1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện việt nam – thụy điển uông bí tỉnh quảng ninh năm 2023

53 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thực Hành Tự Chăm Sóc Của Người Bệnh Suy Tim Mạn Tại Bệnh Viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
Trường học Trường
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 3,67 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận (8)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (13)
  • CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Tổng quan về khoa nội Tim mạch, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí…16 2.2. Thực trạng thực hành tự chăm sóc người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Việt (21)
  • CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN (33)
    • 3.1. Thực trạng (33)
    • 3.2. Giải pháp để khắc phục vấn đề (36)
  • KẾT LUẬN (40)

Nội dung

SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở thực tiễn

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 26 triệu người mắc suy tim mạn[10]. Tại Mỹ có gần 650.000 ca mắc mới mỗi năm Năm 2011 đến năm 2014, ước tính khoảng 6,5 triệu người Mỹ trên 20 tuổi mắc suy tim mạn[18] Tổng chi phí điều trị suy tim ước tính tăng từ 31 tỷ đô la trong năm 2012 lên 70 tỷ đô la vào năm 2030

[20] Tỷ lệ tử vong vì suy tim trong 30 ngày, 1 năm và 5 năm sau khi nhập viện vì bệnh suy tim lần lượt là 10,4%, 22% và 42,3% Ước tính tần suất suy tim ở Châu Á dao động từ 1,26% đến 6,7% [18], ở các nước Đông Nam Á từ 4,5% - 6,7% Riêng khu vực Đông Nam Á có tỉ lệ suy tim cao do đây là khu vực đa dạng về văn hóa xã hội và lịch sử độc đáo và do là khu vực có tốc độ phát triển dân số nhanh, lên tới

>600 triệu người, phần đông là dưới 65 tuổi [22].

Tỷ lệ suy tim ở Hàn Quốc được ước tính là 1,53% vào năm 2013 Đến năm

2040 sẽ có khoảng hơn 1,7 triệu người Hàn Quốc dự kiến sẽ mắc suy tim [24] Tại

Trung Quốc có 4,2 triệu người bệnh mắc suy tim và 500.000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm[24].

1.2.2 Ở Việt Nam Ở VN, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, ước tính 1-1.5% dân số trong đó 25% tử vong trong năm đầu sau khi được chẩn đoán phần lớn do điều trị không đầy đủ.

Qua nghiên cứu mô hình bệnh tật ở người bệnh điều trị nội trú tại Viện tim mạch Việt Nam, suy tim là một trong năm nhóm bệnh lý tim mạch nhập viện nhiều nhất (chiếm 19,8%)[16] Theo thống kê trong bệnh viện, có tới trên 60% người bệnh nội trú trong các Khoa tim mạch bị suy tim ở các mức độ khác nhau [8] Nghiên cứu từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2021 tại Bệnh viện Tim Hà Nội với 1131 bệnh nhân được theo dõi trong Chương trình quản lý suy tim ngoại trú , cho thấy độ tuổi trung bình là

65 Trong đó, nhóm 75 tuổi trở lên chiếm hơn 26%.

1.2.3 Tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tính

Tự chăm sóc Tổ chức Y tế Thế giới (1983) xác định tự chăm sóc là các hoạt động cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế dịch bệnh và phục hồi sức khỏe Theo Dorothea Orem (2001), tự chăm sóc là một chức năng điều tiết của con người mà dựa trên khả năng của bản thân để thực hiện chăm sóc của mình Orem lưu ý rằng tự chăm sóc là hành vi được học và có thể được thực hiện bởi bản thân họ [25].

Tự chăm sóc của người bệnh suy tim là các hành vi giúp người bệnh duy trì tình trạng thể chất, theo dõi dấu hiệu bệnh (duy trì chăm sóc), nhận biết và có cách xử lý phù hợp trước những biến đổi hay xuất hiện các triệu chứng của suy tim, đồng thời đánh giá hiệu quả của cách xử lý đó (quản lý chăm sóc).

Duy trì chăm sóc gồm các hoạt động như uống thuốc, tập thể dục, chế độ ăn hạn chế muối, hạn chế chất lỏng, theo dõi cân nặng, phù, khó thở, hành vi phòng ngừa, khám định kỳ Quản lý chăm sóc được thực hiện khi có triệu chứng suy tim, gồm nhận biết triệu chứng (nhận ra sự thay đổi cân nặng, phù, khó thở) và có cách xử lý khi có triệu chứng của bệnh (hạn chế chất lỏng, ăn nhạt, dùng thêm thuốc lợi tiểu, gọi điện cho bác sỹ để được tư vấn đến hoặc cơ sở y tế khám bệnh), đồng thời đánh giá hiệu quả của cách xử lý đó.

Hầu hết các chi phí liên quan đến chăm sóc người bệnh suy tim mạn là kết quả của việc tái nhập viện vì sự trầm trọng của suy tim, rất nhiều trong số đó có thể là do tự chăm sóc bản thân kém, mà vấn đề này lại có thể phòng ngừa được Người bệnh chủ động tích cực tham gia vào việc tự chăm sóc sẽ cải thiện sự sống còn và giảm tái nhập viện Người bệnh không tuân thủ các khuyến cáo điều trị suy tim không dùng thuốc thường có kết cục bất lợi [27] Việc thiếu tuân thủ chế độ điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc cũng như trì hoãn thời gian nhập viện khi các triệu chứng biến đổi tăng nặng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh [23],[27] Hiệp hội Tim mạch Châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự chăm sóc như một phần của việc điều trị thành công Nó có thể làm giảm các triệu chứng tăng nặng của bệnh, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ tái nhập viện và nâng cao chất lượng cuộc sống Các hướng dẫn khuyến cáo rằng nhân viên y tế (NVYT) nên cung cấp chương trình giáo dục và tư vấn toàn diện về suy tim không chỉ tập trung vào kiến thức mà còn về các kỹ năng và hành vi Chương trình tự chăm sóc giúp người bệnh quản lý các triệu chứng, điều trị theo dõi các biến chứng, thay đổi lối sống phù hợp, nâng cao sự tuân thủ điều trị từ đó làm giảm tỷ lệ tái nhập viện và tử vong, giảm chi phí chăm sóc và sử dụng dịch vụ y tế [19].

Một số khuyến cáo tự chăm sóc cho người bệnh suy tim mạn [9],[28] Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hội Tim mạch học Việt Nam, khuyến cáo tự chăm sóc ởngười bệnh suy tim mạn, gồm một số nội dung cơ bản:

1 Dùng thuốc đúng quy định:

- Cần thực hiện đúng, đủ các thuốc mà bác sỹ kê về thời gian, liều lượng, cách dùng Nếu chưa hiểu rõ, cần gặp bác sỹ để được giải thích chi tiết.

-Nếu quên uống thuốc thì cần uống ngay khi nhớ ra Nên có hệ thống nhắc nhở giờ uống thuốc như nhờ người thân nhắc hoặc hẹn giờ báo uống thuốc.

- Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sỹ Mang theo đơn thuốc đang điều trị trong mỗi lần tái khám.

-Hiểu biết về các tác dụng phụ của thuốc.

2 Chế độ ăn: hạn chế muối, hạn chế chất lỏng Chế độ ăn hạn chế muối Thường chỉ giới hạn dưới dưới 5 gam muối mỗi ngày Cụ thể như sau:

- Suy tim giai đoạn 1,2: dưới 5 gam muối/ ngày (chế biến chỉ cho thêm 4 gam muối = 4 thìa cà phê nước mắm = 20 ml)

- Suy tim giai đoạn 3: dưới 4 gam muối/ ngày (chế biến chỉ cho thêm 3 gam muối = 3 thìa cà phê nước mắm ml)

-Suy tim giai đoạn 4: tùy tình trạng lâm sàng có thể: Ăn nhạt tương đối dưới 3 gam muối/ ngày (chế biến chỉ cho thêm 2 gam muối = 2 thìa cà phê nước mắm = 10 ml). Ăn nhạt hoàn toàn: không cho muối, mỳ chính, mắm, bột nêm trong khi chế biến.

Chế độ hạn chế chất lỏng: nếu không bị phù cần hạn chế chất lỏng, thường dưới 21ít/ ngày Để hạn chế chất lỏng ông/bà nên:

-Chỉ uống nước khi cảm thấy khát.

- Khi uống nước cần uống từng ngụm nhỏ một, uống bằng cốc nhỏ sẽ tốt hơn uống bằng một cốc lớn.

-Khi người bệnh phải cố gắng giới hạn lượng chất lỏng đưa vào thì có thể giảm cơn khát nước bằng cách nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng.

- Nên nhớ sữa, kem, sữa chua, cháo súp cũng chứa lượng chất lỏng vì vậy cần cân đối lượng chất lỏng đưa vào.

-Hạn chế đồ uống có cồn: như bia, rượu; hạn chế đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà và một số đồ uống có ga.

* Theo dõi và xử lý dấu hiệu của bệnh

Người bệnh suy tim mạn cần theo dõi:

-Cân nặng hàng ngày: để kiểm soát tình trạng bệnh Việc kiểm soát trọng lượng cơ thể sẽ giúp cho người bệnh biết được cơ thể đang bị giữ nước hay không. Để theo dõi cân nặng có hiệu quả người bệnh cần chú ý:

+ Nên cân hàng ngày và ghi kết quả vào sổ theo dõi hàng ngày.

+ Cân vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, sau khi đi vệ sinh và chỉ nên mặc quần áo ngủ ban đêm để trọng lượng được chính xác.

+ Sử dụng trên cùng một chiếc cân.

+ Đi khám bệnh nếu tăng cân đột ngột (tăng l - 2kg trong 1-2 ngày chứng tỏ cơ thể đang thừa nước).

+Các triệu chứng do tích tụ chất lỏng: Khó thở, ho, kho khè, tăng cân, phù

+ Các triệu chứng liên quan đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận cơ thể: mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh

+Các triệu chứng khác: ăn mất ngon, đi tiểu nhiều về đêm, thay đổi tâm lý (cảm giác buồn chán như trầm cảm).

*Cách xử lý khi bị phù/khó thở: - Giảm muối trong chế độ ăn

- Giảm lượng nước uống vào

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1 Tổng quan về khoa nội Tim mạch, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí…16 2.2 Thực trạng thực hành tự chăm sóc người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Việt

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1 Tổng quan về khoa Nội tim mạch và Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí là một bệnh viện ở Uông Bí, Quảng Ninh được xây dựng và đưa vào hoạt động vào năm 1981; với sự giúp đỡ, viện trợ của nhân dân và chính phủ Thuỵ Điển Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh là bệnh viện đa khoa khu vực hạng 1 trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, có chức năng nhiệm vụ, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân vùng Đông Bắc Việt Nam.

Bệnh viện có 24 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, 2 trung tâm, 7 phòng nghiệp vụ, 1 tổ trực thuộc Giám đốc với biên chế gần 1000 nhân viên Trong đó bác sĩ: 200 người gồm 18 Tiến sỹ và Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 69 Thạc sỹ và Bác sĩ chuyên khoa cấp I; Dược sỹ: 6 người; Điều dưỡng, HS, KTV: 485 (Đại học: 92; Cao đẳng: 159; Trung cấp: 231); Thạc sỹ khác: 2; Đại học khác: 45; Cao đẳng khác: 6. Hàng năm bệnh viện tiếp nhận: Khám bệnh cho 140.000 lượt người, điều trị nội trú 33.000 bệnh nhân, phẫu thuật 9.500 ca, cấp cứu 14.000 ca bệnh nặng hiểm nghèo Công xuất sử dụng giường bệnh hàng năm đạt từ 110 đến 117%.

Là bệnh viện hướng dẫn thực tập cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng y khoa khu vực phía Bắc và miền trung Đã hướng dẫn học tập cho 600 học sinh, sinh viên y khoa và cán bộ y tế các nước: Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Đan Mạch, Bangladesh, Lào, Campuchia. Đội ngũ điều dưỡng chăm sóc với 30% có trình độ cao đẳng trở lên Là đơn vị đầu tiên trong cả nước áp dụng phương pháp chăm sóc theo đội và chăm sóc toàn diện [8]

Khoa Nội Tim mạch nằm tại tầng 4 của tòa nhà Trung tâm Ung Bướu Hiện tại khoa có 16 phòng bệnh nội trú gồm: 58 giường bệnh (thực kê 66 giường), trong đó có 12 gường điều trị theo yêu cầu Hàng năm khoa khám, chữa bệnh cho gần 2.100 lượt bệnh nhân Mỗi năm vượt chỉ tiêu điều trị từ 110-120% Ngày điều trị trung bình 8,5 ngày/bệnh nhân Khoa có 01 phòng khám bệnh ngoại trú với 2 bàn khám,hàng ngày trung bình khám cho 80-90 lượt bệnh nhân và quản lý gần 2.000 hồ sơ bệnh án ngoại trú Một phòng khám bệnh theo yêu cầu hoạt động vào thứ 2, thứ 5 hàng tuần với 50-60 lượt người bệnh đến khám chữa bệnh hàng ngày

Cơ cấu tổ chức khoa nội tim mạch

* Tổng số cán bộ nhân viên: 24 cán bộ nhân viên

Chức năng nhiệm vụ: Khám và chữa bệnh nội trú và ngoại trú các bệnh thuộc chuyên khoa Tim mạch như: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, các loại rối loạn nhịp tim, bệnh mạch máu ngoại biên…

Hình ảnh 2.1 Tập thể khoa Nội tim mạch 2.2 Thực trạng thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí

2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn điều trị ngoại trú tại khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

- Người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn điều trị ngoại trú tái khám lần 2 trở đi

-Người bệnh có đủ sức khỏe trả lời phỏng vấn

-Người bệnh tự nguyện tham gia nghiên cứu.

-Người bệnh trong tình trạng nặng

-Người bệnh từ chối tham gia nghiên cứu

*Thời gian nghiên cứu: 2 tháng (từ 8/2023 đến 10/2023)

* Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội tim mạch- Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông

* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, chọn mẫu toàn bộ từ tháng 8/2023 đến 10/2023 được 90 bệnh nhân

Phương pháp thu thập số liệu: Hỏi người bệnh bằng phiếu điều tra được thiết kế sẵn (Phụ lục 1) Nhóm nghiên cứu sẽ đánh dấu kết quả người bệnh trả lời vào phiếu.

*Phương pháp phân tích số liệu - Sau khi được làm sạch, số liệu sẽ đuợc mã hóa, nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 20.0

2.2.2.1 Thông tin nhân khẩu học

Bảng 2.1: Thông tin nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n)

Trình độ THCS 44 48,9 học vấn THPT 23 25,6

Nghề Nông dân 10 11,1 nghiệp Công nhân, viên chức 8 8,9

Sống với vợ/chồng 43 47,8 sống Sống với cả gia đình 15 16,7

Nhận xét: Trong tổng số 90 người bệnh suy tim mạn được khảo sát, có 62,2% người bệnh ≥ 60 tuổi và 37,8% NB < 60 tuổi NB có giới tính nam chiếm 61,1% Có 97,8% NB dân tộc kinh Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí thuộc địa bàn thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh có tỷ lệ người bệnh suy tim mạn sống ở nông thôn cao gấp hơn 2 lần NB suy tim mạn sống ở thành phố (67,8% và 32,2%) NB trong nghiên cứu có trình độ học vấn phần lớn là THCS và THPT (48,9% và 25,6%).

Có 71,1% NB đã nghỉ hưu NB được phân bố ở các độ tuổi và hoàn cảnh sống cũng khác nhau, có 35,6% NB sống một mình, 47,8% NB sống với vợ/chồng, chỉ có 16,7% NB sống chung với cả gia đình.

Bảng 2.2 Thông tin về bệnh

1-5 năm 62 68,9 hiện bệnh suy tim

Nội dung ông/bà Sử dụng thuốc 88 97,8

Chế độ ăn 88 97,8 đã được hướng dẫn

Duy trì lối sống 79 87,8 về bệnh Theo dõi và cách xử lý khi 85 94,4 xuất hiện biểu hiện bệnh

NVYT 88 97,8 Đối tượng hướng Báo chí, sách, 54 55,6 dẫn ông/bà về tự Gia đình, bạn bè, đồng 44 48,9 chăm sóc nghiệp

Nhận xét: Bệnh suy tim có nhiều biểu hiện, có những người biểu hiện rầm rộ dễ phát hiện những cũng có những người biểu hiện kín đáo hơn Trong số 90 NB suy tim được khảo sát có tới 68,9% NB được phát hiện bệnh từ 1-5 năm và 23,3% NB phát hiện bệnh suy tim < 1 năm Có trên 87% NB được hướng dẫn về bệnh bao gồm: sử dụng thuốc, chế độ ăn, duy trì lối sống theo dõi và cách xử lý khi xuất hiện biểu hiện bệnh, hành vi phòng ngừa 97,8% NB được NVYT hướng dẫn về bệnh Báo chí, gia đình, đồng nghiệp, tivi, internet cũng là nguồn cung cấp thông tin về bệnh cho NB, chiếm khoảng 50%.

Bảng 2.3 Kết quả duy trì thực hành tự chăm sóc của người bệnh

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ người người

Tự theo dõi cân nặng 83 92,2 7 7,8

Cố gắng để tránh bị ốm 80 88,9 10 11,1

Tập thể dục hoặc 1 vài hoạt động 75 83,3 15 16,7 thể lực Đi khám định kỳ 84 93,3 6 6,7

Chế độ ăn giảm muối 89 98,9 1 1.1

Tập thể dục trong 30 phút

Yêu cầu cho ít muối hơn người khác khi ăn ở ngoài

Sử dụng trợ giúp để giúp nhớ và uống thuốc hàng ngày

Nhận xét: Nói về những hoạt động duy trì thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim như sau: Có 92,2% người bệnh tự theo dõi cân nặng tại nhà Có 50% người bệnh kiểm tra phù chân Có tới 88,9% người bệnh suy tim thực hiện giữ gìn sức khỏe để tránh bị ốm Người bệnh tuân thủ đi khám định kỳ theo hẹn hàng tháng tương đối tốt(93,3%) Nội dung người bệnh thực hiện tự chăm sóc tốt nhất là ăn giảm muối (98,9%) Uống thuốc là việc làm luôn cần được duy trì ở NB suy tim, kết quả cho thấy có 11,1% NB quên uống thuốc Có trên 20% NB sử dụng sự trợ giúp để nhắc nhở uống thuốc như đặt báo thức, người nhà nhắc nhở, ghi ra giấy đặt trước mặt,

Tự theo Kiểm tra Cố gắng Tập thể Đi khám Chế độ ăn Tập thể Quên Giảm Trợ giúp dõi cân phù chân để tránh dục/hoạt định kỳ giảm dục 30 uống muối khi nhắc nặng bị ốm động thể muối phút thuốc ăn ở uống lực ngoài thuốc

Biểu đồ 2.1 Duy trì thực hành tự chăm sóc của NB Nhận xét: Biểu đồ 2.1 Cho thấy NB thực hiện ăn giảm muối đạt tỷ lệ cao nhất chiếm 98,9%; thấp nhất ở mức độ này là NB quên uống thuốc chiếm 11,1% Ngoài ra, các nội dung thực hành được NB duy trì tốt là theo dõi cân nặng hang ngày (92,2%), cố gắng để không bị ốm (88,9%), đi khám sức khỏe định kỳ (93,3%), ….

Biểu đồ: 2.2 Tỷ lệ người bệnh khó thở hoặc phù chân (có = 52)

Biểu đồ 2.2 cho thấy trong số 90 NB suy tim có 52 (79%) NB có khó thở hoặc phù chân.

Bảng 2.4 Tỷ lệ các mức độ NB nhận ra biểu hiện phù chân, khó thở

Không Nhận Nhận Nhận Nhận ra ra khá ra ra rất nhận ra chậm nhanh nhanh nhanh Ông bà nhận ra biểu hiện 16 19 7 3 7 khó thở, phù chân là biểu

Nhận xét: Khó thở, phù chân là dấu hiệu điển hình của bệnh suy tim, tuy nhiên vẫn có 30,8% NB không nhận ra và 36,5% NB nhận ra chậm.

BIỂU HIỆN BỆNH LÀ PHÙ CHÂN, KHÓ THỞ

Biểu hiện bệnh là phù chân, khó thở 36.5 830

NHẬN RA NHANH NHẬN RA

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ các mức độ NB nhận ra biểu hiện phù chân, khó thở Nhận xét: Mức độ nhận ra dấu hiệu phù chân, khó thở ở người bệnh ở mức độ chậm chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,5%, chỉ có 5,8% người bệnh nhận ra nhanh.

Bảng 2.5 Tỷ lệ mức độ thực hiện các cách xử lý khi bị khó thở phù chân

Cách xử lý Không thực Có thể thực Có thực hiện Thực hiện nR hiện hiện thường xuyên Giảm muối 2 (3,8%) 4 (7,7%) 36 (69,2%) 10 (19,2%) trong chế độ ăn

Giảm lượng 0 7 (13,5%) 35 (67,3%) 10 (19,2%) nước uống vào

Uống thêm 1 11 (21,2%) 6 (11,5%) 20 (38,4%) 15 (28,8%) viên thuốc lợi tiểu Đi khám hoặc 4 (7,7%) 9 (17,3%) 18 (34,6%) 21 (40,4%) gọi điện cho

NVYT để được hướng dẫn

BÀN LUẬN

Thực trạng

Trong khảo sát có 90 người bệnh suy tim mạn tham gia, NB có độ tuổi dao động từ 31 tuổi đến 92 tuổi, tuổi trung bình là 67,3 ± 12,82 Trong đó tỷ lệ NB >= 60 tuổi chiến 62,2% Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn NB mắc suy tim mạn là người cao tuổi Kết quả thu được có nét tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hồng Nhung (2018) cũng cho kết quả tỷ lệ khá tương đồng của người bệnh suy tim ở độ tuổi 65,59 ± 10,77 [11], kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh (2016) với độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 61,2 ± 14,9 tuổi, người ít tuổi nhất là

23 tuổi và cao tuổi nhất là 89 tuổi [1] Nghiên cứu của tác giả Đào Thị Phương cho thấy người bệnh có tuổi trung bình là 65,4±12,61 tuổi, người bệnh ít tuổi nhất là 22 tuổi và người bệnh nhiều tuổi nhất là 88 tuổi; tỷ lệ người cao tuổi chiểm tỷ lệ cao (73,3%) [13]. Suy tim là một trạng thái bệnh lý do tim bị suy giảm chức năng do hoạt động gắng sức quá lâu Những người cao tuổi phải trải qua quá trình lao động kéo dài, vất vả, mệt nhọc và áp lực của cuộc sống, sự lão hóa các cơ quan do đó họ là đối tượng dễ mắc bệnh suy tim mạn nhiều nhất, điều này phù hợp nới nhiều nghiên cứu trước đó là tỷ lệ

NB suy tim mạn tăng cao nhất là người cao tuổi [4].

Tỷ lệ NB suy tim mạn là nam giới chiếm 61,1% Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả trong một số nghiên cứu gần đây như tác giả Đào Thị Phương

(2021), người bệnh nam có tỷ lệ cao hơn với người bệnh nữ (60,8% và 39,2%) [13], nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] với gần 2/3 người bệnh là nam giới Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hồng Nhung (2018) [11], Phạm Thị Thu Hương lại cho kết quả khác biệt: người bệnh nam và người bệnh nữ có sự chênh lệch không đáng kể Lý giải cho sự khác biệt giữa 2 nghiên cứu này có thể là do cỡ mẫu khác nhau, địa điểm và thời gian nghiên cứu khác nhau [26].

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí là khu vực nội thành thuộc thành phố Uông Bí, có 97,8% NB dân tộc kinh và 32,2% NB sống ở thành phố Bệnh suy tim có thể gặp ở bất kỳ NB sống ở nông thôn hay thành phố Ở nông thôn người dân thường có mức thu nhập thấp, công việc vất vả và thường xuyên phải làm thêm nhiều công việc khác để mưu sinh Cuộc sống khó khăn, vất vả nên có lẽ số lượng NB suy tim nhiều hơn thành phố, hơn nữa giai đoạn đầu do kinh tế khó khăn họ không thường xuyên điều trị nên nguy cơ mắc suy tim mạn cũng cao hơn Trong nghiên cứu này, NB suy tim mạn sống ở nông thôn được điều trị trong bệnh viện cao gấp gần 2 lần so với

NB suy tim mạn sống ở thành phố Suy tim khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, NB có những dấu hiệu khó thở thường xuyên và không chịu được khi ở nhà, bắt buộc họ sẽ phải phụ thuộc vào thuốc và các chế độ chăm sóc và điều trị nên tỷ lệ nhập viện cao. Kết quả này lại ngược lại với kết quả trong NC của tác giả Đào Thị Phương đa phần người bệnh sống ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 74,2%, vùng nông thôn chiếm 6,7%

[13] Lý giải cho sự khác biệt này là do tác giả Đào Thị Phương thực hiện NC tại BVĐK tỉnh Quảng Ninh – nơi trung tâm thành phố Hạ Long, xunh quanh tiếp giáp phần lớn là thành phố, khu vực này chủ yếu là người thành phố còn trong NC này địa điểm thực hiện là BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí mặc dù thuộc thành phố nhưng xung quanh tiếp giáp là ngoại thành.

- Về trình độ học vấn:

Nghiên cứu có trình độ học vấn phần lớn là THCS và THPT chiếm 48,8% và 25,6%, Tỷ lệ học vấn tiểu học thấp nhất (10%) Điều này có điểm chung với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2019) Trần Thị Ngọc Anh (2016) với người bệnh có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt 51,1 và 41,0%, trong NC của Đào Thị Phương trình độ cao nhất là THCS (45%), trình độ đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,2%) [1],[11].

Có 71,1% NB đã nghỉ hưu Kết quả này cao hơn kết quả trong NC của tác giả Đào Thị Phương (2021) đa phần đối tượng nghiên cứu đã nghỉ hưu làm chiếm 53,3% và cao gấp hơn 2 lần so với nghiên cứu Trần Thị Ngọc Anh có 32,5% ĐTNC đã nghỉ hưu [1] Điều này phù hợp với độ tuổi thu được trrong NC và đặc điểm của bệnh suy tim mạn NB được phân bố ở các độ tuổi và hoàn cảnh sống cũng khác nhau, có 35,6%

NB sống một mình, 47,8% NB sống với vợ/chồng, chỉ có 16,7% NB sống chung với cả gia đình Kết quả có sự khác biệt với NC của tác giả Đào Thị Phương: hơn 2/3 người bệnh sống cùng với gia đình [13] Điều này có thể do con cháu họ phải đi làm ăn xa, đi làm cả ngày, hơn nữa ông bà thường muốn sống ở ngôi nhà đã gắn bó từ hồi trẻ tuổi.

Do hoàn cảnh và tư tưởng nên họ chưa sống chung cùng nhau được.

- Về thời gian phát hiện bệnh :

Thời gian phát hiện bệnh suy tim từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (68,9%). Kết quả của Đào Thị Phương là trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 51,8% Tuổi thọ của NB suy tim mạn rất thấp, nguy cơ tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau mắc lên tới khoảng 50% [13],[18].

- Thông tin về việc người bệnh nhận được một số hướng dẫn về tự chăm sóc:

Hầu hết NB đều được hướng dẫn về cách tự chăm sóc bệnh suy tim bao gồm các nội dung như sử dụng thuốc, chế độ ăn, duy trì lối sống, theo dõi và cách xử lý khi xuất hiện biểu hiện bệnh và các hành vi phòng ngừa biến chứng Gần 100% NB được hướng dẫn về cách sử dụng thuốc, chế độ ăn, theo dõi xử lý biểu hiện bệnh Ngoài việc theo dõi, duy trì sức khỏe ổn định thì các hành vi về phòng ngừa biến chứng, phòng ngừa các cơn kịch phát nặng lên của bệnh cũng rất quan trọng Có 25,6% NB cho rằng họ chưa được hướng dẫn về hành vi phòng ngừa bệnh Đây là những nội dung chính của việc tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB trước khi ra viện, do vậy có thể có một vài người bệnh do tuổi cao thỉnh thoảng bị quên Kết quả có sự trái ngược với NC của Đào Thị Phương có 10,8% người bệnh được hướng dẫn về cách tự theo dõi biểu hiện bệnh và biện pháp xử lý phù hợp khi bệnh diễn biến; không có người bệnh nào nhận được những hướng dẫn về hành vi phòng ngừa trong suy tim[13].

- Về nguồn thông tin giáo dục sức khỏe:

Có 97,8% NB cho rằng họ nhận được sự hướng dẫn về tự chăm sóc của NVYT; từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thấp nhất là 48,9%; Từ báo chí, sách và tivi, internet lần lượt là 55,6% và 68,9% NB chủ yếu là người cao tuổi, sống một mình hoặc sống chung với vợ/chồng nên nguồn hướng dẫn từ gia đình, bạn bè thấp nhất mà chủ yếu là từ NVYT Kết quả này có nhiều điểm chung với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung, Trần Thị Ngọc Anh lần lượt là 100% và 93,6% người bệnh có được kiến thức về bệnh là thông qua NVYT[1], [11] Tuy nhiên, NC của Đào Thị Phương thì có sự khác biệt nguồn tin từ nhân viên y tế chiếm tỷ lệ cao nhất với 100% sau đó đến nguồn từ gia đình, nguồn báo chí và nguồn ti vi, internet với tỷ lệ lần lượt là 42,5%; 34,2% và 15,8 % [13] Điều này cho thấy vai trò quan trọng của NVYT trong công tác truyền thông GDSK cho người bệnh, NVYT luôn là người bạn đồng hành với người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc Họ hiểu được tình trạng bệnh cùa từng người bệnh nên những lời khuyên, lời chỉ dẫn của họ luôn phù hợp với từng người bệnh và được người bệnh, người nhà ghi nhớ và thực hiện.

Giải pháp để khắc phục vấn đề

Nói về những hoạt động duy trì thực hành tự chăm sóc của NB suy tim như sau:

Có 92,2% NB tự theo dõi cân nặng tại nhà Kết quả này cao hơn nhiều so với NC của tác giả Đào Thị Phương tại thời điểm đánh giá lần đầu (trước can thiệp giáo dục sức khỏe) chỉ có 1,7% theo dõi cân nặng hàng ngày và 46,6% theo dõi thường xuyên cân nặng [13] Kết quả của nghiên cứu cũng cho sự khác biệt với NC của Nguyễn Thị Hồng Hải (2017) với 45,5% người bệnh “không đồng ý” cân nặng hàng ngày và 2,5% người bệnh “rất đồng ý” cân nặng hàng ngày[4] Người bệnh suy tim có thể bị phù làm cho cân nặng tăng lên hơn nữa việc theo dõi cân nặng hằng ngày cũng là thói quen của người Việt Nam Những NB suy tim mạn trong NC là NB ngoại trú tức là họ đã từng vào viện điều trị do đó đã được NVYT hướng dẫn về cách tự chăm sóc tại nhà, theo dõi cân nặng cũng là một trong các vẫn đề NVYT hay đề cập đến và NB cũng có thể thực hiện cân tại nhà được dễ dàng Kết quả Nc cũng có sự tương đồng với nghiên cứu có tới 35,0% người bệnh theo dõi cân nặng hàng ngày [19].

Phù chân là dấu hiệu của việc ứ trệ tuần hoàn, tuy nhiên vẫn có 50% NB không kiểm tra dấu hiệu phù chân Tỷ lệ NB theo dõi phù chân hàng ngày là 50%. Kết quả này tương tự kết quả thu được trong NC của tác giả Đào Thị Phương

(2021) có 49,2% người bệnh không hoặc hiếm khi theo dõi phù chân, 10% người bệnh thực hiện theo dõi phù hàng ngày [13].

Có tới 88,9% NB suy tim luôn luôn giữ gìn sức khỏe để tránh bị ốm Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Đào Thị Phương có 89,2% NB thường xuyên/luôn luôn giữ gìn sức khỏe để tránh bị ốm [13] NB suy tim mà mắc thêm một vấn đề sức khỏe nữa như ho, đau đầu, sốt, viêm phổi …thì rất mệt mỏi, khó thở, bệnh suy tim nặng nên họ rất sợ.

NB suy tim tập thể dục hoặc một vài hoạt động thể lực là 83,3%, số người bệnh suy tim không tập thể dục hoặc một vài hoạt động thể lực trong duy trì chăm sóc tại nhà chiếm 16,7% Tập thể dục giúp rèn luyện sức bền của tim, tuy nhiên tập thể dục trong 30 phút không phải NB suy tim nào cũng duy trì thói quen này Kết quả thu được qua khảo sát có 6,7% NB không đi khám sức khỏe định kỳ theo hẹn và hướng dẫn của nhân viên y tế Kết quả thu được thấp hơn không nhiều so với các NC của Đào Thị

Phương có 10,8% người bệnh không hoặc hiếm khi đi khám định kỳ, NC của Phạm Thị Hồng Nhung có 16,8% không khám sức khoe định kỳ NB Đi khám sức khỏe định kỳ là hoạt động tốt nhất để theo dõi tình trạng sức khỏe một cách toàn diện và chính xác

[13] Trong NC này NB thực hiện khá tốt việc khám sức khỏe định kỳ, chỉ có tỷ lệ nhỏ không thực hiện do NB lớn tuổi nên quên không đi khám lại, người bệnh nhà xa nên việc đi lại cũng có sự khó khăn, người bệnh chủ quan thấy bệnh ổn định nên không đi khám

Có tới 98,9% NB ăn giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày của mình tại nhà Tỷ lệ NB yêu cầu chủ quán giảm muối ở các món ăn khi họ đi ăn ở ngoài là 56,7%; tỷ lệ

NB không yêu cầu chủ quán giảm muối ở thức ăn là 43,3% Kết quả này cao hơn trong

NC của tác giả Đào Thị Phương chỉ có 45% người bệnh thực hiện ăn giảm muối thường xuyên và hằng ngày và cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hải với tỷ lệ người bệnh đồng ý “Tôi ăn nhạt” là 43% [4], nghiên cứu của Kiều Thị Thu Hằng (2011) nghiên cứu trên 120 người bệnh suy tim vào điều trị nội trú tại Viện Tim Mạch Việt Nam có kết quả 43% người bệnh không thực hiện đúng về chế độ ăn giảm muối [5] và trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung tỷ lệ này là 42% Sự khác biệt này được lý giải có thể do điều kiện, môi trường sống của người bệnh [11].

Uống thuốc là việc làm luôn cần được duy trì ở NB suy tim, kết quả cho thấy có 11,1% NB quên uống thuốc Có 22,2% NB sử dụng sự trợ giúp để nhắc nhở uống thuốc như đặt báo thức, người nhà nhắc nhở, ghi ra giấy đặt trước mặt, … Kết quả này thấp hơn gấp khoảng 7 lần so với kết quả của tác giả Đào Thị Phương có 73,4%

NB thường xuyên hoặc luôn luôn quên uống thuốc Lý giải cho điều này, nghiên cứa định tính về “Những khó khăn trong tự chăm sóc của người bệnh suy tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương đã chỉ ra rằng: việc uống thuốc cũng gây khó khăn cho người bệnh [7] Do tác dụng của thuốc lợi tiểu NB đêm dậy đi tiểu nhiều, cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

Trong số 90 NB tham gia khảo sát có 52 NB (79%) có biểu hiện phù chân hoặc khó thở Trong đó có 13,5% NB nhận ra nhanh chóng các biểu hiện phù chân, khó thở.

NC của Đào Thị Phương trước can thiệp, chỉ có ít người bệnh (26,6%) nhận ra nhanh chóng điều phù/khó thở là biểu hiện của bệnh suy tim [13] Nghiên cứu Phạm Thị HồngNhung cho nhận biết biểu hiện này là 22,5% [11] Lý giải cho điều này chúng tôi dựa theo nghiên cứu định tính của Phạm Thị Thu Hương: cũng có những người bệnh không thể nhận ra các triệu chứng dù đã bị bệnh nhiều năm, người bệnh nhầm lẫn với bệnh thận, đi khám mới biết là tim thậm chí có người bệnh cho rằng dấu hiệu nặng mặt là do ngủ nhiều [7] Mặt khác có thể do người bệnh thỉnh thoảng hoặc không duy trì hành vi theo dõi phù 65,3% nên khi có triệu chứng xuất hiện ít có kinh nghiệm phát hiện nhanh Người bệnh suy tim nhận ra càng sớm các dấu hiệu này sẽ giúp người bệnh có các cách xử lý khi gặp phù/ khó thở hiệu quả hơn.

Các cách xử lý khi gặp phù/khó thở: Xử lý bằng việc thực hiện ăn giảm muối: tỷ lệ người bệnh có thực hiện ăn giảm muối là 89,4% cao gấp hơn 3 lần so với

NC của tác giả Đào Thị Phương (24,1%) Tỷ lệ này phù hợp với những người bệnh đã duy trì được thói quen thực hiện hành vi ăn giảm muối hàng ngày (bảng 2.3)

[13] Xử lý bằng việc thực hiện giảm lượng nước uống vào: Tỷ lệ người bệnh có thực hiện giảm lượng nước uống là 86,5% cũng cao gấp khoảng 3 lần so với NC của Đào Thị Phương (28,3%) Xử lý bằng việc thực hiện việc uống thêm thuốc lợi tiểu chiếm 67,2%, để giảm phù không đơn giản chỉ là ăn nhặt và uống ít nước, giai đoạn đầu rất cần phải uống thêm thuốc lợi tiểu để phù giảm nhanh hơn, tuy nhiên NB cũng không nên tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ Tỷ lệ người bệnh khi bị phù/khó thở có đi khám bệnh hoặc gọi điện thoại cho bác sỹ để tư vấn là 75,0% cao hơn kết quả trong NC của Đào Thị Phương (54,2%)[13], [14]. Đánh giá cách xử lý Không chỉ thực hiện các biện pháp xử lý mà đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó cũng quan trọng đối với người bệnh suy tim NC của các tác giả Đào Thị Phương cho thấy sau GDSK 1 tháng, tỷ lệ người bệnh “Chắc chắn” và “Rất chắc chắn” các biện pháp trên cải thiện được tình trạng phù/khó thở đã tăng từ 25,8% lên 62,5%, nghiên cứu Phạm Thị Hồng Nhung can thiệp sau 1 tháng có 56,2% người bệnh “Chắc chắn” và “Rất chắc chắn” các biện pháp trên cải thiện được tình trạng bệnh [11] Trong NC này khảo sát ngay tại lần đầu đã có 71,2% NB “Chắc chắn” và “Rất chắc chắn” các biện pháp trên cải thiện được tình trạng phù/khó thở Điều này cho thấy NB trong NC này rất nhớ những nội dung mà NVYT đã hướng dẫn về bệnh trước khi ra viện.

Ngày đăng: 04/03/2024, 09:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w