Vì lợi ích quốc gia là tối quan trọng, các chính sách đối ngoại được chính phủ thiết kế thông qua các quy trình ra quyết định cấp cao.Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô …………., đã tạođiều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành khoá luận tốtnghiệp này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn ………
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu vàhoàn thành khoá luận
Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng do trình độ, kiến thức cũng như thờigian trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khoá luận còn hạn chế do đó khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Quýthầy cô và các bạn để công trình này được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Thị B
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả Cáckết quả nghiên cứu và các kết luận trong khoá luận này là trung thực, không saochép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo cácnguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúngquy định
Học viên
Lê Thị B
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Xu hướng thương mại Nhật Bản - Trung Quốc (cơ sở nhập khẩu của
cả hai bên) 41Bảng 2.2: Top 5 đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản năm 2022, ASEAN,
EU (Bộ Tài chính thống kê) 43Bảng 2.3: bảng thống kê tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nhật Bản và tỷ lệ đóng gópcủa tổng giá trị thương mại gữa Nhật Bản và Trung Quốc 54
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CSIS : Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tếEPA : Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật BảnFDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tăng trưởng sản phẩm trong nước
JETRO : Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật BảnLDP : Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản
NDPG : Chương trình hướng dẫn phòng thủ Quốc gia
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Một số lý thuyết quan hệ quốc tế 4
1.1.2 Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc trước năm 2006 8
1.2 Cơ sở thực tiễn 9
1.2.1 Tình hình thế giới và Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI 9
1.2.2 Tình hình Nhật Bản 18
1.2.3 Vài nét về thủ tưởng Shinzo Abe 23
Tiểu kết chương 1 26
Chương 2: NỘI DUNG, QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE 27
2.1 Nội dung chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc dưới thời thủ tướng Shinzo Abe 27
2.1.1 Mục tiêu của chính sách đối ngoại 27
2.1.2 Nguyên tắc, phương châm đối ngoại 34
2.1.3 Nhiệm vụ và phương hướng đối ngoại 35
2.2 Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe 36
2.2.1 Lĩnh vực kinh tế 38
2.2.2 Lĩnh vực chính trị - ngoại giao 45
2.2.3 Lĩnh vực an ninh - quân sự 49
Trang 72.3 Kết quả chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc dưới thời
thủ tướng Shinzo Abe 52
2.3.1 Thành tựu 53
2.3.2 Hạn chế 60
Tiểu kết chương 2 66
Chương 3: TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE 67
3.1 Tác động đối với Nhật Bản 67
3.1.1 Trên lĩnh vực kinh tế 67
3.1.2 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao 68
3.1.3 Trên lĩnh vực an ninh - quân sự 71
3.2 Tác động đối với Trung Quốc 74
3.2.1 Trên lĩnh vực kinh tế 74
3.2.2 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao 74
3.2.3 Trên lĩnh vực an ninh - quân sự 75
3.3 Tác động đối với Việt Nam 75
3.3.1 Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao: xác lập mối quan hệ chiến lược 76
3.3.2 Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế 78
3.3.3 Về cơ hội đầu tư hợp tác khoa học công nghệ 78
3.3.4 Về hợp tác giáo dục - đào tạo và văn hóa 79
Tiểu kết chương 3 81
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX đi qua, tình hình thế giới có nhiều biến động và thay đổi tolớn, chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ởLiên Xô và Đông Âu Trật tự thế giới hai cực sụp đổ, một trật tự thế giới mớiđang dần được hình thành với nhiều chủ thể chính trị, nhiều trung tâm quyền lựcmới xuất hiện Trong quan hệ quốc tế, cục diện đa cực với sự chi phối của cácnước lớn ngày càng thể hiện rõ thay thế cho cục diện hai cực trước đây; quan hệquốc gia, dân tộc và giữa các bộ phận, các nhóm dân cư có nhiều điểm mới.Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, bên cạnh đó vẫn tiếp tụcdiễn ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ Đứng trướctình hình đó, bước vào thế kỷ XXI các quốc gia trên thế giới đều phải có những
sự thay đổi và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khuvực
Trong bối cảnh đó, nước Nhật Bản cũng không nằm ngoài những ảnhhưởng của sự tác động ấy, để phù hợp với sự thay đổi của tình hình nói trên,Nhật Bản cũng đã có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách đốingoại của mình Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã và đang điều chỉnhchiến lược đối ngoại một cách toàn diện, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược làđảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, qua đó tạomôi trường thuận lợi cho phát triển, tăng cường thực lực đồng thời mở rộngkhông gian chiến lược nhằm tạo dựng ảnh hưởng tương xứng với vị thế củacường quốc khu vực và toàn cầu
Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực và là quốc gia láng giềng vớiNhật Bản nên mối quan hệ với Trung Quốc được Nhật Bản chú trọng, có sự ưutiên không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, mà còn cả trên những lĩnh vực khác nhưgiao lưu văn hóa, con người Kể từ khi hai nước bình thưởng hóa quan hệ vàonăm 1972 và ký Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Trung – Nhật vào năm 1978,thì quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc là mối quan hệ đa phần xoay quanh
Trang 9quan hệ kinh tế Nhật Bản rất coi trọng mối quan hệ kinh tế này với Trung Quốckhi có tới hơn một nửa hoạt động tại nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản
là tại Trung Quốc và Trung Quốc cũng là bạn hàng thương mại lớn nhất củaNhật Bản Trung Quốc thì luôn cải thiện các chính sách đầu tư ưu đãi cho cácdoanh nghiệp đến từ Nhật Bản Tuy nhiên, bên cạnh quan hệ hợp tác thương mạithì quan hệ Nhật – Trung vẫn còn đầy rẫy những căng thẳng trong hơn 40 nămqua Căng thẳng đó là tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngu trên Biển HoaĐông Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư này hiện do Nhật Bản quản lý sau khi được
Mỹ “trao trả” lại cho Nhật Bản vào tháng 06/1971 Nhật Bản thì dẫn chứng vềchủ quyền bằng các chứng cứ lịch sử về sự hiện diện của người Nhật Bản trênquần đảo này Trung Quốc thì tuyên bố chủ quyền quần đảo này
Và để hiểu rõ hơn về Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với TrungQuốc, tác giả chọn đề tài: “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với TrungQuốc dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm làm rõ nội dung, quá trình triển khai và kết quả chính sáchđối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe,trên cơ sở đó nêu ra các tác động của nó đối với hai nước Nhật Bản, Trung Quốc
và liên hệ tới tác động đối với Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Là nội dung, quá trình triển khai và nội dungchính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướngShinzo Abe, cũng như tác động của nó đối với hai nước Nhật Bản, Trung Quốc
và liên hệ tới tác động đối với Việt Nam
- Về thời gian nghiên cứu: nhiệm kỳ thứ nhất từ năm 2006 đến năm 2007,nhiệm kỳ thứ hai từ năm 2012 đến năm 2014, nhiệm kỳ thứ ba từ năm 2014 đếnnăm 2017 và Nhiệm kỳ thứ tư đồng thời cũng là nhiệm kỳ cuối cùng từ năm
2017 đến năm 2020 Đây là những giai đoạn Nhật Bản có sự điều chỉnh chínhsách đối ngoại dưới thời thủ tướng dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe đối với khu
Trang 10vực Trung Quốc.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế cơ bản
để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đó là lý luận Mác - Lênin, phép duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở
lý luận và phương pháp luận chính trong quá trình nghiên cứu đề tài này, và cáctuyên bố của Thủ tướng Shinzo Abe trong thời kỳ đương nhiệm
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liênngành như: Logic, lịch sử tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh vàsuy luận để giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra
5 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối vớiTrung Quốc dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe
Chương 2: Nội dung, quá trình triển khai và kết quả chính sách đối ngoạicủa Nhật Bản đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe
Chương 3: Tác động chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với TrungQuốc dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe
Trang 11NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG
SHINZO ABE 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số lý thuyết quan hệ quốc tế
1.1.1.1 Khái niệm về chính sách đối ngoại
Chính sách đối ngoại (Foreign policy) còn được gọi là chính sách ngoạigiao, bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để bảo vệ lợi ích của quốcgia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế Vì lợi íchquốc gia là tối quan trọng, các chính sách đối ngoại được chính phủ thiết kếthông qua các quy trình ra quyết định cấp cao
Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốcgia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chứcquốc tế, trên cách lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạtđược những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó Chính sáchđối ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội, mục tiêuđịnh hướng ban đầu của chính sách đối ngoại là mở rộng tầm ảnh hưởng của quốcgia trong quan hệ quốc tế, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt được sự thịnhvượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông quacác con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh Vai trò của chính sách đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệttrong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi không quốc gia nào có thể tồn tại biệtlập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được chú trọng
Các nhân tố chủ chốt quyết định chính sách đối ngoại của một quốc giabao gồm:
- Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế;
Trang 12- Tình hình chính trị và an ninh thế giới;
- Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được;
- Ảnh hưởng của bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại; và
- Các nhân tố chính trị nội bộ (nhóm lợi ích, giới truyền thông, công luận,…)Chính sách đối ngoại của các nước lớn trên thế giới, hoặc của các cườngquốc trong khu vực luôn được các quốc gia khác trong khu vực đó và trên thế giớiquan tâm nghiên cứu đặc biệt, bởi chính sách của các nước này không chỉ liênquan đến lợi ích của các quốc gia riêng lẻ, mà còn có khả năng tác động rất lớnđến tình hình hòa bình, ổn định và phát triển của cả khu vực hoặc toàn thế giới
1.1.1.2 Các lý thuyết quan hệ quốc tế
Lý thuyết quan hệ quốc tế là một tập hợp các góc nhìn, cách tiếp cận, môhình, cũng như những cách lý giải về các hiện tượng diễn ra trong nền chính trịthế giới
Khóa luận tập trung phân tích ba lý thuyết cơ bản: lý thuyết Hiện thực, lýthuyết Tự do và lý thuyết Kiến tạo, là những lý thuyết mà các quốc gia thườngdùng để giải thích quan hệ quốc tế, hoạch định chính sách đối ngoại
- Chủ nghĩa hiện thực
Đây là trường phái lý thuyết lâu đời và quan trọng nhất trong quan hệquốc tế Những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Hiện thực có ảnh hưởngmạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia:Các nhà lãnh đạo chính trị phải tạo dựng sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vàtăng cường an ninh quốc gia Phát huy nội lực, đồng thời tăng cường sức mạnhthông qua liên minh với nước khác để chống lại các mối đe dọa tiềm tàng Cácquốc gia phải tìm cách nâng cao quyền lực, tự bảo đảm an ninh và sự tồn tại củamình thông qua việc cố gắng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt Tuynhiên, cuộc chạy đua tranh giành quyền lực dẫn tới các quốc gia phải đối mặtvới một “thế lưỡng nan về an ninh” Bởi, khi một quốc gia càng tìm cách giatăng quyền lực của mình thì càng làm cho các quốc gia khác bất an, buộc các
Trang 14đổi quan hệ quốc tế theo hướng tích cực hơn.
Giảm sử dụng quyền lực quân sự trong quan hệ quốc tế, an ninh và pháttriển kinh tế Lý thuyết chủ nghĩa Tự do trong quan hệ quốc tế liên quan đếnviệc giảm sử dụng quyền lực quân sự; chứng minh luận điểm quyền lực kinh tếhiệu quả hơn so với sức mạnh quân sự Theo lý thuyết Tự do, chính trị ở cấp độquốc tế là cuộc đấu tranh vì sự đồng thuận và lợi ích chung hơn là cuộc đấutranh vì quyền lực và danh thế
Chủ nghĩa Tự do phân tích, phê phán các điều kiện mà con người đangsống, để tìm ra nguyên nhân gây ra chiến tranh, xung đột quốc tế Dựa trên sựkhoan dung, chung sống và các quyền về văn hóa, chính trị, dân chủ… để giảiquyết xung đột Chủ nghĩa tự do cho rằng, lợi ích kinh tế cũng quan trọng nhưlợi ích an ninh và xét cho cùng, phát triển kinh tế là một cách để bảo đảm anninh; nguy cơ nghèo nàn, lạc hậu và tụt hậu về kinh tế đe dọa quốc gia từ bênngoài cũng như từ bên trong Vì vậy, phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu, hợptác quốc tế là cần thiết, đồng thời ở một góc độ nhất định, các thể chế quốc tế vàcông ty đa quốc gia có vai trò quan trọng hơn vì cần thiết cho hợp tác quốc tếcũng như phát triển kinh tế 2
- Chủ nghĩa Kiến tạo
Một số điểm quan trọng của chủ nghĩa Kiến tạo về quan hệ quốc tế:Bản sắc quốc gia là cơ sở quan trọng định hình mục tiêu, chính sách đốingoại, phát triển của quốc gia Theo lý thuyết Kiến tạo, bản sắc, các tiêu chuẩn,niềm tin và các giá trị cũng mang tính cấu trúc và ảnh hưởng mạnh mẽ lên cáchoạt động chính trị - xã hội Lý thuyết Kiến tạo nhấn mạnh tầm quan trọng củanhững cấu trúc tiêu chuẩn so với cấu trúc vật chất Theo đó, mỗi quốc gia có bảnsắc riêng, giúp định hình các mục tiêu an ninh, chính sách đối ngoại hay pháttriển kinh tế mà quốc gia đó theo đuổi Tuy nhiên, cách thức mà các quốc giahiện thực hóa các mục tiêu này như thế nào lại phụ thuộc vào bản sắc xã hội,hay là cách các quốc gia nhận thức về bản thân mình trong mối quan hệ với các
2 Nguyễn Hoàng Như Thanh: “Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT Mô hình duy lý về hành vi
Trang 15quốc gia khác trong quan hệ quốc tế.
Các quốc gia xác định mục tiêu, chính sách đối ngoại và lợi ích quốc giacủa mình dựa trên cơ sở bản sắc quốc gia Mỗi quốc gia có thể có nhiều bản sắckhác nhau, các bản sắc này có thể mang tính hợp tác hoặc xung đột, và lợi íchcủa quốc gia cũng biến đổi tùy thuộc vào bản sắc mà quốc gia xác định Nóicách khác, các quốc gia xác định lợi ích của mình bằng cách diễn giải bối cảnh
xã hội mà họ tham gia Lợi ích tự phát sinh bên trong mỗi chủ thể qua quá trìnhtương tác, xuất phát từ các đặc tính có được thông qua quá trình học hỏi hay cáctiến trình giao tiếp khác Đồng thời, phản ánh kinh nghiệm và vai trò quyền lựccủa chủ thể quốc gia
1.1.2 Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốctrước năm 2006
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, quan hệ Nhật - Trung rơi vào tìnhtrạng đối đầu do chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh, mặc dù không ít lầngiới lãnh đạo hai nước tìm cách bình thường hoá quan hệ ngoại giao song đềuvấp phải sự cản trở của Mỹ Vì vậy cho đến khi bình thường hoá quan hệ ngoạigiao vào năm 1972, quan hệ giữa hai nước chỉ được duy trì qua kênh mậu dịch.Song, việc Mỹ bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đã tạo điều kiện để hainước bình thường hoá quan hệ, tháng 9-1972, thủ tướng Nhật Bản Tanaka vàThủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã kí vào bản tuyên bố chung đánh dấu sựchấm dứt đối đầu giữa hai nước
Sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa hai nước pháttriển nhanh chóng nhất là trên lĩnh vực kinh tế nhưng do vào thời điểm này Mỹvẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nên quan hệ Nhật - Trungvẫn còn nhiều hạn chế và chỉ từ những năm cuối của thập kỉ 70 khi Mĩ và TrungQuốc chính thức kí hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao thì quan hệ Nhật -
Trung mới phát triển một cách toàn diện hơn Với quan điểm “sự ổn định và phát triển của Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn đối với sự ổn định và phát triển của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương” và “thị trường khổng lồ của Trung
Trang 16Quốc là rất cần cho nền kinh tế dựa vào ngoại thương” của Nhật Bản và quan
điểm “vốn và kĩ thuật của Nhật Bản rất cần đối với phát triển kinh tế” của TrungQuốc chính là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh
mẽ như vậy
Trong lĩnh vực kinh tế hai nước nhanh chóng trở thành những đối tácquan trọng của nhau, Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc
và Trung Quốc cũng đã vươn lên thành bạn hàng lớn thứ hai của Nhật Bản sau
Mỹ Chẳng hạn năm 2001 kim ngạch ngoại thương hai chiều giữa Nhật Bản vàTrung Quốc đạt 88,89 tỉ USD chiếm xấp xỉ khoảng 20% tổng kim ngạch ngoạithương của Trung Quốc Ngoài ra còn một điểm nổi bật trong quan hệ kinh tếgiữa hai nước là việc Nhật Bản tiến hành viện trợ ODA rất lớn cho Trung Quốc.Mặc dù là nước nhận được viện trợ ODA tương đối muộn so với các nước,nhưng cho đến nay Trung Quốc là nước nhận được nhiều viện trợ lớn thứ haicủa Nhật Bản sau Indonesia với điều kiện ưu đãi hơn các nước khác là đượcviện trợ theo từng kế hoạch 5 năm của Trung Quốc, điều này đã góp phần rất lớnvào việc phát triển kinh tế của Trung Quốc
Mặc dù vậy quan hệ Nhật - Trung cũng còn tồn tại nhiều vấn đề đã và sẽcòn tác động vào quan hệ giữa hai nước như vấn đề sách giáo khoa lịch sử, vấn
đề lãnh thổ, vấn đề Đài Loan và gần đây là va chạm kinh tế Cho dù hiện naychính phủ hai nước cố gẵng làm dịu những vấn đề này bằng những nhượng bộlẫn nhau, nhưng trong thời gian tới khi Trung Quốc đã thực sự trở thành mộtcường quốc kinh tế và quân sự thì liệu Trung Quốc còn nhượng bộ nữa hay
không? cho nên không phải ngẫu nhiên mà ở Nhật Bản đã xuất hiện thuyết “sự
đe doạ của Trung Quốc”.
Trang 17dần mạnh lên so với xu thế hòa dịu và hợp tác giữa các nước đó trong thập niên
90 thế kỷ XX Nhiều những nhân tố mới chi phối tình hình thế giới, khu vựcxuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ đối ngoại Nhật Bản – Trung Quốc.Đầu thế kỷ XXI, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã thu đượcnhững thắng lợi vang dội Từ một nước bị kiệt quệ vì những sai lầm trong đườnglối phát triền đất nước và đấu tranh nội bộ, Trung Quốc đã trở thành cường quốckinh tế lớn thứ ba trên thế giới Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong nhữngnhân tố ảnh hưởng và chi phối không nhỏ tới tình hình thế giới Thêm vào đó,Nga cũng bắt đầu phục hưng đã khiến Mỹ và các nước phương Tây lo ngại, sựcạnh tranh Trung - Mỹ, Mỹ - Nga trở nên gay gắt
Do sự tác động của những nhân tố mới, tình hình thế giới những năm đầuthế kỷ XXI có thể được khái quát bởi những đặc điểm sau:
- Cục diện thế giới diễn biến phức tạp
Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đầuthập niên 90 của thế kỷ XX làm cho cục diện thế giới và quan hệ quốc tế thayđổi một cách cơ bản Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, phong tràocộng sản và công nhân quốc tế bị khủng hoảng sâu sắc, toàn diện Cơ cấu địa –chính trị và sự phân bổ quyền lực toàn cầu bị đảo lộn, cán cân so sánh lực lượngtrên thế giới nghiêng về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản
Sau gần nửa thế kỷ tồn tại kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thếgiới hai cực chấm dứt Quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiềuyếu tố bất trắc, khó đoán định, trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịchnhau: Mỹ tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực, trong khi Nga, TrungQuốc và một số nước lớn khác đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực Diễn
biến của tình hình thế giới cho thấy: “Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế”3 Với chuyển biến đó, tính chất
và nội dung giao lưu quốc tế thay đổi nhanh chóng với vị trí ưu tiên hàng đầu
Trang 18thuộc về yếu tố kinh tế Phương thức tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tếthay đổi mạnh, trở nên rất linh hoạt, năng động, vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữacác nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng.
- Cách mạng khoa học – công nghệ có bước tiến nhảy vọt, tác động sâusắc tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và quan hệ quốc tế
Cuộc cách mạng này thúc đẩy lực lượng sản xuất của thế giới phát triểnmạnh mẽ chưa từng thấy Tuy nhiên, những thành tựu khoa học và công nghệhiện đại lại chủ yết thuộc về các nước phát triển Các nước đang phát triển dohạn chế về nhiều mặt nên khó tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệtiên tiến, thậm chí đứng trước nguy cơ trở thành nơi thu nhận những công nghệlậc hậu, gây ô nhiễm môi trường được các nước phát triển chuyển giao.4
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ khiến cho sự phát triển kinh tếngày càng phụ thuộc vào nhân tố tri thức – trí tuệ, tạo ra bước ngoặt hình thànhnền kinh tế tri thức và xã hội thông tin Xu thế phát triển kinh tế tri thức tácđộng mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc tạo ra những thay đổi căn bảnkhông chỉ trong đời sống kinh tế - xã hội, mà cả trong so sánh lực lượng cũngnhư ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế
- Toàn cầu hóa trước hết về kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, vừa cómặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực
Toàn cầu hóa về mặt kinh tế phát triển mạnh mẽ lôi kéo ngày càng nhiềuquốc gia tham gia Trong xu thế đó, tự do kinh tế và cải cách thị trường diễn raphổ biến Các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhaucũng tạo ra hiện tượng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng.Toàn cầu hóa thúc đẩy hợp tác, phân công lao động quốc tế và tăng trưởng kinh
tế, tạo điều kiện phát triển, giao lưu văn hóa và tri thức quốc tế, tăng cường sựhiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc
Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa đang bị một số nước phát triển và các tập
4 Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp, Tập bài giảng Quan hệ quốc tế, Nxb Lý luận Chính trị Quốc gia Hồ
Trang 19đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng
là một quá trình đầy mâu thuẫn giữa lợi ích của các thế lực tư bản, đế quốccường quyền với chủ quyền của các quốc gia dân tộc; mâu thuẫn giữa tăngtrưởng kinh tế với bất công xã hội; giữa áp lực của tư bản cầm quyền xuyênquốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển của các nước; giữa các lực lượnglợi dụng toàn cầu hóa để mở rộng bóc lột kinh tế, áp đặt chính trị với các lựclượng đấu tranh chống toàn cầu hóa phi nhân bản, bảo vệ độc lập dân tộc và tiến
bộ xã hội
- Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra gay gắt với nhữnghình thức, biểu hiện mới
Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song nhiều cuộc chiến tranh cục
bộ, tình tạng xâm phạm chủ quyền, can thiệp lật đổ, xung đột sắc tộc và tôngiáo, chạy đua vũ trang, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên xảy ra ở
nhiều nơi “Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế” 5
Trong bối cảnh đó, lợi dụng sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội, các thế lực đế
quốc ráo riết chống phá phong trào cách mạng thế giới, gia tăng “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa Các thế lực này bằng nhiều thủ
đoạn như bao vây, cấm vận kinh tế, gây bạo loạn, lật đổ hoặc trực tiếp phát độngchiến tranh xâm lược, áp đặt sự lệ thuộc đối với các nước đang phát triển, đẩymạnh chống phá các phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc có những biểu hiện mới với hìnhthức và nội dung đa dạng Cùng với cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”của chủ nghĩa đế quốc ở các nước xã hội chủ nghĩa, tại nhiều quốc gia cũng diễn
ra cuộc đấu tranh chống âm mưu can thiệp, lật đổ thông qua “cách mạng màu sắc” Phong trào đấu tranh chống các chính sách của chủ nghĩa tự do mới, chống
mặt trái của toàn cầu hóa diễn ra sôi nổi, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.Mục tiêu đấu tranh không chỉ là nền độc lập dân tộc, cải thiện đời sống, bảo đảm
Trang 20an sinh xã hội, mà còn vì hòa bình, dân chủ, chống chiến tranh, chống áp bứcdân tộc, bảo vệ môi trường.
- Các nước lớn và quan hệ giữa các nước loén là nhân tố rất quan trọngtác động đến sự phát triển thế giới
Các nước lớn có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của thế giới Sự cạnhtranh quyết liệt giữa các nước lớn, các trung tâm tư bản quốc tế làm thu hẹpđáng kể khoảng cách chênh lệch thực lực kinh tế giữa họ Các nước lớn vừa đấutranh, kiềm chế vừa hợp tác, thỏa hiệp và vì lợi ích của mình nhìn chung đều đốiđầu trực diện với nhau
- Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc mà không một quốcgia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác đa phương.Những vấn đề toàn cầu mang tính cấp bách, đe dọa sự sống và sự pháttriển bền vững của loài người như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sựbùng nổ dân số, những dịch bệnh hiểm nghèo, tội phạm quốc tế, an ninh tàichính, sự bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo, tội phạm quốc tế, an ninh nănglượng, an ninh lương thực,… Nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhiều nămqua đã đưa lại một số hiệu quả trong việc làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, xử
lý nguồn nước và rác thải, chữa trị các bệnh lây nhiễm HIV/AIDS, SARS,…Nhưng tính chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề toàn cầu đòi hỏicác nước phải tích cực phối hợp, hợp tác một cách hiệu quả, thiết thực, cả songphương và đa phương.6
1.2.1.2 Tình hình Trung Quốc
Sự trỗi dậy của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI tạo ra một bướcdịch chuyển to lớn đối với việc phân bổ sức mạnh toàn cầu, trong đó trật tự thếgiới Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nếu Liên Xô chỉ là đối thủ cạnh tranh vềmặt quân sự của Mỹ thì giờ đây, Trung Quốc nổi lên như là một đối thủ đánggờm cả về quân sự lẫn kinh tế, báo hiệu một sự chuyển dịch sâu sắc trong việc
6 Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp (2004), Tập bài giảng Quan hệ quốc tế , Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí
Trang 21phân bổ quyền lực toàn cầu Với việc trung tâm chính trị và kinh tế thế giớichuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, từ châu Âu sang châu Á, thế
kỷ XXI có thể được xem là “Thế kỷ Thái Bình Dương”7 Tầm quan trọng của sựtăng trưởng châu Á trong những năm đầu thế kỷ XXI cũng được thể hiện quaquy mô dân số gấp mười lần Bắc Mỹ và sáu lần so với châu Âu Ở châu Á -Thái Bình Dương, Trung Quốc dần nổi lên trở thành một cường quốc có vị thếkinh tế, chính trị, an ninh quân sự Với sự tăng trưởng tương đối chậm chạp củanền kinh tế Nhật Bản kể từ những năm cuối thế kỷ XX, sự “trỗi dậy” của TrungQuốc đã thu hút sự chú ý của cả thế giới, chủ yếu diễn ra trên các lĩnh vực chủyếu: kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh quân sự, cụ thể:
- Về kinh tế:
Kể từ khi bắt đầu cải cách mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc đã chuyển
từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường và đã đạt đượcnhững thành tựu kinh tế và xã hội nhanh chóng Tính từ thời điểm Chiến tranhlạnh kết thúc, nền kinh tế Trung Quốc, được đo bằng tổng sản phẩm (GDP),tăng từ 424 tỷ USD (năm 1991) lên 10.866 nghìn tỷ USD vào năm 2015, chiếm51% giá trị kinh tế của Đông Á Theo số liệu chính thức từ Ngân hàng thế giới8
và Trading Economics, từ khi cải cách mở cửa (năm 1978) đến nay, GDP củaTrung Quốc tăng từ 149,5 tỷ USD5 (năm 1978) lên 14.200 tỷ USD6 (năm2019), chiếm 11,72% nền kinh tế thế giới và từng bước vượt mặt các quốc giaphát triển Tây Âu là Pháp, Anh, Đức Năm 2010, Trung Quốc chính thức thaythế Nhật Bản để trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về kinh tế, chỉ sau Mỹ.Năm 2011, Trung Quốc trở thành nước sản xuất hàng hoá lớn nhất thế giới vàchiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng hàng hoá của toàn thế giới Với dân số hơn9
1,4 tỷ người, Trung Quốc hiện được xem là một “động lực tăng trưởng” quantrọng của kinh tế châu Á – Thái Bình Dương và thế giới Năm 2007, Trung
Trang 22Quốc vượt Mỹ về sự đóng góp tăng trưởng GDP toàn cầu Vấn đề tăng trưởngkinh tế thế giới hiện nay không chỉ phụ thuộc vào kinh tế của Mỹ, mà còn tuỳthuộc vào kinh tế Trung Quốc.
Bên cạnh đó, theo số liệu tài chính do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốccông bố, tính đến cuối năm 2006, lượng dự trữ ngoại tệ của nước này đã đạt tớigiá trị hơn 1 nghìn tỷ USD và đạt 3.993,2 tỷ USD vào tháng 6/2014, con số cao10
nhất tính đến thời điểm hiện nay (3.101,7 tỷ USD vào tháng 5/2020) Ngoài ra,11
theo các tiêu chuẩn do Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầucông bố vào tháng 4/2015, có hơn 31% giao dịch thương mại với Trung Quốc ởkhu vực châu Á - Thái Bình Dương được thực hiện bằng đồng Nhân dân tệ, tăng7% so với tháng 4/2012 Đồng Nhân dân tệ là đồng tiền lớn thứ năm trên thếgiới hiện nay, chiếm 2,03% tổng thanh toán toàn cầu Bên cạnh sự trỗi dậy về12
kinh tế, vị thế chính trị và các mối quan hệ ngoại giao của Trung Quốc cũngngày càng gia tăng trên trường quốc tế
- Về chính trị - ngoại giao
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chính sách đối ngoại của Trung Quốcđược giới lãnh đạo nước này định hướng theo ba nội dung chủ yếu: thứ nhất,duy trì quan hệ láng giềng tốt đẹp với các nước xung quanh; thứ hai, đa dạnghoá các mối quan hệ quốc tế; thứ ba, giữ vai trò tích cực hơn trong cộng đồngquốc tế Trung Quốc đã thành công trong việc theo đuổi các mục tiêu này trong13
các thập kỷ tiếp theo Vị thế của Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế đangngày càng được củng cố mạnh mẽ thông qua các chỉ số phát triển kinh tế và làmột trong hai ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có tiềm lựckinh tế hàng đầu thế giới Các hoạt động đối ngoại của Trung Quốc như thamgia vào hơn 20 lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tham gia giải10
Ikenberry GJ The Rise of China and the Future of the West: Can the Liberal System Survive? Foreign Affairs, Council on Foreign Relations 2008; 1:23–37.
11
radingEconomics.com China Foreign Exchange Reserves [Online] [cited 2020 February 18] 2019;
12
Ross RS, Tunsjo O Strategic Adjustment and the Rise of
China: Power and Politics in East Asia Ithaca and London Cornell University Press 2017; Available from: https://doi.org/10.7591/9781501712777.
13
Womack B Asymmetry Theory and China’s Concept of Multipolarity Journal of Contemporary China.
Trang 23quyết vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên, Iran và vấn đề xung đột sắc tộc ở một sốnước châu Phi đã giúp quốc gia này có thể tiếp tục con đường tiến lên phíatrước mà không cần gây ra những xung đột, va chạm như các cường quốc mớinổi trước đây từng gặp phải Đặc biệt, Trung Quốc chú trọng phát huy “sứcmạnh mềm”, xây dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm, tích cực tham gia vàoviệc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môitrường, chống chủ nghĩa khủng bố, đói nghèo.14
Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đã tích cực tham gia vào nhiều diễnđàn, tổ chức khu vực và quốc tế như đồng sáng lập Tổ chức Hợp tác ThượngHải – SCO (2001) nhằm thúc đẩy hợp tác với các nước Trung Á, lập ra diễn đànchâu Á Bác Ngao (BFA) thu hút sự tham gia ngày càng nhiều của các quốc gia ởchâu lục này Trung Quốc cũng đã đưa ra khái niệm an ninh mới chủ trương xâydựng một trật tự thế giới đa cực và đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc trong việcgiải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán Về quan hệ với các nước lánggiềng trong khu vực, Trung Quốc có hai mục tiêu chính: Thúc đẩy môi trườngquốc tế trong khu vực có lợi ích cho Trung Quốc, phát triển khả năng quân sự đểbảo vệ lợi ích và lãnh thổ của Trung Quốc Trung Quốc chủ trương thực hiện15
chính sách “mục lân, an lân, phú lân” với phương châm “cùng phát triển, cùngphồn vinh” và “hợp tác cùng thắng” trong lĩnh vực kinh tế Theo đó, các quốc16
gia tham dự đều có thể hưởng lợi từ kết quả hợp tác và điều này đã nhận được
sự phản ứng tích cực từ các nước, kể cả các nước ASEAN
- Về An ninh quân sự
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tiềm lực quân sự của Trung Quốc khôngngừng lớn mạnh, đặc biệt là vũ khí chiến lược, hải quân và không quân Nhờkinh tế liên tục tăng trưởng từ khi cải cách, mở cửa bốn thập kỷ qua, ngân sáchquốc phòng của Trung Quốc cũng tăng lên Theo số liệu của Sách trắng quốcphòng Trung Quốc năm 2006, trong những năm 1990 - 2005, chi phí quốc14
Minh PB Cục diện thế giới đến 2020 Hà Nội Nxb Chính trị Quốc gia 2012;
15
Pumphrey CW The Rise of China in Asia: Security Implications Strategic Studies Institute U.S Army War College 2002
Trang 24phòng của nước này bình quân tăng 15,36% Năm 2006, Trung Quốc chi cho17
an ninh - quốc phòng là 36 tỷ USD, năm 2007 là 45 tỷ USD, năm 2008 là 58 tỷUSD, tăng 61,1% so với năm 2006, lớn nhất châu Á và lớn thứ ba thế giới, sau
Mỹ, Anh Năm 2019, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chi tăng 7,5% sovới năm 2018, cụ thể là khoảng 177,5 tỷ USD Có thể thấy rằng Trung Quốc18
đang rất tích cực trong việc tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với áplực quân sự ngày càng tăng của Mỹ
Ngoài ra, Trung Quốc chú trọng đầu tư trang bị, hiện đại hóa, bổ sungtrang bị mới, tăng cường đáng kể sức mạnh của quân đội Tháng 6/2017, TrungQuốc hạ thuỷ tàu chiến lớn nhất châu Á tại xưởng đóng tàu Giang Nam ởThượng Hải Theo PLA Daily, tờ báo của quân đội Trung Quốc, mẫu tàu khutrục có tên lửa dẫn đường Type 055 mới có lượng choán nước hơn 10.000 tấn,được trang bị vũ khí phòng không, chống tên lửa, chống hạm và chống tàungầm Khu trục hạm Type 055 có kích cỡ tương tự các tàu khu trục 8.000 -10.000 tấn thuộc lớp Arleigh Burke, loại tàu chiến chủ yếu đang được hải quân
Mỹ sử dụng Sự kiện này đã tạo bước chuyển lớn trong quá trình hiện đại hóa19
trang bị hải quân để có thể bành trướng ảnh hưởng của nước này ở Thái BìnhDương Về không quân, vào tháng 12/2016, Trung Quốc đưa vào biên chế máybay chiến đấu tàng hình FC-3 thế hệ thứ 5, chấm dứt độc quyền của phương Tâysản xuất loại máy bay này Tháng 3/2017, Trung Quốc đưa vào sử dụng máy baychiến đấu tàng hình loại mới nhất J-20, tương đương máy bay tàng hình F-35của Mỹ Bên cạnh đó, Trung Quốc liên tục hiện đại hóa tên lửa, tăng cường khảnăng răn đe chiến lược Tháng 2/2017, Trung Quốc đưa vào biên chế tên lửa đạnđạo có độ chính xác cao, có thể đặt trên các bệ phóng di động và tấn công tất cảtàu chiến, tàu ngầm, căn cứ không quân cách biên giới Trung Quốc 2.000 km 20
Bên cạnh đó, Trung Quốc là một trong những nước sở hữu hạt nhân trên thế giới,cùng Mỹ và Nga là một trong ba cường quốc hàng đầu về thám hiểm vũ trụ, tiềm17
Phạm Bình Minh(2012), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trang 25lực quân sự ngày càng vượt trội với chi phí ngân sách tăng cao trong những nămgần đây cũng khiến cộng đồng quốc tế không thể không quan tâm và lo ngại.
Có thể nói, sự trỗi dậy của Trung Quốc kể từ sau Chiến tranh lạnh, đặcbiệt là trong gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sựphát triển thế giới, làm thay đổi sự phân bổ quyền lực toàn cầu Robert D.Kaplan, giáo sư Học viện Hải quân Mỹ, đã nhận định: “Trung Quốc hiện đangthay đổi cán cân quyền lực ở Đông bán cầu Trên đất liền và trên biển, ảnhhưởng của quốc gia này kéo dài từ Trung Á đến Viễn Đông của Nga và từ biểnĐông đến Ấn Độ Dương”.21
1.2.2 Tình hình Nhật Bản
Những năm cuối thế kỷ 20, Nhật Bản đang bước vào những năm hy vọng
sẽ phục hồi nền kinh tế sau khoảng thời gian nền kinh tế trong nước đã bị trì trệ.Người dân Nhật Bản đặt hết niềm tin vào chính phủ Nhật Bản lúc bấy giờ là Thủtướng Keizo Obuchi (1937-2000) Ông là Thủ tướng rất được người dân ủng hộ,ông nổi tiếng trong các quyết sách hiệu quả, nói ít làm nhiều, ông đã đề ra nhiềucải cách nền kinh tế nhưng đã ra đi đột ngột để lại cả quá trình phục hồi nềnkinh tế dang dở Do đó, bước vào những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế tăngtrưởng rất thấp (tăng trưởng dưới 1% trong năm 2000) và không ổn định, điềunày đã cho thấy kinh tế Nhật vẫn chưa được phục hồi và còn đang rất bấp bênh.Trước tình hình không mấy khả quan, chính phủ Nhật Bản từ ông Moshiro Moriđến ông Junichiro Koizumi làm Thủ tướng đã áp dụng các cải cách kinh tế đểkích cầu kinh tế, kích cầu nhu cầu chi tiêu trong nước và cải cách các chỉ số tiêudùng tổng hợp Synthetic Consumption Index) đang có xu hướng suy giảmkhông đều từ các năm 2001 Ngoài ra, trong những năm đầu của thế kỷ XXI,Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn từ công nghiệp đến tài chính Sản lượng cácngành kinh tế đều giảm mạnh, một trong những nguyên nhân là do nhu cầutrong nước giảm và tỷ trọng xuất khẩu giảm, mất cân bằng trong thặng dưthương mại Nền tài chính của Nhật Bản cũng không mấy khả quan, Chính phủ
21 Kaplan RD The Revenge of Geography: What the Map Tells Us about Coming Conflicts and the Battle
Trang 26đã nhận định cần phải cải tổ cơ cấu nền tài chính ngay để vực dậy trở lại sự tăngtrưởng của nền kinh tế Tuy nhiên, dường như các biện pháp cải cách của chínhphủ vẫn chưa mang lại hiệu quả thâm chí nền tài còn đang suy giảm thêm.Trong một thời đại tự do và toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế của mỗinước đều chịu sự tác động của kinh tế thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 vừa qua đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữakinh tế Nhật Bản với nền kinh tế toàn cầu Giai đoạn nền kinh tế của Nhật Bản
hy vọng sẽ được phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề từ giai đoạn của thậpniên mất mát, thời kỳ bong bóng kinh tế bị vỡ trong suốt thập niên 1990 Tăngtrưởng kinh tế trì trệ và không ổn định là “hình thái chung” của nền kinh tế NhậtBản những năm đầu thế kỷ XXI Từ năm 2002 đến năm 2010, GDP của NhậtBản tăng trưởng dưới 3%, cá biệt có là năm 2009 GDP mang giá trị âm -0,3% vàđây là năm Nhật Bản phải chịu tác động nặng nề nhất của cuộc vỡ trận tài chínhbong bóng toàn cầu, vào rơi vào bẫy thanh khoản Hậu quả này buộc chính phủNhật lúc bấy giờ phải sử dụng các biện pháp tài chính để kích thích tăng trưởng
và năm 2010 GDP quay trở lại là 0,59% (TradingEconomics, 2020) Các nguyênnhân chính gây ra cho GDP tăng trưởng thấp Đầu tiên là hệ thống tài chính vớinhiều bất cập, suy yếu: sụt giá chứng khoán, bất động sản, nợ xấu của các công
ty, nền kinh tế bị giảm phát Vì sau giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời kỳmất mát và khủng hoảng kinh tế, hệ thống tài chính của Nhật Bản vẫn chưa hồiphục Chính phủ cố gắng đưa ra các chính sách kích thích tiền tệ và tài khóanhưng đều vô hiệu hóa do người tiêu dùng tiết kiệm, Nhật Bản rơi vào bẫy giảmphát Nguyên nhân nữa do chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ không hiệuquả để chống lại sự khủng hoảng Sau giai đoạn nền kinh tế đã bị tác động xấu
từ nền khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm đầu thế kỷ XXI, trải qua 8 đờithủ tướng trong chính phủ Nhật Bản đã có nhiều biện pháp kinh tế tuy có hữuhiệu nhưng chưa thể đưa nền kinh tế Nhật Bản quay trở lại là đầu tàu trong khuvực và trên thế giới Nền kinh tế Nhật đã chính thức rơi xuống vị trí thứ ba trênthế giới vào tháng 08/2010 Tháng 03 nănm 2011 trận động đất mạnh với cường
độ 9,0 độ Richter đã kéo theo là thảm họa sóng thần cao 13m, đã gây ảnh hưởng
Trang 27không nhỏ lên nền kinh tế Nhật Bản vốn đang cố gắng giải quyết với tàn dư củacuộc suy thoái Chính phủ Nhật Bản đã phải cắt giảm khoảng 20% ODA đểdành tiền tái thiết đất nước Đến năm 2013, dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe(nhiệm kỳ thứ 2, bắt đầu từ tháng 12 năm 2012), nền kinh tế của Nhật Bản hyvọng sẽ được phát triển thông qua các chính sách mang đậm dấu ấn của ông đó
là chính sách kinh tế trọng điểm với chiến lược là “3 mũi tên”, gọi tắt là chínhsách Abenomics Và còn rất nhiều thách thức để cải cách nền kinh tế đangđợi chính sách Abenomics thực thi và mang lại hiệu quả
- Về Chính trị - Ngoại giao
Nhà nước Nhật Bản ngày nay có quá trình hình thành từ khi kết thúcchiến tranh Thế giới thứ hai từ năm 1945 Vào ngày 26/7/1945, Tuyên bốPosdam hay Tuyên bố các điều kiện định rõ cho sự đầu hàng của quân phiệtNhật Bản trong Thế chiến thứ 2 được ba nước Mỹ, Anh và Trung Quốc thôngcáo Tuyên bố này thông báo rằng nếu Nhật Bản không đầu hàng thì “họ có thểphải đối mặt với sự hủy diệt ngay lập tức và toàn bộ” và kết quả là Nhật Bảnphải hứng chịu 02 quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống thành phố Hiroshimavào ngày 6/8/1945 và Nagasaki vào ngày 9/8/1945 Do đó, buộc Nhật HoàngHiroshito đã đọc diễn văn đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945 Đến ngày2/9/1945, các quan chức chính phủ Nhật Bản chính thức ký văn kiện Nhật Bảnđầu hàng, lực lược
Đồng Minh bắt đầu chiếm đóng và tiếp quản Nhật Bản Đánh dấu sự kếtthúc của Thế giới thứ hai và nhà nước Nhật Bản mới được thành lập Cùng với
sự ra đời của đất nước Nhật Bản là sự ra đời của bản Hiếp pháp đầu tiên củanước Nhật Đến những năm đầu thế kỷ XXI, vì nhu cầu thực tế và đứng trướccác thách thức mới, Nhật Bản đã có những động thái để sửa đổi Hiến pháp Nhucầu sửa đổi Hiến pháp mà mục đích là thay đổi Điều 9 này đang rất cần khi Nhậtđang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh mới trên thế giới và trong khuvực, nhất là đến từ Trung Quốc Điều 9 của Hiến pháp sẽ không được thay đổicho đến ngày nay, tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản đã diễn dịch nội dung này theo
Trang 28ý khác vào năm 2014, cởi trói cho một số hoạt động của Lực lượng phòng vệNhật Bản, giúp Nhật Bản thêm đủ bản lĩnh ứng phó với mối đe doa an ninh từTrung Quốc.
Tháng 12/2012, thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ Tự
do Nhật Bản do ông Shinzo Abe đứng đầu đã giúp Đảng này nắm quyền sau banăm chịu sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Nhật Bản Ông Shinzo Abe, người đãtừng giữ chức thủ tướng từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 9 năm 2007, đã giànhlại được quyền lực và quay trở lại nắm quyền lần thứ hai nhờ thuyết phục được
cử tri thông qua chiến thuật tập trung vào chủ nghĩa dân tộc và dâng cao ý thứccủa cử tri trước các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Như vậy, ông Shinzo Abechính thức trở thành Thủ tướng thứ 57 của Nhật Bản và đây là nhiệm kỳ thứ 2của ông trên cương vị Thủ tướng Sau này, vào tháng 11/2019, ông Shinzo Abeđắc cử nhiệm kỳ Thủ tướng lần thứ 3 và trở thành vị Thủ tướng tại vị lâu đờinhất Nhật Bản tính đến thời điểm hiện tại Ngay sau khi quay trở lại cương vịThủ tướng nhiệm kỳ thứ 2, với tinh thần theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xétlại cho đất nước Nhật Bản, ông rất cứng rắn với vấn đề tranh chấp xung quanhquần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku Quan điểm ông Abe thể hiện ở điểm ôngluôn có ý định sẽ cố gắng thay đổi Hiến pháp để chính thức hóa Nhật Bản cóquyền “phải có một quân đội đúng nghĩa” vào giai đoạn ông mới nhận chứcnhiệm kỳ thứ 2 (từ cuối năm 2012) Ông đã thể hiện quan điểm đó thông qua cáchành động cụ thể, như bằng việc ủng hộ chấm dứt lệnh cấm các hoạt độngphòng ngự tập thể của Tokyo, củng cố quan hệ đồng minh quân sự với Hoa Kỳ
và gia tăng ảnh hưởng, khẳng định vị thế của Nhật trong mối quan hệ với Mỹ
Từ những năm đầu của nhiệm kỳ thứ hai này, chính quyền ông Shinzo Abe đãphải đối mặt với hàng loạt vấn đề mang tính toàn cầu do quá trình toàn cầu hóamang lại, Nhật Bản cần phải chuyển dịch “thế mạnh kinh tế” trong các chínhsách đối ngoại sang “thế mạnh chính trị” trên sân khấu chính trị quốc tế này.Nhật Bản cần phải nâng cao vị thế chính trị, phải can dự vào tất cả các vấn đềcủa quốc tế bao gồm các vấn đề an ninh, văn hóa và xã hội, Nhật Bản phải nângcấp trong chính sách ngoại giao của mình, đóng góp vào hòa bình thịnh vượng
Trang 29chung trong khu vực Với tư tưởng chính trị cứng rắn của ông Shinzo Abe vềvấn đề liên quan đến chủ nghĩa dân tộc, ông luôn quyết tâm bảo vệ lợi ích quốcgia vì vậy ông được người dân tin tưởng sẽ đưa ra được các chính sách có thểcải thiện tình hình trong nước, có những sáng kiến đóng góp vào hòa bình thếgiới, nâng cao vị thế chính trị quốc tế của Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới này.
- Về An ninh - Quân sự
Lực lượng quân sự của Nhật Bản chính là Lực lượng phòng vệ của NhậtBản Vì quy định trong Điều 9 của Hiến pháp nên Nhật Bản không thể xây dựngđược lực lượng quân đội chính quy và không thể chủ động trong các hoạt độngphòng vệ Do đó, Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI có những chínhsách quan hệ đối ngoại hoàn toàn chậm rãi, đơn thuần chính sách đối ngoại củaNhật Bản tập trung vào lĩnh vực phát triển kinh tế, thực tế là Nhật Bản là nướclớn về kinh tế Để chính sách đối ngoại có thể phát huy tác dụng đưa Nhật Bảnlên vị thế chính trị cao trong quốc tế tương xứng với kinh tế Nhật Bản cần phảigiành lại những quyền mà hầu hết các quốc gia có, đó là xây dựng được nềnquân sự chủ động, nền quốc phòng độc lập và tự chủ Tuy nhiên, một số độngthái trong việc bình thường hóa hoàn nền quân sự của Nhật Bản đã manh nhaxảy ra trước thời kỳ thứ hai của Thủ tướng Abe Nhật Bản dường như nhận thứcđược cần phải có sự thay đổi tính chất của nền quân sự để tương xứng với vị thếcủa nước Nhật
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, lực lượng gìn giữ hòa bình Nhật Bản
đã được gửi tới những quốc gia như Campuchia, Mozambique, Rwanda, ĐôngTimor Đến năm 2005, Nhật Bản gửi 950 binh lính tới bờ biển Aceh củaIndonesia trong một nhiệm vụ nhân đạo để hỗ trợ những nạn nhân sóng thần
2004 Có thể nói đây là hoạt động quân sự lớn nhất của Nhật Bản ở nước ngoài
kể từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai Hàng loạt các động thái nhằm tăng tínhchủ động hơn cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, “mở đường” cho việc bìnhthường hóa chính sách quân sự của Nhật Bản vốn bị hạn chế bởi Hiến pháp hòabình Do đó, để có thể răn đe những động thái có thể xâm lược Nhật Bản, Lực
Trang 30lượng phòng vệ Nhật Bản hoạt động theo tư tưởng có thể được tóm gọn bằngcâu “Tôi tồn tại, vì thế tôi răn đe” (Choong, Japan’s New Politics, 2013) Tưtưởng răn đe ở đây có thể hiếu là răn đe linh hoạt Đó là Nhật Bản sẽ có nhữngđơn vị phòng vệ linh hoạt cao Nhật Bản có thể đối phó với những tình huốngphức tạp, như là sự xâm chiếm các đảo ngoài khơi xa của Nhật Bản, những vụtấn công tên lửa đạn đạo và tấn công mạng Chính sách mới này tạo nên một sựdịch chuyển từ việc răn đe bằng hình thức thụ động chống tấn công sang răn đebằng hình thức sẽ có những hành động đáp trả, đe dọa và trừng phạt theo
phương châm hoạt động là “Tôi có thể gây ra thiệt hại tối đa lên các kẻ thù tiềm tàng, vì thế tôi răn đe” (Choong, 2013).
Đứng trược sự trỗi dậy của nền quốc phòng Trung Quốc, Nhật Bản luôn
có các phương án theo dõi khả năng quân sự của Trung Quốc với một thái độcòn cảnh giác, đặc biệt vấn đề liên quan tới cuộc tranh chấp của hai nước đối vớinhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư Ngoài ra, Tokyo cũng theo dõi các động thái cácquốc gia liên quan đến tranh chấp quyền kiểm soát nhóm đảo Dokdo/Takeshimavới Seoul và quần đảo Kurile/Chishima với Moscow Các động thái quân sự nàycàng làm mối căng thẳng thêm phức tạp, càng làm dấy lên mối lo ngại trong khuvực về một cuộc chạy đua vũ trang đang từ từ diễn ra trên khắp Châu Á – TháiBình Dương Chính sách quân sự mới này dưới thời của Ông Shinzo Abe đòihỏi phải có phản ứng và đối phó trước những thách thức an ninh truyền thống vàphi truyền thống đặc biệt là Trung Quốc trong nhiệm kỳ này, đảm bảo an ninhcho quốc gia
1.2.3 Vài nét về thủ tưởng Shinzo Abe
Ông Shinzo Abe sinh ngày 21/9/1954, trong một gia đình danh tiếng, có vịthế chính trị lớn khi ông ngoại và bác đều là thủ tướng Năm 1977, ông tốt nghiệpkhoa luật tại trường Đại học Seikei ở Tokyo, Nhật Bản Năm 1978, ông Abe hoànthành chương trình học chuyên ngành chính trị tại ĐH Nam California, Mỹ.Sau một thời gian ngắn làm việc ở Công ty Thép Kobe, ông Abe trở thànhtrợ lý cho cha mình là Ngoại trưởng Nhật Bản Shintaro Abe vào năm 1982 Kể
Trang 31từ đây, sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu phát triển.
Đến năm 1986, ông được chỉ định là Thư ký riêng cho Chủ tịch đảng Dân chủ
Tự do (LDP) Sau đó, ông Abe trúng cử nghị sĩ Quốc hội (Hạ viện) năm 1993 vàđược bầu làm Ủy viên thường trực trong Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Nhật Bản.Năm 1999, ông Abe là Giám đốc phụ trách các vấn đề xã hội của LDP vàđến năm 2000, giữ chức Phó Chánh Văn phòng Nội các trong Chính phủ củaThủ tướng Mori
Năm 2001 – 2005, ông Abe tiếp tục giữ chức Phó Chánh Văn phòng Nội cáctrong Chính phủ của Thủ tướng Koizumi Ngày 31/10/2005, ông chính thức đượcphê chuẩn làm Chánh Văn phòng Nội các trong Chính phủ của Thủ tướngKoizumi
Năm 2006, Shinzo Abe trở thành Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do và trởthành Thủ tướng Nhật Ông Abe từng giữ cương vị trên trong nhiệm kỳ năm
2006 - 2007 Ông từ chức sau một năm cầm quyền vì lý do sức khỏe ÔngShinzo Abe tái đắc cử lần 2 vào năm 2012 và trở thành Thủ tướng Nhật Bản.Ông Abe là thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản
8 năm làm Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã để lại nhiều dấu ấnđiều hành với cả những thành công lẫn điều còn dang dở Ông Shinzo Abe(Đảng Dân chủ Tự do) là người đảm nhiệm chức vụ thủ tướng lâu nhất tronglịch sử Nhật Bản: Nhiệm kỳ I từ tháng 9/2006 đến 9/2007, nhiệm kỳ II từ12/2012 đến 12/2014, nhiệm kỳ III từ 12/2014 đến 11/2017 và bắt đầu nhiệm kỳ
Trang 32Theo đánh giá của các chuyên gia, Abenomics đã mở ra lối thoát để nềnkinh tế Nhật Bản bước ra khỏi tình trạng đình trệ và giảm phát trầm trọng kéodài trước đó Và dù kể từ cuối năm 2018 đến nay, đà tăng trưởng của nền kinh tếthứ ba thế giới có dấu hiệu chững lại, song vẫn không thể phủ nhận những thànhtựu khởi nguồn từ chính sách này.
Ngoài ra, cựu Thủ tướng Abe đó là ông từng đoạt giải thưởng Người ănmặc lịch sự nhất lần thứ 31 do Hiệp hội Thời trang nam Nhật Bản trao vào năm
2002 Điều này đã khiến giới truyền thông Nhật Bản từng đùa rằng: “Chỉ cần Shinzo Abe giơ tay tuyên bố ra tranh cử là tức khắc đắc cử!”.
Trang 33Những đánh giá, khái quát trên là cơ sở, tiền đề để tác giả làm rõ nộidung, quá trình triển khai và kết quả chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối vớiTrung Quốc dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe trong Chương 2 và đánh giá tácđộng chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc dưới thời Thủtướng Shinzo Abe trong Chương 3.
Trang 34Chương 2: NỘI DUNG, QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC
DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE
2.1 Nội dung chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc dưới thời thủ tướng Shinzo Abe
2.1.1 Mục tiêu của chính sách đối ngoại
2.1.1.1 Vì lợi ích kinh tế
Những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù quan hệ giữa hai nước Nhật Bản –Trung Quốc vẫn đang tồn tại nhiều mâu thuẫn và có lúc rất quyết liệt trên nhiềulĩnh vực đặc biệt là chính trị, tuy nhiên quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản – TrungQuốc lại không ngừng phát triển Theo số liệu thống kê của Nhật Bản được công
bố trong Sách Xanh ngoại giao năm 2013: Trong năm 2002, tổng kim ngạchbuôn bán giữa hai nước đạt 12,7 nghìn tỷ yên (tương đương 101,6 tỷ USD), tăng15% so với năm 2001 , Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương22
mại lớn nhất của Nhật Bản từ năm 2002; đến năm 2018, Sác Xanh ngoại giaonăm 2018 công bố kim ngạch này đạt 317,5 tỷ USD , tăng 6,9% so với năm23
2017 và tăng 250% so với năm 2002
Mối quan hệ phát triển nhanh chóng về kinh tế giữa hai nước Nhật Bản –Trung Quốc những năm qua đã buộc giới quan chức của 2 quốc gia này phải nhìnnhận lại chính sách đối ngoại lĩnh vực chính trị của đất nước mình Trước đó, Nhật
bản với quan điểm “kinh tế nước láng giềng lớn mạnh sẽ mang lại điều có lợi chứ không phải điều bất lợi” xuất hiện từ năm 2002, đến thời thủ tướng Shinzo Abe
cho đến nay là chính sách ngoại giao kinh tế Abenomics, chính sách này đượcNhật Bản coi là “mũi tên thứ 3” của chính sách kinh tế trong “3 trụ cột” do ngoạitrưởng Nhật Bản đương thời đưa ra Chính sách này điều chỉnh mối quan hệ kinh
tế giữa Nhật Bản và các nước láng giềng trong đó có ASEAN và Trung Quốc.Đối với Trung Quốc, chính sách ngoại giao về kinh tế đã xem trọng quan22
Ministry of Foreign Affairs, 2013