1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập học phần thực tập định hướng nghề nghiệp 3

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân thị xã Quảng Yên- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị xã quyết định các nội dung theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

I Giới thiệu về cơ quan thực tập 2

II Vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu 4

B PHẦN NỘI DUNG 8

I.Mô tả vị trí nghề nghiệp 8

II Phân tích yêu cầu trong công việc của vị trí thực tập 9

III Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công việc được

II Đánh giá kết quả thực tập 19

III Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập 20

Trang 4

BÁO CÁO THỰC TẬPPHẦN MỞ ĐẦU I Giới thiệu tổng quan về cơ quan thực tập

1.Tên cơ quan thực tập: Uỷ ban nhân dân thị xã Quảng Yên2.Bộ máy lãnh đạo

1 Hồ Văn Vịnh Bí Thư Thị Uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã 2 Lê Mạnh Tuyến Phó Chủ tịch thường trực UBND thị xã

3 Trần Đức Thắng Phó bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã 4 Nguyễn Văn Bắc Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch UBND thị xã 5 Dương Văn Hào Phó chủ tịch UBND thị xã

6 Lưu Thanh Phương Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã 7 Nguyễn Xuân Lượng Chủ tịch Uỷ ban mặt trận tổ quốc 8 Vũ Đắc Cường Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch 9 Nguyễn Thị Ngọc Lan Trưởng phòng Tư pháp - Hộ tịch 10 Nguyễn Đức Tú Trưởng phòng tài nguyên – môi trường 11 Vũ Thị Thanh Trưởng phòng Văn hoá – thông tin 12 Nguyễn Toàn Thắng Trưởng phòng quản lí đô thị

13 Vũ Đức Hào Trưởng phòng Lao động thương binh – xã hội 14 Nguyễn Thị Thuý Trưởng phòng giáo dục – đào tạo

15 Trần Mạnh Thắng Trưởng phòng Kinh tế

2

Trang 5

3.Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân

Căn cứ Điều 62, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Ngày 14 tháng 7 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 929/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Quảng Yên là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Trang 6

4 Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân thị xã Quảng Yên

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị xã quyết định các nội dung theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị xã.

- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã.

- Tổ chức thực hiện ngân sách thị xã; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

-Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị xã.

-Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

-Quyết định kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, quy hoạch phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.

4

Trang 7

II Vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu

Vị trí em quan tâm và tìm hiểu là cán bộ tiếp dân,giải quyết khiếu nại và tố cáo và Cán bộ tư pháp - hộ tịch Đây là hai vị trí không thể thiếu trong công tác thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Tiếp công dân nhằm mục đích tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị Qua đó có thể thấy, tiếp công dân giúp các cơ quan kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân về cơ chế, chính sách, đời sống dân sinh Những kiến nghị, phản ánh từ thực tiễn xã hội sẽ là cơ sở giúp cho các cơ quan có thẩm quyền phát hiện và tìm ra những bất cập tồn tại trong hoạt động tổ chức và quản lý Từ đó Nhà nước có thể đưa ra được những giải pháp để điều chỉnh sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

1.Các yêu cầu để đảm nhiệm vị trí

- Theo Khoản 1, Điều 34, Luật Tiếp công dân quy định: người tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao Phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân

- Tại Điều 21, Nghị định 64/2014/NĐ-CP, có 4 nhóm đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:

1 Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

Trang 8

2 Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

3 Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

4 Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

2 Mô tả công việc thường xuyên vị trí cần giải quyết* cán bộ tiếp dân,giải quyết khiếu nại và tố cáo

- Thay mặt UBND tiếp công dân hàng ngày

- lập kế hoạch, tham mưu cho lãnh đạo thị xã tiếp công dân định kì

- quản lý, theo dõi tình hình khiếu nại và tố cáo của công dân đồng thời tham mưu cho lãnh đạo xử lí trong công tác tiếp dân

- Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh - ghi chép số liệu vào sổ sách

* Cán bộ tư pháp - hộ tịch

- Giải quyết các thủ tục đăng ký giấy khai sinh, cấp lại giấy khai sinh đã mất, cấp giấy chứng nhận kết hôn, đăng ký kết hôn lại, đăng ký khai tử.

- Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử - Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

6

Trang 9

- Hòa giải các vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền

* ví dụ công việc cụ thể-

Cán bộ tư pháp - hộ tịch:

Anh Nguyễn Văn Tuấn muốn làm giấy khai sinh cho con là Nguyễn Mạnh Thắng sinh năm 2022 Sau khi biết được yêu cầu của anh, cán bộ hộ tịch sẽ yêu cầu anh Tuấn xuất giấy tờ cần thiết và giấy chứng sinh của con trai là Nguyễn Mạnh Thắng, cung cấp tờ khai cho anh điền Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp -hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.

-

cán bộ tiếp dân,giải quyết khiếu nại và tố cáo:

Ngày 17/05/2023 ông Nguyễn Văn Nam thay mặt người dân xã Phong Cốc đến UBND để khiếu nại về việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Sau khi biết được yêu cầu của ông Nam, cán bộ tiếp dân sẽ yêu cầu người khiếu nại nêu rõ hộ tên địa chỉ,xuất trình giấy tờ tuỳ thân Ông Nam đưa đơn khiếu nại cho cán bộ xem xét, do đơn khiếu nại có nhiều chữ kí khác nhau của người dân nên đã hướng dẫn, yêu cầu ông Nam viết lại đơn khiếu nại và tiếp nhận thông tin, tài liệu ,bằng chứng có liên quan, viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã nhận Cán bộ phân loại vụ việc khiếu nại xét thấy là trường hợp thuộc thẩm quyển giải quyết sẽ báo cáo lên

Trang 10

chủ tịch UBND thị xã xem xét giải quyết UBND thị xã sẽ gửi quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cho người khiếu nại là ông Nam và bên bị khiếu nại là công ty A trong thời gian 5 ngày kể từ ngày ký Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND thị xã là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu Thời hiệu khiếu nại lần đầu: 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính Thời hạn khiếu nại tiếp theo: 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

3 So sánh công việc của vị trí nghề nghiệp này với công việc của một số vị trínghề nghiệp khác

- cán bộ công chứng tư pháp-hộ tịch là vị trí quen thuộc với người dân khi có nhu

cầu công chứng bất cứ giấy tờ nào, được ủy quyền để thực hiện việc công chứng nhằm đảm bảo tính hợp pháp và xác thực của văn bản, giấy tờ và giao dịch pháp lý, có thể làm việc tại văn phòng công chứng, công ty luật hay các bộ phận trong phòng ban Nhà nước.

- Chuyên viên pháp lý thường làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp với nhiệm vụ

hỗ trợ và tư vấn cho những tổ chức này về các quy định pháp luật Cùng với sự phát triển, mở cửa kinh tế thì vị trí chuyên viên pháp lý cũng có nhu cầu tuyển dụng khá cao hiện nay.

Có thể thấy cả hai vị trí đều phải có kiến thức chuyên môn ngành Luật, đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, đào tạo, đòi hỏi việc nắm bắt thông tin liên tục, cập nhật các văn bản luật thường xuyên Bên cạnh đó 2 vị trí đều có đặc

điểm đặc trưng khác nhau.

PHẦN NỘI DUNG I Mô tả vị trí nghề nghiệp

* Vị trí công chức Tư pháp- hộ tịch: đây là vị trí quan trọng trong công tác thực

hiện những chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Được ví là “cầu nối” đưa 8

Trang 11

chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân Đây là bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, chịu sự lãnh đạo về chuyên môn của các cơ quan Tư pháp cấp trên, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống của nhân dân, tham mưu với chính quyền trong công tác quản lý địa phương, nâng cao ý thức pháp luật của Nhân dân Công việc hàng ngày: - Giải quyết các thủ tục đăng ký giấy khai sinh, cấp lại giấy khai sinh đã mất, cấp giấy chứng nhận kết hôn, đăng ký kết hôn lại, đăng ký khai tử.

- Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử - Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký - Hòa giải các vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền * Vị trí tiếp dân,giải quyết khiếu nại và tố cáo:

Tiếp công dân nhằm mục đích tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị Qua đó có thể thấy, tiếp công dân giúp các cơ quan kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân về cơ chế, chính sách, đời sống dân sinh Những kiến nghị, phản ánh từ thực tiễn xã hội sẽ là cơ sở giúp cho các cơ quan có thẩm quyền phát hiện và tìm ra những bất cập tồn tại trong hoạt động tổ chức và quản lý.

II Phân tích những yêu cầu trong việc thực hiện các công việc của vị trí nghề nghiệp

1 Các yêu cầu về chuyên môn, về kỹ năng của vị trí công việc1.1 Về chuyên môn:

+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

Trang 12

+ Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; + Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

+ Phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân

+ Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

+ Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức.

- Về kỹ năng:

+ Kỹ năng đặt câu hỏi: kỹ năng này thực chất là để dẫn dắt cuộc tiếp xúc, đối thoại sao cho hiệu quả nhất.

+ Kỹ năng lắng nghe: đây là một kỹ năng quan trọng của quá trình tiếp công dân vì đây là một tiến trình nhận thức toàn bộ những tín hiệu đối tượng thể hiện, đưa ra thông tin một cách có ý thức và cả những gì họ chưa hiểu, hoặc đã nói ra, không nói ra Phương tiện giao tiếp trong lắng nghe là bằng trực quan và các giác quan Lắng nghe trong tiếp công dân là thu thập thông tin đầy đủ và chính xác; giúp công dân nhận thức được bản chất vụ việc, giảm thiểu yếu tố cảm tính trong xử lý tình huống; làm cho quan hệ giữa cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công với công dân tốt hơn + Kỹ năng ghi chép nội dung trình bày của công dân, ghi chép là một kỹ thuật quan trọng trong buổi tiếp công dân, thể hiện hình thức, kết quả giao tiếp gián tiếp thông qua ngôn ngữ viết trên cơ sở văn phong hành chính Việc ghi biên bản hoặc ghi Sổ tiếp công dân cần đảm bảo về nội dung lẫn hình thức.

+ kỹ năng giải thích, phân tích:

* Để làm tốt các kỹ năng trên, cán bộ tiếp công dân cần phải có các kỹ năng bổ trợ để hoàn thiện năng lực của người cán bộ tiếp dân như sau:

10

Trang 13

+ Kỹ năng tra cứu tài liệu pháp luật, tìm cơ sở pháp lý để giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phù hợp với pháp luật;

+ Kỹ năng nghiên cứu, xem xét, xác định điều kiện thụ lý vụ việc;

+ Kỹ năng xem xét, xác minh, thu thập chứng cứ (nếu thấy cần thiết) để hiểu rõ bản chất vụ việc và vướng mắc của đối tượng

+ Kỹ năng nghiên cứu đặc điểm tâm lý, quy luật nảy sinh các hiện tượng tâm lý trong quá trình tiếp công dân.

+ Kỹ năng thực hiện các phương pháp tác động tâm lý nhằm làm cho đối tượng có thái độ, hành vi tích cực.

- Yêu cầu về đạo đức, thái độ:

+Về chuẩn mực thứ nhất: Với Tổ quốc – Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

+ Về chuẩn mực thứ hai: Với nhân dân – Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân;

phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân

+ Về chuẩn mực thứ ba: Với công tác tư pháp – Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ

cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư

+ Về chuẩn mực thứ tư: Với đồng nghiệp – Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ+ Về chuẩn mực thứ năm: Với bản thân – Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính,

thượng tôn pháp luật

+ Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự,

nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

+ Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho

nhân dân khi thi hành công vụ.

Ngày đăng: 05/04/2024, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w