Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường như những khái niệm, luận cứ khoa học về Quản lý nhà nước QLNN về bảo vệ môi trường BVMT trong bối cảnh xã hội hiện nay và
Trang 1QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BẮC GIANG
HIỆN NAY
1 Lý do chọn đề tài
Theo Luật Bảo vệ môi trường (2020): “Môi trường bao gồm các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh
tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự
nhiên” Môi trường là một tổng thể gồm các bộ phận: Đất, nước,
không khí, ánh sáng, sinh vật, âm thanh và các hình thái vật
chất khác Môi trường là nơi cung cấp cho con người các nhu
cầu về tài nguyên, là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất thải
của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên vào môi
trường Tuy nhiên với chức năng chứa đựng chất thải của môi
trường là có hạn, nên khi con người vượt quá giới hạn này sẽ
dẫn tới mất cân bằng sinh thái, làm ô nhiễm môi trường Và
trên thực tế trên thế giới đã và đang xảy ra tình trạng này
Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành và địa phương ở nước
ta đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn, khắc phục
tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường Tuy nhiên nhiều giải
pháp chưa mang lại hiệu quả Nguồn nước, mặt đất, không khí
ở nhiều nơi vẫn tiếp tục bị ô nhiễm trầm trọng Theo đó, môi
trường xã hội cũng bị ảnh hưởng không nhỏ
Bắc Giang là một tỉnh trung du – miền núi thuộc vùng Đông Bắc
Bộ với diện tích tự nhiên là 3843,9 km2 Tỉnh Bắc Giang có 10
đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9
huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên
Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn
Trang 2Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên) Toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 1,6 triệu người và có 21 dân tộc cùng sinh sống Đây là tỉnh có nhiều thuận lợi về đất đai thổ nhưỡng, khí hậu, giao thông, con người của tỉnh Bắc Giang có truyền thống cần cù, chịu khó Từ đặc điểm khách quan đó, nền kinh tế của tỉnh nhà có sự phát triển nhanh chóng trong 10 năm gần đây, nhất là đối với các ngành công nghiệp và nông nghiệp
Các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang đã có những đóng góp rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, làng nghề,… đã
có nhiều chuyển biến tích cực và hiệu quả khi sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân trong nước và xuất khẩu, thu ngoại tệ
Cũng như nhiều địa phương khác ở nước ta, Bắc Giang là một tỉnh đã và đang diễn ra sôi động các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, phát triển kinh tế, nông nghiệp theo chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển làng nghề,… Từ đó chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một sự chuyển biến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội
và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng hành cùng với sự phát triển sôi động đó là tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước diễn ra khá phổ biến từ các khu công nghiệp, làng nghề và canh tác của hộ nông dân, làm ảnh hưởngđến sức khỏe của người dân
Từ khi có Luật Bảo vệ môi trường đến nay, tỉnh Bắc Giang đã vôcùng quan tâm đến việc giữ gìn môi trường sinh thái trong quá
Trang 3trình phát triển, nhất là ở các KCN Tuy nhiên do thực thi chưa nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, các giải pháp đề ra chưa đồng
bộ và triệt để nên tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường vẫn tiếp tục diễn ra Chất thải rắn, hóa chất độc hại, khói, bụi,… vẫnđược thải ra từ một số KCN, làng nghề, hộ kinh doanh, hợp tác
xã sản xuất, chế biến, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai, không khí ở nhiều khu dân cư ở thành phố và nông thôn trong tỉnh
Các cấp ủy Đảng và chính quyền của tỉnh đã rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội Từ việc tuyên truyền tuân thủ luật pháp, ban hành chủ trương, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương đến việc hướng dẫn thực hiện các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp Các hợp tác xã, hộ kinh doanh cũng như cộng đồng dân cư đã đề cao trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt Tuy nhiên, sự chuyển biến trên thực tế vẫn còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đã đặt ra về bảo vệ môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung
Nguyên nhân của thực trạng nêu trên có nhiều, nhưng cơ bản vẫn thuộc về nhân tố quản lý Vì vậy, với đề tài “Quản lý xã hội
về môi trường ở tỉnh Bắc Giang hiện nay”, tác giả luận văn mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả một số chính sách nêu trên
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trang 4Vấn đề Quản lý xã hội (QLXH) về môi trường đã được rấtnhiều chuyên gia nghiên cứu Có thể liệt kê một số công trìnhnghiên cứu tiêu biểu về đề tài này như:
- Đề tài cấp bộ “Quản lý nhà nước về tài nguyên môitrường: Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil,tỉnh Đăk Nông)” của tác giả Nguyễn Cảnh Đông Đô năm 2013
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trườngnhư những khái niệm, luận cứ khoa học về Quản lý nhà nước(QLNN) về bảo vệ môi trường (BVMT) trong bối cảnh xã hội hiệnnay và đề xuất các giải pháp, đổi mới QLNN về môi trường tạihuyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
- Luận án tiến sĩ “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam” của tác giả LưuNgọc Tố Tâm bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012.Luận án đã phân tích các yếu tố cấu thành của pháp luật kiểmsoát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở vớinhững nội dung, vai trò, những yếu tố ảnh hưởng đến việc banhành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạtđộng hàng hải Luận án còn mô tả toàn diện, đầy đủ về phápluật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hànghải ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập, những lỗ hổng trong hệthống pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong thực
tế, phân tích nguyên nhân của sự yếu kém về năng lực thừahành pháp luật của các cơ quan QLNN về kiểm soát ô nhiễmmôi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam
- Luận án tiến sỹ của tác giả Hà Văn Hòa bảo vệ tại Họcviện Hành chính quốc gia năm 2015: “Quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” Luận
Trang 5án nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác BVMT biển ven
bờ, vai trò của BVMT trong đời sống con người và tầm quantrọng của công tác QLNN về môi trường ven bờ biển trên địabàn tỉnh Quảng Ninh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng caochất lượng công tác QLNN về môi trường ven biển trên địa bàntỉnh Quảng Ninh
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý môi trường trong các khu côngnghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Thang Thu Hậu bảo vệ tạihọc viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2013 Luận văn đưa ranhững vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý môitrường trong các KCN Luận văn còn đánh giá những kết quảđạt được và những khó khăn, hạn chế về quản lý môi trườngtrong các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay Từ đó, tác giả đưa rađịnh hướng phát triển các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý môi trường trongcác KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý môi trường trong các khu côngnghiệp ở tỉnh Bắc Giang hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thái
Hà bảo vệ tại học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2014.Luận văn đã phân tích một số vấn đề lý luận về quản lý môitrường; tình trạng thực tế của các KCN Bắc Giang dựa trên các
số liệu đã thu thập được; đánh giá kết quả và hạn chế trongquản lý môi trường ở các KCN tỉnh Bắc Giang Từ đó, tác giả đưa
ra các phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý môi trường trong các KCN ở tỉnh Bắc Giang
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý xã hội về bảo vệ môi trường ởhuyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội hiện nay” của tác giả Đinh Thị
Trang 6Hương bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2015.Luận văn đã làm sáng tỏ một số khía cạnh về phương diện lýluận trong quản lý môi trường ở nước ta nói chung và ở huyện
Mỹ Đức nói riêng Luận văn còn đưa ra những thực trạng côngtác QLXH về BVMT ở huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Từ đó,tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLXH về BVMT
ở huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý xã hội về bảo vệ rừng ở tỉnhNghệ An hiện nay” của tác giả Hoàng Thị Huệ bảo vệ tại họcviện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2015 Luận văn đã làm rõ
cơ sở lý luận của công tác QLXH về bảo vệ rừng; đưa ra thựctrạng trong hoạt động QLXH về bảo vệ rừng ở tỉnh Nghệ Anhiện nay Từ đó, tác giả các giải pháp tăng cường QLXH về bảo
vệ rừng ở tỉnh Nghệ An
- Luận văn thạc sĩ “Xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt ởhuyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hiện nay” của tác giả Trần ThịHương bảo vệ tại học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2016.Luận văn văn đã làm rõ cơ sở lý luận, mối quan hệ giữa lý luậnvới thực tiễn trong công tác quản lý rác thải nói chung và rácthải sinh hoạt sinh hoạt nói riêng ở huyện Kim Động, tỉnh HưngYên hiện nay; thông qua đề tài, tác giả phân tích, thể hiện quanđiểm cá nhân và kiểm nghiệm các lý thuyết được áp dụng trongquá trình nghiên cứu Tác giả còn đưa ra những thực trạng trongquá trình xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt ở Kim Động, tỉnhHưng Yên hiện nay Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp đẩymạnh xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt ở huyện Kim Động,tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới
Trang 7Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ tập trungnghiên cứu hoạt động QLNN về môi trường ở các địa bàn khác trên
cả nước, chưa có công trình nào nghiên cứu hoạt động QLNN vềmôi trường tại các KCN ở tỉnh Bắc Giang Vì vậy, đề tài “Quản lý
xã hội về môi trường ở tỉnh Bắc Giang hiện nay” của tác giảkhông trùng lặp với các công trình đã được công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn đề lý luận về QLXH đối với môi trường ở cácđịa phương cấp tỉnh, luận văn khảo sát thực trạng, đề xuấtphương hướng, giải pháp tăng cường QLXH đối với môi trường ởtỉnh Bắc Giang hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về QLXH đối với môitrường Trên cơ sở đó nghiên cứu, phân tích và đánh giá vai trò củacác chủ thể QLXH trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay
- Khảo sát, đánh giá thực trạng QLXH đối với môi trường ởtỉnh Bắc Giang hiện nay; phân tích nguyên nhân của những kếtquả đạt được và những tồn tại hạn chế
- Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường QLXH đối vớimôi trường ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu QLXH đối với môi trường ở tỉnh Bắc Gianghiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 8- Môi trường ở một quốc gia nói chung và một địa phươngcấp tỉnh – trong đó có tỉnh Bắc Giang nói riêng bao gồm nhiều yếu
tố cả tự nhiên và nhân tạo Trong đề tài này tác giả chỉ nghiên cứuQLXH đối với một số lĩnh vực chủ yếu, đó là môi trường nước, môitrường không khí và môi trường đất
- Đề tài nghiên cứu QLXH đối với môi trường ở tỉnh Bắc Giangtrong các giai đoạn 2016 – 2021 và 2022 – 2030
- Đề tài nghiên cứu dưới góc độ của khoa học chính trị,chuyên ngành QLXH
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối củaĐảng Cộng Sản Việt Nam và chính sách pháp luật của Nhà nước
về môi trường
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đã đề ra, tác giả đã sử dụngphương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụthể như sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương phápthống kê; phương pháp so sánh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài hệ thống hóa và bổ sung mới những vấn đề lý luận
về QLXH về môi trường ở một địa phương có nhiều đặc thù nhưtỉnh Bắc Giang
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trang 9Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện cơ chế,chính sách về quản lý, bảo vệ môi trường trong quá trình pháttriển ở tỉnh Bắc Giang
Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu cần thiết cho việc nghiêncứu, giảng dạy, học tập ở các trường Cao đẳng, Đại học tronglĩnh vực kinh tế - môi trường
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo,luận văn được kết cấu thành 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý xã hội đối với môi trường
ở các địa phương cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng quản lý xã hội đối với môi trường ở
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2021
Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý
xã hội đối với môi trường ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022 –2030
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý xã hội
về môi trường ở các địa phương cấp tỉnh
1.1.1 Khái niệm quản lý xã hội về môi trường ở các
địa phương cấp tỉnh
1.1.1.1 Khái niệm về môi trường
“Môi trường” là khái niệm có nội dung khá rộng và nhiều
cách hiểu khác nhau Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi
trường con người năm 1972 tổ chức ở Stockholm, Thụy Điển đã
đưa ra định nghĩa: “Môi trường là khung cảnh tự nhiên, là ngôi
nhà chung của giới sinh vật, là nơi con người sinh sống, lao
động, nghỉ ngơi và giải trí, là nơi hình thành và tích lũy tài
nguyên thiên nhiên”
Theo S.V.Kalesnik: “Môi trường chỉ là một bộ phận của trái
đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội
loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp một cách gần gũi nhất
với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”
Trong Tuyên ngôn của Unesco năm 1981, môi trường được
hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con
người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống
bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con
người”
Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được bổ
sung, sửa đổi năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022 đã
đưa ra khái niệm: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
Trang 11người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại,phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.”
Từ khái niệm đó có thể rút ra một số vấn đề sau đây:Thứ nhất, môi trường là một tổng thể gồm môi trường tựnhiên và môi trường nhân tạo:
Môi trường tự nhiên là các yếu tố vật chất như đất, nước,không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, động vật có ýnghĩa đặc biệt và quan trọng hơn cả Những yếu tố này đượccoi là thành phần cơ bản của môi trường Chúng hình thành vàphát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoàikhả năng quyết định của con người Con người chỉ có thể tácđộng tới chúng trong chừng mực nhất định
Môi trường nhân tạo là do con người tạo ra nhằm tác độngtới các yếu tố tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu bản thân mìnhnhư: Hệ thống đê điều, các công trình nghệ thuật, các côngtrình kiến trúc, văn hóa,…
Thứ hai, trong quá trình tồn tại và phát triển, con ngườicần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, ánhsáng,… cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác Tất cảcác nhu cầu này đều do môi trường cung cấp Tuy nhiên, khảnăng cung cấp nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụthuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và từng thời kì Thứ ba, môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tàinguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinhvật Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp vàgiá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của nótrong xã hội Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chấtthải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải
Trang 12vào môi trường Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng
bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải Các chất thảinày bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thànhcác chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người Tuy nhiênchức năng là nơi chứa đựng chát thải của môi trường là có giớihạn Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cânbằng hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường Việc sử dụng khônggian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất màcon người cần chú ý là tính chất tự cân bằng và tính bền vữngcủa hệ sinh thái
1.1.1.2 Khái niệm quản lý xã hội
Quản lý xã hội (QLXH) là những tác động có ý thức của cácchủ thể xã hội – có thể là cá nhân hoặc tổ chức vào xã hộinhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù của xã hội, đápứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạtđộng của nó như: Lao động và học tập, văn hóa, chính trị, tôngiáo và các công tác xã hội khác
QLXH là loại hình quản lý nói chung Chức năng của QLXH
là đảm bảo việc thực hiện các nhu cầu phát triển tiến bộ chotoàn bộ hệ thống xã hội cũng như các bộ phận của nó TheoPGS.TS Nguyễn Vũ Tiến, trang 13, cuốn Lý thuyết chung vềquản lý xã hội, năm 2012, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,khái niệm QLXH được sử dụng theo hai cách tiếp cận khácnhau:
Thứ nhất, QLXH là hoạt động quản lý của các tổ chức xãhội phi nhà nước, không chịu sự chi phối trực tiếp bởi quyền lựcNhà nước hay Chính phủ
Trang 13Thứ hai, QLXH là cách thức tổ chức đời sống xã hội vì mụctiêu chung, khi đó cả quốc gia cho tới nhóm xã hội đều bị chiphối bởi dạng quản lý nào đó
Cả hai cách tiếp cận này đều bắt nguồn từ nội dung quản
lý đối với xã hội, những nội dung đó là: Quản lý một đơn vị dân
số có tổ chức; quản lý lãnh thổ thuộc về xã hội mình; quản lýnhững nhóm xã hội với những chức năng nhiệm vụ riêng đãđược xã hội phân công; quản lý một nền văn hóa chung vớinhững giá trị và chuẩn mực nhất định; quản lý sự thống nhấttrong hoạt động trên các cơ sở của các hoạt động đặc thù củatừng bộ phận xã hội; quản lý từng đơn vị xã hội với những đặcthù riêng và tính độc lập tương đói của nó về mặt cấu trúc,chức năng; quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội(kinh tế, văn hóa, khoa học…) Trên cơ sở những nội dung đó,
về mặt phương pháp, nhiệm vụ của QLXH là: Thiết lập các tiêuchuẩn, các chỉ báo xã hội; phân loại các vấn đề xã hội; áp dụngcác phương pháp quản lý một cách khoa học để giải quyết cácvấn đề đó; lập kế hoạch về việc thực hiện các quan hệ xã hội vàquá trình xã hội; dự báo xã hội; bố trí các chủ thể quản lý vàgiải quyết các mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượngquản lý
Từ các yếu tố trên, có thể hiểu QLXH như sau: “Quản lý xãhội là quá trình hoạt động, hành động của chủ thể quản lý,thông qua các chính sách và các phương tiện, công cụ quản lý,
để đạt được mục tiêu đặt ra, đó là một quá trình tương tác liêntục giữa chủ thể với khách thể và các nhân tố tác động.”
QLXH như là tổng thể các cơ cấu tổ chức và các mối liên
hệ quản lý giữa chúng và việc thực hiện cho phép thực hiện sự
Trang 14tương tác bằng quản lý giữa các cá nhân, các nhóm và cáccộng đồng xã hội, các thiết chế, lĩnh vực… của xã hội Về bảnchất, QLXH là sự điều chỉnh sự tác động qua lại một cách mâuthuẫn giữa lợi ích của các cá nhân, của nhóm, của chung đểcùng thực hiện chúng Đó là sự điều tiết mối quan hệ xã hội quyđịnh địa vị và vai trò của con người trong xã hội, định hướng vềlợi ích và hoạt động của họ, nội dung và cường độ hoạt động.Tác động đến quan hệ xã hội, trước hết là mối quan hệ hìnhthành về tư liệu sản xuất, bảo đảm thống nhất những lợi ích đadạng, tổ chức các hoạt động xã hội, việc đạt các mục đích đặt
ra, các kết quả chung
Để quản lý xã hội, nhà nước phải sử dụng sức mạnh quyềnlực của mình và văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục củadân tộc để biến đường lối chủ trương chính sách thành hiệnthực; làm cho dân tin và ủng hộ; ý định của chủ thể quản lýphải là mong muốn của đối tượng quản lý; thông qua việc cấutrúc xã hội một cách hợp lý; một cơ chế chế sử dụng nhân lực
và tài nguyên, các mối quan hệ đối ngoại thuận lợi đặc biệt là
cơ chế sử dụng nhân tài; với phương pháp, hình thức, nghệthuật quản lý thích hợp nhất là việc sử dụng các công cụ, chínhsách, giải pháp quản lý; cần tạo ra và tận dung thời cơ cácnguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển xã hội
1.1.1.3 Khái niệm quản lý xã hội về môi trường
Đã có không ít khái niệm về quản lý môi trường được đưa
ra Ví dụ, tác giả Lưu Đức Hải cho rằng: “Quản lý môi trường làmột hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điềuchỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệthống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi
Trang 15trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm địnhlượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tàinguyên.”
Tác giả Trần Thanh Lâm cho rằng: “Quản lý môi trường là
sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản
lý xã hội hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động pháttriển trong hệ thống môi trường và các khách thể quản lý môitrường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hộinhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợpvới pháp luật và thông lệ tiến hành.”
Từ các khái niệm trên và bằng sự hiểu biết của mình, tácgiả luận văn trình bày khái niệm QLXH về môi trường như sau:
“Quản lý xã hội về môi trường là sự tác động liên tục, có tổchức và hướng đích của chủ thể quản lý xã hội lên các cá nhânhoặc cộng đồng người nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt độngkinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe của người dân.”
1.1.2 Đặc điểm quản lý xã hội về môi trường ở cácđịa phương cấp tỉnh
1.1.2.1 Quản lý xã hội về môi trương là quản lý một lĩnhvực có tính đặc thù cao
Như đã đề cập, môi trường là một chỉnh thể gồm nhiều bộphận: Đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng vàcác hình thái vật chất khác Theo đó, QLXH về môi trường thựcchất là bảo vệ các bộ phận cấu thành đa dạng và phức tạp đó.Mặt khác, tính đặc thù của QLXH về môi trường còn được thểhiện ở chủ thể và đối tượng của loại hình quản lý này, cũng nhưphụ thuộc vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộicủa các địa phương cấp tỉnh
Trang 16QLXH về môi trường được thực hiện bằng các biện phápnhư: Luật pháp, chính sách kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, xã hội,văn hóa, giáo dục… Các biện pháp này đan xen, phối hợp, tíchhợp với nhau tùy theo diều kiện cụ thê của vấn đề đặt ra Việcquản lý xã hội về môi trường được thực hiện ở mọi quy mô:Toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ giađình,…
Với nội dung trên QLXH về môi trường hướng tới các mụctiêu sau:
Một là, khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môitrường phát sinh trong hoạt động sống của con người
Hai là, phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo
9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do Hội nghị Liên hiệpquốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), còn được gọi là Hộinghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro là một hội nghị củaLiên Hợp Quốc được tổ chức tại Rio de Jainero từ ngày 3 tớingày 14/6/1992 đề xuất và được tuyên bố bởi Johannesburg,Nam Phi (tháng 9/2002) về sự phát triển bền vững tái khẳngđịnh Trong đó với nội dung cơ bản cần đật được là phát triểnkinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảmbảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môitrường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học
Ba là, xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trườngquốc gia và các vùng lãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợpcho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư
Để thực hiện thành công những mục tiêu đã nêu của QLXH
về môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường luôn phải mangtính bức thiết và luôn được chú trọng trong quá trình thực hiện
Trang 171.1.2.2 Chủ thể quản lý xã hội về môi trường
Chủ thể QLXH về môi trường bao gồm:
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở trung ương
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trướcChính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tàinguyên và bảo vệ môi trường
Đây là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủyvăn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp
và thống nhất về biển và hải đảo, quản lý nhà nước cácdịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm viquản lý của Bộ
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợpvới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, banhành thông tư, thông tư liên tịch về bảo vệ môi trườngtrong lĩnh vực bộ, ngành quản lý
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện cácnhiệm vụ và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trườngthuộc phạm vi quản lý của mình; hằng năm báo cáo Chínhphủ các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trườngtrong lĩnh vực thuộc bộ, ngành quản lý
Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý về môi trường, Chínhphủ cho phép thành lập lực lượng Cảnh sát Môi trường
Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương:
- Ủy ban nhân dân các cấp
Trang 18Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lýnhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường tại địaphương
- Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môitrường
+ Theo quy định của pháp luật tại các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có tổ chức hoặc bộ phậnchuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụbảo vệ môi trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao vàquản lý
+ Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ hìnhthành các Sở Tài nguyên và Môi trường
+ Tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có cácPhòng Tài nguyên và Môi trường
+ Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo
vệ môi trường
Ngoài những cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước về tài nguyên môi trường đã nêu trên, dotài nguyên và môi trường đa dạng gắn với hoạt động củanhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, nên việc quản lý
về tài nguyên và bảo vệ môi trường do nhiều cơ quan khácnhau cùng phối hợp và thực hiện
Các đoàn thể chính trị - xã hội
Bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản HồChí Minh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,Công đoàn,…
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Có trách nhiệm tuyên truyền,vận động các tổ chức thành viên và nhân dân tham gia
Trang 19hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện tư vấn, phản biện,giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệmôi trường theo quy định của pháp luật Cơ quan quản lýnhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận
Tổ quốc Việt nam tham gia bảo vệ môi trường
- Hội Phụ nữ: Phụ nữ là đối tượng gắn bó trực tiếp với thiênnhiên, môi trường trong các sinh hoạt hàng ngày; là đốitượng nhạy cảm, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chất ônhiễm; là người có trách nhiệm về sự hình thành ý thức vàtính cách của trẻ em trong quan hệ với môi trường Phụ nữngày càng đóng vai trò quan trọng trong gia đình và xãhội Do đó, phụ nữ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quantrọng trong công tác bảo vệ môi trường
- Hội Nông dân: Xác định bảo vệ môi trường là nhiệm vụquan trọng, Hội Nông dân các cấp đã đẩy mạnh công táctuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách,pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ môitrường, thực trạng ô nhiễm môi trường, kiến thức về bảo
vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững và xây dựngnông thôn mới; xây dựng, nhân rộng các mô hình, điểnhình về bảo vệ môi trường Điều này không chỉ tác độngđến nhận thức mà còn từng bước thay đổi, tạo thói quensống thân thiện với môi trường cho người dân và trongcộng đồng Với vai trò nòng cốt của nông dân trong côngtác thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, Hội Nôngdân đã xây dựng các mô hình trình diễn về sử dụng tiếtkiệm, có hiệu quả đất đai, môi trường, phòng ngừa ônhiễm; xây dựng các câu lạc bộ nông dân tự quản, chi hội
Trang 20nông dân thu gom, phân loại, xử lý tái chế chất thải; thamgia các chiến dịch truyền thông hưởng ứng Tuần lễ quốcgia Nước sạch – Vệ sinh môi trường nông thôn, Ngày Môitrường Thế giới,…
- Hội Cựu chiến binh: Trong những năm qua, các phongtrào hoạt động của Hội được tổ chức đa dạng và phongphú, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mụctiêu kinh tế - xã hội Ngoài ra, các cấp Hội còn tích cựctham gia bảo vệ môi trường, vận động cộng đồng dân cưgiữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng khu phốvăn minh, sạch đẹp
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Đảng ta đã xácđịnh, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của cả hệ thống chínhtrị, việc giáo dục ý thức và hành vi bảo vệ môi trường phảiđược thực hiện ở tất cả các cấp học Trong nhnững nămqua, việc giáo dục ý thức và hành vi bảo vệ môi trườngcho thanh niên, thiếu niên đã được triển khai một cáchđồng bộ, sâu rộng và đã có nhiều kết quả tích cực Cácphong trào bảo vệ môi trường đã được thanh, thiếu niênhướng ứng và thực hiện tốt, tạo nên một làn sóng mạnh
mẽ về bảo vệ môi trường trong xã hội, góp phần cải thiệnmôi trường lao động, sản xuất và học tập trên cả nước Bảo vệ môi trường sống là hành vi xã hội cần được giáodục, tạo thành ý thức, thói quen đối với mỗi cá nhân từ khicòn nhỏ Bên cạnh việc xây dựng các phong trào thanh,thiếu niên bảo vệ môi trường, cần tạo dư luận xã hội lên
án mạnh mẽ đối với các hành vi thiếu tôn trọng môitrường, từ đó tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường
Trang 21trong thanh, thiếu niên, từ đó đưa ý thức bảo vệ môitrường trở thành tiêu chí đánh giá mang tính đạo đức xãhội đối với thanh, thiếu niên Công tác giáo dục ý thức vàhành vi bảo vệ môi trường cho thanh, thiếu niên cần đượctiếp tục coi trọng tại các gia đình, các khu dân cư, trườnghọc,… Phải xác định đây là việc làm thường xuyên, liêntục, gắn liền với các hoạt động học tập, sản xuất, vui chơi,giải trí cũng như trong sinh hoạt hàng ngày
- Công đoàn: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đẩy mạnhcác hoạt động truyền thông nhằm trang bị kiến thức, kỹthuật, công nghệ vè bảo vệ môi trường, quản lý và sửdụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho cán bộCông đoàn các cấp; xây dựng các chương trình bảo vệ,nâng cao chất lượng môi trường lao động, khu côngnghiệp góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên và môitrường; xây dựng, quản lý và thực hiện tốt mô hình côngnhân, công chức, viên chức và lao động tham gia bảo vệmôi trường ở các vùng miền khác nhau; áp dụng côngnghệ sạch, thân thiện với môi trường và chương trình sảnxuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất; triển khai các hoạtđộng nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường trong
hệ thống công đoàn
- Tổ chức xã hội – nghề nghiệp: Liên hiệp các hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam tuy không có hệ thống tổ chức đếntận cơ sở nhưng vẫn tham gia tổ chức thực hiện các hoạtđộng bảo vệ môi trường tại các địa phương trong cả nướcthông qua các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triểntrong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trang 22Cộng đồng dân cư
Điều 43, Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyềnđược sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụBVMT Biểu hiện của sự tham gia của tổ chức xã hội vàcộng đồng dân cư được thực hiện dưới hình thức nhưthành lập tổ chức tự quản về BVMT Tổ chức tự quản vềBVMT có trách nhiệm xây dựng và thực hiện hương ước vềBVMT, tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục,thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường Điều 86, Luật Bảo vệ môi trường 2015 quy định: Nhà nướckhuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản
về BVMT nơi mình sinh sống Tổ chức tự quản về BVMTđược thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyên,cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của pháp luật
và thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình,
cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và BVMT; Tổchức thu gom, tập kết, xử lý chất thải; Giữ gìn vệ sinh môitrường tại khu dân cư và nơi công cộng; Xây dựng và tổchức thực hiện hương ước về BVMT và tuyên truyền, vậnđộng nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, cóhại cho sức khỏe và môi trường; Tham gia giám sát việcthực hiện pháp luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ trên địa bàn
Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật về sựtham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động BVMT, cụthể như sau:
Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môitrường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền
Trang 23yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấpthông tin về BVMT thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằngvăn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác BVMT của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thôngtin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm vềthông tin cung cấp
Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu trác động môitrường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyềnyêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấpkết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở
Đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giákết quả bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ; thực hiện các biện pháp dể bảo vệ quyền và lợiích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật Chủ cơ sở kinh doanh, sản xuất dịch vụ phải thực hiện cácyêu cầu của đại diện cộng đồng dân cư theo quy định củapháp luật về môi trường
Người đại diện cho cộng đồng dân cư để thực hiện cácquyền năng có thể là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn,phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cưthỏa thuận cử ra
1.1.2.3 Đối tượng quản lý xã hội về môi trường
Đối tượng QLXH về môi trường là con người cùng với cáchoạt động, các quan hệ xã hội, kể cả con người thuộc chủ thểquản lý xã hội, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nhóm xã hội(giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo)
1.1.3 Vai trò của quản lý xã hội về môi trường ở cácđịa phương cấp tỉnh
Trang 24Đối với một cá thể con người, cũng như đối với cộng đồngcon người và cả xã hội loài người, quản lý xã hội đối với môitrường có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội Biểuhiện cụ thể đó là:
1.1.3.1 Quản lý xã hội về môi trường tạo ra không giansống tốt cho con người và động thực vật
Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gianmôi trường, môi trường là nơi duy nhất cho con người đượchưởng các cảnh đẹp thiên nhiên, thư thái về tinh thần, thỏamãn các nhu cầu tâm lý Trái đất là bộ phận của môi trường gắn
bó với con người và các loài sinh vật khác qua hàng trăm triệunăm không đổi, nhưng dân số trên trái đất ngày một tăng Nhưvậy, không gian môi trường mỗi người được hưởng sẽ giảmxuống và chất lượng suy giảm nghiêm trọng Ở năm đầu tiêncủa công lịch, tính bình quân mỗi đầu người được hưởng 75 ha.Tuy nhiên hiện nay, mỗi người chỉ được hưởng 1,5 – 1,8 ha Conngười tồn tại trên trái đất không chỉ đòi hỏi ở môi trường vềphạm vi không gian sống mà cả về chất lượng của không giansống đó Chủ thể QLXH phát huy vai trò của mình nhằm tạo rakhông gian sống đảm bảo được các yêu cầu về cảnh quan, cácyếu tố kinh tế và khả năng bền vững của môi trường tốt phục
vụ cho con người
1.1.3.2 Quản lý xã hội về môi trường nhằm cung cấpnguồn tài nguyên sạch và cần thiết cho cuộc sống và cho cáchoạt động sản xuất của con người
Nguồn tài nguyên đó bao gồm các tài nguyên tái tạo vàkhông tái tạo có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sốngcon người Tài nguyên thiên nhiên cung cấp nơi ở, thức ăn, vật
Trang 25liệu làm dụng cụ sản xuất, chế tạo ra những đồ dùng vật liệukhác, từ đó trao đổi, buôn bán với nhau để nâng cao đời sốngkinh tế Tài nguyên thiên nhiên có trong thạch quyển, thủyquyển, khí quyển và sinh quyển Khi con người chưa đến đượccác hành tinh khác để tìm kiếm nguồn tài nguyên mới, nơi conngười có thể khai thác tài nguyên chỉ có thể là trái đất
Với đà tăng hàng năm về nhu cầu nguyên liệu và nhiênliệu của thế giới, các ước tính đã phỏng đoán nhiều loại khoángsản sẽ cạn kiệt trong thời gian không xa Vì vậy, Nhà nước cầnphát huy hiệu quả vai trò quản lý của mình, bảo đảm việc sửdụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả theo phươngthức bền vững để phục vụ cho cuộc sống của con người và địnhhướng cho con người có ý thức bảo vệ và sử dụng chúng mộtcách hợp lý
1.1.3.3 Quản lý xã hội về môi trường nhằm đảm bảo chomôi trường làm tốt chức năng tự tiêu hủy chất thải
Trong mọi hoạt động của con người từ quá trình khai tháctài nguyên cho sản xuất, chế biến tạo ra sản phẩm, đến quátrình lưu thông và tiêu dùng đều có phế thải Chất thải bao gồmnhiều dạng, nhưng chủ yếu chúng được tồn tại ở 3 dạng: Dạngkhí, dạng lỏng và dạng rắn Ngoài ra, còn có các dạng khác nhưnhiệt, tiếng ồn và tất cả các chất thải đều đưa vào môi trường Trong xã hội công nghiệp hóa, sản xuất hàng hóa pháttriển, mật độ dân số cao, lượng chất thải thường rất lớn, môitrường không đủ nơi chứa đựng, quá trình tự phân hủy khôngtheo kịp so với lượng chất thải tạo ra, còn gọi là lượng chất thảivượt quá mức chịu tải của môi trường Do vậy, với việc phát huyvai trò của QLXH nhằm quản lý, xử lý chất thải, hướng dẫn hành
Trang 26vi của con người có cách ứng xử thân thiện với môi trường, bảo
đảm cho môi trường luôn được bảo vệ
1.1.3.4 Quản lý xã hội về môi trường góp phần nâng cao ý
thức và tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với việc bảo vệ
môi trường
Môi trường hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng và Nhà nước ta, nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự
tồn tại và phát triển của đời sống con người, sinh vật và sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của dân tộc và nhân
loại, sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác động
đáng kể đối với các hệ sinh thái Tuy nhiên, hiện nay môi trường
đã và đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, xuất phát từ
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu nhất là hoạt động của con
người Con người đang từ từ hủy hoại đi môi trường sống của
mình, gây ra rất nhiều hệ lụy mà rõ nhất đó là thiên tai, lũ lụt
xảy ra ngày một thường xuyên và khốc liệt hơn Ảnh hưởng của
những tác hại mà con người gây ra cho môi trường không chỉ
giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến
các nước, các khu vực lân cận Các tổ chức quốc tế đã dự báo,
hành tinh của chúng ta có thể sẽ phải gánh chịu những thảm
họa môi trường hết sức nghiêm trọng Chính vì vậy, việc giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội mang một ý
Trang 27Các nguyên tắc của QLXH đối với môi trường trước hếtphải phản ánh các yêu cầu khách quan của các quy luật tựnhiên, kinh tế và xã hội đang chi phối quá trình quản lý tàinguyên, môi trường Điều đó có nghĩa là muốn thực hiện đầy đủ
và có hiệu quả các nguyên tắc quản lý tài nguyên môi trường,cần phải nghiên cứu, nhận thức và vận dụng các quy luật kháchquan vào điều kiện cụ thể của đối tượng quản lý Chính vì vậy,QLXH đối với môi trường cần dựa vào những nguyên tắc dướiđây
1.2.1.1 Nguyên tắc tập trung – dân chủ
Nguyên tắc tập trung – dân chủ được xem là nguyên tắc
cơ bản, nền tảng và quan trọng trong tổ chức và hoạt động của
hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước ta nói riêng.Tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa và khoa học giữa haimặt tập trung và dân chủ tạo thành chỉnh thể thống nhất củamột nguyên tắc Dân chủ là điều kiện là tiền đề của tập trung;tập trung là cơ sở, là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện.Đây là nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo tập trung thốngnhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ cho cấp dưới, đảmbảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước Dânchủ là bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, có đảm bảo dânchủ mới có thể tập trung sức mạnh của tập thể và phát huy trítuệ, phát huy tính chủ động và sức sáng tạo của nhân dân.Quản lí xã hội đòi hỏi phải có sự tập trung quyền lực, có tậptrung quyền lực mới quản lí được xã hội, mới thiết lập được trật
tự xã hội
1.2.1.2 Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môitrường và phát triển kinh tế - xã hội
Trang 28Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, hướng tới một xãhội bền vững trong tương lai, ngay từ đầu và trong suốt quátrình phát triển, cần kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tàinguyên và môi trường với quản lý kinh tế, QLXH thông qua việchoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, cótầm bao quát và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hòanhập các kế hoạch và đầu tư về môi trường vào các kế hoạch
và đầu tư về kinh tế - xã hội ở tất cả các khâu, các cấp quản lýcủa Nhà nước
1.2.1.3 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ vớinhau của quản lý tài nguyên và môi trường Làm sao để vớinhững nguồn vật chất, kỹ thuật, kinh tế, tài chính,… hiện có và
sẽ có trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, có thểkhai thác, sử dụng tài nguyên một cách tốt nhất Đó chính làyêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả của quản lý tàinguyên, môi trường
Nguyên tắc này có thể thực hiện thông qua việc hoạchđịnh chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia,phù hợp với việc giảm tiêu hao tài nguyên và chi phí nguyênvật liệu bằng cách áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiêntiến có ít hoặc không chất thải, cải tiến kết cấu sản phẩm, giảmkhối lượng và trọng lượng, sử dụng các vật liệu thay thế các tàinguyên khan hiếm, tận dụng và tái chế phế liệu,…
1.2.2 Nội dung quản lý xã hội đối với môi trường ởcác địa phương cấp tỉnh
1.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách
về bảo vệ môi trường
Trang 29Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý về BVMT có ýnghĩa tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động QLXH về môi trường Trong BVMT, tiêuchuẩn môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tiêu chuẩn môi trường là mộtcăn cứ không thể thiếu để xác định hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân để
từ đó các cơ quan nhà nước có thể sử dụng các biện pháp xử lý thích hợp Hệthống tiêu chuẩn về môi trường bao gồm nhiều loại khác nhau: tiêu chuẩn môitrường không khí, tiêu chuẩn môi trường nước… và phải do các cơ quan cóthẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật
Hiện nay vấn đề môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, biện
pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường Chỉ thị
36/CT-TƯ về “Tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Bộ Chính trị
Ban chấp hành TW khóa VIII (25/1998) đã đưa ra những quan
điểm, nguyên tắc cơ bản thể hiện đường lối, chủ trương về
BVMT trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:
- BVMT là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân Chủ trương và kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội của tất
cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển
bền vững, thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước
- Coi phòng ngừa là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô
nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên
- Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế
trong BVMT và phát triển bền vững
Liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội và BVMT, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và
Trang 30bảo vệ môi trường” và “Phát triển Kinh tế xã hội gắn chặt vớicải thiện môi trường, đảm bảo sự biến động khí hậu bất lợi vàtiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môitrường Bảo vệ và cải thiện môi trường là trách nhiệm của toàn
xã hội, tăng cường quản lý Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thứctrách nhiêjm của toàn dân, chủ đạo gắn kết yêu cầu cải thiệnmôi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự
án phát triển kinh tế xã hội, coi yêu cầu về môi trường là mộttiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển”
Chính sách phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với BVMT,khai thác có hiệu quả, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên.Hiện thực hóa những quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản
lý xã hội về môi trường, việc quản lý xã hội về môi trường đượcthực hiện trước tiên bởi Nhà nước Theo đó, nội dung mà Nhànước tiến hành quản lý xã hội về môi trường bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật vềBVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn về môi trường
Trong BVMT, tiêu chuẩn về môi trường có ý nghĩa đặc biệtquan trọng Tiêu chuẩn môi trường vừa được xem là công cụ kỹthuật, vừa là công cụ pháp lý giúp Nhà nước quản lý môi trườngmột cách hiệu quả
- Xây dựng chỉ đạo, thực hiện chiến lược, chính sách bảo
vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môitrường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường
Chiến lược BVMT là những mục tiêu lớn, nhiệm vụ mang tínhtổng thể được Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện trongthời gian dài nhằm bảo vệ, phòng chống và khắc phục hậu quả
do ô nhiễm môi trường
Trang 31Khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường, ứng phóvới sự cố môi trường là một trong những hình thức pháp lý củakiểm soát ô nhiễm nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu
do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra, đồng thờinhanh chóng tìm những giải pháp khôi phục lại tình trạng môitrường
Để khôi phục ô nhiễm môi trường và phục hồi môi trường, yêucầu được đặt ra đầu tiên là phải tiến hành điều tra, xác địnhkhu vực bị ô nhiễm Nội dung của việc điều tra, xác định khuvực bị ô nhiễm là việc xác định phạm vi, giới hạn khu vực bị ônhiễm, mức độ ô nhiễm, nguyên nhân, trách nhiệm của các bênliên quan, các công việc cần phải thực hiện để khắc phục ônhiễm môi trường; các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ
để yêu cầu bên gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường
Việc khắc phục sự cố môi trường trước hết thuộc trách nhiệmcủa các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường Tuy nhiênpháp luật bảo vệ môi trường quy định sự cố môi trường xảy ra ở
cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở địa phương đó
có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phươngtiện để ứng phó kịp thời
- Xây dựng và quản lý các công trình BVMT, công trình cóliên quan đến môi trường
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳđánh giá hiện trạng môi trường, dự báo môi trường
- Quản lý hoạt động thẩm định phê duyệt báo cáo và tổchức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tácđộng môi trường
Trang 32Mục đích cơ bản của việc đánh giá môi trường là đảm bảo hàihòa của phát triển kinh tế, xã hội với việc BVMT, nói cách khác
là tạo ra sự phát triển bền vững Để thực hiện được mục đíchnày, quá trình đánh giá môi trường phải đảm bảo một số yêucầu: Phải được đặt ra trong một thể thống nhất của yêu cầuphát triển và không được đối lập với sự phát triển, phải thực sự
là công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định các dự án đầu tưphát triển, phải là một hoạt động mang tính liên ngành phảiđược tiến hành trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam,phải được thực hiện một cách khách quan và khoa học, phải docác cơ quan và tổ chức có điều kiện về cán bộ chuyên môn và
- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáodục tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật về BVMT
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậttrong lĩnh vực BVMT
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT như: Ký kết, gianhập điều ước quốc tế về môi trường; BVMT trong quátrình hội nhập quốc tế; Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT1.2.2.2 Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biếnpháp luật và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệmôi trường ở các địa phương cấp tỉnh
Trang 33Các ngành chức năng của tỉnh tăng cường quản lý và thựcthi pháp luật về Luật BVMT, Luật Đa dạng sinh học và các vănbản hướng dẫn thi hành luật; thường xuyên tuyên truyền trêncác phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến rộng rãi cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về BVMT gắn với các sự kiện, ngày kỷ niệm như: Ngày Môitrường thế giới 5-6, Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và vệ sinhmôi trường (29-4 – 6-5), Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn(20-9), Ngày Đa dạng sinh học (22-5) tạo sự chuyển biến vềnhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh căn cứ vào tình hìnhthực tế địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyềnnâng cao nhận thức về môi trường, lối sống xanh, tiết kiệmnăng lượng, trồng rừng, cây xanh Đồng thời phát động rộngrãi đến các địa phương, cơ quan, đơn vị ra quân làm vệ sinhmôi trường trong khu dân cư, bãi biển, thu gom xử lý chất thải,rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao hồ;khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình BVMT phục vụ lợiích cộng đồng; tổ chức tọa đàm, tập huấn về công tác BVMT.1.2.2.3 Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trên địabàn cấp tỉnh về bảo vệ môi trường
Chủ thể rất quan trọng trong quản lý xã hội đối với môitrường chính là cộng đồng dân cư Theo đó, nội dung quản
lý xã hội về môi trường của cộng đồng dân cư bao gồm:
- Kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyđịnh giữ vệ sinh và BVMT
- Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý rác thải, chất thải
Trang 34- Giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố, nơi công
cộng
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về BVMT,
tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói
quen mất vệ sinh có hại cho môi trường
- Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về môi
trường của cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
- Tổ chức tự quản về BVMT được thành lập và hoạt động
trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân
theo pháp luật
Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, xã hội, cộng
đồng dân cư tại địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc tuyên truyền vận động, tư vấn giám sát các
hoạt động BVMT tại địa phương
1.2.2.4 Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, xử
lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Nội dung này mang ý nghĩa đặc biệt trong quá trình QLXH về môitrường Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản ý nhà nước về môitrườngtăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật sẽgóp phần vào việc đảm bảo tình trạng ô nhiễm môi trường được giảm bớt.Hoạt động thanh tra, kiểm tra được coi là khâu không thể thiếu trong quản
lý nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác QLXH về môi trường Kiểmtra là phương tiện quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lýnhững vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy hành chính nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong việcthực hiện nhiệm vụ của mình thuộc lĩnh vực QLXH về môi trường Trong quản
lý, kiểm tra là biện pháp quản lý, là hoạt động không thể thiếu trong quá trìnhQLXH về môi trường cũng như trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủthể quản lý có thẩm quyền ở cấp tỉnh và yêu cầu phải được thực hiện thường
Trang 35xuyên, liên tục Thông qua hoạt động kiểm tra các chủ thể QLXH về môi trườngphát hiện những điểm tích cực, những điển hình tiên tiến, đồng thời cũng pháthiện được những hiện tượng tiêu cực, sai phạm trong QLXH về môi trường.Thanh tra là công cụ quan trọng của quản lý, là hoạt động xem xét, đánhgiá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhằm phát hiện những sơ hở trong cơchế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩmquyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạmpháp luật giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật;phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trongQLXH về môi trường, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức và cá nhân
Hoạt động thanh tra được tiến hành dưới nhiều hình thức thanh tra theochương trình, kế hoạch đã được phê duyệt và thanh tra đột xuất khi phát hiện cơquan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quankhiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan QLXH có thẩm quyền giao.Chủthể vi phạm pháp luật về BVMT tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị truycứu trách nhiệm hình sự; bồi thường thiệt hại; truy cứu trách nhiệm hành chính;hoặc bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật
Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra cần chú trọng công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực BVMT Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên vàliên tục nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài trong lĩnh vựctài nguyên và môi trường Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhànước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án Công dân có quyền tố cáo với
Trang 36cơ quan, người có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án Công dân có quyền tốcáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm pháp luật về môitrường như hành vi gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; xâm phạm quyền
và lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình, cá nhân
1.2.2.5 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý môi trường cho
địa phương trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế
Về giáo dục, đào tạo cán bộ QLXH về môi trường là nhiệm vụ thường xuyên,
có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyênmôn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức,viên chức Việc này giúp hướng tới mục tiêu là thay đổi về chất trong thực thinhiệm vụ BVMT, đảm bảo cán bộ QLXH về môi trường vừa đủ về số lượng,đáp ứng được về chất lượng trong quá trình quản lý
Về việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về BVMT Công táctuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùngquan trọng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị; là khâu then chốt,quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự
đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội
Vì thế, Nhà nước thường xuyên tiến hành hoạt động tuyên truyền pháp luật vềBVMT; gương tốt, việc tốt, điển hình tốt về BVMT
Về xã hội hóa công tác BVMT Theo điều 43 Hiến pháp 2013 thì:“Nghĩa
vụ bảo vệ môi trường là nghĩa vụ pháp lý của mọi tổ chức, cá nhân trong xãhội”
“Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là việc huy động các nguồn lực
từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồngtham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, là việc huy động sự tham gia củatoàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước” Nói cách khác, xãhội hóa công tác BVMT là phải biến các chủ trương, chính sách, các bộ luật về
Trang 37bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mọi tầng lớptrong xã hội, từ những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý cho tớimọi người dân ở mọi lứa tuổi trong xã hội Mục đích của xã hội hóa công tácBVMT là nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia vào cáchoạt động BVMT, nhằm giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp, bảođảm sự cân bằng sinh thái.
Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học về môi trường, phát triển ứngdụng, chuyển giao công nghệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân pháthuy sáng kiến và áp dụng các giải pháp công nghệ trong BVMT Nhà nước cóchính sách ưu đãi chuyển giao công nghệ giải quyết các vấn đề môi trường bứcxúc và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Tổ chức, cá nhân
sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường được chuyểnnhượng, ký kết hợp đồng dịch vụ thực hiện việc giảm thiểu và xử lý chất thải.Việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong QLXH về môi trường có ýnghĩa vô cùng lớn, nó không chỉ đáp ứng việc QLXH về môi trường được thựchiện một cách dễ dàng, hiệu quả mà còn giúp giảm bớt được khối lượng côngviệc quản lý một cách thủ công và thiếu chuyên nghiệp
1.2.3 Phương pháp quản lý xã hội đối với môi
trường ở các địa phương cấp tỉnh
1.2.3.1 Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp
của các cơ quan quản lý cấp trên đến cơ quan cấp dưới và đến
từng cán bộ, công chức bằng mệnh lệnh, quyết định Phương
pháp này có hai thuộc tính cơ bản là tính bắt buộc và tính
quyền lực thực hiện thông qua hệ thống luật pháp, được thể
chế hóa thành các nghị định, thông tư, quyết định buộc các tổ
chức cũng như mọi thành viên phải tuân theo Phương pháp
hành chính trong quản lý xã hội là sử dụng quyền lực để tạo ra
sự phục tùng của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động và
Trang 38quản lý xã hội Ở Việt Nam, phương pháp này xuất phát từnguyên tắc tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.1.2.3.2 Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước vậndụng phương pháp này để kích thích các ngành, các vùng, cácđịa phương phát triển theo đúng kế hoạch Các bộ phận quản lývận dụng để kích thích các tập thể, cá nhân hoàn thành các chỉtiêu, kế hoạch cụ thể ở cơ sở Tác động này nhằm tạo ra cácđộng lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động sản xuất.1.2.3.2 Phương pháp tâm lý – giáo dục
Phương pháp tâm lý – giáo dục là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính
tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.Các phương pháp tâm lý – giáo dục dựa trên cơ sở sự vận dụng các quy luật tâm lý Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và kích thích tinh thần Tính thuyết phục làm cho nhân viên phân biệt được phải - trái, đúng - sai, lợi - hại, thiện - ác… để hành động cho phù hợp Khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng cao nhất
Trang 39TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tronng chương 1, tác giả tập trung làm rõ cơ sở lý luận về quản lý xã hội về môi trường, xác định và làm rõ các khái niệm
có liên quan như: Khái niệm về môi trường; khái niệm quản lý
xã hội; khái niệm quản lý xã hội về môi trường Làm rõ các vấn
đề về nội dung, nguyên tắc, phương pháp của quản lý xã hội đối với môi trường Qua đó, luận văn xác định rõ chủ thể của quản lý xã hội và vai trò của quản lý xã hội đối với môi trường Đây là căn cứ cơ bản để xác định, đánh giá công tác quản lý xã hội đối với môi trường ở tỉnh Bắc Giang
Việc làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý xã hội đối với môi trường sẽ định hướng cho việc nghiên cứu các chương 2, chương 3 tiếp theo
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2021
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xã hội đối với môi trường ở tỉnh Bắc Giang
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
Bắc Giang
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 210 vĩ
độ Bắc, 1060 kinh Ðông, cách thủ đô Hà Nội 50 km Phía Bắc
giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Ðông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây
giáp tỉnh Thái Nguyên, phái Nam giáp tỉnh Bắc Ninh Diện tích
tự nhiên toàn tỉnh là 3.822 km2, chiếm 1,16% tổng diện tích tự
nhiên cả nước Các đường giao thông quan trọng như đường
quốc lộ 1A, quốc lộ 31 từ thị xã Bắc Giang đi Lục Nam, Lục
Ngạn, Sơn Ðộng, Ðình Lập gặp quốc lộ 4A Lạng Sơn đi cảng Mũi
Chùa - Tiên Yên và cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh, đường
quốc lộ 279 từ Hạ Mi - Sơn Ðộng đến Tân Sơn - Lục Ngạn, đường
sắt Hà Nội - Ðồng Ðăng chạy qua Tỉnh Bắc Giang có 3 con sông
lớn: Sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam với tổng chiều
dài chảy qua là 347 km, tàu thuyền đi lại được quanh năm, có
điều kiện phát triển kinh tế vùng
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lượng lao
động dồi dào, chất lượng, cùng với những định hướng, chiến
lược phát triển phù hợp và khát khao vươn lên của toàn thể
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Bắc Giang đang