1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Xây dựng chiến lược phát triển thị trường kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty giao nhận quốc tế Vàng Goldtrans

76 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BẢN THẢO

CHUYEN ĐÈ THUC TẬP

DE TÀI:

XÂY DỰNG CHIEN LƯỢC PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG KINH DOANHDICH VỤ LOGISTICS CUA CÔNG TY CO PHAN GIAO

NHAN VAN TAI VANG GOLDTRANS DUOI TAC DONG CUA HIEP

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Dé có thé hoàn thành thực tập tốt nghiệp, em đã có cơ hội được tiếp xúc và làm việc thực tế trong môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh

nghiệp Nhờ vậy, em đã có cơ hội được hiểu thêm về ngành xuất nhập khẩu,

được trải nghiệm một môi trường làm việc tốt, được học hỏi thêm về những công

việc trong ngành xuất nhập khẩu, qua đó có thể hoàn thành tốt khóa luận của bản

Khóa luận có thể được hoàn thiện, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc cùng các phòng ban làm việc và toàn thé các anh chị trong bộ phận phòng

Kinh doanh của công ty Cổ phần giao nhận Vận Tải Vàng Goldtrans đã luôn giúp đỡ và nhiệt tình hỗ trợ, giải đáp những thắc mac của em trong thời gian thực tập tại công ty Thời gian thực tập tại công ty đã giúp em học hỏi và tiếp thu được

thêm rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Dam Quang Vinh, giáo viên

hướng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ em có thê lựa chọn đề tài phù hợp, luôn sát sao và tận tình góp ý, chỉ bảo dé em có thé hoàn thành bài luận tốt nghiệp quan trọng

Bài luận của em do kiến thức của bản thân vẫn còn hạn chế nên có thẻ sẽ còn nhiều thiếu sót, nhưng em hy vọng bài luận có thé đáp ứng được những yêu cầu của nhà trường đặt ra, và giúp cho công ty Cổ phan giao nhận Vận Tải Vang Goldtrans có cái nhìn tổng quát hơn đối với Hiệp định EVFTA và những chuẩn bị cần có dé tận dung được cơ hội từ Hiệp định, em đã đề xuất một số giải pháp

của bản thân dé xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics cho công ty trong bối cảnh Hiệp định EVFTA chỉnh thức được thông qua.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Trần Thu Thảo

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiéu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi

phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Tran Thu Thảo

Trang 4

1.1 Khái niệm về chiến lược phát trién thị trường -. s- se -ss<essscssesssessesssesssssee 31.2 Quy trình triển khai chiến lược phát triển thị trường -ssccscsssezssecssee 3

1.2.1 Thiết lập mục tiêu chiến lược phát triển thị HUONG e«ccceceeeceseessteeteestsserssreeetssrssnrsee 41.2.2 Phéin tich tinh thé thi truOng 8n nan nan nn nan nh ÔỎ 5

1.2.3 Lựa chọn và thực thi chiến lược phát triỂm thị fFỒIg -e-ccesceecceseesereeessreerxssreserssre 51.2.4 Xác định nguồn lực cần cho chién lược phát triển thị trường Error! Bookmark not

1.2.5 Kiểm soát đánh giá kết quả thực hiỆN -«c-secesecsses Error! Bookmark not defined.1.3 Các nhân tố ảnh hướng đến chiến lược phát trién thị trường của công ty 111.3.1 Nhân tổ bên trong doanh nghiệp e csecesccssceeetesreeEtssreettsertsstkettasresrtserkssrasrrssree 111.3.2 Nhân tổ bên ngoài doanh nghiệp ecesccsscesecssee Error! Bookmark not defined.

o;:i19 1e .Ô.Ô,ÔỎ 17

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA VA ANH HUONG LEN THỊ TRƯỜNG

LOGISTICS TẠI VIỆT NAM e- 5< se ©ssESseExEEAeEESEEAEEAEEASEEA0E130239013023801300130156 172.1 Tống quan về hiệp định tự do thương mại Việt Nam — EU (EVFTTA)) - 172.2 Các cam kết chính trong Hiệp định EVETA o 5 <5 s09 060568968560 192.2.1 Cam Tan: canh n n n ÔỎ 192.2.2 Cam két vé han gqch nn nhan nh ÔỎ 232.2.3 Cam két vé Quy tac XUGL XU nẽnn nh ÔỎ 232.2.4 Cam két vé dich vis c6, san na nan Ô 252.3 Anh hướng Hiệp định EVFTA tới ngành logistics tại Việt Nam -« 26

2.3.1 Tih CỤỰC << Ọ Ọ TH THỌ T0 000004 000000000000 0000005000000 000910000006 08 26; ¡17.00 ÔỎ 27

ea;:i19 1e .Ô.Ô.ÔỎ 28

TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY GIAO NHẬN

QUOC TE GOLDTRANS 170777 28

3.1 Tổng quan về công ty giao nhận vận tai quốc tế GOLDTRANS . -<- 28

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty giao nhận quốc té GOLdtrAN -<©-< e5 ©cscsscs<e 283.1.2 Clic dich vis 7 nnnn Ô 30

3.1.3 Cơ cấu tỔ chức của CONG ty’ sesrsessesssecrssrvecssescesrsessssasecssssvesassavsasesasssseeassaseessesssaseeaneaseessesees 35

3.2 Tình hình kinh doanh của công ty giao nhận vận tai quốc tế vàng GOLDTRANS 37

Trang 5

CHƯNG 4:: 5< << 5< HH HH TH H004 0140014 0040001400404 000 40

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHAT TRIEN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH DỊCH VỤLOGISTICS CUA CƠNG TY GIAO NHAN VẬN TAI QUOC TE GOLDTRANS DƯỚI

y.Ye;0 0e 40

4.1 Các nhân tố ảnh hướng đến chiến lược phát triển thị trường của cơng ty giao nhậnquơc tê GOLDTRANS dưới tác động ETV ETTÌA - 5-5 5< 5s s2 040901 9006 9008 404.1.1 Nh&in Ti 8ann n ƠỎ 404.1.2 Nhân 6 bên NOMI ceressssssssssesssessesssesrssssessssscesssescssssessssssessssessssssssssssessssasessssssessssessaseessesees 424.2 Mục tiêu và sứ mệnh của cơng ty GoOldtrans 5 G5 G526 99498 56 9999656959495 98474.2.1 Sứ mệnh của cơng ty CP GOlAIANS cee<5<5c << << S935 5E95E55E9E99586588580585885868 474.2.2 Mục tiêu của cơng ty CP ŒỌÏfTS c o5 5< << 91 93595595855 5E 5885888958058588568 484.3 Áp dụng phân tích SWOT trong định vị chiến lược phát triển thị trường kinh doanhdịch vu logistics cho cơng ty CP Goldtrans dưới tác động của Hiệp địnnh EVFTA 48

4.3.1 Điễm mạnh 48

4.3.2 Diém yễu 53

4.3.3 Cơ hội „54

4.3.4 TNGCH hive HH TT KH TH HT 000 0001 800000800080000001.080004 554.4 Đánh giá và lựa chọn các phương án xây dựng chiến lược phát triển thị trường củacơng ty cơ phần Goldtrans dưới tác động của hiệp định EV TT A - 5 5< «5< «<< sese584.5 Các giải pháp thực hiện chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn - 614.5.1 NNGN SW esssssssssssssssssccsccssssssscscssccssssscssssesssssssssssssssesssssecsccsssssssesssseesesseesessesssssssessesseesesseesees 614.5.2 MArKeting c << 9 9.9 0.0900 0 0 0 00.080000.00008.08.0 80.0809 90.0009 00080 90008006 04 62

4.5.3 TrỒi CÏHÍTÌH <5 HH TH HT TH TH HH 0 00.0 0000000 0010000000 100080004.008000000080 64

4.6 Kiếm sốt và đánh giá kết quả thực hiện 2-scsvssevssersserrserrserrsssrssee 65

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -cc++°°©©EEE2EE2222222z2ze+eerrrrie 67

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Kíhiệu | Nguyên nghĩa tiếng anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

Agreement Việt Nam — EU

4 |CFS Container freight station | Tram giao hàng lẻ

The Harmonized ,

-| ¬ Hệ thông hài hòa mô tả và5 |HS Commodity Description en ;

mã hóa hàng hóaand Coding System

Nhân viên hiện truong/giao

6 | OPS Operations ˆ

7 |CO Certificate of original Chứng nhận xuất xứ 8 | VAT Value Added Tax Thué gia tri gia ting 9 | BL Bill of Lading Vận đơn đường biển

10 | CI Comercial Invoice Hoa don thuong mai

11 | AN Arrival Notice Thông bao hang đến 12 |CP Cô phan

13 | TKHQ Tờ khai hải quan

14 | ĐKKD Đăng kí kinh doanh

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Danh mục một số mặt hàng và cam kết của EU trong hiệp định

Error! Bookmark not defined.

Bang 2.2: Danh mục một số mặt hàng và cam kết của Việt Nam trong hiệp định

Error!† Bookmark not defined.

Bang 3.1: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2019 Error!

Bookmark not defined.

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn nhân lực tại các phòng ban chi nhánh Hà Nội

Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.2: Tình hình tài chính của công ty CP giao nhận vận tải Vàng giai đoạn

Bảng 4.3: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về thời gian giao

nhận hàng hóa của Goldtrans

Bảng 4.4: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ chăm sóc

khách hàng của Goldtrans

Bảng 4.5: Hệ thống đại lý của Công ty Cổ phan giao nhận vận tải Vàng

Bảng 4.6 : Ma trận SWOT của công ty CP Goldtrans

Bảng 4.7 : Áp dụng ma trận SWOT định vị chiến lược kinh doanh

Bang 4.8: Ma trận QSPM của Công ty Cổ phần Goldtrans Nhóm chiến lược SO Bảng 4.9: Ma trận QSPM của Công ty Cô phần Goldtrans Nhóm chiến lược ST Bảng 4.10: Ma trận QSPM của Công ty Cổ phần Goldtrans Nhóm chiến lược

Trang 8

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 3.1: Doanh thu của Công ty Goldtrans trong giai đoạn 2017-2019 37 Biểu đồ 3.2: Lợi nhuận theo từng dịch vụ từ năm 2017-2019 : 39

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Quy trình triển khai chiến lược phát triển thị trường . 3 Hình 1.2: Quy trình kiểm soát chiến lược phát triển thị trường -. 10

Hình 1.3: Mô hình cạnh tranh của Michael Porter - - 55+ +++<<<sss++2 14

Hình 3.2: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tai CTY CP Giao Nhận Vận Tải

Hình 3.5: Quy trình giao nhận hàng xuất khâu tại CTY CP Giao nhận Vận tải Vang

ỖñỗñỖỒÚỒÚỒÚỒẦẦẮẦỮỚỮ Error! Bookmark not defined.

Hình 3.6: Dia chỉ văn phòng đại diện của Công ty CP Giao nhận Vận tai VàngGOIdtrans oo eee 50Hình 4.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Michael Poter

Hình 4.2: Dia chỉ văn phòng đại diện của Công ty CP Giao nhận Vận tải Vàng

Goldtrans

Trang 10

LỜI NÓI ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đây mạnh hội nhập và tham gia vào EVFTA, CPTPP, AFTA, WTO kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển Các hoạt động dịch vụ được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh của bat cứ một doanh nghiệp nào Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hàng hoá được chuyền đưa ra các quốc gia, Logistics trở thành ngành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở bat cứ nơi đâu và là một trong những triển vọng phát triển kinh tế mang lại kết quả tích cực cho đất nước.

Nhờ sự phát triên mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khi thế giới ngày càng “phăng” hơn Logistics đã phát triển một cách nhanh chóng và ngành dịch vụ này đã trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn đang lớn mạnh không ngừng Dịch vụ này đã mang lại những lợi ích to lớn ở nhiều nước trên thế giới như Đức, Mỹ,

Singapore, Giờ đây, Logistics đã trở thành một hệ thông mang tính toàn cau.

Với nền kinh tế phát triển, dich vụ logistics đã trở thành một ngành dich vụ tích hợp nhiều hoạt động có giá trị gia tăng cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn, Việt Nam với môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ hội phát triển cao hứa hẹn phát triển mạnh thị trường dịch vụ trong thời gian tới Là sinh viên năm cuối trường Đại học

Kinh tế quốc dân, khoa Kinh doanh quốc tế và em đã được tiếp xúc với các nghiệp

vụ trong ngành logistics tại Công ty CP Giao Nhận Vận Tải Vàng GOLDTRANS.

Điều nay thực sự hữu ích và có ý nghĩa với ban thân em khi được áp dụng những lý thuyết chuyên ngành vào công việc thực tế Sau 1 tháng thực tập tại công ty, em đã thu thập được số liệu và thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — EU (EVFTA) đã chính thức được thông

qua, từ đó mở ra rất nhiều cơ hội cho phát trién các nganh nghé tai Viét Nam, dac biệt là linh vực logistics Song song với đó, những thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp logistics khi thị trường cạnh tranh ngày căng gay gắt và thị trường Châu Âu được coi là một thị trường “khó nhằn” với yêu cầu chất lượng sản phẩm khắt khe Chính vì lẽ đó, khâu chuẩn bị trước khi EVFTA được thực thi là vô cùng quan trọng đối với các công ty dịch vụ logistics Xuất phát từ thực tế sau

khi thực tập tại công ty cô phangia nhan van tai vang Goldtrans, em da quyét dinh

lựa chon dé tài: “Xây dựng chiến lược phát triển thi trường kinh doanh dich vụ logistics của Công ty giao nhận quốc tế Vàng Goldtrans”dé làm chuyên đề

Trang 11

tốt nghiệp Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học vào nghiên cứu thực tiễn tại công ty từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp cho nhà quản trị

nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vôn trong thời gian tới

2 Mục đích nghiên cứu

Dé tai hướng đên các mục tiêu nghiên cứu sau:

Thứ nhất, nắm được tổng quan về hiệp định EVFTA, những cam kết cũng như lộ trình cắt giảm thuế quan và anh hưởng của hiệp định EVFTA lên ngành Logistics

Thứ hai,đánh gia hoạt động kinh doanh dich vụ logistics của công ty giao nhận vận

tải quốc tế vàng Goldtrans giai đoạn 2017-2019.

Thứ ba, giúp các nha quản tri có một số chiến lược dé tận dụng cơ hội sau khi hiệp

định EVFTA chính thức được thực hiện.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Công ty cổ phần giao nhận vận tải quốc tế vàng Goldtrans trong vòng 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019.

4 Phương pháp nghiên cứu

k Phương pháp thu thập dit liệu: Dé tài sử dụng số liệu thứ cấp thông qua báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của công ty cố phần giao nhận vận tải quốc tế vàng Goldtrans giai đoạn 2017-2019

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 4 chương, bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển thị trường kinh doanh dịch vụ

logistics của doanh nghiệp

Chương 2: Hiệp định thương mại tự do EVFTA và tác động thị trường logistics tạiViệt Nam

Chương 3: Tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của công ty giao nhận quốc tế

Chương 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty giao

nhận vận tải quốc tế Goldtrans dưới tác động EVFTA

Trang 12

CHUONG 1:

CƠ SỞ LY LUẬN VE CHIEN LƯỢC PHÁT TRIEN THI

TRUONG KINH DOANH DICH VU LOGISTICS CUA

DOANH NGHIEP

1.1 Khái niệm về chiến lược phát triển thị trường

Thị trường của một doanh nghiệp là một phan trong tổng thé thị trường của ngành và của nền kinh tế Thị trường là mối quan hệ có tính quy luật qua lại giữa người bán và người mua nhằm giải quyết các vấn đề về giá cả, số lượng, phương thức thanh toán, và phương thức phân phối Do đó, phát triển thị trường là chiến lược phát triển một hay nhiều các yếu tố tạo nên thị trường Từ đó, phát triển thị trường chia làm 2 hướng: phát triển chiều ngang và phát triển chiều sâu.

Phát triển thị trường theo chiều sâu là tìm cách tăng trưởng hàng hóa, dịch

vụ hiện đang kinh doanh thị trường có sẵn như tăng sức mua hang; lôi kéo khách

hàng từ đối thủ cạnh tranh; hay mua lại khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.

Phát triển thị trường theo chiều ngang là tìm cách thâm nhập vào các thị

trường mới dé bán san phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất,

kinh doanh Doanh nghiệp có thê sử dụng một vài giải pháp đối với chiến lược này như: tìm kiếm thị trường mới hoan toàn; tim kiếm thị trường mục tiêu mới; tìm ra

những giá trị sử dụng mới của hàng hóa doanh nghiệp đang kinh doanh.

1.2 Quy trình triển khai chiến lược phát triển thị trường

Theo quan điểm của tác giả David A Aaker, trong cuốn Business Strategy Execution, quy trình triển khai chiến lược phát triển thị trường như sau:

Trang 13

1.2.1 Thiết lập mục tiêu chiến lược phát triển thị trường

Mục tiêu được coi như là một trong những yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thực hiện chiến lược Do đó, việc làm trước tiên chúng ta cần xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới trong một khoảng thời gian nhất định khi tiến hành xây dựng chiến lược Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ như một chiếc

“kim chỉ nam” cho con đường xây dựng chiến lược sau này.

Mục tiêu là những kết quả, trạng thái mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong tương lai Một mục tiêu tốt phải là mục tiêu có thê dung hòa, kết hợp được những ước muốn của doanh nghiệp, thành tựu dat được của doanh nghiệp và những điều

cần thiết cho doanh nghiệp ở từng giai đoạn khác nhau — Mục tiêu phải mang tính chất định lượng.

— Mục tiêu phải có tính khả thi, tức trong thực tế doanh nghiệp có khả năng thực

hiện được mục tiêu đó.

— Mục tiêu phải có tính nhất quán; một hệ thống mục tiêu phải tương ứng với

nhau, mục tiêu này không làm mâu thuẫn với mục tiêu kia Ngoài ra, các mục

tiêu cần phải có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một khối thành nhất là

hoàn thành được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

— Mục tiêu phải có tính linh hoạt nhằm cho thấy được khả năng thích nghỉ với biến động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu rủi ro, tổn hại có thé Xây ra.

— Mục tiêu cần cụ thể: mục tiêu càng cụ thé càng dễ đặt ra chiến lược để hoàn

thành (cách xác định mục tiêu S.M.A.R.T).

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải xây dựng và thống nhất được mục tiêu chung của chiến lược phát triển thị trường Doanh nghiệp cần phải xác định được những yếu tố nguồn lực, phân tích tình hình thị trường hiện tại và dự đoán được thị trường trong tương lai dé xây dựng được những mục tiêu phù hợp.

Việc xây dựng mục tiêu chính xác sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều khâu trong giai đoạn xây dựng chiến lược tiếp theo như quá trình đánh giá trong việc triển khái chiến lược Dựa vào những mục tiêu đặt ra ban đầu đề đưa ra những phương pháp đánh giá phù hợp từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu mà họ hướng tới Các mục tiêu có thé ké đến là:

— Tăng trưởng doanh thu va lợi nhuận.

— Duy trì tập khách hàng trung thành và tìm kiếm khách hang mới.

— Nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường.

— Mở rộng quy mô thị trường.

Trang 14

1.2.2 Phân tích tình thế thị trường

Công tác nhận dạng tình thế thị trường cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp trong việc triển khai chiến lược phát triển thị trường Nhận dạng chính xác tình thế triển khai chiến lược phát triển thị trường giúp gắn kết một cách khoa học nhất các khía cạnh về môi trường vào quá trình ra một quyết định triển khai chiến lược phát triển thị trường Dé phân tích tình thé thị trường doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ phân tích SWOT với mục đích tận dụng các điểm mạnh hạn chế các điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp dé có thé nắm bắt những cơ hội thời cơ và giảm thiêu đến mức thấp nhất các nguy cơ của môi trường

bên ngoài.

1.2.3 Lựa chọn và thực thi chiến lược phát triển thị trường 1.3.3.1 Chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng

Doanh nghiệp luôn muốn tìm kiếm những thị trường mới, tệp khách mới để cung cấp dịch vụ, sản phẩm của mình sao cho tăng được số lượng đơn hàng từ đó tăng được doanh thu bán hàng Việc mở rộng thị trường theo chiều rộng được phân

làm 2 hướng: mở rộng thị trường về mặt địa lý và mở rộng tệp khách hàng mới.

a Mở rộng thị trường theo vùng địa lý.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc mở rộng thị trường có nghĩa là cung cấp dịch vụ của mình sang bán tại một khu vực khác mà doanh nghiệp chưa hướng

tới trước kia Việc mở rộng này giúp doanh nghiệp tăng được đơn hàng từ đó doanh

thu sé tăng thêm Tùy theo nguồn lực của doanh nghiệp, quy mô mở rộng thị trường cũng lớn theo khả năng về tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tang mà doanh nghiệp có Ngoài ra, khi thực hiện bán dịch vụ sang một khu vực mới doanh nghiệp cần phải

có những chuẩn hóa hoặc thay đổi dịch vụ cho phù hợp với khu vực đó Hiện nay nhiều công ty lớn mạnh thì việc mở rộng thị trường không chỉ bao hàm vượt ra khỏi biên giới, khu vực mà còn vươn sang cả châu lục khác Đối với dịch vụ logisics, chúng ta có thể thấy rất nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thé giới như

FedEx, DHL, UPS.,

Một trong những công việc đóng vai trò quyết định sự thành công của việc mở rộng theo chiều ngang đó chính là công tác nghiên cứu thị trường Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được khu vực mà mình định kinh doanh, những đặc điểm về kinh tế, chính trị, pháp luật, con người hơn thế nữa là việc xem

Trang 15

xét dịch vu công ty mang tới có tính khả thi trên thị trường đó không Khi công ty

thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường thì từ đó sẽ vạch ra được những bước đi cần thiết dé tiếp cận thị trường cũng như tập khách hàng của thị trường đó một cách hiệu quả nhất.

b Mở rộng đối tượng tiêu dùng.

Bên cạnh việc mở rộng ranh giới thị trường theo vùng địa lý, chúng ta có thể mở rộng và phát triển thị trường bằng cách tìm kiếm một tệp khách hàng mới Tập khách hàng này có thé đến từ đối thủ, doanh nghiệp có thé tìm cách dé lôi kéo họ

trở thành khách hàng của công ty mình.

Đối với việc tìm kiếm khách hàng mới phụ thuộc vào công việc Marketing

và nghiên cứu thị trường kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp Những công tác

này nhằm tìm ra những đặc điểm dịch vụ kinh doanh của đối thủ, chân dung khách hàng từ đó biết được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty đối thủ, nhu cầu mà khách hàng mong muốn được thỏa mãn đề hoản thiện hơn dịch vụ cung cấp Ngoài

ra, công tác Marketing cũng không kém phần quan trọng nhưng thực trạng hiện nay các công ty dịch vụ logistics lại không hay chú trọng việc này Đặc biệt có thể thấy thị trường logistics Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính marketing sẽ giúp doanh nghiệp khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngoài ra còn giúp công ty quảng bá thương hiệu, tăng độ nhận diện dé thu hút

những khách hàng mới.

1.2.3.2 Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu

a Xâm nhập sâu hơn vào thị trường.

Đây là hình thức mở rộng và phát triển thị trường thông qua việc khai thác tốt hơn dịch vụ hiện công ty đang cung cấp trên thị trường sẵn có Đối với việc kinh doanh dịch vu, dé tăng được số lượng đơn hàng, doanh nghiệp cần thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hiện tại hơn hoặc đối tượng đã từng sử dụng dịch vụ của công ty nhưng vì lý do nào đó mà không còn sử dụng nữa Do vậy đề thu hút họ, doanh nghiệp có thể áp dụng một số chính sách về giá như giảm giá, tiến hành quảng cáo, xúc tiến dé đảm bảo không mắt khách hàng vào tay đối thủ cạnh

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường có thể xét trên khía cạnh không dé khách hàng lựa chọn dịch vụ từ đối thủ Điều này có thê thực hiện bằng cách nâng cao hiệu quả của khâu chăm sóc khách hàng, cần quan tâm đến họ sát sao đưa ra những chính sách hậu mãi như

Trang 16

tặng quà, giảm giá, Ngoài ra, công ty cũng cần thống kê những nhóm khách

hàng từng sử dụng dịch vụ của công ty nhưng hiện tại không dùng nữa, tìm ra

nguyên nhân dé khắc phục và liên hệ lại với nhóm này

b Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu.

Các nhóm khách hàng của công ty có những đặc thù, chân dung khác nhau

như về độ tuôi, mặt hàng kinh doanh, sỐ lượng hàng hóa, mục đích sử dụng dịch vụ, Chính vì lẽ đó, công ty cần phân loại các tập khách hàng khác nhau dé có được những chiến lược riêng với từng nhóm, đây gọi là phân đoạn thị trường Những nhóm khách hàng có nhu cầu, phản ứng giống nhau thì được gọi là đoạn thị trường, mỗi một đoạn thị trường lại quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp Trên thị trường có rất nhiều khách hàng,

nhưng không phải ai cũng là khách hàng của công ty, do đó quá trình phân đoạn

thị trường này giúp công ty tập trung với nhóm khách hàng mục tiêu không dé lang phí nguồn lực và thời gian.

Đối với công ty dịch vụ logistics, khách hàng công ty chủ yếu là các doanh nghiệp hay cá nhân có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, họ có thể sử dụng những dịch vụ khác nhau của công ty và mong muốn của họ cũng khác nhau Có những khách hang đặt yếu tố thời gian lên đầu tiên và họ chấp nhận mức giá cao, có những khách hàng lại yêu cầu việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, hay có thể quan tâm đến van đề giá cả,

c Đa dạng hoá sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm hay dịch vụ là quá trình doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển thêm nhiều loại dịch vụ/sản phẩm dé đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng Điều quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đó là cần phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ khác nhau vì mỗi khách hàng lại có mong muốn sử dung 1, 2 hay nhiều dich vụ của doanh nghiệp.

Dịch vụ trong một chuỗi logistics rất đa dạng từ dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ thông quan, kho bãi, vận chuyền đường hàng không, tài biển, door-to-door, Một doanh nghiệp trên thị trường logistics có thể cung cấp nhiều dịch vụ

rời rạc khác nhau hoặc có thể tập trung thế mạnh vào một dịch vụ duy nhất Nhưng

thông thường, doanh nghiệp luôn muốn phát triển một chuỗi dịch vụ logistics hoàn chỉnh cho khách hàng hoặc cung cấp càng nhiều dich vụ càng tốt dé không phải thuê ngoài nhiều từ đó làm tăng chi phí báo giá cho khách hàng như vậy quá trình sale cũng khó khăn hơn phần nào Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam chủ yếu cung cấp những dịch vụ hỗ trợ, giá trị gia tăng không cao như dịch vụ thông quan, book tau, còn các doanh nghiệp đa quốc gia họ có đội tàu va

Trang 17

container riêng, cùng với mạng lưới đại lý toàn cầu nên họ có thể cung cấp trọn gói các dịch vụ logistics cho khách hàng Chính vì điều này mà các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 70-80% thị phần thị trường logistics Việt nam.

d Phát triển về phía trước.

Phát triển về phía trước là việc doanh nghiệp cố gang kiểm soát chuỗi cung ứng sản phẩm/dịch vụ của mình từ khâu cung cấp dịch vụ, phân phối, cho đến người tiêu dùng cuối cùng của dịch vụ.

Trong kinh doanh dich vụ logistics, các doanh nghiệp thường cố gắng liên kết với bên cung cấp dịch vụ tại nước bạn trong những tuyến đường trọng điểm của doanh nghiệp Ví dụ như, một doanh nghiệp logistics vận chuyền hàng hóa quốc tế tuyển Hải Phòng — Thượng Hải, thì tại đầu Thượng Hải doanh nghiệp sé liên kết với 1 doanh nghiệp logistics bản địa dé làm những thủ tục bên nước sở tại Thông qua việc liên kết này, thì chuỗi dịch vụ logistics của doanh nghiệp trở nên hoàn thiện hơn và khách hàng cũng sẽ không phải suy nghĩ về việc tìm nơi làm

dịch vụ tại nước xuất nhập khẩu hàng hóa Điều này cũng sẽ có giá trị ngược lại

với doanh nghiệp tại thị trường bản địa kkhi cung cấp dịch vụ Việc phát triển kênh đại lý dịch vụ ra nhiều khu vực khác nhau giúp doanh nghiệp đa dạng được dịch vụ cung cấp và cũng sẽ chủ động hơn trong quá trình làm việc cũng như giới thiệu

dịch vụ tới khách hàng.

e Phát triển ngược.

Là việc doanh nghiệp sẽ tạo áp lực ngược lại đối với những bên cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đối với sản xuất Còn trong dịch vụ, doanh nghiệp khống chế bên cung cấp dịch vụ thứ 3 hay dịch vụ mà doanh nghiệp thuê ngoài nhằm đưa ra một mức giá hợp lý hơn hoặc cung cấp địch vụ với chất lượng tốt hơn.

Như đã nói ở phần trên, phần lớn doanh nghiệp logistics tại Việt Nam kinh doanh theo hình thức nhỏ lẻ, dịch vụ rời rạc nên cần đi thuê ngoài rất nhiều dé hoàn thiện được chuỗi logistics Ví dụ có doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải không có dịch vụ kho bãi, đội xe vận chuyển cho khách hàng thì bắt buộc họ phải đi thuê ngoài dịch vụ này Chính vì thế, chỉ phí sẽ đội lên và không có được sự chủ động trong thời gian cũng như chất lượng Việc doanh nghiệp phát triển ngược là quá trình tìm kiếm bên cung cấp mới với giá cả cạnh tranh hơn hoặc thương lượng lại với nhà cung cấp đang sử dụng về mặt chi phí và ưu đãi Ngoài ra, đối với doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính, hoàn toàn có thê phát triển thêm một mang dịch vụ nữa dé không phải đi thuê ngoài như đầu tư đội xe, tự thuê kho

£ Phát triển thống nhất.

Trang 18

Phát triển thống nhất là sự kết hợp giữa phát triển về phía trước và cả phát triển về phía sau, đây là mô hình phát triển lý tưởng nhất đối với doanh nghiệp khi có thê khống chế được cả đầu vào và đầu ra Nhưng mô hình này đòi hỏi trình độ nhà quản lý phải rất cao cùng với tiềm lực tài chính lớn của doanh nghiệp.

1.2.3.3 Triển khai các chính sách thực thi chiến lược phát triển thị trường

a Chính sách sản pham/dich vu

Theo Philip Kotler “sản phẩm là những hang hoá và dich vụ với những thuộc tính nhất định, với những lợi ích cụ thé nhăm thoả mãn nhu cau đòi hỏi của khách hàng” Doanh nghiệp cần xác định 3 cấp độ khác nhau khi xây dựng chính sách

sản phẩm bao gồm:

- “Người mua thực sự đang muốn gì?” đây được cho là phần cốt lõi của sản phẩm, doanh nghiệp cần phải nhìn ra được thực sự mong muốn của người mua khi

chon dịch vụ này là gi?

- Phan dịch vu cụ thé: quy trình, đội ngũ nhân viên

- Phần phụ thêm của dịch vụ: dịch vụ kèm theo, chăm sóc khách hàng, tiếp

đón khách hàng b Chính sách giá

Là tập hợp những quy tắc, cách thức dé xác định được mức giá cơ sở của sản phẩm đồng thời quy định biên độ giao động cho phép của mức giá trong điều kiện thị trường thay đôi Đề có được một chính sách giá hợp lý, doanh nghiệp cần phải xem xét rất nhiều yếu tố kê đến như: chi phí vận hành doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế, lạm phat,

c Chính sách phân phối

Chính sách phân phối là một trong những chính sách thuộc chiến lược marketing Doanh nghiệp phải xác định xem dịch vụ được phân phối dưới hình thức nào như đại lý hay phân phối có chọn lọc Chính sách phân phối tốt sẽ tăng cường sự liên kết các doanh nghiệp với nhau, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời giảm được cạnh tranh chung, giúp cho dịch vụ cung cấp một cách thông suốt, hoàn chỉnh hơn.

d Chính sách xúc tiến thương mại

Bản chất của xúc tiến thương mại là một quá trình truyền thông bằng cách thức: quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp Chính sách xúc tiến thương mại là tiến trình phát triển và duy trì phối thức xúc tiến thương mại dé thu hút khách hàng tiềm năng trên cơ sở sử dụng tối

đa các nguồn lực của công ty nhằm đạt được mục tiêu Marketing.

Trang 19

1.2.4 Xác định nguồn lực cần cho chiến lược phát triển thị trường 1.2.4.1 Phân bồ nguồn nhân lực

Việc phân bồ nguồn nhân sự trong triển khai chiến lược kinh doanh phải phù hợp với chính sách nhân sự chung của doanh nghiệp Trong đó cần lưu ý các điểm

— Chinh sach tuyén dung, huấn luyện và đào tạo nhân sự phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển thị trường.

— Có chính sách đãi ngộ phi tài chính như: gắn thành tích và lương thưởng với

thực thi chiến lược, chế độ đãi ngộ thống nhất, giải quyết mâu thuẫn nội bộ và

tạo môi trường văn hoá nhân sự hỗ trợ chiến lược 1.2.4.2 Phân bồ ngân sách

Bất kỳ hoạt động nảo muốn triển khai được cũng cần có chi phí việc hoạch định phân bổ ngân sách theo quy trình sau:

— Dự tính ngân sách cần có cho mỗi hoạt động.

— Sắp xếp các hoạt động này theo sự đóng góp đối với mục tiêu chung, tính toán khối lượng ngân quỹ sử dụng và mức độ rủi ro liên quan.

— Phân b6 ngân quỹ hiện có cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên của chiến lược phát triển thị trường.

— Thiết lập một hệ thong quan tri dé giám sat việc hình thành va sử dung ngân quỹ đồng thới đảm bảo kết quả như mong đợi.

1.2.5 Kiểm soát đánh giá kết quả thực hiện

Kiểm soát đánh giá kết quả thực hiện là một quá trình khi thực hiện xây dựng chiến lược cần xây dựng nên những chỉ số để đo lường kết quả thực hiện, đối chiếu với từng mục tiêu đã đề ra trước đó của chiến lược Sau đó, dựa vào những chỉ tiêu đó dé theo dõi kết quả, phát hiện những sai lệch và tim ra được nguyên nhân dẫn tới sai lệch đó để điều chỉnh chiến lược một cách hợp lý và kịp thời Các nguyên tắc kiểm soát như sau:

— Tính chiến lược và hiệu quả cần được đảm bảo — Công bằng, đúng đối tượng và đúng lúc

— Khách quan, minh bạch, chính xác

— Đảm bảo tính linh hoạt và đa dạng các phương án

Quy trình kiểm soát chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp được

minh họa băng sơ đô sau:

10

Trang 20

Kiém tra, dah giá chico bec E1: chink cña loge

Có những khắc bit tới mite cắn điền chink?

in tra triển: khái thre hiện:

Co mrhữrrg khắc liệt bổn mirc can điều chink?

Ehiêu chink ke hoạch triển khai

Kiểm tra kể hoạch tic ngzhiép Pieu chinh kể hoạch tac nehiép

Co ohittog khắc bite tới mare cần điển chink?

MIO hinh đánh git diéu chính chién lược kinh doanh

Hình 1.2: Quy trình kiểm soát chiến lược phát triển thị trường

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thị trường của công ty 1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.3.1.1 Các nguồn lực của doanh nghiệp và định hướng, tam nhìn của doanh nghiệp

a Nguồn nhân lực

Một doanh nghiệp thì nhân tố quan trọng nhất là nhân tố con người Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp có cơ cấu tô chức hợp lý, khoa học sẽ dé dàng hơn và đạt kết quả cao hơn là một doanh nghiệp có cơ cau tô chức céng kénh hay đơn giản quá đến mức thiếu nhân lực làm việc Nguồn nhân lực là những người làm việc với khách hàng trực tiếp, thu nhập data, làm các giấy

tờ, chứng từ liên quan Họ cũng chính là những người đưa ra những ý tưởng, va

lựa chọn những chiến lược cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn Chính vì thế

nguôn nhân lực được coi như là “xương sông” của mọi doanh nghiệp hiện nay Dé

11

Trang 21

phân tích nguồn nhân lực của một tô chức cần xét đến những tiêu chí như: kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, tư cách đạo đức, mức độ quan tâm và trình độ của linh đạo cao nhất Ngoài ra, phải kế đến những chính sách đãi ngộ nhằm giữ chân những

nhân sự man cán, năng lực cao như kip thời khen thưởng nhân viên sẽ giúp người

lao động cảm thấy những gì mình đã đóng góp cho doanh nghiệp đều được công nhận và thúc đây động lực dé làm việc tốt hơn.

Tất cả những yếu tô phân tích trên sẽ cho ra được góc nhìn tổng quan về co cau của công ty, cũng như chat lượng nguồn nhân lực nội tại từ đó kịp thời đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với chiến lược.

b Tài chính

Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nên nhu cầu sử dung vốn cho cơ sở vật chất, kho hàng, lưu trữ, hoạt động logistics và nhân lực là rất nhiều Ngoài ra, việc đầu tư các chiến lược phát triển dich vụ, các dai ly trong và ngoai nước, chiến lược marketing cũng đòi hỏi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính đủ mạnh Không thể phủ nhận một công ty có nguồn tài chính đồi dào, linh hoạt sẽ giúp công ty có những lợi thế nhất định trên thị trường.

c Cơ sở vật chất, công nghệ

Cơ sở vật chất, công nghệ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Nhu cầu về trụ sở làm việc, kho chứa hàng hóa, các máy móc thiết bị hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống vận tải — giao hàng đóng vai trò quan trọng trực tiếp tới công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp.

Công nghệ được xét trên những yếu tô như hạ tầng, cơ sở vật chất của doanh nghiệp, trình độ công nghệ và tốc độ phát triển công nghệ được áp dụng trong ngành Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ logistics nói riêng, yêu tố công nghệ là vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp đó Do đó, khi xây dựng chiến lược phát trién thị trường cần cân nhắc đến yêu tô công nghệ một cách kỹ càng.

d Định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp

Với một doanh nghiệp việc xây dựng được tầm nhìn và định hướng sự phát triển của mình là vô cùng quan trọng Bởi đây chính là kim chỉ nam cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh của mình, là cơ sở dé hoạch định các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Nếu định hướng mà doanh nghiệp theo đuôi không phù hợp với cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp thì chắc chắn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không hiệu quả Ngoài ra, với tầm nhìn không chính xác thì sẽ làm doanh nghiệp mat các cơ hội phát triển mà có thé sẽ khiến doanh

nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Do đó, việc

12

Trang 22

xác định đúng đắn định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp ảnh hưởng tới công tác hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp.

1.3.1.2 Kinh nghiệm, danh tiếng của doanh nghiệp

Kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng Nó được đúc kết lại từ quá trình thực hiện các mục tiêu tổng thê phát triển thị trường của doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó.

Các doanh nghiệp từ những kinh nghiệm và bài học được rút ra trong quá trình

triển khai các chiến lược phát triển thị trường của minh sẽ hoàn thiện hoạt động triển khai chiến lược phát triển thị trường hiện tại của doanh nghiệp Danh tiếng

hay chính là thương hiệu của doanh nghiệp Thương hiệu là một tài sản vô hình và

vô cùng có giá trị đối với mọi doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp xây dựng được

thương hiệu mạnh cho mình cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã xây dựng được một

chỗ đứng, vị trí trong tâm trí khách hàng Đặc biệt khi mà công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển rất nhiều thì khách hàng lại càng ưu chuộng sử dụng các sản pham có thương hiệu Đây cũngchính là lợi thế cho doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược phát triển thị trường của

1.3.2 Nhân tô bên ngoài doanh nghiệp 1.3.2.1 Yếu t6 môi trường vĩ mô

a.Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào Khi xây dựng chiến lược phát triển thị trường doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ kinh tế của quốc gia mà mình kinh doanh, những yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, sẽ giúp công ty có cái nhìn tong quan và đánh giá được thi trường trong tương lai Đối với doanh ngiệp logistics, yêu tố kinh tế lại càng quan trọng Khi nền kinh tế tăng trưởng 6n định, nhu cầu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là luôn có, từ đó nhu cầu về dịch vụ

logistics tăng cao Ngoài rà, dich vụ logistics không chỉ gói gon trong lãnh thé một quốc gia mà còn là các quốc gia với nhau nên cần theo dõi rất nhiều các yếu tố kinh tế vĩ mô Ví dụ như tỷ giá hối đoái biến động sẽ ảnh hưởng giá trị hàng hóa, giá thuê tau, hay giá dầu thô, giá vàng, các biện pháp thương mại giữa các nước cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới ngành dịch vụ logistics.

b.Yêu tô vê văn hóa, xã hội

13

Trang 23

Yếu tổ văn hóa, xã hội sẽ có tác động tới thói quen, phong cách làm việc của khách hàng Với dịch vụ logistics khách hàng đến từ các nước có nền văn hóa khác nhau nên phong cách làm việc, gặp mặt cũng khác nhau Chính vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ đối tác, khách hàng của mình trước khi hợp tác, gặp mặt

để có những cư xử chuẩn mực, đối đãi lịch sự với họ c.Yếu tố về pháp luật, chính tri

Yếu t6 pháp luật, chính trị là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Một đất nước có nền chính trị ôn định thì kinh doanh sẽ thuận lợi hơn những nước có nền kinh tế bat ổn Đối với yêu tố pháp luật, nhà nước có thé ban hành luật pháp đối với một số ngành cụ thé, đồng thời hệ thống pháp luật chặt chẽ hay thủ tục hành

chính cũng ảnh hưởng đến dịch vụ logistics 1.3.2.2 Yếu tố môi trường ngành

Môi trường ngành là yêu tố bắt buộc phải có khi doanh nghiệp muốn xây dựng bat cứ chiến lược nào Phân tích môi trường ngành sẽ cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan nhất về ngành mình đang kinh doah và vị trí của doanh nghiệp trong bức tranh tổng thé đó Mô hình 5 năng lực cạnh tranh của Michael Porter

được sử dụng đề phân tích môi trường ngành.

CÁC ĐÔI THỦTIEM NANG

Nguy cơ của người

$ mới nhập cuộc

Quyên thương lượng

của nhà une ứng CÁC ĐÓI THỦ

CANH TRANH

TY onCạnh tranh qiữa

Quyên thương lượng

các đồi thủ hiện tại của người mua

Nguy cơ của sản phẩm

- Nguy cơ xâm nhập từ các đôi thủ tiêm năng: Nguy cơ xâm nhập vào một ngànhphụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thê hiện qua các phản ứng của các đôi thủ

cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thé dự đoán được Theo Michael Porter,

14

Trang 24

có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu là: lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt

của sản phâm, các đòi hỏi vê von, chi phí chuyên đôi, kha năng tiêp cận với kênh

phân phối và những bat lợi về chi phí không liên quan đến quy mô.

— Áp lực cạnh tranh của các đổi thủ hiện tại trong ngành: Tính chat và cường độ

của cuộc cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành phụ thuộc vào cácyêu td sau:

Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc Tốc độ tăng trưởng của ngành.

Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao.

Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyền đồi.

Ngành có năng lực dư thừa.Tính đa dạng của ngành.

Sự tham gia của ngành cao.

Các rào cản rút lui.

— Áp lực từ các sản phẩm thay thé: Do các loại sản pham có tính thay thé cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường Khi giá của sản phâm chính hãng tăng thì sẽ khuyên khích xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thay thé va ngược lại Do đó, việc phân biệt sản phẩm là chính hay là sản phâm thay thế chỉ mang tính tương đối.

— Ap lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả dé có chất lượng phục vụ tốt hơn, chính điều này làm cho các đối thủ cạnh tranh

với nhau, dẫn tới tôn hao mức lợi nhuận của ngành Ap lực từ khách hàng xuâtphát từ các điêu kiện sau:

Khi số lượng người mua là nhỏ.

Khi người mua mua một lượng lớn sản phẩm và tập trung.

Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản.

Khách hang de doa hội nhập từ phía sau.

Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của

người mua

Khách hàng có day đủ thông tin.

— Áp lực của nhà cung ứng: Nhà cung ứng có thé khang định quyền lực của họ bằng cách de doa tăng giá hay giảm chất lượng sản pham, dịch vụ cung ứng Do đó, nhà cung ứng có thé ảnh hưởng tới lợi nhuận của một ngành khi ngành

15

Trang 25

đó không có khả năng bù đắp chỉ phí tăng lên trong giá thành sản xuất Những điều kiện làm tăng áp lực từ nhà cung ứng sẽ tăng lên:

e_ Chỉ có một số ít nhà cung ứng.

e Khi các sản phẩm thay thé không có sẵn.

e Khi các sản phâm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với

e hoạt động của khách hàng.

e Khi các sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá e©_ cao bởi các đối thủ của người mua.

e_ Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng e Khi các nhà cung ứng đe doa hội nhập về phía trước.

16

Trang 26

CHƯƠNG 2:

HIỆP ĐỊNH THUONG MẠI TỰ DO EVETA VÀ ANH

HUONG LÊN THỊ TRUONG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM.

2.1 Tổng quan về hiệp định tự do thương mại Việt Nam — EU (EVFTA)

Hiệp định tự do thương mại (FTA, Free Trade Agreement) là hiệp định giữa

hai hay nhiều nước trong việc tiễn hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thanh lập một khu vực phi mậu dịch tự đo Tính đến hiện tại, Việt Nam đã ký kết rất nhiều các FTA bao gồm của song phương và đa phương có thê ké đến như Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA); ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); Việt Nam — Liên minh Kinh tế A Âu (EAEU),

Theo trung tam WTO, Hiệp định thương mại tự do Việt nam — EU (EVFTA)

là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên Châu Âu, “hiệp định

thương mại tự do thế hệ mới” được sử dụng dé chỉ các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự đo thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyén thống”; mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuế gần như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ và hơn thế, nó bao hàm cả những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như: Lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư cam kết một lộ trình cắt giảm và xóa thuế đối với hàng hóa Việt Nam xuất khâu sang EU đồng thời là một bước tiến của EU vào thị trường Việt Nam nói chung, khối ASEAN nói riêng Hiện nay, EVFTA là hiệp định thương mai tự do thế hệ mới lớn nhất trong lịch sử của đất nước về mặt lợi ích trực tiếp đối với

Việt Nam.

Hiệp định này bao gồm 17 chương, 3 Nghị định thư và các biên bản ghi nhớ kèm theo như: quy tắc xuất cứ, hải quan, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm

(SPS), các rào cản kỹ thuật thương mại (TBT), phòng vệ thương mại, thương mại

dịch vụ, , phát triển bền vững, mua săm chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, các van đề pháp lý — thé chế.

Quá trình đi từ đàm phán EVFTA đến chính thức được thông qua diễn ra trong vòng 10 năm, những mốc thời gian chính như sau:

17

Trang 27

Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã

đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương

mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.

Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật

Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu

tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh

một số vấn đề mới liên quan đến thâm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên Theo đề xuất này,

EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:

- _ Hiệp định Thuong mai tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào

thực thi tạm thời.

- _ Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ

đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghi viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thé thực thi.

Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVETA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam — EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ

các nội dung của Hiệp định IPA.

Tháng 8 năm 2018: Hoan tat rà soát pháp lý Hiệp định IPA.

Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua

Ngày 21 tháng 1 năm 2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.

Ngày 30 tháng 3 năm 2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA

18

Trang 28

2.2 Các cam kết chính trong Hiệp định EVFTA 2.2.1 Cam kết về Thuế

Việt Nam và EU đều áp dụng một biểu thuế nhập khẩu chung cho hàng hóa

có xuât xứ của bên còn lại khi nhập khâu vào lãnh thô của nhau Vé cơ bản, cat

giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định EVFTA được chia thành các nhóm sau:

Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: là nhóm hàng hóa mà thuế nhập khâu

sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: sau một khoảng thời gian nhất định thì thuế nhập khâu sẽ được đưa về mức 0%, gần như 100% số dòng

thuế và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của 2 nước sẽ được xóa bỏ thuế

nhập khẩu trong lộ trình ngắn theo thỏa thuận của EVFTA Thời gian thực hiện xóa bỏ thuế tại Việt Nam tối đa 10 năm có một số dòng thuế nhạy cảm

thì sẽ là 15 năm, còn đối với EU tối đa là 7 năm.

Nhóm áp dung hạn nghạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khâu chỉ được xóa bỏ hoặc cắt giảm đối với một khối lượng hàng hóa nhất định (lượng hàng hóa trong hạn ngạch) Với khối lượng nhập khẩu

vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng

sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi.

Nhóm hàng hóa không cam kết: Đây là nhóm hàng không cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu Việc áp dụng thuế nhập khẩu sẽ theo quy

định trong nước của mỗi bên.

2.2.1.1 Cam kết thuế nhập khẩu của EU

Theo cam kết, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khâu của Việt

Nam sang EU.

Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khâu đối với 99,2% số dòng tương đương 99,7% kim ngạch xuất khâu của ta.

Đối với 0,3% kim ngạch xuất khâu còn lại của Việt Nam, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Bảng 2.1: Danh mục một số mặt hàng và cam kết của EU trong hiệp

định EVFTA

Mặt hàng Cam kết của EU

19

Trang 29

Dệt may 42,5% số dòng thuế xóa bỏ ngay Số còn lại xóa bỏ theo lộ trình 3 đến 7 năm.

Lưu ý: Quy tắc xuất xứ: Phải sử dụng vải sản xuất tại

Việt nam.

Đặc biệt: được phép dử dụng vải sản xuất tại Hàn QUỐC vì Hàn QUốc là nước đã có FTA song phương với EU

Giày dép 37% sô dòng thuê xóa bỏ ngay Số còn lại xóa bỏ theo lộ trinh từ 3 đến 7 năm

Go và sản phâm go 83% số dòng thuế xóa bỏ ngay 17% xóa bỏ theo lộ trinh từ 3 đến 5 năm

Máy vi tinh, sản phâm

điện tử và linh kiện

74% sô dòng thuế xóa bỏ ngay Số còn lại xóa bỏ theo

Hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tân

Gạo xay xát, gạo chưaxay xát và gạo thơm

Hạn ngạch thuê quan, tông hạn nghạch là 80.000 tan, cụ thể: Gạo chưa xay xát: 20.000 tấn; gạo xay xát: 30.000 tan; gạo thơm: 30.000 tan

Gao tâmXóa bỏ thuê quan sau 5 năm

Sản pham từ gạo Xóa bỏ thuế quan tỏng vòng 7 năm

Ngô ngọt Hạn ngạch thuế quan 5.000 tan Tinh bột săn Hạn ngạch thuế quan 30.000 tan

Đường và các sảnphâm chứa hàm lượngđường cao

Hạn ngạch thuế quan: 10.000 tấn đường trăng và 10.000 tan sản phẩm chứa 80% đường

Rau củ quả, rau củ quảchê biên, nước hoa quả

Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay

Túi xách, vali Phan lớn xóa bỏ thuê quan ngay Sản phẩm nhựa Phân lớn xóa bỏ thuế quan ngay Sản phâm gốm sứ thủy

Phan lớn xóa bỏ thuế quan ngay

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam, Ủy ban châu Âu

20

Trang 30

2.2.1.2 Cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khâu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu Sau 10 năm, mức xóa bỏ này tương ứng là 98,3% số dòng thuế và 99,8% kim ngạch xuất khâu của EU.

Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dai hơn 10 năm hoặc áp dụng TRQ theo cam kết WTO.

Cam kết cụ thê đối với một số mặt hàng EU quan tâm:

© Nhóm mặt hang 6 tô, phụ tùng ô tô, xe máy: thuê nhập khâu về 0% sau 9 năm với ô tô phân khối lớn, 10 năm với các loại ô tô khác, 7 năm với phụ

tùng ô tô, 10 năm với xe máy thường và 7 năm với xe máy trên 150 cm3.

e Nhóm mặt hàng rượu vang, rượu mạnh, bia: thuế nhập khẩu về 0% sau 7

năm với rượu vang, rượu mạnh, sau 10 năm với bia.

e Nhóm mặt hàng thịt lợn, thịt gà: thuế nhập khẩu về 0% sau 7 năm với 3 dòng thuế thịt lợn đông lạnh và 9 năm đối với các loại thịt lợn khác Đối với thịt gà thì lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 10 năm.

Bảng 2.2: Danh mục một số mặt hàng và cam kết của Việt Nam trong

hiệp định EVFTA

Sản phâm Cam kết của Việt Nam

Hầu hết máy móc, thiết bi, đồ gia dụng | Xóa bỏ thuế ngay hoặc trong vòng 5

Xe máy có dung tích xi lanh trên 150 | Xóa bỏ thuế quan trong vòng 7 năm khối

Ô tô (trừ loại có dung tích xi lanh lớn) | Xóa bỏ thuế quan trong vòng 10 năm Ô tô có dung tích xi lanh lớn (trên 3000 | Xóa bỏ thuê quan trong vòng 9 năm khối với loại dùng xăng và trên 2500

khối với loại dùng diesel)

Phụ tùng ô tô Xóa bỏ thuế quan trong vòng 7 năm

Dược phẩm Khoảng một nửa số dòng thuê nhôm dược phẩm sẽ được xóa bỏ thuế ngay, phần còn lại trong vòng 7 năm

21

Trang 31

Vải dệt Xóa bỏ thuế ngay

Hóa chất Khoảng 70% số dòng thuế nhóm hóa chất sẽ được xóa bỏ thuế ngay, phần

còn lại trong vòng 3,5 hoặc 7 năm

Rượu vang, rượu mạnh, bia Xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng 10

Rượu và đồ uống có cồn Xóa bỏ thuê quan trong vòng 7 năm Thịt lợn đông lạnh Xóa bỏ thuê quan trong vòng 7 năm Thịt bò Xóa bỏ thuế quan trong vòng 3 năm Thịt gà Xóa bỏ thuế quan trong vòng 10 năm Các sản phâm sữa Xóa bỏ thuê quan trong vòng 5 năm Thực phâm chế biến Xóa bỏ thuế quan trong vòng 7 năm

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam, Uy ban Châu Au

2.2.1.3 Thuế xuất khẩu

Về nguyên tắc, Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế xuất khẩu đối với hàng hóa khi xuất khẩu từ lãnh thổ một bên sang bên kia Lý do của cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu là nhiều nước trên thé giới coi việc đánh thuế xuất khâu là một hình thức trợ cấp gián tiếp gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng hóa

của các nước.

Trong EVFTA, Việt Nam đã bảo lưu quyền áp dụng thuế xuất khâu đối với 57 dòng thuế, trong đó có các sản phẩm quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than dé luyện cốc và than cốc) Đối với các dòng thuế có mức thuế xuất khâu hiện hành tương đối cao, Việt Nam cam kết mức trần thuế xuất khâu về 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng măng-gan có mức tran 10%) Với các sản phâm khác, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 16 năm.

2.2.2 Cam kết về hang rao phi thué quan Rao cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

Hai bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các nguyên tắc cả Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mai của WTO (Hiệp định TBT), trong đó Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế ban hanh các quy định về TBT của mình Hiệp định có 01 phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế

quan đối với linh vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận toan bộ Chứng

chỉ hợp chuẩn đồi với ô tô (COC) của EU sau 5 năm kẻ từ khi EVFTA có hiệu lực.

22

Trang 32

Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “sản xuất tại EU” (Made in EU) cho các sản phẩm phi nông sản (trừ được phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể

ở một nước EU.

Các biện pháp vệ sinh dịch tế (SPPS)

Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật Đặc biệt, Việt Nam công nhận EU như một khu vực thống nhất khi xem xét các van dé

về SPS.

Các biện pháp phi thuế quan khác

Hiệp định bao gồm các cam kết theo hướng giảm bớt hàng rào thuế quan khác (ví dụ cam kết về cấp phép XK/NK, thủ tục hải quan ) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu 2 bên.

2.2.2 Cam kết về hạn ngạch

Bên cạnh thuế nhập khâu, Việt Nam và EU cũng áp dụng hạn ngạch thuế thuế quan (HNTQ) đối với một số ít mặt hàng có xuất xứ từ Bên kia.

Cam kết hạn ngạch thuế quan của EU sẽ áp dụng với một số mặt hàng dưới đây Đối với mặt hàng trong lượng HNTQ quy định, có nguồn gốc xuất xứ sẽ được miễn thuế nhập khâu vào EU Đối với ngoai lượng hạn ngạch nêu trên, hàng hóa

sẽ được quy định tinh thuế cụ thể.

Cam kết HNTQ của Việt Nam, nước ta vẫn duy trì việc áp dụng HNTQ theo cam kết WTO đối với lượng hạn ngạch, phương thức quản lý và các điều khoản và điều kiện khác liên quan đến việc phân bồ HNTQ Thuế suất trong hạn ngạch đối với các mặt hàng được nhập khẩu từ EU sẽ được xóa bỏ dần đều trong I1 năm kế

từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

2.2.3 Cam kết về Quy tắc xuất xứ

Hiệp định EVFTA quy định 3 phương pháp đề xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm: hàng hóa có xuất xứ thuần túy; hàng hóa được gia công hoặc chế biến đáng kể; và quy tắc cụ thể đối với từng mặt hàng (PSR).

Bên cạnh đó, quy tắc cộng gộp cho phép Việt Nam và các nước thuộc EU được coi nguyên liệu của một hoặc nhiều nước thành viên khác như là nguyên liệu của nước mình khi sử dụng nguyên liệu đó dé sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ

23

Trang 33

Ngoài ra, hai bên đã thông nhât một sô nội dung mới như sau:

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ: Bên cạnh cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, hai bên thống nhất cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ Đây là cơ chế mà nhà xuất khâu tự khai xuất xứ của sản phẩm trong bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy

chứng nhận xuât xứ từ các cơ quan chức năng.

— Đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU:

+ Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 EUR, bat kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ.

+ Với lô hàng có trị giá trên 6.000 EUR, chỉ có nhà xuất khâu đủ điều kiện (Approved exporters) mới được tự chứng nhận xuất Xứ.

Hiện nay, EU đang xây dựng hệ thống nhà xuất khâu đăng ký (Registered exporters) - là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thầm quyên là có thé tự chứng nhận xuất xứ Khi hệ thống này hoàn thiện và được

áp dụng, EU sẽ thông báo cho Việt Nam trước khi thực hiện.

— Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam:

Hiện nay, Việt Nam chưa chính thức triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ Trong thời gian tới, khi có thé chính thức áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ ban

hành quy định liên quan trong nước và thông báo cho EU trước khi thực hiện.

Dự kiến, nhà xuất khẩu sẽ tự chứng nhận xuất xứ trên một hoá đơn, phiếu giao hàng hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào mô tả sản phẩm liên quan với đủ thông tin để xác định được sản phẩm đó Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ không phải thê hiện tiêu chí xuất xứ và mã HS hàng hóa nhưng phải có chữ ký của nhà xuất khẩu Trong trường hợp nhà xuất khâu đủ điều kiện có đăng ký với co quan có thầm quyền của nước xuất khẩu về việc chịu hoàn toàn trách nhiệm với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do họ phát hành thì không phải ký tên trên chứng từ đó.

Bên cạnh đó, việc tự chứng nhận xuất xứ có thé được thực hiện sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện chứng từ chứng nhận xuất xứ đó phải được xuất trình tại Bên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc khoảng thời gian được quy định trong luật pháp của Bên nhập khâu, tính từ khi hàng hoá được nhập khâu vào lãnh

thô của Bên đó.

24

Trang 34

Thông tin thé hiện trên Giấy chứng nhận xuất xứ: Việt Nam và EU nhất tri sử dụng mau C/O EUR 1 là mẫu chung trong Hiệp định EVFTA Mẫu EUR 1 yêu cầu

thông tin khai báo đơn giản hơn so với mẫu C/O của các hiệp định như ATIGA,

Một số thông tin nhà xuất khẩu được phép lựa chọn khai báo hoặc không khai báo như nhà nhập khẩu, hành trình lô hàng, số hóa đơn thương mại Về nội dung khai báo, hai bên thống nhất không yêu cầu thê hiện tiêu chí xuất xứ, mã số

HS của hàng hóa trên C/O.

2.2.4 Cam kết về dich vu logistics

Trong EVFTA, không có một quy định chung nào cho dich vụ logistics, thay

vào đó là những thỏa thuận về từng phân ngành dịch vụ cụ thể Các phân ngành

dịch vụ được đôi chiêu theo văn bản của Liên Hợp Quôc

Đối với dịch vụ hàng không (dịch vụ chở hàng hóa và dịch cụ chở khách),

dịch vụ đường sắt, dịch vụ đường bộ, Việt Nam chưa có cam kết gì.

2.2.4.1 Dịch vụ vận tải biển nội địa

Trong EVFTA, Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển EU được cung cấp dịch vụ qua biên giới cho khách hàng tại Việt Nam không hạn chế.

So với việc chỉ cho phép cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế qua biên giới trong cam kết WTO, đây là mức mở cửa thêm đáng kể của Việt Nam trong EVFTA Từ đó, cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển sẽ không những

chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với cả doanh

nghiệp đến từ EU.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp EU muốn thanh lập liên doanh hay công ty 100% vốn nước ngoài can tuân thủ quy định về mặt quản lý và sẽ bị hạn chế về mặt phạm vi khách hàng và phạm vi dịch vụ cung cấp.

2.2.4.2 Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải

Theo hiệp định EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường đối với 4 nhóm

dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải sau đây:

e Dich vu xép dỡ container, trừ dich vu cung cap tai san bay.

e Dich vu kho bai

e Dịch vụ đại lý vận tải hang hóa, bao gồm cả dich vụ giao nhận hang hóa ( các hoạt động tổ chức và điều hành các hoạt động chuyên chở hàng hóa

25

Trang 35

thay mặt người gửi hàng thông qua việc tìm kiếm dịch vụ vận tải và các dịch vụ liên quan, chuẩn bị chứng từ và cung cấp thông tin kinh doanh)

e Các dịch vụ khác: kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vạn tải hàng hóa; giám định hàng hóa; dịch vụ lay mẫu và xác định trong lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải

So với mức cam kêt mở cửa trong các lĩnh vực vận tải và hỗ trợ vận tải cụthê, Việt Nam có cam kêt mở cửa tương đôi cởi mở hơn trong các lĩnh vực dịch vụ

hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

2.3 Ảnh hưởng Hiệp định EVFTA tới ngành logistics tại Việt Nam

2.3.1 Tích cực

Mở rộng quy mô thị trường

Theo thống kê 11 tháng đầu năm 2019, Châu Âu là thị trường xuất khẩu có

kim ngạch lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Hoa Ky Theo đánh giá của Phòng

Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm), khi EVFTA được ky kết, xuất khâu của Việt Nam sang EU sé tăng khoảng 30-40% và xuất khẩu của EU vào Việt

Nam cũng sẽ tăng 20-25%.

85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, điều này sẽ làm gia tăng đáng kể khối lượng hàng hóa giao thương giữa Việt nam và EU Chính vì thé, nguồn cầu về dịch vụ logistics sẽ tăng theo bao gồm nhiều dịch vụ như giao nhận vận tải, dịch vụ làm thủ tục chuyên ngành, dịch vụ vận chuyén, hiệu ứng đi kèm là quy mô thị trường logistics Việt Nam chắc chắn

Sẽ nở ra.

Nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu chỉ phí kinh doanh

Khi Việt Nam thực hiện các cam kết về thé chế nhăm tạo thuận lợi thương mại, rút ngăn thời gian làm thủ tục xuất nhập khâu hàng hóa, tăng cường chat

lượng cơ sở hạ tang, chi phí kinh doanh sẽ giảm Đồng thời, EVFTA cũng khiến giá mua các phương tiện vận tải, các loại máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động logistics nhập khâu từ EU giảm do cam kết loại bỏ thuế quan của Việt

Cơ hội tiếp cận thị trường dịch vụ logistics các nước thành viên EU

Đối với những doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu

về nguôn nhân lực và tài chính, đây hoàn toàn có thê là cơ hội cho những doanh

26

Trang 36

nghiệp này tham gia thị trường logistics tại Châu Âu.

2.3.2 Tiêu cực

Thị trường Châu Âu khắt khe

Mặc dù theo EVFTA sẽ cắt giảm 99% các dòng thuế nhưng Châu Âu là một thị trường vô cùng khắt khe Doanh nghiệp logistics Việt Nam cần phải đảm bảo hệ thống logistics an toàn, bảo mật và đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quốc tế

nghiêm ngắt của Châu Âu Cạnh tranh gay gắt

Năm 2018, Ngân hàng thé giới (World bank) công bố báo cáo ngành logistics Việt Nam, trong đó chỉ số năng lực logistics (LPI) của khối Châu Âu ở mức cao ngất ngưởng, vị trí đầu tiên thuộc về Đức, các vị trí trong top 4 còn lại là Hà Lan, Thụy Điền, Bi, khối EU còn lại chiếm 14 vị trí trong top 20 Những tập đoàn đa quốc gia cung cấp dịch vụ logistics của Châu Âu đã thâm nhập thị trường Việt

Nam với những cai tên dinh đám như tập đoàn Deutsche Post DHL Group, A.P.

Moller-Maersk, Kuehne & Nagel và theo số liệu thống kê 2019 thì 70-80% thị phần logistics tại Việt Nam năm trong tay các tập đoàn đa quốc gia Khi hiệp định EVFTA được chính thức áp dụng, những tập đoan đến từ Châu Âu sẽ như có thêm lợi thế mà vốn dĩ những công ty đó đã rất mạnh rồi nên việc cạnh tranh trên thị

trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ càng trở nên khôc liệt.

Bên cạnh đó, chi phi cho logistics ở Việt Nam chiếm tới 21 - 25% GDP hàng năm, 12% giá thành sản phẩm ngành thủy sản, 23% giá thành đồ gỗ, 29% giá

thành rau quả, 30% giá thành gạo Với mức này, chi phi logistics ở Việt Nam

cao dẫn tới giảm năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp EU Thêm nữa, các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn hạn chế cả về chất lượng dịch vụ và các ràng buộc pháp lý gián tiếp.

27

Trang 37

CHƯƠNG 3:

TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY

GIAO NHAN QUOC TẾ GOLDTRANS

3.1 Tổng quan về công ty giao nhận vận tai quốc tế GOLDTRANS 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty giao nhận quốc tế Goldtrans

Công ty Cổ phần giao nhận Vận tải Vàng là một công ty cô phần, có tư cách

pháp nhân theo pháp luật Việt Nam Công ty được hoạt động theo quy định của

Luật doanh nghiệp và các quy định có liên quan của pháp luật doanh nghiệp và các

quy định có liên quan của pháp luật và điều lệ của công ty.

CÔNG TY CÓ PHAN GIAO NHAN VAN TAI VÀNG

Tên bằng tiếng Anh: GOLDTRANS CORP GOLD TRANS

Đại diện pháp luật : Nguyễn Thị Hoa

Địa chỉ ĐKKD va VPtạiHàNội : Tang 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu), Phường Dich Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP Hải Phòng : Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông,

Hải Phòng

Địa chỉ VP Hồ Chí Minh : Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu Yên Thế, phường Tân Định, Quận

Ngày cấp mã doanh nghiệp : 19-12-2014 Ngày bắt đầu hoạt động : 19-12-2014

28

Trang 38

Website : https:⁄goldtrans.com.vn

Email : duc@goldtrans.com.vn

Dién thoai : (+84) 24 3200 8555

Hotline : 0969883838

Sau gần 5 năm, GOLDTRANS đã khang định được uy tin cũng như thương

hiệu của mình trên thị trường logistics trong linh vực dịch vu hải quan, giao nhận

vận tải quốc tế ở Việt Nam Với một thị trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt,

Goldtrans luôn đặt việc nâng cao chất lượng dịch vụ logistics lên hàng đầu, công

ty với nhiêu năm kinh nghiệm trong ngành và có những am hiêu vê nhu câu của

khách hàng và đối tác cùng với trình độ nghiệp vụ chuyên nghiệp, luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng tốt nhất như dịch vụ kho

bãi, đóng gói, đóng kiện, dịch vụ khai báo hải quan, vận tải hàng không, vận tảiđường bộ, và vận tải đường biên Bên cạnh đó, với nhiêu năm kinh nghiệm trongnghê, công ty nhận tư vân cho khách hàng vê vân đê tủ tục, chứng từ cân chuân bị

từ đó đảm bảo thời gian và chỉ phí tối ưu cho khách hàng.

Bia chi VP Mang Cái Số nhà 85, Phố 5/8, Phường Kalong, Thanh phố Mang Cái

Địa ch: ĐKKD và VP tại Hà NộI - Tặng 3 p17/D21 Khu để thị mới Cầu Giấy

(số 7, ngỗ 82 Phố Dịch Vong Hou}, Phường Dịch Vong Hiu,Quin Cầu Giấy, Ha Nội

Địa chỉ VP Hải Phòng Tang 5, tòa nha TTC, 639 Lê Thánh Tang, Hải Phang

Địa chỉ các văn phòng của

Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Vàng

Dia chỉ VP Hồ Chi Minh Tầng 4, tba nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu,

: Phường Tin Binh, Quận 1, TP HCNE

š tư

Hình 3.1: Chỉ nhánh của công ty giao nhận vận tải vàng Goldtrans

29

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w