thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023

91 0 0
thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế quảng ninh năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục đích của nghiên cứu này là điều tra mức độ phổ biến, các yếu tốliên quan và tác động của bạo lực lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng.1 Mô tả thực trạng bạo lực trong môi trường lâm

Trang 1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU i

LỜI CẢM ƠN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Đại cương về bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phân loại 4

1.2 Bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng 6

1.2.1 Nạn nhân, đối tượng và lý do gây hấn trong môi trường lâm sàng 6

1.2.2 Bản chất của bạo lực tại trong môi trường thực tập lâm sàng 8

1.2.3 Thực trạng bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng 9

1.3 Khung nghiên cứu 18

1.4 Địa điểm nghiên cứu 19

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20

2.3 Thiết kế nghiên cứu 20

2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 20

2.5 Các biến số nghiên cứu 21

2.6 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 23

Trang 2

2.7 Phân tích phân tích số liệu 25

2.8 Vấn đề đạo dức trong nghiên cứu 25

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu 26

3.2 Thực trạng bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất 27

3.4 Ứng phó của sinh viên điều dưỡng với bạo lực 34

3.5 Tác động của bạo lực đến sinh viên 40

Chương 4: BÀN LUẬN 45

4.1 Đặc điểm chung 45

4.2 Thực trạng bạo lực đối với sinh viên điều dưỡng. 45

4.3 Cách ứng phó của sinh viên với bạo lực 49

4.4 Tác động của bạo lực 51

4.5 Hạn chế của nghiên cứu. 54

KẾT LUẬN 55

1 Thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng 55

2 Ứng phó của sinh viên với bạo lực trong môi trường lâm sàng 55

3 Tác động của bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên 55

KHUYẾN NGHỊ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1: BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

Phụ lục 2: KẾT QUẢ XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Phụ lục 3: KIỂM TRA TÍNH GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐO Phụ lục 4: KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

Phụ lục 5: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU

Trang 3

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu Mục đích của nghiên cứu này là điều tra mức độ phổ biến, các yếu tố

liên quan và tác động của bạo lực lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng.

(1) Mô tả thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh năm 2023

(2) Mô tả cảm nhận và phản ứng của sinh viên khi bạo lực trong quá trình thực tập lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh

Phương pháp: Nghiên cứu khảo sát cắt ngang trên 218 sinh viên điều

dưỡng đang theo học chương trình cao đẳng, sinh viên hoàn thiện ít nhất 01 vòng thực tập lâm sàng Thời gian thu thập số liệu từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023 tại trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh.

Kết quả: Trong số 218 sinh viên tham gia nghiên cứu thì có 31,7%

(n=69) cho rằng đã từng bị bạo lực trong quá trình quá trình thực tập lâm sàng Trong những sinh viên bị bạo lực thì tỷ lệ sinh viên bị bạo lực bằng lời nói (28,9%), bạo lực thể chất (1,8%), bắt nạt/ăn hiếp (14,2%) Khi được hỏi về đối tượng gây ra bạo lực thì sinh viên cho rằng nhân viên y tế là đối tượng gây ra bạo lực với 25% các vụ bạo lực thể chất; 84,1% các vụ bạo lực lời nói; 87,1% các vụ bắt nạt, ăn hiếp Bên cạnh đó một số đối tượng khác đó là người bệnh 31,7% và người nhà người bệnh 33,3% (bạo lực về lời nói); người bệnh 19,4% và người nhà người bệnh 29% (bắt nạt/ăn hiếp) Cách ứng phó của sinh viên bị bị bạo lực chủ yếu là cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích cho đối tượng gây ra bạo lực, chia sẻ với những người xung quanh, nhưng bên cạnh đó vẫn có sinh viên không có phản ứng gì khi bị bạo lực.

Kết luận: Thực trạng bạo lực lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng hiện

nay cần được quan tâm Khi bị bạo lực nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và sự nghiệp của sinh viên điều dưỡng Vì vậy cần có các giải

Trang 4

pháp cụ thể để ngăn ngừa và xử lý bạo lực lâm sàng, bảo vệ quyền lợi và an

Khuyến nghị: Cần cung cấp và/hoặc tăng cường các khóa đào tạo về

cách ứng phó với tác động của bạo lực cho sinh viên là cần thiết Sinh viên cần được hướng dẫn và hỗ trợ để phát triển sự tự tin và năng lực trong suốt thời gian thực hành lâm sàng

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn hành luận văn này, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy trong Ban giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm cùng các giảng viên đã tạo điều kiện, giúp đỡ và truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường.

Đặc biệt với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin g ửi đến thầy

hướng dẫ đã tận tình hướng dẫn, góp ý, chỉnh sửa, động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, Khoa Y, quý đồng nghiệp trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu.

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình thân yêu đã là điểm tựa vững chắc, là nguồn động viên, khích lệ to lớn giúp tôi vượt qua khó khăn, nỗ lực học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Quảng Ninh, ngày 20 tháng 12 năm 2023

Tác giả

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Đây là luận văn do chính tôi trực tiếp thực hiện nghiên cứu với sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn.

Các số liệu, thông tin trích dẫn trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào trước đó Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này

Nam Định, ngày 20 tháng 12 năm 2023

Tác giả

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thếgiới

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 26 Bảng 3.2 Tình trạng Bạo lực phi thể chất của sinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng

gần nhất 27 Bảng 3.3 Tần suất xuất hiện các loại hình bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần

nhất của sinh viên 28 Bảng 3.4 Số lượng loại bạo lực mà sinh viên trải nghiệm trong kỳ thực hành lâm Bảng 3.12 So sánh tình trạng bạo lực chung trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

theo kinh nghiệm đào tạo về bạo lực 32 Bảng 3.13 So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần

nhất theo nhóm tuổi 32 Bảng 3.14 So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần

nhất theo giới tính 32

Trang 9

Bảng 3.15 So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần

nhất theo năm học 33

Bảng 3.16 So sánh tình trạng bạo lực phi thể chất trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất theo kinh nghiệm đào tạo về bạo lực 33

Bảng 3.17 Cách ứng phó của sinh viên đối với bạo lực thể chất 34

Bảng 3.18 Cách ứng phó của sinh viên đối với bạo lực phi thể chất do người bệnh và thân nhân người bệnh gây ra 35

Bảng 3.19 Cách ứng phó của sinh viên đối với bạo lực phi thể chất do giảng viên và nhân viên y tế gây ra 36

Bảng 3.20 Tình trạng báo cáo bạo lực tại nơi thực tập 37

Bảng 3.21 Lý do không báo cáo việc bị bạo lực thể chất 37

Bảng 3.22 Lý do không báo cáo về việc bị bạo lực phi thể chất do người bệnh và thân nhân gây ra 38

Bảng 3.23 Lý do không báo cáo về việc bị bạo lực phi thể chất do nhân viên y tế và giảng viên hướng dẫn lâm sàng gây ra 39

Bảng 3.24 Thứ hạng các tác động của bạo lực đến sinh viên về cảm xúc 40

Bảng 3.25 Thứ hạng các tác động của bạo lực đến sinh viên về học tập 41

Bảng 3.26 Thứ hạng các tác động của bạo lực đến hoạt động chăm sóc 42

Bảng 3.27 Phân loại tác động của bạo lực đến cảm xúc của sinh viên 43

Bảng 3.28 Phân loại tác động của bạo lực đến học tập của sinh viên 44

Bảng 3.29 Phân loại tác động của bạo lực đến hành vi chăm sóc của sinh viên 44

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hành lâm sàng là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo điều dưỡng Đây là cơ hội để sinh viên áp dụng kiến thức và kỹ năng đã được học vào thực tế, thực hành lâm sàng giúp sinh viên điều dưỡng có cơ hội tiếp xúc với các người bệnh và tình huống thực tế [73] Điều này giúp cho sinh viên củng cố kiến thức và kỹ năng đã được học trong trường, đồng thời phát triển các k ỹ năng mới Mặt khác thực hành lâm sàng cũng giúp sinh viên điều dưỡng phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc điều dưỡng, chẳng hạn như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian [42].

Tuy nhiên trong quá trình thực tập lâm sàng sinh viên có thể có nguy cơ bị bạo lực và bạo lực [21] Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, 28% nhân viên y tế trên thế giới đã từng bị bạo lực, và 1/5 trong số đó là sinh viên điều dưỡng

[3] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị bạo lực đối với sinh viên điều dưỡng, bao gồm: Sinh viên điều dưỡng thường phải làm việc trong môi trường áp lực cao, với khối lượng công việc lớn và thời gian làm việc kéo dài Điều này có thể khiến sinh viên trở nên căng thẳng, mệt mỏi, và dễ bị kích động Sinh viên điều dưỡng thường thiếu kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để xử lý các tình huống phức tạp Điều này có thể khiến sinh viên mắc sai lầm và làm cho người bệnh và người nhà cảm thấy khó chịu, dẫn đến bạo lực Sinh viên điều dưỡng thường thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên Điều này có thể khiến sinh viên cảm thấy cô đơn, lạc lõng, và dễ bị tổn thương [32].

Mức độ phổ biến của tình trạng BL trong môi trường lâm sàng ở SVĐD không đồng nhất giữa các tác giả khác nhau ở các quốc gia, khu vực khác nhau Đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp của Nutmeg Hallett và cộng sự cho thấy, tỷ lệ bạo lực bất kỳ trong môi trường lâm sàng đối với SVĐD vào khoảng 38,3% [25] Trong khi đó ở Vương quốc Anh (UK), 42 % sinh viên từng bị bạo lực và quấy rối trong thời gian thực tập lâm sàng gần đây Ở Nam Phi, bạo lực bằng lời nói (lạm dụng

Trang 12

bằng lời nói, đe dọa, la hét và gọi tên) được báo cáo nhiều nhất (65%), nhiều hơn so với tấn công thể xác (6%) [65].

Bạo lực lâm sàng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sinh viên điều dưỡng, cả về thể chất và phi thế chất Bị bạo lực trong quá trình thực tập lâm sàng có thể gây ra các chấn thương thể chất cho sinh viên điều dưỡng[30], bao gồm; Chấn thương do va đập, chấn thương do vật sắc nhọn, chấn thương do chất hóa học Bạo lực lâm sàng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần cho sinh viên điều dưỡng, bao gồm: Căng thẳng trầm cảm, rối loạn lo âu, bạo lực lâm sàng có thể gây ra sự tổn thương tinh thần cho sinh viên điều dưỡng, khiến họ cảm thấy xấu hổ, tội lỗi Bạo lực lâm sàng có thể gây ra những hậu quả về nghề nghiệp cho sinh viên điều dưỡng, bao gồm: Giảm hiệu quả công việc, thay đổi thái độ đối với nghề nghiệp: Bạo lực lâm sàng có thể khiến sinh viên điều dưỡng thay đổi thái độ đối với nghề nghiệp, chán ghét công việc, và có ý định bỏ nghề… [41].

Mặc dù thực tế bạo lực tại trong môi trường thực tập lâm sàng là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trên toàn thế giới, nhưng bạo lực trong quá trình thực tập lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng ở Việt Nam vẫn chưa được công bố đầy đủ Vì

vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bạo lực trong môi trường lâm

sàng đối với sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh năm2023”, với mục đích của nghiên cứu này là là tìm hiểu mức độ phổ biến, các yếu tố

liên quan và tác động của bạo lực đối với sinh viên điều dưỡng trong môi trường lâm sàng.

Trang 13

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh năm 2023.

2 Mô tả cảm nhận và phản ứng của sinh viên khi bạo lực trong quá trình thực tập lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh.

Trang 14

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đại cương về bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng

1.1.1 Khái niệm

Cho đến nay, vẫn chưa có sự đồng thuận về cách xác định bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng Tổ chức Lao động Quốc tế định nghĩa bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng là “Bất kỳ hành động, sự cố hoặc hành vi nào khác với cách cư xử hợp lý trong đó một người bị hành hung, đe dọa, làm hại, bị thương trong quá trình hoặc do hậu quả trực tiếp của công việc của họ”[12]

Căn cứ vào các cách tiếp cận khác nhau, có nhiều hơn một định nghĩa về bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng Trong phạm vi của nghiên cứu này chúng tôi sử dụng cách tiếp cận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng WHO định nghĩa bạo lực là việc cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực, để đe dọa hoặc tấn công chống lại người khác hoặc chống lại một nhóm người hoặc một cộng đồng, dẫn đến hoặc có khả năng cao dẫn đến thương tích, tử vong, tổn hại tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng Bạo lực nghề nghiệp được định nghĩa là những hành vi bạo lực xảy ra tại trong môi trường thực tập lâm sàng Bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng là bất kỳ hành động nào gây tổn hại về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc cho sinh viên y khoa trong quá trình thực tập.

1.1.2 Phân loại

1.1.2.1 Phân loại theo bản chất của bạo lực

Căn cứ theo bản chất của bạo lực, WHO đã phân loại bạo lực nơi làm việc thành 02 nhóm: bạo lực về thể chất/vật lý và bạo lực phi thể chất/tâm lý[40]:

- Bạo lực thể chất/vật lý đề cập đến việc sử dụng vũ lực đối với một người hoặc một nhóm người khác, dẫn đến tổn hại về thể chất, tổn hại về tình dục hoặc

Trang 15

tâm lý Nó có thể bao gồm đánh, đá, tát, đâm, bắn, đẩy, cắn và / hoặc véo, …

- Bạo lực phi thể chất /tâm lý được định nghĩa là việc cố ý sử dụng quyền lực, bao gồm cả đe dọa dùng vũ lực, chống lại người hoặc nhóm người khác, có thể gây tổn hại đến sự phát triển về thể chất, tinh thần, đạo đức hoặc xã hội Bạo lực tâm lý bao gồm lạm dụng bằng lời nói, bắt nạt, quấy rối và kỳ thị.

+ Bạo lực/bạo hành bằng lời nói là hành vi làm nhục, hạ thấp hoặc nói cách khác là hành vi thiếu tôn trọng phẩm giá/nhân phẩm và giá trị của một cá nhân.

+ Bắt nạt/ăn hiếp là hành vi tấn công lặp đi lặp lại và theo thời gian thông qua các nỗ lực thù địch, tàn ác hoặc ác ý nhằm làm bẽ mặt hoặc hạ thấp một cá nhân hoặc nhóm nhân viên.

+ Quấy rối tình dục là bất kỳ hành vi không mong muốn, không được đáp trả và không được hoan nghênh có tính chất tình dục xúc phạm người có liên quan và khiến người đó bị đe dọa, làm nhục hoặc xấu hổ.

+ Kỳ thị dân tộc/tôn giáo là bất kỳ hành vi đe dọa nào dựa trên dân tộc, màu da, ngôn ngữ, nguồn gốc dân tộc/quốc gia, tôn giáo, liên kết với thiểu số, nơi sinh hoặc địa vị khác không được đáp lại hoặc không mong muốn và ảnh hưởng đến phẩm giá của người khác tại nơi làm việc.

1.1.2.2 Phân loại theo đối tượng gây ra bạo lực

Căn cứ vào đối tượng gây ra bạo lực, Viện An toàn và Sức khỏe Nghề Nghiệp Hoa Kỳ đã phân loại bạo lực thành 4 loại [53]:

- Loại 1 đề cập đến các hành vi bạo lực được thực hiện bởi những tên tội phạm xâm nhập vào nơi làm việc để phạm tội Những cá nhân này không có lý do chính đáng để vào nơi làm việc.

- Loại 2 đề cập đến các hành vi bạo lực được thực hiện bởi những người là người nhận các dịch vụ được cung cấp tại nơi làm việc Những cá nhân này có mối quan hệ hợp pháp với nơi làm việc.

Trang 16

- Loại 3 đề cập đến các hành vi bạo lực của người lao động đối với người lao động, trong đó nhân viên hiện tại hoặc trước đây là tác nhân của bạo lực.

- Loại 4 đề cập đến bạo lực được thực hiện tại nơi làm việc bởi một người không phải là nhân viên có mối quan hệ với người lao động.

1.2 Bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng

1.2.1 Nạn nhân, đối tượng và lý do gây hấn trong môi trường lâm sàng.

Người ta đã báo cáo rằng các điều dưỡng có nguy cơ bị bạo lực và gây hấn cao hơn so với cảnh sát và nhân viên nhà tù [31] và gần đây, dữ liệu từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cho thấy nhân viên y tế có nguy cơ cao gấp bốn lần có khả năng bị bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng hơn các ngành khác [18] Hơn nữa, các điều dưỡng có khả năng bị tấn công bạo lực cao hơn nhiều so với bất kỳ nhân viên chăm sóc sức khỏe nào khác [11] và có ý kiến cho rằng tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của họ.

Hành vi gây hấn và bạo lực đã được ghi chép đầy đủ trong các tài liệu về chăm sóc sức khỏe và ảnh hưởng đến tất cả các thành viên của đội ngũ nhân viên bất kể chức vụ hay địa phương Trong một nghiên cứu hồi cứu về nhân viên y tế ở Vương quốc Anh (n=1141), nhiều người tham gia cho biết họ đã bị hành hung, bao gồm cả bác sĩ và nhân viên y tế đồng minh, tuy nhiên, điều dưỡng bị hành hung nhiều hơn bất kỳ nhóm nhân viên nào khác với 43% điều dưỡng được khảo sát cho biết họ đã từng bị hành hung bị hành hung trong 12 tháng trước đó so với 13,8% bác sĩ [71] Tuy nhiên, bất chấp nguy cơ gây hấn và bạo lực rất thực tế; Kansagra và cộng sự, nhận thấy rằng 73% tổng số nhân viên cho biết họ cảm thấy an toàn trong môi trường môi trường làm việc Đây không nhất thiết là một phát hiện bất thường vì đã có báo cáo rằng nhiều điều dưỡng cảm thấy rằng các vụ gây hấn và bạo lực chỉ là một phần công việc của họ.

Điều này cũng được hỗ trợ bởi một nghiên cứu khác của Vương quốc Anh, trong đó nhân viên điều dưỡng báo cáo tỷ lệ gây hấn cao hơn bất kỳ nhóm nhân viên nào khác [16] Nghiên cứu này đã có một số hạn chế về phương pháp liên quan

Trang 17

đến tỷ lệ phản hồi thấp do phương pháp hạn chế của bảng câu hỏi gửi qua bưu điện và sai lệch liên quan đến việc thiếu ph ản hồi từ nhân viên chăm sóc cấp tính.

Những lý do khiến mọi người trở nên bạo lực có nhiều mặt, tuy nhiên, sự gây hấn và bạo lực trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng gây ra phản ứng ở nạn nhân mà có thể hoặc không thể hiện ra bên ngoài Điều quan trọng là phải hiểu loại phản ứng có thể xảy ra và hậu quả đang xảy ra vì điều này có thể giúp tránh hoặc giảm thiểu bất kỳ phản ứng bất lợi nào đối với các sự cố gây hấn hoặc bạo lực [19].

Đối tượng chính của các hành vi gây hấn hoặc bạo lực được công nhận rộng rãi là người bệnh [1] Điều này được phản ánh trong một nghiên cứu hồi cứu của Shrestha (2022) [62] cho thấy người bệnh là nguồn chính của hành vi đe dọa đối với nhân viên, sau đó là khách của người bệnh.

Người bệnh có thể trở nên hung hăng và bạo lực vì nhiều lý do và tình trạng bệnh lý tiềm ẩn của họ có thể góp phần vào hành vi của họ Nguyên nhân của các hành vi bạo lực do điều kiện y tế được thảo luận trong các tài liệu và người ta thừa nhận rằng điều này làm tăng khó khăn trong việc xác định hành vi gây hấn và bạo lực Điều này có thể là do sự khác biệt giữa hành vi gây hấn có ác ý và hành vi gây hấn không cố ý vì các điều dưỡng không coi hành vi gây hấn và bạo lực từ người bệnh mắc bệnh lý như sa sút trí tuệ là hành vi bạo lực có ác ý.

Các nguyên nhân khác nhau của bạo lực trong môi trường y tế đã được mô tả trong một nghiên cứu lớn ở Vương quốc Anh (n=396) đối với các nhân viên bệnh viện đã từng trải qua một vụ bạo lực liên quan đến công việc [71] Hai trong số ba lý do chính dẫn đến hành hung là do đối tượng mắc một tình trạng y tế như lú lẫn hoặc do các can thiệp lâm sàng được thực hiện bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như theo dõi đường huyết [71] Hơn nữa, có ý kiến cho rằng cần có sự khác biệt rõ ràng giữa bạo lực do tình trạng bệnh lý và các hình thức gây hấn và bạo lực ác ý, tuy nhiên, phương pháp xác định các hình thức và nguyên nhân khác nhau của gây hấn và bạo lực cũng như hậu quả tiềm ẩn vẫn chưa rõ ràng.

Trang 18

1.2.2 Bản chất của bạo lực tại trong môi trường thực tập lâm sàng

Các tài liệu nghiên cứu về bạo lực đối với sinh viên điều dưỡng về bạo lực phi thể chất, chẳng hạn như gây hấn bằng lời nói, hành vi thô lỗ, bắt nạt và đe dọa, phổ biến hơn nhiều so với hành hung thể chất thực sự Các ví dụ phổ biến về bạo lực bên ngoài bao gồm bị đánh giá thấp, ngăn chặn các cơ hội học tập, bỏ bê cảm xúc, các biểu hiện phi ngôn ngữ, chẳng hạn như đảo mắt, biểu hiện bằng lời nói, chẳng hạn như nhận xét, hành động thô lỗ hoặc hạ thấp phẩm giá, chẳng hạn như không sẵn sàng trợ giúp các vấn đề liên quan đến chăm sóc khó khăn, phá hoại, chẳng hạn như giữ lại thông tin quan trọng, không quan tâm, chỉ trích quá mức, bêu xấu, ngồi lê đôi mách, thành lập bè phái, loại trừ, đe dọa và sỉ nhục [58] Các loại công kích bằng lời nói phổ biến nhất do các điều dưỡng khác gây ra được phát hiện là giận dữ, phán xét, chỉ trích và trịch thượng [61] Trong một nghiên cứu nhắm vào các sinh viên điều dưỡng, Thomas và Burk (2009) [66] đã phát hiện ra rằng những bất công nhận thức được từ các điều dưỡng đã đăng ký lạm dụng bao gồm, theo mức độ liên tục từ ít nhất đến nghiêm trọng nhất, bị phớt lờ hoặc không mong muốn, không tin tưởng hoặc không tin tưởng, bị đổ lỗi một cách bất công hoặc bị sỉ nhục trước công chúng.

Mặc dù rất nhiều tài liệu đã mô tả bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng đều nhấn mạnh đến ý định có hại của thủ phạm, một sự phát triển thú vị trong những năm gần đây là xu hướng sử dụng khái niệm, sự bất lịch sự, khi nghiên cứu về hành vi gây hấn và bạo lực đối với điều dưỡng [6] Điều này tuân theo nghiên cứu có ảnh hưởng của Andersson & Pearson (2019) [27], ngoài định nghĩa hành vi thiếu văn minh tại trong môi trường thực tập lâm sàng là “hành vi lệch lạc, cường độ thấp, với ý định mơ hồ nhằm gây hại cho mục tiêu, vi phạm các quy tắc tôn trọng lẫn nhau trong môi trường thực tập lâm sàng” Họ nói thêm rằng "các hành vi thiếu văn minh có đặc điểm là thô lỗ và bất lịch sự, thể hiện sự thiếu quan tâm đến người khác" Họ nhấn mạnh rằng hành vi khiếm nhã khác với các kiểu gây hấn hoặc bạo lực tại trong môi trường thực tập lâm sàng khác ở chỗ nó có mục đích gây hại không rõ ràng Theo

Cortina et al (trích dẫn trong Pearson, Andersson & Porath,

Trang 19

2005), nghiên cứu định tính đã xác định nội dung của hành vi thiếu văn minh là thiếu tôn trọng, không trung thực, phớt lờ, loại trừ, làm mất uy tín nghề nghiệp, im lặng, coi thường giới tính, đe dọa, hăm dọa, xưng hô thiếu chuyên nghiệp và nhận xét về ngoại hình.

Sự liên quan của nó với khả năng được đưa vào như một lĩnh vực nghiên cứu hợp lệ khi nghiên cứu bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng, được tìm thấy trong lời giải thích của các tác giả này về mức độ khiếm nhã, khi không được giải quyết, có thể có khả năng biến thành các hành vi hung hăng ngày càng dữ dội.

1.2.3 Thực trạng bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng

1.2.3.1 Một số công cụ đo lường bạo lực trong môi trường lâm sàng ở sinh viên điều dưỡng

Qua quá trình tổng quan tài liệu, đã tổng hợp được một số công cụ sử dụng để đo lường tìnhtrạng bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên như sau:

International Labour Survey Mô tả chi tiết các loại bạo lực Office ILO, Questionnaire trong môi trường thực tập lâm sàng International Council of Workplace Violence trong lĩnh vực y tế: chủng loại, tần Nurses ICN, World in the Health Sector suất, địa điểm, tác động, ứng phó, Health Organisation báo cáo, nguyên nhân, giải pháp dự WHO, Public Services phòng và kiểm soát.

International PSI [72]

Kamuran_Cerit et el Bullying Behaviors Chỉ đề cập đến các hành vi bắt nạt

Chen.Z et el[14] Workplace violence Được xây dựng dựa trên “Survey incident survey Questionnaire Workplace Violence

in the Health Sector” được biên soạn bởi 04 tổ chức: WHO, ILO, PSI và ICN Hệ số Cronbach's a 0.986

Lingyan ZHU et el Workplace Violence Được xây dựng dựa trên Hospital Questionnaire for Workplace Violence Questionnaire.

Trang 20

[74] Nursing Students Hệ số Cronbach's a 0,755

Elvan Emine Ata et el Perception of Chỉ đề cập đến các hành vi gây hấn [7] Aggression Scale thiên về bạo lực thể chất

Kin Cheung et el Clinical Violence Được xây dựng dựa trên “Survey [38] towards nursing Questionnaire Workplace Violence

students in the Health Sector” được biên soạn bởi 04 tổ chức: WHO, ILO, PSI và ICN Hệ số Cronbach's a 0.98

Nutmeg Hallett et el Students’ Được xây dựng dựa trên Nursing [26] Experiences of 2012 Horizontal violence survey

Violence and report Aggression Survey

Ozge Sukut et el Horizontal Violence Được xây dựng dựa trên Nursing [64] Workplace Index 2012 Horizontal violence survey

Gul Pinar et el [24] Attitude Towards Chỉ đề cập đến thái độ của sinh Violence Scale, viên về bạo lực

Attitude Regarding Occupational Roles in Violence Scale

Deirdre Hewett et el Workplace Violence Được xây dựng dựa trên “Survey

in the Health Sector” được biên soạn bởi 04 tổ chức: WHO, ILO, PSI và ICN.

Emel Bahadir- Yilmaz Scale of Exposure Chỉ đề cập đến bạo lực bằng lời nói

Violence

Trang 21

Trong số các công cụ trên “Survey Questionnaire Workplace Violence in the Health Sector” do 04 tổ chức “International Labour Office-ILO, International Council of Nurses-ICN, World Health Organisation-WHO, Public Services International-PSI” nghiên cứu và phát hành năm 2003 được sử dụng rộng rãi nhất Đây cũng là nguồn gốc được sử dụng để phát triển các thang đo đánh giá tình trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng ở sinh viên điều dưỡng [2], [34], [46], [52], [57].

1.2.3.2 Tình trạng bạo lực trong môi trường lâm sàng ở sinh viên điều dưỡng

Sinh viên điều dưỡng phải đối mặt với mức độ bắt nạt cao vì họ thường ít kinh nghiệm hơn và ít nhận thức được các chuẩn mực và văn hóa chăm sóc Một số nghiên cứu tiết lộ rằng các sinh viên điều dưỡng đã từng bị lạm dụng bằng lời nói, thể chất và tình dục [39] Nó có thể dễ dàng hạ thấp tinh thần và lòng tự trọng của họ [47] Nạn nhân bị bắt nạt bị tăng huyết áp, trầm cảm và các biểu hiện thể chất khác [51] Tương tự, căng thẳng sau chấn thương làm suy giảm nhận thức và mối quan hệ của các điều dưỡng tại môi trường lâm sàng Tác động của những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng chuyên môn của sinh viên điều dưỡng và sự an toàn của người bệnh.

Theo báo cáo của Bowllan, 2015, bạo lực hoặc quấy rối giữa các sinh viên điều dưỡng tại vị trí lâm sàng khiến họ có ý định rời bỏ nghề điều dưỡng Với sự thiếu hụt điều dưỡng, chúng ta không thể để mất điều dưỡng hoặc sinh viên điều dưỡng Một nghiên cứu ở New Zeeland chỉ ra rằng 34% trong tổng số 170 sinh viên mới tốt nghiệp đã cân nhắc rời bỏ nghề điều dưỡng do hành vi đáng lo ngại và 14% có xu hướng rời bỏ do bạo lực ngang ngược [49].

Trong các nghiên cứu hiện có ở các nước phương Tây và Trung Đông, trọng tâm là mức độ phổ biến và các loại bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng (tức là bạo lực thể chất, bắt nạt, quấy rối tình dục, lạm dụng bằng lời nói), đối tượng chính, các yếu tố góp phần và kết quả Khó so sánh các phát hiện vì các định nghĩa và khía cạnh khác nhau của bạo lực lâm sàng đã được sử dụng và nghiên cứu Trong một nghiên cứu ở Vương quốc Anh, gần một nửa số sinh viên tham gia (42,18%)

Trang 22

cho biết họ đã từng bị bắt nạt/quấy rố i trong năm trước khi thực tập lâm sàng Gần một phần ba (30,4%) đã từng chứng kiến hành vi bắt nạt/quấy rối các sinh viên khác và 19,6% các vụ việc liên quan đến các điều dưỡng có chuyên môn là đối tượng bắt nạt/quấy rối Ở Nam Phi, bạo lực bằng lời nói (lạm dụng bằng lời nói, đe dọa, la hét và gọi tên) được báo cáo nhiều nhất (65%), nhiều hơn so với tấn công thể xác (6%) [65] Đối tượng của bạo lực phi thể chất là bạn cùng lớp và sinh viên từ các năm khác (bạo lực theo chiều ngang)[69], và các nhà giáo dục điều dưỡng (bạo lực theo chiều dọc) ở Nam Phi và những người hỗ trợ lâm sàng, thầy thuốc và quản lý điều dưỡng ở Úc [69].

Một nghiên cứu dân tộc học tập trung về ba đơn vị chăm sóc cấp tính đã xác định các yếu tố tổ chức và cá nhân ảnh hưởng đến các điều dưỡng mới tốt nghiệp, chẳng hạn như sự ổn định, định hướng, văn hóa khoa học và khối lượng công việc [13] Một nghiên cứu mô tả định lượng đã khám phá ra rằng sinh viên đại học của 20 trường đại học, trường điều dưỡng trên khắp các bang của Úc đã trải qua tình trạng quấy rối quyền lực ở mức độ cao nhất [15] Một nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát định lượng cho thấy 147 điều dưỡng sinh viên của Đại học Damanhur Ai Cập đã từng bị bắt nạt/bạo lực bao gồm la hét trong cơn thịnh nộ và nhận xét gay gắt về việc làm điều dưỡng Ảnh hưởng của hành vi bắt nạt dẫn đến thất bại trong học tập, mất tự chủ, suy giảm khả năng cân nhắc và nhận thức rằng nghề này không được tôn trọng [56].

Một đánh giá tài liệu chỉ ra rằng bắt nạt/bạo lực đã được tìm thấy trong môi trường thực tập lâm sàng ở 102 điều dưỡng của bệnh viện công ở Zimbabwe [23] Người ta cũng kết luận rằng mức độ bắt nạt lớn hơn có liên quan đến xu hướng nghỉ việc cao hơn và giảm sự hài lòng trong công việc Hơn nữa theo nghiên cứu của Finchilescu, et al., (2019), ảnh hưởng của hành vi bắt nạt đối với sinh viên điều dưỡng không chỉ đe dọa các bệnh liên quan đến căng thẳng như lo lắng, căng thẳng, thiếu tự tin mà còn dẫn đến tác động khác đối với việc học lâm sàng của sinh viên Theo mô tả của 296 điều dưỡng đại học ở New Zealand, những người đã từng bị

Trang 23

quấy rối/bắt nạt tại các cơ sở y tế [50].

Ở Ả-rập Xê-út, hơn 83,8% trong số 130 sinh viên đã trải qua các hình thức bắt nạt khác nhau bao gồm bắt nạt bạn cùng lớp 58,5 %, bởi các thành viên trong khoa 53%, giảng viên lâm sàng 50%, từ người bệnh hoặc gia đình người bệnh 47,7% và ít nhất 3 đối tượng của hành vi bắt nạt là nhân viên hành chính 33,8%, nhân viên điều dưỡng 38,5% và bác sĩ 17,7% [51], và ở Ai Cập, một nửa trong số 95 sinh viên điều dưỡng đã bị bắt nạt trong quá trình học lâm sàng từ 2 đến 3 lần do kỹ năng giao tiếp không hiệu quả [20].

Một nghiên cứu định lượng cho thấy tỷ lệ phản hồi của 104 sinh viên điều dưỡng là 86,5% khi phát hiện ra bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng dưới hình thức lạm dụng bằng lời nói, bắt nạt tấn công thể xác và quấy rối tình dục [44] Theo nội dung của một nghiên cứu, các điều dưỡng của 1017 sinh viên ở Hồng Kông thường bị lạm dụng bằng lời nói hơn là bạo lực thể xác và tỷ lệ rời bỏ ngành điều dưỡng sau khi trải qua các vụ bắt nạt cao hơn [38] Ở Đài Loan, một phân tích mô tả cho thấy 202 sinh viên điều dưỡng bị bắt nạt ảnh hưởng xấu đến các hoạt động thực tập lâm sàng của họ [37] Lạm dụng trở nên tràn lan và dẫn đến hủy hoại tương lai của sinh viên y khoa Chín mươi phần trăm (N=385) người trả lời trong nghiên cứu đã từng đối mặt với hành vi bị lạm dụng khi còn ở trường y [39].

Kết quả của một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện ở Hồng Kông [38] cho thấy 30,3% sinh viên từng bị bạo lực lâm sàng trong quá trình giáo dục Tỷ lệ chửi mắng phổ biến là 30,6%, chủ yếu do người bệnh (66,8%), nhân viên bệnh viện (29,7%), giáo viên (13,4%) và thân nhân người bệnh (13,2%), trong khi tỷ lệ này được báo cáo là 16,5% bị bạo lực thể xác mà đối tượng chủ yếu là chính người bệnh (90,1%) Trong một nghiên cứu khác, 42,18% sinh viên phải đối mặt với các hành vi bạo lực trong môi trường lâm sàng trong năm qua, trong khi một phần ba trong số họ chứng kiến hành vi bắt nạt đối với các sinh viên khác, tất cả đều dẫn đến quyết định nghỉ việc ở 19,8% sinh viên những sinh viên Ngoài ra, 34% sinh viên điều dưỡng tham gia một nghiên cứu ở Ý nói rằng họ đã trải qua ít nhất một trường hợp

Trang 24

bạo lực thể chất hoặc lời nói tại trong môi trường thực tập lâm sàng Một nghiên cứu điều tra bắt nạt trong giáo dục lâm sàng ở Canada cho thấy rằng nó hiện diện ở một mức độ lớn trong môi trường giáo dục điều dưỡng Việc sử dụng người cố vấn trong giáo dục lâm sàng cho sinh viên điều dưỡng, điều thường xuyên được nhấn mạnh, có thể giảm thiểu bạo lực và căng thẳng trong môi trường lâm sàng.

Các nghiên cứu cho thấy rằng lạm dụng bằng lời nói, đe dọa bạo lực và bạo lực thể chất xảy ra thường xuyên nhất trong các đơn vị chăm sóc ICU, trong khi các trường hợp quấy rối và bạo lực tình dục được báo cáo cao nhất là trong phòng phẫu thuật Những người làm việc trong các khoa tâm thần, khoa cấp cứu, và các khoa lão khoa có nhiều khả năng bị bạo lực thể xác hơn Theo nghiên cứu của Sukut và cộng sự [64] cho thấy rằng khoa tâm thần và khoa cấp cứu là những khu vực bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng phổ biến nhất Một nghiên cứu đánh giá khác hỗ trợ rằng các khoa cấp cứu có khả năng trở thành nơi bạo lực vì các yếu tố môi trường có nguy cơ bạo lực khác nhau như nhân viên kém, thiếu sự riêng tư, quá đông và có sẵn các loại thiết bị không an toàn có thể được sử dụng như một vũ khí[35].

Sinh viên điều dưỡng dễ bị bạo lực trong các khoa điều trị người bệnh tâm thần, phòng cấp cứu, cơ sở chăm sóc người già và có khả năng là bất kỳ cơ sở điều trị nội trú nào [33] Các nghiên cứu trong nhiều năm về sự nguy hiểm của hành vi gây hấn tập trung vào các sinh viên điều dưỡng đã tạo ra yêu cầu đào tạo tốt hơn từ các trường điều dưỡng và hỗ trợ đáng kể hơn từ các bệnh viện [45], [29], [65].

Theo nghiên cứu của Lingyan Zhu và cộng sự (2022) [74]: Xếp hạng nguy cơ BL cao nhất là khoa cấp cứu (38,05%), khoa ngoại (11,12%), khoa nội (10,49), khoa ngoại trú (10,24%)… Đối tượng chủ yếu là người thân của người bệnh (60,98) %) và bản thân người bệnh (31,64%) Hầu hết BL là do: hành vi xúc phạm thể chất của đối tượng (44,63%), không hài lòng với cách làm việc của điều dưỡng (38,29%), chờ đợi lâu (31,71%), yêu cầu bị từ chối vô lý (29,27%), v.v đối với BL bao gồm: né tránh xung đột (51,71%), kiên nhẫn giải thích (50,49%), tìm kiếm sự

Trang 25

giúp đỡ từ đồng nghiệp hoặc thầy cô (31,95%), 86,34% sinh viên điều dưỡng không trình báo các vụ bạo lực Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ báo cáo sự cố thấp bao gồm không biết cách báo cáo (27,07%), thờ ơ (20,49%), không có phản hồi (16,34%), v.v 11,22% sinh viên điều dưỡng coi BL là một phần công việc của họ 10,98% điều dưỡng.

Cũng theo nghiên cứu của Lingyan Zhu và cộng sự (2022) [74]: Tần suất BL đối với sinh viên điều dưỡng ở các vị trí khác nhau là: Khoa cấp cứu 38,05%, khoa phẫu thuật 11,22%, Bộ phận tiếp đón 10.49%, khoa ngoại 10,24%, khoa sản phụ khoa 3,17%, đơn vị chăm sóc đặc biệt 1,95% … Theo nghiên cứu của Sukut, Ozge

và cộng sự (2022) [64] tần suất BL đối với sinh viên điều dưỡng: Khoa khám nội 60,6%, phòng khám phẫu thuật 58,5%, khoa cấp cứu 23,8%, phòng khám tâm thần 33,6%, phòng khám phụ khoa 37,2%, phòng mổ 26%, phòng sinh 19,9%.

1.2.3.3 Ứng phó của sinh viên điều dưỡng với bạo lực

Có nhiều phương pháp mà sinh viên điều dưỡng áp dụng để đối phó với bạo lực trong quá trình thực tập lâm sàng Tuy nhiên, có thể chia các phương pháp này thành hai nhóm: phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực.

Đối với phương pháp tích cực, khi đối mặt với bạo lực, nhiều sinh viên đã cố gắng bảo vệ bản thân bằng cách giữ bình tĩnh và tương tác với người phạm tội Ngoài ra, một số sinh viên đã chọn cách tránh xung đột trực tiếp, giải thích với kiên nhẫn, tìm sự giúp đỡ từ bạn học hoặc giáo viên, cũng như tìm sự hỗ trợ từ nhân viên bảo vệ, điều dưỡng hoặc nhân viên an ninh [63] Một số sinh viên đã báo cáo tình trạng bạo lực của mình với các cấp có thẩm quyền như lãnh đạo bệnh viện, quản lý trường học đang học, hoặc cảnh sát Ngoài ra, có sinh viên đã tìm đến cha mẹ hoặc đến nhà thờ để chia sẻ về việc bị bạo lực và một số khác đã tìm đến các chuyên gia tâm lý để giải quyết vấn đề của mình [34] Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên có những phản ứng tích cực đối với bạo lực là không nhiều.

Phương pháp tiêu cực đối với bạo lực của sinh viên điều dưỡng có tỷ lệ cao hơn nhiều so với phương pháp tích cực Các phản ứng tiêu cực có thể bao gồm việc

Trang 26

sử dụng rượu/bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích khác, cân nhắc việc bỏ học, xung đột trực tiếp với người gây ra bạo lực (như la hét, cãi nhau, đánh trả), giữ im lặng, khóc, cầu nguyện hoặc thậm chí bỏ nhà đi [5] Một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả để đối phó là thông báo về tình trạng bị bạo lực, tuy nhiên, đây là một biện pháp ít được lựa chọn Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn một phần ba sinh viên trải qua bạo lực trong môi trường lâm sàng không báo cáo chính thức với các cơ quan có thẩm quyền [34].

1.2.3.4 Tác động của bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên

Các hành vi trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng có thể gây ra thiệt hại nặng nề về thể chất và tinh thần Hậu quả có thể là cấp tính (ngắn hạn) và hoặc mạn tính (dài hạn) và có cường độ từ chấn thương cơ thể nhẹ đến nghiêm trọng; từ thương tật tạm thời đến vĩnh viễn; và từ chấn thương tâm lý đến cái chết Ngoài những tổn thương trước mắt, những kết quả tiêu cực còn có thể bao gồm tinh thần và năng suất thấp do thiếu tin tưởng vào quản lý, mất tính gắn kết trong nhóm và cảm giác rằng môi trường làm việc là thù địch và nguy hiểm [38].

Hậu quả tâm lý của bạo lực tại trong môi trường thực tập lâm sàng có thể nghiêm trọng và khác xa như hậu quả thể chất Những trường hợp bị chấn thương tâm lý nặng nếu không được điều trị có thể dẫn đến lạm dụng chất kích thích, bạo lực trả đũa, bệnh mãn tính, thậm chí là tự tử Những người sống sót và nhân chứng của bạo lực tại trong môi trường thực tập lâm sàng có thể cảm thấy sốc, cảm giác không tin hoặc không có thật về tình huống đó, cũng như tâm lý lo sợ về các sự kiện trong tương lai [48].

Sinh viên điều dưỡng sợ người bệnh tâm thần [59], những người thường không ổn định về cảm xúc Lạm dụng ma túy và rượu và bệnh tâm thần là những rối loạn xảy ra đồng thời [70] và những người bệnh dưới tác dụng của ma túy và rượu đặc biệt dễ trở nên khó nói và xúc phạm, hung hăng với những sinh viên trẻ, thiếu kinh nghiệm [54] Nữ sinh viên điều dưỡng đặc biệt dễ bị tổn thương trước mọi hình thức bạo lực, bao gồm bắt nạt bởi nhân viên tại các đơn vị luân phiên lâm sàng.

Trang 27

Chịu đựng một đợt bạo lực có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài về thể chất hoặc tinh thần đối với sinh viên điều dưỡng trong đợt luân chuyển lâm sàng tâm thần [29], [33], [36].

Sauer, Hannon và Beyer (2017)[60] đã khảo sát 87 sinh viên điều dưỡng, có độ

tuổi trung bình là 22; 71% (n = 59) cho biết đồng nghiệp của họ cố tình nói lấn át

cuộc trò chuyện của họ Mục đích của nghiên cứu là xem xét hành vi thô lỗ của bạn bè trong cộng đồng sinh viên điều dưỡng và xem xét tác động của hành vi thô lỗ đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần của những sinh viên bị ảnh hưởng Mười bốn hành vi thiếu văn minh khác nhau đã được nghiên cứu, bao gồm các hành động cắt ngang được đề cập, cộng với việc đảo mắt, quay lưng lại với sinh viên khi họ đang nói, nhìn ác cảm về phía sinh viên điều dưỡng, la hét và chửi thề [60].

Bạo lực đối với học viên điều dưỡng do người bệnh thực hiện phổ biến, xảy ra ở nhiều nơi, theo nhiều cách khác nhau, với nhiều hậu quả về thể chất và tâm lý [36], [65] Các nghiên cứu đã trích dẫn từ 25 đến 58% sinh viên điều dưỡng đã phải chịu một đợt bạo lực chủ yếu do người bệnh xúi giục [32], [65] Rất ít điều dưỡng mới có suy nghĩ có ý thức về khả năng người bệnh bạo hành, và càng ít sinh viên điều dưỡng xem xét những rủi ro đó và dừng lại để suy nghĩ về hành động phòng ngừa nên thực hiện [54] Tương tự như điều dưỡng, việc tiếp xúc với BL của sinh viên điều dưỡng có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn như sợ hãi, lo lắng và tức giận [65] Những kinh nghiệm này có thể hình thành nhận thức và thái độ của họ về nghề điều dưỡng, và cũng có thể khiến họ cảm thấy không an toàn khi làm việc trong một số cơ sở y tế nhất định [65] Các SVĐD cũng đã báo cáo rằng những hậu quả tiêu cực này có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn chăm sóc được cung cấp cho người bệnh và có thể cản trở khả năng tiếp tục chương trình điều dưỡng của họ [65].

Đáng chú ý, bạo lực lâm sàng có tác động bất lợi đối với sinh viên điều dưỡng Tất cả những tác động tiêu cực này đối với cảm xúc, hiệu suất lâm sàng Ngoài ra, bạo lực lâm sàng đã ngăn cản các điều dưỡng tương lai của chúng ta tiếp tục làm

Trang 28

nghề Ý định rời bỏ ngành điều dưỡng của họ sau khi trải qua bạo lực lâm sàng cao hơn đáng kể so với trước khi trải nghiệm [38] Ngoài ra, chửi mắng dẫn đến tình trạng học sinh nghỉ học Trong nghiên cứu của Kin Cheung và cộng sự [38] , những người sinh viên điều dưỡng đã từng b ị bạo hành bằng lời nói (78,9%) có nhiều khả năng hơn những người đã từng bị bạo lực thể xác (73,5%) không có hành động gì hoặc giả vờ như bạo lực không xảy ra Bạo lực đối với sinh viên điều dưỡng không chỉ gây tổn hại về tâm lý mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lâm sàng của họ, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh; quan trọng hơn, nó có thể khiến họ từ bỏ nghề nghiệp của mình do hậu quả của bạo lực.

1.3 Khung nghiên cứu

Ứng phó của sinh viên

Trang 29

1.4 Địa điểm nghiên cứu

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, tiền thân là trường Trung học Y tế được thành lập năm 1960, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế trình độ trung cấp và sơ cấp năm 2005 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Có địa chỉ tại Số 5, Phố Hải Sơn, Phường Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Hiện nay, Nhà trường có 3 khoa và 6 phòng chức năng, có tổng số 52 cán bộ viên chức trong đó có 40 giảng viên Các mã ngành trường tham gai đào tạo đó là: Cao đẳng điều dưỡng, cao đẳng dược, y sỹ đa khoa, y sỹ y học cổ truyền Hàng năm nhà trường tuyển sinh được khoảng 200 sinh viên trong đó chủ yếu là cao đẳng điều dưỡng và cao đẳng dược Trong chương trình đào tạo sinh viên bắt đầu thực tập trong môi trường lâm sàng vào cuối năm thứ nhất Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh liên kết với bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy, bệnh viện Việt Nam Uông Bí – Thụy Điển, bệnh viện Sản – Nhi, bệnh viện Đông Y – PHCN, bệnh viện Sức khỏe tâm thần … qua đó sinh viên có được cơ hội học hỏi và nâng cao kiến thức khi tiến hành học lâm sàng tại bệnh viện.

Trang 30

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Ninh

- Tiêu chuẩn chọn: những sinh viên đã hoàn thiện ít nhất 01 khóa thực tập lâm sàng tại các cơ sở thực hành lâm sàng của Trường.

- Tiêu chuẩn loại trừ: các sinh viên không đồng ý tham gia.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ 12/2022 - 10/2023, trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 4 - 6/2023 Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh.

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang Nghiên cứu tuân thủ hướng dẫn STROBE cho các nghiên cứu cắt ngang.

2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Cỡ mẫu: áp dụng công thức cho 1 tỷ lệ trong quần thể Áp dụng cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ theo hướng dẫn của WHO.

(1 − )

(/)

Trong đó: n là số lượng sinh vên điều dưỡng Z(1-α/2) là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α; trong nghiên cứu này lấy α = 0,05 với Z(1-α/2) = 1,96.

p: ước lượng tỷ lệ bạo lực nơi trong môi trường lâm sàng của điều dưỡng, do chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở Việt Nam trước đây nên chọn p = 0.5 để có p(1-p) là lớn nhất d là mức sai số tuyệt đối, trong nghiên cứu này chọn d= 0,07.

Trang 31

Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu là 196 sinh viên.

Chọn mẫu: Tổng số sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Ninh đã hoàn thiện ít nhất 1 vòng thực tập lâm sàng trong thời gian từ 5-6/2023 là 248 sinh viên, trừ đi 30 sinh viên tham gia thử nghiệm công cụ, số sinh viên còn lại là 218 Do cỡ mẫ u và quần thể chênh nhau không quá lớn nên áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ Toàn bộ 218 sinh viên điều dưỡng đáp ứng trong tiêu chuẩn lựa chọn hoàn thiện phiếu khảo sát.

2.5 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Các biến số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

1 Giới Giới tính khi sinh chia thành: Nam và nữ 2 Tuổi Tuổi tính đến năm 2023

3 Năm học Sinh viên đang học năm thứ mấy

4 Đào tạo bạo lực Là việc sinh viên đã được đào tạo/tập huấn về kiểm soát bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng chưa

Bảng 2.2 Các biến số mô tả tình trạng bạo lực nơi làm việc

TTBiến sốĐịnh nghĩa/cách tính

Là việc sinh viên bị tấn công bạo lực thể chất trong 1 Bạo lực thể chất

kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Là việc sinh viên gặp ít nhất 1 trong các loại bạo 2 Bạo lực phi thể chất lực lời nói, bắt nạt, quấy rối tình dục, kỳ thị dân tộc

trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Là việc sinh viên gặp ít nhất 1 trong các loại bạo 3 Bạo lực chung lực thể chất, phi thể chất (lời nói, bắt nạt, quấy rối

tình dục, kỳ thị dân tộc/tôn giáo).

4 Đối tượng gây ra bạo Là đối tượng đã gây ra BL thể chất/phi thể chất cho lựcsinh viên trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Trang 32

TTBiến sốĐịnh nghĩa/cách tính

5 Tần suất bị bạo lực Là mức độ thường xuyên sinh viên bị BL phi thể phi thể chất chất trong trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Là những vấn đề sức khỏe mà sinh viên gặp phải 6 Tác động của bạo lực sau khi bị bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Bảng 2.3 Các biến số mô tả cách ứng phó của sinh viên với bạo lực

1 Phản ứng/ứng phó của sinh Là cách thức mà sinh viên đã ứng phó khi bị viên với bạo lực bạo lực thể chất/ phi thể chất

2 Báo cáo về bạo lực Là việc sinh viên có báo cáo sau khi bị bạo lực thể chất/ phi thể chất không

3 Lý do không báo cáo về Là lý do tại sao sinh viên không báo cáo sau bạo lực khi bị bạo lực thể chất/ phi thể chất

Bảng 2.4 Các biến số mô tả tác động của bạo lực đến sinh viên

1 Tác động đến cảm xúc Là tác động của bạo lực trong môi trường lâm sàng đến cảm xúc cá nhân của sinh viên

2 Tác động đến quá trình học Là tác động của bạo lực trong môi trường lâm tập sàng đến quá trình học tập của sinh viên

3 Tác động đến thực hành Là tác động của bạo lực trong môi trường lâm chăm sóc sàng thực hành chăm sóc của sinh viên

Trang 33

2.6 Công cụ và phương pháp thu th ập số liệu

2.6.1 Công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ gồm 3 phần:

- Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới tính, trình độ, … - Phần 2: Bộ công cụ đánh giá tình trạng bạo lực của sinh viên trong môi trường lâm sàng được xây dựng dựa trên 02 thang đo: thang đo “Survey Questionnaire Workplace Violence in the Health Sector” được biên soạn bởi 04 tổ chức: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Dịch vụ Công Quốc tế (PSI) và Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) [41]; thang đo do Zhu L và cộng sự xây dựng [74] Thang đo gồm 02 phần (BL thể chất và BL phi thể chất) các câu hỏi để đánh giá trải nghiệm của sinh viên điều dưỡng về tác động của bạo lực trong môi trường lâm sàng sau 1 vòng thực tập tính đến thời điểm tham gia khảo sát Phần mô tả về bạo lực thể chất gồm 06 câu hỏi Phần mô tả về bạo lực phi thể chất gồm 18 câu hỏi, với 04 loại gồm bạo lực bằng lời nói, bắt nạt/ăn hiếp, quấy rối tình dục và kỳ thị chủng tộc/tôn giáo Sinh viên bị bạo lực khi gặp ít nhất 1 trong các loại bạo lực thể chất, phi thể chất (lời nói, bắt nạt, quấy rối tình dục …).

- Phần 3: Thang đo đánh giá tác động của bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng được xây dựng dựa trên thang đo của Deirdre Hewett [50] và của Amoo S.A cùng cộng sự [4] Các tác động được đề cập ở 03 lĩnh vực: cảm xúc cá nhân, quá trình học tập và hoạt động chăm sóc Mức độ xuất hiện các vấn đề gồm 04 mức: Không bao giờ xuất hiện, hiếm khi xuất hiện (Occasionally), thỉnh thoảng xuất hiện (Sometime), thường xuyên xuất hiện Dựa trên điểm trung bình của thang đo tác động của bạo lực trong môi trường thực tập lâm sàng được chia thành 04 loại: 1 = không ảnh hưởng; > 1- < 2 ảnh hưởng thấp, 2 – 3 ảnh hưởng mức trung bình; > 3 – 4 ảnh hưởng mức độ cao.

Các bộ công cụ được sử dụng làm tham chiếu cho việc xây dựng thang đo trong nghiên cứu này được công bố trên tạp chí theo hệ thống truy cập mở (Creative

Trang 34

Commons (CC BY)) Nhóm tác giả cam kết đã tuân thủ đúng các quy định về chính sách truy cập mở Công cụ sử dụng cho nghiên cứu có bản gốc bằng tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt bởi 1 tiến sĩ điều dưỡng tốt nghiệp từ một trường đại học của Thái Lan, đã có kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu > 5 năm, đã có các công trình công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín.

Sau khi được chuyển ngữ, bộ công cụ được gửi đến 02 điều dưỡng và 01 giảng viên đều đã có kinh nghiệm trên 5 năm hướng dẫn sinh viên thực hành lâm sàng để kiểm tra tính giá trị Chỉ số giá trị nội dung của thang đo có thể được tính cho từng tiểu mục (item-level CVIs (I-CVIs)) và của cả thang đo (overall scale CVI (S-CVI)) I-CVI thể hiện tỷ lệ đồng ý về mức độ liên quan của từng mục I-CVI của mỗi tiểu mục được tính bằng trung bình cộng điểm sau mã hóa của 03 chuyên gia (phụ lục 2) S-CVI được định nghĩa là “tỷ lệ của tổng số mục được đánh giá là có nội dung hợp lệ” hoặc “tỷ lệ các mục trên một công cụ đạt được xếp hạng 3 hoặc 4 bởi các chuyên gia” S-CVI được tính qua giá trị UA (universal agreement) - tính thống nhất của các chuyên gia về mỗi tiểu mục Nếu tất cả điểm sau mã hóa của 01 chuyên gia là 1 thì UA = 1, nếu 1 trong số các câu trả lời của 03 chuyên gia có điểm sau mà hóa là 0 thì UA = 0 S-CVI là điểm trung bình cộng giá trị UA của các tiểu mục Kết quả kiểm định cho thấy giá trị I-CVI của 04 tiểu mục (04 câu hỏi) < 0,875, các câu hỏi này bị loại khỏi bộ công cụ Sau khi loại 04 câu hỏi này kết quả kiểm định cho thấy giá trị I-CVI của tất cả các tiểu mục đều =1 và giá trị SI-CVI =1 (phụ lục 3) Như vậy có thể thấy thang đo sử dụng trong nghiên cứu này đảm bảo tính giá trị nội dung tương đối.

Sau khi bộ công cụ được kiểm tra tính giá trị nội dung, bộ công cụ tiếp tục được gửi tới 30 sinh viên của Trường cao đẳng Y tế Quảng Ninh để kiểm tra độ tin cậy Áp dụng phương pháp test và retest (thời gian gửi phiếu cách nhau 07 ngày) để kiểm tra độ tin cậy Sử dụng phân tích tương quan biến tổng điểm của thang đo giữa

2 lần phỏng vấn để đánh giá độ tin cậy Kết quả phân tích cho thấy hệ số Kappa = 0,963 đảm bảo độ tin cậy của thang đo (Phụ lục 4).

Trang 35

2.6.2 Phương pháp thu thập số liệu

Điều tra viên đọc từng câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu, giải thích những từ ngữ mà đối tượng không rõ Điều tra viên chỉ giải thích câu hỏi, không gợi ý trả lời Sử dụng ứng dụng Kobotool Box để h ỗ trợ điều tra.

2.7 Phân tích phân tích số liệu

Dữ liệu chúng tôi thu thập thông qua ứng dụng Kobotool Box đã được xuất sang Microsoft Excel, được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 trước khi phân tích.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời cũng như các đặc điểm của bạo lực trong môi trường lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng Các biến phân loại được biểu thị dưới dạng tần suất và tỷ lệ phần trăm Sử dụng giá trị χ2 test để kiểm định sự khác biệt về tình trạng bạo lực giữa các nhóm sinh viên.

2.8 Vấn đề đạo dức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu được thông qua và đồng ý của Hội đồng khoa học thông qua đề cương nghiên cứu, Hội đồng đạo đức của (Số 937 /GCN-HĐĐĐ) Đối tượng nghiên cứu sẽ được thông báo và quyết định tự nguyện tham gia vào nghiên cứu hay không Các thông tin thu thập được từ các đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác và hoàn toàn được giữ bí mật Kết quả từ nghiên cứu này không gây ra tổn hại nào đến đối tượng nghiên cứu.

Trang 36

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=218)

Trong tổng số 218 đối tượng nghiên cứu thì sinh viên năm thứ 2 có 130 (59,6%), năm thứ 3 có 88 (40,4%) Tỷ lệ giới tính là 79,4% (nữ) so với 20,6% (nam) phù hợp với tỷ lệ tổng số học sinh đăng ký tham gia các chương trình học tại trường Trong tổng số 218 đối tượng nghiên cứu có tới 60% sinh viên đã biết về tình trạng bạo lực, 40% sinh viên chưa biết về tình trạng bạo lực.

Trang 37

3.2 Thực trạng bạo lực trong kỳ thực hành lâm sàng gần nhất

Bạo lực thể chất Bạo lực phi thể chất Bạo lực Chung

Biểu đồ 3.1 Tình trạng bạo lực của sinh viên trong kỳ thực hành lâmsàng gần nhất (n=218)

Bạo lực chung là khi sinh viên gặp ít nhất 1 trong các loại bạo lực: bạo lực thể chất, bạo lực lời nói, bắt nạt/ăn hiếp, lạm dụng tình dục, kỳ thị tôn giáo/dân tộc Tổng có 69/218 = 31,7% sinh viên bị bạo lực Bạo lực phi thể chất là khi sinh viên gặp nhất 1 trong các loại bạo lực: bạo lực lời nói, bắt nạt/ăn hiếp, lạm dụng tình dục, kỳ thị tôn giáo/dân tộc Tổng có 63/218 = 31,2% sinh viên bị bạo lực.

Bảng 3.2 Tình trạng Bạo lực phi thể chất của sinh viên trong kỳ thựchành lâm sàng gần nhất (n=218)

Loại bạo lựcSố lượngTỷ lệ %

Bạo lực lời nói

Tỷ lệ sinh viên bị bạo lực trong quá trình thực tập lâm sàng chủ yếu gặp phải là tình trạng bạo lực về lời nói chiến 28,9%, tình trạng bắt nạt/ăn hiếp chiếm 14,2%, bạo lực về thể chất và bạo lực về quấy rối tình dục chiếm 1,8%.

Trang 38

Bảng 3.3 Tần suất xuất hiện các loại hình bạo lực trong kỳ thực hànhlâm sàng gần nhất của sinh viên (tính theo tỷ lệ %)

Bạo lựcBạo lựcBắt nạt,Quấy rốiTần suấtthể chấtlời nóiăn hiếptình dục

Bạo lục bằng lời nói là phổ biến nhất, với 73% thỉnh thoảng xảy ra, 23,8% đôi khi và một tỷ lệ nhỏ trong số đó xảy ra thường xuyên hoặc liên tục 1,6% Bắt nạt xuất hiện ít thường xuyên hơn, với phần lớn các trường hợp 54,8% thỉnh thoảng xảy ra, trong khi 38,7% đôi khi xảy ra Về quấy rối tình dục, tất cả các trường hợp được báo cáo chỉ thỉnh thoảng xảy ra (100%)

Bảng 3.4 Số lượng loại bạo lực mà sinh viên trải nghiệm trong kỳ thực

Bảng trên cho thấy trong số 69 sinh viên bị bạo lực có 14,2% số sinh viên bị 02 loại bạo lực và 0,5% sinh viên có trải nghiệm bị 3 loại bạo lực.

Trang 39

Bảng 3.5 Đối tượng gây ra bạo lực thể chất sinh viên trong kỳ thựchành lâm sàng gần nhất (Số lượng 4 sinh viên)

Đối tượngSố lượngTỷ lệ %

Người bệnh và thân nhân người bệnh là nhóm người gây ra bạo lực thể chất chủ yếu cho sinh viên Mặc dù vậy vẫn có 1 ca bạo lực ở sinh viên do nhân viên y tế là người gây ra.

Bảng 3.6 Đối tượng gây ra bạo lực bằng lời nói đối với sinh viên trongkỳ thực hành lâm sàng gần nhất (Số lượng 63 sinh viên)

Đối tượngSố lượngTỷ lệ % với tỷ lệ lên tới 84,1% cho sinh viên với tỷ

đối tượng chủ yếu gây ra bạo lực lời nói đối với sinh viên Thân nhân người bệnh là nhóm thứ hai hay gây ra bạo lực lệ là 33,3%; tiếp theo là người bệnh với tỷ lệ 31,7%.

Trang 40

Bảng 3.7 Đối tượng bắt nạt, ăn hiếp đối với sinh viên trong kỳ thựchành lâm sàng gần nhất (Số lượng 31 sinh viên)

Đối tượngSố lượngTỷ lệ %

Nhân viên y tế là đối tượng chủ yếu bắt nạt, ăn hiếp sinh viên trong quá trình thực tập lâm sàng với tỷ lệ lên tới 87,1% cao hơn rất nhiều so với thân nhân người bệnh chỉ có 29% và người bệnh là 19,4% Giảng viên hướng dẫn lâm sàng cũng là nhóm người tham gia bắt nạt với tỷ lệ là 19,4%.

Bảng 3.8 Đối tượng quấy rối tình dục sinh viên trong kỳ thực hành lâmsàng gần nhất (Số lượng 4 sinh viên)

Đối tượngSố lượngTỷ lệ %

Đối tượng quấy rối tình dục chủ yếu đối với sinh viên trong quá trình thực tập là nhân viên y tế.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan