chủ đề 27 ý thức xã hội và trách nhiệm nâng cao ý thức xã hội của sinh viên hiện nay

26 0 0
chủ đề 27 ý thức xã hội và trách nhiệm nâng cao ý thức xã hội của sinh viên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự thành công hoặc thất bại của con người, tác dụng tích cự hay tiêu cực của nó đối với quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội đều phụ thuộc vào cuộc trò lãnh đạo của nhận thức mà thể

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

 

CHỦ ĐỀ 27:

Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TRÁCH NHIỆM NÂNG CAO Ý THỨC XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Tiểu luận cuối kỳ

Môn học: Triết học MÁC – LÊNIN

Trang 2

HỌC KỲ: – NĂM 1 2022-2023

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BÀI TIỂU LUẬNMÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Lớp: 22110FIE5 Tên nhóm: 01

ĐỀ TÀI: Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÁCH NHIỆM NÂNG CAO Ý THỨC XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

(ký và ghi rõ họ, tên) (ký và ghi rõ họ, tên)

1

Trang 4

MỤC LỤ

I PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3

7 Kết cấu của tiểu luận 3

II PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, KẾT CẤU, HÌNH THÁI VÀ BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC XÃ HỘI 3

1.1 Khái niệm của ý thức xã hội 3

1.2 Kết cấu của ý thức xã hội 5

1.2.1 Ý thức xã hội thông thường và ý thức xã hội lý luận 5

1.2.2 Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội 5

1.2.3 Quan hệ của tâm lý và hệ tư tưởng xã hội 6

1.3 Các hình thái của ý thức xã hội 7

1.4.1 Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định 9

1.4.2 Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với tồn tại xã hội101.4.3 Sự tác động của ý thức xã hội lên các yếu tố của xã hội 11

CHƯƠNG 2 TRÁCH NHIỆM NÂNG CAO Ý THỨC XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 13

2.1 Một số ví dụ về ý thức xã hội 13

2.2 Trách nhiệm nâng cao ý thức xã hội của sinh viên hiện nay 14

Trang 5

2.2.1 Trách nhiệm của học sinh/ sinh viên đối với nhà trường 14

2.2.2 Trách nhiệm của học sinh/ sinh viên đối với xã hội 15

III KẾT LUẬN 16

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 16I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học Nó là dạng cao của việc thể hiện của vật chất, hình thái đó chỉ con người mới có Theo LêNin đã từng nói: "ý thức của con người là cơ năng" của cái khối vật chất đặc biệt phức tạp mà người ta gọi là bộ não con người Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng sâu sắc Nó không chỉ là kim chỉ nam cho các hoạt động thực tế mà còn là cơ sở lý luận Sự thành công hoặc thất bại của con người, tác dụng tích cự hay tiêu cực của nó đối với quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội đều phụ thuộc vào cuộc trò lãnh đạo của nhận thức mà thể hiện rõ là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưởng.

Trong một số lĩnh vực, cụ thể là trong giáo dục, nền giáo dục của chúng ta bắt đầu xuất phát tại 1 điểm dừng tương đối lạc hậu so với các quốc gia khác trong khi sự thay đổi về khoa học - kỹ thuật trên thế giới đang xảy ra hết sức mạnh mẽ , liệu nước ta sẽ đạt được thành công nhất định về khả năng xây dựng nên hệ thống giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian ngắn hơn không? Chúng ta phải làm thế nào mới thoát khỏi sự tụt hậu so với một số quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu? Câu hỏi trên đặt thêm cho chúng ta một vấn đề mới đó là việc chọn lựa chính sách và trật tự ưu tiên về khoa học-công nghệ khi tương quan với nền giáo dục trong những thập niên tiếp theo Như vậy có nghĩa là ta cần phải có tri thức và tri thức là khoa học Chúng ta phải không ngừng nâng cao năng lực tư duy trong từng cá nhân Tuy nhiên nếu tri thức không biến trở thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì trong cuộc sống hiện thực cả.Chỉ tập trung vào trí tuệ mà bỏ qua lĩnh vực văn hoá-tư tưởng , chúng ta sẽ không khai thác

3

Trang 6

hết điểm mạnh truyền thống của dân tộc Chức năng của những giá trị văn hoá đã đem đến ý nghĩa và giá trị đạo đức Không có tính đạo đức thì tất cả những dạng giá trị (giá trị vật chất và tâm hồn) sẽ chiếm hết mọi ý nghĩa Còn cách mạng tư tưởng đóng góp vào thay đổi đời sống tinh trị-xã hội, cải thiện mối liên hệ tư tưởng, cảm xúc của con người với cương vị là chủ thể xây dựng đời sống tinh thần và mở thêm được nhiều điều kiện cho việc phát triển tự do của con người.Mà có tự do thì con người mới dám tham gia xây dựng vùng đất Vì thế, ý thức mà biểu hiện trong toàn xã hội là các vấn đề khoa học-văn nghệ tưởng có vai trò rất cần thiết Tìm hiểu về ý thức và tri thức để có các biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho việc phát triển xã hội.

Bên cạnh đó, trách nhiệm xây dựng và nâng cao ý thức xã hội hiện nay là vấn đề vô cùng bức thiết Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sinh viên Việt Nam hiện tại cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trên cơ sở xây dựng và thúc đẩy phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội theo hướng khoa học, cách mạng và tiến bộ Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới nhằm thúc đẩy xã hội trở nên dân chủ, công bằng và văn minh.

Vì thế, nhóm chúng em quyết định lựa chọn chủ đề “ý thức xã hội và trách nhiệm nâng cao ý thức xã hội trong sinh viên hiện nay” 2 Mục đích nghiên cứu

Nắm được nội dung cơ bản về khái niệm, kết cấu, hình thái cũng như bản chất của ý thức xã hội, qua đó tìm hiểu về trách nhiệm nâng cao ý thức xã hội cho học sinh và sinh viên trong thời đại hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu những nội dung cơ bản của ý thức xã hội bao gồm: khái niệm, kết cấu, hình thái và bản chất

Trang 7

Nghiên cứu trách nhiệm của sinh viên trong việc nâng tầm quan trọng của ý thức xã hội lên một tâm cao mới, phát triển và thịnh hành hóa ý thức xã hội trong cuộc sống hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: ở Việt Nam hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: việc nghiên cứu và trình bày tiểu luận dựa trên cơ sở lí luận và các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề tài Ngoài ra, tiểu luận còn chọn lọc những tư tưởng của một số đề án, công trình khoa học đi trước có nội dung liên quan được đề cập trong bài tiểu luận.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp triết học Mác – Lênin, đồng thời còn sử dụng các phương pháp phân tích, hệ thống hóa những lý thuyết thu thập và tổng hợp để đưa ra kết luận chung.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đề tài đưa ra được những thực trạng của việc xây dựng ý thứ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trong môi trường giáo dục cũng như ngoài xã hội

7 Kết cấu của tiểu luận

Bài tiểu luận có 4 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận và danh mục tài liệu kham khảo.

5

Trang 8

II PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, KẾT CẤU, HÌNH THÁI VÀ BẢNCHẤT CỦA Ý THỨC XÃ HỘI

1.1 Khái niệm của ý thức xã hội

Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ các phương diện sinh hoạt của tinh thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống … của cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội của họ và phản ánh tồn tại xã hội đó trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.

Giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân có sự thống nhất biện chứng nhưng không đồng nhất Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân thuộc mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.

Trang 9

Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau.

Cùng với khái niệm ý thức xã hội, C Mác và Ph Ăngghen cũng bàn đến khái niệm tồn tại xã hội Theo các nhà kinh điển, tồn tại xã hội là quá trình đời sống hiện thực của con người Đó là quá trình hoạt động, sinh sống vật chất của các cá nhân cùng với những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ Trong toàn bộ sinh hoạt hiện thực của con người, trước hết các ông nói đến vị trí, vai trò quan trọng quyết định của sản xuất vật chất, đặc biệt là sự sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt C.Mác và Ph Ănghen viết: “Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”

Khẳng định ý thức xã hội là sự phản ánh và do tồn tại xã hội quyết định, triết học Mác - Lênin cũng đồng thời nhấn mạnh, ý thức xã hội không phụ thuộc hoàn toàn vào tồn tại xã hội mà nó có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội Quan điểm này được thể hiện rõ trong những luận điểm phê phán chủ nghĩa duy tâm khi họ tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, ý thức xã hội Trong Hệ tư tưởng Đức, C Mác và Ph Ăngghen đã chỉ ra quan niệm duy tâm về lịch sử (thực chất là giải thích sai lệch về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội) của cả phái Hêghen trẻ và phái Hêghen già: “Phái Hêghen trẻ cho rằng những quan niệm, ý niệm, khái niệm, nói chung những sản

phẩm của ý thức mà họ gán cho là có một sự tồn tại độc lập, đều là những xiềng xích thật sự đối với con người, - giống như phái Hêghen già tuyên bố rằng chúng là những sợi dây ràng buộc thực sự đối với xã hội loài người, - cho nên dĩ nhiên phái Hêghen trẻ chỉ cần tiến hành đấu tranh chống lại những ảo tưởng đó của ý thức mà thôi Vì theo họ tưởng tượng, những quan hệ của con người, tất cả mọi hành động và cử chỉ của con người đều là sản phẩm của ý thức của họ”

7

Trang 10

Theo C Mác (Karl Heinrich Marx), con người tham gia vào những quan hệ sản xuất hoặc kinh tế nhất định và những quan hệ này dẫn đến hình thái ý thức xã hội Marx nói: “Trong quá trình sản xuất xã hội của đời sống, con người tham gia vào những quan hệ nhất định tất

yếu và không phụ thuộc vào ý chí của họ; những quan hệ sản xuất này tương ứng với một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của họ Tổng cộng của những quan hệ sản xuất này tạo thành cơ cấu kinh tế của xã hội – nền tảng hiện thực, trên đó hình thành kiến trúc thượng tầng chính trị và pháp luật và tương ứng với những hình thái ý thức xã hội nhất định ý thức của con người quyết định con người của họ, nhưng ngược lại, bản thể xã hội của họ quyết định ý thức của họ.”

Không chỉ có pháp luật tác động đến cơ sở kinh tế, mà ngay cả hệ tư tưởng chính trị, thông qua thiết chế xã hội tương ứng với nó là nhà nước cũng tác động trở lại kinh tế Cũng trong bức thư này, Ph Ăngghen đã viết: “Tác động ngược trở lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế có thể có ba loại Nó có thể tác động cùng hướng - khi ấy sự phát triển diễn ra nhanh hơn; nó có thể tác động ngược lại sự phát triển kinh tế - khi ấy thì hiện nay ở mỗi dân tộc lớn, nó sẽ tan vỡ sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc là nó có thể cản trở sự phát triển kinh tế ở những hướng nào đó và thúc đẩy sự phát triển ở những hướng khác Trường hợp này rốt cuộc dẫn đến một trong hai trường hợp trên Tuy nhiên, rõ ràng là trong trường hợp thứ hai và thứ ba, quyền lực chính trị có thể gây tác hại rất lớn cho phát triển kinh tế và có thể gây ra sự lãng phí to lớn về sức lực vật chất” 1.2 Kết cấu của ý thức xã hội

Dựa trên các căn cứ khác nhau mà người ta chia ý thức xã hội thành nhiều loại hình khác nhau, nhiều bộ phận khác nhau.

Trang 11

1.2.1 Ý thức xã hội thông thường và ý thức xã hội lý luận

Dựa vào phương thức, trình độ phản ánh đối với tồn tại xã hội thì ý thức xã hội được chia thành: ý thức xã hội thông thường và ý thức xã hội lý luận.

- Ý thức xã hội thông thường.

Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá thành lý luận Ý thức xã hội thường phản ánh cách sinh động, chân thực và cụ thể các khía cạnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày của con người Ý thức xã hội thông thường mặc dù thuộc trình độ thấp hơn ý thức lý luận nhưng lại phong phú, đa dạng hơn ý thức lý luận Chính những tri thức kinh nghiệm rộng lớn của ý thức thông thường là vật liệu, là cơ sở và tiền đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận.

- Ý thức xã hội lý luận.

Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật Ý thức lý luận (lý luận khoa học) có khả năng phản ánh, đối chiếu hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, chỉ ra các mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật và các quá trình xã hội của các sự vật và hiện tượng.

1.2.2 Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội

Dựa vào hai phương thức, hai trình độ phản ánh đối với tồn tại xã hội thì ý thức xã hội lại được chia thành: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.

- Tâm lý xã hội.

Tâm lý xã hội là bộ phận của ý thức xã hội bao gồm tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán… của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn bộ xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó vì thế nó chỉ ghi chép lại những gì dễ thấy, những thứ nằm trên bề mặt tồn tại của xã hội Do vậy, tâm lý xã hội phản ánh trực tiếp điều kiện sống của xã hội, phản ánh có tính tự phát

9

Trang 12

và tâm lý xã hội ghi lại những mặt bề ngoài không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội Tâm lý xã hội còn mang nặng tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, yếu tố tình cảm đan xen yếu tố lý luận Bên cạnh đó, tâm lý xã hội có vai trò nhất định trong việc phát triển ý thức xã hội như việc sớm nắm bắt dư luận hay nhu cầu xã hội của nhân dân.

- Hệ tư tưởng xã hội.

Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao của ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội một cách gián tiếp, tự giác, khái quát hoá các kinh nghiệm xã hội để hình thành những quan điểm, tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, v.v Đặc điểm của hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội do vậy có khả năng phản ánh sâu sắc những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học, và tới toàn bộ xã hội, biểu hiện ở chỗ, hệ tư tưởng là cơ sở lý luận để định hướng sự phát triển của khoa học và các hoạt động cải tạo xã hội Trong lịch sử nhân loại đã và đang tồn tại cả hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học Nếu hệ tư tưởng không khoa học phản ánh các quan hệ vật chất một cách hư ảo, sai lầm hoặc xuyên tạc thì ngược lại, hệ tư tưởng khoa học phản ánh các quan hệ, các quá trình và hiện tượng xã hội một cách khách quan, chính xác Ca hai loại tư tưởng này đều có ảnh hưởng đối với sự phát triển của khoa học Chẳng hạn, hệ tư tưởng không khoa học, nhất là triết học đã từng kìm hãm sự phát triển của khoa học tự nhiên suốt hàng chục thế kỷ ở thời Trung cổ ở châu Âu.

1.2.3 Quan hệ của tâm lý và hệ tư tưởng xã hội.

Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội, nhưng chúng có mối quan hệ qua lại và tác động qua lại với nhau Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí… của những cộng đồng người nhất định, phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ Hệ tư tưởng xã hội

Trang 13

là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, …; là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.

1.3 Các hình thái của ý thức xã hội

Các hình thái ý thức xã hội thể hiện những phương thức khác nhau của sự lĩnh hội hiện thực xã hội bằng tinh thần Vì vậy, ý thức xã hội tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Các hình thái ý thức xã hội chủ yếu bao gồm: ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý thức đạo đức, ý thức lý luận (hay ý thức khoa học), ý thức thẩm mỹ (hay ý thức nghệ thuật), ý thức tôn giáo và ý thức triết học Tính phong phú đa dạng của các hình thái ý thức xã hội phản ánh tính phong phú, đa dạng của bản thân đời sống xã hội.

1.3.1 Ý thức chính trị

Ý thức chính trị là trạng thái chính trị của một người Trạng thái tinh thần này dựa trên nhận thức cá nhân về chính trị, vị trí trong hệ thống chính trị và lịch sử, và những hành động mà một người cho là sẵn sàng thực hiện nhằm nỗ lực gây ảnh hưởng đến thực tế chính trị mà người đó đang hoạt động.

Ý thức chính trị có liên quan chặt chẽ với các khái niệm về bản sắc chính trị, sự tham gia chính trị, văn hóa chính trị và ý tưởng về khế ước xã hội giữa người dân và chính phủ.

1.3.2 Ý thức pháp quyền

Ý thức pháp quyền là tổng thể các quan điểm, thái độ tư tưởng của một giai cấp về bản chất, vai trò của pháp luật, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của con người, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong xã hội.

Nó là hình thái ý thức xã hội thể hiện sự hiểu biết, đánh giá về những chuẩn mực đã được chấp nhận trong một xã hội nhất định như quy luật hoạt động kinh tế - xã hội của các chủ thể pháp luật quyền khác nhau Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt một số khái niệm theo nghĩa pháp lý: Pháp quyền – pháp chế – hệ tư tưởng pháp quyền.

11

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:04