bài tập 1dự báo nhu cầu nhân lực một ngành nghề mà các bạn lựachọn theo phương pháp định tính có phân tích tích dữliệu chứng minh

29 1 0
bài tập 1dự báo nhu cầu nhân lực một ngành nghề mà các bạn lựachọn theo phương pháp định tính có phân tích tích dữliệu chứng minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có nhiều công ty về logistic, chuyên cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và các ngành công nghiệp khác có nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn.Một số sở hữu toàn bộ cơ sở hạ tần

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ

LỚP QTL44A1

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤTGiảng viên : ThS Vũ Thanh An

  

Danh sách thành viên nhóm: 12

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

BÀI TẬP 1 1

DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC MỘT NGÀNH NGHỀ MÀ CÁC BẠN LỰA CHỌN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH, CÓ PHÂN TÍCH TÍCH DỮ LIỆU CHỨNG MINH 1

I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LOGISTICS VÀ DỰ BÁO NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS 1

1.1 Tổng quan về ngành Logistics: 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Bản chất 1

1.1.3 Mô tả công việc 2

1.2 Tổng quan về nguồn nhân lực và dự báo: 3

1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực 3

1.2.2 Dự báo nguồn nhân lực 3

1.3 Vai trò của dự báo nhu cầu nguồn nhân lực: 4

1.4 Các yếu tố tác động đến nhu cầu nguồn nhân lực: 4

II PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS 5

2.1 Phương pháp dự báo là gì? 5

2.2 Phương pháp chuyên gia: 6

2.2.1 Khái quát về phương pháp: 6

2.2.2 Ưu/Nhược điểm phương pháp chuyên gia: 7

2.2.3 Nội dung nghiên cứu: 8

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10

3.1 Đánh giá kết quả sự tăng trưởng của ngành logistics quá khứ 10

3.2 Dự báo về mức tăng trưởng của ngành logistics trong giai đoạn 2021 - 2025 11

3.3 Các kiến nghị: 11

3.3.1 Giải pháp đối với các cơ sở đào tạo nhân lực logistics 11

3.3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp sử dụng nhân lực logistics 13

IV KẾT LUẬN 14

BÀI TẬP 2 16

LỰA CHỌN MỘT SẢN PHẨM, DỊCH VỤ ĐỂ KINH DOANH VÀ THỰC HIỆN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH 16

I Lựa chọn sản phẩm và địa điểm kinh doanh 16

II Xác định địa điểm: 16

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm: 16

2.1.1 Khí hậu: 16

2.1.2 Dân số 17

2.1.3 Giao thông vận tải 17

Trang 3

2.1.4 Gần thị trường tiêu thụ 17

2.1.5 Gần nguồn nguyên liệu 18

2.1.6 Gần nguồn nhân công 19

2.2.5 Gần nguồn nguyên liệu: 21

2.2.6 Gần nguồn nhân công: 21

2.2.7 Nhân tố vận chuyển: 22

Trang 4

BÀI TẬP 1

DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC MỘT NGÀNH NGHỀ MÀ CÁC BẠN LỰACHỌN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH, CÓ PHÂN TÍCH TÍCH DỮ

LIỆU CHỨNG MINH

I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LOGISTICS VÀ DỰ BÁO NHUCẦU NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS

1.1 Tổng quan về ngành Logistics:1.1.1 Khái niệm

Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US Logistics

Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm

soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quytrình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắmnguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêudùng”.

Có thể hiểu đơn giản, Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí vận chuyển, tránh việc “đội giá” sản phẩm và tăng mức lợi nhuận thu được nếu thực thi hoạt động Logistics hiệu quả Có nhiều công ty về logistic, chuyên cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và các ngành công nghiệp khác có nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn.

Một số sở hữu toàn bộ cơ sở hạ tầng, từ máy bay phản lực đến xe tải, nhà kho và phần mềm, trong khi những doanh nghiệp khác chỉ chuyên về một hoặc hai bộ phận FedEx, UPS và DHL là những nhà cung cấp dịch vụ logistic nổi tiếng trên thế giới còn ở Việt Nam, Vietnam Post là một cái tên hàng đầu.

Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics Trong những năm gần đây, Việt Nam tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, cùng hệ thống kho bãi, trung tâm thương mại…liên tục được mở rộng Kèm theo đó là sự phát triển của dịch vụ đi kèm, thủ tục xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hóa để cải thiện chất lượng của dịch vụ.

Tóm lại, Logistics là quá trình bao gồm nhiều hoạt động được kết nối chặt chẽ nhằm đưa sản phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

1.1.2 Bản chất

Dịch vụ logistics là tổng hợp của doanh nghiệp dựa trên 3 đặc điểm chính đó là:

Logistics sinh tồn liên quan trực tiếp đến nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con người Có nghĩa là các hoạt động này sẽ liên quan trực tiếp đến nhu cầu cơ bản như: Cần gì, cầu bao nhiêu, khi nào cần, cần bao nhiêu…Cũng chính bởi những

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

điều này mà logistics sinh tồn trở thành bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung.

Logistics hoạt động là bước phát triển mới hơn hoạt động logistics sinh tồn Đồng thời, gắn liền quá trình lưu kho, của nguyên liệu đầu vào, phân phối hàng đến người tiêu dùng, nên logistic hoạt động luôn gắn bó mật thiết với các doanh nghiệp.

Logistic hệ thống có vai trò duy trì hệ thống máy móc, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng và nhà xưởng.

1.1.3 Mô tả công việc

Về cơ bản, phân loại theo quá trình thì Logistics gồm có 3 loại cơ bản là:

Logistics đầu vào (Inbound Logistics) được biết đến với tên gọi Logistics

đầu vào hoặc nguồn cung ứng nguyên vật liệu Theo đó, đây là hoạt động kiểm soát, quản lý nguồn nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp trước khi đưa vào quá trình sản xuất.

Cụ thể, Inbound Logistics phụ trách nhiều khâu như xử lý, vận chuyển nguyên vật liệu, phân phối, kiểm soát tồn kho và lưu trữ,… Bởi vậy, Logistics đầu vào được biết đến là “khởi đầu” vô cùng quan trọng của chuỗi cung ứng.

Logistics đầu ra (Outbound Logistics) là quá trình lưu trữ, phân phối và

vận chuyển hàng hóa (thành phẩm) đến nơi tiêu thụ như cửa hàng, đại lý hay người tiêu dùng cuối cùng Quá trình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Để đảm bảo hoạt động đầu ra của hàng hóa diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chú ý chọn được kênh phân phối phù hợp Đây là điều kiện tiên quyết để giảm lượng hàng tồn và tối ưu các tùy chọn giao hàng hiệu quả.

Logistics (Reverse Logistics) ngược được biết đến là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm từ các điểm tiêu thụ đến nhà cung cấp nhằm mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.

Có thể hiểu đơn giản, đây là hoạt động thu hồi lại sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu từ điểm tiêu thụ về lại đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí, gia tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.

Hoạt động Logistics không chỉ là hoạt động độc lập của một công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên biệt, mà nó còn là hoạt động của từng doanh nghiệp Do đó cần đảm bảo theo một trình tự nhất định đó là:

- Dịch vụ khách hàng; - Dự báo nhu cầu;

- Thông tin phân phối hàng hóa; - Kiểm soát lưu kho;

- Vận chuyển nguyên vật liệu; - Quản lý quá trình đặt hàng;

Lựa chọn địa điểm nhà máy, kho, gom hàng hóa, đóng gói, xếp dỡ hàng và hoạt động phân loại hàng hóa.

Trang 6

Đây được xem là các hoạt động cơ bản trong quy trình logistics của bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có Ngoài những yếu tố trên đây, thì quy trình hoạt động logistics còn bao gồm cả hoạt động vận chuyển và giao hàng đến người nhận Và không phải doanh nghiệp nào cũng đảm bảo được thời gian, kinh tế và nhân lực cho công việc này Chính vì những lý do này, mà dịch vụ logistics ra đời giúp giải quyết không ít vướng mắc cho các doanh nghiệp.

1.2 Tổng quan về nguồn nhân lực và dự báo:1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn lực xuất phát từ trong chính bản thân của từng cá nhân con người Nhân lực bao gồm thể lực và trí lực Nguồn lực này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của con người Khi nguồn lực này đủ lớn, nó sẽ đáp ứng các điều kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất.

Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về khái niệm nguồn nhân lực Chính vì điều đó, nhân lực tạo ra sự khác biệt so với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp (nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, máy móc…).

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

Tóm lại, theo nhóm thì định nghĩa nguồn nhân lực là tất cả các cá nhân tham gia vào bất kỳ một hoạt động nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp, tổ chức đó đặt ra Bất kỳ các doanh nghiệp, tổ chức nào cũng được hình thành dựa trên các thành viên hay nói cách khác là nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được các nhà kinh doanh xem là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực doanh nghiệp Đơn giản là vì các nhân viên có thể nâng cao trình độ nghiệp vụ từ đó làm tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp theo thời gian, còn các nguồn lực khác không làm được như vậy

Mặt khác, nguồn nhân lực còn mang lại khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngày nay xã hội đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức thì các nguồn vốn, các yếu tố nguyên vật liệu, máy móc không còn quá quan trọng như xưa nữa Và nguồn vốn trí tuệ, được xem là tài sản vô hình sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.2 Dự báo nguồn nhân lực

Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực là dự đoán tình trạng thừa – thiếu nguồn nhân lực trong tổ chức tại một thời điểm nào đó trong tương lai Từ đó những dự

Trang 7

báo cầu nhân lực, nhà quản trị có cơ sở để chuẩn bị các phương án giải quyết kịp thời.

Có 2 loại dự đoán cầu nhân lực là ngắn hạn và dài hạn:

Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực ngắn hạn áp dụng cho các khoảng thời gian ngắn không quá 1 năm Phù hợp với các ngành sử dụng lao động thời vụ.

Dự báo dài hạn thường áp dụng cho khoảng thời gian dài hơn (khoảng 3 năm đến 7 năm) Kết quả dự đoán cầu nhân lực này đi liền xuyên suốt với chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các vị trí cần dự đoán cầu nhân lực dài hạn thông thường là nhân sự cấp quản lý, bộ phận kế toán.

Cơ sở dự báo:

- Khối lượng công việc cần thiết phải thực hiện.

- Trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng thay đổi về công nghệ kỹ thuật - Sự thay đổi về tổ chức hành chính làm nâng cao năng suất lao động như: áp dụng nhóm chất lượng, nhóm tự quản, luân phiên thay đổi công việc, làm phong phú nội dung công việc, thay đổi cơ cấu tổ chức.

- Cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu của công việc - Khả năng nâng cao chất lượng nhân viên - Tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên.

- Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể thu hút lao động lành nghề trên thị trường lao động.

1.3 Vai trò của dự báo nhu cầu nguồn nhân lực:

Trong quản trị nhân sự, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và phát triển nhân sự Việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giúp cho các nhà quản trị nhân sự đưa ra quyết định hiệu quả về việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển và giữ chân nhân viên.

Cụ thể, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giúp cho các nhà quản trị nhân sự: Đưa ra quyết định tuyển dụng: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giúp các nhà quản trị nhân sự xác định số lượng nhân viên cần tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai.

Đào tạo và phát triển nhân viên: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng giúp các nhà quản trị nhân sự đưa ra quyết định về việc đào tạo và phát triển nhân viên, nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng của nhân viên để phù hợp với nhu cầu công việc.

Giữ chân nhân viên: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giúp các nhà quản trị nhân sự tìm ra những giải pháp giúp giữ chân nhân viên trong công ty, như tăng lương, cải thiện môi trường làm việc, cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Tối ưu hóa nguồn nhân lực: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giúp các nhà quản trị nhân sự tối ưu hoá việc sử dụng nguồn nhân lực, tránh lãng phí tài nguyên nhân lực.

Vì vậy, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để giúp các doanh nghiệp có thể duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường.

Trang 8

1.4 Các yếu tố tác động đến nhu cầu nguồn nhân lực:

Các bước ngoặt của nền kinh tế có thể ảnh hưởng tới nhu cầu về nhân lực: Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển, nhu cầu nhân lực sẽ tăng lên Và ngược lại trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, nhu cầu nhân lực sẽ giảm.

Những thay đổi về chính trị hay pháp luật cũng có thể ảnh hưởng tới nhu cầu nhân lực tương lai của một tổ chức: Những thay đổi về chính trị hay pháp luật có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp và mạnh mẽ đến tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức và như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai của tổ chức.

Các thay đổi về kỹ thuật sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu tương lai của một tổ chức về nhân lực: Khi công nghệ được cải tiến, bản chất của công việc trở nên phức tạp hơn, vì vậy nhu cầu của tổ chức đối với loại công nhân có kỹ năng đặc biệt sẽ tăng lên Tuy nhiên tổ chức thường phải đương đầu với sự thiếu hụt loại nhân công kỹ thuật cao này do sự chậm chạp trong đào tạo nhân viên quen với kỹ thuật mới Bởi sự đào tạo thường diễn ra sau và chậm hơn so với sự đổi mới về kỹ thuật và công nghệ

Sức ép của cạnh tranh toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của tổ chức về nhân lực: Giảm quy mô và thiết kế lại công việc là những biện pháp thông thường được sử dụng để giảm giá thành sản phẩm Những biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực của tổ chức

II PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰCLOGISTICS

2.1 Phương pháp dự báo là gì?

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các nhà quản trị thường phải đưa ra các quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai Để cho các quyết định này có độ tin cậy và đạt hiệu quả cao, cần thiết phải tiến hành công tác dự báo Điều này sẽ càng quan trọng hơn đối với một nền kinh tế thị trường, mang tính chất cạnh tranh cao Dự báo là khoa học và là nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.

Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo, nghiên cứu viên phải căn cứ trên các số liệu phản ảnh tình thực thực tế ở hiện tại, quá khứ, căn cứ vào xu thế phát triển của tình hình, dựa vào các mô hình toán học để dự đoán tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai Nhưng các dự đoán này thường xảy ra sai lệch hoặc thay đổi nếu xuất hiện các tình huống kinh tế, tình huống quản trị không hoàn toàn phù hợp với mô hình dự báo.

Vì vậy, cần kết hợp chặt chẽ giữa các kết quả dự báo với kinh nghiệm và tài nghệ phán đoán của các chuyên gia, các nhà quản trị mới có thể đạt được các quyết định có độ tin cậy cao hơn Mặt khác các kỹ thuật dự báo khác nhau thường cho ta các kết quả dự báo có khi khác xa nhau Chưa có một kỹ thuật nào tổng quát có thể dùng cho mọi trường hợp cần dự báo Vì vậy đối với một số vấn đề quan trọng và

Trang 9

phức tạp, nhất là khi dự báo dài hạn người ta thường dùng một số kỹ thuật dự báo rồi căn cứ vào độ lệch chuẩn để chọn lấy kết quả thích hợp.

Để thực hiện việc dự báo nguồn nhân lực, ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mục đích dự báo mà có thể lựa chọn phương pháp phù hợp Tuy nhiên, việc dự báo này được chia ra thành 02 phương pháp cơ bản chính:

- Phương pháp định tính: Theo Marshall và Rossman (1998) thì nghiên cứu

định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau, không những trong khoa học xã hội mà còn trong nghiên cứu các học thuyết kinh tế Mục tiêu của phương pháp nghiên cứu định tính là nhằm tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người và nguyên nhân gây chi phối hành vi Theo đó, có thể hiểu rằng phương pháp định tính là một hướng tiếp cận nghiên cứu để thăm dò, tìm hiểu và giải thích các vấn đề dựa trên kinh nghiệm, nhận thức, động cơ, dự định, hành vi, thái độ của con người Dựa vào khái niệm và các đặc điểm sơ bộ vừa nêu, thì trong trường hợp chưa có đủ số liệu thống kê trên thực tế để vận dụng và công tác dự báo, ta có thể dựa vào các phương pháp định đính.

- Phương pháp định lượng: Nghiên cứu định lượng được hiểu là việc điều tra

thực nghiệm một cách có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính Theo đó, phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập, phân tích và xác minh thông tin, dữ liệu dựa vào số liệu thống kê, toán học là chính để đưa ra các dự báo nhu cầu trong tương lai mà không xét đến các nhân tố chủ quan khác

Dựa vào các phân tích trên cùng với thời gian, kinh phí và năng lực của nhóm nghiên cứu có giới hạn nên quy mô của bài nghiên cứu này không đủ lớn để có thể thu thập đủ các số liệu thống kê để tiến hành các dự báo theo phương pháp định lượng Do đó, phương pháp định tính sẽ là phương pháp được áp dụng chính để thực hiện việc nghiên cứu.

Phương pháp định tính dự báo nhu cầu nguồn nhân lực bao gồm những phương pháp sau đây:

- Phương pháp lấy ý kiến của ban điều hành - Phương pháp lấy ý kiến người bán hàng - Phương pháp lấy ý kiến người tiêu dùng - Phương pháp chuyên gia (Delphi)

Và phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tập trung sử dụng phương pháp chính là phương pháp chuyên gia.

2.2 Phương pháp chuyên gia:2.2.1 Khái quát về phương pháp:

Phương pháp chuyên gia (hay còn gọi là phương pháp Delphi) là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học - kỹ thuật hoặc sản xuất.

Trang 10

Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia.

Phương pháp chuyên gia được áp dụng đặc biệt có hiệu quả trong các trường hợp sau đây:

- Có mục tiêu rõ ràng, xác định thông tin cần thiết.

- Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát lớn phụ thuộc nhiều yếu tố mà hiện tại còn chưa có hoặc thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định.

- Trong điều kiện còn thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo.

- Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tượng dự báo, độ tin cậy thấp về hình thức thể hiện, về chiều hướng biến thiên về phạm vi cũng như quy mô và cơ cấu.

- Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, phần lớn là các nhân tố rất khó lượng hoá đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội (thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cư ) hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật Vì vậy trong quá trình phát triển của mình đối tượng dự báo có nhiều đột biến về quy mô và cơ cấu mà nếu không nhờ đến tài nghệ của chuyên gia thì mọi sự trở nên vô nghĩa.

- Trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để đưa ra các dự báo kịp thời.

- Chọn đúng chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu Chuyên gia cần phải có hiểu biết thực sự về những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.

Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia làm ba giai đoạn lớn: - Lựa chọn chuyên gia

- Trưng cầu ý kiến chuyên gia; - Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo

Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén Vì thế, phương pháp chuyên gia là phương pháp thường được thực hiện sau cùng hoặc khi các phương pháp khác không đem lại kết quả

2.2.2 Ưu/Nhược điểm phương pháp chuyên gia:

Ưu điểm:

- Tránh được sự liên hệ giữa các cá nhân với nhau

- Các chuyên gia sẽ không dễ bị tác động bởi ý kiến của một người nào khác

Trang 11

- Hạn chế được các ý kiến chủ quan không có căn cứ bởi chuyên gia là những người có kinh nghiệm chuyên môn và đưa ra nhận định dựa vào kinh nghiệm, số liệu quá khứ.

Nhược điểm:

- Đòi hỏi trình độ cao của các người nghiên cứu vì họ cũng phải là người có trình độ cao để tổng hợp và rút ra được dự báo thông qua các câu trả lời của chuyên gia.

- Phải tham khảo của chuyên gia thực sự giỏi.

2.2.3 Nội dung nghiên cứu:

(i) Thực trạng nguồn nhân lực logistics trên thế giới:

Theo Hidayati và cộng sự (2019) thì hiện nay, tất cả các vấn đề trên thế giới đều đặt vấn đề con người và nguồn nhân lực ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển quốc gia, kinh tế và xã hội Tuy nhiên, chỉ có khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người đang làm việc trong lĩnh vực này (theo Tongzon & Lee, 2016) Nguồn nhân lực trong ngành Logistics thiếu kiến thức toàn diện và còn hạn chế về kỹ năng công nghệ thông tin, chưa theo kịp tiến độ phát triển của ngành Logistics thế giới Chỉ có khoảng 4% nhân lực trong ngành Logistics thông thạo tiếng Anh và có tới 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên của mình (Athirah, Musa & Keng, 2019) Điều đó cho thấy nguồn nhân lực Logistics cũng là một thực trạng đáng để tâm của thế giới.

(ii) Thực trạng nguồn nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam:

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế, ngành Logistics của Việt Nam đòi hỏi sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao về cả kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh Tuy nhiên, nguồn nhân lực của ngành này tại Việt Nam hiện vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Điều này được thể hiện rõ thông qua một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) năm 2017 thì Việt Nam có hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics và trung bình mỗi doanh nghiệp có khoảng 20 nhân viên Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực hiện đạt khoảng 7,5% mỗi năm Mức tăng trưởng nguồn nhân lực này được cho là thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành dịch vụ Logistics (từ 15 đến 20%/năm) Cùng với đó, lao động sẵn có cho các dịch vụ Logistics hiện chỉ đáp ứng 40% nhu cầu tại Việt Nam Hầu hết các công ty dịch vụ Logistics ở Việt Nam đang gặp phải tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và tiếng Anh chuyên ngành Vì thế, trong thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực của ngành Logistics chưa đáp ứng được nhu cầu đối với tiềm năng của ngành kinh tế mũi nhọn này tại Việt Nam.

(iii) Lý do của thực trạng nguồn nhân lực Logistics của Việt Nam

Thực tế đã cho thấy, nguồn nhân lực chính là vấn đề nan giải nhất của ngành Logistics hiện nay của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Do đây là một ngành nghề đang phát triển một cách nhanh chóng nhằm kết nối, giúp cho giao thương giữa các quốc gia được thuận lợi, hiệu quả hơn nên nguồn nhân lực của

Trang 12

ngành này vừa thiếu, vừa yếu Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành này càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế giới mới Các số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn nhân lực Logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về cả chất lượng, điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 22 tỷ USD, chiếm 20,9% của cả nước với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20 đến 25% (theo số liệu của World Bank, 2014) Vậy lý do của vấn đề này là gì?

Về số lượng, trích dẫn lời của PGS TS Phạm Xuân Dương - Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thì hòa cùng xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay thì nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và ngành Logistics nói riêng là rất lớn Tuy nhiên, hiện nay trên cả nước Việt Nam có khoảng 30 trường đại học có đào tạo chuyên ngành Logistics hoặc gần với Logistics và với khoảng 32 trường cao đẳng đào tạo chuyên ngành này Điều này dẫn tới số lượng sinh viên ngành Logistics cả các trường đại học và cao đẳng có thể đào tạo được trong một năm chỉ dao động ở khoảng 3800 đến 4000 sinh viên Dẫn đến nguồn cung nhân lực có chất lượng cao của ngành Logistics là không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Về chất lượng, theo kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu và phát triển công nghiệp Việt Nam thì có tới 60 đến 80% các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng năng lực đội ngũ nhân lực Logistics bao gồm cả cán bộ quản lý lẫn người thực hiện trực tiếp chỉ ở mức trung hoặc hoặc có thể nói là thấp Trong đó, có 53% doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhân viên có trình độ và kiến thức về Logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với trình độ chuyên môn của nhân viên mình Báo cáo PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2018 cho thấy 29% doanh nghiệp FDI cho biết trình độ của lực lượng lao động địa phương đã đáp ứng được nhu cầu, nhưng 67% cho rằng họ chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu Khoảng 74% doanh nghiệp cho biết rất khó tuyển dụng nhân viên kỹ thuật, trong khi 84% cho biết rất khó để tuyển dụng các vị trí giám sát.

Lý do của vấn đề này phần lớn là do chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo Nguồn nhân lực cho ngành Logistics cần được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau Các đội ngũ quản lý thường là những cán bộ chủ chốt được giao cho các công ty Logistics Đội ngũ này thường được đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp Hầu hết trong số họ thiếu kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm, cũng như không được cập nhật kiến thức mới Cách thức điều hành chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc Hầu hết các nhân viên đều đã tốt nghiệp từ đại học, nhưng từ các chuyên ngành không liên quan đến Logistics Hầu hết các công nhân lao động trực tiếp, chẳng hạn như bốc xếp, lái xe, kiểm kê, có trình độ học vấn thấp và chưa được được đào tạo chuyên nghiệp Các chương trình đào tạo tại Việt Nam hiện tại chưa thể truyền tải hết những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng cho yêu cầu cao đặc thù của ngành đặc biệt là trình độ ngoại

Trang 13

ngữ Bên cạnh đó, nguồn nhân lực Logistics muốn phát triển cao thì còn cần các chứng chỉ nghiệp vụ theo yêu cầu quốc tế cũng như trình độ về pháp luật, tập quán quốc tế Vì đó, đây là một lý do gây tác động mạnh mẽ đến nhu cầu nguồn nhân lực của Việt Nam trong tương lai.

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá kết quả sự tăng trưởng của ngành logistics quá khứ1

Theo một khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam

(VLA) vào năm 2018 thì cứ mỗi năm nhu cầu lao động ngành logistics sẽ tăng

Trang 14

Theo dự báo trên, có thể nói rằng phát triển nguồn nhân lực của ngành logistics là vấn đề cấp bách Hơn nữa, như số liệu đã thống kê và được trình bày ở phần 2, hằng năm có khoảng 3000-4000 sinh viên chuyên ngành tuy nhiên chúng ta chưa tính tới trường hợp các sinh viên làm trái ngành Nên hằng năm số lượng nhân sự được đào tạo bài bản từ các trường đại học, cao đẳng đang rất thấp so với nhu cầu thị trường.

Cũng theo dự báo, trong 3 năm tới, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ cần thêm khoảng 18.000 lao động, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ cần hơn một triệu nhân sự có chuyên môn về Logistics.

3.2 Dự báo về mức tăng trưởng của ngành logistics trong giai đoạn 2021 - 2025

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 Phát triển nhân lực Logistics của Bộ Công thương thì nguồn nhân lực ngành Logistics trong giai đoạn 2021 - 2025 được dự báo gồm 02 nhóm

(i) Đối với nhu cầu nhân lực tại các Doanh nghiệp dịch vụ Logistics ViệtNam

Tại Việt Nam, có khoảng 29,694 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ Logistics, bao gồm dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, kho bãi, bốc xếp bưu chính chuyển phát Trong đó, hiện có 11.942 doanh nghiệp logistics có quy mô dưới 5 người (chiếm 40,22%); 9.403 doanh nghiệp có từ 5 - 9 người (31,67%); 7.252 doanh nghiệp có từ 10 - 49 người (24,42%); 856 doanh nghiệp có từ 50 - 199 người (2,88%); 86 doanh nghiệp có từ 200 - 299 người (0,29%); 77 doanh nghiệp có từ 300 - 499 người (0,26%); 53 doanh nghiệp có từ 500 - 999 người (0,18%); 18 doanh nghiệp có từ 1.000 - 4.999 người (0,06%) và 7 doanh nghiệp có trên 5000 người (0,02%) Trên cơ sở số liệu thống kê này có thể ước tính quy mô nhân lực trung bình tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam khoảng 20 người/doanh nghiệp Từ các số liệu trên, dự báo nhu cầu nhân lực tại các Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là 852.592 người.

(ii) Dự báo nhu cầu nhân lực tại doanh nghiệp sản xuất, thương mại

Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trên phạm vi cả nước tính đến thời điểm 31/12/2020 là 810.000 doanh nghiệp với 16,6 triệu lao động đang làm việc Bên cạnh đó, theo Quyết định 221/QĐ-TTg với chủ trương tăng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đại 50-60% trong thời gian tới thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam cần thêm số nhân lực logistics là 1.022.133 người.

3.3 Các kiến nghị:

3.3.1 Giải pháp đối với các cơ sở đào tạo nhân lực logistics

Trong giai đoạn tới, các cơ sở đào tạo nhân lực logistics tại Việt Nam cần triển khai một số giải pháp quan trọng sau đây:

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan