1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận tháng dân sự lấn chiếm tài sản vấn đề 1 lạm dụng quyền dân sự

24 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tòa án đã áp dụng chế tài nào cho việc “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này?Tòa án đã áp dụng các chế tài như sau: trong phần quyết định- Tòa án tuyên bố Hợp đồng ủy quyền số 2064,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCMKHOA LUẬT HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP

-*** -BÀI TẬP THẢO LUẬN THÁNG LẦN 1Môn: Luật Dân Sự

Trang 3

Bài tập

VẤN ĐỀ 1: LẠM DỤNG QUYỀN DÂN SỰ

1 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về “Lạm dụng quyền dân sự” ?

Về Hợp đồng ủy quyền số 2064, quyển số 03/2021 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 01/4/2021 Văn phòng Công chứng K Đ lập Mặc dù tôn trọng sự tự định đoạt của đương sự nhưng việc ủy quyền lại vượt quá giới hạn pháp luật cho phép, bởi lẽ người ủy quyền đang có nghĩa vụ dân sự theo bản án hình sự, ngoài tài sản này người ủy quyền không còn bất kỳ tài sản nào có giá trị Do đó, Khi ký hợp đồng ủy quyền, lẽ ra người ủy quyền chỉ được ủy quyền phần giao dịch giải chấp tài sản với ngân hàng (để giải quyết khoản nợ với ngân hàng từ trước), thì người ủy quyền lại ủy quyền cho người nhận ủy quyền được toàn quyền mua bán, chuyển nhượng, định đoạt khối tài sản này (là ngoài các quyền Bà H có) Việc ủy quyền này đã vượt quá phạm vi được phép ủy quyền và gây thiệt hại cho người khác (cụ thể là chủ nợ) Vì sau khi giải chấp khoản vay với ngân hàng thì khối tài sản này đã không còn bị ràng buộc với ngân hàng, nhưng lại phát sinh nghĩa vụ ràng buộc với các chủ nợ khác

Trang 4

2 Việc tòa án xác định có “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án xác định có “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này có thuyết phục, vì: bị đơn đang có nghĩa vụ dân sự theo bản án hình sự, ngoài tài sản này bị đơn không còn bất kỳ tài sản nào có giá trị Do đó, khi ký hợp đồng ủy quyền, bị đơn chỉ được ủy quyền phần giao dịch giải chấp tài sản với ngân hàng thì bị đơn lại ủy quyền cho chị H được toàn quyền mua bán, chuyển nhượng, định đoạt khối tài sản này (là ngoài các quyền Bà H có) Việc ủy quyền này đã vượt quá phạm vi được phép ủy quyền và gây thiệt hại cho người khác (cụ thể là nguyên đơn).

3 Tòa án đã áp dụng chế tài nào cho việc “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này?

Tòa án đã áp dụng các chế tài như sau: (trong phần quyết định)

- Tòa án tuyên bố Hợp đồng ủy quyền số 2064, quyển số 03/2021 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 01/4/2021 do VPCC K Đ đã thực hiện chỉ có giá trị pháp lý đối với nội dung ủy quyền giải chấp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Phòng giao dịch T N, các nội dung khác vô hiệu.

- Tòa án tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 15/4/2021 đối với thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12, diện tích 1093,8 m và tài sản gắn liền với đất2 giữa bà Lê Thị H (do chị Thúy H được ủy quyền ký bên A) với anh T và L đã được

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

công chứng số 1447 quyển số 02/2021 TP-SCC/HĐGD do VPCC H T N đã thực hiện là vô hiệu.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số bìa DA 604511 ngày 28/5/2021 do UBND huyện T N cấp cho anh T và L đối với thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12, diện tích 1.093,8 m tại Khu X, xã T L, huyện T N, tỉnh Phú Thọ không còn giá trị sử dụng,2 UBND huyện T N có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận này.

Qua các chế tài được Tòa án áp dụng:

→ Bà Lê Thị H được trả lại quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12, diện tích 1.903,8 m và tài sản gắn liền với đất.2

→ Ngăn chặn thủ đoạn tẩu tán tài sản của bà Lê Thị H.

4 Việc áp dụng chế tài nêu trên cho việc “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này cóthuyết phục không? Vì sao?

Theo em, việc áp dụng chế tài nêu trên trong vụ việc này là thuyết phục Vì: Bà Lê Thị H phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và bà buộc phải bồi thường cho bà Nguyễn Thị H số tiền là 880 triệu đồng (có lãi theo QĐ số 304/2020/HSPT của TAND Cấp cao tại Hà Nội) Tuy nhiên, bà Lê Thị H có thái độ trốn tránh bồi thường bằng thủ đoạn tẩu tán tài sản (ủy quyền cho con dâu để bán đất, bằng lý do đã thế chấp ngân hàng giúp con trai trả nợ) Nhưng trên thực tế, con trai bà H có tài sản riêng, có thể dùng để thế chấp trả nợ ngân hàng Cùng HĐGD chuyển nhượng đất có yếu tố giả tạo, che dấu bằng giá trị ký kết thấp hơn giá trị thực tế của tài sản (để chịu thuế thấp) Việc bà H lạm dụng quyền dân sự gây thiệt hại trực tiếp đến bà Nguyễn Thị H (Điều 10 BLDS 2015) Vì vậy, bà Nguyễn Thị H yêu cầu Tòa tuyên bố vô hiệu Hợp đồng chuyển nhượng đất của bà Lê Thị H và các giấy tờ có liên quan là có căn cứ Làm vậy mới đảm bảo quyền lợi được bồi thường của bà Nguyễn Thị H và ngăn chặn hành vi xác lập giao dịch gian dối, vi phạm pháp luật.

VẤN ĐỀ 2: TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT

*Tóm tắt Quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh A (huyện Cần Đước, tỉnh Long An).

Trang 6

Ông Đ, H sinh năm 1968 (nguyên đơn) là người “Yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết” Được biết là trong 2018 vì xảy ra mâu thuẫn với vợ mà ông bỏ nhà đi đến tỉnh Lâm Đồng sinh sống mà không liên lạc với gia đình mà Tòa án nhân dân huyện C đã tuyên bố ông mất tích Tại quyết định số: 01/2015/QĐVDS-ST ngày 20/05/2015 Tòa án nhân dân huyện C đã tuyên bố Đ H đã chết và tại bản án số 28/2011/HNST ngày 14/6/2011 Tòa án nhân dân huyện C đã cho ly hôn giữa Bà N T và ông Đ H Thế nhưng, bà N T (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) đã thừa nhận là ông Đ H còn sống và đồng ý yêu cầu chấp nhận hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết.Vì thế, tại phiên họp, Viện kiểm sát nhân dân huyện C qua đối chiếu kết quả tra cứu hồ sơ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân đã đủ căn cứ để xác định Ông Đ H vẫn còn sống và đề nghị Tòa án nhân dân huyện C chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố của ông Đ H về việc yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo Điều 395 Bộ luật tố tụng dân sự.

1 Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố mộtngười là đã chết?

Giống nhau giữa tuyên bố mất tích và tuyên bố chết:1

– Toà án có thẩm quyền: Là Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết.

– Các bước thực hiện thủ tục tuyên bố mất tích và tuyên bố chết tương tự nhau Khác nhau giữa tuyên bố mất tích và tuyên bố chết:

Trang 7

nhân Dựa trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan

Tuyên bố chết là sự thừa nhận của Tòa án về cái chết đối với một cá nhân Khi cá nhân đó đã biệt tích trong thời hạn theo luật định trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan

Điềukiệntuyênbố

Căn cứ: Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 – Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan; và

– Một người biệt tích 02 năm liền trở lên;

– đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng – vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết

Lưu ý: Thời hạn 02 năm được hiểu là

+ Ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;

+ Không xác định được ngày thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;

+ Không xác định được ngày, tháng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng

Căn cứ: Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 – Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan; và

– Đáp ứng đủ điều kiện tại 1 trong 04 trường hợp sau:

+ Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

+ Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

+ Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn

Trang 8

Tài sản người bị tuyên bố mất tích sẽ được chuyển sang quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích (Điều 65, 66, 67 và 69 Bộ luật Dân sự 2015)

Nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án cho phép họ ly hôn (Khoản 2 Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015)

Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy

Người bị tuyên bố chết thì kể từ ngày quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, người đó được xem như là đã chết.

tư cách chủ thể của người chết đối với mọi quan hệ pháp luật mà người đó tham gia với tư cách chủ thể

Tài sản của người tuyên bố chết được giải quyết theo pháp luật về thừa kế (Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015)

Quan hệ hôn nhân, gia đình và các quan hệ khác về nhân thân của người đó được giải quyết như đối với người đã chết Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố chết chấm dứt Các quan hệ nhân thân khác cũng chấm dứt tương tự Nếu vợ hoặc chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật Các quan hệ nhân thân khác như các quan hệ về tên gọi, danh dự, nhân phẩm của cá

Trang 9

nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

nhân, hay các quan hệ gắn với tài sản như quyền tác giả về các tác phẩm văn học, quyền tác giả về các phát minh, sáng chế, cũng được giải quyết giống như đối với những người

2 Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn baolâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?

Trang 10

Căn cứ khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

Điều 68 BLDS quy định về tuyên bố mất tích:

3 Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết,biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?

Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết, biệt tích:

+ Quyết định năm 2018: Sau quá trình tìm kiếm và thông báo trên phương tiện đại chúng nhiều lần, nhưng cũng không có kết quả Cùng với việc Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn

Trang 11

đã ra quyết định thông báo tìm kiếm chị Quản Thị K trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân Tối cao, Báo nhân dân và Đài tiếng nói Việt Nam 03 kỳ liên tiếp Thời hạn thông báo 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo đầu tiên Đến 19/11/2018, khi đã hết thời hạn thông báo theo quy định của pháp luật, nhưng chị K vẫn không về và cũng không có tin tức gì về chị K Do có đủ cơ sở khẳng định chị Quản Thị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống Tòa đã tuyên bố chị K đã chết ngày 19/11/2018.

+ Trong quyết định năm 2019: tuyên bố cụ Phạm Văn C, sinh năm 1927 đã chết từ ngày 01/05/1997 Căn cứ Công văn số 4888/BHXH-KHTC của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có nội dung thể hiện: ” Từ tháng 5/1997 đến tháng 1/1999, ông Phạm Văn C không lĩnh lương hưu tại nơi cư trú (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng)”, “Từ tháng 1/1999, Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng đã tạm dừng in danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với ông Phạm Văn C” Như vậy việc chi trả lương hưu cho cụ C chỉ được thực hiện đến hết tháng 4/1997 Tại phiên tòa bà K trình bày, việc nhận lương hưu của cụ C do cụ C và cụ S1 (vợ cụ C) trực tiếp nhận, anh chị em bà K không có ai nhận thay Căn cứ vào tài liệu và chứng cứ trên thấy phù hợp với trình bày của bà K và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, do vậy có cơ sở xác định, cụ C đã biệt tích từ năm 1997 đến nay không có tin tức xác thực cụ C còn sống hay đã chết Căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội nêu trên, có cơ sở xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997 Căn cứ vào tài liệu và chứng cứ trên tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

Theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 thì Toà án quyết định tuyên bố 1 người đã chết trong trường hợp “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.” thời hạn này được tính theo Điều 68 “

Trang 12

Vì vậy căn cứ quyết định trên Toà án có cơ sở để tuyên bố chị Quản Thị K và ông Phạm Văn C đã chết

4 Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sởpháp lý và ví dụ minh hoạ.

Theo em việc xác định ngày chết của một cá nhân là vô cùng quan trọng vì việc Tòa án tuyên bố một người là đã chết là cơ sở, tiền đề làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt các quan hệ pháp luật khác về nhân thân tài sản như: hôn nhân, thừa kế, thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại Nếu không có tuyên bố này sẽ gây khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh sau đó.

Căn cứ Điều 71 BLDS 2015 quy định về tuyên bố chết có nội dung:

Ví dụ: Một người đã chết để lại di chúc nhưng một vài năm sau lại có tranh chấp về tài

sản thừa kế Do thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết nên toà án sẽ xác định ngày chết của người đó để xác định thời hiệu thừa kế di sản để lại

5 Tòa án xác định xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào?Đoạn nào của các quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời?

Trang 13

Tại Quyết định số 272, Tòa án xác định ngày chết của ông Trần Văn C như sau: Về

việc xác định ngày chết của ông C: Bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối năm 1985, Công an phường Phước Bình, quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C Do đó, ngày chết của ông C được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng nên ngày chết của ông C là ngày 01/01/1986.

Tại Quyết định số 04, Tòa án xác định ngày chết của chị Quản Thị K như sau: “Tuyên bố chị Quản Thị K - sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018.” Tại Quyết định số 94, Tòa án xác định ngày chết của cụ Phạm Văn C như sau: Về việc xác định ngày chết của cụ C: khoảng tháng 1/1997, cụ C đã ra khỏi nhà và không thấy trở về Năm 2008, gia đình có đăng tin tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức Căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội ngày 13/11/2019, việc chi trả lương hưu cho cụ C được thực hiện đến hết tháng 4/1997 Bởi lẽ đó, có căn cứ xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997 Do không xác định được rõ ngày tháng nên ngày chết của cụ C được tính là ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng Vì vậy, ngày chết của cụ C là ngày 1/5/1997.

6 Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019),pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 45 Bộ luật dân sự Nga:

Nên trong Quyết định 272, ông C sẽ được tuyên bố là đã chết vào ngày 27/04/2018 và trong Quyết định 04, chị K được tuyên bố là đã chết vào ngày 19/11/2018, trong Quyết định số 94, cụ C được tuyên bố là đã chết vào ngày 15/11/2019.

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w