Bên cạnh đó, một số sinh viên còn có thái độ học tập tiêu cực, như gian lận, quay cóp, bỏ học.Việc hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tự học của sinh viên Việt Nam sẽ gó
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CON ĐƯỜNGBIỆN CHỨNG CỦA SỰ NHẬN THỨC CHÂN LÝ VÀ HOẠT
ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAYTiểu luận cuối kỳ
Môn học: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNINMÃ SỐ LỚP HP: LLCT130105_22CLCGVHD: TS Đặng Thị Minh Tuấn
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 17 👹👹👹👹👹HỌC KỲ: – NĂM HỌC: I 2023
Trang 2TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 NĂM 2023
Trang 3Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:
Trang 4GV ký tên
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Tự học có vai trò quan trọng đối với con đường học vấn của mỗi cá nhân Tuy trong giáo dục nhà trường có sự hướng dẫn của người thầy, nhưng việc tự học vẫn là yếu tố quyết định và còn là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “học tập là một việc suốt đời,” “trong cách học, phải lấy tự học làm cốt,” tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ con người Nếu thiếu sự nỗ lực tự học thì kết quả học tập của người học không thể cao, cho dù điều kiện ngoại cảnh thuận lợi đến mấy như có thầy giỏi, tài liệu hay, môi trường học tập tốt Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân.” Trong thư gửi Hội thảo khoa học nghiên cứu phát triển tự học, tự đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 6/1/1998, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười phát biểu: “Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt cuộc đời của mỗi người, trong điều kiện kinh tế – xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau đó cũng là truyền thống quý báu của người Việt Nam và dân tộc Việt Nam Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biển được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Qui mô của giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học.” Điều đó lại khẳng định thêm vai trò của việc tự học.
Và phần lớn sinh viên Việt Nam đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học Tuy nhiên, nhận thức này còn mang tính hình thức, chưa thực sự sâu sắc Nhiều sinh viên chỉ coi tự học là một phương tiện để đối phó với bài vở, thi cử, chưa coi tự học là một quá trình tích lũy, nâng cao kiến thức, kỹ năng và phát triển bản thân Họ thường thụ động, trông chờ vào giảng viên, ngại tìm tòi, khám phá tri thức Bên cạnh đó, một số sinh viên còn có thái độ học tập tiêu cực, như gian lận, quay cóp, bỏ học.
Việc hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tự học của sinh viên Việt Nam sẽ góp phần củng cấp cơ sở lý thuyết cho việc phát triển nhận thức và là phương pháp hữu ích để sinh viên tự hoàn thiện và phát triển Và đó cũng là lý do mà nhóm em đã thống nhất chọn đề tài : “Lý luận của chủ
Trang 6nghĩa Mác – Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý và hoạt động tự học của sinh viên Việt Nam hiện nay”.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu tầm quan trọng của hoạt động tự học của sinh viên Việt Nam hiện nay
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý.
- Phân tích tình hình tự học của sinh viên Việt Nam; đưa ra khái niệm tự học; lợi ích khó khăn; phân tích tầm quan trọng của vấn đề hoạt động tự học của sinh viên hiện nay trong giai đoạn xã hội phát triển và đề xuất một số giải pháp tự học hiệu quả.
3 Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật, kết hợp với một số phương pháp cụ thể như: nghiên cứu định tính – định lượng, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch.
4 Bố cục đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con đường biện chứng
của sự nhận thức chân lý.
Chương 2: Hoạt động tự học của sinh viên Việt Nam hiện nay.
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA SỰ NHẬN THỨC CHÂN LÝ
1.1 Khái lược nhận thức1.1.1 Khái niệm về nhận thức
Nhận thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thế giới quan vào bộ óc con người, trên cơ sở thực tiễn nhằm tạo ra tri thức về thế giới quan Đây là quá trình diễn ra khá phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn song đây là quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
1.1.2 Nguồn gốc, bản chất của sư nhận thức
Thế giới vật chất tồn tại khách quan là nguồn gốc duy nhất và cuối cùng của nhận thức Triết học Mác – Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức Không phải ý thức cảu con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại độc lập với con người, đó là nguồn gốc duy nhất và cuối cùng của nhận thức Triết học Mác – Lênin khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người.
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể và chủ thể Thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người tuy nhiên không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được.
VD: Trong xã hội nguyên thủy, ban đầu con người chỉ biết săn bắt, hai
lượm, về sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi, tạo ra lửa, chế tạo công cụ lao động.
Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn Đây là một quá trình, không phải nhận thức một lần là xong, mà có phát triển, bổ sung và hoàn thiện.
VD: Sinh viên năm nhất khi mới biết đến môn Triết từ các anh chị khóa
trên hoặc nghe từ người khác chỉ biết đến chứ chưa biến môn Triết là gì Sau một thười gian học sinh viên đã dần hình dung ra môn Triết như thế nào, gồm
Trang 8những gì Đó là quá trình nhận thức có sự phát triển và vận động, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.
Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người Chủ thể nhận thức chính là con người Coi thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
VD: Trong thời chiến tranh con người chỉ tập trung suy nghĩ về cách bảo
vệ và duy trì dân tộc Tuy nhiên sau khi cách mạng thành công, con người nhận thức được rằng bảo vệ dân tộc đòi hỏi phải phát triển mọi mặt của xã hội gồm kinh tế, chính trị, đời sống,…
1.1.3 Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
Nguyên tắc thừa nhận sự khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập ý thức con người Đây là nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng, khẳng định các sự tồn tại khách quan, độc lập ý thức, với cảm giác của con người và loài người nói chung, mặc dù người ta chưa biết đến chúng.
Công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới quan Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, cái cảm giác của chúng ta đều là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ thể của hiện thực khác quan.
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai cảu cảm giác, ý thức nói chung Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung, là tiêu chuẩn kiêm tra chân lý.
1.2 Các giai đoạn của quá trình nhận thức1.2.1 Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn Ở giai đoạn này, nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan và được diễn ra theo ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Cảm giác là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của quá trình nhận thức ở giai đoạn cảm tính, được nãy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan của con người những thông tin trực tiếp, đơn giản về một thuộc tính riêng lẻ cảu sự vật Thế giới quan là nguồn gốc, nội dung khách quan của cảm
Trang 9giác, do đó là nguồn gốc của mọi hiểu biết của con người Cảm giác có vai trò đem lại tài liệu đàu tiên cho quá trình nhận thức, từ những cảm giác, nhận thức cả tính chuyển sang hình thức cao hơn là tri giác.
VD: Nhìn vào quả táo tác động đến thị giác: màu xanh, hình cầu.
Tri giác là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều các giác quan của con người Do đó có thể nói tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác Vì vậy, tri giác cho ta hình ảnh của sự vật toàn vẹn hơn cảm giác Nhưng tri giác vẫn là hìnhh ảnh trực tiếp, cảm tính về sự vật Từ tri giác, nhận thức chuyển lên hình thức cao hơn là biểu tượng.
VD: Qua sự tiếp xúc của các giác quan, ta sẽ có tri giác về quả táo một
cách toàn diện: Thị giác: hình cầu, màu xanh; Vị giác: có vị chát/ngọt; Xúc giác: vỏ trơn,
Biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính Khác với cảm giác, tri giác biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc, khi sự vật không trực tiếp tác động vào giác quan của con người Nhưng biểu tượng giống tri giác ở chỗ, là hình ảnh cảm tính về sự vật, mặc dù tương đối hoàn chỉnh Biểu tượng như là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
VD: Tri giác của quả táo đã được lên lại trong bộ não của con người, nên
dù không trực tiếp tiếp xúc với quả táo nữa, ta vẫn hình dung và tái hiện lại các đặc điểm của quả táo.
Đặc điểm giai đoạn nhận thức cảm tính bao gồm khả năng phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức Nhận thức cảm tính chỉ phản ánh được cái bề ngoài, có cả cái tự nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.
1.2.2 Nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính là thông qua tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khát quát đầy đủ hơn.
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ Khái niệm là kết quả của sự tổng hợp, khát quát biện chứng những tài liệu thu nhập được trong hoạt động thực tiễn.
Trang 10VD: Số tự nhiên A chia hết cho số tự nhiên B thì số tự nhiên A được coi
là bội của số tựu nhiên B còn B là ước của A.
Phán đoán là một hình thức tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các khái niệm lại để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật.
VD: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiên cường” là phán đoán bởi ở
đây có sự liên kết giữa hai khái niệm “dân tộc Việt Nam” và “kiên cường” để khẳng định tính cách mạnh mẽ và kiên định của con người Việt Nam.
Suy lý (suy luận) cũng là một hình thức tư duy trừu tượng, trong đó các phán đoán đã liên kết với nhau theo quy tắc: phán đoán cuối cùng (kết luận) được suy ra từ nhiều phán đoán đã biết làm tiền đề Có hai loại suy lý chính: quy nạp và diễn dịch.
+Suy lý quy nạp là loại hình thức suy luận trong đó từ tiền đề là những tri thức về riêng từng đối tượng người ta khai quát thành tri thức chung cho cả lớp đối tượng, tức là tư duy vận động từ cái đơn nhất đến cái chung, cái phổ biến.
VD: Đồng, sắt đều dẫn điện Mọi kim loại đều dẫn điện.
+Suy Lý diễn dịch là loại hình thức suy luận trong đó từ tiền đề là tri thức chung về cả lớp đối tượng người ta rút ra kết luận là tri thức về riêng từng đối tượng hay bộ phận đối tượng, tức là từ tư duy vận động từ cái chung đến cái ít chung hơn, đến cái đơn nhất.
VD: Mọi kim loại đều dẫn điện Sắt: kim loại sắt dẫn điện.
Đặc điểm của nhận thức lý tính bao gồm khả năng phản ánh, khái quát, trừu tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn diện Nó có khả năng phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, nên sâu sắc hơn nhận thức cảm tính Và được coi là nhận thức lý tính nó phải được gắn liền với thực tiễn và được kiểm tra bởi thực tiễn.
1.2.3 Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính vớithực tiễn
Nhận thức cảm tính và lý tính là hai giai đoạn khác nhau về chất nhưng lại thống nhất với nhau, liên hệ và bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức của con người.
Nhận thức cảm tính thông qua khả năng cung cấp thông tin, hình ảnh chân thực và trực quan về bề ngoài của các sự vật hiện tượng, đóng vai trò quan trọng và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nhận thức lý tính Bằng cách kết hợp khả năng đánh giá và truyền tải các trạng thái cảm xúc và trải nghiệm cảm
Trang 11giác, nhận thức cảm tính mang đến một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về thế giới xung quanh, hiểu rõ hơn tính chất, đặc điểm và tương tác của môi trường và các yếu tố tồn tại trong nó Bằng cách tương tác hàu hòa giữa nhận thức cảm tính và nhặn thức lý tính, có thể xây dựng một quan điểm đa chiều, cung cấp cái nhìn toàn diện và phong phú về thế giới, đồng thời khai thác tối đa khả năng nhận thức.
Nhận thức lý tính đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở lý luận và phương pháp nhận thức để cho nhận thức cảm tính hiểu quả và đầy đủ hơn Bằng cách sử dụng các công cụ và quy trình lý tính, nhận thức lý tính giúp phân tích, tổ chức và xử lý thông tin từ nhận thức cảm tính một cách nhanh chóng và hệ thống hơn Nhờ vào nhận thức lý tính, mới có khả năng hiểu rõ về nguồn gốc, lí do, hậu quả của những trạng thái cảm xúc.
Tránh việc tuyệt đối hóa hoặc quá đánh giá vai trò của nhận thức cảm tính là điều cần thiết để tránh rơi vào chủ nghĩa duy cảm, khi chỉ dựa vào cảm xúc mà bỏ qua khịa cạnh lý tính Tuy nhiên, cũng không nên phủ nhận hoặc lạm dụng nhận thức cảm tính, vì điều này có thể dẫn đến chủ nghĩa duy lý cực đoan, khi chỉ tập chung vào những khái cạnh mà bỏ qua cảm xúc và trải nghiệm cá nhân Vì vậy, cần duy trì sự cân bằng và tương đối giữa nhận thức cả tính và nhận thức lý tính để có một quan điểm toàn diện và cởi mở đối với thế giới xung quanh.
Trang 12TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã cung cấp những thông tin cần thiết cho người đọc để củng cố những kiến thức cơ bản về nhận thức, từ khái niệm, nguồn gốc, bản chất, các giai đoạn, mối quan hệ giữa hai giai đoạn của nhận thức Những kiến thức này là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu các vấn đề khác của lý luận nhận thức.
Trang 13CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.Khái quát chung về việc tự học
2.1.1 Khái niệm tự học
Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới Quá trình học tập diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ và với mọi người như Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” Học là việc góp nhặt và thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn,… trong đó tự học là hình thức học tập quan trọng đối với con người.
Tự học là việc chủ động tự mình tìm tòi nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng.
Tự học có thể hình thành từ việc tự bản thân nghiên cứu tìm hiểu mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai Hoặc tự học còn có thể được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình thành những bài học cho riêng mình.
2.1.2 Khái quát về thời gian và không gian tự học
Thời gian và không gian tự học là hai khái niệm quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên Đây là những yếu tố quyết định đến sự tiến bộ và thành công trong quá trình học.
2.1.2.1 Thời gian tự học
Thời gian tự học là khoảng thời gian sinh viên dành riêng để nghiên cứu và rèn luyện các kỹ năng học tập ngoài giờ học chính thức.
Thời gian tự học phụ thuộc vào sự tổ chức và quản lý thời gian của sinh viên Việc tạo ra và duy trì một lịch trình học tập hiệu quả có thể giúp sinh viên tận dụng tối đa thời gian tự học.
Thời gian tự học cũng bao gồm việc chuẩn bị cho các bài giảng, đọc thêm tài liệu, làm bài tập, ôn tập và chuẩn bị cho các kỳ thi Nó giúp sinh viên nắm bắt và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc hơn và phát triển các kỹ năng tự học.