1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài rủi ro nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại việt nam

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phân loại rủi ro:Dựa trên cơ sở thang đo tiền tệ:₋ Rủirokhôngcótổnthấtvềthangđotiềntệ:Sự mất niềm tin của các ứng viên tổng thống, chính trị gia từ phía người dân, người ủng hộ; mất niềm

Trang 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 2

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 2

4 Phạm vi nghiên cứu: 2

5 Phương pháp nghiên cứu: 2

6 Kết cấu đề tài: 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Tổng quan về rủi ro: 3

1.1.1 Khái quát về rủi ro: 3

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro: 3

1.1.1.2 Thành phần cơ bản của rủi ro: 3

1.1.1.3 Phân loại rủi ro: 4

1.1.2 Khái quát về quản trị rủi ro: 7

1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro: 7

1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro: 7

1.1.2.3 Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro: 8

1.1.2.4 Nhiệm vụ của nhà quản trị rủi ro: 8

1.1.2.5 Nội dung của quản trị rủi ro: 9

1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro nguồn nhân lực: 10

1.2.1 Khái quát về rủi ro nguồn nhân lực: 10

1.2.1.1 Nguồn nhân lực: 10

1.2.1.2 Rủi ro nguồn nhân lực: 12

1.2.1.3 Đặc điểm của rủi ro nguồn nhân lực: 12

Trang 2

1.2.1.4 Mối nguy hiểm về rủi ro nguồn nhân lực: 12

1.2.1.5 Các loại rủi ro nguồn nhân lực: 13

1.2.1.5.1 Rủi ro chất lượng nguồn nhân lực: 13

1.2.1.5.2 Rủi ro về sự hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp: 14

1.2.1.5.3 Rủi ro về sức khỏe và an toàn lao động: 16

1.2.2 Quản trị rủi ro nguồn nhân lực: 16

1.2.2.1 Khái niệm: 16

1.2.2.2 Quá trình quản trị rủi ro nguồn nhân lực: 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DỆT MAY TẠI VIỆT NAM 20

2.1 Tổng quan về ngành và tình hình quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại Việt Nam: 20

2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may tại Việt Nam hiện nay: 20

2.1.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại Việt Nam hiện nay:24 2.1.3 Tình hình quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại Việt Nam hiện nay: 28

2.2 Phân tích rủi ro nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại Việt Nam: 31

2.2.1 Rủi ro chất lượng nguồn nhân lực: 31

2.2.1.1 Tình huống thực tế: 31

2.2.1.2 Phân tích rủi ro: 31

2.2.1.3 Đo lường rủi ro: 33

2.2.2 Rủi ro về sự hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp: 34

2.2.2.1 Tình huống thực tế: Đình công tại Công ty TNHH MTV may mặc Việt Pacific: 35

2.2.2.2 Phân tích rủi ro: 35

2.2.2.3 Đo lường rủi ro: 37

Trang 3

2.2.3.1.3 Phân tích rủi ro: 42

2.2.3.1.4 Đo lường rủi ro: 43

2.2.3.2 Rủi ro về an toàn lao động: 44

2.2.3.2.1 Tình huống thực tế: Vụ việc xảy ra hoả hoạn ở công ty may mặc Scavi lớn nhất Thừa Thiên - Huế ngày 13/6/2022: 44

2.2.3.2.2 Phân tích rủi ro: 45

2.2.3.2.3 Đo lường rủi ro: 47

CHƯƠNG 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ 48

3.1 Mục tiêu quản trị: 48

3.1.1 Mục tiêu quản trị chung: 48

3.1.2 Mục tiêu quản trị rủi ro nguồn nhân lực đối với ngành dệt may: 48

3.2 Hàm ý quản trị: 48

3.2.1 Hàm ý quản trị rủi ro chất lượng nguồn nhân lực: 48

3.2.2 Hàm ý quản trị rủi ro về sự hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp: 50

3.2.3 Hàm ý quản trị rủi ro về sức khỏe và an toàn lao động: 51

3.2.3.1 Hàm ý quản trị rủi ro về sức khỏe: 51

3.2.3.2 Hàm ý quản trị rủi ro về an toàn lao động: 52

KẾT LUẬN 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vii

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 : Nguồn nhân lực - tài nguyên then chốt của nền kinh tế 10

Hình 2 : Minh họa về rủi ro do đình công 14

Hình 3 : Minh họa về rủi ro do thuyên chuyển lao động 15

Hình 4 : Sản lượng sản xuất quần áo mặc thường của Việt Nam 20

Hình 5 : Tổng mức bán lẻ hàng may mặc 21

Hình 6 : Giá trị xuất khẩu hàng may mặc 21

Hình 7 : Chiến tranh Nga – Ukraine căng thẳng 22

Hình 8 : Nền kinh tế khó khăn hậu Covid-19 22

Hình 9 : Dệt may Bangladesh 23

Hình 10 : Thống kê về trình độ lao động toàn ngành dệt may 2019 24

Hình 11 : Các kỹ năng cơ bản về công nghệ 4.0 25

Hình 12 : Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam 27

Hình 13 : Ông Nguyễn Cự Tẩm - Giám đốc Công ty dệt may Haprosimex 31

Hình 14 : Minh họa bệnh da liễu 39

Hình 15 : Minh họa bệnh căng thẳng và rối loạn cảm xúc 39

Hình 16 : Minh họa bệnh điếc (khiếm thính) 40

Hình 17 : Minh họa bệnh bụi phổi 40

Hình 18 : Bệnh xương khớp 41

Hình 19 : Cháy lớn tại Công ty Dệt may Scavi Huế 44

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2.1.3a Đánh giá mức độ ảnh hưởng rủi ro chất lượng nguồn nhân lực trong ngành dệt may Việt Nam 33 Bảng 2.2.1.3b Đánh giá khả năng xảy ra của rủi ro chất lượng nguồn nhân lực trong ngành dệt may Việt Nam 33 Bảng 2.2.1.3c Ma trận sắp xếp thứ tự ưu tiên của rủi ro chất lượng nguồn nhân lực trong ngành dệt may Việt Nam 33 Bảng 2.2.2.3a Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro về sự hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam 37 Bảng 2.2.2.3b Đánh giá khả năng xảy ra của rủi ro về sự hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam 38 Bảng 2.2.2.3c Ma trận sắp xếp thứ tự ưu tiên của rủi ro về sự hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam 38 Bảng 2.2.3.1.4a Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro sức khỏe trong ngành dệt may Việt Nam 43 Bảng 2.2.3.1.4b Đánh giá khả năng xảy ra của rủi ro sức khỏe trong ngành dệt may Việt Nam 44 Bảng 2.2.3.1.4c Ma trận sắp xếp thứ tự ưu tiên của rủi ro sức khỏe trong ngành dệt may Việt Nam 44 Bảng 2.2.3.2.3a Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro về an toàn lao động trong ngành dệt may Việt Nam 47 Bảng 2.2.3.2.3b Đánh giá khả năng xảy ra của rủi ro về an toàn lao động trong ngành dệt may Việt Nam 47 Bảng 2.2.3.2.3c Ma trận sắp xếp thứ tự ưu tiên của rủi ro về an toàn lao động trong ngành dệt may Việt Nam 47

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

3 GDP Gross Domestic Product

5 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

7 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

9 VIRAC Vietnam Industry Research And Consultancy

Trang 8

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài:

Sự phát triển kinh tế – xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu nhất vẫn là con người Các yếu tố vật chất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay của con người Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm.

Bất cứ ngành nghề hay doanh nghiệp nào cũng cần một bộ máy quản trị nguồn nhân lực để có thể sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất Chính vì vậy, để có thể sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, trước hết ta phải tìm cách để quản trị tối đa các rủi ro có thể xảy ra với nguồn nhân lực.

Ngành dệt may được coi là động lực nguyên mẫu của thời kỳ tiền công nghiệp ở cả các nước đã và đang phát triển, nó đòi hỏi một nguồn lao động giá rẻ dồi dào Trong những năm gần đây ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất so với các ngành sản xuất khác Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu trên 36,14 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Bộ Công Thương, 2019) Về quy mô đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dệt may và đứng thứ 4 về quy mô sản xuất dệt may toàn cầu (Bộ Công Thương, 2019) Tuy nhiên những năm gần đây, do nước ta phải gánh chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID 19, khủng hoảng kinh tế kéo dài, sự cạnh tranh về chất lượng nhân lực, sự sa thải nhân công hàng loạt của các doanh nghiệp nguồn nhân lực của ngành dệt may đang đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro Trước thực trạng như vậy, nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài “Rủironguồnnhân lựctrongngành dệtmaytạiViệtNam” nhằm tìm ra các giải pháp khả thi để phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may tại Việt Nam.

Annex D BIR - BIR FORM Accounting 100% (5)

2

Trang 9

2 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Khái quát cơ sở lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro, rủi ro nguồn nhân lực và phương thức nhận dạng cũng như đo lường, kiểm soát chúng.

Vận dụng những lý thuyết đã nghiên cứu để phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại Việt Nam Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro nguồn nhân lực cho ngành dệt may tại Việt Nam.

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận được xác định là: Các vấn đề lý luận và thực trạng về rủi ro nguồn nhân lực của ngành dệt may tại Việt Nam.

4 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại Việt Nam Phạm vi thời gian: Thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp về ngành nghề qua các giai đoạn và các giải pháp, đề xuất trong đề tài có ý nghĩa trong thời gian tới 5 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng về rủi ro nguồn nhân lực trong ngành thẩm mỹ Việt Nam Thu thập số liệu, dữ liệu từ nguồn thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp từ báo chí, sách vở, mạng Internet,…

Tổng hợp, phân tích các nội dung chủ yếu trong các tài liệu cùng với phương pháp đối chiếu, thống kê mô tả giữa khảo sát thực tế và lý thuyết.

6 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của bài tiểu luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại Việt Nam

Chương 3: Hàm ý quản trị

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan về rủi ro:

1.1.1 Khái quát về rủi ro: 1.1.1.1 Khái niệm rủi ro:

Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất nào về rủi ro bởi vì mỗi trường phái, mỗi cá nhân đều có những quan điểm khác nhau khi định nghĩa về rủi ro Những định nghĩa này rất đa dạng phong phú, tuy nhiên, nhìn chung rủi ro có 2 trường phái chính: trường phái cổ điển (tiêu cực) và trường phái trung hòa.

Trường phái cổ điển Trường phái trung hòa

- Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người, các tổ chức và xã hội.

- Rủi ro là những bất định có thể đo lường được, có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.

1.1.1.2 Thành phần cơ bản của rủi ro:

Mối đe dọa: Các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất, sẽ trở thành hiểm họa nếu như được gia tăng khả năng xảy ra và tổn thất nếu có là rất lớn Nguồn: Môi trường mà trong đó có mối đe dọa (hiểm hoạ) tồn tại và phát triển Các nhân tố thay đổi: Có tác động xu hướng làm gia tăng hoặc suy giảm khả năng (xác suất xuất hiện) và tổn thất (mức độ thiệt hại) của rủi ro:

₋ Đa số mối nguy hiểm là nguyên nhân của một biến số.

₋ Sự thay đổi dẫn đến sự bất định và gây ra những hậu quả khi có sự cố rủi ro.

Trang 11

Hậu quả: Kết quả trực tiếp xuất hiện khi rủi ro xảy ra, có thể có kết quả tích cực hoặc tiêu cực và kết quả gián tiếp xảy ra ngay sau đó.

1.1.1.3 Phân loại rủi ro:

Dựa trên cơ sở thang đo tiền tệ:

₋ Rủirokhôngcótổnthấtvềthangđotiềntệ:Sự mất niềm tin của các ứng viên tổng thống, chính trị gia từ phía người dân, người ủng hộ; mất niềm tin của nhân viên đối với lãnh đạo doanh nghiệp.

₋ Rủirocótổnthất vềthangđotiềntệ:Sự sụt giảm mạnh về doanh thu, gia tăng nhanh về chi phí của doanh nghiệp.

Dựa trên cơ sở nguyên nhân tác động:

₋ Rủirođộng: thay đổi từ môi trường kinh doanh dẫn đến những tổn thất cho riêng công ty, nhóm công ty thuộc một lĩnh vực cụ thể (thị phần, khách hàng, công nghệ ).

₋ Rủirotĩnh:là kết quả của sự thay đổi trong môi trường kinh doanh (thay đổi sở thích người tiêu dùng, thay đổi công nghệ, thay đổi lãi suất…) tác động đến tất cả lĩnh vực, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân…

Dựa trên cơ sở có phát sinh lợi ích:

₋ Rủi ro thuần túy: Là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc những tổn thất Bao gồm các loại:

₊ Rủi ro cá nhân: chết sớm, tuổi già, mất sức lao động, thất nghiệp.

₊ Rủi ro về tài sản: tổn thất trực tiếp, gián tiếp đối với tài sản ₊ Rủi ro pháp lý: phát sinh kiện tụng, tranh chấp pháp lý.

Trang 12

₋ Rủi ro suy đoán: Là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất nhưng cũng có thể mang lại lợi ích Bao gồm các loại:

₊ Rủi ro do kinh nghiệm và kĩ năng quản lý ₊ Rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng ₊ Rủi ro do lạm phát.

₊ Rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế quan ₊ Rủi ro do thiếu thông tin.

₊ Rủi ro do tình hình chính trị bất ổn.

Dựa trên cơ sở nguồn gốc môi trường phát sinh:

₋ RủirodomôitrươngThiênnhiên:Các hiện tượng thiên nhiên như động đất, núi lửa, lũ lụt, sóng thần, hạn hán, xâm nhập mặn… có thể gây thiệt hại, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

₋ RủirodomôitrươngVănhóa:Do sự khác biệt, thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật… của các dân tộc, nhóm người khác từ đó dẫn đến cách hành xử, tiếp cận không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh.

₋ RủirodomôitrươngXahội:Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội.

₋ RủirodomôitrươngChinhtrị:Sự thay đổi của hệ thống chính trị, cầm quyền, giai tầng trong xã hội ảnh hưởng lớn đến bầu không khí kinh doanh, có thể làm đảo lộn môi trường kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.

₋ RủirodomôitrươngLuậtpháp:Các chuẩn mực luật pháp không theo kịp bước biến đổi của xã hội hay thay đổi quá nhiều, quá nhanh, không ổn định thì cũng tạo nên nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Trang 13

₋ RủirodomôitrươngKinhtế:Mọi hiện tượng, biến động diễn ra như suy thoái kinh tế, sụt giảm GDP, lạm phát, biến động tỷ giá,… đều có thể ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, gây nên những thiệt hại.

₋ RủirodomôitrươngHoạtđộngcủatổchưc,doanh nghiệp:Có thể phát sinh ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa công ty, tuyển dụng, đàm phán kinh doanh.

₋ RủirodomôitrươngNhậnthưc củaconngươi:Nhận diện và phân tích không đúng thì tất yếu sẽ đưa ra kết luận sai, giữa thực tế và nhận thức hoàn toàn khác nhau thì tiềm ẩn rủi ro sẽ vô cùng lớn.

Dựa trên cơ sở môi trường quản trị doanh nghiệp: ₋ RủiromôitrươngBênngoài:

₊ Theo môi trường vĩ mô: Kinh tế, chính trị chính phủ, luật pháp, văn hóa xã hội, nhân khẩu, địa lý, công nghệ thông tin.

₊ Theo môi trường vi mô: Khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh ₋ RủiromôitrươngBêntrong:

₊ Theo các lĩnh vực: Quản trị (hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, lãnh đạo và kiểm tra); marketing (nghiên cứu thị trường, sản phẩm/dịch vụ, giá cả, phân phối, chiêu thị); tài chính - kế toán, sản xuất - tác nghiệp…

₊ Theo bộ phận, phòng ban.

₊ Theo chuỗi giá trị: Các hoạt động đầu vào, quá trình tác nghiệp, quy trình nghiệp vụ, các hoạt động đầu ra, marketing, bán hàng, dịch vụ.

Dựa trên cơ sở đối tượng chịu rủi ro:

₋ Rủirovềtàisan:Khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải…), tài sản tài chính (vốn, tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu…), tài sản vô hình (danh tiếng, thương hiệu ).

Trang 14

₋ Rủirovềnhânlực: Gây tổn thương, thương vong, giảm thu nhập, mất mát nhân sự ở cấp quản lý, nhân viên hay các đối tượng có liên quan.

₋ Rủirovềpháplý: Liên quan đến tranh chấp kiện tụng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ro pháp lý có nguồn gốc từ: Do thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh doanh; Thiếu kiến thức về pháp lý; Thiếu chặt chẽ trong những hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư; Vi phạm pháp luật quốc gia như luật chống độc quyền;…

1.1.2 Khái quát về quản trị rủi ro: 1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro:

Trong những năm gần đây, quản trị rủi ro trở thành vấn đề được quan tâm trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, nó được xem như là chìa khóa để giúp doanh nghiệp đánh giá được môi trường bên trong và bên ngoài của mình, từ đó đưa ra các quyết định giúp doanh nghiệp phát triển.

Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường và đánh giá rủi ro, để từ đó tìm ra các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn, khắc phục hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp.

Theoquanđiểmtruyênthông,quản trị rủi ro chủ yếu là việc mua bảo hiểm, bù đắp những tổn thất, mất mác có thể xảy ra từ phía thứ ba qua hợp đồng bảo hiểm.

Theoquan điểm hiệnđại của Kloman vàHaimes,quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro để tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro:

Né tránh các rủi ro về tai nạn, tối thiểu hóa tổn thất có thể xuất hiện và tối thiểu hóa hậu quả của một tổn thất.

Trang 15

8 1.1.2.3 Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro:

Quy mô tổ chức: Tùy thuộc vào quy mô tổ chức của công ty, nếu công ty lớn thì rủi ro lớn và ngược lại, điều đó thể hiện rõ ràng qua rủi ro của hộ kinh doanh cá thể sẽ nhỏ hơn nhiều so với công ty lớn hay tập đoàn.

Tiềm lực tổ chức: Tất cả các yếu tố về tài chính, nguồn lực con người mạnh hay yếu tác động đến rủi ro hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Môi trường, linh vực, ngành nghề kinh doanh đặc thù: Tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề trong môi trường mà doanh nghiệp chọn để phát triển sẽ là ít hay nhiều rủi ro.

Nhận thức lanh đạo tổ chức: Tác động mạnh mẽ đến quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp Muốn doanh nghiệp phát triển, các nhà quản trị phải quan tâm đến các rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp, phải nhận dạng, phân tích, đo lường và đánh giá các rủi ro đó, để lường trước các lợi ích hay tổn thất có thể xảy ra từ đó xây dựng các phương án, chính sách phù hợp cho doanh nghiệp của mình 1.1.2.4 Nhiệm vụ của nhà quản trị rủi ro:

Giúp tổ chức nhận dạng, phân loại, phân tích, đo lường rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức.

Xây dựng và thực hiện kiểm soát rủi ro bằng những biện pháp phù hợp như: ₋ Phổ biến các quy định của cơ quan nhà nước, cơ quan hữu quan.

₋ Nghiên cứu, phổ biến thông tin về thị trường, luật pháp, văn hóa tiêu dùng, tập quán tại thị trường.

₋ Nghiên cứu về khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh ₋ Huấn luyện, đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhân viên ₋ Giải quyết khiếu nại.

Xây dựng, thực hiện tốt chương trình tài trợ rủi ro khi nó xảy ra ₋ Thực hiện nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm có liên quan ₋ Sử dụng quỹ tự bảo hiểm.

₋ Tranh thủ sự ủng hộ của chính phủ, cơ quan hữu quan, khách hàng,…

Trang 16

Xây dựng các chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm tận dụng rủi ro thành những cơ hội thành công.

1.1.2.5 Nội dung của quản trị rủi ro: Nhận dạng rủi ro:

Là bước đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp, là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức như tìm kiếm thông tin về nguồn gốc, mối nguy hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất có thể xảy ra; thống kê các loại rủi ro đã, đang xảy ra; và dự báo những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện.

Nhận dạng rủi ro gồm có những phương pháp sau: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra; phân tích báo cáo tài chính; phương pháp lưu đồ; ngoài ra, có thể thanh tra hiện trường/nghiên cứu thực tế, phân tích hợp đồng và sử dụng các phương pháp khác để đánh giá khả năng xảy ra của các rủi ro.

Phân tích rủi ro:

Xác định được những nguyên nhân, mối nguy hiểm nào gây ra rủi ro, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp phòng ngừa.

Đo lường rủi ro:

Là quá trình thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: tần suất (tần số) xuất hiện rủi ro đối với tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định và mức độ nghiêm trọng (tác động) của rủi ro.

Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro:

Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để né tránh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tổn thất, ảnh hưởng không mong đợi đến tổ chức, doanh nghiệp.

Trang 17

Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro: Né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro.

Tài trợ rủi ro:

Là lượng tiền được dùng để ngăn ngừa, kiểm soát các rủi ro hoặc bù đắp, khắc phục, tái đầu tư một phần hay tất cả các tổn thất (nếu có) khi rủi ro xảy ra Có 2 hướng tài trợ rủi ro là: lưu giữ rủi ro (tự khắc phục rủi ro) và chuyển giao rủi ro 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro nguồn nhân lực:

1.2.1 Khái quát về rủi ro nguồn nhân lực: 1.2.1.1 Nguồn nhân lực:

Hình 1: Nguồn nhân lực - tài nguyên then chốt của nền kinh tế Theo Liên Hợp quốc, “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” Như vậy, ở đây nguồn nhân lực được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển doanh nghiệp bền vững, nhất là trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Trang 18

11 Nguồn nhân lực được biểu hiện trên 2 mặt:

₋ Vềsốlượng:Tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ.

₋ Vềchấtlượng:Sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động.

Vai trò của nguồn nhân lực:

₋ Nguồnnhânlựclànhântốchủyếutạolợinhuận:Các máy móc, trang thiết bị và nguồn tài chính là những nhân tố cần để duy trì và phát triển của một doanh nghiệp Tuy nhiên, nguồn nhân lực mới là nhân tố quan trọng tạo nên sự sáng tạo cho doanh nghiệp về các sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và kiểm tra hiệu quả của các quả trình sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp Mỗi cá nhân là một “mắt xích” liên kết chặt chẽ với nhau để quy trình vận hành của tổ chức diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả.

₋ Nguồnnhânlựclànguồnlựcvôtận:Ngày nay, máy móc và robot được đưa vào trong cuộc sống và công việc của con người rất nhiều Nó hỗ trợ cho quá trình làm việc nhanh chóng, chính xác hơn nhưng sẽ rất khó để những thiết bị này thay thế hoàn toàn cho con người Nếu như biết cách khai thác đúng nguồn nhân lực này sẽ giúp tạo ra nhiều loại của cải, vật chất cho xã hội.

₋ Đóngvaitròlàđộnglựcchosựpháttriển:Sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi nhiều nguồn lực khác nhau bao gồm như vốn, tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển của công nghệ,… Tuy nhiên đó cũng chỉ là những yếu tố chịu sự tác động, khai thác, cải tạo đến từ nguồn nhân lực Nói cách khác, các nguồn lực khác chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng và chúng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được quản trị bởi con người Nhất là trong giai đoạn hiện nay – khi khoa học và công nghệ đã trở thành bộ phận trực tiếp của lực lượng sản xuất thì con người lại là nhân tố thúc đẩy và động lực của sự phát triển.

Trang 19

12 1.2.1.2 Rủi ro nguồn nhân lực:

Rủi ro nguồn nhân lực là những rủi ro liên quan trực tiếp đến con người trong tổ chức, doanh nghiệp, có thể tạo nên những ảnh hưởng đến sức khoẻ, thể chất, tinh thần và chất xám của nhân lực.

1.2.1.3 Đặc điểm của rủi ro nguồn nhân lực:

Tính ngẫu nhiên: Rủi ro có tính tình cờ, nghĩa là rủi ro không tuân theo bất kỳ quy luật nào và sẽ không xuất hiện theo một chu trình nào cả Với đặc điểm này, con người chỉ có thể đưa ra những phán đoán Trong một doanh nghiệp, rủi ro nguồn nhân lực có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào.

Tính tất yếu: Nguồn nhân lực làm việc trong bất kỳ ngành nào có thể chịu rủi ro do môi trường làm việc, cường độ lao động gây ra của ngành đó gây ra.

Tính có thể hoặc không thể dự báo trước:

₋ Rủirocóthểdựbáotrước:Các trường hợp nghỉ hưu, thai sản công ty có thể dự báo trước và sẽ có những biện pháp xử lý như tuyển thêm nhân viên, tìm nhân viên thay thế.

₋ Rủirokhôngthểdự báotrước: Nhân viên xin nghỉ việc, nhảy việc, hay nhân viên gặp tai nạn lao động, bệnh tật.

1.2.1.4 Mối nguy hiểm về rủi ro nguồn nhân lực: Nguồn nguy hiểm do con người:

₋ Nguyhiểmvề ýthưcđạođưc: Là loại nguy hiểm không nhìn thấy được và khó đánh giá chính xác, có quan hệ mật thiết với hành vi của con người.

₋ Nhữngsailầmcủaconngươi: Con người không thể tiên đoán được những vấn đề có thể phát sinh, họ có những quyết định sai lầm dựa trên kiến thức, kinh nghiệm làm việc và môi trường làm việc tác động.

Trang 20

13 Nguồn nguy hiểm do môi trường làm việc:

₋ Quytrình:Việc nguồn nhân lực thiếu đi sự hướng dẫn thực hiện các quy trình hoặc cố tình hay vô ý làm sai các bước trong quy trình sẽ tạo nên rủi ro tai nạn đến người lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp như hàng hóa kém chất lượng, hư hỏng máy móc, gây hỏa hoạn,…

₋ Điềukiệnlàm việc:gồm áp suất; tiếng ồn và độ rung; ánh sáng; màu sắc… ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái, tinh thần làm việc của người lao động.

₋ Nguyênvậtliệusửdụngtrongquátrìnhlaođộng:Các vật liệu có tính chất độc hại, dễ cháy nổ, có thể gây nguy hiểm đối với nguồn nhân lực.

₋ Tổchưc nơilàmviệc: Có thể gây nguy hiểm ý thức đạo đức: Người lao động bất cẩn, không chấp hành quy định, nội quy ở nơi làm việc.

₋ Quanhệlao động:Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là yếu tố cơ bản mang lại hiệu quả lao động trong kinh doanh.

₋ Tăngcaquá mưc: Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của nguồn nhân lực, dễ bị sao lãng, mất tập trung làm sai quy trình, gây tai nạn Máy móc không có thời gian nghỉ dễ bị hỏng hóc.

1.2.1.5 Các loại rủi ro nguồn nhân lực: 1.2.1.5.1 Rủi ro chất lượng nguồn nhân lực:

Chất lượng nguồn nhân lực là một thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái nhất định của nguồn nhân lực trong tổ chức, bao gồm các yếu tố như:

₋ Trạngtháisưckhỏe:là sự thoải mái về thể chất và tinh thần.

₋ Trìnhđộvănhóa:được thể hiện qua sự hiểu biết những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, tạo ra khả năng vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong tổ chức.

Trang 21

₋ Trìnhđộchuyênmônkỹthuật:là sự hiểu biết, thành thạo trong một lĩnh vực, chuyên môn Đây được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh một cách rõ ràng chất lượng nguồn nhân lực của một tổ chức.

Những rủi ro nguồn nhân lực có thể xảy ra:

₋ Sức khỏe nguồn nhân lực kém, tai nạn lao động.

₋ Sử dụng chưa hiệu quả các kiến thức, chưa vận dụng được vào thực tiễn, xử lý các tình huống chưa nhạy bén, thậm chí có thể cố ý lách luật.

₋ Còn yếu kém về các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, thiếu ý thức kỷ luật, tính tự giác.

₋ Tinh thần trách nhiệm, tâm huyết dành cho công việc chưa cao dẫn đến không hoàn thành công việc được giao.

1.2.1.5.2 Rủi ro về sự hợp tác giữa người lao động và doanh nghiệp: Đình công: là sự ngừng bộ phận hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, dịch vụ do tập thể những người lao động cùng nhau tiến hành với yêu sách người sử dụng lao động phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động hoặc làm thỏa mãn những yêu sách và các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.

Hình 2: Minh họa về rủi ro do đình công

Trang 22

15 Thuyên chuyển lao động:

Hình 3: Minh họa về rủi ro do thuyên chuyển lao động Kháiniệm:Thuyên chuyển lao động có thể được định nghĩa là “Sự di chuyển nhân sự vào hoặc ra khỏi một công việc với sự cho phép của tổ chức” Thực tế, ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, người lao động thường tự ý bỏ việc theo ý thích cá nhân Do đó “sự di chuyển nhân sự” ở đây được coi là sự tự ý, vô ý thức – tức không có được sự chấp nhận của tổ chức.

Tácđộngcủa thuyênchuyểnlao động: ₋ Chi phí cao và gây tổn thất thu nhập.

₋ Lòng trung thành và sự thỏa mãn của khách hàng bị giảm.

Trang 23

16 1.2.1.5.3 Rủi ro về sức khỏe và an toàn lao động:

Thể lực là tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài.

Những rủi ro có thể xảy ra:

₋ Tainạnlaođộng:là sự cố rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động mà gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nghĩa vụ lao động.

₋ Bệnhnghềnghiệp:là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động xấu.

₋ Rủirovềtuổigià,vềhưu:do tuổi già mất khả năng làm việc 1.2.2 Quản trị rủi ro nguồn nhân lực:

1.2.2.1 Khái niệm:

Quản trị nguồn nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnh vực hoạt động nhằm khiến cho con người đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổ chức, bao gồm các lĩnh vực như hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết kế công việc, chiêu mộ và lựa chọn, đánh giá thành tích, đào tạo và phát triển, thù lao, sức khoẻ và an toàn nhân viên.

Quản trị rủi ro nguồn nhân lực là các hoạt động quản trị rủi ro liên quan đến nhân lực của doanh nghiệp Việc này đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏ Ngoài việc giữ chân bằng tiền lương, doanh nghiệp cần phải có những nhà quản trị nắm bắt được tâm lý của nhân viên thì mới giữ chân được họ, đặc biệt là những người tài.

Hoạt động quản trị nguồn nhân lực phải dung hoà giữa nguồn nhân lực và công cụ quản trị rủi ro được các nhà quản lý chấp nhận Con người thực hiện các quyết định quản trị rủi ro và có quyền được đào tạo, được nhận những giá trị thành công mà họ tạo được.

Trang 24

17 1.2.2.2 Quá trình quản trị rủi ro nguồn nhân lực:

Nhận dạng rủi ro: ₋ Nguồnrủiro nguồnnhânlực:

₊ Môi trường vật chất: Sự ảnh hưởng của con người đối với môi trường vật chất và ngược lại và con người là nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro này.

₊ Môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế…

₊ Vấn đề nhận thức: Một nguồn rủi ro quan trọng đối với hầu hết các tổ chức là nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau.

₋ Phânloại:

₊ Rủi ro nguồn nhân lực từ nội bộ doanh nghiệp: Đây là các rủi ro xuất phát từ yếu tố con người bên trong tổ chức như các nhân viên, người lao động hay các quản trị viên trong tổ chức.

₊ Rủi ro nguồn nhân lực từ bên ngoài tổ chức: Đây là các rủi ro được bắt nguồn từ yếu tố con người bên ngoài tổ chức như khách hàng, nhà cung cấp, người cho vay vốn, người vay vốn…

Trang 25

18 Phân tích rủi ro:

Rủi ro đối với người lao động Rủi ro đối với tổ chức

- Những tổn thất về mặt thu nhập - Tổn thất về sức khỏe, tính mạng - Các chi phí gia tăng.

- Tổn thất về mặt tinh thần.

- Tổn thất mất đi lực lượng lao động hoặc giảm sút lực lượng lao động - Tổn thất do mất đi những khoản tín dụng, giảm khả năng thanh toán nợ - Tổn thất do hoạt động kinh doanh bị đình trệ.

- Uy tín của doanh nghiệp và mối quan hệ của doanh nghiệp với công chúng bị suy giảm là những tổn thất khó lường Đo lường rủi ro:

Các doanh nghiệp trong ngành xác định được tổ chức của mình sẽ xuất hiện các loại rủi ro nào liên quan đến nguồn nhân lực, xuất hiện nhiều hay ít, mức độ nghiêm trọng cao hay thấp bằng cách thu thập số liệu:

₋ Tần suất xuất hiện rủi ro: là số lần xảy ra tổn thất trong một khoảng thời gian nhất định.

₋ Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: là tổn thất bị mất mát.

Sau đó, tiến hành lập ma trận rủi ro để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro trong ngành dệt may nói chung và nguồn nhân lực ngành dệt may nói riêng.

Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro:

₋ Nétránh rủironhân lực:Loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự án có độ rủi ro quá lớn Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng bị thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn Né tránh rủi ro có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án.

Trang 26

₋ Ngănngừarủironhânlực:Các giải pháp liên quan tới quản trị nhân lực, ngăn ngừa tổn thất: liên quan đến tuyển dụng nhân lực, bố trí, sử dụng nhân lực, đào tạo, phát triển nhân lực, đãi ngộ nhân lực.

₋ Giamthiểurủi ronhânlực: Nhà quản trị phải coi trọng các biện pháp bảo hiểm Bên cạnh đó nhà quản trị cũng phải thực hiện các yêu cầu:

₊ Ký kết hợp đồng lao động và tuân thủ đúng các điều lệ được ghi trong đó ₊ Yêu cầu về thực hiện các quyền bảo hiểm của người lao động (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) thực hiện các chương trình phúc lợi để giảm bớt những tác động của tổn thất, từ đó khai thác hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức.

₋ Một số biện pháp kiểm soát rủi ro nguồn nhân lực: ₊ Có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho tương lai ₊ Xây dựng chính sách tuyển dụng hợp lý và hiệu quả.

₊ Huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.

₊ Phân công rõ ràng hợp lý công việc.

₊ Hệ thống đánh giá chất lượng lao động chính xác ₊ Thực hiện quy chế an toàn lao động.

Tài trợ rủi ro:

Là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn thất xảy ra thông qua việc xây dựng hệ thống các chính sách đền bù cho nhân viên một cách thoả đáng như: các chương trình phúc lợi, các chương trình bảo hiểm, khuyến khích gắn liền với lương, sự quan tâm của lãnh đạo, tạo sự đoàn kết gắn bó,…

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DỆT MAY TẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về ngành và tình hình quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại Việt Nam:

2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may tại Việt Nam hiện nay:

Theo VIRAC, ngành dệt may của Việt Nam trong năm 2022 đã thu được kết quả tích cực khi đạt mức kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021 Tuy nhiên, từ cuối quý IV/2022, tình hình kinh tế – chính trị thế giới bất ngờ gặp các vấn đề hàng loạt như: Chiến tranh Nga – Ukraine vẫn căng thẳng, tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát tăng cao, … đã dự báo cho thấy cầu về hàng may mặc cũng sẽ sụt giảm trong năm 2023 Đặc biệt sẽ tiếp diễn tại các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Mỹ và EU.

Đúng như dự đoán, ngành dệt may của Việt Nam những tháng đầu năm 2023 khá ảm đạm, thậm chí có phần sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo VIRAC, vào quý I năm nay, sản lượng dệt may cả nước đạt 8,701 tỷ USD, giảm đến 18,63% so với cùng kỳ năm 2022 Cụ thể, trong quý I, sản lượng quần áo mặc thường mà các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 4: Sản lượng sản xuất quần áo mặc thường của Việt Nam

Trang 28

Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng may mặc của Việt Nam ước tính giảm khoảng 1.3% so với cùng kỳ 2022.

Hình 5: Tổng mức bán lẻ hàng may mặc

Giá trị xuất khẩu hàng may mặc trong quý I/2023 cũng giảm 18.0% so với cùng kỳ năm trước Trước tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn này, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã phải giảm lãi, báo lỗ, thậm chí là phải đóng cửa.

Hình 6: Giá trị xuất khẩu hàng may mặc

Trang 29

Lý giải cho sự sụt giảm báo động trên, dựa vào tình hình kinh tế – chính trị có thể chỉ ra những lý do chính như sau:

Kinh tế thế giới suy giảm:

Ở giai đoạn kinh tế thế giới suy giảm như hiện nay, hầu như các ngành đều gặp khó khăn và ngành dệt may cũng không ngoại lệ Một năm kể từ ngày Nga phát động chiến tranh tại Ukraine, đến nay tình hình xung đột vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí đang gia tăng căng thẳng Đây là nguyên do kéo đến sự sụt giảm về tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới đồng thời chính sách thắt chặt tiền tệ cũng được tăng cường, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là dệt may Bên cạnh đó, thiệt hại do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nói chung và lực lượng lao động của ngành dệt may trong nước nói riêng.

Hình 7: Chiến tranh Nga – Ukraine căng thẳng

Hình 8: Nền kinh tế khó khăn hậu Covid-19

Trang 30

23 Người tiêu dùng siết chặt chi tiêu:

Bên cạnh đó, theo lý giải của nhiều doanh nghiệp, sau 2 năm giãn cách xã hội, người tiêu dùng tại nhiều quốc gia bắt đầu xuất hiện tâm lý “quá mua” – mua nhiều hơn thông thường Phía các nhà phân phối thì do lo sợ tình trạng giao hàng chậm vì tắc nghẽn chuỗi cung ứng, vì thế ở thời điểm diễn ra dịch bệnh, đã tăng lượng đặt hàng số lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu lớn của nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Nhưng tâm lý “quá mua” không kéo dài lâu bởi những bất ổn địa chính trị, xung đột Nga – Ukraine, tình trạng thiếu hụt năng lượng… đã khiến kinh tế thế giới lại rơi vào lạm phát Người dân từ các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, châu Âu… bắt đầu siết chặt hầu bao với các sản phẩm không thiết yếu như dệt may trong khi đây là những thị trường xuất khẩu mặt hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.

Đối thủ cạnh tranh:

Một lý do quan trọng không kém, nhiều đối thủ cạnh tranh của dệt may Việt Nam như Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ… đang trên đà tăng tốc để bù đắp những thiếu hụt về kim ngạch trong những năm diễn ra đại dịch Covid-19 Bên cạnh đó, Việt Nam lại bị đi chậm so với đối thủ trên thế giới như Bangladesh hay Trung Quốc về sản xuất may mặc theo xu hướng bền vững, bảo vệ môi trường.

Hình 9: Dệt may Bangladesh

Trang 31

2.1.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành dệt may tại Việt Nam hiện nay: Nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào, nó quyết định lĩnh vực đó có đủ khả năng vận hành và phát triển hay không Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức về mặt nhân lực và đã trở thành một vấn đề nan giải đối với các chủ doanh nghiệp của ngành.

Kể từ dịch Covid-19 đến nay, nhịp sản xuất và kinh doanh của tất cả các ngành nghề bị ảnh hưởng một cách đáng kể và trong đó có thị trường dệt may Sau đại dịch, tuy đã có phần khôi phục và khởi sắc chút ít nhưng nhìn chung tình hình thị trường dệt may Việt Nam vẫn đang vấp phải rất nhiều khó khăn đến từ những yếu tố khác nhau.

Về trình độ:

Hình 10: Thống kê về trình độ lao động toàn ngành dệt may 2019 Thống kê cho thấy tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm 83%, đồng nghĩa với việc thực hiện các công đoạn gia công sản phẩm, còn các khâu yêu cầu có trình độ kỹ thuật như nhuộm, hoàn thiện vải, thiết kế sản phẩm vẫn còn đang thiếu và yếu Trong khi đó, dệt may lại là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam (riêng ngành dệt may cần khoảng hai triệu lao động, chiếm 25% toàn ngành chế biến, chế tạo).

Thách thức và là rào cản lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay là cần đáp ứng được yêu cầu về kiến thức của lao động để có thể thích nghi với công cuộc chuyển đổi số một cách toàn diện và hiệu quả nhất.

Trang 32

Ông Phạm Xuân Trình, Giám đốc điều hành Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết vấn đề cạnh tranh về nguồn nhân lực dệt may ngày càng khiến doanh nghiệp "đau đầu" Phần lớn lao động trong ngành dệt may là dạng phổ thông, thực hiện các công đoạn gia công sản phẩm, còn các khâu yêu cầu có trình độ kỹ thuật như nhuộm, hoàn thiện vải hay thiết kế sản phẩm đang thiếu và yếu.

Về kỹ năng:

Kỹ năng lao động là một yếu tố rất cần thiết để có thể cung cấp sản phẩm chất lượng một cách tốt nhất.

Hình 11: Các kỹ năng cơ bản về công nghệ 4.0

Đốivớingànhsợi,các kỹ năng chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình, nghĩa là làm được các thao tác đơn giản và mang tính chất bài bản nhưng xét về mặt điều kiện làm việc hoặc các tình huống không lường trước được thì rất khó để lao động có thể ứng phó và khắc phục một cách kịp thời Tuy nhiên, ngành sợi là một ngành thiên về tự động hóa và vi tính hóa cao nhất do công việc mang tính chất lặp lại nhiều lần Điều này có nghĩa là đối với các vị trí cao hơn thì lao động cần phải đáp ứng yêu cầu kỹ năng ở mức tốt chứ không phải là trung bình hay yếu, để có thể đáp ứng được như vậy thì đòi hỏi doanh nghiệp rất nhiều ở khâu chọn lọc và tuyển dụng nhân tài.

Ngày đăng: 28/03/2024, 14:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w