MỞ ĐẦUHồ Chủ tịch từng nói:“ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"Đáng buồn thay, người Việt lại đang chối từ quá khứ của chính dân tộc minh, thấy nhàm chán khi ti
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUÔC TẾ
PHẠM NHẬT HOÀNG
BÁO CÁO THỰC TẾ MÔN
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
LỚP HÀNH CHÍNH : THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI K41
MSV: 2156100023
Hà Nội, tháng 9 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC.
1 MỞ ĐẦU 1
2 NỘI DUNG 3
2.1 Nhật ký hành trình ( 3 ngày 2 đêm ) 3
2.2 Các địa điểm trong chuyến đi thực tế 5
2.2.1 Ngã ba Đồng Lộc 5
2.2.2 Quê nội – Quê ngoại Bác Hồ 10
2.2.3 Khu di tích quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du 13
2.2.4 Đền Bà Triệu 16
2.2.5 Di tích Cố đô Hoa Lư 19
3 KẾT LUẬN 21
Trang 3“ác mộng, thuốc ra ngủ" trong mỗi tiết học Bằng chứng rõ ràng nhất là việc trong vàinăm liên tiếp, số lượng thí sinh đăng kí thi tốt nghiệp THPT chọn môn Lịch Sử chỉ có thểđếm trên đầu ngón tay Đó thực sự là bài toán nan giải cho ngành Giáo dục khi phải lựachọn phương pháp giảng dạy – học tập sao cho kích thích được tinh thần của người học,khơi dậy trong người học sự thích thú, sáng tạo Để giải quyết câu hỏi lớn đó, một sốtrường Đại học, Cao đẳng thuộc khối trường khoa học xã hội nhân văn đã lựa chọn hìnhthức học tập rất mới nhưng không hề xa lạ, khó vận dụng: Đi học thực tế môn lịch sử.Nghe có vẻ mơ hồ khi nhiều người không hiểu học thực tế môn lịch sử thì học cái gì, họcnhư thế nào và kết quả có khả thi không.
Thực tế, đây là một hình thức thực hành môn lịch sử được áp dụng phổ biến ở cáctrường Đại học, Cao đẳng Với hình thức học này, sinh viên được tự lựa chọn cho mìnhcác địa danh lịch sử phù hợp, tự tổ chức và đăng kí, liên hệ với công ty du lịch để xâydựng tour của mình Đây là một buổi học nhưng lại do sinh xây thiết kế, xuất phát từnhững điều sinh viên muốn, sinh viên thích
Một trong số các trường đã thực hiện tốt hình thức này đó là Học viện Báo chí vàTuyên truyền, đặc biệt là khoa Quan hệ quốc tế Với một trong các nhiệm vụ đào tạo chosinh viên sau khi tốt nghiệp là sinh viên có kiến thức vững vàng về đường lối, chính sáchđối ngoại của Việt Nam và các nước trên thế giới, ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao,môn học Lịch sử ngoại giao thực sự cần thiết trong quá trình học tập của sinh viên.Tuy nhiên với đặc thù của một môn lịch sử nên môn học này không thể tránh khỏitình trạng chung Ban lãnh đạo khoa là đề xuất hình thức đi học thực tế và được sinh viên
Trang 4hưởng ứng một cách tích cực Những ngày giữa 09 /2022 vừa qua, thầy và trò khoa Quan
hệ Quốc tế đã thực hiện thành công chuyển đi tìm hiểu lịch sử tới 4 tỉnh Ninh Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
Để giúp sinh viên thêm hiểu biết sâu sắc về nội dung môn học, thầy cô trong khoa
đã cùng sinh viên lựa chọn những địa điểm lịch sử nổi tiếng, mang ý nghĩa lớn đối vớidân tộc: Khu di tích Kim Liên, Khu tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du, Ngã ba ĐồngLộc, Cố đô Hoa Lư Đến một địa danh trên, với lời thuyết minh truyền cảm, được nghenhững câu chuyện lịch sử, cũng như được trực tiếp chứng kiến những đồ vật, tài liệu lịch
sử, chuyến đi đã phần nào đem lại sự hứng thú cho sinh viên Thật khó để có thể thấy sựxúc động của học trò khi lắng nghe những câu chuyện xưa từ thầy cô, nhưng trong lần tớiNgã ba Đồng Lộc, tại phòng trưng bày truyền thống, khi được nghe câu chuyện về 10 côgái thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng lúc làm nhiệm vụ, đã có những giọt nướcmắt, tiếng nấc nghẹn ngào trong khán phòng
Không chỉ dừng lại là một buổi học, đây là dịp thầy trò được gắn kết bởi nhữngbuổi giao lưu trong suốt chặng đường đi, là cơ hội cho mọi người được tới những vùngđất thân thương trải dọc dải đất hình chữ S Một chuyến đi ngắn nhưng có thật nhiều ýnghĩa to lớn đối với thầy và trò Bài báo cáo thực tế sẽ giới thiệu về các địa danh mà đoàn
đã đi tới trong chuyển hành hương cùng với đó là những hình ảnh trong suốt chuyến đi 3ngày 2 đêm
Trang 52 NỘI DUNG
2.1 Nhật ký hành trình ( 3 ngày 2 đêm )
Tập thể Quan hệ quốc tế và Thông tin Đối ngoại K41 chụp ảnh kỉ niệm trong
chuyến đi thực tế của mình
Trang 6Thời gian Địa điểm
Xuất phát từ 36 Xuân Thủy, Hà Nội
Ăn tối tại Cầu Giấy Nhận phòng vànghỉ ngởi khách sạn Thái An
Ngày 17/9
Sáng
Ngã ba Đồng Lộc, khu di tích quốcgia đặc biệt của Đại thi hào Nguyễn
Du Nghỉ trưa tại khách sạn MườngThanh
Chiều Về Nghệ An thăm quan Làng Sen.Tối Gala Dinner ở khách sạn Cửa Lò
Ngày 18/9
Chiều Cố đô Hoa lư 15h xuất phát từ Ninh
Bình về Hà Nội
Trang 72.2 Các địa điểm trong chuyến đi thực tế.
2.2.1 Ngã ba Đồng Lộc
Địa điểm thứ ba chúng tôi ghé thăm cũng là địa điểm để lại nhiều ấn tượng nháttrong lòng tập thể sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế khóa 40 41 chính là khu di tích Ngã BaĐồng Lộc Mặc dù thời tiết không chiều lòng người, mưa rất to và việc di chuyển khá khókhăn nhưng chúng tôi vẫn có cơ hội được chứng kiến mảnh đất đã từng bị bom đạn giàyxéo ngày nào cũng như phải nén đọng lại cảm xúc trước những nấm mồ xanh của những
nữ thanh niên xung phong thời kỳ chống Mỹ cứu nước
Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên conđường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm củaquốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc Đây
là một trong những điểm giao thông quan trọng trong chiến tranh, cho nên quân đội Hoa
Kỳ đã tập trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của người dân miềnBắc cho chiến trường miền Nam
Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm,phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá Tiểu đội 4, Đại đội 552 (được chốt chặnđoạn từ Cầu Tối trở vào Truông Kén khoảng 2 km, đặc biệt là 300 mét từ Cầu Tối đếnTrường Thành) gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24 Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, nhưmọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng
Trang 8Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom Tất cả đãchết khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình.
Tượng đài thanh niên xung phong
Trang 9“Hố bom” chùng tích chiến tranh
Về Ngã ba Đồng Lộc vào những ngày tháng 9, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi làmàu xanh bạt ngàn trên đổi thông Trong khung cảnh ấy, khó có thể hình dung được 45năm trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc Mỹ thảxuống, nhằm ngăn chặn sự chỉ viện cho miền Nam Thật không thể tin được chính trênmảnh đất này, trung bình mỗi mét vuông đất ở Ngã ba Đồng Lộc phải gánh chịu tới 3 quảbom tấn Chỉ tính từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống nơi này48.600 quả bom các loại Không thể tin được nhưng đó là sự thật mà Ngã Ba Đồng Lộcphải hứng chịu Khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giaothông không bao giờ tắt”, nhiều đêm các anh, các chị thanh niên xung phong phải mặc áotrắng làm hàng rào, cọc tiêu dẫn lối cho xe qua an toàn Mưa bom, bão đạn không làmkhuất phục ý chí anh hùng của lực lượng thanh niên xung phong
Trang 10Nơi 10 cô gái thanh niên xung phong đã chiến đấu nay đã trở thành khu du tíchlịch sử, với nhiều công trình kiến trúc đặc biệt được xây dựng như: Khu mộ 10 nữ thanhniên xung phong, Nhà bia tưởng niệm thanh niên xung phong toàn quốc, Sa bàn chiếnđấu, Nhà bảo tàng, Tháp chuông Đồng Lộc Phần mộ của 10 cô gái thanh niên xungphong nằm ở lưng chừng đồi, cây cối đâm chồi, nảy lộc, làm mát những trái tim củanhững chàng trai, cô gái thanh niên xung phong đang nằm lại Ngã ba Đồng Lộc gửi lạicác chị những chiếc gương soi, lược ngà và những chùm bồ kết mà ngày nào các chị vẫndùng
Trang 11Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ Than niên Xung phong toàn quốc
Mộ 10 cô gái thanh niên xung phongCác chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để dệt nên gấm vóc Việt Nam, giànhlại độc lập tự do cho dân tộc, là những bông hoa đẹp nhất trong các Loài hoa Tổ quốc sẽmãi gọi các chị là những Đóa hoa bất tử
Trang 122.2.2 Quê nội – Quê ngoại Bác Hồ.
Căn nhà của BácĐịa điểm tiếp theo chúng tôi ghé thăm chính là cụm di tích Kim Liên, hay đó chính
là quê Nội, quê Ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, được biết tới là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh Quê nội Người ở làng Kim Liên, còn quê ngoại ở làng Hoàng Trù, hay còn được biết đến với tên gọi làng Chùa, nằm cách làng Kim Liên không xa Cụm di tích Hoàng Trù gồm nhà thờ dòng họ Hoàng Xuân, nhà của
cụ Hoàng Đường và gian nhà tranh nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời.Cụm di tích Hoàng Trù nằm trên diện tích 3.500m2 là nhà của cụ Hoàng Xuân
Trang 13mình Làng Hoàng Trù còn được biết tới là cái nói của văn hóa xứ Nghệ, bởi vậy mà lời
ru, câu hát quê hương đã theo Nguyễn Sinh Cung từ thuở lọt lòng cho tới trước lúc đi xa:
"À ơi, con ơi mẹ dặn câu nàyChăm lo đèn sách cho tày áo cơmLàm người đói sạch rách thơmCông danh phải nhẹ, nước non phải đền"
Một số hình ảnh trong ngôi nhà của Bác
Cả một đời bôn ba lo việc nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân tới nhiều quốc gia, nhiều miền quê trên khắp đất nước Việt Nam này, thế nhưng Người chỉ có điều kiện trở về quê ngoại được một lần duy nhất Đó là vào ngày 09/12/1961, lần đầu tiên và cũng
là lần cuối cùng Hồ Chí Minh về lại làng Hoàng Trù sau nhiều năm xa cách Mọi kỷ vật trong ngôi nhà vẫn còn đó Ấn thư nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường dạy các con học, chiếckhung cửi - nơi người mẹ tảo tần cả đời vì chồng vì con Hoàng Thị Loan vẫn ngồi dệt vải,phản gỗ nơi các nhà nho yêu nước thường đến bàn chuyện thời cuộc nước nhà với cụ Nguyễn Sinh Sắc tất cả còn nguyên vẹn với thời gian Đặc biệt là chiếc rương gỗ vẫn ở nguyên vị trí mà trước đây cậu bé Nguyễn Sinh Cung chập chững, vịn tay vào mép rương bước ra chỗ cha đọc sách
Trang 14Hiện tại, khu di tích Kim Liên đã và đang vươn lên thành một trung tâm du lịch,tham quan, giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa thu hút đông du khách Khu di tích đãthật sự là điểm hội tụ tình cảm của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế Con số hàng triệulượt khách tham quan hằng năm cho thấy sự ngưỡng mộ lãnh tụ Hồ Chí Minh kinh yêu và
đó cũng là sự cố gắng của cán bộ, công nhân viên khu di tích trong việc bảo vệ và pháthuy những di sản vô giá về quê hương, gia đình
Sinh viên lớp Thông tin Đối ngoại K41 chụp tại căn nhà của Bác
Trang 152.2.3 Khu di tích quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du
Tiếp đến, chúng tôi ghé thăm khu lưu niệm Nguyễn Du thuộc xã Tiên Điền, NghiXuân, Hà Tĩnh Khu lưu niệm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 50km và cách Vinh ( NghệAn) khoảng 8km Đến nơi đây sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế đã có dịp tìm hiểu thêm
về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du
Trang 16Tượng Nguyễn Du
Trang 17Lớn lên trong một gia đình gia giáo, ngay từ nhỏ, Nguyễn Du đã được tiếp thu với tinh hoa văn hóa của cả ba vùng Xứ Nghệ – Thăng Long - Kinh Bắc Bởi vậy mà khi lớn lên ông trở thành một người học rộng, tài cao Tinh thông các môn thi họa, thậm chí cả Phật giáo Ông đã để lại cho đời một tác phẩm có tên “Truyện Kiều”, một tác phẩm đồ sộ
vào kho tàng văn học Việt Nam Vốn dĩ chỉ được học qua sách vở văn thơ, nay chúng tôi đã có cơ hội được nhìn những kỉ vật của đại thi hào một cách chân thực như nghiên bút Nguyễn Du thường dùng,hay những áng thơ văn chữ Nôm chữ Hán nay đã vụn vỡ nhiều mảnh qua bao năm tháng thăng trầm của thời gian
Một số hình ảnh tại khu tưởng niệm Nguyễn Du
Trang 182.2.4 Đền Bà Triệu.
Đền Bà Triệu là nơi thờ tự vị nữ anh hùng dân tộc Việt tên là Triệu Thị Trinh,người đã có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô Trung Quốc) vào giữa thế kỷ thứ 3SCN Đền nằm trên núi Gai, ngay sát quốc lộ 1A, đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã TriệuLộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía bắc vàcách Hà Nội 137 km về phía nam
Trang 19Khu di tích Bà Triệu không chỉ là chốn linh thiêng với các quần thể kiến trúc cógiá trị về lịch sử văn hóa mà còn là nơi có phong cảnh đẹp để du khách tưởng niệm vàthăm quan vãn cảnh Bên cạnh những vẻ đẹp giản dị cổ kính ngôi đền còn có những nétkiến trúc độc đáo Đến với đền Bà Triệu chúng tôi còn được biết nơi đây còn là nơi lưugiữ nhiều hiện vật quý hiếm và một kho tàng các sự tích, huyền thoại, câu đối, ca dao,thơ Nhiều cổ vật được lưu giữ từ những thời đại.
Không chỉ riêng dịp đầu xuân năm mới, những Ngày lễ khách thập phương ở khắpnơi lại tụ tập về đền Bà Triệu để lễ bái mà ngay cả những ngày bình thường vẫn có rấtnhiều du khách đến để đi lễ chùa bà như một nét văn hóa tâm linh
Trang 212.2.5 Di tích Cố đô Hoa Lư.
Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng thời là một trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận
Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968 Ngày nay dấu tích của Cố Đô Hoa Lư thuộc
xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100km về phía Nam Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi ( 42 năm ) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của
cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thông nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội
Trang 22Đền thờ vua Đinh Tiên HoàngĐền Vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành được xây dựng từ thời nhà Lý
và xây dựng lại từ thời Hậu Lê theo kiểu nội công ngoại quốc và mô phỏng kiến trúc kinh
đô xưa là 2 di tích quan trọng của khu di tích Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế
kỷ 17 và là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc chữ
Trang 23Núi Mã Yên
Trang 243 KẾT LUẬN Kiến thức lịch sử rút ra sau chuyến đi
Chuyên đi thực tế kéo dài 3 ngày 2 đêm đã để lại nhiều kỉ niệm đẹp và kiến thức
vô cùng hữu ích cho sinh viên khóa 35 khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyêntruyền Chúng tôi đã được trực tiếp tới thăm, chứng kiến và học thêm nhiều kiến thức về lịch sử dân tộc, lịch sử cha ông mà trước đây chỉ có thể học gián tiếp qua sách vở Đó đều
là những địa danh là nơi dân ta xây dựng và tôn tạo để tưởng nhớ công ơn những vị anh hùng, người con ưu tú đã có công lao với dân tộc Mỗi nơi chúng tôi đến đều có những vẻđẹp riêng, có nơi đơn sơ mộc mạc với lũy tre làng, mái nhà tranh, luống rau lang xanh mượt, có nơi cổ kính, thiêng liêng với núi đồi, thành vách
Chúng tôi được mắt thấy tai nghe những địa danh đã đi vào huyền thoại, những câuchuyện oai hùng về những vị anh hùng hào kiệt Mỗi nơi chúng tôi được ghé thăm giúp chúng tôi thêm hiểu vì sao đất nước ta lại có truyền thống vẻ vang suốt mấy nghìn năm lịch sử đến vậy Mỗi câu chuyện chúng tôi được nghe giúp chúng tôi hiểu vì sao lòng yêu nước của dân tộc lại sục sôi trong mỗi trái tim người Việt, vì sao khi Tổ quốc lâm nguy, aicũng sẵn sàng hi sinh vì nghiệp lớn Mỗi làng quê, mỗi tỉnh thành đều có những đặc trưngriêng, nét riêng mà mỗi du khách đến đây không thể nào quên Từng đặc trưng ấy là chất xúc tác để tạo nên những con người vĩ đại, chiến công hiển hách, để lại tiếng thơm muôn đời sau
Bên cạnh đó, những địa danh là một trong những phương pháp có thể sử dụng trở thành yếu tố nhằm tăng cường sự ngoại giao giữa các nước Sở hữu cho mình một lịch sử
Trang 25người anh hùng, của những người lính, những người thanh niên xung phong đã ngã xuống
để bảo vệ bầu trời xanh hòa bình cho Tổ Quốc