Khái niệm về “kinh doanh dịch vụ Logistics có thể chia làm 2 nhóm: nhómđịnh nghĩa hẹp, coi Logistics gần như hoạt động giao nhận hàng hóa; và nhóm địnhnghĩa rộng, cho rằng Logistics bao
Trang 1TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN VIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE
Dé tai:
PHAT TRIEN HOAT DONG KINH DOANH DICH VU
LOGISTICS TAI CONG TY TNHH ULI HA NOI
Giáo viên hướng dẫn: Ths Dương Thị Ngân
Sinh viên thực hiện : Đỗ Hồng QuyênLop : Hai Quan 59
Mã Sinh Viên : 11173957
Hà Nội, 12-2020
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu,
kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do em tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2020
Tác giả chuyên dé thực tập
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thành chuyên dé báo cáo thực tập này trước tiên em xin gửi đến
các quý thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân lời cảm ơn chân thành
và sâu sac nhat.
Đặc biệt, em xin gởi đên cô Dương Thị Ngân — người đã tận tình hướng dân, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đê báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu
sắc nhât.
Cuối cùng, em xin chân thành cam ơn Ban giám đốc và các anh chị cán bộ,
nhân viên công ty TNHH ULI chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn
thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô cũng như quý công ty
Em xin chân thành cam on!
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Kí hiệu Ý Nghĩa
ULI Unique Logistics International
DN Doanh nghiép
TNHH Trách nghiệm hữu han
LNST Lợi nhuận sau thuế
PTKD Phát triển kinh doanh
Trang 5DANH MỤC HINH ANH, SƠ DO BANG BIEU
Hinh anh
Hình 1.1 PT hoạt động KD và một phan trong chuỗi Marketing-mix 7
Hình 2.1 Khách hàng của ULLÌ -2- ¿2 <+SE£+E£2EE+EE+EE+EEE£EE+EEtEEtrEerEkrrkerkerex 32 Hình 2.2 Số liệu về thành tựu của ULI năm 2018 2 2- +©5z22++zx+zxz>s+ 35 Sơ đồ Sơ đồ 1.1 Quá trình quản trị quan hệ khách hàng 2-2 2 +2 s2 ++£s+£zzs++2 8 Sơ đồ 1.2 Quá trình xúc tiến bán trong B2B - - 2-52 2+S2+E2Ec£EeEEerxerxrrxsrs 10 Sơ đồ 2.1: Cơ cau tô chức ULI Logistics VN chi nhánh Hà Nội 27
Sơ đồ 3.1 Thị trường xuất khâu của các doanh nghiệp Logistics -. - 66
Bảng biểu Bảng 2.1 Kết quả tình hình kinh doanh của ULI Hà Nội 2017-2019 - 33
Bang 2.2 Doanh thu của công ty TNHH ULI Ha Nội năm 2017 — 2019 34
Bang 2.3 Chi phí của công ty TNHH ULI Hà Nội năm 2017-2019 34
Bảng 2.4 Lợi nhuận sau thuế công ty TNHH ULI Hà Nội năm 2017-2019 35
Bang 2.5 Doanh thu theo phương thức kinh doanh tại ULI HN 2017-2019 47
Bảng 2.6 Doanh thu theo cơ cấu thi trường khách hàng tại ULI Hà Nội 2017-2019 48
Bảng 2.7 Bảng doanh thu từ hàng chỉ định của đại lý toàn cầu ULI cho ULI Hà Nội 50 Bang 2.8 Bảng doanh thu theo loại hình xuất, nhập khâu - 2-2 52 Bảng 3.1 So sánh chỉ số năng lực quốc gia về Logistis của Việt Nam từ năm 2007 38201; ằ 64
Trang 6MỤC LỤC
CHUONG I: TONG QUAN VE PHÁT TRIEN HOAT ĐỘNG KINH DOANH
))i0:A 20809 01S/0:9.17 4
1.1 Cơ sở lý luận của phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics 4
1.1.1 Khái niêm và ban chất của phát triển hoạt động kinh doanh dịch vu 4
1.1.2 Khái niệm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ LogIstics 5
1.1.3 Đặc điểm của phát triển hoạt động kinh doanh dich vụ Logistics 6
1.2 Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Log1stics 8
1.2.1 Quản trị quan hệ khách hàng - - - 5 + SE kseirrrrsrrerrrke 8 1.2.2 Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics B2B 10
1.3 Các nhân tổ tác động đến phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ LogIstics )81/221018i134011 0000077 5 15
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 2-2 2s E+EE+EE2+E£+EE+E£+E££EeEEerkerxreee 15 1.3.2 Nhân tố chủ quan - 2-2 2¿++++2++E++£EE+2EEtEEEEEEESEEEEEEEEEerkrsrkrrrrres 20 CHƯƠNG II: THUC TRẠNG PHAT TRIEN HOAT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ULI HÀ NỘI GIAI DOAN 2017 - 2(19 22-22: 22S222EEE22E22211223122127112711 211211 ee 23 2.1 Tổng quan về công ty TNHH ULI Việt Nam chi nhánh Hà Nội 23
2.1.1 Giới thiệu chung về công tyy 2-2 £+keSE+EE#EEEEEEEE2EEEEerEerkerkerkrree 23 2.1.2 Sơ lược về cơ cau bộ máy tô chức của công ty TNHH ULI Hà Nội 26
2.1.3 Sơ lược về các sản phẩm và dịch vụ tại công ty -csccsecse+ 29 2.1.4 Sơ lược về các đối tác tiêu biểu của CONG ty -¿-cs+cs+ccecse+ 31 2.1.5 Tình hình phát triển hoạt động kinh doanh dich vu Logistics tại công ty TNHH ULL 0 32
2.1.6 Nhận xét những thành tựu và nhược điểm của tình hình kinh doanh tại lỗ) 8st.8) [08+ [.ì 00.00202006 5:iađaaDDỤ 35
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại công ty
TNHH ULI Hà Nội giai đoạn 20177-20109 - Q2 S5 3233313 EEErrrrerirrrrrrsee 36
2.2.1 Đặc điểm của phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại công
ty TNHH ULI Hà Nội giai đoạn 2017 — 2 1 - sccxsxtseseeeserreeserske 36
Trang 72.2.2 Thực trạng phat triển hoạt động kinh doanh dịch vu Logistics tại công ty
TNHH ULI Hà Nội giai đoạn năm 2017-2019 75-555 *+++se++seeessexs 38
2.2.3 Kết quả phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty
TNHH ULI Hà Nội giai đoạn năm 2017-2019 75-555 +++sexsseesssexs 46
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vu Logistics tại
công ty TNHH ULI Hà Nội giai đoạn năm 20177-20119 - 5 5< << ++scs+exss 53
2.3.1 Nhận xét CHUNG ee eeeceeseceseecesceeeeeesseceseecesceceaeessaeceseeseeessneessaeeeeeees 53
2.3.2 Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến những han chế - 58
CHUONG III: DE XUAT GIAI PHAP PHAT TRIEN HOAT DONG KINH
DOANH DICH VU LOGISTICS TẠI CONG TY TNHH ULI HA NỘI 61
3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh dich vu Logistics tại công ty
TNHH ULI Hà Nội trong 5 năm tot - - 5 5 + 313399 ESEkEEeEskereereerserske 61
3.1.1 Định hướng phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại
M0 0< 61
3.1.2 Dinh hướng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại ULI
E000 62
3.2 Cơ hội và thách thức đối với phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
Logistics tại Việt Nam và tại ULI Hà NNỘI 5 55+ + *+skserssereersres 63
cm 9o 63
3.3 Dé xuất giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vu Logistics cho các
doanh nghiệp tại Việt Nam và cho ULÌ - 5 6+ + E+EEseEseersereeessree 67
3.3.1 Về phía cơ quan quản lý Nhà Nước ¿2 2 s+zx+x++z+zxerxerxez 67
3.3.2 Về phía các doanh nghiệp kinh doanh dich vu Logistics và ULI Hà N6i68KET LUẬN ¿52-552 2E2E1221271711211271211112112111111211 11.1111 exerre 74
Trang 8LOI MO DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tai
Xu thế tất yếu của thế giới ngày nay là toàn cầu hóa và thông thương giữacác quốc gia, nền kinh tế đang đạt đến cái tốc độ tăng trưởng chóng mặt của nhiều
ngành liên quan, trong đó phải ké đến ngành kinh doanh dich vụ Logistics ViệtNam đã và đang xây dựng hình ảnh mạnh mẽ và chứng minh với thế giới sức mạnhcủa nước minh trong giao thương quốc tế, vậy nên dịch vụ Logistics đã trở thànhmột khái niệm tat yếu ton tại trong nên kinh tế nước nhà và phát triển mạnh mẽ chođến bây giờ Nghiên cứu về tình hình thực hiện “phát triển hoạt động kinh doanhdịch vu Logistics” là một việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết, nhăm giúp các
doanh nghiệp nhìn nhận lại quá trình hoạt động kinh doanh của mình và có phương
hướng cho sự phát trién của ngành kinh doanh dịch vụ Logistics trong tương lai
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
Logistics và đưa ra các giải pháp nhằm thúc day hoạt động kinh doanh dich vụ này
tại công ty TNHH ULI Hà Nội
Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực tế tình hình phát triển hoạt động kinh doanh dịch vu Logisticstại Công ty TNHH ULI Hà Nội, tìm ra những hạn chế cần phải giải quyết trong pháttriển kinh doanh dịch vụ này tại công ty Từ thông tin thu thập được trong nghiêncứu trên, sử dụng phương pháp đối chiếu thực tiễn với lý luận nhằm đề xuất ranhững giảipháp giúp công ty đây mạnh phát triénhoat động kinh doanh dịch vuLogistics, giải quyết những khó khăn tồn đọng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những lý luận thực tiễn của vấn đề phát triển hoạt động kinh doanh dịch
vu Logistics cua DN.
Pham vi nghiên cứu
Về nội dung: Day mạnh hoạt động kinh doanh dich vu Logistics, dựa trênviệc phân tích tình hình thực tế dé đưa ra các giải pháp giúp hoạt động phát trién
kinh doanh được cải thiện tốt hơn.
Trang 9Về không gian: tại Công ty TNHH ULI chi nhánh Hà Nội.
Về thời gian: nghiên cứu hoạt động PTKD dich vu Logistics của công ty ULI chinhánh Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2019 và đưa ra giải pháp trong 5 năm đến năm
2025.
4 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu đề tài
*Phương pháp thu thập số liệu
Đề có số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, em đã thu thập thông tin bằngcách phỏng vấn giám đốc công ty Nguyễn Huệ Linh Thông, trưởng bộ phận kinh
doanh anh Lê Danh, nhân viên phòng Kế toán-Tài chính chị Yến, phòng Hành
chính của công ty Bên cạnh đó, em còn thu thập số liệu từ một số kênh thông tin uy
tín như Cafef.vn, VIFFAS, trang Facebook, website chính thức của công ty,
từ 2017-2019.
Phương pháp phân tích
Từ các số liệu, tài liệu thu thập được tiễn hành phân tích dé thấy được tìnhhình thực tế của hoạt động kinh doanh từ đó có hướng giải quyết van dé, đồng thờiphân tích dé làm rõ tác động của từng yếu tố đến đối tượng nghiên cứu từ đó rút ra
nguyên nhân và đề ra các giải pháp phù hợp
5 Kết cầu đề tài
Chuyên đề thực tập gồm có 80 trang nội dung chưa ké lời mở đầu kết luận và
mục lục, được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
Logistics
Trang 10Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
Logistics của công ty TNHH ULI Hà Nội giai đoạn từ 2017-2019
Chương 3: Dé xuất một số giải phát nhằm phát triénhoat động kinh
doanh dich vu Logistics tại công ty TNHH ULI Hà Nội
Trang 11CHUONG I: TONG QUAN VE PHÁT TRIEN HOAT ĐỘNG KINH DOANH
DICH VỤ LOGISTICS
1.1 Cơ sở lý luận của phát triển hoạt động kinh doanh dich vu Logistics
1.1.1 Khái niêm và bản chất của phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
Bất cứ một dịch vụ nào khi được tạo dựng đều lay sự thỏa mãn tối đa nhu cầungười tiêu dùng làm mục tiêu, nhăm thu lại được lợi ích kinh tế, mục tiêu này đòihỏi nhà cung cấp phải đưa được sản phẩm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng,đồng thời liên tục cải thiện chất lượng của dịch vụ mà mình cung cấp nhằm đáp ứngnhu cầu khách hàng Đây chính làchuỗi hành động nhằm phát triển hoạt động kinhdoanh, hay còn gọi là xúc tiến bán, là một phần rất quan trọng trong chiến lược
Marketing của mỗi doanh nghiệp Xác định được chiến lược phát triển kinh doanh
sẽ góp phần quyết định các hành vi, thúc đây các hoạt động của doanh nghiệp đitheo đúng hướng, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí; ngoài ra giúp cho các
DN thấy rõ mục tiêu chỉ đạo cũng một tác dụng nữa của xây dựng chiến lược, từ đó
sẽ dẫn đến sự phối hợp hoàn hảo hơn giữa các hoạt động của DN
Phát triển hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực đặc biệt năm trong chiến lượcMarketing, định hướng chủ yếu vào việc tiếp thị sản phẩm: “tìm kiếm khách hàng,giới thiệu, chào hàng, bán hàng, tạo dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp
và khách hàng doanh nghiệp, biến họ thành khách hàng trung thành, gắn liền với đó
là triển khai các chương trình Marketing mix”, hoạt động này tạo cho khách hàngđộng cơ để mua sản phẩm đó ngoài lợi ích vốn có của nó, kích thích họ sử dụngdịch vụ nhanh hơn và nhiều hơn
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi
chiến lược Marketing, bởi ngày nay, cạnh tranh về giá đã bộc lộ nhiều khiếmkhuyết, người ta đã không còn quá phụ thuộc vào giá cả để đưa ra quyết định sửdụng dịch vụ nữa, không những thế, các công ty nếu còn tiếp tục day mức thang giá
cả này xuống thấp chi dé cạnh tranh nhau, sẽ không bên nào đạt được lợi ích Thayvào đó, ngày nay các doanh nghiệp đã nhìn nhận đúng hơn về việc cạnh tranh ngàynay - bằng chất lượng dịch vụ và tạo dựng giá trị lâu dài, các hoạt động xúc tiễn như
quảng bá, giới thiệu, và chăm sóc khách hàng đang giữ vai trò như động cơ níu kéo
khách hàng của mỗi công ty, vậy nên các hoạt động xúc tiến và phát triển hoạt độngkinh doanh đều được các doanh nghiệp chú trọng như một hình thức củng cố niềm
tin của khách hàng.
Trang 121.1.2 Khái niệm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics
1.1.2.1 Kinh doanh dịch vu Logistics
Theo Luật Thương Mai năm 2005, “Kinh doanh dịch vu Logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tô chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn
bao gồm nhận hàng, vận chuyền, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặccác dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để
hưởng thù lao”.
Khái niệm về “kinh doanh dịch vụ Logistics có thể chia làm 2 nhóm: nhómđịnh nghĩa hẹp, coi Logistics gần như hoạt động giao nhận hàng hóa; và nhóm địnhnghĩa rộng, cho rằng Logistics bao hàm toàn bộ các khâu từ sự hình thành nên sảnphẩm cho đến giao hàng hóa đến tay khách hang.”
1.1.2.2Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics
Từ định nghĩa về phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ và khái niệm vềkinh doanh dịch vụ Logistics nêu trên, có thể suy ra “phát triển hoạt động kinhdoanh dịch vu Logistics là chuỗi hoạt động thúc day viéc cung cap dich vu Logistics
nhăm thỏa mãn nhu cau khách hang va thu về lợi nhuận.”
Su phát trién không ngừng của thương mại quốc tế kéo theo sự lớn mạnh vượttrội những năm gần đây của hoạt động PTKD Logistics tại Việt Nam đã khiến chokhái niệm về PT hoạt động KD Logistics được rất nhiều người cả trong và ngoàingành quan tâm và tìm hiểu Tuy nhiên kinh doanh dịch vụ Logistics cũng có sựkhác biệt nhất định so với các loại hình dịch vụ khác, tiêu biểu là về phương diệngiao dịch quốc tế, về các trung gian và đối tác với các hãng tàu, hãng máy bay, trách
nhiệm với đại lý nước ngoài, về chuỗi cung ứng,
Ngày nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics không còn là tìm kiếmkhách hàng chấp nhận những điều khoản có sẵn mà bên bán đưa ra nữa, mà là làmđáp ứng một cách tối đa những yêu cầu của bất cứ người dùng nào đề ra, khái niệmnày đã đem đến phong cách làm việc mới mẻ, hiệu quả hơn trong các doanh nghiệp,
từ đó cũng đem về lợi nhuận cao hơn, cũng bởi vậy mà hướng PT hoạt đông KDdich vu Logistics cũng phan nào có sự thích ứng dé phù hợp hơn với thời cuộc
Trang 131.1.3 Đặc điểmcủa phát triển hoạt động kinh doanh dich vụ Logistics
1.1.3.1 Mục dich của phát triển hoạt động kinh doanh Logistics
Hoạt động phát triển kinh doanh (PTKD) dịch vu Logistics được trién khainhằm thông báo cho khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp nhắm tới biết về dich
vụ của công ty, những dịch vụ với chất lượng tốt nhất vẫn có thê thất bại nếu khách
hàng không biết đến sự tồn tại của nó, vậy nên việc thông tin đến người dùng về sự
có mặt của công ty mình cũng như dịch vụ tại công ty trên thị trường là mục đích
quan trọng nhất của PTKD dịch vụ, là bước đầu giúp các hoạt động sau diễn ra
thuận lợi.
Bên cạnh đó, hoạt động PTKD dịch vụ còn giúp khách hàng dễ dàng đưa ra
quyết định sử dụng dịch vụ hơn, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí Marketing, saukhi thông tin đến khách hàng về dịch vụ mà không cótác động nào khác sẽ dẫn đến
sự trì trệ trong khâu quyết định và làm khách hàng đắn đo, vậy nên việc thuyết phụckhách hàng đưa ra quyết định kịp thời là vô cùng quan trọng
Ngoài ra, hoạt động phát triển kinh doanh xúc tiến bán không những giúpkhách hàng nhìn rõ ưu điểm của dịch vụ mình cung cấp, mà còn đưa ra được sự ướcchừng với các công ty cùng cạnh tranh khác, cạnh tranh về mặt chất lượng sẽ được
đưa lên bàn cân, bản thân doanh nghiệp cũng có thêm thông tin từ thị trường bao
gồm cả khách hàng và đối thủ, từ đó doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp
hơn.
Các hoạt động này còn giúp củng cố niềm tin cho các khách hàng doanh
nghiệp, khiến họ chọn sử dụng dịch vụ và khiến họ quyết định tiếp tục sử dụng dịchsau khi hoàn thành dự án, việc này nhằm xây dựng tập khách hàng trung thành gắn
bó, tạo nguồn thu 6n định cho công ty cung cap dịch vụ
Đặc biệt hơn nữa, PT hoạt động KD dịch vụ là điểm khởi nguồn cho chuỗihoạt động chăm sóc khách hàng tiếp theo sau của dịch vụ Logistics, nó sẽ giúp thuthập được mong muốn của khách hàng đối với dich vụ Logistics của doanh nghiệp,
từ đó doanh nghiệp xác định chiến lược nhăm làm hài lòng được yêu cầu của kháchhàng, bước này sẽ góp phần xác định toàn bộ phương hướng của chuỗi dịch vụ
Logistics.
1.1.3.2 Vai trò của phát triển hoạt động kinh doanh Logistics
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thực chất là một phần quan trọngtrong chuỗi Marketing mix dịch vụ 7Ps, bên cạnh các yếu tố như dịch vụ, giá cả,
phân phôi, chuỗi cung ứng, cơ sở vật chat và con người
6
Trang 14Hình 1.1 PT hoạt động KD và một phần trong chuỗi Marketing-mix
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ trong Marketing Mix
Pha Chuỗi | Sơ Sở c Phat trién
Chat Đông bộ Quảng bá
1 Giam gia ban l Trùu Dao tạo ko,
uong - Đồng ` Tiép thị
xen | Chiết | HO tro ¿ | tượng | nhân sự
Lợi ích khấu bán nhât Chào hàng
Nguồn: Giáo án Marketing trường Đại hoc Thương Mại
Trong khi các yếu tố khác chủ yếu thực hiện phía bên trong nội bộ doanhnghiệp hoặc với trung gian, thì PT hoạt động KD - xúc tiến bán là yếu tố duy nhấtthực hiện trực tiếp với khách hàng và thị trường bên ngoài, do đó nó có tác độngmạnh mẽ và hiệu quả nhất tới khách hàng và doanh thu, lợi nhuận của DN Nếudịch vụ là mới với khách hàng, xúc tiễn bán sẽ giúp khách hàng có thêm hiéu biết
và tin tưởng với dịch vụ, còn nếu dịch vụ đã thông dụng, xúc tiễn sẽ giúp nhắc nhở
khách hàng dé họ tiếp tục tin tưởng và sử dụng dịch vụ
PTKD dịch vụ trong ngành Logistics là bước cần thiết giúp doanh nghiệp nhỏ
và vừa thuyết phục khách hàng thay đổi dịch vụ ma ho dang dùng sang sử dụng của
mình Bởi các doanh nghiệp chế xuất lần đầu đưa sản phẩm của mình xuất khẩu ra
nước ngoài đều muốn đi một nước bài an toàn và chọn những doanh nghiệpLogistics lớn và có tiếng nhằm hạn chế tối đa rủi ro Việc “nước chảy chỗ trung”như vậy sẽ khiến các công ty nhỏ gặp phải khó khăn khi các khách hàng đều tìm
đến những ông lớn trong ngành, vậy nên việc họ bắt buộc phải làm chính là thuyếtphục khách hàng mới lựa chọn dịch vụ của mình dựa trên những ưu điểm cũng như
độ uyén chuyên trong thủ tục và chính sách Bởi những ông lớn thường mắc phảicác nhược điềm như giá thành cao, độ phức tạp, rườm rà trong thủ tục và sự kĩ tính,điều này khiến các khách hàng mới gặp nhiều khó khăn, đánh vào nhược điểm này
sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ đặt được một chân vào bàn cờ và có quá trình thuyết
phục khách hiệu quả hơn.
Những thông tin đơn thuần trên website của các doanh nghiệp chỉ giải quyết
được bề nổi của van đề, khách hàng thường đặt những câu hỏi trong đầu nhưng họ
Trang 15chưa thực sự hạ quyết tâm gọi điện trực tiếp hỏi doanh nghiệp Vậy nên việc phát
triển hoạt động kinh doanh xúc tiễn bán sẽ là một bước đi chủ động giúp doanhnghiệp và khách hàng tạo được cuộc trao đối, giải đáp các thắc mắc, hon thế nữa
còn xây dựng được chuỗi dịch vụ theo những gì họ muốn, cung gặp được cầu sẽ
khiến thương vụ làm ăn thuận lợi hơn
Nguyên tắc sản pham ăn theo sẽ được áp dụng ngay sau khi khách hang đưa raquyết định đầu tiên sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, ngay lúc này, doanh nghiệp nên
nhanh chân tiếp tục tiếp thị các dich vụ đi kèm vi dụ như dịch vụ khai báo hải quan ,
bảo hiểm hoặc vận chuyền nội địa, bởi khách hàng đã có sự tin tưởng với doanh nghiệp
và họ đang sẵn sàng mở hầu bao dé có được dịch vụ của doanh nghiệp, việc này khôngnhững giúp doanh nghiệp bán thêm được sản pham mà còn khiến khách hàng đỡ thêm
được một khâu tìm sản phâm, một môi quan hệ win- win.
Thêm vào đó, không chỉ với khách hàng mới, mà ké cả khách hang đã sử dụngqua dịch vụ của công ty thì xúc tiến bán cũng vô cùng quan trọng, nó như một bước
củng cô thêm niềm tin va sự trung thành cho khách hàng đối với dich vụ của doanh
nghiệp, ngoài ra đối với khách hàng lâu năm, doanh nghiệp có thé chủ động đưa ra
thêm các ưu đãi, các chiết khấu và hỗ trợ, điều này sẽ khiến khách hàng muốn sử dụngdịch vụ của doanh nghiệp lâu dài, từ đó xếp họ vào tập khách hàng trung thành
1.2 Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh dich vu Logistics
1.2.1 Quản trị quan hệ khách hàng
“Quá trình quản trị quan hệ khách hàng nhăm xây dựng và củng cô các môi
quan hệ với khách hàng, cả mới lẫn cũ, bằng việc thỏa mãn các yêu cầu tăng thêm
của họ và tăng cường nhận thức của họ với dịch vụ của doanh nghiệp.”
Sơ đồ 1.1 Quá trình quản trị quan hệ khách hàng
Phân đoạn khách hàng và tạo hồ sơ thị trường
Thiết kế hoạt động truyền thông
|
Đánh giá
Nguồn: Giáo án Marketing trường Đại học Thương Mại
8
Trang 16Bước 1: Phân đoạn khách hang và tao hồ sơ thị trường
Tìm hiểu về thông tin và nhu cầu của khách hàng là bước cần thiết đầu tiêntrong quá trình phát trién hoạt động PTKD dich vụ Logistics, từ những dữ liệu này,danh nghiệp tiễn hành phân đoạn khách hàng theo nhu cầu và đặc điểm của họ Việclàm này không chỉ giúp doanh nghiệp tiến hành chiến lược Marketing dễ dàngnhanh chóng hơn cho từng nhóm đối tượng, mà còn thúc đây xây dựng chiến lượcthị trường, giúp doanh nghiệp nhìn nhận được biến đổi trong nhu cầu thị trường và
dễ dàng đón đầu xu hướng Ngày nay trong thời đại 4.0, phân đoạn khách hàng
“chia dé trị” trở nên dé dàng hơn, đặc biệt là với ngành Logistics, khi mà trước đây
chưa có các trang thông tin, mạng xã hội, việc tìm kiếm và thu thập thông tin gặprất nhiều trở ngại Giờ đây, các doanh nghiệp đã có thể tạo ra luồng thông tin haichiều giữa người cung cấp và khách hàng, cho phép khách hàng chia sẻ hành vi vànhu cầu sử dụng dịch vụ, thông tin thu thập được sẽ ghi nhận vào hệ thống cơ sở dữ
liệu khách hàng, thuận lợi cho việc theo dõi và nghiên cứu sau nay
Bước 2: Thiết kế hoạt động truyền thông
Hoạt động truyền thông phải tập trung vào cách phát triên tiếp thị tới cácnhóm khách hàng khác nhau, bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ cách thức mìnhmuốn giao tiếp tới khách hàng như thế nào và mong muốn khách hàng tương tác lạivới doanh nghiệp ra sao, điểm mau chốt chính là phải tạo được ấn tượng ngay lập
tức tới khách hàng giữa vô vàn những lời chào bán khác Bởi mỗi một ngày, các
khách hàng tiềm năng gặp vô số các thông tin và thông điệp thương mại, làm thế
nào dé truyền thông của doanh nghiệp mình thực sự nối bật lên, dù chỉ là một vàiđiểm nhỏ, cần phải có sự chọn lọc câu từ và nội dung riêng đối với từng tập khách
hàng khác nhau.
Đối với ngành Logistics, các diễn đàn Xuất nhập khâu và các hội nhóm cũng lànhững môi trường mà doanh nghiệp có thé tận dung dé giới thiệu dịch vụ của mình,
đó là nơi tập trung nhiều nhân sự từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác nhau, nội
dung thú vị và gây ấn tượng cũng là một cách dé thêm nhiều người biết đến dịch vụcông ty mình, cũng như mở rộng sự quen biết với các công ty đối tác khác Còn đốivới tập khách hàng doanh nghiệp cụ thê có sẵn, nhiệm vụ của công ty cung cấp dịch
vụ là phải thông tin đến họ một cách rõ ràng, đơn giản, dé hiểu, sao cho thông điệp
của mình tác động tôt và hiệu quả đên thái độ và suy nghĩ của người nhận.
Trang 17thống sẽ càng ngày càng chuyên nghiệp hơn, phân loại và truyền đạt tới khách hàng
sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
1.2.2 Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics B2B
Cũng giống như quy trình quản trị quan hệ khách hàng, quá trình xúc tiến bán
dich vụ Logistics B2B cũng có nhiều bước có mối liên kết chặt chẽ với nhau
Sơ đồ 1.2 Quá trình xúc tiến bán trong B2B
Đánh giá hiệu quả
Nguồn: Giáo án Marketing
Bước 1: Nhận diện đối tượng tiếp nhận
Bước đầu của quá trình “phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics
chính là xác định rõ được đối tượng truyền đạt thông tin, đối tượng truyền đạt chính
là khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm tới, bao gồm khách hàng tiềm
10
Trang 18năng, khách hàng hiện tại và khách hàng là người mua chuyên nghiệp”, mỗi đốitượng khách hàng sẽ dẫn tới sự khác biệt trong các bước triển khai chuỗi hoạt độngsau đó, vậy nên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần nam rõ đặc điểm về đối tượng
của mình, việc xác định đúng đối tượng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình xúc tiễn sau
`
này.
Nếu khách hàng thuộc nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, khách hàngmới, doanh nghiệp cần tạo ấn tượng ngay từ ban đầu cũng như giới thiệu một cáchbao quát và chi tiết toàn bộ dịch vụ của mình dé họ biết đến và hiéu rõ, mục tiêu lúcnày chính là giúp họ biết đến doanh nghiệp và tiến tới thuyết phục họ sử dịch vụ.Nếu khách hàng thuộc nhóm đối tượng khách hàng hiện tại thì chỉ cần trình bày vềnhững điểm mới hoặc các quyền lợi và chương trình chiết khấu dành cho kháchhàng thân thiết, mục tiêu cần làm là giữ chân họ và biến họ thành khách hàng trungthành lâu dài Nếu khách hàng thuộc nhóm đối tượng người mua chuyên nghiệp, họ
là những người có vai trò quyết định việc mua và sử dụng dịch vụ của công ty, thìcần có những hành động chuyên nghiệp hon và thé hiện được cái khác biệt, lợi ích
và ưu thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác, bởi khách hàng khinày đã quá quen thuộc với những định nghĩa cơ bản và các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ lớn, nên kì vọng của họ sẽ cao hơn, khó nam bắt và khó dé thỏa mãn họ
hơn, tuy nhiên nếu đạt được sự đồng ý của nhóm khách hàng này, sẽ là một phần
thưởng rat lớn cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Bước 2: Xác định mục tiêu
Một khi đã xác định được đối tượng truyền đạt thông tin, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ cần xem xét các khả năng xảy ra sau khi khách hàng tiếp nhận thôngtin, như phản ứng và sự đáp trả của khách hàng, mục tiêu cuối cùng của tất nhiên sẽ
là có được quyết định mua của khách hàng mục tiêu Có 6 trạng thái của đối tượng
khách hàng mục tiêu tiếp nhận thông tin như sau:
Mức độ đầu tiên là nhận biết, đây là mức độ thấp nhất và thường là với khách hàngmới biết đến dịch vụ của doanh nghiệp, những thông tin doanh nghiệp cung cấpdịch vụ truyền đạt cho họ là những nét đầu tiên họ biết, nếu khách hàng dừng lại ởmức độ này, doanh nghiệp cần có những hoạt động truyền thông tích cực đề tăng độnhận biết của khách hàng
Mức độ thứ hai là hiểu biết, sau khi khách hàng nhận biết được sự có mặt dịch vụcủa doanh nghiệp trên thị trường và được doanh nghiệp tư vấn giới thiệu từ tổngquát tới chỉ tiết, họ đã có được sự hiểu biết về dịch vụ, cần có sự đánh giá xem họ
11
Trang 19hiêu như thé nào vê dịch vụ của công ty và mức độ hiéu biệt của họ nông hay sâu,
từ đó có hướng ứng xử và đáp trả họ
Mức độ thứ ba là có thiện cảm, mức độ này diễn ra sau khi khách hàng mục
tiêu đã biết và hiểu sâu về dịch vụ của doanh nghiệp, họ đã có sự phân tích và tự
đánh giá trong đầu và nếu đối tượng có thiện cảm với chất lượng dịch vụ, họ sẽ có
xu hướng tiếp tục đưa ra thắc mac hoặc đưa ra tình huống nhờ doanh nghiệp hỗ trợ,còn nếu khách hàng mục tiêu tỏ ra chưa đủ hứng thú với dịch vu và tu chối nhận sự
tư vấn, người truyền đạt thông tin cần nắm bat tình hình và đưa ra hướng thuyết
phục ngay lập tức.
Mức độ thứ tư là ưa chuộng, lúc này khúc mac và các thắc mac của kháchhàng mục tiêu đã được người truyền đạt thông tin giải đáp, họ đã có thiện cảm vớidịch vụ của doanh nghiệp tuy nhiên vẫn còn đặt lên bàn cân và đắn đo so với dịch
vụ của các doanh nghiệp đối thủ, việc người truyền đạt cần làm bây giờ là vạch ra
ưu điểm và thế mạnh của dịch vụ bên mình so với các doanh nghiệp khác, làm nồibật lên ưu thế cạnh tranh và khẳng định việc làm thỏa mãn được các nhu cầu củakhách hàng mục tiêu đề ra cho dịch vụ Logistics của công ty
Mức độ thứ năm là có ý định mua, lúc này khách hàng đã đồng ý với những
ưu điểm và thế mạnh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ so với đối thủ, tuy nhiên
họ vẫn còn đắn đo chưa đi đến quyết định cuối cùng, lúc này doanh nghiệp cần đưa
ra các gói lợi ích kinh tế và các quyền lợi được hưởng dành cho khách hàng, dựavào việc khách hàng đã tin tưởng và yêu thích dịch vụ, đánh vào kinh tế và tâm lý
ưa chiết khấu của họ dé thuyết phục họ đi đến mức độ cuối cùng
Mức độ thứ sáu là quyết định mua, khi này khách hàng mục tiêu đã hoàn toàn
bị thuyết phục bởi chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, tuy nhiên đôi khi vẫn sẽ có
khách hàng gap vướng mắc tại khâu quyết định mua này, doanh nghiệp cần tìm hiểu
rõ nguyên nhân khách hàng còn vướng ràng buộc và giúp họ tháo gỡ, giúp người
mua nhanh chóng thực hiện quyết định mua và sử dụng dich vu Logistics của doanhnghiệp cung cấp
Bước 3: Xác định ngân sách
Bước xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông và phát triển hoạt động
kinh doanh dịch vụ Logistics có sự tác động lớn đến hiệu quả của chuỗi hoạt độngMarketing, việc này phụ thuộc vào chiến lược và mức độ phân bổ ngân sách khácnhau của mỗi doanh nghiệp, xác định xem phân bổ từ trên cao xuống thấp hoặcphân bổ ngang hoặc phân bổ từ thấp đến cao, mỗi một quyết định phân bổ khác
12
Trang 20nhau sẽ đưa ra kết quả phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên phan được phân bổnguồn lực và ngân sách nhiều hơn, phan được phân bổ và quan tâm ít hon mà demlại hiệu quả kinh doanh khác nhau Có 4 phương pháp tiêu biểu thường được sử
dụng trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dé xác định ngân sách như sau:
Phương pháp đầu tiên là căn cứ khả năng, phương pháp này các doanh nghiệp
sử dụng căn cứ vào khả năng chỉ trả của doanh nghiệp đó cho chiến lược Marketing,tuy nhiên phương pháp này bỏ qua khuyến mại và không tính nó vào như một
khoản đầu tư vậy nên dẫn đến sự bất ôn định trong thống kê ngân sách hàng năm,làm cản trở cho quá trình xây dựng chiến lược marketing dài hạn
Phương pháp tiếp theo là tỉ lệ phần trăm doanh số, phương pháp này sẽ xácđịnh phần trăm ngân sách chi cho các hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ dựatrên doanh thu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, ví dụ như trích 10% doanh thutrong năm 2019 dé chi cho chiến lược marketing và các hoạt động phát triển kinhdoanh Ưu điểm đầu tiên có thé kế đến là phân bổ ngân sách này gắn liền với kết
quả kinh doanh nên doanh nghiệp sẽ dễ dàng hạch toán và đánh giá hiệu quả sử
dụng ngân sách hơn, có tính ồn định cao hơn, bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh
tranh nhau cũng sẽ được khuyến khích đầu tư ngân sách ở một khoảng tỉ lệ phần
trăm nhất định, việc này sẽ đảm bảo sự ồn định cạnh tranh Bên cạnh đó, cũng tồntại những nhược điểm như độ linh hoạt không cao do quá an toàn trong sử dụngngân sách, sử dụng phương pháp này sẽ khiến doanh nghiệp luôn phải sử dụng ngânsách dựa trên kết quả kinh doanh chứ không phải trên tình hình thị trường và donăm bắt xu thé, nắm bắt thời co đầu tư, dé dang bỏ qua các cơ hội tốt do ràng buộcvới doanh thu và cũng khó dé xây dựng chiến lược dai hạn
Phương pháp tiếp theo là ngang bằng cạnh tranh, theo phương pháp này doanhnghiệp cung cấp dịch vụ sẽ dựa trên chỉ phí các đối thủ cạnh tranh của mình đưa ra
thực hiện truyền thông để đề ra ngân sách cho công ty mình ngang bằng với họ.Phương pháp này sẽ loại bỏ rủi ro cạnh tranh, đem đến cuộc cạnh tranh ngang bằngtuy nhiên nó cũng bộc lộ tính bất hợp lý bởi mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có quy
mô, nguồn vốn và nguồn nhân lực khác nhau, sẽ đưa ra kết quả xúc tiến khác nhau,
vậy nên khó dé áp dung su rap khuôn cho mọi doanh nghiệp, hon thé nữa, chi phi
mà các công ty đối thủ bỏ ra là một van đề tuyệt mật, doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ sẽ khó mà có được thông tin này dễ dàng.
Phương pháp cuối cùng là căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ, phương pháp này
được xây dựng dựa trên mục tiêu có sẵn mà doanh nghiệp vạch ra, từ đó doanh
nghiệp đưa ra các chính sách và phương hướng phù hợp với mục tiêu đó, và cuối
13
Trang 21cùng là hoạch định ngân sách cần chi dé thực hiện được mục tiêu đề ra đó Ưu điểmđầu tiên của phương pháp này là sẽ giúp doanh nghiệp bắt buộc đạt được mục tiêu,tiếp theo đó là buộc doanh nghiệp có sự tính toán và giải trình chính xác cho từnghoạt động trong chuỗi hành động phát triển kinh doanh, từ đó doanh nghiệp tự nhìn
nhận và đánh giá được các số liệu, độ hiệu quả và tỉ lệ cần thiết để đạt được mục
tiêu.
Mỗi phương pháp nêu trên đều có những ưu nhược điểm nhất định mà sẽ phùhợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác nhau cho các nhóm đối tượngkhách hàng mục tiêu khác nhau, vậy nên doanh nghiệp tùy theo điều kiện và mụcđích kinh doanh cũng như khách hàng đối tượng của minh dé đưa ra phương phápphù hợp, đôi khi kết hợp sự linh hoạt và uyên chuyền giữa các phương pháp dé đưađến kết quả tối ưu nhất
Bước 4: Xác định thông điệp và phương tiện truyền thông
Việc lựa chọn kênh truyền thông sao cho phù hợp cũng là một việc làm cầnthiết, có một vài kênh truyền thông tiêu biểu là kênh trực tiếp và kênh không trựctiếp: kênh truyền thông trực tiếp được thực hiện khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụgặp trực tiếp khách hàng mục tiêu của mình, có thể là qua điện thoại hoặc qua gặpmặt trực tiếp, nhưng có một đặc điểm chung là đều có sự tương tác qua lại giữa haibên, người bán cũng dé dang nắm bắt tình hình hơn Kênh truyền thông không trựctiếp được thực hiện khi không có sự trao đổi tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệpvới khách hàng mục tiêu, mà là qua một kênh thứ ba, ví dụ: email, thư từ, tin nhắn,
hoặc đăng tin trên các trang báo, đặc điểm của kênh truyền thông này là doanh
nghiệp không ngay lập tức nhận được phản hồi va cũng khó nắm bắt hơn so với
truyền thông trực tiếp Mặc dù vậy, truyền thông không trực tiếp cũng có thé làbước đệm được sử dụng trước nhằm thông báo tới khách hàng mục tiêu về mong
muốn hợp tác của doanh nghiệp, giúp họ có thời gian tìm hiểu và suy nghĩ trước khithực hiện kênh truyền thông trực tiếp, việc kết hợp kênh truyền thông sẽ đem đến
hiệu quả cao hơn.
Việc xác định thông điệp nhằm định hướng khách hàng mục tiêu theo sựthuyết phục của người truyền đạt, giúp cho khách hàng chắc chắn hơn về quyết định
sử dụng dịch vụ, việc doanh nghiệp cần làm chính là đảm bảo đủ ba yếu tổ này: nói
về thông điệp gì, nói như thế nào cho hợp lý và biểu đạt thông điệp như thế nào.Trước tiên người truyền thông điệp phải có sự am hiểu sâu về dịch vụ mình đangbán, trình bày được toàn bộ ưu điểm của nó và nắm bắt được những nhu cầu khách
hàng mong muôn đôi với dịch vụ của mình, làm nôi bật nó, sau đó phải làm nôi bật
14
Trang 22được lợi ích mà khách hàng mục tiêu đạt được khi chọn sử dụng dịch vụ, bên cạnh
đó phương thức truyền đạt thông điệp cũng vô cùng quan trọng, người truyền đạtphải chú ý cử chỉ, cách ăn nói, trang phục và thái độ bởi nó cũng góp phần lớn vào
thiện cảm gây ra cho khách hàng mục tiêu.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả
Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành các bước trong quá trinh phát triển hoạt
động kinh doanh dịch vụ Logistics nêu trên, doanh nghiệp cần làm một nghiệp vụ
quan trọng đó chính là đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình xúc tiến, nghiệp vụnày sẽ dựa trên các thông tin mà người truyền đạt thu thập và lưu giữ trong cơ sở dữliệu suốt quá trình thực hiện xúc tiễn Các thông tin này bao gồm thái độ của kháchhàng, mức độ hài lòng, sự ưa thích dịch vụ đi kèm là nguyên nhân cho các kết quảnày, bên cạnh đó là đặt ra các câu hỏi dé đánh giá độ nhận biết, hiểu biết và quantâm của khách hàng mục tiêu về dịch vụ và về quá trình xúc tiến, cuối cùng khôngthê thiếu là thu thập thông tin kết quả về số lượng khách hàng mục tiêu quyết định
sử dụng dịch vụ, họ có thích nó không và họ có sẵn lòng chi trả thêm cho các dịch
vụ đi kèm.
Qua quá trình phát triển hoạt động kinh doanh và phối hợp các phương tiệntruyền thông, doanh nghiệp không nên dậm chân tại chỗ mà cần điều tra lại, kiểmtra lại độ hợp lý của các khâu, các bước trong suốt quá trình, cần có sự điều chỉnh
dé theo kịp với những biến đổi không ngừng của ngành dich vu Logistics, toàn bộquá trình giám sát cần được tiễn hành một cách chuyên nghiệp và cần thận, việc này
sẽ giúp doanh nghiệp có sự đo lường chính xác và dễ dàng nhìn nhận đúng hơn hiệu
qua của công việc họ bỏ ra, từ đó doanh nghiệp tiến hành phân tích và đánh giá hiệuquả, báo cáo và thảo luận dé tìm ra các giải pháp và phương án về lâu dài nhằm
nâng cao hơn nữa năng suât.
1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động kinh doanh dịch vu Logistics
tại doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
1.3.1.1 Về tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam
Xu thé tất yếu của thé giới ngày nay là toàn cầu hóa và thông thương giữa cácquốc gia, theo một số số liệu thống kê của VIFFAS “nền kinh tế đang chứng kiếntốc độ tăng trưởng chóng mặt của nhiều ngành liên quan, trong đó phải kế đến
ngành kinh doanh dịch vụ Logistics, hiện tại ở Việt Nam có khoảng hơn 4000
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics hoạt động,
15
Trang 23trong số đó lên đến 80% là các doanh nghiệp tư nhân, 10% là các công ty thuộc sởhữu Nhà nước và 10% là doanh nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài, đa số các doanhnghiệp đều là vừa và nhỏ, vốn đăng kí dao động trong khoảng 2.5 đến 7 tỷ đồng.”
Kể từ năm 2017, Việt Nam xây dựng hình ảnh mạnh mẽ và chứng minh vớithế giới sức mạnh trong giao thương quốc tế, vậy nên dịch vụ Logistics đã trở thànhmột khái niệm tắt yếu ton tại trong nên kinh tế nước nhà và phát triển mạnh mẽ chođến bây giờ Với đặc điểm kinh doanh là không cần vốn đầu tư ban đầu quá lớn démua nguyên vật liệu và vật chất như các ngành khác, chỉ cần đầu tư nhân lực làm
dịch vụ mà lại đem về lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, nên hàng loạt các doanh
nghiệp cả trong và ngoài nước đã gia nhập thị trường Việt Nam và tham gia vào loại
hình kinh doanh này Hiện nay tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn cóvốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ trên 55% đến 100% số vốn như APL Logistics,Schenker Logistics , cùng với đó là các hãng tàu lớn trên khắp thế giới như
Mearsk Line, hãng tau Evergreen, One va hãng bay như Delta, Cathay Airline,
Đáng chu ý, sau sự kiện Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam va châu Âu đi vào
thực thi vào đầu tháng 8 năm 2020, cánh cửa giao thương giữa Việt Nam với thé
giới đang rộng mở hơn bao giờ hết, kéo theo đó là hàng loạt tin tức trên các diễnđàn, báo chi, thu hút sự chú ý và tự tìm hiểu của rất nhiều người, chính vì sự pháttriển của bản thân dịch vụ Logistics tại Việt Nam mà các hoạt động kinh doanh dịch
vụ Logistics cũng theo đà trở nên rộng mở và được đón nhận hơn bao giờ hết
Tại Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam, sở hữu vị trí địa lý ở bộ não trung ương
của cả nước, mật độ dân số cao, nhiều người dân đồ xô về học tập và làm việc, sứcmua và tiêu thụ sản phẩm lớn, lượng lao động déi đào, hơn thế nữa còn tập trung
hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề có liên quan mậtthiết đến hoạt động xuất nhập khâu.Hà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài ngay gầntrung tâm với nhiều hãng bay tên tuổi như Vietnam Airline, Vietjet Air, BambooAirway,vị trí địa lýgần cảng Hải Phòng, cảng biển lớn nhất miền Bắc với năng suấtcao và là nơi tập hợp tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển ở miền Bắc Vớitất cả những đặc điểm này, Hà Nội đang là một thị trường với nhiều tiềm năng chưa
được khai phá hết, thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp to
lớn vào nên kinh tê thị trường nước nhà.
Thực tế, chuỗi dịch vụ Logistics toàn diện tại các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ ở Việt Nam nói chung Hà Nội nói riêng còn chưa phát triển, hầu hết các doanhnghiệp trên chỉ kinh doanh một số loại hình cước vận tải chính dé triển khai kinhdoanh, ví dụ như vận tai đường bién đường hàng không và đường bộ Thực
16
Trang 24chất cũng đã có các doanh nghiệp áp dụng mạng lưới Internet và website riêng của
họ để giúp khách hàng tìm hiểu thêm về doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cơbản như địa chỉ, số điện thoại và email liên lạc, ít có các doanh nghiệp triển khai
được hệ thống riêng của công ty giúp công ty và khách hàng quản lý lộ trình giaonhận hàn, cung cấp gói dịch vụ trọn vẹn từ đầu đến cuối của lộ trình Một vài ông
lớn trong ngành như One, Evergreen có hệ thống tracking giúp các bên theo dõi lộtrình và đặt booking qua hệ thống, một vài doanh nghiệp nước ngoài lớn nhưMearsk vàAPL có kênh hệ thống thông tin dành cho khách hàng của họ rất hiện đại
và đem lại hiệu quả cao, nên họ có ưu thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Hà Nội.
Hiện nay không khó đề tìm được hàng loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụLogistics tại hai đầu tàu lớn trên đất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh, thậm chí rấtnhiều doanh nghiệp uy tín nhiều năm kinh nghiệm từ nước ngoài đỗ xô vào đầu tưtại thị trường Việt Nam béo bở, điều này đương nhiên đem lại dịch vụ với chất
lượng tuyệt vời cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam, tuy nhiên mặt
trái, nó cũng là rào cản khó bỏ với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vừa và nhỏmới phát triển đang dần dần đi lên Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp cung cấpdich vu Logistics tại Việt Nam là làm thé nao dé giành lấy lòng tin sự tín nhiệm củakhách hàng, đạt được thật nhiều lợi nhuận, cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ mà
vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước nhà
1.3.1.2Về điều kiện địa lý
Nhìn chung thì điều kiện địa lý của Việt Nam rất thuận lợi cho các hoạt động
giao thương buốn bán với nước ngoài, Việt Nam có diện tích 4550 km đất liền biêngiới tiếp giáp với các nước láng giềng như Lào, Cam pu chia và Trung Quốc, thuậnlợi cho giao thương đường bộ, hon thé nữa, dai đất hình chữ S có hơn Itriệu km2
diện tích vùng biển và 3260km diện tích đường bờ biển tiếp giáp với biển Đông.Địa lý Việt Nam dài và hẹp nên phần lớn diện tích trên bờ của nước ta là tiếp giápvới các nước khác, còn lại ba mặt Đông, Nam va Tây Nam đều giáp với biên Đông,
chi phối rất lớn đến sự phát triển của các hoạt động giao thương đường bién,tat cả
những điều kiện thiên nhiên ban tặng cho Việt nam này đều rất thuận lợi cho cáchoạt động giao thương hàng hóa nên được đặt là nơi trung chuyên, trở thành cửa
ngõ giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới
Do sở hữu vi trí địa lý đắc địa như vậy và những năm gan đây còn đang thuộccác nước phát trién mạnh mẽ, nên riêng ở lĩnh vực kinh doanh Logistics và xuấtnhập khâu, Việt Nam đang trở thành đối tượng được các doanh nghiệp nước ngoài
17
Trang 25có xu hướng tin tưởng tìm đến và hợp tác nhiều hơn Các doanh nghiệp tại ViệtNam cũng nắm bắt rất nhanh xu thé này, họ day mạnh hợp tác với các doanh nghiệpnước ngoài, mở rộng đầu tư và huy động vốn vào kinh doanh dịch vụ Logisticsngày càng nhiều, không thể phủ nhận đã cho ra nhiều thành quả đáng ghi nhận chonền kinh tế nước nhà Tuy nhiên tình hình giao thương trên thế giới mở rộng đồng
nghĩa với việc mở ra cuộc cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong cùng khu
vực, cụ thể tại Đông Nam Á, Việt Nam và Thái Lan luôn có sự cạnh tranh vị trí đầubảng xuất khẩu các sản phẩm như cà phê, gạo và cao su, việc này dẫn đến các nhàđầu tư trở nên dè dặt trước khi đặt chân vào một trong hai thị trường béo bở, việc
này khiến cho thị trường cũng như lợi nhuận của từng nước bị chia sẻ, hai nước sẽ
đi đến cạnh tranh gay gắt
1.3.1.3Về cơ chế pháp lý
Do đặc thù của ngành Logistics là một chuỗi các hoạt động có sự liên kết chặtchẽ với nhau và bao gồm nhiều chủ thể cùng tham gia, hơn thế nữa giao thương trao
đổi hầu hết là với nhiều nước khác nhau trên thế giới nên hệ thống pháp luật vững
chãi và đem lại nhiều hỗ trợ chính là những gì ngành đang cần Các công ước quốc
tế quy định chung cho ngành đều đã được áp dụng từ rất sớm cho tất cả các nước,
trong khi đó Việt Nam cũng đang có những chuyền biến và chỉnh lý liên tục đối vớicác văn bản pháp luật, thông tư, nghị định cũng như quy định về thành lập các tôchức, hiệp hội và xây dựng các quy định về thuế liên quan đến Logistics nói chung.Cũng không thê không kê đến sự có mặt của hải quan điện tử, cổng thông tin mộtcửa quốc gia và dịch vụ công trực tuyến, những ứng dụng đã giảm bớt áp lực vềthời gian cho các doanh nghiệp cũng như cho thấy sự khẩn trương theo kịp thời
cuộc va nam bat xu hướng toàn câu của Việt Nam.
Mặc dù đã có sự khẩn trương, tuy nhiên pháp luật tại Việt Nam vẫn bộc lộ
nhiều mặt hạn chế, có thé ké đến như hệ thống văn bản không chặt chẽ, các quyđịnh ban ra có sự chồng chéo nhau và các quy định dành cho doanh nghiệp nướcngoài hoạt động tại Việt Nam còn nhiều hạn chế Chính điều này cũng khiến chocác doanh nghiệp nước ngoài khi muốn đặt chân vào Việt Nam còn tỏ ra ngần ngại
và các nguồn vốn đầu tư rót vào Việt Nam chưa thật sự cho thấy hết tiềm năng thuhút vốn của nước ta Hơn thế nữa, các quy định chặt chẽ về thủ tục hải quan và thuếquan còn nhiều rắc rối và làm khó các doanh nghiệp, cơ chế quản lý hành chính,thái độ của đội ngũ cán bộ hải quan, cán bộ công nhân viên chức cần phải được điều
chỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát trién
18
Trang 261.3.1.4 Về điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ thông tin
Đối với ngành dich vụ Logistics thì điều kiện về cơ sở hạ tầng là yếu tố bắt
buộc và vô cùng cần thiết, bao gồm hệ thống hàng không, cảng biển, đường sắt và
hệ thống công nghệ thông tin, tuy nhiên tại Việt Nam, các điều kiện cơ sở hạ tầngđều còn ở mức yếu kém và chưa được chú trọng đến, điều này dẫn đến tình trạng
giá dịch vụ tại Việt Nam bị leo cao làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta.
Về hệ thông đường bộ, gần đây đã có sự phát triển tuy nhiên chưa đủ đáp ứngnhu cầu sử dụng ngày một tăng cao và tình trạng ùn tắc kéo dài giờ cao điểm, chưa
kế đến chất lượng hệ thống đường bộ còn kém, nhiều 6 gà, 6 voi, nhiều vật nguyhiểm cản trở người lưu hành trên đường, hoạt động Logistics cũng vì đây mà bi trìtrệ và giảm thiêu tốc độ, gây tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp cung cấp và làmđứt gãy mạch lưu chuyên hàng hóa
Về hệ thống đường sắt và đường hàng không, hai hệ thống trên khá 6n định do
chỉ có một tuyến nhất định nên thường xuyên được nâng cấp và củng có, hệ thốngđường sắt Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội- Trung Quốc là những hệthống tiêu biểu trong lĩnh vực vận tải, còn hệ thống đường hàng không tại Hà Nội
có một sân bay duy nhất là sân bay Nội Bài, được đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chấtthường xuyên do là sân bay quốc tế duy nhất tại thủ đô đầu tàu giao thương quốc tế
Về hệ thống đường thủy, đường biển, với diện tích giáp biến dai tới 3260 kmtạo điều kiện thuận lợi cho nhiều cảng quốc tế tại Việt Nam phát triển mạnh như
cảng Hải Phòng, cảng Quốc tế Sài Gòn, những năm gần đây cảng Hải Phòng rấtphát triển và là nơi thông thương rất nhiều hàng hóa ra vào Việt Nam, tuy nhiên dođịa thế nước ta nhỏ hẹp và nằm sâu bên trong nên thường phải chuyên tại tại mộtcảng trung chuyền thứ ba, điều này gây nên sự tốn kém về chi phí và còn khiến
khách hàng quan ngại khi sử dụng dịch vụ.
Về hạ tầng công nghệ thông tin, sự tiến bộ không ngừng của khoa học côngnghệ trên toàn thế giới đang đặt các nước phát triển vào trạng thái bắt buộc và khântrương phải xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, nó cũng giúp ích rấtnhiều cho các hoạt động kinh tế và quản lí đặc biệt là cho ngành phát triển dịch vụLogistics, khiến cho ngành trở nên năng động và linh hoạt hơn, tìm kiếm đượcnhiều khách hàng trên thế giới hơn, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanhnghiệp Lợi ích mang lại nhiều là vậy, tuy nhiên, nhìn lại về tình hình áp dụng công
nghệ thông tin tại Việt Nam cả ở doanh nghiệp và Nhà Nước vẫn còn cần được chú
19
Trang 27trọng day mạnh hơn nữa, khi mà các doanh nghiệp còn ngại truyền đổi số, hệ thongCNTT tại các cơ quan chức năng còn ì ạch, chưa được nâng cấp, phát triển hạ tầng
công nghệ thông tin tại nước ta vẫn còn là một vấn đề đáng được quan tâm hơn nữa.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Về nguồn nhân lực cho ngành
Ngành Logistics những năm gần đây có sự tiến triển rất mạnh mẽ và xuất hiện
với tần suất lớn trên các trang truyền thông chính thống, thu hút sự chú ý của nhiều
người dân, không những thé còn khiến suy nghĩ của nhiều người thay đổi về ngànhdịch vụ Logistics và các hoạt động xuất nhập khẩu từ đó trong quá trình tích lũy họctập, ngành Logistics đang trở nên hot hơn bao giờ hết Ví dụ điền hình tại trường daihọc Kinh Tế Quốc Dân năm 2020, điểm chuan đầu vào của ngành Logistics là 28điểm, cao hơn rất nhiều so với các năm trước và so với các ngành vốn đã hot nhưkinh doanh thương mại hay kế toán, sự thay đổi trong suy nghĩ của người dân đã taocho ngành một nguồn nhân lực dự trữ rất dồi dào và sẵn sàng Thậm chí những sinhviên hoặc nhân viên học trái ngành cũng bắt đầu tham gia thêm các khóa học về
dịch vụ Logistics, vừa để họ có thêm kiến thức về một lĩnh vực đang trên da phát
triển tại nước nhà mà còn dé sẵn sàng gia nhập vào chuỗi cung ứng bất cứ lúc nào.Nguồn nhân lực dự trữ dồi dào là vậy, tuy nhiên cũng không thé phủ nhận nhữngnhược điểm như thời gian đào tạo còn quá ngắn, chưa được chuân hóa và chuyên
nghiệp, kéo theo vân đê về chiêu sâu trong chât lượng của nguôn nhân lực.
Bên cạnh các cá nhân, các doanh nghiệp cung cấp dịch vu Logistics cũng đónggóp quan trọng trong nguồn nhân lực cho ngành, sức nóng của ngành đã thu hút sự
tham gia của rất nhiều các doanh nghiệp, thị trường xuất nhập khâu ngày càng được
mở rộng ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mới mọc lên, cung cấp thêm rấtnhiều việc làm và đem lại giá trị cho nước nhà Tuy nhiên nhìn vào mặt trái, hầu hếtcác doanh nghiệp trên mới chỉ là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu kinh doanh
một hoạt động nhỏ trong chuỗi hoạt động dịch vụ Logistics, ví dụ như kinh doanh
giao nhận vận tải đường hàng không và đường biển, các doanh nghiệp nhỏ nàythường có số lượng nhân viên ít và chuyên môn chưa cao, khó dé tìm thấy một
doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn và dịch vụ toàn diện, chuyên nghiệp.
1.3.2.2 Về nguồn vốn và kinh nghiệm
Như đã đề cập bên trên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại Việt Nam mọclên như nắm nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ và rất nhỏ, chỉ có một vài doanh nghiệplớn nhận được vốn đầu tư từ nước ngoài và hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực
20
Trang 28cung cấp dịch vụ, còn lại hầu như là do nguồn cầu của thị trường về các doanhnghiệp giao nhận do sự nóng lên và phát triển đột ngột của ngành mà các doanhnghiệp mới được mở ra như một phương thức kiếm tiền nhanh, mặc dù Việt Nam
có được bài học từ các nước đi trước tuy nhiên đem các kiến thức đó vào thực tiễn
sẽ đòi hỏi nhiều yếu 6, suy cho cùng, họ van còn rất hạn hẹp về kinh nghiệm, cũng
chính vì lí do này mà các doanh nghiệp nước ngoài còn ngần ngại trước khi rót vốn
đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ ở nước ta
1.3.2.2Về nghiệp vụ đào tạo và nhận thức của doanh nghiệp
Với lợi thế về nguồn nhân lực rất dồi dao và đặc điểm của tháp dân số trẻ ViệtNam cung cấp số lượng lớn nhân công làm nên tảng, nhiệm vụ của các doanhnghiệp cung cấp dịch vụ Logistics lúc này chính là tận dụng và nâng cao hơn nữachất lượng của nguồn nhân lực này Hiện nay đối với quá trình đào tạo nguồn nhân
lực mới, các trường đại học đã có giáo án chuyên nghiệp hơn với các ví dụ và sự
liên hệ với thực tiễn ngành, các doanh nghiệp cũng thường có các budi dao tạo ngắnngày nhằm huấn luyện cho đội ngũ nhân viên mới tham gia, bên cạnh đó có rất
nhiều các tô chức và trung tâm đứng lên như một đơn vị thứ ba cung cấp các khóahọc cung đem đến cho học viên cái nhìn toàn diện về nền kinh tế, về dịch vụ
Logistics và các van đề liên quan Tuy nhiên sự phát triển nóng của ngành Logistics
đã khiến nhân lực cần thiết cho ngành trở nên gấp rút và chưa được đào tạo chuyên
sâu đã vội vàng gia nhập vào chuỗi cung ứng, nhân lực cho các doanh nghiệp trên
ngoài các cử nhân từ trường kinh tế thì vẫn có các cử nhân từ trường ngoại ngữ và
các ngành không chuyên.
Về nhận thức của doanh nghiệp, không ít các doanh nghiệp đã có ý thức tự tìm
hiểu về ngành và nhận thức đúng được tầm quan trong của ngành, họ tiễn hành cáccách thức phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ một cách rất hợp lý nhằm tối ưu
hóa hiệu quả kinh doanh, từ đó họ sẽ tìm kiếm nhiều sự quan tâm và đầu tư hơn từ
các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, mở rộng hơn chuỗi cung ứng và hợp tác giữa các doanh nghiệp Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp chưa nhận thức
đúng về tam quan trọng và ý nghĩa của ngành, cho rang dù sao Logistics cũng chỉ là
ngành hậu cần, chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mực, họ cho rằng hoạt động
này chỉ gói gọn trong giao nhận vận tải, thủ tục hải quan và hệ thống kho bãi, màkhông biết rang Logistics bao hàm mọi quy trình từ những khâu đầu tiên của hoạt
động xuất nhập khẩu, nhận thức sai lệch này làm hạn chế và kìm hãm sự phát triển,
cho thấy sự thiếu chủ động và chưa sẵn sàng của các doanh nghiệp trong quá trình
phát triển toàn diện và chuyên nghiêp hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics
21
Trang 29Tổng kết lại, chương | đã đưa ra được co sở lý luận cua phát triển kinh doanh dịch
vụ Logistics, nhấn mạnh được đặc điềm và nội dung của nó, bên cạnh đó cũng nêu
ra được những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển hoạt động kinh doanh
dịch vu Logistics cả ở góc độ Nhà nước và góc độ Doanh nghiệp Từ đó làm tiền đềcho việc triển khai nội dung ở Chương 2 và Chương 3 được rõ ràng, mạch lạc hơn
22
Trang 30CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN HOAT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠICHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ULI HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2017 - 2019
2.1 Tổng quan về công ty TNHH ULI Việt Nam chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1.1 Thông tin giới thiệu
Tap đoàn Unique Logistics International hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực
chuyên tiếp và kết nối dịch vụ vận chuyên hàng hóa Viễn Đông; là một mạng lướicông ty tập trung vào dịch vụ vận tải quốc tế và dịch vụ Logistics, với định hướngchú trọng từ thị trường Châu Á cho đến thị trường Mỹ và châu Âu Công ty có mộtmạng lưới rộng khắp, cung cấp dịch vụ trọn gói từ điểm xuất phát ở khâu đặt muahàng cho đến khi hàng hóa chạm đích đến cuối cùng, bao gồm cả việc chuyên chở,xin thông quan của Hải quan, dịch vụ hậu cần với bên thứ Ba và dịch vụ phân phát
lô hàng cho các khách hàng.
Tốc độ, độ chính xác và sự tin tưởng tuyệt đối, là những gi mà ULI xây dựnglàm mục tiêu cho mỗi chuyến đi, mục đích của công ty không chỉ là làm tròn tráchnhiệm với nhu cầu của các khách hàng bằng việc đưa ra các gói dịch vụ tốt nhất ởđúng thời điểm, mà còn là không ngừng kiếm tim các giải pháp tốt dé tối giản hóachi phí cho khách hàng “Không ngừng hoàn thiện, không ngừng phát triển” là kimchỉ nam giúp công ty luôn có được ưu thé cạnh tranh so với các công ty cùng ngành
khác hoạt động trong lĩnh vực Logistics.
Tại ULI, ‘SU TAN TÂM?” là giá trị cốt lõi mà công ty hướng đến Hết lòng vìkhách hàng, hết mình vì đội ngũ nhân viên, hết sức cho các cổ đông công ty, tậntình vì cộng đồng, tận tâm vì môi trường; chính là đòn bảy, là bàn đạp đằng sau thúc
đây mọi bước tiên của cả công ty.
Trên con đường xây dung | công ty hùng mạnh và vững chai, ULI đã mở rộng
mạng lưới công ty ra khắp thế giới, bao gồm cả các nước Châu Á và cụ thể là ViệtNam Năm 2010, ULI (Việt Nam) tại HCM được thành lập, cho đến năm 2011, đã
có 1 chi nhánh được đặt ở Hà Nội, hai chi nhánh trên luôn luôn bồ trợ cho nhau vàphối hợp nhịp nhàng dé đem đến kết quả công việc tốt nhất
= Tên chính thức: Công ty TNHH Unique Logistics International Việt Nam,
chi nhánh Hà Nội
" Tên giao dich quốc tế : Unique Logistics Internnational (Vietnam) Ltd
= Tên viết tắt: ULI
23
Trang 31“ Giám đốc: ông Nguyễn Huệ Linh Thông
=" Email:ops.han @unique-logistics.com
= Webside: https://unique-logistics.com
= Dia chi: tang 5, toa nha Han Viét, s6 203 Minh Khai, Hai Ba Trung, Ha Noi
2.1.1.2Lịch sử hình thành va phát triển
2.1.1.2.1 Lịch sử hình thành của công ty TNHH Quốc Tế ULI
Được thành lập từ những năm 1983 tại Hồng Kông, công ty được sáng lập bởi
Richard Lee, là chủ tịch tập đoàn kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của Unique
Logistics Holdings Limited, đương thời ông đã có 18 kinh nghiệm năm trong ngành
công nghiệp vận chuyển và đã vào nghề từ những năm 1965 Cho đến nay, công ty
đã trải qua hơn 35 năm kinh nhiệm trong ngành Logistics, ông đã giúp mở ra chặng
đường mà ULI đã đi qua, đã đánh những cột mốc khắp nơi trên thế giới và đã dé lạirất nhiều thành tựu cho cá nhân tập đoàn và cho cả nên kinh tế
2.1.1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH ULI Hà Nội
Năm 2010, công ty TNHH quốc tế ULI Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
đã được thành lập, 1 năm sau đó, năm 2011, chi nhánh văn phòng đại diện của tập
đoàn tại Việt Nam đã được mở tại Hà Nội, đến nay đã được 10 năm di vào hoạtđộng Từ năm 2011 đến nay nay, tập đoàn đã liên tục mở rộng mạng lưới ra cácnước châu Âu, Mỹ và các nước châu A khác, nổi bật phải nói đến là An Độ vàTrung Quốc
Tai thị trường Việt Nam nói riêng, ULI đã củng cố được chỗ đứng vững chãi
của mình, công ty đã xây dựng được lòng tin của không ít khách hàng, tạo dựng
được nhiều mối quan hệ gan bó lâu dài, tiêu biểu phải kể đến những cái tên quenthuộc như the Gap, Forever 21, American Eagle, Walt Disney, họ đều đã trở
thành những khách hàng quen mặt và đóng góp phần lớn cho doanh thu của ULI.
Từ những ngày đầu phải chịu những hợp đồng thua lỗ, cho đến nay, đã có lợi nhuậndương hàng chục tỉ đồng, ULI Hà Nội đã chứng tỏ được sức mạnh của Việt Namtrước thị trường thế giới Đứng vững trước đòn đánh mãnh liệt của dịch bệnh Covid
19 vào nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ULI vẫn liên tục mởrộng mạng lưới, liên tục chiêu mộ thêm nhân sự vào đầu cơ cho tập đoàn, chứng tỏ
được sức bên bỉ và không chịu khuất phục trước khó khăn, ngược lại, dịch bệnh và
khủng hoảng tài chính còn là một thử thách thúc day công ty phát triển mạnh mẽ
hơn nữa.
24
Trang 32Cơ sở vật chất của ULI Hà Nội nhận được sự đầu tư lớn từ trụ sở tại Hồ ChíMinh, đặc biệt trong năm 2020, giao thương quốc tế giữa Việt Nam và các nướctrên thế giới phát triển chóng mặt, hàng chục máy tính mới đã được trang bị thêm
cho phù hợp với nhu cầu sử dụng tăng cao Các trang thiết bi cần thiết như máy in,máy photocopy, hệ thống điện thoại trực tổng đài và laptop cá nhân cho đội ngũ
nhân viên cụ thé cũng là những tài sản được công ty đầu tư ngay từ ngày dau Vớitốc độ phát triển chóng mặt hiện tại của ULI Hà Nội, ban quản trị công ty đang cóhướng mở rộng thêm diện tích văn phòng cũng như trang bị cơ sở vật chất cần thiết:điều hòa, hệ thống đèn, máy chiếu, máy in, hệ thống báo cháy chữa cháy, nhằmđáp ứng sự tăng trưởng về nhân lực những năm tới
Nguồn nhân lực cho ULI hiện tại đang ở mức vô cùng dồi dào, những nămgần đây, với sự mở của thông thương của VN ra nhiều thị trường lớn trên thế giới
và phát triển không ngừng của ngành vận tải, vận chuyên nói riêng, Logistics đang
là một ngành hot và dự kiến mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn nữa trong tương lai.Chính vì vậy, tại các trường Đại Học về kinh tế tại Việt Nam, chứng kiến sự tăngtrưởng vượt bậc về lượng sinh viên theo học ngành này, không những thế, nguồnnhân lực muốn tham gia vào chuỗi logistics và làm trái ngành cũng ngày một tăngcao Chính vi vậy, nguồn nhân lực của ngành logistics nói chung và của ULI nói
riêng đang có nhiêu triên vọng.
Công nghệ thông tin: ULI chủ yếu sử dụng Cargowise làm phần mềm quản lýcho dịch vụ của mình từ đầu đến cuối Phần mềm Cargowise là nền tảng giải phápthực thi dịch vu logistics từ đầu đến cuối, khả năng tích hợp sâu, tính linh hoạt cao,
tự động hóa quy trình kinh doanh và góp phần giúp ULI cải thiện năng suất, sửdụng nên tảng dựa trên đám mây nên nó cho phép mở rộng và cá nhân nhân hóathông qua cấu hình hệ thống, Cargowise là một trong những phần mềm quản lí hiệuquả nhất trên thế giới Bên cạnh ứng dụng quản lý quy trình dịch vụ nêu trên, EDIcũng là một hệ thống ma ULI thường xuyên sử dụng, là hệ thống trao déi dữ liệu
điện tử giữa các công ty đại lý nước ngoài với nhau, tuy nhiên ULI đã tự xây dựng
hệ thống EDI của riêng minh dé tiện quan lý và dam bảo tính bảo mật, hệ thống này
đã được tin tưởng sử dụng lâu nay trong nội bộ công ty cũng như thường xuyên
được cập nhật, bảo trì và nâng cap nhằm đáp ứng năng suất tăng cao Link hệ thống:
(http://ulfgap.trackinglogistics.com/login.asp)
Hiện tai, thị trường cung cấp dịch vu chủ yếu của ULI Hà Nội là thị trường
Châu Âu, Châu A và Mỹ, sau Hiệp định thương mại tự do EVFTA được đi vào thực
thi, cơ hội xuât khâu hàng của VN ra các nước châu Au và nhập khâu vê các sản
25
Trang 33phẩm chất lượng từ châu nước ho đang vô cùng rộng mở, bên cạnh đó, Mỹ cũngngày càng nới lỏng các cắm vận trước đó cho VN, hai thị trường trước đây luôn cóđặc điểm khó chiều và khó giao thương nay đã trên trở thành nơi béo bở cho các
doanh nghiệp xuất nhập khâu của VN tiếp cận và mở rộng hợp tác, tăng cường quan
hệ đầu tư
2.1.2 Sơ lược về cơ cau bộ máy tổ chức của công ty TNHH ULI Hà Nội
2.1.2.1 Cơ cầu tô chức
Tại trụ sở chính đặt ở Hồng Kông, với sỐ lượng đội ngũ nhân viên là 10000nhân viên, công ty đã tạo nên thương hiệu cho riêng mình đồng thờidành được sựtin tưởngcủa nguồn nhân lực dồi dào tại Việt Nam Ké từ khi được thành lập vàonăm 2010 đến nay, công ty TNHH ULI HCM đã có số lượng nhân viên dao động
khoảng 100 người La trụ sở chính của ULI tại Việt Nam nên ULI HCM là một bộ
mặt đại diện quan trọng, còn tại văn phòng Hà Nội, bộ máy tô chức có tổng nhân
viên 1420 nhân viên văn phòng va 10 nhân viên hiện trường
Tại Hà Nội, chi nhánh vẫn chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc của cả trụ sởcông ty TNHHULI tại Hồ Chí Minh, tuy nhiên giám đốc chi nhánh Hà Nội vẫn cótrách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh bất ngờ và cần thời gian xử lý gấp gáp, haichi nhánh luôn có sự phối hợp qua lại nhịp nhàng giữa các bộ phận nhân viên vớinhau, từ đó khối lượng công việc được phân chia rất hợp lý và thoải mái
Bộ máy tổ chức của công ty TNHH ULI sau giám đốc ULI VN tại HCM là ba
vị quan lý lớn của chi nhánh Hà Nội, họ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc
trực tiếp đưa ra quyết định khi cần thiết và chủ động quản lý các van dé phát sinhtrong quá trình điều hành Lần lượt là Quản lý chi nhánh, quản lý bộ phận phát triển
Marketting và quản lý bộ phận Kinh doanh
Cơ cau tô chức tang thứ 3 gồm 5 phòng ban như sau: bộ phận nhân viên chứng
từ, bộ phận nhân viên hiện trường, bộ phận kế toán, bộ phận phát triển hoạt động
kinh doanh Marketing và bộ phận nhân viên kinh doanh
26
Trang 34| NV hiện trường Hannah 2 staff 2 staff
NV Chứng từ
3
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ULI Logistics VN chi nhánh Hà Nội
Nguôn: Giới thiệu hoạt động kinh doanh công ty TNHH ULI
chất công việc chuyên môn hóa cao nên mỗi bộ phận sẽ đảm nhận những nhiệm vụ
nhất định, như bộ phận nhân viên phát triển kinh doanh sẽ thực hiện việc quảng cáo,
marketing dịch vụ của ULI đến khách hàng nhiều nhất có thể, bộ phận nhân viên
kinh doanh sẽ liên hệ với khách hàng tiềm năng và giới thiệu sản phẩm, thuyết phục
họ chọn dịch vụ tại ULI, bộ phận nhân viên hiện trường sẽ thường xuyên túc trực tại
sân bay để cân hàng và kiểm soát hàng, bộ phận nhân viên chứng từ sẽ tiếp nhận
thông tin từ nhân viên hiện trường để làm các chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất
nhập khẩu, như vận đơn, giấy ủy quyền, giấy báo hàng đến, Mỗi công việc đều có
tính chất khác nhau và đòi hỏi các kĩ năng trong công việc khác nhau, tuy nhiên tại
ULL, tính cần thận, ti mi và thận trọng được đề cao hơn cả, do tính chất công việc
cần làm VIỆC nhiều với các con số và cần sự chính xác 100%, nên tính cách sáng tạo
hay nhanh nhau chưa phải là đức tính thực sự phù hợp cho các vi trí cần sự chínhxác như làm việc nhiều với chứng từ và hợp đồng như thế này
2.1.2.2Chức năng cụ thể từng phòng ban
Bộ phận nhân viên chứng từ: Bộ phận này cần cân thận vì họ làm việc cùngcác con số, giấy tờ và các văn bản hợp đồng rất nhiều Các công việc cụ thê có thê
kề đến như hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bộ chứng từ vận chuyền, các thủ
tục giao nhận, thanh toán, liên lạc, đàm phán các điều khoản hợp đồng Theo dõi cácđơn hàng, làm vận đơn tàu, chuẩn bị giấy thông báo hàng đến, invoice, packing
27
Trang 35list Nhìn chung vị trí trên rất an toàn và không có quá nhiều cơ hội thăng tiến, tuynhiên lại cần sự tỉ mỉ cân thận vô cùng, bởi chỉ cần sai sót một chút thôi là sẽ phảichịu phạt và phải giải trình, không những vậy việc sai sót còn làm chậm tiến độ lôhàng vận chuyên, khiến cả hai bên khách hàng đều chịu tổn thất, về lâu về dai sẽ
làm mat niêm tin của ho đôi với doanh nghiệp
Bộ phận nhân viên hiện trường: VỊ trí này thường xuyên cần đi lại Công việccần làm ở vị trí này có thé kê đến như: nhận bộ chứng từ xuất, nhập từ phía nhânviên kinh doanh và nhân viên chứng từ, sau đó họ có trách nhiệm đi nộp thuế, thôngquan hàng xuất, đi lấy hàng nhập tại các chi cục, cảng sân bay, nhận hồ sơ, yêu cầu
từ nhân viên kinh doanh và nhân viên chứng từ để chuẩn bị bộ chứng từ như C/O,Phyto, giấy phép, bên cạnh đó họ còn hỗ trợ phân tích, phân loại và đánh giá toàn
bộ quy trình Nhìn chung vi trí trên có tính năng động cao, đòi hỏi người làm phải
chịu khó đi lại, có sức khỏe tốt và dành được nhiều thời gian cho công việc, bởi đôikhi những lô hàng đến kho muộn, họ vẫn sẽ phải có mặt để kiểm kê và làm công
hộ, chi hộ, lập báo cáo tài chính, sử dung phần mềm kế toán dé làm số sách, báo cáothuế, báo cáo quyết toán, xuất hóa đơn Nhìn chung vị trí kế toán luôn luôn cần sựchính xác từng chữ s6, cần tỉ mi tuy nhiên cũng cần sự nhanh nhẹn dé có thé hoànthành khối lượng công việc vô cùng lớn
Bộ phận PTKD: nhân viên Phát triển KD là người truyền đạt, người đóng vaitrò cầu nối giữa khách hàng và dịch vụ của công ty, người quyết định trực tiếp đếndoanh thu của công ty và của bản thân họ, họ tiếp cận khách hàng mục tiêu mà mình
đã nhắm đến từ trước và thuyết phục đối tượng tiềm năng này trở thành người sửdụng dịch vụ của ULI Các công việc chính của nhân viên phát triển hoạt động kinh
doanh dich vu Logistics: tiép nhận, sang loc danh sách khách hang tiềm năng, goi
điện, gửi email giới thiệu dịch vụ công ty, nhận biết, tìm hiểu, nghiên cứu và nắm
bắt nhu cầu khách hàng, thuyết phục khách hàng, làm việc với đội ngũ phát triểnsản phẩm, tạo dựng lòng tin khách hàng, báo cáo cấp trên về kết quả kinh doanh
Điểm khác biệt giữa nhân viên PTKD với nhân viên KD đó chính là tinh lâu dài của
28
Trang 36tập khách hang mà họ hướng tới, cũng có thé coi nhân viên phát triển kinh doanh là
sự kết hợp giữa Sale và Marketing, công việc nhân viên phát triển kinh doanh này
sẽ mang tính chiến lược và tông quát hơn
Bộ phận nhân viên kinh doanh chào hàng: nhân viên Sale được rèn luyện
nhiều kỹ năng và là người tạo ra doanh thu trực tiếp cho ULI Công việc chủ yếucủa họ là tìm kiếm ra các khách hàng quốc tế, bán và giới thiệu dịch vụ của ULI chocác khách hàng, đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của Sale Staff bởi nó ảnh hưởng
trực tiếp đến lương thưởng của chính cá nhân nhân viên đó và quyết định đến doanhthu thu được và lợi nhuận tạo ra của ULI Bên cạnh đó, họ còn cần chủ động là
người nắm bắt thông tin giá cước thông qua việc liên hệ với các hãng tàu, các doanh
nghiệp Logistics khác để đảm bỏ dịch vụ vạn tải tại ULI có được giá hợp lý nhất,
nghiệp vụ chăm sóc khách hàng đã sử dụng dịch vụ cũng như tiếp đón khách hàngmục tiêu mới cũng là một nhiệm vụ, giúp nhiều khách hàng hơn biết đến dịch vụ tạiULI tuy nhiên cũng không bỏ bê khách hàng cũ Sau quá trình xúc tiến với kháchhàng, nhân viên KD tiến hành chốt đơn, tạo hợp đồng, bằng các phương thức thanhtoán khác nhau mà sử dụng với khách hang, sau đó liên tục theo dõi tiến trình 16hàng, lịch tàu chạy lịch cập bến lịch bay lịch hạ cánh, cuối cùng là ghi nhận phảnhồi của khách hàng
Nhìn chung nhân viên kinh doanh là bộ phận đông nhất trong các doanh
nghiệp Logistics bởi ho tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, bộ phận này doi hỏi
người làm phải nhanh nhẹn, khéo léo, biết nam bắt thời co và có kĩ năng đàm phántốt
2.1.3 Sơ lược về các sản phẩm và dịch vụ tại công ty
2.1.3.1 Dịch vụ vận tải đường hàng không
Với hơn 35 năm kinh nghiệm trong ngành Logistics, ULI đã xây dựng được
một tầm ảnh hưởng lớn tới thị trường vận tải đường hàng không ở khu vực TháiBình Dương và Châu Âu, không những vậy, công ty đang có chiến lược tiếp tục mởrộng hoạt động vận tải đường hàng không ra khu vực châu Úc Công ty có khả nănglàm việc với các đối tác đi đầu trong lĩnh vực thương mại và cho thuê chỗ trên máy
bay dé đưa ra vô vàn sự lưa chọn tối ưu cho dich vụ vận tải đường hàng không, tat
cả đều được làm theo yêu cầu của khách hàng đề đáp ứng được những nhu cầu “đặcbiệt” của riêng họ Các đối tác quan trọng trong dịch vụ này của ULI phải kê đếnVietnam Airline, đối tác đã góp phan đưa rất nhiều sản phẩm trong nước xuất khẩu
ra nước ngoài với chất lượng và dịch vụ bậc nhất; hay Emirates, hãng bay của Mỹ
đã giúp lưu chuyên nhiều hàng hóa từ VN qua Dubai rồi qua Mỹ, đây là đối tác rất
29
Trang 37quan trọng có thời gian gan bó lâu dai với ULI.
Nhằm tận dụng tối đa chi phi vận tải, ULI Logistics International cũng demđến giải pháp gộp hàng đường hàng không từ các nước châu Á như Trung Quốc,
Mianma, Cam pu chia, nơi mà chi phí bỏ ra cho vận tải đường hàng không không
những tiết kiệm hơn mà còn nhanh hơn đáng kể so với vận tải đường bộ hoặc đườngbiển
2.1.3.2Dịch vu vận tải đường biến
Sự nỗi tiếng trong ngành dich vụ, các mối quan hệ trong ngành công nghiệp va
sự hiểu biết dày dặn trong thị trường các nước đã đặt ULI vào vi trí mà có thể đưa
ra được các sự lựa chọn về cước phí vận tải đường biển một cách hợp lý cho khách
hàng, không thể không kể đến các đối tác lâu năm của ULI trong lĩnh vực vận tải
biển như OOCL hay Evergreen, những cái tên day dan trong làng vận tải biển, hay
năng động hơn là KK Line và PIL, quan hệ giữa ULI và các đối tác cung cấp dịch
vụ vận tải biển rất lâu năm và thân thiết, họ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho lô hàngcủa ULI được giao an toàn, nhanh chóng và hoàn chỉnh, ké cả cả 16 hàng đó đi tàuchuyến hay tàu chợ
2.1.3.3Dich vụ phân phat tại thị trường nội địa
Như là một dịch vụ đi kèm, công ty có khả năng giải quyết các vấn đề nhưnhập hàng dỡ hàng, hàng rơi vỡ, hang ở lại trong kho, các van dé nói chung khihàng của khách cập cảng đến Phương pháp quản lí hiệu quả cao cho giao nhậnhàng hóa này đã mang đến ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng, cũng như giúp độingũ nhân viên của khách hàng tránh được việc phải giải quyết rất nhiều vấn đề tại
cảng hoặc sân bay của họ Ví dụ như lô hàng đi Mỹ, sau khi đáp cánh sân bay tại
Fishkill, New York, Mỹ, ULI sẽ ủy quyền cho người mua dé nhận lô hàng sau khi
họ đã xuất trình được các chứng từ chứng minh tính sở hữu với lô hàng, đối với cácchuyến đi gộp hàng từ nhiều người mua và người bán khác nhau, ULI sẽ phân chia
các lô hàng đến tay từng khách lẻ
2.1.3.4Dich vụ bảo hiểm
Từ trước đến nay, vận tải đường biển và đường hàng không chỉ đem đến một
mức bảo hiểm hạn chế nhất định cho lô hàng của khách, bảo hiểm một phần rủi rochứ không bảo hiểm toàn phần, do tính chất rủi ro cao Công ty ULI Logistics
International làm việc với hàng loạt các công ty nhận trách nhiệm thanh toán các
hợp đồng bảo hiểm, để đem đến cho khách hàng mức bảo hiểm mọi rủi ro với mứcphần trăm cạnh tranh, nhằm bảo vệ mọi lô hàng hóa của khách hàng từ A đến Z
30
Trang 382.1.3.5Dịch vụ môi giới hải quan
Với tư cách là một dịch vụ đi kèm, công ty xử lí những quá trình phức tạp
trong quy trình đưa sản phẩm của khách hàng đi qua các hải quan địa phương, phục
vụ như một người môi giới, một người trung gian liên lạc với 2 bên, người mua/bán
và công ty cung cấp dịch vụ khai báo hải quan Bởi công ty đã làm công việc nàysuốt hơn 35 năm, với kinh nhiệm tích lũy dồi dào, đội ngũ nhân viên được đào taobài bản và đều có bằng cấp danh tiếng, công ty tạo dựng được niềm tin vững chắc
cho khách hang Con ở chi nhánh Ha Nội, ULI hợp tác với các bên thứ 3 chuyên
làm dịch vụ khai báo hải quan như Delta, Alphatrans,Global,Inlotrans,
2.1.4 Sơ lược về các đối tác tiêu biểu của công ty
Hãng tàu (Hàng tàu) Hãng máy bay (Hàng hàng không)
K K Line Delta
OOCL British Airway
EverGreen Qatar Airway
APL Cathay Pacific
Atihad NYK Line Korean Air
Yang Ming Turkish Cargo
MOL Malaysia Airline
Trên đây là các đối tác là hãng tàu và hãng máy bay nỗi tiếng góp phan trung
chuyên rất nhiều hàng hóa thông qua ULI thời gian qua, do ULI hoạt động chủ yếu
ở hai lĩnh vực là vận tải biển và vận tải đường hàng không nên mối quan hệ giữacác đối tác trên được ULI giữ thân thiết và luôn đảm bảo cho ULI được vận chuyểnhàng hóa với cước phí ưu đãi nhất
Bên cạnh các đối tác chiến lược, không thé không ké đến các khách hàng quen
thuộc lâu năm, những doanh nghiệp đã đóng góp rất nhiều cho doanh thu của ULI
và bản thân họ cũng được sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải tốt nhất đến từ ULI,
31
Trang 39những khách hàng dưới đây đều là những doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ của ULI
Hình 2.1 Khách hàng của ULI
Nhãn hàng thời trang American Eagle Outfitters
Nhãn hàng thời trang Gap
Nhãn hàng thời trang Forever 21
2.1.5.1Danh giá tình hình chung
Quá trình hoạt động kinh doanh của ULI Logistics Việt Nam đã có những lợi
nhuận đáng kể trong 3 năm gần đây (2017-2019), là một công ty Logistics nhiềunăm kinh nhiệm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận chuyền vận tải, ULI đã nhận
32
Trang 40thấy sự cấp thiết của việc nâng cấp dịch vụ của công ty, đã có nhiều thay đôi về mặt
kĩ thuật, đi vào sử dụng nhiều ứng dụng, phần mềm quản lý hàng hóa tiên tiến, bêncạnh đó mảng nhân sự cũng được củng cố và chất lượng ngày một nâng cao,từ đó
đem đến mức luongén định và từng bước cải thiện cho công nhân viên
Với sự dẫn dắt nhiệt tình của ULI New York và sự gắn bó khăng khít giữa cácđại lý trong mang lưới công ty, ULI Việt Nam đã nhận được nhiều sự trợ giúp từnhiều phía và đang ngày càng chứng minh được sự phát triển của mình trên trườngquốc tế, ULI VN liên tục ghi nhận tình hình kinh doanh đạt hiệu quả cao, kết quả
cũng rất đáng khích lệ
Bang 2.1 Kết quả tình hình kinh doanh của ULI Hà Nội 2017-2019
Đơn vị: nghìn đồng
Lợi nhuận sau
Doanh thu Chi phi ñ
thuê nhuận trên
doanh thu
2017 10.783.650 9.875.261 908.589 8.42%
2018 12.426.823 11.212.723 1.214.100 9.77%
2019 15.873.193 14,222.380 1.650.812 10.4%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên công ty TNHH ULI
Với quy mô nhỏ hơn 10 lần so với ULI Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận tăng thêmqua các năm của ULI Hà Nội đang tăng trưởng đều và ồn định, mức gần như tươngđương với công ty tại HCM Điều này giải thích được lý do chỉ nhánh Hà Nội đang
liên tục mở rộng thêm hoạt động và ngày càng có nhiều đơn hàng được đặt.
So với năm 2017, doanh thu và lợi nhuận năm 2018 ở HN có biến động tăng,
cụ thé lợi nhuận tăng từ dưới 1 tỷ lên 1 tỷ 214 triệu đồng HN có được sự tăngtrưởng này là nhờ 1 phần vào những khách hàng lớn mà ULI New York đã chia lợinhuận, bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của bộ phận Sale được day cao va mangdén hiéu quả rõ rệt
Năm 2019 thế giới chứng kiến cuộc đối đầu kịch liệt giữa 2 ông lớn Mỹ và
Trung Quốc, sự kiện đã làm rúng động nền kinh tế thế giới, Mỹ đưa ra nhiều sự
trừng phạt với Trung Quốc, và thay vào việc nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ TrungQuốc, ông trùm kinh tế lớn nhất thế giới này đã lựa chọn những nguồn thay thế lân
33