1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023

46 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hành Vi Tự Chăm Sóc Của Người Bệnh Phẫu Thuật Nhổ Răng Số 8
Trường học Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 528,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (0)
    • 1.1. Tổng quan về phẫu thuật nhổ răng số 8 (9)
      • 1.1.1. Khái niệm (9)
      • 1.1.2. Triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật nhổ răng số 8 (9)
      • 1.1.3. Biến chứng sau phẫu thuật nhổ răng số 8 (11)
      • 1.1.4. Các hoạt động tự chăm sóc sau phẫu thuật nhổ răng số 8 (12)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (14)
  • Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN (0)
    • 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2023 (19)
      • 2.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương (19)
      • 2.1.2. Giới thiệu Khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt (20)
    • 2.2. Thực trạng hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2023 (21)
      • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (21)
      • 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (21)
      • 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu (21)
      • 2.2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (21)
      • 2.2.5. Phương pháp và tiến trình thu thập số liệu (22)
      • 2.2.6. Công cụ và tiêu chí đánh giá (22)
      • 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu (23)
      • 2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (23)
      • 2.3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (24)
      • 2.3.2. Thực trạng hành vi tự chăm sóc của ĐTNC (26)
  • Chương 3: BÀN LUẬN (0)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (29)
    • 2.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2023 28 KẾT LUẬN (34)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2023... Để ngăn chặn hay giảm bớt các biến chứng s

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về phẫu thuật nhổ răng số 8

Phẫu thuật nhổ răng là thủ thuật được thực hiện hàng ngày của bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, đa số các trường hợp răng cần nhổ được thực hiện bằng kỹ thuật thông thường Một số trường hợp răng cần nhổ thuộc loại khó đặc biệt là răng số 8 hàm dưới, thời gian nhổ kéo dài, làm tổn thương nhiều tổ chức xung quanh răng, sau nhổ hay có phản ứng viêm nhiễm, vết thương lâu lành và có nhiều biến chứng xảy ra [10].

Hình 1.1 Hình ảnh răng só 8 mọc lệch

1.1.2 Triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật nhổ răng số 8

Sau khi phẫu thuật nhổ Răng xong , máu có thể chảy rỉ rả trong vài giờ và quá trình tụ tập tiểu cầu ngăn chặn chảy máu bắt đầu cho quá trình làm lành vết thương [2].

Thời điểm đau sẽ bắt đầu xuất hiện khi thuốc tê hết tác dụng Thông thường triệu chứng đau có thể kéo dài từ 1 - 3 ngày, cường độ đau giảm dần. Đặc điểm của cơn đau sau phẫu thuật nhổ Răng số 8.

Cơn đau thường không nghiêm trọng và có thể kiểm soát được, trên hầu hết các người bệnh với các loại giảm đau thông thường.

-Đỉnh của cơn đau xảy ra khoảng 12 giờ sau phẫu thuật nhổ răng và giảm nhanh sau đó.

Cơn đau thường không kéo dài quá 2 ngày [2].

Sưng có thể biểu hiện mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa của từng người bệnh.

Nhổ răng đơn lẻ thông thường có thể không sưng hoặc sưng rất ít Phẫu thuật nhổ răng theo phương pháp có bóc tách mô mềm, can thiệp về xương, biểu hiện sưng nhiều nhất từ 36h - 46h sau phẫu thuật rồi giảm dần và kết thúc trong 1 tuần.

Sưng có thể kèm theo vết thâm tím do hiện tượng chảy máu vào mô dưới niêm mạc, vết thâm tím này sẽ chuyển dần sang màu vàng, nhạt dần và cuối cùng biến mất.

Sưng là biểu hiện bình thường của cơ thể sau phẫu thuật nhổ răng [2].

Sau nhổ răng người bệnh có thể gặp hiện tượng tăng thân nhiệt lên 38 -

39,5 0 C vào ngày hôm sau nhưng không kéo dài quá ngày thứ 2 Đây là biểu hiện phản ứng của cơ thể sau phẫu thuật nhổ răng [2].

Khi phải gây tê vùng và can thiệp nhiều, triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất trong tuần đầu tiên, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của người bệnh[2].

1.1.3 Biến chứng sau phẫu thuật nhổ răng số 8

Hình 1.2 Hình ảnh nhiễm trùng sau phẫu thuật răng số 8

Chảy máu kéo dài: sau phẫu thuật nhổ răng thường gặp ở các người bệnh có bệnh lý về máu: rối loạn chảy máu bẩm sinh có yếu tố di truyền, người bệnh giảm tiểu cầu, người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu, người bệnh được hóa trị liệu chống ung thư hoặc dùng aspirin, người nghiện rượu, người bị bệnh gan nặng.

Khít hàm là tình trạng thường gặp sau khi nhổ răng số 8, gây khó khăn trong việc há miệng to và vận động miệng Biến chứng này gây bất tiện trong việc ăn uống và giao tiếp, tuy nhiên sẽ tự mất đi sau khoảng 2-4 ngày.

Viêm huyệt ổ răng: là một trong các nguyên nhân gây chậm lành thương nhưng không liên quan đến nhiễm trùng, thấy đau tăng vào ngày thứ 3 sau nhổ răng Biến chứng này gây đau nhưng không có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng thông thường như sốt, sưng, ban đỏ Cơn đau âm ỉ, đau từ trung bình đến nặng, thường đau nhói và lan tỏa ra tai người bệnh Khu vực ổ răng có mùi hôi và người bệnh thường xuyên phàn nàn về mùi hôi này.

Nhiễm trùng, áp xe: là nguyên nhân phổ biến nhất gây chậm lành vết thương, biểu hiện điển hình là: sốt, sưng, đỏ da, vị hôi trong miệng hoặc đau giữ dội hơn 3 - 4 ngày sau phẫu thuật, có mủ nhiều tại miệng các vết thương miệng bị nhiễm trùng [2].

1.1.4 Các hoạt động tự chăm sóc sau phẫu thuật nhổ răng số 8

Hành vi tự chăm sóc: là tất cả những thói quen được thực hiện bởi một người nhằm mục đích duy trì sức khỏe của họ và giảm thiểu nguy cơ mắc bất kỳ loại bệnh Những hành vi này phải nằm dưới sự kiểm soát của bản thân cá nhân, được thực hiện một cách có chủ đích và phát sinh do sự chủ động của cá nhân [20] Đối với người bệnh sau khi phẫu thuật răng số 8 cần thực hiện hành vi chăm sóc như sau:

Cắn gạc lên trên huyệt ổ răng vừa nhổ

Kết thúc phẫu thuật nhổ răng đặt miếng gạc/bông lên trên huyệt ổ răng người bệnh cắn chặt và giữ trong vòng ít nhất 30 phút Người bệnh cắn chặt và giữ nguyên áp lực không được nhai gạc/bông, không mở miệng Miếng gạc/bông giúp ngăn nước bọt xâm nhập vào huyệt ổ răng, bảo vệ vết thương, làm ngừng chảy máu và giúp hình thành cục máu đông [2].

Chườm lạnh bằng túi đá

Chườm lạnh bằng đá hoặc túi chườm lạnh càng sớm càng tốt và chỉ có tác dụng trong ngày đầu tiên Không để đá tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da và nên bọc lại tránh tổn thương thương da Mỗi lần chườm 15 - 20 phút, chườm càng nhiều càng tốt trong 12h - 24h đầu Chườm lạnh giúp làm co mạch, giảm sự chảy máu, giảm sưng [2].

Là người bệnh uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ như: uống đúng loại, đủ loại, uống liên tục, đúng giờ, đúng hướng dẫn sử dụng, đúng thời gian, đúng liệu lượng.

Ngày uống 02 viên, chia 2 lần (sáng, tối) sau ăn no

Này uống 02 viên, chia 2 lần (sáng, tối) sau ăn no

Ngày uống 04 viên, chia 2 lần (sáng, tối) sau ăn no

Ngày uống 02 viên, chia 2 lần , mỗi lần 1 viên pha nước uống (sáng, tối) sau ăn

Hẹn tái khám vào ngày thứ 7.

Tuân thủ chế độ ăn

Người bệnh sau phẫu thuật nhổ răng ăn uống đầy đủ chất, cân đối thành phần dinh dưỡng, ăn những thức ăn mềm lỏng, nguội dễ nuốt hạn chế phải nhai như: bún, cháo, phở, mì, trứng sữa trong 12 - 24h đầu Người bệnh có thể kéo dài chế độ ăn mềm lỏng nguội trong vài ba ngày sau khi nhổ răng, các ngày tiếp theo người bệnh ăn uống bình thường.

Người bệnh tuyệt đối tránh những đồ nóng, cứng như xương, cánh gà, sườn heo…tránh đồ cay , các chất kích thích như rượu ,bia, cà phê , thuốc lá

….không được sử dụng ống hút để uống nước ép hoa quả, sữa, cháo sử dụng ống hút làm tăng nguy cơ chảy máu [2].

Tuân thủ không hút thuốc

Cơ sở thực tiễn

Nghiên cứu Thực trạng kiến thức, thực hành tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8

Tại Viện Y học Phòng Không Không Quân năm 2022, của Nguyễn Thị Thu Thủy: Tiến hành trên 99 người bệnh phẫu thuật nhở răng hàm dưới có 80,8% người bệnh đạt kiến thức tự chăm sóc sau phẫu thuật nhổ RKHD Tỉ lệ đạt thực hành các bước tự chăm sóc của người bệnh sau phẫu thuật nhổ RKHD chiếm 66,7% Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức tự chăm sóc với trình độ học vấn và tiền sử nhổ răng của người bệnh tham gia nghiên cứu với p < 0,05 [12].

Nghiên cứu Nguyễn Thị Luyến (2015) sau 7 ngày chỉ còn 1 huyệt ổ răng đau nhẹ và 1 huyệt ổ răng đau thoáng qua, sau 6h tỉ lệ huyệt ổ răng số 8g chảy máu chiếm tỉ lệ cao nhất với 90,32% còn lại là huyệt ổ răng có tình trạng chảy máu rỉ ra từ mép vết mổ, sau 48h và 7 ngày chúng tôi không thấy huyệt ổ răng nào bị chảy máu nữa Trong 55 trường hợp chúng tôi theo dõi được, thì có một người bệnh áp xe cơ cắn muộn sau 2 tuần nhổ răng, trong khi huyệt ổ răng số 8g bị nhiễm trùng chiếm tỉ lệ 1,82% và một người bệnh nữ bị viêm huyệt ổ răng khô vào ngày thứ 5 sau phẫu thuật (1,82%) Tác giả Khiếu Thanh Tùng (2017) [10] sau 7 ngày phẫu thuật trong nhóm phẫu thuật có sử dụng Piezotome tỉ lệ kết quả tốt là 46,9%, kết quả khá là 40,6%, kết quả kém là 12,5% trong khi đó ở nhóm chứng tỉ lệ kết quả tốt là 15,6% tỉ lệ kết quả khá là 59,4% và kết quả kém là 25%.

Tỉ lệ phẫu thuật tốt ở nhóm có sử dụng Piezotome lớn hơn nhiều lần nhóm chứng. Tác giả Vũ Thị Định (2019) [21] đa số người bệnh tuân thủ những tư vấn chăm sóc răng miệng trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật (71%), chỉ có 2% người bệnh thực hiện tuân thủ kém, trên 70% người bệnh thực hiện tất cả các nội dung tư vấn trong đó việc dùng thuốc có tỉ lệ (98,4%), chườm đá mát 73,4% [8].

Nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng và Xquang của răng khôn hàm dưới mọc lệch theo Parant 2 tại Bệnh viện Đại học y Hải Phòng của Phạm Thanh Hải: Kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 răng khôn hàm dưới cho thấy lứa tuổi hay gặp là 18-29, chiếm tỷ lệ 77,8%, hình thái loại II chiếm

Theo thống kê [5], 65,0% răng khôn mọc lệch có góc lệch gần bằng hoặc lớn hơn 45 độ Về vị trí mọc lệch, chân răng khôn thường gặp nhất ở chân chẽ (38,3%) Đối với răng khôn hàm dưới, tỷ lệ răng khôn tiếp giáp ống thần kinh răng dưới là cao nhất, lên tới 56,7%.

Nghiên cứu Đặc điểm hình thái răng số 8 mọc lệch và biến chứng tới răng số

7 hàm dưới trên phim panorama của Nguyễn Hải Niên: chỉ ra răng số 8 mọc lệch gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 26-40 tuổi chiếm tỷ lệ 52,94%, mọc lệch gần-góc chiếm tỷ lệ cao nhất 63,26%, mọc nằm ngang 21,95% và ngầm ngược chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,53% Răng số 8 mọc lệch > 45 0 chiếm tỷ lệ đa số 62,76%, lệch 46 0 -

80 0 chiếm tỷ lệ 54.08% Biến chứng sâu răng chiếm tỷ lệ cao nhất 52,88%, sau đó là tổn thương tiêu xương ổ răng chiếm 47,12%, tỷ lệ sâu chưa tổn thương tủy răng

7 chiếm 46,60%, tổn thương đến tủy răng số 7 chiếm 6,28% Tiêu tổ chức cứng không gặp trong nghiên cứu này Trong số các biến chứng gặp phải, biến chứng sâu răng số 7 gặp đa số khi răng số 8 mọc ở tư thế lệch gần-góc chiếm tỷ lệ 69,31% [4].

Theo WHO, để đánh giá chính xác hành vi tự chăm sóc của người bệnh là cần thiết để lập kế hoạch điều trị hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất Hành vi tự chăm sóc để đảm bảo rằng, những thay đổi về kết quả sức khỏe có thể được quy thành phác đồ khuyến nghị và để thúc đẩy sự tham gia của người bệnh, phụ thuộc vào sự đo lường một cách hợp lệ và đáng tin cậy [20].

Nghiên cứu Relationship between Behavior and Periodontal Health Self- Perception in Diabetic and Non-Diabetic Patients from Transylvania, của Ariadna Georgiana Badea Paun : Nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi tự điền ban đầu, áp dụng cho 182 đối tượng, theo phương pháp ngẫu nhiên, không chọn lọc Tổng cộng có 110 bảng câu hỏi đã được áp dụng tại hai văn phòng nha khoa và 72 bảng câu hỏi đã được áp dụng tại một phòng khám công dành cho người bệnh tiểu đường ở Cluj-Napoca,Romania Kết quả: Những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo liên quan đến bệnh nha chu đã được người trả lời xác định, có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với các thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng đã được tuyên bố, bao gồm hỗ trợ kẽ răng, thói quen xấu (cắn móng tay, nghiến răng), v.v Một số dấu hiệu nha chu này có thể là tương quan với một lối sống nhất định, chẳng hạn như mức độ căng thẳng, tình trạng hút thuốc, luyện tập các môn thể thao duy trì và uống rượu Tổng cộng có 66% người không mắc bệnh tiểu đường và 68% người bệnh tiểu đường của đối tượng được khảo sát coi một ứng dụng phần mềm giúp tạo ra nhận thức về các biến chứng răng miệng là hữu ích và sẵn sàng trả khoảng 6 EUR cho nó Việc mắc một bệnh lý như tiểu đường khiến người bệnh chú ý đến sức khỏe răng miệng hơn so với người bệnh không mắc bệnh tiểu đường Người bệnh bày tỏ mong muốn sử dụng một ứng dụng phần mềm để giúp họ nhận thức được tình trạng của mình và cải thiện khả năng tự báo cáo, bao gồm cả tình trạng liên quan đến sức khỏe răng miệng [16].

Nghiên cứu The surgical removal of the lower wisdom teeth Is open follow-up care still up-to-date của G F Pajarola : Nghiên cứu đối chứng tiến cứu đã xử lý 300 trường hợp trong đó so sánh phương pháp điều trị vết thương hở và vết thương kín Dữ liệu trước phẫu thuật bao gồm chỉ số chảy máu nhú và tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật đã được phân tích Trong nhóm chữa lành vết thương hở, tỷ lệ biến chứng là 3%, với ít hơn 1% bị nhiễm trùng Trong nhóm thực hiện thủ thuật bán kín, tỷ lệ biến chứng là hơn 13% với 6% nhiễm trùng Có thể chứng minh rằng vệ sinh răng miệng kém ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật, đặc biệt trong trường hợp áp dụng phương pháp chữa lành vết thương nửa kín, trong khi việc chữa lành vết thương hở ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng vệ sinh răng miệng [21].

Nghiên cứu Attitude and Behavior to Oral Health of 456 Patients WhoPresented for Tooth Extraction at 2 Health Facilities in Southwestern Nigeria củaOlalere Omoyosola Gbolahan: là nghiên cứu cắt ngang trên các người bệnh trưởng thành liên tiếp đến phòng khám phẫu thuật miệng để nhổ răng.

Tổng cộng có 88,7% người tham gia làm sạch răng bằng bàn chải đánh răng và kem đánh răng, trong khi chỉ có 7 người tham gia chỉ sử dụng que nhai để hỗ trợ làm sạch răng Đa số những người tham gia (79,2%) đánh răng mỗi ngày một lần, trong khi 19% đánh răng nhiều hơn một lần mỗi ngày; điều này có ý nghĩa thống kê (P = 0,001) Tổng cộng, 71,7% người tham gia thỉnh thoảng uống đồ uống có ga, trong khi 8,8% uống nhiều hơn một lần mỗi ngày và 7,3% hoàn toàn không uống đồ uống có ga [19].

Như vậy có thể thấy, có nhiều nghiên cứu về răng, tuy nhiên nghiên cứu về hành vi tự chăm sóc sau phẫu thuật răng số 8 còn ít Vì vậy, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tạiBệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2023”.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Giới thiệu về Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2023

2.1.1 Giới thiệu về Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa Răng Hàm Mặt đầu ngành, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế chuyên ngành Răng Hàm Mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội (trước đây là Viện Răng Hàm Mặt trực thuộc Bộ Y tế) được thành lập theo Quyết định số 737-BYT/QĐ ngày 15/9/1990 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ngày 28/4/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 670/QĐ-TTg thành lập Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia trên cơ sở Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia được đổi tên thành Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội theo Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 12/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và được khẳng định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế theo Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Cung cấp dịch vụ, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng chuyên khoa Răng Hàm Mặt cho mọi người bệnh từ trong và ngoài nước.

Thực hiện các nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế, phòng chống dịch bệnh, hợp tác quốc tế và công tác chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới theo địa bàn tỉnh, thành phố, khu vực được phân công.

Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng về chuyên ngànhRăng Hàm Mặt: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế; Nghiên cứu khoa học; Phòng, chống dịch bệnh; Chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới; Hợp tác quốc tế; Quản lý đơn vị; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao

2.1.2 Giới thiệu Khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt

Khoa hiện có tổng số 34 nhân viên, trong đó có 15 bác sĩ, bao gồm 1 Phó Giáo sư, 1 Tiến sĩ, 1 Bác sĩ Chuyên khoa II, 3 Thạc sĩ Đây là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm vững vàng, không ngừng phấn đấu vươn lên, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

3 Bác sĩ nội trú, 6 Bác sĩ), 17 điều dưỡng (14 cử nhân điều dưỡng, 03 cao đẳng điều dưỡng), 2 hộ lý.

Chức năng nhiệm vụ: Khám bệnh, chữa bệnh: Khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt là nơi tiếp nhận mọi người bệnh bị chấn thương hàm mặt đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú, bệnh lý về hàm mặt Ngoài ra, khoa còn khám, tư vấn và điều trị phẫu thuật người bệnh bất cân xứng mặt , vi phẫu Đào tạo cán bộ: Khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ sau đại học, đại học và cao đẳng y tế của các trường Đại học, Cao đẳng Y tế khu vực miền Bắc Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực chấn thương chỉnh hình hàm mặt theo chương trình đào tạo của Trung tâm chỉ đạo tuyến của Bệnh viện.

Nghiên cứu khoa học: Là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh về lĩnh vực chấn thương chỉnh hình hàm mặt theo yêu cầu chỉ đạo của bệnh viện.

Chỉ đạo tuyến: Thuộc trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm hướng dẫn tuyến dưới theo phân công của bệnh viện Phòng bệnh: Tiến hành phòng bệnh theo sự điều phối của bệnh viện.

Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Quản lý kinh tế trong y tế: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định củaNhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện Tổ chức thực hiện công tác dự trù, bảo quản, vật tư, trang thiết bị kịp thời phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh.

Thực trạng hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2023

Người bệnh đến phẫu thuật nhổ răng số 8 điều trị ngoài trú tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.

Người bệnh tự nguyện hợp tác tham gia nghiên cứu.

Người bệnh mắc các bệnh về máu: rối loạn đông máu…

Người bệnh có các rối loạn trí nhớ, thần kinh, nghiện rượu, sử dụng các chất kích thích.

Người bệnh tàn tật khiếm khuyết chi.

Người bệnh không đến khám đúng hẹn hoặc không liên hệ được qua điện thoại.

2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương

Thời gian thu thập số liệu: tháng 8/2023 – 10/2023.

Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang.

2.2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ Trong 2 tháng từ tháng 8/2023 đến tháng

10/2023, thu thập được 82 người bệnh đảm bảo tiêu chuẩn chọn mẫu.

2.2.5 Phương pháp và tiến trình thu thập số liệu Địa điểm: Khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.

Thời điểm: NB đến tái khám sau 7 ngày.

Phương pháp thu thập: Phỏng vấn

Nhóm nghiên cứu: Gồm 2 người, trong đó có 01 điều dưỡng có chuyên môn và được tập huấn bộ công cụ.

Các bước thu thập thông tin bao gồm:

Bước 1: Lựa chọn NB vào nhóm nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Bước 2: Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Nếu NB đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu.

Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã được thiết kế thời gian 15 – 30 phút/ NB Người bệnh không qua khám đúng hẹn được thì chúng tôi gọi điện thoại phỏng vấn.

Bước 4: Rà soát đảm bảo mọi thông tin trong phiếu điều tra không bị bỏ sót.

2.2.6 Công cụ và tiêu chí đánh giá

Bộ công cụ: Sử dụng bộ công cụ thực hành tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy [12].

Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Từ câu A1 đến câu A8

Phần 2: Thực hành tự chăm sóc của người bệnh (hỏi sau 7 ngày đến tái khám và cắt chỉ): từ câu B1 đến câu B25.

Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá thực hành tự chăm sóc người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 gồm 25 câu từ câu B1 đến câu B25, ĐTNC bắt buộc thực hiện đúng 5 nội dung: Tuân thủ cắn gạc/bông trong vòng 45 phút đầu sau phẫu thuật, không khạc nhổ/mút chít trong 24h sau phẫu thuật, uống thuốc đúng đơn bác sĩ kê, không sử dụng rượu/bia đồ uống có cồn, tái khám đúng hẹn.

Câu B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10, B11, B11, B13 tổng cộng 13 câu hỏi trả lời có lựa chọn Người bệnh trả lời có thực hiện được 1 điểm, trả lời sai hoặc bỏ trống được 0 điểm Tổng điểm tối đa 13 điểm Thang đo đánh giá thực hành tự chăm sóc được phân loại 2 mức độ thực hành đạt và thực hành chưa đạt Người bệnh có thực hành đạt khi số điểm ≥ 70% tổng số điểm Thực hành chưa đạt khi người bệnh đạt < 70% tổng số điểm [12].

2.2.7 Xử lý và phân tích số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2010.

Sử dụng thuật toán thống kê: Tần số, tỷ lệ %.

2.2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng đề cương và được sự đồng ý của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương trước khi tiến hành nghiên cứu.

Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu, tự nguyện đồng ý tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu.

Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.

Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không dùng vào mục đích nào khác.

2.3 Kết quả hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số

8 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2023

2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 2.1 Đặc điểm giới tính của ĐTNC (n)

Nhận xét: Giới tính của ĐTNC có sự chênh lệch không đáng kể giữa nam và nữ.

Biểu đồ 2.2 Đặc điểm tuổi của ĐTNC (n)

Nhận xét: Độ tuổi phẫu thuật rang khôn tặp trung chủ yếu từ 18-45 tuổi, trong đó 25-45 tuổi chiếm tỷ lệ cao 52,4%.

Trung học Cao đẳng Đại học Sau đại học phổ thông

Biểu đồ 2.3 Đặc điểm trình độ học vấn của ĐTNC (n)

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 50,1%; trong khi người bệnh có trình độ sau đại học chỉ chiếm 2,4%.

Hưu trí Công chức, Lao động tự Sinh viên viên chức do

Biểu đồ 2.4 Đặc điểm nghề nghiệp của ĐTNC (n)

Nhận xét: Trong nghiên cứu có 46,8% người bệnh là công nhân viên chức và chỉ có 2,4% người bệnh nghề nghiệp nghỉ hưu.

Bảng 2.1 Đặc điểm bệnh lý kèm theo, số lần phẫu thuật của ĐTNC (n)

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Tần số

Số lần phẫu thuật nhổ

2 Nhận xét: Có 89,0% người bệnh không có bệnh lý kèm theo, số lần người bệnh phẫu thuật rang số 8 lần 2 chiếm tỷ lê cao 46,3% và có 23,2% người bệnh đã từng phẫu thuật 1 lần.

2.3.2 Thực trạng hành vi tự chăm sóc của ĐTNC

Bảng 2.2 Thực hành tự chăm sóc sau nhổ răng số 8 trong vòng 24h đầu của ĐTNC (n)

Thực hành tự chăm sóc Tần số (n) Tỉ lệ % Cắn chặt viên gạc/bông trong vòng 45 Không 1 1,2 phút đầu tiên Có 81 98,8

Chườm túi đá (chườm lạnh) trong 24h đầu Không 8 9,8

Duy trì chế độ ăn mềm, lỏng, nguội trong Không 0 0

Súc miệng trong 6h đầu Không 65 79,3

Khạc nhổ hoặc mút chít trong 24h sau Không 79 96,3 phẫu thuật Có 3 3,7

Nhận xét:Có 100% người bệnh duy trì chế độ ăn mềm, lỏng, nguội trong24h đầu 98,8% người bệnh cắn chặt viên gạc/bông trong vòng 45 phút đầu tiên,96,3% không khạc nhổ hoặc mút chít trong 24h sau phẫu thuật., tuy nhiên bên cạnh đó chỉ có 90,2% chườm đá trong 24h đầu và vẫn còn 20,7% người bệnh súc miệng trong 6 giờ đầu.

Bảng 2.3 Hành vi sử dụng thuốc lá.lào,sử dụng bia rượu của ĐTNC

Thực hành tự chăm sóc Tần số (n) Tỉ lệ %

Sử dụng rượu/bia, đồ uống có cồn sau Không 82 100 phẫu thuật Có 0 0

Nhận xét: Vẫn còn 14,6% người bệnh sử dụng thuốc lá trong thời gian đang điều trị hẫu phẫu răng số 8 và 100% người bệnh không sử dụng bia/rượu, đồ uống có cồn.

Bảng 2.4 Thực hành tự chăm sóc sau phẫu thuật nhổ răng số 8 của ĐTNC

Thực hành tự chăm sóc Tần số (n) Tỉ lệ %

Dùng ngón tay chạm vào vùng phẫu thuật

Sử dụng nước súc miệng sau phẫu thuật

Tập luyện há ngậm miệng sau phẫu thuật

Hoạt động gắng sức sau phẫu thuật

Nhận xét: 100% người bệnh không hoạt động gắng sức sau phẫu thuật,97,6% người bệnh không dùng ngón tay chạm vào vùng phẫu thuật, tuy nhiên vẫn còn 4,9% người bệnh không sử dụng thuốc sức miệng sau phẫu thuật và6,1% không tập luyện há ngậm miệng sau phẫu thuật.

Bảng 2.5 Thực hành sử dụng thuốc và tái khám của ĐTNC (n)

Thực hành tự chăm sóc Tần số (n) Tỉ lệ %

Tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật

Nhận xét: 100% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn và có tới 23,2% người bệnh không đến tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật.

Bảng 2.6 Phân loại thực hành tự chăm sóc của ĐTNC (n)

Tình trạng Tần số (n) Tỷ lệ % Đạt 63 76,8

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh thực hiện hành vi tự chăm sóc sau phẫu thuật đạt mức đạt là 76,8%, trong khi còn 23,2% người bệnh có hành vi tự chăm sóc chưa đạt Điều này phản ánh tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức và hướng dẫn tự chăm sóc cho người bệnh sau phẫu thuật để đảm bảo quá trình phục hồi tối ưu.

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Giới tính của ĐTNC có sự chênh lệch không đáng kể giữa nam và nữ (Biểu đồ 2.1) Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị thu Thủy, trong 99 người bệnh có 36,4% nam giới và 63,6% nữ giới [8]. Nghiên cứu Lê Thị Thùy Ly năm 2021 số lượng nữ giới chiếm tỷ lệ cao 54% so với nam giới 46% [9] Có sự khác biệt này là có thể do sự khác nhau về đặc điểm, địa điểm nơi nghiên cứu.

Nhóm tuổi Độ tuổi phẫu thuật răng khôn tập trung chủ yếu từ 18-45 tuổi, trong đó 25-45 tuổi chiếm tỷ lệ cao 52,4%, 18-24 tuổi chiếm 42,7% và 4,9% độ tuổi > 45 (Biểu đồ 2.2) kết quả này tương đòng với nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Thủy nhóm tuổi chiếm đa số là 18 - 24 tuổi (47,5%) [12] So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả khác nhận thấy có sự tương đồng như nghiên cứu của Vũ Thành Trung (2019) nam chiếm 38,2% và nữ 61,8% độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 26,1 ± 6,3, trong đó nhóm người bệnh từ độ tuổi 18 - 25 chiếm tỉ lệ 54% [13] Nghiên cứu của tác giả Khiếu Thanh Tùng năm 2017 tỉ lệ về tuổi cao nhất ở nhóm 18 – 24 tuổi, nam giới là 40,6% và nữ giới là 59,9% [14] Người bệnh có độ tuổi từ 18 - 24 tuổi chiếm 47,5%, nhóm từ 25 - 45 tuổi chiếm tỉ lệ 37,4%, nhóm > 45 tuổi chiếm tỉ lệ 15,2 % [9] Nhóm người bệnh có độ tuổi từ 18 - 24 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất Ở độ tuổi từ 18-24 tuổi là độ tuổi đã hình thành và mọc răng khôn, giai đoạn gây nhiều biến chứng và độ tuổi này là một trong những yếu tố thuận lợi quyết định cho sự nhanh lành thương sau phẫu thuật nhổ RKHD Những người trẻ tuổi có sức khỏe tốt, xương ổ răng và răng chưa cốt hóa, răng chưa được khoáng hóa đầy đủ Vì vậy, việc phẫu thuật cũng dễ dàng thận lợi hơn, sự phục hồi lành thương cũng nhanh hơn [8].

Tỷ lệ người bệnh có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 50,1%; trong khi người bệnh có trình độ sau đại học chỉ chiếm 2,4%, Cao đẳng 34,1% và trung học phổ thông 13,4% (Biểu đồ 2.3) Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ Đại hoc, sau đại học, Cao Đẳng chiểm tỷ lệ cao là hợp lý vì với sự phát triển xã hội ngày càng cao, vấn đề học vấn ngày được quan tâm, trong khi đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong độ tuổi 18-45 tuổi.

Trong nghiên cứu có 46,8% người bệnh là công nhân viên chức, 23,2% lao động tự do, 25,5% sinh viên và chỉ có 2,4% người bệnh nghề nghiệp nghỉ hưu (Biểu đồ 2.4).

3.2 Hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8

Cắn chặt viên gạc/bông trong vòng 45 phút đầu tiên:

Sau khi nhổ răng, phản ứng tự nhiên của cơ thể là chảy máu và đau do mô mềm bị tổn thương Việc ngậm chặt gạc hoặc bông tại vị trí nhổ răng giúp cầm máu, chặn lại phần mao mạch bị tác động và hình thành cục máu đông tại vết thương Ngậm bông còn ngăn mảnh vụn, mảng bám thức ăn lọt vào ổ xương răng khi vết thương còn hở, giảm nguy cơ nhiễm trùng và viêm ổ xương răng sau này Do đó, ngậm bông cầm máu sau nhổ răng là việc làm rất cần thiết.

Chườm túi đá (chườm lạnh) trong 24h đầu

Tại Bảng 2.2 có 90,2% người bệnh chườm đá trong vòng 24h đầu Mức độ sưng trong vòng 24-48 giờ sau phẫu thuật Để giảm sưng, nên dùng túi đá chườm ngoài má vị trí phẫu thuật răng số 8 Sử dụng túi chườm từ 15 –

20 phút, sau đó lặp lại nhiều lần trong vòng 24h đầu Nước đá lạnh có tác dụng gây tê làm kích thích dẫn truyền lên các dây thần kinh dưới chân răng từ đó giảm sưng hiệu quả Đây là một trong những cách chăm sóc hiệu quả cho tình trạng sưng viêm sau khi nhổ răng [2] Thực tế, người bệnh sau nhổ răng số 8, sau 3-5 ngày được ra viện, tại đây người bệnh được nhân viên y tế hướng dẫn chườm đá, do đó tỷ lệ này người bệnh thực hiện khá tốt Tuy nhiên, vẫn còn 9,8% người bệnh không tham gia chườm đá là do người bệnh phẫu thuật răng số 8 hàm trên, sau phẫu thuật thường ít sưng và ít phù nề nên thường không cần chườm đá.

Sử dụng rượu/bia, đồ uống có cồn sau phẫu thuật

Vẫn còn 14,6% người bệnh sử dụng thuốc lá trong thời gian đang điều trị hẫu phẫu răng số 8 và 100% người bệnh không sử dụng bia/rượu, đồ uống có cồn sau phẫu thuật Sau nhổ răng, cấy ghép Implant hoặc thực hiện các tiểu phẫu trong miệng tuyệt đối không hút thuốc lá Tác hại của thuốc lá đối với răng miệng sau phẫu thuật là cực kỳ nguy hiểm, nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương và khó hồi phục Việc sử dụng rượu bia khiến tình trạng viêm quanh răng nặng hơn, tiêu xương viền, làm mất bám dính và tổn thương lan rộng hơn xuống vùng chân răng Do đó, người bệnh cần hạn chế/dừng sử dụng thuốc lá, rượu bia… sau phẫu thuật [3].

Duy trì chế độ ăn mềm, lỏng, nguội trong 24h đầu

Có 100% người bệnh duy trì chế độ ăn mềm, lỏng, nguội trong 24h đầu(Bảng 2.2) Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Thủy 98% thực hiện chế độ ăn theo chỉ định ĐTNC đều biết rằng cần duy trì chế độ ăn mềm,lỏng nguội trong 24h đầu sau phẫu thuật các lý do họ đưa ra là dễ nuốt, cầm máu,nhanh lành vết thương và lý do khác chiếm tỉ lệ 2,1% [12] Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu Lê Thị Phương năm 2015 lại cho rằng tỉ lệ 74,2% người bệnh ăn vặt nhiều lần sau bữa ăn [11] Một số ít đối tượng trong nghiên cứu của tác giả không tuân thủ theo hướng dẫn là do sau phẫu thuật nhổ răng người bệnh gặp phải khó khăn và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống nuốt khó, chế độ sinh hoạt bị ảnh hưởng chủ yếu là sợ đau Kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn so với nghiên cứu khác là do có sự khác nhau về địa lý và phương pháp nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu cũng không tương đồng Sau nhổ răng, người bệnh nên sử dụng thức ăn mềm hoặc dạng lỏng, nguội để tránh xương hàm phải hoạt động quá nhiều gây ra tác động xấu đến vết thương.

Sử dụng nước súc miệng sau phẫu thuật

Có 95,1% Sử dụng nước súc miệng sau phẫu thuật (Bảng 2.4) Kết quả này tươgn đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy có 93,9% đối tượng sử dụng nước muối súc miệng sau phẫu thuật (sau 24h đầu) [12] Theo nghiên cứu của Deborah Sybil cùng cộng sự người bệnh tuân thủ hướng dẫn sử dụng nước muối ấm súc miệng sau phẫu thuật là 63% [22] Nghiên cứu của Osagie Akpata năm 2013 ở Nigeria cho kết quả có 38,2% người bệnh sử dụng nước muối ấm súc miệng sau phẫu thuật nhổ răng [15] Các kết quả trên tỉ lệ thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về văn hóa, xã hội giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới Theo tác giảNguyễn Thị Hoa nghiên cứu năm 2015 đối tượng nghiên cứu có thói quen vệ sinh răng miệng có súc miệng chiếm tỉ lệ 85,5% [7] Kết quả trên gần tương đồng với kết quả của chúng tôi nghiên cứu, nguyên nhân là do đối tượng nghiên cứu đều ý thức được tầm quan trọng của việc tự chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt, để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật Nước muối có tính kháng khuẩn cao thường dùng để chăm sóc răng miệng như súc miệng, trị viêm nướu,chữa đau răng… Tuy nhiên, không nên dùng nước muối để súc miệng ngay sau khi nhổ răng vì tính kháng khuẩn cao của nước muối có thể làm các tế bào mới hình thành ở vùng răng vừa nhổ bị rửa đi hết, máu ở vùng này trở nên khó đông,làm quá trình hồi phục sau khi nhổ răng sẽ chậm lại, kéo dài thời gian hơn Do đó,người bệnh nên súc miệng với nước muối, sau 24 giờ sau khi nhổ răng, vì lúc này các mạch máu đã được bịt kín, súc miệng sẽ không gây xuất huyết.

Tập luyện há ngậm miệng sau phẫu thuật

Trong nghiên cứu, tỷ lệ người tập há ngậm miệng sau phẫu thuật đạt 93,9% (Bảng 2.4) Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy cũng cho thấy đa số người bệnh tập bài tập này sau phẫu thuật Tuy nhiên, vẫn có một số ít người chưa thực hiện do lo ngại đau hoặc cho rằng không cần thiết Thực hiện bài tập há miệng sau phẫu thuật là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh nguy cơ cứng hàm.

100% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn (Bảng 2.5) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Thủy tỉ lệ người bệnh tuân thủ dùng thuốc khá cao đạt 99%, trong đó có 93,8% người bệnh tuân thủ dùng thuốc vì lý do họ cho rằng để nhanh khỏi, chống viêm và giảm đau, 4,1% người bệnh có lý do khác [12] Tác giả Vũ Thị Định nghiên cứu năm 2019 có kết quả 98,4% người bệnh tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ kê [3] Tùy theo tình trạng người bệnh, bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp, tuy nhiên các thuốc điều trị sau phẫu thuật răng chủ yếu là thuốc kháng sinh phòng nhiễm trùng vết nhổ răng, giảm phù nề, tiêu viêm và thuốc giảm đau Có thể nhận thức được tầm quan trọng đó, nên người bệnh tuân thủ điều trị thuốc sau mổ cao.

Tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật

76,8% người bệnh đến tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật (Bảng 2.5) Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Viktoria Malas và cộng sự năm 2021 có kết quả 86,5% người bệnh quay lại tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật

Sự chênh lệch trong tỷ lệ tái khám sau phẫu thuật răng số 8 có thể do sự khác biệt về địa lý, nhân khẩu học, tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng nghiên cứu, kích thước mẫu, và phương pháp nghiên cứu Mặc dù tái khám giúp phát hiện sớm các biến chứng sau phẫu thuật, có tới 23,2% bệnh nhân không tái khám đúng hẹn do cho rằng sức khỏe bình thường và có thể cắt chỉ tại cơ sở gần nhà.

Phân loại thực hành tự chăm sóc của ĐTNC

Tỷ lệ người bệnh thực hành tự chăm sóc sau phẫu thuật đạt mức đạt là 76,8%, trong khi 23,2% còn lại không đạt Con số này cao hơn nghiên cứu trước đó (66,7%) do sự khác biệt về đặc điểm đối tượng và địa điểm nghiên cứu Mặc dù tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi khá cao, nhưng chỉ có 76,8% người bệnh thực hành tự chăm sóc đạt yêu cầu vì họ bắt buộc phải thực hiện 5 nội dung: Tuân thủ băng gạc trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng, sử dụng thuốc theo chỉ định, kiêng vận động mạnh và giữ vết thương sạch sẽ.

45 phút đầu sau phẫu thuật, không khạc nhổ/mút chít trong 24h sau phẫu thuật, uống thuốc đúng đơn bác sĩ kê, không sử dụng rượu/bia đồ uống có cồn, tái khám đúng hẹn.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2023 28 KẾT LUẬN

Tiếp tục đào tạo, tập huấn cho toàn thể nhân viên của Bệnh viện về quy tắc ứng xử và giao tiếp với người bệnh Luôn nâng cao thái độ và y đức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên.

Bệnh viện cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật răng số 8.

*Đối với Khoa phẫu Thuật Hàm Mặt

Xây dựng, phát triển các tài liệu hướng dẫn tự chăm sóc cho bệnh nhân nhổ răng số 8; tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe (GDSK) trực tiếp Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ, bệnh án, sắp xếp khoa học theo địa chỉ để dễ dàng tìm kiếm, tiết kiệm thời gian cho cán bộ y tế (CBYT), giúp họ có thêm thời gian tư vấn chu đáo cho bệnh nhân Từ đó, đảm bảo nguồn nhân lực ổn định phục vụ tốt hơn cho người bệnh.

Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng về chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật răng số 8 cho Nhân Viên Y Tế (NVYT) nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tư vấn cho bệnh nhân sau phẫu thuật Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe răng miệng, cải thiện sự phục hồi của bệnh nhân và đem lại hiệu quả điều trị tối ưu.

Mở các lớp tập huấn về công tác tư vấn GDSK cho người bệnh Đặt tờ rơi, pano, treo bảng thông tin cố định, lắp đặt tivi có tích hợp các nội dung truyền thông tại khu vực khám, tái khám của NB.

Bố trí phòng truyền thông GDSK cho người bệnh có đầy đủ phương tiện truyền thông như: bàn ghế, ti vi, áp phích treo dán nơi dễ nhìn; các tài liệu về bệnh rang miệng để người bệnh và người nhà tham khảo.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát.

Bác sĩ và Điều dưỡng cần nâng cao trách nhiệm trong công tác chăm sóc, tư vấn kiến thức, thực hành tự chăm sóc cho người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8.

Nhân viên Điều dưỡng không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực, bổ sung kiến thức, kỹ năng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, bao gồm cả tư vấn giáo dục sức khỏe Thay vì chỉ cung cấp thông tin khi giáo dục sức khỏe, Điều dưỡng có thể sử dụng hình ảnh, trình chiếu hành vi tự chăm sóc thông qua video, giúp người bệnh nắm bắt kiến thức và tự chăm sóc tốt hơn.

Chuẩn bị tốt cho các buổi GDSK và sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông GDSK như pano, áp phích, sách, báo, tạp chí, tờ rơi

Trong quá trình GDSK phải xác định đối tượng được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp.

Tăng cường thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ người bệnh để điều chỉnh thông tin phù hợp và kịp thời.

Giám sát, theo dõi hành vi tự chăm sóc của người bệnh trong thời gian người bệnh nằm viện sau phẫu thuật nhằm nhắc nhở, hỗ trợ người bệnh những vướng mắc không thực hiện được hành vi tự chăm sóc.

NB hiểu được tầm quan trọng của hành vi tự chăm sóc sau phẫu thuật nhổ răng số 8 ,tranh ảnh ,sách báo , đài, tivi, bạn bè…và đặc biệt là chú ý lắng nghe và ghi nhớ các nội dung tư vấn giáo dục sức khoẻ của NVYT khi đi khám và tuân thủ điều trị.

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh Họ nhắc nhở trẻ những thông tin thiết yếu, cung cấp kiến thức về chế độ dinh dưỡng cân bằng và theo dõi quá trình tự chăm sóc khi trẻ về nhà Bằng cách đó, gia đình góp phần đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ trong giai đoạn đầu đời.

Duy trì thói quen sống - sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt, phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu thực hiện trên 82 bệnh nhân phẫu thuật răng số 8 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương đã thu thập dữ liệu về hành vi tự chăm sóc sau phẫu thuật trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2023.

Nhìn chung hành vi tự chăm sóc sau phẫu thuật của người bệnh tương đối khá tốt, cụ thể có 76,8% người bệnh thực hành tự chăm sóc sau phẫu thuật mức độ đạt, bên cạnh đó vẫn còn 23,2% người bệnh có hành vi tự chăm sóc mức độ không đạt Trong đó có:

100% người bệnh duy trì chế độ ăn mềm, lỏng, nguội trong 24h đầu. 100% người bệnh không sử dụng bia/rượu, đồ uống có cồn.

100% người bệnh không hoạt động gắng sức sau phẫu thuật,

100% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn.

98,8% người bệnh cắn chặt viên gạc/bông trong vòng 45 phút đầu tiên. 96,3% không khạc nhổ hoặc mút chít trong 24h sau phẫu thuật.

97,6% người bệnh không dùng ngón tay chạm vào vùng phẫu thuật Tuy nhiên bên cạnh đó chỉ có

23,2% người bệnh không đến tái khám đúng hẹn sau phẫu thuật

20,7% người bệnh súc miệng trong 6 giờ đầu.

14,6% người bệnh sử dụng thuốc lá trong thời gian đang điều trị

4,9% người bệnh không sử dụng thuốc sức miệng sau phẫu thuật ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Tiếp tục đào tạo, tập huấn cho toàn thể nhân viên của Bệnh viện về quy tắc ứng xử và giao tiếp với người bệnh Luôn nâng cao thái độ và y đức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên.

Bệnh viện cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật răng số 8.

*Đối với Khoa phẫu Thuật Hàm Mặt

Xây dựng và phát triển tài liệu truyền thông, tư vấn, GDSK về hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8.

Mở các lớp tập huấn về công tác tư vấn GDSK cho người bệnh Đặt tờ rơi, pano, treo bảng thông tin cố định, lắp đặt tivi có tích hợp các nội dung truyền thông tại khu vực khám, tái khám của NB.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Hình ảnh răng só 8 mọc lệch 1.1.2. Triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật nhổ răng số 8 - đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023
Hình 1.1. Hình ảnh răng só 8 mọc lệch 1.1.2. Triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật nhổ răng số 8 (Trang 9)
Hình 1.2. Hình ảnh nhiễm trùng sau phẫu thuật răng số 8 - đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023
Hình 1.2. Hình ảnh nhiễm trùng sau phẫu thuật răng số 8 (Trang 11)
Bảng 2.2. Thực hành tự chăm sóc sau nhổ răng số 8 trong vòng 24h đầu của ĐTNC (n=82) - đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023
Bảng 2.2. Thực hành tự chăm sóc sau nhổ răng số 8 trong vòng 24h đầu của ĐTNC (n=82) (Trang 26)
Bảng 2.1. Đặc điểm bệnh lý kèm theo, số lần phẫu thuật của ĐTNC (n=82) - đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023
Bảng 2.1. Đặc điểm bệnh lý kèm theo, số lần phẫu thuật của ĐTNC (n=82) (Trang 26)
Bảng 2.4. Thực hành tự chăm sóc sau phẫu thuật nhổ răng số 8 của ĐTNC (n=82) - đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023
Bảng 2.4. Thực hành tự chăm sóc sau phẫu thuật nhổ răng số 8 của ĐTNC (n=82) (Trang 27)
Bảng 2.3. Hành vi sử dụng thuốc lá.lào,sử dụng bia rượu của ĐTNC (n=82) - đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023
Bảng 2.3. Hành vi sử dụng thuốc lá.lào,sử dụng bia rượu của ĐTNC (n=82) (Trang 27)
Bảng 2.5. Thực hành sử dụng thuốc và tái khám của ĐTNC (n=82) - đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023
Bảng 2.5. Thực hành sử dụng thuốc và tái khám của ĐTNC (n=82) (Trang 28)
Bảng 2.6. Phân loại thực hành tự chăm sóc của ĐTNC (n=82) - đánh giá hành vi tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật nhổ răng số 8 tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương năm 2023
Bảng 2.6. Phân loại thực hành tự chăm sóc của ĐTNC (n=82) (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w