NGUYEN THÁI HÀ
CÔNG CHUNG HOP DONG, GIAO DICH VE TÀI SAN CUA CON CHUA THÀNH NIÊN
HÀ NOI —- NAM 2017
Trang 2NGUYEN THÁI HÀ
CÔNG CHUNG HOP DONG, GIAO DỊCH VE TÀI SAN CUA CON CHUA THANH NIEN
Chuyén nganh: Luat dan su va tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Hằng
HÀ NỘI —- NAM 2017
Trang 3Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác gia luận van
Nguyễn Thái Hà
Trang 5LOT MỞ ĐẦU - - 5-2 SESE2E12E1211212171711121121121121111111111111 111111111 Hee | CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE CƠ BẢN VE CONG CHUNG HỢP DONG,
GIAO DICH VE TAI SAN CUA CON CHƯA THÀNH NIÊN 9
1.1.Khai niệm, đặc điểm của công chứng hop đồng, giao dich về tai sản của con Girữa thành THIÊN m.snsueesenesebetbidos aa rsa SSO A sR ANA A AA A A OA SH 880/8 9 1.1.1.Khái niệm công chứng hợp đồng, giao dịch về tai sản của con chưa thành THỂN, ——— nmmssơnunsatttrungifiztnEEENEGEDSIESLEOHGESEMASGSDS0%.EUOEEĐMENSEINENASMENESNUĐUNGVRGHINGEUBUUSUSGGSED4NBSESAUNHDS 9 1.1.2.Dac điểm của công chứng hợp đồng, giao dich về tài sản của con chưa thành HIẾN Q0 1 cv kẻ 15050 Pa, 1.2.1 Ý nghĩa trong hoạt động quản lý nhà nước 2- 2 s2 s+s+xe+xzzxzxd 23 1.2.2 Ý nghĩa đối với các bên tham gia giao dịch -¿- - 2+ z+s+c++xerxzxzxee 23 1.2.3 Ý nghĩa về xã hội -2- 2 SE SEx9 2E 12111181121111111111111111111 111 xe 24 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc công chứng Hợp dong, giao dịch về tài sản của ửn, thia Thành THỂTseninsnaniunnuiin-sia nha TRE 20D 30h gia Hà SEAR AES A RSA TO 24 1.3.1 Quy định của pháp luật liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch của GHI ENR, ELEN THIẾT cero ramamersecons.s, a ers tS ASE el STE 3006300001001 24 1.3.2 Trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của công chứng viên - 25
1.3.3 Trình độ hiểu biết pháp luật của người yêu cầu công chứng - 28
1.3.4 Chính sách kinh tế, xã hội và tập quán của địa phương - 29
1.3.5 Sự phối hợp của các cá nhân, tổ chức và co quan hữu quan - 30 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VE CONG CHUNG HOP DONG, GIAO DICH VE TAI SAN CUA CON CHUA THÀNH NIÊN ST E1 11111211111 11111111111111111111111 1111111111111 1xx gry 32 2.1 Chủ thê và phương thức tham gia giao dịch dân sự của con chưa thành niên 32
Trang 62 Trong trường hợp cha, me không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải00/98 NĐE0i0.c.1902i)1 022 “41 39
2.1.4.Y chí tự nguyện tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch - 46 2.2 Đối tượng của hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên 48 2.3.Mục đích, nội dung của Hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành
TECH, -——— nunsninsdirikthsrh ann tan wt ct LACES A 838400385 A AN ASV AG A 52
2.4.Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dich về tài sản của con chưa thành niên 54 CHUONG 3 THỰC TIEN CONG CHUNG HOP DONG, GIAO DỊCH VE TAI SAN CUA CON CHUA THÀNH NIÊN - VUONG MAC VA KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN PHÁP LUẬTT - 2 2 2+eEE+E££E+EE+EeEEzErEerervees 57 3.1 Thực tiễn xác định chủ thé và phương thức tham gia giao dich dân sự của con
Chura thanh ni6n 0T 583.1.1 Xác định giám hộ cho con chưa thành nién eee eeeeceeeseeeeteeeeeenees 583.1.2 Việc định đoạt tai san có giá tri lớn cua người được giám hộ phải được sự
đồng ý của người giám sát việc giám hộ 2-2-2 SSx‡E+EEEEEEEEEEEEEerkrrervee 60
3.1.2.1 Thur trang 0 ni: 60
3.1.3 Hình thức thê hiện sự đồng ý của người đại điện theo pháp luật, người giám sát việc giám hộ trong một số trường hợp - - 2 2+x+E++E££k+E+EeEzxerxererxee 61 3.2 Thực tiễn xác định mục đích, nội dung công chứng hop dong, giao dich 62 liên quan đến tài sản của con chưa thành niên - ¿2-2 2 s2 2+E+£++£z£x+zzzxez 62
3.2.1 Xác định “lợi ích của con chưa thành niên”” + ‡‡‡‡‡ccce+esz 623.2.2 Xác định nội dung của việc tang cho tai sản cua con chưa thành nién 67
3.3 Thực tiễn việc trực tiếp tham gia giao dịch dân sự của con chưa thành niên 68 KẾT LUẬN 2-5-5521 E1 EEE121112111111211111111 1111111111111 1111 1e xe 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7những loại hợp đồng, giao dịch mà luật quy định phải được công chứng, chứng thực thì việc công chứng hợp đồng, giao dịch có thể được thực hiện theo yêu cầu của các bên giao kết Xuất phát từ giá trị chứng cứ của văn bản công chứng, các tình tiết, sự kiện tại văn bản công chứng không cần phải chứng minh nên công chứng viên ngoài việc đảm bảo hợp đồng, giao dịch đúng quy định pháp luật về
hình thức, còn phải đảm bảo nội dung văn bản không trái quy định của pháp luật.
Đây là cơ sở phòng ngừa và hạn chế tranh chấp, rủi ro cho các bên tham gia giao
dịch dân sự.
Trong thực tiễn hiện nay, ngày càng có nhiều yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản con chưa thành niên và công chứng viên gặp không ít khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết yêu cầu công chứng Quyền sở hữu tài sản của cá nhân được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ, cùng với đó, cá nhân có quyền định đoạt đối với tài sản của
mình Việc định đoạt tài sản của con chưa thành niên trong các giao dịch dân sự
nói chung và các hợp đồng, giao dịch xác lập thông qua hình thức công chứng nói riêng đặt ra những van đề pháp ly co ban nào khi xử lý các yêu cầu công chứng này? Đây là câu hỏi mà công chứng viên cần giải quyết trong thực tiễn công chứng Khác với người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người chưa
thành niên khi tham gia giao dịch dân sự pháp luật quy định phải có năng lực hành
vi dân sự phù hợp và có một số hạn chế hoặc điều kiện ràng buộc Trên phương diện lý luận, nghiên cứu những đặc thù của công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản của con chưa thành nhiên có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh BLDS năm 2015 có nhiều sửa đổi cơ bản so với BLDS năm 2005 về vấn đề này, cũng như những điểm mới của Luật HN & GD năm 2014 so với Luật HN & GD năm 2000 Trên phương diện thực tiễn nghề nghiệp, Công chứng viên phải có sự
hiệu biệt vê các quy định pháp luật có liên quan đên con chưa thành niên và việc
Trang 8Xuất phát từ thực tế và giá trị của văn bản công chứng như đã nêu ở trên, đề tài tiếp cận nội dung nghiên cứu tổng quan các quy định của BLDS năm 2015 và Luật HN&GD năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan điều chỉnh về hoạt động “Công chứng hợp đông, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên ” nhằm giúp cho hoạt động công chứng các hợp đồng, giao dịch có chủ thể là con chưa thành niên được thực hiện hiệu quả và đúng quy định của pháp
2 Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu các công trình khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả nhận thấy đã có một số công trình, tài liệu nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp như:
- Hoang Thị Vân Anh (2014), Quyển và nghĩa vu của người chưa thành niên
trong việc thực hiện các giao dịch dân sự, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại họcLuật Hà Nội: Nội dung nghiên cứu tác giả đã phân tích, bình luận các quy định
liên quan đến giao dịch dân sự do người chưa thành niên thực hiện và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên trong một số giao dịch dân sự điển hình (vi du: trong hợp đông mua bán tài sản, hop đông bảo hiểm, hop dong lao động) Tại kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã đề xuất, khuyên nghị về các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên trong các giao dịch dân sự Đề tài tiếp cận với các quy định của BLDS năm 2005 về các vấn đề liên quan đến thực hiện giao dịch dân sự của người chưa thành niên, chưa đề cập đến các vấn đề pháp lý đặt ra khi người chưa thành niên tham gia giao kết, xác lập hợp đồng, giao dịch qua hình thức công
- Ha Duy Tân (2012), Giám hộ cho người chưa thành niên — một số van đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội: Khóa luận thực
Trang 9khác có liên quan: Luật HN&GD năm 2000; Luật bảo vệ chăm sóc, giáo dụctrẻ em năm 2004;
- Ly Thị Thanh Xuân (2013), Quyển và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con trong diéu kiện kinh tế, xã hội hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, phân tích đánh giá khái quát về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con trong hệ thống pháp luật nước ta Đối với đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ kế thừa các nội dung nghiên cứu va phân tích về quan hệ về tai sản giữa cha me và con chưa thành niên, cụ thể là quyền có tài sản riêng của con và việc định
đoạt tài sản của con chưa thành niên.
- _ Nguyễn Thị Hiền (2007), Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội: Đề tài đã nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, năng lực chu thể, phân tích nội dung năng lực hành vi dân sự của
người chưa thành niên, xác định các mức độ năng lực hành vi dân sự của người
chưa thành nién, Qua đó lập luận, lý giải và những đề xuất dé hoàn thiện quy định pháp luật về người chưa thành niên Tiếp thu kết quả nghiên cứu của dé tài này, tác giả tham khảo có chọn lọc các nội dung liên quan đến nội dung
năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên và các mức độ năng lựchành vi dân sự của người chưa thành niên.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố trên tạp chí chuyên ngành như: Tuấn Đạo Thanh, Đặng Trung Kiên (2014), “Bàn về chủ thể là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi trong hoạt động công chứng”, Dân chủ và Pháp luật, (03/2014), tr 13-18; Tuấn Đạo Thanh, Đặng Trung Kiên (2014), “Một số vấn đề về chủ thé là người dưới mười tám tuổi trong hoạt động công ching”, Nghề luật, (02/2014), tr.40-46; bài viết “Boi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời
Trang 10nghiệm hành nghé công chứng, dé cập đến những van dé thực tế đặt ra liên quan đến chủ thé là người chưa thành niên trong hoạt động công chứng Có thé thấy, ở các đề tài nghiên cứu hay bài viết nêu trên mới dừng lại ở việc nghiên cứu một khía cạnh nào đó trong các vấn đề pháp lý liên quan đến người chưa thành niên như: năng lực hành vi dân sự; người đại diện, giám hộ; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chưa thành niên mà chưa nghiên cứu một cách tổng thé các van dé liên quan đến người chưa thành niên dé từ đó tông hợp, thống nhất các quy định thành một hệ thống, từ đó tìm ra những quy định khác biệt giữa các văn bản luật
có liên quan như: BLDS năm 2015, Luật HN&GD năm 2014, Luật trẻ em năm 2016, và các văn bản hướng dan Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu
đến những điểm mới sửa đổi, bố sung cơ bản của BLDS năm 2015, Luật HN&GD năm 2014 và Luật công chứng năm 2014 về công chứng hợp dong, giao dịch về tài
sản của con chưa thành niên.
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm một số mục đích sau:
Thứ nhất, phân tích, làm sáng tỏ một số van đề lý luận cơ bản của công chứng hợp đồng, giao dịch lên quan đến tài sản của con chưa thành niên gồm: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng Trên cơ sở đó làm rõ được bản chất của công chứng hợp đồng giao dịch về tài sản của con chưa thành niên.
Thứ hai, phần tích, đánh giá toàn diện các quy định của BLDS năm 2015 và
Luật HN&GD năm 2014, Luật Công chứng năm 2014 về công chứng hợp dong, giao dịch liên quan đến tài sản của con chưa thành niên trên phương diện thực trạng pháp luật Đề tài chú trọng nghiên cứu sâu về chủ thê của giao dịch dân sự là con chưa thành niên như năng lực hành vi dân sự, các ràng buộc, hạn chế khi con chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự; Phân tích, làm rõ các quy định về con
chưa thành niên, trọng tâm là các quy định liên quan đên tài sản của con chưa
Trang 11Thứ ba, từ thực tiễn áp dung các quy định của pháp luật liên quan đến một số loại hợp đồng, giao dich công chứng phô biến dé chỉ ra những vướng mắc, hạn chế và đưa ra phương án giải quyết cũng như đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật dé việc công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyên và lợi ích
của con chưa thành niên.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu
Xuất phát từ đặc điểm của dé tài nghiên cứu theo định hướng ứng dựng, đối tượng nghiên cứu của đề tài là công chứng các hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên theo quy định của pháp luật hiện hành gồm: BLDS năm 2015,
Luật HN&GD năm 2014 và Luật công chứng năm 2014 Trong đó, tac giả đi vào
phân tích các quy định của pháp luật về công chứng các hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về van đề này, dé tìm ra những điểm thành công, những van đề còn thiếu sót, bất cập, hạn chế của pháp luật khi áp dụng trên thực tiễn và kiến nghị những giải pháp hoàn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi dé tài nghiên cứu mang tính thực tiễn áp dụng luật, tác giả chú trọng nghiên cứu các van dé liên quan đến con chưa thành niên trong lĩnh vực luật học như khái niệm, quyền và nghĩa vụ, Đề tài nghiên cứu con chưa thành niên
có cha mẹ, có cha hoặc mẹ là người người diện, con chưa thành niên có người
giám hộ trong trường hợp cha mẹ không đủ điều kiện làm người đại diện cho con chưa thành niên, cha mẹ bị tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và
loại trừ trường hợp người chưa thành niên không xác định được cha mẹ.
Trang 12động công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên trên địa bàn tại thành phố Hà Nội.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiễn hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lénin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về việc xây dựng và
hoàn thiện pháp luật.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như:
- Phuong pháp phân tích, tong hop: Phương pháp này được áp dụng khi nghiên cứu cơ sở và các vẫn đề pháp lý liên quan đến con chưa thành niên.
- Phuong pháp so sánh: Phương pháp này được dùng dé so sánh các quy định liên quan đến người chưa thành niên theo quy định tại BLDS năm 2015 với các quy định liên quan đến con chưa thành niên theo quy định tại Luật HN&GD năm 2014, từ đó tìm ra các quy định còn chưa thống nhất giữa hai văn bản luật
- Phuong pháp kế thừa: tác giả kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu, quan điểm của các tác giả khác trong một số dé tài nghiên cứu, hoặc bài viết trước đây có liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu này.
- Phuong pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiên: dựa trên các quy định của pháp luật, đối chiếu với thực tiễn áp dụng pháp luật khi công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên dé tìm ra những điểm bat cập, hạn chế, thiếu sót Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3 của đề tài.
Trang 13Hoạt động công chứng về tài sản của con chưa thành niên ngày càng đa dạng và phức tạp trên thực tế Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng quát công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có các công trình nghiên cứu ở mức độ khái quát gắn với hiệu lực của giao dịch dân sự hay giải quyết hậu quả pháp lý do giao dịch dân sự không đáp ứng yêu cầu về mặt chủ thể hoặc chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh nhất định của về giao dịch với con chưa thành niên Trên thực tế, việc hiểu và áp dụng một cách thống nhất các quy định của BLDS năm 2015 về van đề này còn gặp khó khăn, trở ngại do một số quy định của BLDS năm 2015 mặc dù đã được sửa đổi, bố sung nhưng chưa quy định rõ rang, cụ thé, chưa thống nhất với
các văn bản pháp luật khác có liên quan Dựa trên việc nghiên cứu thực tiễn hoạt
động công chứng hợp đồng, giao dịch nói chung và các hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên nói riêng, tác giả muốn đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật có liên quan đến giao dịch về tài sản của con chưa thành niên nói riêng và của người chưa thành niên nói chung Kết quả nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất các kiến nghị để các cơ quan hữu quan xem xét trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật một cách thống nhất và hiệu quả.
Tác giả hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu khoa học hữu ích cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu pháp luật dân sự liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên Đối với các cơ quan Nhà nước, kết qua của dé tài này có thé sử dụng dé tham khảo trong quá trình xây dựng, áp dung pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình một cách thống nhất.
7 Bồ cục của luận văn
Luận văn được chia làm 03 phần, bao gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung va Phan kết luận Nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Trang 14dịch về tài sản của con chưa thành niên.
+ Chương 3: Thực tiễn công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên — Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Trang 151.1 Khai niệm, đặc điểm của công chứng hop đồng, giao dịch về tài sản của
con chưa thành niên
1.1.1 Khái niệm công chứng hop đồng, giao dịch về tài sản của con chưa
thành niên
Khái niệm là một danh từ chỉ sự phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện
tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng Đề xác định được bản chất của công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên cần phải làm rõ các yếu tố cấu thành khái niệm thông qua hệ thống các khái niệm có liên quan gồm: công chứng hợp dong, giao dich; tài sản và con chưa thành niên.
* Khái niệm công chứng hợp đồng, giao dịch
Xét về mặt từ ngữ, “công chứng” có thé được hiểu là “công quyên làm chứng” Nhà nước trao một phần quyền lực “công” cho một cá nhân — là công chứng viên (người này phải trải qua quy trình đào tạo, bổ nhiệm chức danh chặt chẽ) dé thay mặt Nhà nước làm chứng/chứng kiến cho việc xác lập, thực hiện các giao dịch.
Từ trước đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về công chứng được thể hiện ở dạng quan điểm cá nhân hoặc được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác công chứng nhà nước (Thông tư số 574/QLTPK); Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước (Nghị định số 45/HĐBT); Nghị định số 31/NĐ-CP ngày 18/05/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước (Nghị định 31/NĐCP); Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về
công chứng, chứng thực; Luật công chứng ngày 29/11/2006 (Luật công chứngnăm 2006) và Luật công chứng ngày 20/06/2014 (Luật công chứng năm 2014).
Lần đầu tiên khái niệm công chứng được ghi nhận tại Thông tư số 574/QLTPK
như sau: “Công chứng nhà nước là một hoạt động của Nhà nước, nhăm giúp công
Trang 16dân, các cơ quan, tô chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp
ly, hợp pháp hóa các văn ban, sự kiện đó, lam cho các văn ban, sự kiện đó có hiệu
lực thực hiện Bằng hoạt động trên, công chứng nhà nước tạo ra những bảo đảm pháp lý để bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi, góp phan tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.” Với khái niệm này, công chứng là hoạt động mang quyén lực công — “Công chứng nhà nước” với 2
nhiệm vụ là “lập và xác nhận văn ban, sự kiện” và “hợp pháp hóa các văn ban, sự
kiện” dé đạt được mục đích là “Jam cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện ” Nhà nước đã sử dụng quyền lực công của mình dé nhằm bảo đảm hiệu lực,
giá trị thực hiện của các giao dịch, sự kiện thông qua hoạt động của Công chứng
nhà nước — đây cũng là sự ghi nhận mô hình tổ chức công chứng dau tiên Ngoài ra, khái niệm công chứng nêu trên còn ghi nhận vai trò “b6 trợ tư pháp” bên cạnh vai trò “quản lý nhà nước bằng pháp luật” thé hiện ở việc “ngdn ngừa vi phạm ” và “giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi”.
Nghị định số 45/HDBT đã đưa ra khái niệm công chứng với một số thay đổi: “Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tinh xác thực các hợp dong và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tô chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tô chức), góp phân phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ” Ö khái
niệm này, các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của công chứng vẫn được giữ nguyên Tuy nhiên, thay vì “lập và xác nhận văn ban sự kiện ” và “hợp pháp hóa các vănban, sự kiện ” thì khái niệm công chứng trên quy định mục đích công chứng rõ
ràng hơn đó là “chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ” O khái niệm này, giá trị thi hành của văn bản công chứng không được nhắc đến trong khi đó lại
lân đâu tiên các nhà làm luật khang định gia trị “chung cứ” của văn bản, giây tờ
Trang 17được công chứng Điều này có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa
Nếu như ở hai khái niệm trên đều không đề cập đến chủ thể công chứng, mà
chỉ quy định “công chứng nhà nước là việc ”, thì tại Nghị định 31/ND-CP đã
khang định chủ thé công chứng bao gồm “công chứng nhà nước ” và “y ban nhân dân cấp có thẩm quyên” Cũng tại Nghị định 31/ND-CP này đã có sự phân tách hai hành vi đó là: “chứng nhận của công chứng nhà nước ” và “chứng thực của Uy ban nhân dân cấp có thẩm quyên” thé hiện sự phân công lại công việc giữa các chủ thể công chứng.
Nghị định 75/2000/NĐ-CP đưa ra khái niệm công chứng như sau: “công chứng
là việc phòng công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đông được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dán sự, kinh té, thuong mai va quan hệ xã hội khác (Sau đây gọi là hop dong, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định này” Như vậy, chủ thé công chứng được xác
định là “Phong công chứng”, mục dich công chứng van là “chứng thực tính xác
thực ” của hợp đồng, giao dịch Tuy nhiên, giá tri của văn bản công chứng không được ghi nhận trong khái niệm này.
Luật công chứng năm 2006 ra đời thay thế cho Nghị định 75/2000/NĐ-CP đã xây dựng khái niệm công chứng có đầy đủ các yếu tố: chủ thể, mục đích, phạm vi của công chứng, cụ thé: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tinh hợp pháp của hợp dong, giao dịch khác (sau đây gọi là hop dong, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá '» Thay đổi quan trọng nhất trong nhân, tổ chức tự nguyện yêu cau công chứng
khái niệm này là đã khăng định chủ thê của công chứng chỉ là công chứng viên
Hiện tại, khi Luật Công chứng năm 2014 được ban hành và đang có hiệu lực
thực hiện thì khái niệm công chứng một lần nữa có sự thay đổi, quy định rõ hơn về chủ thé và mở rộng đối tượng của công chứng: “Công chứng là việc công chứng viên của một tô chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp
' Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2006.
Trang 18của hop dong, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hop dong, giao dich), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy to, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang Tiếng
Việt (sau day gọi là bản dich) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng
Thứ hai, đối tượng công chứng: Hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
Thứ ba, phạm vi công chứng: (¡) Thực hiện theo quy định của pháp luật: luật
quy định hình thức của hợp đồng, giao dịch phải được công chứng; (ii) Thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, tô chức.
Có thể thấy, tại mỗi một giai đoạn khác nhau, khái niệm công chứng lại có những thay đổi nhất định, sự thay đổi này xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhận thức của người dân và cách nhìn nhận của nhà nước về công chứng Tuy nhiên, mục đích hướng tới của công chứng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch có sự đồng nhất trong các khái niệm ở tất cả
các văn bản nêu trên.
Từ các yếu tố chủ thể, đối tượng, phạm vi công chứng có thé nhận diện: Công chứng hợp đông, giao dịch là một trong những hoạt động của công chứng viên trong hoạt động công chứng nói chung, có đối tượng là hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản.
* Khải niệm tài san
Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm khác nhau về “tài sản” như: Tai sản là các vật có giá trị bằng tiên và là đối tượng của quyên tài sản và các loi ích vật chất khác Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang ton tại và sẽ có như họa lợi, lợi tức,
vật sẽ được chê tạo lại theo mâu đã được thỏa thuận giữa các bên, tiên và các
* Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014.
Trang 19giấy tờ trị giá được bằng tiễn và quyên tài sản `” Có thé thay, trong trường hop này, tài sản ở đây được xác định gồm: Vật có giá trị bằng tiền, đối tượng của quyền tài sản và lợi ích vật chất khác Hoặc BLDS năm 2015 quy định như sau: “Tài san là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” và “Tài sản bao gồm bat động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai””.
So sánh hai khái niệm tài sản ở trên, có thể thấy, BLDS năm 2015 đưa ra khái niệm tai sản dưới hình thức liệt kê cụ thể gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyên tai sản và được phân loại tùy vào đặc tính của từng loại tài sản, gồm: động san/bat động sản; tai sản hiện có/tài sản hình thành trong tương lai; quyền tai san.
Thuật ngữ tài sản có thé được hiểu đơn giản là của cải được con người sử dụng hoặc là vật cụ thể được con người sử dụng, có thể nhận biết được thông qua các
giác quan hoặc những vật vô hình được hữu hình hóa thông qua việc xác định giá
trị của nó bằng tiên Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, tài sản là khách thể một trong ba yêu tố cấu thành nên quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu Ngoài yếu tố đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, những tài sản được xác định là vật hữu hình hoặc chắc chắn sẽ được hình thành phải được gắn với quyền sở hữu (thê hiện của quyền đối vật) và những tài sản thuộc về nhóm quyền tài sản - thể hiện của quyền đối nhân, tức là quyền của một chủ thé này đối với một chủ thé khác và quyền này trị giá được bang tiền như: quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường, quyền yêu cầu chia một phần giá trị trong khối tài sản chung,
Do công chứng là hoạt động gắn liền với việc áp dụng pháp luật nên tài sản sẽ được xác định trên khái niệm mà BLDS năm 2015 đưa ra bao gồm: Vật; Tiên; Giấy tờ có giá, gồm: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác trị giá được bằng tiền và được phép giao dịch”.
3 Từ điển luật học — Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp — Nhà xuất ban từ điển Bách Khoa — Nhà xuất bản
Tư Pháp - tr.685
* Khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015Š Khoản 2 Điều 105 BLDS năm 2015
° Khoản 1 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012
Trang 20- Tai sản hình thành trong tương lai;
- _ Quyên tài sản, bao gm: Quyên tài sản đối với đối tượng quyên sở hữu trí tuệ; Quyên sử dụng đất; Quyên tài sản khác.
* Khải niệm con chưa thành niên
Một cá nhân được coi là người trưởng thành khi tâm sinh lý và thé chất phát triển đến một mức độ hoàn chỉnh Các nghiên cứu về tâm lý học, sinh học đã chỉ ra rằng cá nhân đạt đến sự phát triển hoàn chỉnh về tâm sinh lý và thê chất khi đủ mười tám tudi và được coi là người thành niên Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu khoa học của nhiều ngành khác nhau mà các văn bản pháp lý, công ước, điều ước quốc tế về trẻ em đều ghi nhận “tré em duoc xác định là người dưới mười tám tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn ” và “những người chưa thành niên là người dưới mười tam tuổi ”.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm “zgười chưa thành niên ” được quy định tại rất nhiều văn bản luật thuộc các ngành luật khác nhau như: dân sự, hình sự, hôn nhân va gia đình, lao động, và đều thống nhất “người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi” Tuy nhiên, ở mỗi một ngành luật sẽ quy định về người chưa thành niên ở các nhóm tuổi khác nhau phù hợp với đối tượng điều chỉnh riêng như: đủ mười lam tuổi là độ tuổi của người lao động (theo pháp luật lao động), đủ mười bốn tuổi là độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự (theo pháp luật hình sự), trẻ em là người dưới mười sdu tuổi (theo Diéu 1 Luật trẻ em
nam 2016),
Con chưa thành niên là khái niệm được nhắc đến trong ngành luật hôn nhân và
gia đình có nghĩa hẹp hơn khái niệm người chưa thành niên, tuy nhiên chưa có văn
bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa khái niệm này Trong phạm đề tài nghiên cứu này, con chưa thành niên không chỉ được đặt trong mối quan hệ với cha mẹ mà còn được đặt trong mối quan hệ với những người thân trong gia đình (như: cha
mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kê, anh chi em ruột, ông ba nội, ông ba ngoại, ), người
7 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989
Š Điều 11 Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự
do năm 1990.
Trang 21giám hộ (trong trường hợp con chưa thành niên có người giám hộ theo quy địnhcủa pháp luật).
Với sự thống nhất về khái niệm người chưa thành niên trong hệ thống pháp luật của nước ta như vậy, có thé xác định, trong đề tài nghiên cứu “Công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên” khái niệm “con chưa
thành niên được xác định như sau: “Con chưa thành niên là người chưa du mười
tám tuổi, có các quyên và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia
đình ”.
Cũng chính vì con chưa thành niên chưa có sự phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, thể chất nên tùy từng độ tuôi việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của
con chưa thành niên được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặccon chưa thành niên tự mình tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng
phải có sự đồng ý của người đại điện theo pháp luật.
* Khái niệm công chứng hợp đông, giao dịch về tài sản của con chưa thành
“Công chứng hợp đông, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên là việc công chứng viên của một tô chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản về tài sản của
con chưa thành niên mà theo quy định của pháp luật phải được công chứng hoặc
do người đại điện của con chưa thành niên chưa đủ mười lam tuổi yêu cau công chứng và/hoặc con chưa thành niên từ đủ mười lam tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện yêu cau công chứng ”.
1.12 Đặc điểm của công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa
thành niên
Xuất phát từ khái niệm nêu trên, công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên sẽ mang những đặc điểm chung của hoạt động công chứng và những đặc điểm riêng liên quan đến chủ thê với đối tượng đặc thù là con chưa
thành niên, cụ thê như sau:
Trang 221.1.2.1 Chủ thể của hoạt động công chứng là công chứng viên của một tổ chức hành ngh công chứng
Công chứng viên là một chủ thé đặc thù chỉ có trong hoạt động công chứng và là một chức danh tư pháp Công chứng viên là người hành nghề công chứng, được nhà nước trao cho một phần quyền lực công thông qua việc bổ nhiệm theo quy trình được pháp luật quy định, cụ thé tại khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định “công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bồ nhiệm dé hành nghệ công chứng ”.
Có thé thay, công chứng viên với tư cách là chủ thé của công chứng cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về: độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm thực tiễn, sức khỏe và được đào tạo nghề dé có thé được bồ nhiệm va cấp chứng chỉ hành nghề công chứng và đảm bảo thực hiện hoạt động công chứng được đúng theo quy định của pháp luật Hoạt động công chứng mang dấu ấn cá nhân của công chứng viên xuất phát từ việc công chứng viên phải tự chịu trách nhiệm về
văn bản công chứng do mình chứng nhận.
1122 Mục đích cua công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp cua
hợp dong, giao dich bằng văn bản về tài sản của con chưa thành niên.
Việt Nam là nước theo trường phái công chứng nội dung Công chứng viên sẽ
phải chịu trách nhiệm về “tính xác thực, hợp pháp” của hợp đồng, giao dịch đã công chứng Chính vì vậy, hai yêu tố này luôn được công chứng viên xem xét trên cơ sở những thông tin, giấy tờ, tình tiết, sự kiện được ghi nhận trong văn bản công
“Tính xác thực” có thể hiểu là đúng với sự thật, có nghĩa là các tình tiết, sự kiện nêu trong văn bản công chứng phải đúng với thực tế khách quan Còn “tính hợp pháp” có nghĩa là phù hợp với quy định của pháp luật Trên thực tế, tính hợp pháp được thé hiện trên phương diện giấy tờ, tài liệu như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, trong khi “tính xác thực” lại phụ thuộc nhiều hơn vào lời khai, cam đoan, xác nhận của các bên tham gia giao dich và được xác định trên cơ sở các giấy tờ, tai liệu pháp ly mà họ cung cấp.
Trang 23Ví dụ: Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô cung cấp cho công chứng viên hai thông tin quan trọng: Một là chiếc xe ô tô thuộc quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thê, hai là xác định được chủ sở hữu của chiếc xe là đối tượng của giao dịch.
Nếu xuất phát từ bản chất của hợp đồng, giao dịch là sự thỏa thuận của các bên, hoặc thé hiện ý chí đơn phương của một cá nhân và “chứng nhận” được hiểu đơn giản là “làm chứng, xác nhận” thì có thé xem xét về “tính xác thực” và “hợp pháp” hay là để đảm bảo được mục đích của công chứng thì phải đảm bảo được bốn yếu tố đó là:
(1) Xác định chính xác chủ thê tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch nói riêng và người yêu cầu công chứng nói chung: Đây là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng công chứng viên cần đánh giá đúng khi tiếp nhận yêu cầu công chứng của cá nhân, tô chức, và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động công chứng Một trong các đặc điểm riêng của công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên đó là: Chủ thể hợp đồng, giao dịch là con chưa thành niên Đây là một chủ thé đặc biệt của giao dịch dân sự nói chung và của hợp đồng, giao dịch được công chứng nói riêng.
(2) Xác nhận năng lực hành vi dân sự của cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của
tổ chức — chủ thể của hợp đồng, giao dịch và của người giao kết hợp đồng,
giao dịch
(3) Xác nhận ý chí tự nguyện của người tham gia hợp đồng, giao dịch.
(4) Mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không
trái đạo đức xã hội.
1.1.2.3 Đối tượng công chứng là hop dong, giao dịch dân sự khác về tài sản
của con chưa thành niên
Theo quy định tại BLDS năm 2015: “Giao dich dan sự là hop đồng hoặc hành vỉ pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyên và nghĩa vụ
dân sự Như vậy, có thé thay giao dich dan sự có nghĩa rộng hon va bao trùm lên hop đồng dan sự hay nói cách khác hợp đồng là một dang của giao dịch Tuy
? Điều 116 BLDS năm 2015
Trang 24nhiên, trong các khái niệm về công chứng đã được đưa ra đều ghi nhận đối tượng của công chứng là “hợp đồng, giao dich dân sự khác”, có sự phân tách giữa hợp đồng và giao dịch dân sự khác mà không quy định là “giao dịch dân sự” nói chung Điều này có thê hiểu được rằng, các nhà lập pháp muốn có sự phân định giữa hai nhóm giao dịch dân sự khác nhau đó là “hợp đồng” và “hành vi pháp lý
đơn phương” Tuy nhiên, Luật công chứng năm 2014 quy định như vậy là không
phù hợp với quy định của pháp luật dân sự.
BLDS năm 2015 ghi nhận: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc /0» Như vậy, hợp đồng xác lập, thay doi hoặc chấm đứt quyên, nghĩa vu dân sự
được xác lập giữa ít nhất hai chủ thé và có sự thống nhất giữa các chủ thé về nội dung của hợp đồng thé hiện bằng các điều khoản thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng Bên cạnh đó, hành vi pháp lý đơn phương là hành vi từ một phía, của một chủ thể, không có sự đối lập về quyền và nghĩa vụ với chủ thể nào khác nhưng bằng hành vi đó đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dan sự.
Ví dụ: Hành vi từ chối nhận di sản thừa kế - Đây là hành vi một phía của một chủ thê có quyền thừa kế đối với di sản của một người dé lại.
Hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên có một số đặc điểm
riêng mang tính đặc thù như sau:
- Chit thé của hợp đồng, giao dich là con chưa thành niên Và trong mọi trường hợp, việc xác lập, thực hiện hợp đồng, giao dịch đó đều có vai trò, ý kiến của người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên Theo đó, người đại diện
có thé là người xác lập, thực hiện giao dịch thay cho con chưa thành niên hoặc việc con chưa thành niên xác lập, thực hiện giao dịch phải có sự đồng ý của
người đại diện.
- _ Đối tượng của hợp đồng, giao dich là tài sản của con chưa thành niên hoặc là
công việc liên quan dén tai sản cua con chưa thành niên.
'0 Điều 385 BLDS năm 2015
Trang 25- _ Việc xác lập, thực hiện hợp đồng, giao dịch phải vì lợi ích của con chưa thành
niên Đây là một điểm đặc biệt của hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên bởi yếu tố lợi ích của con chưa thành luôn được đặt ra khi các giao
dich định đoạt tài sản của con chưa thành niên được xác lập Chỉ khi nao công
chứng hợp đồng, giao dịch có liên quan đến tài sản của con chưa thành niên công chứng viên mới cần phải xem xét đến yếu tổ lợi ích của con chưa thành niên và đó được coi là điều kiện mang tính quyết định đối với việc công chứng viên có chứng nhận hợp đồng, giao dịch đó hay không.
112.4 Phạm vi công chứng
Thư nhất, đối tượng của công chứng là hợp đồng, giao dich bằng văn bản Như vậy, có thể khăng định hình thức thể hiện kết quả của công chứng là văn bản công chứng Các giao dich dân sự được giao kết dưới nhiều hình thức khác nhau như: băng văn ban, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thé Tuy nhiên, đối với một số loại giao dịch pháp luật có yêu cầu riêng về mặt hình thức thì hình thức của giao dịch đó phải đúng với quy định của luật, điều này được quy định tại khoản 2 Điều
199 BLDS năm 2015 như sau: “7rưởng hợp luật quy định giao dich dân sự phải
được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân
theo quy định do’’.
Đối với các giao dịch dân sự mà luật quy định hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì việc không đáp ứng điều kiện đó sẽ dẫn đến hậu quả là giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Như vậy, phạm vi công chứng đầu tiên được xác định là nhóm các hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải được thê hiện bằng văn bản và có công chứng.
Thứ hai, ngoài việc công chứng được thực hiện do pháp luật quy định hình
thức của giao dịch phải được công chứng thì pháp luật cũng trao cho các chủ thé quyền được yêu cầu công chứng hay nói cách khác là công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của các bên tham gia giao kết và được đảm bảo thực hiện quyền này thé hiện tại quy định về một trong các hành vi bị nghiêm cắm
đôi với công chứng viên là “Tir choi yêu câu công chứng mà không có lý do chính
Trang 26"» Khi chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch, họ có quyền yêu cầu
công chứng hợp đồng, giao dich dé dam bao được tinh hợp pháp của giao dịch va nhằm bảo vệ cho quyên, lợi ích của chính mình trong giao dịch đó.
Luật công chứng năm 2014 đưa ra khái niệm “người yêu cầu công chứng” như sau: “Người yêu cau công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cẩu công chứng hợp dong, giao dich, bản dich theo quy
1255 ris tA ^ 2 ~ x: ^ Ầ nA
Tuy trong khái niệm không chi ra rõ “người yêu câu công
định của Luật này
chứng” có phải là chủ thể giao kết hợp đồng, giao dịch hay không nhưng trong quy định về thủ tục công chứng như: “Công chứng viên hướng dan người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp dong, giao dịch; giải thích cho người yêu cẩu công chứng hiểu rõ quyên, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hop đồng, giao dịch 1Ì” hoặc “Người yêu cẩu công chứng tự đọc lại dự thảo hop đồng, giao dịch '*” hoặc “Người yêu cau công chứng đông ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đông, giao dịch thì ký vào từng trang của hop dong, giao dịch?” thì người yêu cầu công chứng được hiểu là người xác lập hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, có thé xác định rằng: Trong hoạt động công chứng, người yêu cau công chứng chính là chủ thé tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch được yêu cau công chứng Tuy nhiên, can phân biệt chủ thé tham gia giao kết hop dong, giao dich không đông thời là chủ thể của hợp đồng, giao dich vì có thể chủ thé của hợp dong, giao dịch xác lập giao dịch thông qua người đại diện.
Trong trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên thì người yêu cầu công chứng trong từng trường hợp được xác định là:
con chưa thành niên hoặc cha mẹ - với tư cách là người đại diện của con chưathành niên hoặc người giám hộ của con chưa thành niên.
!! Điểm đ khoản 1 Điều 7 Luật công chứng 2014!* Khoản 3 Điều 2 Luật công chứng 2014'S Khoản 4 Điều 40 Luật công chứng năm 2014'* Khoản 7 Điều 40 Luật công chứng năm 2014'S Khoản 8 Điều 40 Luật công chứng năm 2014
Trang 271.1.2.5 Giá tri pháp ly cua văn ban công chứng
Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dich được công chứng viên chứng nhận theo thủ tục công chứng — là sản phẩm hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên Trong các khái niệm về công chứng được đưa ra đến nay, có những khái niệm trực tiếp ghi nhận giá trị của văn bản công chứng, có những khái niệm không nhắc đến nhưng giá trị của văn bản công chứng lại được quy định tại một điều
khoản riêng Theo quy định của pháp luật công chứng nước ta hiện nay, văn bảncông chứng mang hai giá tri cơ bản là “gid tri chứng cứ” và “gid trị thực hiện ””
a Giá tri chứng cứ của văn bản công chứng.
Chứng cứ là thuật ngữ pháp lý được sử dung trong lĩnh vực tố tụng, đặc biệt trong tổ tụng dân sự đã ghi nhận văn bản công chứng là một trong các nguồn chứng cứ và văn bản công chứng có giá trị không cần chứng minh, trừ trường hợp bị tuyên vô hiệu Khoản 3 Điều 5 Luật công chứng năm 2014 quy định: “Hợp dong, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ” và khoản 9 Điều 94 BLTTDS năm 2015 quy định văn bản công chứng là một nguồn chứng cứ Theo
đó, “chứng cứ trong vụ việc dán sự là những gì có that và được Toa án sử dụng
làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu
câu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ va hợp pháp ”° Như vậy, các nhà làm luật ghi nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng là phù hợp với mục
đích của công chứng đó là chứng nhận “tinh xác thực ”.
Văn bản công chứng là kết quả của quá trình hành nghề nghiêm túc, tuân thủ quy trình chặt chẽ về mặt thủ tục theo quy định pháp luật của công chứng viên dé có thé đảm bảo tính xác thực và hợp pháp của văn bản công chứng Bên cạnh đó, công chứng viên với tư cách là người làm chứng có thê cung cấp các thông tin một cách khách quan, trung thực giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp thuận lợi và đạt hiệu quả cao Chính vì vậy, không chỉ được quy định là một trong các nguồn
'6 Điều 93 BLTTDS năm 2015
Trang 28chứng cứ, mà “những tình tiết, sự kiện được ghi nhận trong văn bản công chứng không can phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”.
b Giá trị thi hành của văn bản công chứng.
Mỗi một chủ thé khi tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch đều hướng tới việc
đảm bảo cho các bên tuân thủ thực hiện các thỏa thuận hay nói cách khác là mong
muốn tạo cho hợp đồng, giao dịch giá trị pháp lý để ràng buộc trách nhiệm thực hiện thỏa thuận của các bên và việc công chứng hợp đồng, giao dịch sẽ đáp ứng được nhu cầu đó.
Công chứng viên là một chức danh tư pháp - người được Nhà nước giao một
phần quyền lực công dé thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dich Văn ban công chứng sẽ thể hiện phần nào tính chất “công” và do vậy, văn bản công chứng không chi có giá tri thực hiện với các bên tham gia giao kết mà còn với các bên có liên quan khác, bao gồm cả cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền, điều này được thê hiện tại khoản 2 Điều 5 Luật công chứng năm 2014 như sau: “Hợp dong, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành doi với các bên
liên quan ”.
Ví dụ: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc đăng ký sang tên quyền sử dụng đất cho Bên nhận chuyên nhượng căn cứ theo Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng dat đã được công chứng:
Ngoài ra, các chủ thé tham gia có quyền lựa chọn trước phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp'Š Theo đó, các bên có thé lựa chọn khởi kiện ra Tòa án nhân nhân cấp có thâm quyền dé yêu cầu giải quyết bằng con đường tố tụng hoặc bằng phương thức thỏa thuận như: chỉ định cơ quan, cá nhân đứng ra giải quyết; tự thỏa thuận dé giải quyết tranh chấp; và ghi nhận thỏa thuận đó vào nội dung hợp đồng, giao dịch công chứng Đây là công cụ mà các nhà làm luật
! Khoản 3 Điều 5 Luật công chứng năm 2014
'#*Trích khoản 2 Điều 5 Luật công chứng năm 2014 như sau: “ ; rong trường hợp bên có nghĩa vụ khôngthực hiện nghĩa vu của mình thì bên kia có quyên yêu cau Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật,trừ trường hợp các bên tham gia hợp đông, giao dịch có thỏa thuận khác”.
Trang 29cung cấp cho các bên tham gia giao dịch nhằm tạo ra sự chủ động của các bên trong giải quyết tranh chấp phát sinh.
1.2 Y nghĩa của công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa
thành niên
Công chứng có thể được coi là sự bảo hộ của Nhà nước đối với các giao dịch dân sự Với vai trò như vậy, công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên mang ý nghĩa sâu sắc trên nhiều phương diện.
1.2.1 Ý nghĩa trong hoạt động quản lý nhà nước
Xuất phát từ việc công chứng là dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm cho Công chứng viên thực hiện và từ bản chất của hoạt động công chứng, việc công chứng hop dong, giao dịch giúp giảm áp lực cho nhà nước trong việc quan lý và kiếm soát các giao dịch dân sự nói chung và các hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản của con chưa thành niên nói riêng Nhà nước đảm bảo cho việc kiểm soát đó băng cách trao cho văn bản công chứng giá trị pháp lý cao, có giá trị thi hành không chỉ với các bên chủ thé mà còn với cả các cá nhân, tổ chức và cơ quan hữu quan và nâng văn bản chứng cứ lên thành nguồn chứng cứ mà không cần phải chứng minh các tình tiết, sự kiện được ghi nhận trong đó.
Việc kiểm soát các giao dịch dân sự thông qua hoạt động công chứng có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và giảm thiêu tranh chấp Việc hạn chế và giảm bớt các tranh chấp có thê phát sinh trong giao dịch dân sự đã góp phần làm giảm áp lực giải quyết tranh chấp lên Tòa án Và cũng xuất phát từ giá trị chứng cứ của văn bản công chứng mà việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án cũng thuận lợi hơn.
1.2.2 Ý nghĩa đối với các bên tham gia giao dịch
Đối với các bên tham gia giao dịch, công chứng viên đảm bảo cho tính hợp pháp của văn bản công chứng, cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo cho sự an toàn pháp lý của các bên tham gia giao dịch, đặc biệt trong trường hợp này chủ thể của giao dịch là con chưa thành niên — đối tượng luôn luôn được nhà nước quan tâm, bảo vệ lợi ich hợp pháp, thé hiện ở việc phòng ngừa tranh chấp có thé phát sinh
Trang 30trên cơ sở ghi nhận những thỏa thuận hợp pháp của các bên và đảm bảo cho việc
hợp đồng, giao dịch có hiệu lực pháp luật.
Việc phòng ngừa và hạn chế tranh chấp sẽ giúp cho các bên tham gia giao dịch không phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc dé theo đuổi việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án với thủ tục phức tạp và tâm lý e ngại của người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.2.3 Ý nghĩa về xã hội
Hoạt động công chứng thúc đây các cá nhân, tổ chức tham gia các giao dịch dân sự, đa dạng hóa các giao dịch dân sự, lưu thông hàng hóa, tiền tệ và đặc biệt là giúp tạo môi trường pháp lý 6n định dé phát triển kinh tế và xã hội.
Ngoài ra, công chứng viên khi hành nghề công chứng sẽ đồng thời thực hiện việc phô biến pháp luật đến các bên tham gia giao dịch Chính vì vậy, càng nhiều người sử dụng dich vụ công chứng thì việc phổ biến pháp luật càng trở nên dễ dang và giúp nâng cao tinh thần, ý thức tuân thủ pháp luật của cá nhân, tổ chức va trang bị cho họ kiến thức pháp lý để có thể bảo vệ an toàn cho chính mình trong
khi tham gia vào giao dịch dân sự.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc công chứng Hợp đồng, giao dịch về tài sản
của con chưa thành niên
Công chứng là hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên, tuy nhiên hoạt động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố với mức độ tác động khác nhau Chính vì vậy, việc nắm bắt được các yếu tố này sẽ giúp cho hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên hiệu qua hơn Các yếu tố đó gồm:
1.3.1 Quy định của pháp luật liên quan đến công chứng họp đồng, giao dịch
của con chưa thành niên
Mục đích của công chứng hướng tới tính hợp pháp của văn bản công chứng,
trong đó bao gồm cả nội dung của hợp đồng, giao dich được các bên thỏa thuận Chính vì vậy, các văn bản luật chuyên ngành (luật nội dung) là căn cứ để công chứng viên chứng nhận nội dung của hợp đồng, giao dịch theo đúng quy định của
pháp luật.
Trang 31O thời điểm hiện tại, có rất nhiều Luật/Bộ luật được sửa đổi, bố sung hoặc mới được ban hành và thay thế cho các văn bản luật cũ đã không còn phù hợp với điều kiện xã hội ở thời kỳ này Xuất phát từ những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật, các nhà lập pháp đã có những điều chỉnh đáng kê và hướng tới thống nhất toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta
hiện nay với kỹ thuật lập pháp cao hơn.
Công chứng viên với tư cách là người áp dụng pháp luật phải nắm rõ quy định của pháp luật ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau và vận dụng các quy định đó là quá trình kéo dài từ lúc tiếp nhận yêu cầu công chứng cho đến khi công chứng viên ký vào văn ban công chứng, đóng dau của tổ chức hành nghé công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng Chính vì vậy, vai trò của hệ thống quy phạm pháp luật là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của hợp đồng, giao dịch nói riêng và tính pháp lý của văn bản công chứng nói chung và thê hiện ở một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về quy định của luật cần rõ ràng, các từ ngữ dùng trong văn bản luật đơn giản, dễ hiểu, đơn nghĩa, diễn giải chân thực nhất mỗi quan hệ pháp luật mà
nó hướng tới thì việc áp dụng luật khi thực hiện thủ tục công chứng càng dễ dàng
và hiệu quả Nếu các quy định của luật không rõ ràng, không day du, con mau thuẫn sẽ dẫn đến tình trạng mỗi công chứng viên lại đưa ra cách hiểu quy định của luật khác nhau, hậu quả là áp dụng một quy định của luật theo nhiều cách khác nhau và hiểu sai lệch ban chất pháp lý của vấn dé.
Thứ hai, sự thong nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau cũng được đặt ra như là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản của con chưa thành niên Mặc dù với mỗi ngành luật khác nhau sẽ có những vấn đề pháp lý đặc thù, tuy nhiên có những vấn đề chung nhất thì cần được thống nhất để đảm bảo tính khả thi của văn
bản công chứng và việc công chứng được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Chính sự thống nhất này sẽ hạn chế được việc bỏ sót các quy định liên quan ở các
văn bản khác nhau trong cùng lĩnh vực hoặc trong các lĩnh vực có liên quan.
1.3.2 Trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của công chứng viên
Trang 32Công chứng viên là chủ thể của công chứng và cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện để đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch Chính vì vậy đối với công chứng viên để có thể được phép hành nghề công chứng phải đáp ứng được rất nhiều các tiêu chuẩn, quy định mà pháp
luật đưa ra.
Dé một cá nhân được bổ nhiệm chức danh công chứng viên — một chức danh tư pháp thì người đó cần đáp ứng được các yêu cầu về đào tạo nghiệp vụ, kinh
nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, sức khỏe, dao đức Và
khi hành nghề công chứng thì phải tuân thủ theo quy định về đạo đức hành nghè, những hành vi bị nghiêm cắm và quyền, nghĩa vụ của công chứng viên, cùng với đó là dam bảo kiến thức pháp luật, dé có thể cung cấp dịch vụ công chứng tốt nhất Chất lượng của văn bản công chứng là băng chứng thê hiện rõ nét nhất năng lực của công chứng viên và công chứng viên đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu
Thứ nhất: Trinh độ chuyên môn, kỹ năng nghé nghiệp của công chứng viên Đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định tính hợp pháp của văn bản công chứng Thực tế khi hành nghề, công chứng viên phải vận dụng quy định của rất nhiều ngành luật, lĩnh vực khác nhau, vì vậy, đòi hỏi công chứng viên phải nắm vững được quy định của pháp luật, mỗi liên kết, liên hệ giữa các quy định đó dé có thé vận dụng chính xác quy định của pháp luật vào từng trường hợp, tình huống công chứng vốn đã rất phong phú, đa dạng Chỉ cần một quy định của pháp luật áp dụng không đúng cũng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản công chứng, điều này đồng nghĩa với việc không đảm bảo cho an toàn của hợp đồng, giao dịch Bên cạnh đó, công chứng viên cần phải đảm bảo thực hiện công chứng theo đúng thủ tục quy định để đảm bảo tính hợp pháp về thủ tục công chứng.
Đối với một công chứng viên, không chỉ đòi hỏi có kiến thức về pháp luật mà bên cạnh đó để có thể đảm bảo thực thi chức năng xã hội của mình, công chứng
viên cũng cân phải có hiệu biệt vê các vân dé kinh tê, chính tri và văn hóa — xã hội
Trang 33bởi các van đề đó gắn liền với đời sống xã hội Mỗi một chính sách mới, một van đề kinh tế, văn hóa xã hội mới phát sinh đều sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực, hoặc tích cực vào đời sống xã hội dé từ đó, công chứng viên có thể phòng ngừa được các tranh chấp có thể phát sinh trong các giao dịch dân sự.
Ví dụ: Việc chính phủ có chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp sẽ kéo theo việc nhu cầu mua nhà của người dân tăng cao và dẫn đến điều tất yếu là các giao dịch về mua bán nhà sẽ tăng kéo theo đó là phát sinh các quan hệ dân sự khác như: vay tiền, thuê nhà, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,
và các hợp đồng, giao dịch đó cũng là đối tượng của công chứng.
Thứ hai: Tuân thủ quy định về đạo đức hành nghề công chứng của công chứng viên, quyên và nghĩa vụ của công chứng viên và các hành vi bị nghiêm cam thực
Một trong những nguyên tắc hành nghề công chứng là “Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghệ công chứng ” và công chứng viên phải đảm bảo tuân theo đúng quy tắc đạo đức trong suốt thời gian hành nghề công chứng Vẫn đề đạo đức của một cá nhân luôn là hình thức thé hiện được cái tôi của cá nhân, giáo dục, nhân cách, và ảnh hưởng lớn đến hành vi và cách ứng xử của cá nhân đó đối với các van đề Với công chứng viên - một chức nghiệp đặc biệt thì yêu cầu về đạo đức của công chứng viên càng quan trọng hơn bởi công chứng viên khi hành nghề là nhân danh một phần quyền lực của nhà nước, là người mà các bên tham gia giao dịch trao sự tin tưởng Tầm quan trọng của việc tuân theo những quy tắc đạo đức nhất định được thể hiện thông qua việc cơ quan có thâm quyền ban hành “Quy ắc dao đức hành nghề công chứng '”” với nội dung cơ bản là các chuân mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên khi hành nghề công chứng như: trung thực, khách quan, tự chịu trách nhiệm về văn bản công chứng, với mục đích nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên và nâng cao uy tín của công chứng viên Trong đó, tác giả đề cao sự trung thực và khách quan của công chứng viên khi hành nghề công chứng và coi đó là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh
'° Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ tư pháp.
Trang 34hưởng tới hoạt động công chứng Trong mọi trường hợp, nếu công chứng viên không khách quan, trung thực hay có tư lợi cá nhân thì sẽ phá vỡ thế cân bằng mà các bên luôn hướng tới trong giao kết và thực hiện giao dịch dân sự và tranh chấp xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Bên cạnh việc tuân thủ đạo đức hành nghề công chứng, công chứng viên cũng cần phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình cùng với việc không thực hiện các hành vi bị pháp luật nghiêm cắm Việc pháp luật đưa ra các quy định này nhằm hướng công chứng viên tới những hành vi đúng đắn trong khi hành nghề
công chứng.
1.3.3 Trình độ hiểu biết pháp luật của người yêu cầu công chứng
Để thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng phải cung cấp cho công chứng viên các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc công chứng Những thông tin mà người yêu cầu công chứng cung cấp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc công chứng hợp đồng, giao dịch Đối với các cá nhân, tổ chức tại khoản 2 Điều 7 Luật công chứng năm 2014 nghiêm cấm các hành vi sau:
- _ Giả mạo người yêu cầu công chứng; - _ Cưng cấp thông tin, tài liệu sai sự thật;
- _ Sử dung giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tay xóa, sửa chữa trải pháp luật dé yêu cau công chứng;
- _ Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
- Can trở hoạt động công chứng.
Việc người yêu cầu công chứng phối hợp với công chứng viên trong việc cung cấp thông tin, tài liệu sẽ giúp việc công chứng hợp đồng, giao dịch được thuận lợi hơn Điều này cũng xuất phát từ ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của người yêu cầu công chứng Không phải người yêu cầu công chứng nào cũng có kiến thức về pháp luật và hiểu được quyền và lợi ích hợp pháp nào của mình được pháp luật bảo vệ Chính vì vậy công chứng viên cần phải giải thích, phố biến cho họ về quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia giao kết, nội dung của hợp đồng, giao dịch
Trang 35dé tránh người yêu cầu công chứng không hiểu, hiểu không đúng hoặc chưa rõ về các nội dung của hợp đồng, giao dịch đó.
1.3.4 Chính sách kinh tế, xã hội và tập quán của địa phương
Đối với từng địa phương, các chính sách kinh tế, xã hội mang tính định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó Khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì các quan hệ dân sự phát sinh càng nhiều và đa dạng Khi công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản của con chưa thành niên, công chứng viên bên cạnh việc phải hiểu sâu sắc các quy định của pháp luật đối với việc thực hiện giao dịch về tài sản của con chưa thành niên, đồng thời phải xác định được các chính sách kinh tế, xã hội và tập quán đặc thù của địa phương Điều này sẽ giúp công chứng viên dự liệu được các quan hệ xã hội có thể phát sinh trong tương lai Công chứng viên chỉ hoạt động hành nghề tại một địa phương (xác định theo đơn vị hành chính cấp tỉnh) và phải đăng ký hành nghề tại Sở tư pháp cấp tỉnh nơi hoạt động hành nghề Vì vậy, việc năm bắt được các chính sách kinh tế, xã hội tại địa phương đó sẽ giúp công chứng viên hành nghề công chứng thuận lợi
Ví dụ: Phần lớn các hợp đồng, giao dịch được công chứng hiện nay đều có liên quan đến tài sản là bất động sản, mà theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau: “Công chứng viên của tổ chức hành nghệ công chứng chi duoc công chứng hop dong, giao dịch về bắt động sản trong phạm vi tỉnh, thành pho trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn ban từ chối nhận di sản là bat động sản và văn bản ủy quyên liên quan đến việc thực hiện các quyên đối với bất động sản” Theo quy định này, công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở tại Hà Nội chỉ được công chứng các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản tại Hà Nội Với đặc thù thành phố Hà Nội có những chính sách riêng về van dé này như: giá dat, quy định về điều kiện diện tích tối thiểu khi tách thửa đất, công chứng viên phải nắm
Trang 36được các quy định này để có thể thực hiện công chứng vừa tuân thủ quy định của
pháp luật, vừa phù hợp với quy định của các văn bản dưới luật tại địa phương.
Bên cạnh van đề liên quan đến chính sách kinh tế - xã hội thì tập quán địa phương cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công chứng, bởi trong một số quan hệ dân sự, nếu các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì tập quán sẽ được áp dụng dé giải quyết quan hệ đó”” Các nhà làm luật sẽ không thé dự trù được tat cả các tình huống pháp lý, các quan hệ dân sự có thê phát sinh trong thực tiễn đời sống xã hội, nên sẽ có những quan hệ pháp luật không quy định thì việc công chứng viên vận dung các tập quán địa phương nếu nó phù hợp theo quy định của pháp luật dé có thé giải quyết được van đề của các bên tham gia giao
1.3.5 Sự phối hợp của các cá nhân, tô chức và cơ quan hữu quan
Trong khi hành nghề công chứng, có những thông tin cần phải được làm rõ mà người yêu cầu công chứng không thê cung cấp được tài liệu, giấy tờ chứng minh thì công chứng viên có thê xác minh thông tin, trong trường hợp không xác minh được thì có quyền từ chối công chứng Đối với những trường hợp cần thiết phải xác minh thông tin thì vai trò của các cá nhân, tô chức hay cơ quan cung cấp thông tin là hết sức quan trọng, vì những thông tin họ cung cấp sẽ giúp làm sáng tỏ các van đề chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu công chứng Còn nếu ho không hợp tác trong việc cung cấp thông tin thì sẽ dan đến hợp đồng, giao dịch không đủ điều kiện dé
thực hiện công chứng và công chứng viên sẽ phải từ chôi yêu câu công chứng đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công chứng là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật, gắn bó mật thiết và chịu sự chỉ phối bởi các quy định của pháp luật Trên tinh thần đảm bảo cho tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch nói chung và hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên nói riêng thì công chứng viên, người yêu cầu công chứng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về mọi vấn đề liên quan đến hợp dong,
? Khoản 2 Điều 5 BLDS 2015: Áp dụng tập quán
Trang 37giao dịch đó Trên cơ sở khái quát các vấn đề cơ bản và đặc thù nhất của công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các van dé ảnh hưởng đến việc công chứng dé có thé nhận diện một cách rõ ràng bản chất của hoạt động công chứng và định hướng các nội dung quy định của pháp luật đối với các vẫn đề có liên quan tại Chương 2 luận văn.
Trang 38CHƯƠNG 2
NOI DUNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VE CÔNG CHUNG HOP DONG, GIAO DICH VE TAI SAN
CUA CON CHUA THÀNH NIÊN
2.1 Chủ thể và phương thức tham gia giao dich dân sự của con chưa thành
2.1.1 Chủ thể của hợp đồng, giao dịch về tài sản của con chưa thành niên Có thê nói, một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản công chứng là xác định đúng chủ thể của giao dịch đó Chính vì vậy, đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch về tài sản của con thành niên thì việc xác định ai là chủ thé của giao dich là hết sức quan trọng.
Nếu như năng lực pháp luật dân sự (NLPLDS) của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự, có từ khi cá nhân đó sinh ra, cham đứt khi người đó chết thì năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) của cá nhân lại là khả năng của cá nhân bang hành vi của mình xác lập, thực hiện quyên, nghĩa vụ dân sự” 7 Có thé thay, NLHVDS là điều kiện cần có dé cá nhân thực hiện năng lực pháp luật dân sự của mình Moi cá nhân bat ké lứa tuổi, tình trạng tâm thần, sức khỏe đều có
NLPLDS ngang nhau, tuy nhiên khi thực thi năng lực pháp luật dân sự thì mỗi
người có khả năng thực hiện khác nhau Về cơ bản, người từ đủ mười tám tuôi là người thành niên và có NLHVDS day đủ (trừ trường hợp người mat NLHVDS; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người hạn chế NLHVDS”) và không bị hạn chế khi tham gia giao dịch dân sự (trừ các văn bản liên quan đến tai sản vợ chồng trong trường hợp chủ thê là nam giới chưa đủ 20 tuổi — tuổi được phép kết hôn của người nam theo pháp luật hôn nhân và gia đình) Người chưa thành niên chưa có NLHVDS đây đủ vẫn có khả năng tham gia giao dịch dân sự và được coi là một chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự nói
chung và giao dịch dân sự nói riêng.
” Điều 19 BLDS năm 2015? Điều 22, 23, 24 BLDS năm 2015
Trang 39Xuất phát từ đặc điểm của người chưa thành niên, khi nhận thức, thể chất, sinh lý và tinh thần được phát triển hoàn thiện dần qua từng độ tuôi Chính vì vậy ma tùy vào từng độ tuổi với NLHVDS dan được hoàn thiện mà người chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự ở các mức độ khác nhau căn cứ theo độ tuôi Cụ thể theo quy định tại Điều 21 BLDS năm 2015 về người chưa thành niên như sau:
“1 Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2 Giao dịch dân sự của người chưa du sau tuổi do người đại diện theo pháp luật
của người đó xác lập, thực hiện.
2 Người từ du sáu tuổi đến chưa đủ mười lam tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đông ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cau sinh hoạt hàng ngày phù hop với lứa tuổi.
3 Người từ du mười lam tuổi đến chưa đủ mười tắm tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bắt động sản, động
sản phải đăng ky và giao dich dán sự khác theo quy định của luật phải được
người đại diện theo pháp luật đồng ý ”
Như vậy, có hai phương thức tham gia giao dịch dân sự của con chưa thànhniên, đó là: Con chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự thông qua người đại
diện theo pháp luật hoặc tự mình tham gia giao dịch dân sự và có kèm theo một SỐ điều kiện nhất định Trong hoạt động công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản của con chưa thành niên, công chứng viên căn cứ trên tuổi của con chưa thành niên để xác định cách thức tham gia giao dịch dân sự của con chưa
thành niên và vai trò của người đại diện trong việc xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Trong các giao dịch mà một bên chủ thể của hợp đồng, giao dịch là con chưa
thành niên, đặt ra hai trường hợp tương ứng với hai cách thức tham gia giao dịch
dân sự của con chưa thành niên đó là: chii thé của giao dịch dân sự cũng chính là người giao kết hợp dong, giao dich dân sự (nếu con chưa thành niên tự mình giao kết hợp dong, giao dịch) và chủ thé của giao dịch dân sự là con chưa thành niên và người giao kết hợp dong, giao dịch dân sự là người đại điện theo pháp luật của con chưa thành niên (nếu con chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự thông
Trang 40qua người đại điện) Tuy nhiên, do con chưa thành niên trong đề tài này được đặt
trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, nên ngoài việc căn cứ theo các quy
định của BLDS năm 2015 về người chưa thành niên, chúng ta cũng phải căn cứ vào các quy định về con chưa thành niên, tài sản của con chưa thành niên được quy định trong Luật HN&GD năm 2014 Có như vậy việc công chứng hợp đồng giao dịch liên quan đến tài sản của con chưa thành niên mới thực sự đáp ứng được
việc tuân thủ quy định pháp luật.
2.1.2 Phương thức tham gia giao dịch dan sự của con chưa thành niên
2.1.2.1 Con chưa thành niên chưa đủ sáu tuổi
Về việc tham gia giao dịch, hợp đồng dân sự băng hình thức văn bản có công chứng của con chưa đủ sáu tuổi, khoản 2 Điều 21 BLDS năm 2015 quy định như sau: “Giao dich dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp
luật của người đó xác lập, thực hiện” Hiện nay, BLDS năm 2015 đã không còn
quy định “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự” giỗng như BLDS năm 2005 — đây là một thay đối lớn trong tư duy pháp luật Với người chưa đủ sáu tuổi không thê tự mình giao kết bất kỳ giao dịch dân sự nào Tuy nhiên, xét về NLPLDS, người chưa đủ sáu tuổi hoàn toàn vẫn có thé trở thành chủ thé của giao dich dân sự Do NLHVDS chưa đủ dé có thé tự mình giao kết giao dich dân sự mà việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của con chưa đủ sáu tuôi được thực hiện thông qua người đại diện Điều này cũng có thể được hiểu là việc định đoạt tài sản của con chưa thành niên chưa đủ sáu tuổi được thực hiện thông qua người
đại diện hợp pháp.
2.1.2.2 Con chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lam tuổi
Đối với độ tuôi này, khả năng tham gia giao dịch dân sự của con chưa thành niên được quy định tại khoản 3 Điều 21 BLDS năm 2015 như sau: “Người tir di sdu tuổi đến chưa đủ mười lam tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dan sự phải được người đại điện theo pháp luật dong y, trừ giao dich dán sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi ”.