Khái niệm về xuất bản và hoạt động xuất bản1.Khái niệm về xuất bảnXuất bản ra đời theo yêu cầu của xã hội, phản ánh trình độ phát triển của xã hội, đồng hành và phản ánh trình độ phát tr
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN
******
TIỂU LUẬN MÔN: CƠ SỞ LÝ LUẬN XUẤT BẢN
ĐỀ TÀI:
VĂN HÓA - THUỘC TÍNH TẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
VÀ NHỮNG VÍ DỤ CHỨNG MINH TỪ THỰC TIỄN
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Hương Giang Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thùy Dương
Hà Nội - 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “văn hóa là bản sắc của một dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất” Điều này cho thấy văn hóa là một phần quan trọng, không thể thiếu trong đời sống con người
Văn hóa ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của đời sống, trong đó có hoạt động xuất bản Vậy nên tôi chọn “Văn hóa - thuộc tính tất yếu của hoạt động xuất bản và những ví dụ chứng minh từ thực tiễn” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học này để làm rõ tính tất yếu của nó tới hoạt động xuất bản - một hoạt động cung cấp những tri thức, kỹ năng và sự tác động ngược trở lại của xuất bản tới nền văn hóa và góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài tiểu luận làm rõ cơ sở lý luận xuất bản, những ảnh hưởng của văn hóa tới hoạt động xuất bản, tác động của hoạt động xuất bản đối với nền văn hóa và chứng minh tính tất yếu của văn hóa trong hoạt động xuất bản
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Chủ yếu là hoạt động xuất bản tại Việt Nam và các nước thuộc khu vực châu Á
- Giới hạn về thời gian: Từ khi hoạt động xuất bản ra đời cho đến thời điểm hiện tại
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 3Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu vận dụng tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp như: hệ thống, logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, và so sánh Cùng sự kế thừa thành tựu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tính tất yếu của văn hóa trong hoạt động xuất bản
5 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm những nội dung như sau:
Chương 1: Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Chương 2: Văn hóa - thuộc tính tất yếu của hoạt động xuất bản và những
ví dụ từ thực tiễn
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Khái niệm về văn hóa, hoạt động văn hóa và đời sống văn hóa
1 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan tới mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của con người Theo UNESCO, văn hóa theo ý nghĩa rộng nhất là “tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lỗi sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.”
Trong cuốn 3 của Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia có ghi định nghĩa văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh như sau, “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày, văn hóa thường được hiểu là cách sống, cách cư xử, được thể hiện qua trang phục, phong tục tập quán, nền văn học nghệ thuật, của một quốc gia, của một dân tộc
Trong bài tiểu luận này, ta hiểu khái niệm về văn hóa theo hướng là mọi thứ thuộc về đời sống của con người, trong một vùng lãnh thổ nhất định, nó bao gồm những gì liên quan đến vật chất và tinh thần của một dân tộc nhằm hướng tới chân - thiện - mỹ và sự phát triển bền vững, an toàn cho cá nhân, cộng đồng,
xã hội và toàn nhân loại
Trang 52 Hoạt động văn hóa
Hoạt động văn hóa là hoạt động tinh thần trong đó chủ thể của hoạt động văn hóa là con người, biết chủ động tổ chức, hệ thống, hoạt động, sáng tạo, sản xuất, tổ chức, bảo quản, phân phối, hưởng thụ, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa Con người vừa đưa vào các sản phẩm văn hóa những phẩm chất năng lực, óc thẩm mỹ của mình đồng thời cũng rút ra từ những sản phẩm đó những giá trị về cái thật, cái tốt, cái đẹp để chuyển chúng thành quan niệm ý thức, tư duy nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho chính mình và cộng đồng
3 Đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa là kết quả của hoạt động văn hóa, là sự tương tác giữa con người với môi trường văn hóa, tạo nên diện mạo cũng như chiều sâu của đời sống tinh thần con người, thể hiện chất lượng sống và góp phần hình thành nhân cách
2 Khái niệm về xuất bản và hoạt động xuất bản
1 Khái niệm về xuất bản
Xuất bản ra đời theo yêu cầu của xã hội, phản ánh trình độ phát triển của
xã hội, đồng hành và phản ánh trình độ phát triển của xã hội, đồng thời tác động trở lại sự phát triển của xã hội
Cụm từ Xuất bản vốn là một từ Hán Việt, là động từ có ý nghĩa là phổ biến rộng rãi bằng cách in và phát hành những sách, báo, tranh ảnh và các văn bản khác Trong ngôn ngữ châu Âu, cụm từ xuất bản trong tiếng Anh là
“Publish” còn trong tiếng Pháp là “ Publier ” Cả 2 cụm từ này đều có nguồn gốc xuất phát từ cụm từ latinh “ Publicare ” còn có ý nghĩa là công bố cho mọi người biết
Trang 6Căn cứ vào Luật Xuất bản năm 2012, cụm từ Xuất bản được định nghĩa như sau: “Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu
để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử”
2 Khái niệm về hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản được cấu tạo bởi 3 khâu chính đó là gia công - biên tập, chế bản - in ấn và phát hành
Theo khái niệm, các khâu trong hoạt động xuất bản được thể hiện như sau: Xuất bản là hoạt động gia công, biên tập đối với các tác phẩm, làm cho nó phù hợp với nhu cầu của độc giả (khâu gia công - biên tập); là hoạt động nhân bản hàng loạt các tác phẩm đã được gia công, làm cho nó có một hình thức vật chất nhất định để cung cấp cho độc giả sử dụng (in ấn – chế bản); xuất bản còn
là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản đã hoàn thành sau quá trình sản xuất, nhân bản (phát hành)
Qua các hoạt động xuất bản, ta có thể thấy chức năng của xuất bản như sau.: Xuất bản thực hiện một chức năng gồm ba mặt là: chức năng tri thức để tuyển chọn, tham gia hoàn chỉnh tác phẩm văn hóa và phát hiện tài năng sáng tạo văn hóa tinh thần (quá trình gia công, biên tập, tổ chức bản thảo); chức năng thẩm mỹ và kỹ thuật để thiết kế, đồ họa bản in, vật chất hóa các tác phẩm tinh thần thành các xuất bản phẩm (quá trình in ấn, nhân bản sách); chức năng thương mại để lưu hành, tiêu thụ xuất bản phẩm cho những người có nhu cầu (quá trình phát hành xuất bản phẩm)
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA - THUỘC TÍNH TẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG
XUẤT BẢN VÀ NHỮNG VÍ DỤ TỪ THỰC TIỄN
1 Bản chất của hoạt động xuất bản là truyền bá văn hóa
Trang 7Xuất bản ra đời do nhu cầu thông tin và truyền bá thông tin tri thức Chính vì vậy, bản chất của hoạt động xuất bản là truyền bá văn hóa, tri thức thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội
Trong điều 3, Luật Xuất bản năm 2012, quy định: “Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Thông qua các khâu như: Sản xuất xuất bản phẩm; phân phối, lưu thông xuất bản phẩm; tiêu dùng xuất bản phẩm Hoạt động xuất bản đã thực hiện được mục đích của mình là đưa đến cho con người ta những tri thức về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, các tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại Xuất bản còn góp phần nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống lành mạnh, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, tích lũy văn hóa, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, lan tỏa những nhân tố tích cực, những mô hình hiệu quả, việc làm tốt đẹp, biểu dương người tốt, việc tốt từ đó khơi dậy sức mạnh của nhân dân, đồng thời đấu tranh chống lại mọi hoạt động, biểu hiện phi văn hóa, làm tổn hại lợi ích quốc gia, dân tộc
Cuốn sách “Ngàn năm áo mũ”, qua khâu biên tập và quá trình xuất bản đã đưa đến cho người đọc những tri thức về trang phục của người Việt từ thời Lý, Trần, Lê sơ, Lê trung hưng, cho đến triều Tây Sơn và kết thúc tại thời Nguyễn Lịch sử áo mũ ngàn năm được tóm gọi trong hơn 400 trang sách sẽ đem lại cho
ta bức tranh trang phục đồ sộ, từ trong cung đình cho đến ngoài dân gian trong khoảng từ năm 1009 đến 1945
Dưới đây là một vài hình ảnh trong cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” của tác giả Trần Quang Đức phát hành năm 2013
Trang 8
Hình1 và 2: Hình ảnh bìa và một hình ảnh trong cuốn sách
“Ngàn năm áo mũ”
2 Xuất bản phẩm là các tác phẩm văn hóa tinh thần do các nhà văn hóa sáng tạo ra.
Giá trị văn hóa tinh thần của một xuất bản phẩm chính là giá trị cơ bản của xuất bản phẩm đó Công tác biên tập bản thảo - một trong các khâu của hoạt động xuất bản quyết định việc biến một tác phẩm tinh thần thành một xuất bản phẩm phổ biến trong xã hội Biên tập bản thảo cũng là kết quả lao động tinh thần của biên tập viên trực tiếp đóng góp vào giá trị văn hóa của tác phẩm, mang đến cho người đọc những kiến thức về văn hóa, xã hội và các lĩnh vực của đời sống Do đó đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực xuất bản phải có trình
độ văn hóa cao để có thể đánh giá, chọn lựa, sửa chữa xuất bản phẩm một cách
tỉ mỉ, đưa đến cho người đọc những thông tin chính xác nhất, vừa đảm bảo phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng, vừa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc Chỉ thị 42 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản có
nêu: “Xây dựng kế hoạch dài hạn đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lực lượng, đội ngũ của ngành xuất bản, đảm bảo về quan điểm chính trị và chất lượng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, các
Trang 9tác giả, cộng tác viên trong cả ba khâu xuất bản, in và phát hành ngoài quốc doanh.” Và “nâng cao chất lượng toàn diện các xuất bản phẩm: đảm bảo tính
tư tưởng, tính khoa học, chất lượng giáo dục, văn hoá và sự đa dạng, hấp dẫn của ấn phẩm xuất bản, đảm bảo đủ các loại sách và tải liệu đáp ứng nhu cầu của các đối tượng người đọc khác nhau Chú trọng mảng sách về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sách khoa học - kỹ thuật và công nghệ; sách về truyền thống dân tộc và cách mạng, về bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; phấn đấu có nhiều sách, nhiều bài hay, sâu sắc về tổng kết thực tiễn, phổ biến kinh nghiệm hay, tuyên truyền, động viên, biểu dương nhân tố mới, con người mới Tiếp tục coi trọng sách, bài viết về đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, phản động, chống tham nhũng, tiêu cực, tham ô, lãng phí, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống và các thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, nhưng phải quan tâm đạt được hiệu quả không những làm cho mọi người căm ghét mà còn nâng cao thêm ý thức trách nhiệm, dũng khí và quyết tâm đấu tranh với những cái sai trái, tiêu cực, hư hỏng đó.”
Thực hiện tốt chỉ thị của Đảng, ngành Xuất Bản đã thực hiện nhiều sự kiện để nâng cao chất lượng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng xuất bản phẩm
Sáng ngày 29 tháng 10 năm 2018, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” Tại hội thảo, 33 bài tham luận đến từ các địa biểu, nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo quản lý trong ngành tập trung vào các vấn đề: Cách mạng 4.0, khái niệm đặc trưng và những nội dung cơ bản; Vị trí và đặc thù của hoạt động xuất bản; Vai trò của công tác biên tập trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu đặt ra đối với ngành xuất bản Việt Nam; Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành xuất bản; Thực trạng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản ở nước ta
Trang 10hiện nay và những vấn đề đang đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư Hội thảo nhận được nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ trực tiếp của các đại biểu, nhà khoa học đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về nền tảng và phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ, công nghệ xuất bản và công nghệ kinh doanh, quy trình xuất bản, nhu cầu thị hiếu và sự thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm
và dịch vụ bán hàng của nhà xuất bản, Bên cạnh những thành tựu đạt được, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học cũng đã chỉ ra những thách thức gay gắt của ngành xuất bản đó là công tác chỉ đạo, quản lý xuất bản chưa theo kịp sự vận động của thực tiễn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà công nghệ thông tin, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế tri thức đang được ứng dụng và tác động mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của nó trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành đã và đang tạo ra những thay đổi lớn với các mô hình song hành tồn tại là mô hình truyền thống (tập trung vào in ấn và tạo ra tác phẩm in), mô hình kết hợp giữa các phương tiện truyền thông (tạo và phân phối nội dung trên các kênh truyền thông) và mô hình tạo ra các dịch vụ nội dung dựa trên nền tảng và khách hàng
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi hội thảo “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”
Hình 3 và 4: Hình ảnh Tiến sĩ Vũ Thùy Dương và Phó giáo sư tiến sĩ Trương
Ngọc Nam phát biểu tại Hội thảo
Ngày 28 tháng 11 năm 2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã
tổ chức trưng bày, triển lãm sách nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống
Trang 11và giới thiệu bộ sách “Các dân tộc ở Việt Nam” Qua buổi triển lãm, nhà xuất bản đưa tới rất nhiều tác phẩm theo chủ đề gồm: Sách của Nhà xuất bản từ năm 1945-1992; Sách của Nhà xuất bản từ năm 1992 đến nay; Các bộ sách kinh điển; Sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Sách
về các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng và Nhà nước; Các sách đạt giải qua các thời kỳ; Sách Trung ương đặt hàng; Sách xã, phường, thị trấn Cũng nhân dịp này, nhà xuất bản tổ chức tọa đàm giới thiệu bộ sách “Các dân tộc ở Việt Nam” do phó giáo sư, tiến sĩ Vương Xuân Tình làm chủ biên Qua buổi tọa đàm, chủ biên cuốn sách chia sẻ về quá trình biên soạn bộ sách; nhấn mạnh việc
bộ sách được xuất bản không chỉ ghi dấu một sự kiện khoa học quan trọng của Viện Dân tộc học, mà còn của ngành Dân tộc học/Nhân học Việt Nam
Dưới đây là hình ảnh tại buổi triển lãm sách nhân dịp kỷ niệm 75 Ngày truyền thống và giới thiệu bộ sách “Các dân tộc ở Việt Nam”
Hình 5 và 6: Tại buổi triển lãm sách nhân dịp kỷ niệm 75 Ngày truyền thống
và giới thiệu bộ sách “Các dân tộc ở Việt Nam”
3 Xuất bản biến các tác phẩm của cá nhân thành tài sản của xã hội, góp phần truyền bá các giá trị văn hóa, bảo tồn các giá trị văn hóa và xây dựng nền văn hóa dân tộc
- Trong khâu biên tập bản thảo của hoạt động xuất bản, công tác biên tập bản thảo quyết định việc biến một tác phẩm tinh thần thành một xuất bản phẩm phổ biến trong xã hội, biến một sản phẩm của cá nhân thành giá trị văn hóa xã hội bởi khi giá trị của một xuất bản phẩm sẽ được truyền bá rộng rãi tới công