chủ sử dụng đất cung cấp các loại giấy tờ lên quan đến quyền sử dụng đất và thửa đất như CMND/CCCD, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, … (có thể cung cấp bản sao không cần công chứng) - Bước 3: Xác định ranh giới thửa đất thực tế và đánh dấu vị trí trên bản đồ: Trong bước này cần xác đinh ranh giới, mốc giới thửa đất và đánh dấu mốc bằng cọc bê tông Xác định điểm chuyển hướng của ranh giới thửa đất sau đó xác định vị trí tửa đất trên bản đồ tham khảo - Bước 4: Đo đạc hiện trường: Tiến hành sử dụng các loại máy móc, thiết bị bào gồm: thước, máy đo khoảng cách, máy đo đạc điện tử, để đo đạc các vị trí trên ranh đất một cách chính xác nhất - Bước 5: Nộp hồ sơ: Sau lần kiểm tra cuối nếu không phát hiện sai sót của hồ sơ kỹ thuật thửa đất và pháp lý, sẽ được tiến hành điều chỉnh vị trí đất b Mô tả các thuận lợi Trong thời thực tập tại UBND xã Trường Sơn, được dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn thực tập và các cán bộ tại đơn vị, tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản về địa chính, cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong hoạt động nghiệp vụ công tác của công việc mình đã lựa chọn thực tập Trước khi đăng kí thực tập, đã được thầy cô hướng dẫn sơ qua về quá trình thực tập, dặn dò về những kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công sở để có thể hòa nhập 14 một cách nhanh chóng vào môi trường mới Từ những nhận xét, ý kiến đóng góp chân thành thẳng thắn của các cán bộ trong đơn vị thực tập mỗi khi gặp khó khăn hay làm chưa đúng, chưa chuẩn, những thiếu sót trong ý tưởng đã giúp kỹ năng làm việc của tôi tiến bộ hơn rất nhiều Trong quá trình thực tập tôi cũng học hỏi được rất nhiều từ cách giao tiếp, cư xử với công dân, đồng nghiệp, với cấp trên Đặc biệt mở mang, học hỏi được thêm nhiều điều từ những kinh nghiệm quản lý trên thực tế của các anh chị đi trước Các cô chú, anh chị tại cơ quan đã quan tâm, giúp đỡ tận tình trong mọi trường hợp, chỉ cho những lời khuyên đúng đắn và chỉ dạy tôi trong việc đi thực tế cơ sở thu thập thông tin, vận dụng những kiến thức đã được học, từ đó có những so sánh, đối chiếu giữa những kiến thức lý thuyết và thực tiễn Giúp tôi có những hình dung ban đần về công việc mình sẽ làm sau này, hình thành nên những kinh nghiệm phục vụ cho công việc của mình trong tương lai Nơi làm việc có cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, hiện đại nên tôi có thể hoàn thành công việc một cách thuận lợi và hiệu quả hơn Những điều thuận lợi ở trên đã giúp cho tôi có thể hòa nhập vào môi trường làm việc mới nhanh hơn, biết làm việc một cách khoa học hợp lý hơn Đó là những điều tôi cần cố gắng hơn nữa để ngày càng hoàn thiện, có thể tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết, rất có ích cho công việc của tôi sau này c Đánh giá về kết quả thực hiện các công việc được giao Với các công việc được cán bộ hướng dẫn thực tập giao, em thấy đã tiếp thu và học hỏi được nhiều điều về cách quan sát, tiếp cận, nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề, sự kiện, đặc biệt là những vấn đề trên lĩnh vực địa chính – xây dựng, phục vụ cho ngành học của mình Những điều đó kết hợp với những kiến thức đã học được ở đơn vị thực tập đã tạo cho tôi vốn kiến thức cơ bản về lý luận và cách vận dụng lý luận vào thực tiễn Về chuyên môn: Các công việc tôi được thực hiện trong thời gian thực tập có khối lượng vừa phải, bên cạnh các công việc đúng với chuyên môn địa chính mà tôi thực tập và định hướng nghề nghiệp, tôi còn được tiếp cận với các kiến thức về đất 15 đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới,… Đây là những kiến thức vô cùng quý giá với tôi, giúp tôi thêm hiểu biết và là những kiến thức hỗ trợ cho việc giải quyết công việc của vị trí này Yếu tố chuyên môn trong các công việc là vừa phải, không đòi hỏi tư duy quá phức tạp, và được tăng dần theo thời gian, mới đầu là làm quen, tiếp cận các quy trình tiếp dân và đọc các kiến thức sẽ vận dụng để giải quyết công việc, sau là hỗ trợ cán bộ hướng dẫn thực hiện công việc và sau đó nữa là trực tiếp thực hiện công việc dưới sự hỗ trợ của cán bộ hướng dẫn Về kỹ năng: Qua các công việc được thực hiện, bên cạnh các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc như kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống được tôi luyện theo thời gian, tôi còn được học những kỹ năng tưởng rất nhỏ nhặt nhưng vô cùng cần thiết như: bảo quản và sử dụng máy toàn đạc, quản lý hồ sơ, sử dụng phần mềm địa chính,… Đây đều là những kỹ năng cần thiết cho mọi công việc, được nâng cao dần theo thời gian, cán bộ hướng dẫn cũng tận tình chỉ bảo để tôi có thể biết và có được các kỹ năng này, việc áp dụng các kỹ năng trong giải quyết công việc đã ngày càng được nâng cao d Khó khăn trong công việc được giao cũng như các công việc của vị trí nghề nghiệp và hướng khắc phục trong thời gian tới Khó khăn Do chỉ có kiến thức học trên lý thuyết, thiếu kiến thức trong thực tế, còn bỡ ngỡ nên ban đầu trong xử lý công việc còn chậm, chưa mạnh dạn đề xuất ý tưởng Với kinh nghiệm ít ỏi và tuổi đời còn rất trẻ, vốn sống không nhiều nên trong quá trình thực tập tôi đã gặp phải một số khó khăn, sai sót cũng như thấy được sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế của mình Bản thân còn thiếu tự tin khi thuyết trình trước đám đông nên gặp khó khăn trong việc giao tiếp với công dân hoặc trình bày các nọi dung khi tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Kỹ năng tin học bản thân tôi cần trau dồi thêm Khối lượng công việc tại xã Trường Sơn khá nhiều, địa bàn rộng, dân cư đông, nên việc quản hồ sơ địa chính của cán bộ chuyên môn phường nói riêng và 16 các bộ phận chuyên môn khác nói chung khá nặng nề và áp lực Công dân đôi khi không hiểu và thông cảm cho công chức yêu cầu phải giải quyết công việc nhanh, hoặc đòi hỏi các vấn đề vô lý như khi thiếu hồ sơ nhưng vẫn yêu cầu phải giải quyết mà không nghe cán bộ giải thích và quy chụp cho là công chức yêu sách, gây khó khăn Biện pháp khắc phục Qua thời gian thực tập, tôi nhận thấy bản thân mình còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần khắc phục các nhược điểm bằng cách trau dồi các kỹ năng tin học và công nghệ thông tin Thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiệp vụ cũng như cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực địa chính - xây dựng Cần học hỏi thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp giải quyết vấn đề để xử lý các tình huống khi tiếp công dân Luôn lắng nghe và kiên nhẫn giải thích cho công dân hiểu những quy định của pháp luật, về những giấy tờ cần thiết để thực hiện các thủ tục liên quan địa chính - xây dựng Thời gian tới, tôi cần không ngừng học tập, rèn luyện để trau dồi bản thân, hoàn thiện kiến thức hơn; tích cực chủ động hơn trao đổi với công chức, lãnh đạo đơn vị những vấn đề bản thân chưa hiểu, còn vướng mắc; mạnh dạn trao đổi với cơ quan chuyên môn cấp trên đối với các vụ việc khó, phức tạp Từ đó phục vụ tốt hơn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như quá trình thực tập tiếp theo của mình 2.4 Nhận xét chung a Nhận xét của bản thân về vị trí nghề nghiệp được tiếp cận Những năm gần đây, lĩnh vực xây dựng, đất đai đang trở thành vấn đề nóng và luôn được nhiều người quan tâm, do đó trách nhiệm của người cán bộ chuyên trách ở lĩnh vực này cũng nặng nề hơn so với thời gian trước Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ngoài nhiệm vụ chính được giao, cán bộ chuyên trách lĩnh vực địa chính - xây dựng ở xã phải kiêm thêm nhiều công việc khác như lĩnh vực giao thông, 17