MỞ ĐẦU Vào sáng ngày 15/04/2023, nhóm sinh viên lớp Quản lí kinh tế K41 đã có tiết học thực hành môn Tiếng việt thực hành do giảng viên Phạm Thị Thùy Linh trực tiếp giảng dạy tại “Hoàng
Trang 1KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ -
BÁO CÁO THỰC HÀNH TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG MÔN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thì Thùy Linh đã hướng dẫn chúng tôi, quan tâm, giúp đỡ chúng tôi nhiệt tình, cho chúng tôi thêm kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thành bài báo cáo của môn Tiếng việt thực hành này
Qua quá trình tìm hiểu này, sinh viên chúng tôi có thêm nhiều kiến thức mới, hiểu thêm về lịch sử dân tộc với những dấu ấn vàng son Cũng như thấu hiểu được phần nào đó mức độ khó khăn, vất vả của ông cha ta thuở xưa Và được giác ngộ thêm về niềm tự hào dân tộc, lòng nồng nàn yêu nước trong mỗi sinh viên chúng tôi Để từ đó, xây dựng cho chúng tôi tinh thần trách nhiệm, nâng cao nhận thức của bản thân để trau dồi thêm vốn kiến thức và lan tỏa đến nhiều bạn bè xung quanh cũng như du khách trong tương lai Và mọi người sẽ biết đến nhiều hơn về dấu ấn lịch sử của dân tộc Việt Nam ta Do bài làm còn nhiều thiếu xót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý từ giảng viên bộ môn để có thể hoàn thiện bài tốt hơn
Kính chúc cô Phạm Thị Thùy Linh đang công tác tại Khoa Xuất bản có sức khỏe dồi dào, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, luôn là những "người lái đò" đưa các thế hệ sinh viên tiến tới chân trời tri thức!
Trang 32 Lịch sử Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội 2
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HOÀNG THÀNH THĂNG LONG – HÀ NỘI.3
Trang 4MỞ ĐẦU
Vào sáng ngày 15/04/2023, nhóm sinh viên lớp Quản lí kinh tế K41 đã có tiết học thực hành môn Tiếng việt thực hành do giảng viên Phạm Thị Thùy Linh trực tiếp
giảng dạy tại “Hoàng thành Thăng Long – Nơi lưu giữ lịch sử vàng son” nằm ở số
19C Hoàng Diệu - Điện Biên - Ba Đình - Hà Nội
Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng qua nhiều giai đoạn lịch sử Đây được xem là công trình quan trọng nhất trong hệ thống các sự tích lịch sử Việt Nam Và điều đặc biệt hơn đó chính là: Vào năm 2010, Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Trong hành trình tham quan khám phá hoàng thành, có thể nhận thấy nơi đây có vị trí và địa thế thuận lợi thích hợp để là một trung tâm chính trị kinh tế văn hóa và đầu mối giao lưu trọng yếu của đất nước
“Thăng Long – Hà Nội Đô Thành, Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ…”
Hà Nội đẹp không chỉ bởi cành mà Hà Nội còn mang trong mình những câu chuyện lịch sử Và để chúng ta hiểu rõ hơn về một thời kỳ vàng son của Kinh thành xưa kia, chúng ta sẽ cùng đến thăm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội là những dấu ấn vàng son, chính vì vậy một nhà thơ nổi tiếng đã viết:
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảNền cũ lâu đài bóng tịch dương”
Đây cũng chính là những điều thú vị khiến cho nhóm chúng tôi quyết định chọn di tích Hoàng thành Thăng Long làm địa điểm để thực tế cho môn học lần này
Trang 5CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ CỦA HOÀNG THÀNH THĂNG LONG – HÀ NỘI
1 Vị trí địa lí
Vị trí địa lý khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm: Khu khảo cổ học 18C Hoàng Diệu và các di tích còn xót lại của thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, Rồng đá Điện Kính Thiên, Nhà con rồng, nhà D67 và cột cờ Hà Nội Cụm di tích này được bao bọc bởi 04 con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông
là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu 2 Lịch sử Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội
Lịch sử năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý Tháng 07 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố Thiên Đô Chiếu (tức Chiếu Dời Đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La Ngay sau khi dời đô, Lý CôngUẩn đã gấp rút xây dựng kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành Khi mới xây
dựng, kinh thành Thăng Long được xây theo mô hình “tam trùng thành quách” gồm:
vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của ba con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành - là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm Thành - Nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ Trong lịch sử Hoàng thành Thăng Long trải qua khá nhiều thay đổi nhưng trung tâm hoàng thành, đặc biệt là tử cấm Thành thì gần như không thay đổi Vào hồi 20 giờ 30 phút ngày 31/07/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban di sản thế giới của
UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu di tích Trung tâm hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 03 tiêu chí nổi bật: chiều
dài lịch sử, văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực
Trang 61000 năm Thăng Long Hà Nội vào ngày 01/10/2011, bà Irina Bokova - tổng giám đốc UNESCO trao bằng công nhận khu di tích trung tâm hoàng thành Thăng Long Hà Nội là di sản văn hóa thế giới cho lãnh đạo thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HOÀNG THÀNH THĂNG LONG – HÀ NỘI 1 Khu tiếp đón
Để tham quan Hoàng Thành Thăng Long các bạn tới số 19C Hoàng Diệu là cổng chính dành cho du khách Nhóm chúng tôi đã chọn di chuyển bằng phương tiện xe máy từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại số 36 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội lên số 19C Hoàng Diệu – Điện Biên – Ba Đình – Hà nội để khám phá về Hoàng thành Thăng Long
Sau khi đến Hoàng thành, nhóm chúng tôi đã nhanh chóng gửi xe để vào khu vực tiếp đón mua vé để chuẩn bị cho chuyến tham quan của mình
Hoàng thành Thăng Long mở cửa tham quan tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 2 với thời gian mở cửa như sau:
✓ Buổi sáng từ 8h tới 11h30 ✓ Buổi chiều từ 14h tới 17h Giá vé tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long:
Trang 7đồng/lượt Miễn phí vé đối với người có công với cách mạng hoặc trẻ em dưới 15 tuổi Người cao tuổi trên 60 tuổi hoặc sinh viên, học sinh từ 15 tuổi trở lên có mức giá vé ưu đãi 50% là 15.000 đồng/lượt
Sau khi mua vé, bạn sẽ được nhắc một số điều cần lưu ý trong suốt thời gian tham quan Hoàng thành và bắt đầu hành trình khám phá Hoàng thành Thăng Long
Sơ đồ tham quan Hoàng thành Thăng Long
2 Di tích Đoan Môn
Sau khi mua vé, đi theo trục chính tâm của Hoàng thành sẽ gặp cổng Đoan Môn, di tích nằm thẳng trục với cột cờ Hà Nội Đây là cổng chính phía Nam dẫn lối vào Cấm thành
Căn cứ vào vật liệu xây dựng và kiến trúc còn lại của di tích các nhà khoa học dã xác định Đoan Môn từng xây đựng vào thế kỉ XV và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn
Là một trong năm di tích còn lại của thành Hà Nội, nằm trên đường Hoàng
Trang 8được sử dụng phổ biến trong sách sử xưa nay Dựa theo kiến trúc mở 5 cửa ra vào, một số tư liệu thời Hậu Lê và thời Nguyễn còn ghi là cửa Nghi Môn Cửa Đoan Môn dành riêng để nhà vua qua lại Đoan Môn là lần cửa trong cùng dẫn vào cung vua Được bước đi dưới cổng Đoan Môn khiến chúng tôi cảm thấy như mình đang chuẩn bị bước vào một cánh của thần kỳ dẫn đến một không gian khác – một thời của quá khứ mang đậm dấu ấn cổ xưa
Nhóm sinh viên chúng tôi tại di tích Đoan Môn
Đoan Môn theo chính sử ở triều Nguyễn đã khẳng định là di tích có từ thời Lý Một số học giả Hà Nội cũng cho rằng Hai chữ Hán “Đoan Môn” khắc trên biển đá trước cửa Đoan Môn có từ thời Lý
Đoan Môn hiện còn tương đối nguyên vẹn Di tích nằm ở hướng nam của điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột cờ Hà Nội Đoan Môn được xây dựng theo chiều ngang, vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê (TK XV) và đá cuốn vòm cửa
Trang 9son của dân tộc
Kiến trúc chính của Đoan Môn là kiểu vọng lâu, với ba cửa vòm cuốn Cửa giữa lớn nhất giành riêng cho nhà vua, hai bên có bốn cửa nhỏ hơn để các quan và hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm, khi có lệnh vời hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại Điện Kính Thiên do hoàng đế tiến hành…
Trang 10
Theo các nhà khoa học, căn cứ vào di tích còn lại tới nay, căn cứ vào bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 và những bản đồ vẽ lại sau đó, có thể hiểu rằng Đoan Môn là cửa mở ở phía nam Hoàng thành, là cửa chính của Hoàng Thành và cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện Quốc gia quan trọng
Bên dưới từ cổng chính của Đoan môn đi vào, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ba con đường cổ xưa xếp chồng lên nhau ngay, ăn liền với chân cổng thành Đoan Môn Căn cứ vào những viên gạch đã xác định chính xác định chính xác con đường có niên đại từ thế kỉ XV – thời nhà Lê Ở dộ sâu hơn các nhà khảo cổ lại tìm thấy con đường cổ xưa hơn gọi là con đường lát gạch hoa chanh, đây là bét trang trí đặc trưng của thời nhà Trần thế kỉ XIII – XIV Và các nhà khảo cổ cũng đã tìm ra một con đường thời nhà Lý Cả ba con đường được tìm thấy đều dẫn từ cổng Đoan Môn vào cấm thành Thăng Long Và một lần nữa đã chứng minh được những con đường này đã tồn tại đúng một thiên niên kỷ - dấu tích vĩ đại của thời gian
Trang 11Hình ảnh 3 con đường được xếp chồng lên nhau
3 Phòng trưng bày
3.1 Trưng bày Thăng Long – Hà Nội
Thăng Long – Hà Nội, lịch sử ngàn năm từ lòng đất với chiều dài lịch sử 1300 năm xuyên suốt từ triều đại Lý – Trần – Lê sơ – Mạc – Lê trung hưng, Nguyễn Những dấu ấn đặc trưng của từng thời kỳ sẽ được đan xe và chồng xếp lên nhau Nơi đây trưng bày 215 cổ vật bao gồm tượng rồng, phượng, gạch chạm khắc, đồ dùng, vật dụng trong hoàng cung xưa, …
Phòng trưng bày thiết kế hài hòa với các không gian tương ứng với các triều đại mang đến cho du khách cái nhìn bao quát về 13 thế kỷ trong lịch sử Việt Nam
Trang 123.2 Trưng bày Báu vật Hoàng cung Thăng Long
Trưng bày lần đầu ra mắt du khách với 29 hiện vật tiêu biểu được khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long từ 2002 đến nay Trưng bày gồm 3 không gian: Không gian hiện vật thời Lý – Trần, không gian hiện vật thời Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng
Trang 13Giếng đá thần
Rồng trên trang trí kiến trúc của
Hoàng thành Thăng Long Mô phỏng bộ đồ của Hoàng Hậu
3.3 Trưng bày các vương triều
Cũng tại đây, các không gian được chia tương ứng với các triều đại tiêu biểu Lý, Trần, Lê và Lê trung hưng Nơi đây không chỉ giúp du khách ghi nhớ về phả hệ các đời vua trị vì mà còn mang trưng bày những hiện vật, biểu tượng đặc trưng thời kỳ lúc bấy giờ
Trang 14Sơ đồ phả hệ nhà Lý
Sơ đồ phả hệ nhà Trần
Trang 15Sơ đồ phả hệ nhà Lê Sơ
3.4 Trưng bày khảo cổ học
Nằm ở địa chỉ 18 Hoàng Diệu, bên cạnh khu khảo cổ học là phòng trưng bày giới thiệu những di vật khảo cổ được khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long như tượng đầu rồng, lá đề, Những hình ảnh, dụng cụ khi khai quật như máy ảnh, nạo đất khi khai quật cũng được lưu giữ tại phòng trưng bày này
Trang 16
Trải qua từng ấy năm tồn tại, khu di tích Hoàng Thành đã có nhiều sự thay đổi nhưng riêng ở Tử Cấm Thành thì lại giữ gần như vẹn nguyên Chỉ có không gian bên trong là đã được tu sửa nhiều lần Các giá trị tại đây không chỉ có ở các di vật, di tích mà còn tồn tại ở chiều sâu văn hóa, những giá trị tinh thần đó thực sự vô giá và được bồi đắp qua hàng nghìn năm Hoàng Thành Thăng Long chính là minh chứng hoàn hảo nhất về một di tích có mối quan hệ mật thiết với nhiều sự kiện lịch sử trọng yếu của quốc gia Đây cũng là
Trang 17phong trào giải phóng dân tộc
4 Hầm chỉ huy tác chiến T1 – Bộ tổng tham mưu
Hầm chỉ huy T1 là Công trình Sở chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu xây dựng năm 1964 Đây là công trình giữ vai trò đặc biệt quan trọng của cơ quan quân sự tối cao của Đảng, của nhà nước để chỉ huy toàn quân Hầm chỉ huy T1 nằm bên trong khuôn viên trung tâm Hoàng thành Thăng Long có khả năng chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học
Công trình này được yêu cầu thiết kế rất cao là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chỉ huy và đảm bảo chỉ đạo thông suốt toàn quân đối với từng đơn vị, từng tỉnh, từng khu vực
Phòng giao ban tác chiến rộng khoảng 20m2, là chỗ làm việc của trực ban trưởng Đây cũng là nơi các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội đến làm việc, chỉ
Trang 18Những hiện vật lịch sử được sử dụng trong chỉ huy tác chiến ở hầm T1
Chính tại hầm T1 đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn TP Hà Nội Từ hầm, mệnh lệnh chiến đấu được truyền tới các đơn vị tên lửa, phòng không, quyết
Trang 19trực ban tác chiến Khi ấn chiếc nút màu đỏ này, lập tức còi kết nối với còi báo động trên nóc Hội trường Ba Đình (Tòa nhà Quốc hội ngày nay) Đồng loạt sau đó, 15 còi báo động phòng không trên toàn TP Hà Nội đặt ở Nhà hát Lớn, bưu điện sẽ cùng rú vang, thúc giục người dân xuống hầm trú ẩn Tối 18/12/1972, tại hầm T1 đã phát đi những hồi còi đầu tiên, báo động phòng không cho toàn thành phố trước khi máy bay B- 52 đến ném bom
Nút nhấn còi báo động
Phòng Trực ban tác chiến rộng khoảng hơn 40m2 là nơi làm việc liên tục 24/24 của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ: Trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi
Hình ảnh mô phỏng tiêu đồ viên trong kíp trực, đeo tai nghe và xác định tọa
độ chính xác máy bay B52 của địch
Trang 20Cửa tự động thoát hơi
Hình ảnh Tổng Tham mưu phó và các thành viên Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trình bày kế hoạch bảo vệ vùng trời Hà Nội với Đại tướng Võ
Nguyên Giáp
Sau năm 1975, căn hầm này gần như không được sử dụng Năm 2012, hầm được chỉnh trang, tu sửa và năm 2017 chính thức mở cửa đón khách tham quan nhân dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
Trang 21chúng tôi được xem một đoạn phim 3D, được nghe tiếng còi báo động Trong đó, chúng tôi vô cùng ấn tượng với tiếng còi báo động thúc giục người dân xuống hầm trú ẩn Chỉ khi đến tham quan mới biết âm thanh ấy được phát đi từ đâu Tuyệt vời nhất là chúng tôi được trực tiếp xuống hầm trú ẩn mà trước giờ chúng tôi chỉ được qua sách, báo Khi tiếng còi cất lên kèm với tiếng báo động “Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý…” cảm xúc của mọi người đều nghẹn lại, rất khó tả Tất cả đều cảm thấy vừa tự hào vừa thương xót cho những thế hệ trước đã trải qua những khó khăn, gian khổ để giành có được sự độc lập, tự do dân tộc Chúng tôi vô cùng trân quý và biết ơn những người dân tại thời
kì chiến tranh, họ đã dũng cảm đấu tranh để chúng tôi có thể hưởng nền hòa bình như ngày hôm nay
5 Nền điện kính thiên
Nền Điện Kính Thiên
Điện Kính Thiên là một công trình nằm giữa Hoàng thành đời Lê ở đô thành Đông Kinh (Hà Nội) Đây là nơi đăng cơ của vua Lê Thái Tổ vào năm 1428; về sau trở
Trang 22thành nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, đón tiếp sứ giả nước ngoài, diễn ra các buổi thiết triều bàn việc quốc gia đại sự
Từ đời Trung Hưng trở đi, nơi đây còn đặt bài vị thờ trời đất, nên vua thị triều ở cửa Điện Kính Thiên Kể từ khi xây dựng, Chính điện Kính Thiên luôn đóng vai trò trung tâm của Cấm thành Thăng Long Ngày nay, Điện Kính Thiên là chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện, nằm trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long
Sau năm 1954, nhà Con Rồng trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc phòng Từ tháng 10/2004, Điện Kính Thiên chính thức mở cửa đón du khách, và nhanh chóng trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn ở Hà Nội Nền và thềm bậc Điện Kính Thiên là di tích ít ỏi còn sót lại đến ngày nay, nhưng cũng phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng ngôi điện năm xưa, với chiều dài 57m, chiều rộng 41,5m, và cao 2,3m