1.2 Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu Mô tả vị trí nghề nghiệp: Công chức Hộ tịch - tư pháp là công chức cấp xã giúp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
BÁO CÁO THỰC TẬP
HỌC PHẦN THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 2 (EL67)
NĂM 2023
Cán bộ hướng dẫn: Phan Thị Minh Thư
Sinh viên thực hiện: Trần Hoài Sơn
Ngày sinh: 18 / 11 / 1986
Ngành đào tạo: Luật kinh tế
Địa điểm thực tập Cán bộ Tư pháp hộ tịch – UBND xã Trường SơnThời gian thực tập: Từ 09/10/2023 đến 14/11/2023
Mã course học: EL67
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
NỘI DUNG BÁO CÁO 1
I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập 1
1.2 Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu 2
II PHẦN NỘI DUNG 6
2.1 Các lí do để lựa chọn vị trí nghề nghiệp 6
2.2 Đánh giá sự phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc 7
2.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong tương lai khi được giao đảm nhận vị trí nghề nghiệp 14
2.4 Nhận xét chung 19
III KẾT LUẬN 21
IV XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 22
4.1 Xác nhận thời gian thực tập: Từ 09/10/2023 đến 14/11/2023 22
4.2 Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập 27
4.3 Đánh giá kết quả thực tập 28
Trang 4NỘI DUNG BÁO CÁO
I PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập
Tên cơ quan thực tập:
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TRƯỜNG SƠN
Địa chỉ: xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Ban lãnh đạo
CT UBND xã: Lê Đình Tài
Sơ đồ tổ chức của UBND xã
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã
Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phâncấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấptrên ủy quyền
Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quảthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
Trang 5Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyềnlàm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai tròtập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của chủtịch, phó chủ tịch, ủy viên ủy ban nhân dân Mỗi thành viên UBND xã chịutrách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công UBND xã chấp hành sự chỉđạo của cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của hội đồng nhân dân
xã, phối hợp chặt chẽ giữa UBND xã với mặt trận tổ quốc xã và các đoàn thểnhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ UBND
xã giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật,đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịpthời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chươngtrình, kế hoạch công tác của ủy ban Cán bộ, công chức xã phải sâu sát cơ sở,lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng caotrình độ từng bước đưa hoạt động của UBND xã ngày càng chính quy, hiệnđại vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở
1.2 Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu
Mô tả vị trí nghề nghiệp:
Công chức Hộ tịch - tư pháp là công chức cấp xã giúp tham mưu, giúp
Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy bannhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quyđịnh của pháp luật Cụ thể công chức Tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm thammưu cho UBND ban hành tất cả các loại văn bản liên quan đến quản lý nhànước tại địa phương, vận dụng kiến thức pháp luật để không bị chồng chéo và
có tính thực thi cao hoặc đưa ra những văn bản quyết định xử phạt hành chính
Trang 6phải đúng thẩm quyền, đúng hành vi, tránh sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổchức, cá nhân góp phần ổn định chính trị – xã hội ở địa phương.
Các yêu cầu để được bổ nhiệm vị trí nghề nghiệp.
Để trở thành công chức Tư pháp – hộ tịch phải đáp ứng được nhữngtiêu chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chung để trở thành công chức Tư pháp – hộ tịch
Căn cứ theo Điều 3 số Nghị định 112/2011/NĐ-CP quy định thì ngườilàm công chức Tư pháp - hộ tịch cần có những tiêu chuẩn chung như sau:
- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có
hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luậtcủa Nhà nước;
- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu
cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoànthành nhiệm vụ được giao;
- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên
địa bàn công tác
Ngoài ra căn cứ theo điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quyđịnh về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ởcấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tưpháp - hộ tịch cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
- Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của
ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danhcông chức cấp xã; UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về
Trang 7trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với côngchức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xãđảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiệnkinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông
tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy địnhtại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của
Bộ Thông tin và truyền thông
Tiêu chuẩn riêng của công chức Tư pháp – hộ tịch
Căn cứ vào Điều 72 Luật hộ tịch 2014 quy định về tiêu chuẩn tuyểndụng công chức làm công tác hộ tịch như sau:
- Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ
Các công việc thường xuyên của công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Công chức Tư pháp – hộ tịch giúp tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn UBND cấp xã trong các lĩnhvực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Cụ thể công chức Tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm tham mưu choUBND ban hành tất cả các loại văn bản liên quan đến quản lý nhànước tại địa phương, vận dụng kiến thức pháp luật để không bịchồng chéo và có tính thực thi cao hoặc đưa ra những văn bản quyếtđịnh xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền, đúng hành vi, tránh
Trang 8sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân góp phần ổn địnhchính trị – xã hội ở địa phương;
- Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ
sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chứcphục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành phápluật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việctham gia xây dựng pháp luật;
- Tổ chức tiến hành thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật
của HĐND và UBND cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xemxét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
- Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng
nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng
về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợpvới công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước,quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở
cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp UBND cấp xã xây dựng vàquản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao Ví dụ như: tham mưu giảiquyết khiếu nại, tố cáo, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng nghe, giảithích, phân tích từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn, đồng thờithực hiện kỹ năng vận dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạoUBND thực hiện công tác và thẩm quyền áp dụng pháp luật để giảiquyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo dài
- Ngoài ra, công chức Tư pháp – hộ tịch còn phối hợp với cơ quan
khác như Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
Trang 9dân, cơ quan Thi hành án Hình sự, tổ chức hành nghề công chứng,
để tống đạt các văn bản giấy tờ của đương sự, quản lý hồ sơ án treotại địa phương, cải tạo không giam giữ, giáo dục trẻ dưới vị thànhniên…
II PHẦN NỘI DUNG
2.1 Các lí do để lựa chọn vị trí nghề nghiệp
Cán bộ Tư pháp – hộ tịch cấp xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các cơquan Tư pháp cấp trên, có vị trí quan trọng trong việc đưa chủ trương, nghịquyết, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân và đội ngũ cán bộ
Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướccùng với xu thế hội nhập quốc tế và công tác cải cách Tư pháp, cải cách hànhchính hiện nay nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thựchiên có hiệu quả việc quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật, nhiệm vụquyền hạn của Tư pháp xã, phường, thị trấn hiện nay ngày càng được tăngcường và mở rộng Công tác Tư pháp của chính quyền cấp xã bao gồm cáclĩnh vực như: Chứng thực, đăng ký và quản lý hộ tịch, thẩm định văn bản,giáo dục pháp luật, tuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật,… trong các lĩnhvực đó thì công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại UBND cấp xã có một vaitrò quan trọng và chủ yếu trong hệ thống cơ quan quyền lực cấp cơ sở, qua đó
có thể theo dõi được thực trạng, sự biến động về hộ tịch để trên cơ sở đó bảo
hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phầnxây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số kếhoạch hóa gia đình ở địa phương nói riêng và của toàn xã hội nói chung
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc tìm hiểu nghiên cứu vai trò củacông tác đăng ký và quản lý hộ tịch là rất quan trong và cần thiết, đồng thời
để hiểu thêm được thực trạng áp dụng công tác này trong thực tế này như thế
Trang 10nào Do vậy, lựa chọn thực tập vị trí Hộ tịch – tư pháp tại địa phương là cơhội để tích lũy thêm một số kinh nghiệm để làm phong phú thêm nguồn trithức cũng như hiểu biết của cá nhân sinh viên.
2.2 Đánh giá sự phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc
Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Điểm mạnh:
- Có khả năng làm việc độc lập, tư duy nhạy bén, thuyết trình và nói
chuyện trước đám đông tự tin Đã từng tham gia một số hoạt độngtình nguyện tại địa phương…
- Bản thân có khả năng tư duy tốt, nhạy bén trước tình huống, có tính
cẩn thận cao, tỉ mỉ trong công việc và khả năng chịu áp lực cao
- Có trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh thời gian cá nhân và thực hiện
phương án phù hợp và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.Luôn ý thức trong công việc, nhiệm vụ được cấp trên giao phó, tựgiác, nhiệt tình trong công việc, không ngừng trau dồi kiến thứcchuyên môn, chủ động, tích cực, năng nổ, trách nhiệm, hết lòng vớicông việc
- Có lập trường, chính kiến vững vàng, chấp hành tốt các quy định
của pháp luật, của đơn vị Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giản
dị, thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh Là người cầu thị,
có chí tiến thủ, biết tiếp thu, lắng nghe ý kiến của mọi người
- Luôn hòa đồng với mọi người xung quanh, tích cực tham gia các
công việc, sự kiện của cơ quan với tinh thần trách nhiệm cao, tíchcực giúp đỡ, hướng dẫn đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ
- Có khả năng viết bài tốt, đã từng làm cộng tác viên hoạt động viết
bài cho một số hoạt động tại địa phương, với kinh nghiệm viết bài
Trang 11của mình, có thể hoàn thành tốt vị trí văn phòng hành chính tại địaphương, cụ thể như Tư pháp – hộ tịch.
Điểm yếu:
- Cầu toàn trong công việc khá cao, dành khá nhiều thời gian để thực
hiện một công việc để chỉn chu nhất nên thường chậm hơn so vớimọi người
- Còn nóng vội, hấp tấp, thỉnh thoảng thực hiện công việc mà chưa
suy xét kỹ về điều kiện thực tế
- Khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, cần đầu tư thêm thời gian để cải
thiện kỹ năng tiếng anh của bản thân
- Thường làm việc theo cảm tính và chưa bám sát kế hoạch Tiến độ
chưa đáng kể, thành tích bản thân chưa cao, chưa nổi trội so với tậpthể, tình trạng chuyên môn chưa vững nhiều lĩnh vực, còn e dè trongphê bình và tự phê bình
Yêu cầu về chuyên môn, về kỹ năng của công việc Tư pháp – hộ tịch
Về chuyên môn:
Trong hoạt động nghề nghiệp, công chức Tư pháp - hộ tịch cần nắmvững kiến thức Luật Hiến pháp, Luật hành chính và các văn bản pháp luậtchuyên ngành để khi ban hành các văn bản này có tính thực thi, không chồngchéo, không trái Hiến pháp và pháp luật hoặc ra các quyết định xử phạt hànhchính phải đúng thẩm quyền, đúng hành vi, tránh sự khiếu nại, khiếu kiện củacác tổ chức, cá nhân góp phần ổn định chính trị - xã hội ở địa phương
Bên cạnh đó, công chức Tư pháp - hộ tịch phải tìm hiểu quy định củaLuật khiếu nại, Luật tố cáo và các Luật chuyên ngành; có kỹ năng tiếp dân, kỹnăng lắng nghe, giải thích, phân tích Công chức Tư pháp - hộ tịch cần gặp gỡcác bên, kiên trì, nhẫn nại thuyết phục để các bên mâu thuẫn, tranh chấp thấy
Trang 12được cái đúng, cái sai của mình, từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn,đồng thời thực hiện kỹ năng vận dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạoUBND thực hiện công tác và thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết vụviệc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp gây lãngphí thời gian, tiền của của cá nhân, tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước.
Đồng thời, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ chứng thực bản sao từbản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực giao dịch hợp đồng liên quan đếnnhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân giađình, Luật đất đai, Luật hộ tịch… cần nghiên cứu kỹ, nếu sơ suất có thể dẫntới hậu quả khó lường, tranh chấp xảy ra và phải chịu trách nhiệm theo quyđịnh pháp luật về công việc mình thực hiện
Để thực hiện tốt công tác hộ tịch (xác nhận tình trạng nhân thân củamột người từ khi sinh ra cho đến khi chết), công chức Tư pháp - hộ tịch cần
có kiến thức pháp luật chuyên sâu về Luật hộ tịch, Luật cư trú, Luật dân sự,Luật hôn nhân gia đình và các kỹ năng lưu trữ hồ sơ (điện tử và giấy), tư vấnpháp luật liên quan đến quyền nhân thân của mỗi cá nhân
Ngoài ra, công chức Tư pháp - hộ tịch còn phối hợp với cơ quan Công
an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành ánhình sự, Thi hành án dân sự, tổ chức hành nghề công chứng, Tổ chức thừaphát lại, ngân hàng để tống đạt các văn bản giấy tờ của đương sự, quản lý
hồ sơ án treo tại địa phương, cải tạo không giam giữ, giáo dục trẻ dưới vịthành niên Bên cạnh đó, còn phối hợp với Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đểthực hiện công tác trợ giúp pháp lý nhằm tăng cường sự đảm bảo công bằngbình đẳng cho phái nữ, các quyền lợi của thanh thiếu niên, người nghèo, yếuthế trong xã hội
Về kỹ năng:
Trang 13Các kỹ năng đối với cán bộ Tư pháp – hộ tich cần có: Kỹ năng sắp xếpcông việc, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng nghe, giải thích, phân tích, kỹ năngvận dụng pháp luật, kỹ năng tin học văn phòng.
Về đạo đức thái độ:
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần nêu gương thực hiện:
- Với Tổ quốc, phải trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;
- Với nhân dân, phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ
nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân;
- Với công tác tư pháp, phải trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương,
phụng công, thủ pháp, chí công vô tư;
- Với đồng nghiệp, phải đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ;
- Với bản thân, phải nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn
pháp luật
Tất cả những kiến thức và kỹ năng liên quan đến công việc của côngchức Tư pháp - hộ tịch là một quá trình dài, nên cần phải được đào tạo bàibản, cần được tích lũy và đúc rút kinh nghiệm thường xuyên Để tạo lập nềntảng vững chắc cho nghề nghiệp theo chức danh công chức Tư pháp - hộ tịch,người học luật, đặc biệt là sinh viên cần chuẩn bị cho bản thân những kiếnthức pháp luật đầy đủ nhất ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Đối chiếu với yêu cầu công chức Tư pháp – hộ tịch để đánh giá mức
độ phù hợp của bản thân với công việc.
Tư pháp – hộ tịch là lĩnh vực không thể thiếu trong lĩnh vực quản lýcủa cơ quan nhà nước, có vai trò rất quan trọng Với kiến thức, kỹ năng đượchọc tập, rèn luyện trên ghế nhà trường, dưới sự chỉ dạy, hướng dẫn của banlãnh đạo cùng các anh chị có thâm niên công tác trong phòng, quá trình tự rèn
Trang 14luyện và hoàn thiện bản thân, sinh viên mới ra trường có thể làm quen, bắt kịp
và thực hiện tốt các công việc được giao
Dù vậy, sinh viên mới ra trường dù nắm được kiến thức chuyên mônnhưng kỹ năng, phẩm chất luôn cần được trau dồi và hoàn thiện, nâng cao kỹnăng làm việc thường xuyên, liên tục để hoàn thiện nhiệm vụ của mình
Để làm được điều đó, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh việccần trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp và những phẩm chất đòi hỏi đối vớinghề Tư pháp – hộ tịch, cần nghiên cứu tốt lý thuyết, tích cực tham gia cáchoạt động thảo luận, thực hành trên lớp Ngoài ra cần đầu từ nhiều thời giantham gia các buổi sinh hoạt thường xuyên của Câu lạc bộ liên quan lĩnh vựcluật, các buổi tập sự thực hành nghề luật…
Chi tiết, cụ thể một số công việc được cán bộ hướng dẫn trong cơ quan giao thực hiện
Thời gian thực tập không dài, sinh viên chủ yếu được quan sát quá trìnhlàm việc của cán bộ Tư pháp – hộ tịch, hỗ trợ những công việc trong phạm vithực tập Trong đó sinh viên được theo dõi quy trình, thủ tục đăng ký giấykhai sinh cho trẻ, quy trình đăng ký khai tử cho người đã mất Chi tiết côngviệc khi thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho trẻ gồm có:
- Tờ khai theo mẫu;
- Giấy chứng sinh Nếu không có giấy chứng sinh cần nộp văn bản
của người làm chứng xác nhận Trong trường hợp không có ngườilàm chứng thì có giấy cám đoan về việc sinh của trẻ;
- Trường hợp khai sinh cho trẻ mồ côi, cần có biên bản xác nhận do
chính cơ quan có thẩm quyền lập Trường hợp khai sinh cho trẻ sinh
ra do mang thai hộ thì phải có văn bản chứng minh về việc mangthai hộ;
- Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân, sổ
Trang 15hộ khẩu / sổ tạm trú, chứng nhận đăng ký kết hôn của cha mẹ trẻ(nếu có)
Người thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh khi xất trình bản chính củamột trong những giấy tờ tùy thân sau:
- Thông tin cá nhân do chính cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị
sử dụng;
- Sổ hộ khẩu;
- Hộ chiếu / CMND / CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;
- Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha và mẹ trẻ; hoặc giấy
chứng nhận nhân khẩu tập thể;
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn).
Công chức Tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cung ký họtên vào Sổ hộ tịch Sau khi nhận và kiểm tra giấy tờ trên Nếu thấythông tin khai sinh phù hợp và đầy đủ, công chức Tư pháp – hộ tịch ghinội dung khai sinh vảo sổ hộ tịch Và trình lên Chủ tịch UBND cấp xã
ký vào bản chính Giấy khai sinh
Ngoài ra sinh viên còn được hướng dẫn chi tiết công việc soạn thảo báo cáo, cụ thể:
Đánh mày soạn thảo báo cáo “kết quả thực hiện nhiệm vụ tư pháp quýIII và nhiệm vụ giải pháp quý IV năm 2023” Báo cáo gồm 06 trang, chi tiết
có các nội dung chính như sau:
- Công tác chỉ đạo điều hành, nêu rõ kết quả thực hiện, khó khăn hạn
chế;
- Tình hình công tác trong các lĩnh vực cụ thể, bao gồm:
+ Công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; xâydựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng hương ước,quy ước và hòa giải cơ sở
Trang 16+ Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tưpháp, đăng ký giao dịch đảm bảo, bồi thường nhà nước.
+ Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hànhpháp luật
+ Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý
+ Công tác xây dựng ngành; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoahọc pháp lý
+ Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòngchống tham nhũng
+ Công tác chỉ đạo, điều hành; ứng dụng công nghệ thông tin, cảicách hành chính; thi đua khen thưởng
- Đánh giá chung:
+ Kết quả nổi bật công tác tư pháp quý III năm 2023 và tác độngđến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
+ Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
- Nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp quý IV năm 2023.
+ Nhiệm vụ công tác Tư pháp quý IV năm 2023
+ Giải pháp chủ yếu
- Đề xuất, kiến nghị
Sau khi thực hiện các công việc được cán bộ hướng dẫn thực tập giao,
cá nhân sinh viên hiểu rõ quy trình, thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho trẻ, cóthể làm việc độc lập cũng như phối hợp để hoàn thiện hồ sơ cho người có nhucầu; được hiểu biết cơ bản về hình thức, trình tự soạn thảo một văn bản báocáo, kế hoạch nói chung cũng như công việc của một cán bộ Tư pháp – hộtịch nói riêng
2.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong tương lai khi được
giao đảm nhận vị trí nghề nghiệp