BÁO CÁO THỰC TẬP 6: THỰC TẬP TẠI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VỀ NHÓM VIỆC CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH KHÁC

16 6 0
BÁO CÁO THỰC TẬP 6: THỰC TẬP TẠI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VỀ NHÓM VIỆC CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH KHÁC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TẬP TẠI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VỀ NHÓM VIỆC VỀ CÔNG HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH KHÁC Thực hiện theo Kế hoạch thực tập số ……KHHVTP ngày …… của Học viện Tư pháp, học viên đã liên hệ và được tạo điều kiện tham gia thực tập tại Văn Phòng công chứng ..., Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày …. đến ngày …, học viên đã được Công chứng viên …… hướng dẫn, quản lý, giám sát, kiểm tra quá trình học viên thực tập. Học viên được tìm hiểu quy trình công chứng các loại hồ sơ liên quan đến đợt thực tập 6: “Công chứng hợp đồng, giao dịch khác”. Sau quá trình thực tập, được sự cho phép của Trưởng văn phòng công chứng ..., học viên lựa chọn sưu tầm Hợp đồng ủy quyền là đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo này. Trong nội dung bài báo cáo, học viên tổng hợp và ghi nhận lại kết quả thu được trong thời gian thực tập, nhận xét quá trình giải quyết hồ sơ của công chứng viên, trao đổi, thảo luận với công chứng viên về các vấn đề liên quan đến hợp đồng ủy quyền, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến công chứng hợp đồng ủy quyền. Bài báo cáo gồm những nội dung chính như sau:

HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ÐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP: ĐỢT THỰC TẬP 6: “THỰC TẬP TẠI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VỀ NHÓM VIỆC VỀ CÔNG HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH KHÁC” A MỞ ĐẦU Thực hiện theo Kế hoạch thực tập số ……/KH-HVTP ngày …… của Học viện Tư pháp, học viên đã liên hệ và được tạo điều kiện tham gia thực tập tại Văn Phòng công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày … đến ngày …, học viên đã được Công chứng viên …… hướng dẫn, quản lý, giám sát, kiểm tra quá trình học viên thực tập Học viên được tìm hiểu quy trình công chứng các loại hồ sơ liên quan đến đợt thực tập 6: “Công chứng hợp đồng, giao dịch khác” Sau quá trình thực tập, được sự cho phép của Trưởng văn phòng công chứng , học viên lựa chọn sưu tầm Hợp đồng ủy quyền là đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo này Trong nội dung bài báo cáo, học viên tổng hợp và ghi nhận lại kết quả thu được trong thời gian thực tập, nhận xét quá trình giải quyết hồ sơ của công chứng viên, trao đổi, thảo luận với công chứng viên về các vấn đề liên quan đến hợp đồng ủy quyền, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến công chứng hợp đồng ủy quyền Bài báo cáo gồm những nội dung chính như sau: B NỘI DUNG PHẦN I PHÁP LUẬT VỀ ỦY QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 1 Khái niệm hợp đồng ủy quyền Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” 2 Phạm vi ủy quyền Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện Để các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do người đại diện xác lập trở thành quyền, nghĩa vụ của người được đại diện thì người xác lập giao dịch đó phải có thẩm quyền đại diện và phải hành động trong phạm vi thẩm quyền đại diện Tuy nhiên, nếu xét theo nghĩa rộng thì khái niệm không có thẩm quyền đại diện bao gồm cả trường hợp hoàn toàn không có thẩm quyền đại diện và vượt thẩm quyền đại diện Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác 3 Đặc điểm của hợp đồng ủy quyền Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ Bên uỷ quyền có quyền yêu cầu bên được uỷ quyền thực hiện những công việc được uỷ quyền trong phạm vi uỷ quyền và cũng như là có nghĩa vụ cung cấp đủ giấy tờ, tin tức…liên quan đến việc được uỷ quyền Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù Tuỳ theo thoả thuận ban đầu thì có thể là bên được uỷ quyền sẽ được nhận một khoản thù lao sau khi thực hiện hợp đồng uỷ quyền, đây gọi là hợp đồng có đền bù; còn nếu trong trường hợp bên được uỷ quyền chỉ thực hiện công việc như là giúp đỡ, giúp sức cho bên uỷ quyền và không nhận bất kỳ thù lao nào thì gọi là hợp đång không có đền bù Hợp đồng ủy quyền là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng do vậy, ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự như: thể hiện ý chí của các bên, sự tự do, tự nguyện, bình đẳng của các bên khi giao kết hợp đồng Sự tự nguyện, bình đẳng là điều kiện bắt buộc trong giao kết hợp đồng, sự tự nguyện của các bên là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ủy quyền Quyền và nghĩa vụ của các bên chỉ phát sinh ngay sau khi các bên thỏa thuận xong những nội dung cơ bản của hợp đồng 4 Thời hạn ủy quyền Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: “Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền” Thời hạn uỷ quyền chính là khoảng thời gian bên được uỷ quyền thực hiện những giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự….mà bên uỷ quyền đã giao Thời hạn thực hiện công việc của bên uỷ quyền giao cho thường được xác định rõ ràng trong hợp đồng uỷ quyền, phụ thuộc vào chính thoả thuận của đôi bên hoặc có thể được pháp luật quy định trong những trường hợp cụ thể Thời hạn uỷ quyền có thể được thoả thuận và quy định cụ thể, là một khoảng thời gian có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện như trên thì thời hạn đại diện được xác định như sau: - Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; - Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện 5 Ủy quyền lại Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định Hình thức hợp đồng ủy quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu Ủy quyền là việc thực hiện công việc nhân danh người khác, do vậy việc ủy quyền lại phải được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định (quy định ở cấp độ là được ủy quyền lại mà không cần sự đồng ý của bên ủy quyền), tuy nhiên dù có hay không việc ủy quyền lại thì người được ủy quyền vẫn phải chịu trách nhiệm với người ủy quyền về công việc ủy quyền Pháp luật dân sự Việt Nam không có quy định về việc người được ủy quyền lại (là người thứ ba trong quan hệ với người ủy quyền và người được ủy quyền) được tiếp tục ủy quyền lại cho người thứ tư và người này lại có thể ủy quyền tiếp tục cho người khác nữa Cần lưu ý là trong văn bản ủy quyền nếu bên ủy quyền đồng ý cho bên được ủy quyền được ủy quyền lại thì yêu cầu này phải ghi rõ trong văn bản ủy quyền Trong trường hợp văn bản ủy quyền không ghi, điều đó có nghĩa là người được ủy quyền không được phép ủy quyền lại Trong trường hợp này, người được ủy quyền muốn ủy quyền lại thì phải được sự chấp nhận bằng văn bản của người ủy quyền Hình thức của văn bản ủy quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức của văn bản ủy quyền ban đầu, nghĩa là nếu văn bản ủy quyền ban đầu được công chứng, chứng thực thì văn bản ủy quyền lại cũng phải được công chứng, chứng thực Phạm vi của ủy quyền lại cũng không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu, nghĩa là chỉ được ủy quyền lại những nội dung công việc mà bên ủy quyền được ủy quyền, nếu vượt quá phạm vi ban đầu thì phần vượt quá đó vô hiệu và không có hiệu lực đối với người ủy quyền 6 Quyền và nghĩa vụ của các bên 6.1 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền Theo quy định tại Điều 567, 568 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên ủy quyền có các quyền, nghĩa vụ sau: - Quyền của bên ủy quyền: + Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền + Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác + Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ theo quy định - Nghĩa vụ của bên ủy quyền: + Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc + Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền + Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao 6.2 Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền Quyền, nghĩa vụ của bên được ủy quyền được quy định tại Điều 565, 566 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Quyền của bên được ủy quyền: + Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền; + Hưởng thù lao (nếu có thỏa thuận), được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền - Nghĩa vụ của bên được ủy quyền: + Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó + Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền + Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền + Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền + Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật + Được bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo quy định 7 Chấm dứt hợp đồng ủy quyền Việc ủy quyền được chấm dứt trong các trường hợp: - Hết hạn ủy quyền theo văn bản ủy quyền Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền - Công việc được ủy quyền đã hoàn thành Được coi là hoàn thành khi công việc được thực hiện xong toàn bộ như thỏa thuận Nếu không có thỏa thuận thì phải căn cứ vào mục đích của công việc ủy quyền để nhận định công việc đã hoàn thành hay chưa - Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền theo quy định tại Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015 Văn bản ủy quyền có đặc điểm riêng biệt là cả bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền khi tham gia văn bản ủy quyền đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện hay nội dung nào đã thỏa thuận trong văn bản ủy quyền Tuy nhiên đối với ủy quyền có thù lao và không có thù lao thì có sự phân biệt trách nhiệm của các bên khi đơn phương chấm dứt ủy quyền Đối với ủy quyền không có thù lao, bên đơn phương chấm dứt phải báo trước cho bên kia một thời gian hợp lý với mục đích đủ để bên kia chuẩn bị cho việc chấm dứt đó (ví dụ: tìm chọn người khác thay thế để tiếp tục công việc, tiếp nhận giấy tờ, tài liệu và tài sản liên quan ) Đối với ủy quyền có thù lao thì bên đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại từ việc đơn phương chấm dứt đó cho bên kia Ngoài ra, bên ủy quyền nếu đơn phương chấm dứt vẫn phải trả thù lao tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện Bên ủy quyền phải có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền Nếu không thông báo thì hợp đồng, giao dịch giữa người được ủy quyền với người thứ ba vẫn có hiệu lực đối với bên ủy quyền, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc buộc phải biết về việc ủy quyền đã bị chấm dứt, nhưng người thứ ba vẫn cố tình giao kết, tham gia hợp đồng, giao dịch với người được ủy quyền Trong trường hợp này thì người được ủy quyền và người thứ ba phải chịu trách nhiệm về việc giao kết hợp đồng - Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết - Các bên cùng thỏa thuận thay đổi, hủy bỏ hay chấm dứt ủy quyền Ủy quyền cũng như hợp đồng dân sự khác, các bên tham gia có quyền thỏa thuận thay đổi, hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng theo ý chí của các bên Khi văn bản ủy quyền chấm dứt theo thỏa thuận của hai bên, những hợp đồng, giao dịch đã thực hiện trong phạm vi của ủy quyền giữa bên được ủy quyền và bên thứ ba vẫn có hiệu lực đối với bên ủy quyền PHẦN III BẢN GHI CHÉP KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VÀ KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH THAM GIA GIẢI QUYẾT VIỆC CÔNG CHỨNG Trong thời gian thực tập tại Văn phòng công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh, học viên đã thực hiện các nội dung công việc sau: - Được quan sát Công chứng viên hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu công chứng - Được Công chứng viên hướng dẫn quy trình, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch - Được Công chứng viên cho tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ công chứng về nhóm việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác - Được quan sát trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu công chứng - Được Công chứng viên hướng dẫn cách kiểm tra, đối chiếu giấy tờ có liên quan trong hồ sơ yêu cầu công chứng về nhóm việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác - Được hướng dẫn cách tiếp nhận và xử lý hồ sơ thực tế, được hướng dẫn kỹ năng công chứng về nhóm việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác - Được hướng dẫn kỹ năng công chứng hợp đồng ủy quyền - Trao đổi và được giải đáp những thắc mắc trong thời gian thực tập tại Văn phòng công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh PHẦN IV NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC CÔNG CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG NƠI HỌC VIÊN THỰC TẬP 1 Tóm tắt nội dung việc công chứng Tóm tắt hồ sơ công chứng hợp đồng uỷ quyền số công chứng …., quyển số … TP/CC-SCC/HĐGD do Công chứng viên , Văn phòng Công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận ngày 02/12/2022 như sau: Bên ủy quyền là ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1969, Căn cước công dân số 036xxxxxx, địa chỉ thường trú: xx Đường số xxx, khu phố 9, phường xxx, quận xxx, Thành phố Hồ Chí Minh là có tài sản riêng do được nhận tặng cho là nhà ở và quyền sử dụng đất tại địa chỉ số xxx Đường Lê Văn A, phường xxx, quận xxx, thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ theo: theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số DG201860, số vào sổ cấp giấy chứng nhận: CH23854 do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 22/11/2022, đăng ký thay đổi ngày 01/12/2022, do điều kiện công việc, phải đi công tác liên tục ở nhiều tỉnh/thành khác nhau ông Nguyễn Văn H đã uỷ quyền cho ông Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1986, Chứng minh nhân dân số 151580xxx, địa chỉ thường trú: xx, thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình được thực hiện một số công việc như sau: “quản lý, sử dụng, trích lục các giấy tờ liên quan đến bất động sản nêu trên, đăng ký biến động nội dung trên giấy chứng nhận, tách thửa, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cho thuê (bao gồm cả việc sửa đổi, bổ sung, thanh lý hợp đồng cho thuê), thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ cho bên A hoặc đảm bảo nghĩa vụ cho bên thứ ba (bao gồm cả việc giải chấp, đăng ký xóa thế chấp, nhận bản chính giấy chứng nhận và các giấy tờ liên quan), bán, chuyển nhượng, nhận đặt cọc (bao gồm cả việc sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng bán, chuyển nhượng, đặt cọc), tặng cho (bao gồm cả việc sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng tặng cho) (kể cả trước hoặc sau khi tách thửa – cấp giấy chứng nhận) đối với bất động sản tọa lạc tại số xxx Đường Lê Văn A, phường xxx, quận xxx, thành phố Hồ Chí Minh” 2 Thành phần hồ sơ Thành phần hồ sơ công chứng hợp đồng uỷ quyền số công chứng , quyển số 12/2022 TP/CC-SCC/HĐGD do Công chứng viên , Văn phòng Công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận ngày 02/12/2022 gồm: - Phiếu yêu cầu công chứng do ông Nguyễn Văn H yêu cầu và ký trên phiếu Phiếu yêu cầu công chứng của Hợp đồng ủy quyền đã có đầy đủ các thông tin quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 40, Luật Công chứng 2014 bao gồm thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục thành phồ hồ sơ kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ - Căn cước công dân của ông Nguyễn Văn H và ông Nguyễn Văn Đ đang còn hạn sử dụng, có giá trị sử dụng tại thời điểm công chứng - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số DGxxx, số vào sổ cấp giấy chứng nhận: CHxxx do Ủy ban nhân dân quận xxx Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 22/11/2022, đăng ký cập nhật biến động ngày 01/12/2022 - Tờ tra cứu thông tin ngăn chặn trên hệ thống thông tin của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh 3 Quy trình giải quyết hồ sơ công chứng: Theo quy định tại Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng xây dựng quy trình từ giai đoạn tiếp nhận, thụ lý hồ sơ cho đến khi hoàn tất thủ tục công chứng Theo học viên quan sát tại Văn phòng công chứng thì quá trình giải quyết hồ sơ công chứng, cụ thể là hồ sơ công chứng hợp đồng uỷ quyền số công chứng , quyển số 12/2022 TP/CC-SCC/HĐGD do Công chứng viên , Văn phòng Công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận ngày 02/12/2022 qua 4 bước sau: Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng Công chứng viên tiếp xúc, trao đổi thông tin với người yêu cầu công chứng để làm rõ những vấn đề sau: ý chí chủ quan của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch là gì Điều này, giúp công chứng viên xác định được chính xác yêu cầu công chứng, làm rõ loại hợp đồng, giao dịch mà các bên đề nghị công chứng; trên cơ sở nắm được yêu cầu công chứng cụ thể, công chứng viên phải xác định được việc yêu cầu công chứng đó có thuộc thẩm quyền công chứng của văn phòng công chứng mình không; nội dung yêu cầu công chứng có đảm bảo yếu tố không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội không Sau khi xác định chính xác yêu cầu công chứng hợp đồng uỷ quyền, thuộc thẩm quyền công chứng của Văn phòng công chứng và xác định được các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ được xác lập giữa các bên tham gia giao dịch, công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công chứng Người yêu cầu công chứng nộp phiếu yêu cầu công chứng, bản sao giấy tờ tuỳ thân, bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng và các tài liệu, giấy tờ liên quan cho công chứng viên tại Văn phòng công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh Bước 2: Nghiên cứu, xử lý hồ sơ Sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng uỷ quyền do người yêu cầu công chứng cung cấp, công chứng viên tiến hành xác định tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu Sau khi nhận thấy hồ sơ yêu cầu công chứng đủ điều kiện để thực hiện việc công chứng Xét thấy, hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền không thuộc trường hợp phải xác minh, không có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, người yêu cầu công chứng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đối tượng của hợp đồng ủy quyền được mô tả cụ thể, phù hợp theo quy định pháp luật, nội dung yêu cầu công chứng không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì công chứng viên thụ lý để giải quyết hồ sơ Do người yêu cầu chưa có dự thảo hợp đồng nên Công chứng viên soạn thảo dự thảo hợp đồng theo thông tin các bên cung cấp và in bản dự thảo cho các bên đọc lại, giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch Sau khi người yêu cầu công chứng đọc lại, đồng ý với toàn bộ dự thảo thì các bên ký vào từng trang của hợp đồng, công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng điểm chỉ vào một bản của hợp đồng để đối chiếu dấu điểm chỉ nhằm xác định đúng chủ thể tham gia giao kết hợp đồng Bước 3: Ký công chứng - Công chứng viên đối chiếu nhận dạng chữ ký và dấu điểm chỉ, đồng thời giải thích các quy định của pháp luật của hợp đồng uỷ quyền - Người yêu cầu công chứng xuất trình toàn bộ giấy tờ bản chính để công chứng viên đối chiếu, sau khi kiểm tra hoàn tất, công chứng viên ký vào từng trang của hợp đồng và lời chứng, sau đó chuyển hồ sơ vào bộ phận đóng dấu Bước 4: Hoàn tất thủ tục công chứng - Bộ phận trả hồ sơ thu phí, thù lao công chứng sau đó đóng dấu, phát hành văn bản công chứng cho các bên giao kết hợp đồng, 01 bản chính lưu lại Văn phòng Công chứng - Bộ phận Văn thư lưu lại một bản chính của hợp đồng uỷ quyền, nhập thông tin lên hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng Thành phố Hồ Chí Minh và lưu trữ hồ sơ trong kho lưu trữ của Văn phòng 4 Nhận xét quá trình giải quyết việc công chứng của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng nơi học viên thực tập 4.1 Về thành phần hồ sơ công chứng hợp đồng uỷ quyền: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014 quy định về thành phần hồ sơ công chứng, học viên nhận thấy đối với hồ sơ công chứng hợp đồng uỷ quyền số công chứng , quyển số 12/2022 TP/CC-SCC/HĐGD do Công chứng viên , Văn phòng Công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận ngày 02/12/2022 đã đầy đủ và phù hợp với quy định pháp luật - Phiếu yêu cầu công chứng đã thể hiện đầy đủ các nội dung như: thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ Văn phòng Công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh thiết kế mẫu Phiếu yêu cầu công chứng có chứa đầy đủ các nội dung được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 - Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng đều còn thời hạn và giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật - Nhà ở và quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận và được cập nhật quyền sở hữu, sử dụng cho ông Nguyễn Văn H nên đủ điều kiện của nhà ở được phép tham gia giao dịch căn cứ theo Điều 188 Luật đất đai năm 2013 và Điều 118 Luật Nhà ở 2014 - Giấy tờ tra cứu tình trạng tài sản: Theo Điều 62, Luật công chứng 2014 thì Cơ sở dữ liệu công chứng bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng Trang tra cứu tình trạng tài sản không phải là một giấy tờ bắt buộc phải lưu trữ theo quy định của Luật công chứng 2014 Phần mềm này là cơ sở dữ liệu thông tin mà Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng nhằm giúp Công chứng viên có thể tra cứu thông tin về các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản tại thời điểm công chứng hợp đồng, giao dịch Nhờ đó, Công chứng viên có thể kịp thời phát hiện tài sản bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nhưng vẫn được dùng để giao kết các giao dịch dân sự, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch 4.2 Về nội dung và hình thức của hợp đồng uỷ quyền: a Về nội dung hợp đồng uỷ quyền: Căn cứ theo các quy định pháp luật thì hồ sơ công chứng hợp đồng uỷ quyền số công chứng , quyển số 12/2022 TP/CC-SCC/HĐGD do Công chứng viên , Văn phòng Công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận ngày 02/12/2022 là đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật Thứ nhất, về chủ thể của Hợp đồng Về chủ thể của hợp đồng: việc xác định chủ thể của hợp đồng được xét trên hai phương diện: tư cách chủ thể và sự tự nguyện của các chủ thể Xác định tư cách chủ thể là xác định bên ủy quyền và bên được ủy quyền đã đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; bên ủy quyền đúng là chủ sử dụng có đầy đủ tư cách pháp lý để ủy quyền Quan hệ ủy quyền luôn liên quan đến 2 loại chủ thể, bao gồm: người ủy quyền (bên ủy quyền) và người được ủy quyền (bên được ủy quyền) Trong đó: - Người ủy quyền (bên ủy quyền) có những dấu hiệu mà công chứng viên cần làm rõ như sau: Nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014: “Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự” Do đó, để tham gia vào quan hệ ủy quyền, chủ thể phải đạt độ tuổi mà pháp luật quy định có năng lực trách nhiệm pháp lý và có trạng thái thần kinh bình thường (không mắc bệnh tâm thần và các căn bệnh khác mà không điều chỉnh được hành vi của mình) Người có năng lực hành vi dân sự, theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015, bao gồm: người thành niên, từ đủ mười tám tuổi trở lên (có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) và người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi (có năng lực hành vi dân sự một phần) Do đó, công chứng viên xác định với tư cách bên ủy quyền thì trước hết phải dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Người ủy quyền là người có quyền giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp Ngoài yêu cầu phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định, người ủy quyền còn phải có tư cách chủ thể của bên ủy quyền, tức là phải có “quyền năng” nào đó hoặc “quyền thực hiện công việc” nào đó để giao lại cho chủ thể khác Có thể thấy rằng, muốn xác lập quan hệ ủy quyền thì điều kiện tiên quyết đối với bên ủy quyền là họ phải đang nắm giữ một “quyền” nào đó hoặc là người có “quyền thực hiện một công việc nào đó” để có thể giao lại “quyền” hay giao lại “quyền thực hiện công việc” đó cho người khác thực hiện thay cho mình Người đề nghị công chứng văn bản ủy quyền sẽ không có tư cách chủ thể tham gia vào quan hệ ủy quyền khi không chứng minh được mình là người có quyền đó Do đó, công chứng viên cần kiểm tra giấy tờ được xuất trình đã đủ cơ sở để xác định tính xác thực, hợp pháp đối với “quyền” hay “công việc” là đối tượng của yêu cầu công chứng văn bản ủy quyền hay chưa Đây được coi là điều kiện cần để từ đó làm phát sinh quan hệ ủy quyền + Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân được đại diện: khoản 3 Điều 134 và khoản 3 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người đại diện (người được ủy quyền): “Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện” và “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện” Như vậy, về nguyên tắc, người được ủy quyền có thể từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu pháp luật không bắt buộc việc thực hiện công việc hay việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể nào đó phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên thực hiện Do đó, đối với trường hợp bên được ủy quyền từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, công chứng viên cần phải rà soát, đối chiếu lại các văn bản pháp luật liên quan để xem có quy định nào ràng buộc công việc phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện hay không Tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với chủ thể tham gia giao dịch: công chứng viên căn cứ vào các nội dung chính của hợp đồng để hỏi chủ thể tham gia giao dịch nhằm kiểm tra lại xem chính họ đã đọc hợp đồng; từng nội dung trong hợp đồng đã đúng thỏa thuận của họ; họ đã đồng ý với toàn bộ điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng Xác định sự tự nguyện của các chủ thể tham gia hợp đồng là một trong những nội dung rất quan trọng, trước khi công chứng viên ký vào hợp đồng Đây là yêu cầu để hợp đồng đủ điều kiện phát sinh hiệu lực Công chứng viên yêu cầu chủ thể tham gia giao kết hợp đồng ký, ghi rõ họ tên vào hợp đồng trước mặt công chứng viên, loại bút được sử dụng khi ký là bút bi, mực màu xanh dương, loại mực không phai Bên ủy quyền: Bên uỷ quyền là ông Nguyễn Văn H, là người thành niên, có năng lực hành vi dân sự, đồng ý uỷ quyền cho ông Nguyễn Văn Đ những nội dung uỷ quyền đã nêu và nhà ở và quyền sử dụng đất tại địa chỉ số xxx Đường Lê Văn A, phường xxx, quận xxx, thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ theo: theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số DGxxx, số vào sổ cấp giấy chứng nhận: CHxxx do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 22/11/2022, đăng ký cập nhật tặng cho cho ông Nguyễn Văn H ngày 01/12/2022 Theo Khoản 1, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, do được tặng cho riêng nên tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất nêu trên là tài sản riêng của ông Nguyễn Văn H, công chứng viên không cần xem xét tình trạng hôn nhân của ông Nguyễn Văn H Bên nhận ủy quyền: Ông Nguyễn Văn Đ là người thành niên, có năng lực hành vi dân sự, đồng ý nhận sự uỷ quyền và có khả năng thực hiện công việc mà ông Nguyễn Văn H giao Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng uỷ quyền Đối tượng của hợp đồng là công việc, cụ thể: Bên B được quyền thay mặt và nhân danh bên A “quản lý, sử dụng, trích lục các giấy tờ liên quan đến bất động sản nêu trên, đăng ký biến động nội dung trên giấy chứng nhận, tách thửa, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cho thuê (bao gồm cả việc sửa đổi, bổ sung, thanh lý hợp đồng cho thuê), thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ cho bên A hoặc đảm bảo nghĩa vụ cho bên thứ ba (bao gồm cả việc giải chấp, đăng ký xóa thế chấp, nhận bản chính giấy chứng nhận và các giấy tờ liên quan), bán, chuyển nhượng, nhận đặt cọc (bao gồm cả việc sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng bán, chuyển nhượng, đặt cọc), tặng cho (bao gồm cả việc sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng tặng cho) (kể cả trước hoặc sau khi tách thửa – cấp giấy chứng nhận) đối với bất động sản tọa lạc tại số xxx Đường Lê Văn A, phường xxx, quận xxx, thành phố Hồ Chí Minh” Như vậy, Công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng uỷ quyền trên là đúng quy định pháp luật về phạm vi công chứng theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản: “Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản” Và công chứng viên chứng nhận hợp đồng uỷ quyền không vi phạm tại Điểm c, Khoản 1, Điều 7 Luật Công chứng năm 2014: “Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi” Thứ ba, về thông tin tra cứu ngăn chặn của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh Mặc dù đối tượng của hợp đồng uỷ quyền là công việc uỷ quyền, nhưng liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với tài sản như quyền bán, chuyển nhượng, Công chứng viên cũng cần xem xét tình trạng tài sản có được phép giao dịch vào thời điểm uỷ quyền hay không Nếu tài sản bị ngăn chặn giao dịch thì đương nhiên việc công chứng hợp đồng uỷ quyền sẽ không thể thực hiện Kết luận: Văn bản công chứng hồ sơ thực tế về công chứng hợp đồng ủy quyền là đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, việc công chứng viên của Văn phòng công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh ký và xác lập hợp đồng ủy quyền là phù hợp theo quy định của pháp luật, tuân theo quy trình thủ tục trong luật công chứng năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan b Về hình thức hợp đồng uỷ quyền: Về hình thức của hợp đồng được xem xét dưới hai khía cạnh: tên gọi của hợp đồng là “ủy quyền” là phù hợp với đối tượng và nội dung của hợp đồng, hợp đồng được công chứng là do pháp luật quy định Đây là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về mặt hình thức, vi phạm quy định này, hợp đồng sẽ vô hiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn quy định hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận như trước đây, mà gián tiếp quy định việc ủy quyền phải bằng văn bản khi quy định: “Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền” tại khoản 1 Điều 140 Đồng thời, xuất phát từ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014: “ Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”, công chứng viên chỉ có thể chứng nhận việc ủy quyền nếu được lập thành văn bản Xét về mặt bản chất, văn bản ủy quyền luôn là một quan hệ hợp đồng, được hình thành trên những nguyên tắc của quá trình giao kết hợp đồng dân sự Nói cách khác, để phát sinh quan hệ ủy quyền và được công chứng thì các bên trong quan hệ này (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) phải có sự thỏa thuận và thống nhất ý chí với nhau về tất cả các nội dung của ủy quyền Ý chí đơn phương của một bên không thể làm phát sinh quan hệ ủy quyền, để từ đó, ràng buộc quyền và nghĩa vụ của bên kia phải thực hiện công việc Do đó, ủy quyền phải là quan hệ hợp đồng mà không thể và chưa bao giờ là hành vi pháp lý đơn phương Chính vì vậy, khi đề cập đến ủy quyền dưới hình thức văn bản, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đề cập đến ủy quyền được lập thành hợp đồng ủy quyền Tương đồng với quy định về hình thức ủy quyền bằng văn bản dưới dạng hợp đồng của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Công chứng năm 2014 cũng đã quy định việc công chứng đối với hợp đồng ủy quyền tại Điều 55 Hợp đồng uỷ quyền số công chứng , quyển số 12/2022 TP/CC-SCC/HĐGD do Công chứng viên , Văn phòng Công chứng , Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận ngày 02/12/2022 đã tuân thủ đúng với hình thức của một văn bản công chứng đó là chỉ dùng tiếng Việt và không viết tắt, không viết bằng ký hiệu, không viết xen dòng, viết đè dòng, không tẩy xoá, không để trống trong văn bản công chứng, nội dung uỷ quyền được liệt kê đầy đủ theo yêu cầu của hai bên và không sử dụng “v.v ” hay “…” Phần lời chứng của Công chứng viên đối với trường hợp này áp dụng theo Mẫu đính kèm theo của thông tư 01/2021/TT-BTP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật công chứng (có hiệu lực kể từ ngày 26/03/2021) Trong lời chứng gồm thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký, dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký, dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, số tờ, số trang, số công chứng Lời chứng của công chứng viên được ký và ghi rõ họ tên của công chứng viên, có đóng dấu của văn phòng công chứng PHẦN V NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VIỆC THAM GIA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN Khoản 1 Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 có quy định: “Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.” Thực ra không chỉ đối với việc công chứng hợp đồng ủy quyền nói riêng mà tất cả mọi việc công chứng đối với hợp đồng, giao dịch nói chung thì công chứng viên đều phải có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc tham gia, giao kết hợp đồng, giao dịch cho các bên Học viên đã được quan sát quá trình tiếp nhận hồ sơ, trao đổi giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng Qua đó, học viên học hỏi được thêm về kinh nghiệm khai thác thông tin của công chứng viên từ người yêu cầu công chứng, cũng như hiểu được chính xác yêu cầu công chứng, làm rõ loại hợp đồng, giao dịch mà các bên đề nghị công chứng; trên cơ sở nắm được yêu cầu công chứng cụ thể, công chứng viên phải xác định được việc yêu cầu công chứng đó có thuộc thẩm quyền công chứng của văn phòng công chứng mình không; nội dung yêu cầu công chứng có đảm bảo yếu tố không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội không Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận yêu cầu công chứng và thực hiện kiểm tra các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ yêu cầu công chứng mà người yêu cầu công chứng cung cấp V Kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến công chứng Qua quá trình thực tập tại Văn phòng công chứng , cũng như tìm hiểu pháp luật về công chứng hợp đồng uỷ quyền, học viên kiến nghị về hoàn thiện pháp luật như sau: Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.” Theo học viên, quy định này gây ra một số bất cập vì nhiều trường hợp người dân đi làm xa nhà, chưa có tạm trú, muốn thực hiện hợp đồng uỷ quyền thì phải liên hệ cơ quan công an để xác nhận tạm trú Điều này gây khó khăn cho người dân Theo học viên, quy định này cần thay đổi để không ảnh hưởng tới phạm vi cư trú, giúp người dân thực hiện thủ tục công chứng dễ dàng hơn C KẾT LUẬN Sau khi kết thúc việc thực tập tại Tổ chức hành nghề công chứng, học viên đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về kỹ năng trong việc hành nghề công chứng, hiểu tường tận quy trình làm việc với khách hàng và xử lý hồ của Công chứng viên và quy trình công chứng văn bản công chứng Công chứng là một nghề cao quý tuy nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro, học viên cũng như biết thêm về những áp lực, khó khăn mà công chứng viên đã phải đối mặt hằng ngày như vấn nạn giấy tờ giả mà công chứng viên phải đối mặt trong quá trình thực hiện hồ sơ công chứng ngày càng nhiều và tinh vi Giấy tờ giả được làm ngày càng tinh vi, khó phát hiện, bằng mắt thường rất khó có thể phân biệt, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay Bên cạnh đó, cái khó cho các công chứng viên là hiện nay chưa có cơ chế hỗ trợ công chứng viên trong việc kiểm tra xử lý các giấy tờ giả cũng chưa có cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu từ các ngành liên quan đặc biệt trong lĩnh vực đất đai Ngay cơ sở dữ liệu hành nghề công chứng được Luật Công chứng năm 2014 giao Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng cũng chưa có nhiều sự kết nối, liên thông giữa các địa phương Thông qua đợt thực tập này, học viên đã có những trải nghiệm, những ngày học hỏi, quan sát và trau dồi kiến thức đầy thiết thực, rút ra được những bài học kinh nghiệm để phục vụ cho công việc học tập cũng như hoạt động hành nghề sau này của bản thân mình Tại đây, học viên được hướng dẫn tận tình, trao đổi kiến thức cũng như kỹ năng hành nghề, giúp học viên bổ sung kiến thức, cung cấp những kỹ năng cơ bản để xử lý một số vấn đề liên quan đến các đặc điểm pháp lý về chủ thể, đối tượng, nội dung nhằm bảo đảm tính hợp pháp, tính xác thực của hợp đồng khi chứng nhận DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO + Bộ Luật Dân sự năm 2015 + Luật Công chứng năm 2014 + Luật Đất đai năm 2013 + Luật Nhà ở 2014 + Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 + Luật Cư trú năm 2020 + Luật Căn cước công dân năm 2014 + Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng + Giáo trình Kỹ năng hành nghề Công chứng tập 2 và tập 3 Nhà xuất bản Tư pháp

Ngày đăng: 22/03/2024, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan