Nghiên cứu những khó khăn thường gặp phải trong việc xác định lộ trình xây dựng và phát triển bản thân sao cho phù hợp với công việc mong muốn cũng như một số cơ hội nghề nghiệp trước
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NHẬT BẢN
*
BÀI TẬP LỚN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NĂM 2 NGÀNH NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NHẬT
Trang 2Mẫu 2 Bìa phụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NHẬT BẢN
*
BÀI TẬP LỚN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NĂM 2 NGÀNH NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NHẬT
Trang 3Mẫu 3 Lời cam đoan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả trong nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúngquy định
Tác giả
Ký và ghi rõ họ tên)
….………
Trang 4Mẫu 4 Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 5Mẫu 5 Mục lục
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 7
5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 8
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
1.1 Những khái niệm liên quan 10
1.2 Lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp thông qua các đối tượng cụ thể 13
CHƯƠNG 2 : QUAN ĐIỂM, NGUYỆN VỌNG CỦA SINH VIÊN VÀ NHỮNG YẾU
TỐ THEN CHỐT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM, LỰA CHỌN VIỆC LÀM 15
2.1 Nhận định chung về sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật 15
2.2 Các loại hình công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp 16
2.3 Khu vực dự định làm việc trong tương lai 22
2.4.Những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sinh viên trên con đường tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp với bản thân 24
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP ĐỠ, HỖ TRỢ SINH VIÊN NĂM 2 KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG VIỆC NÂNG
3.1 Các yếu tố cần thiết mà sinh viên cần chuẩn bị trước khi ra trường 26
3.2 Những lưu ý khi lựa chọn công việc tương lai 28
KẾT LUẬN………30
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Nhận xét, đánh giá và chấm điểm
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giai đoạn nửa cuối 2019 - nửa đầu năm 2022 được xem là ‘’bức tranh đen tối’’ đối với nền kinh tế trên toàn thế giới vì sức công phá khủng khiếp của dịch bệnh COVID 19 Kể từ tháng 12/2019, Việt Nam đã trải qua 4 lần bùng phát dịch lớn Trong đó, ảnh hưởng nặng nề nhất là đợt dịch lần thứ 4 vừa bùng phát vào cuối tháng 4/2021 đã gây ra nhiều tổn thương cho nền kinh tế Việt Nam [3]
Thông tin trên là một trong số những minh chứng rõ nét nhất cho việc thị trường lao động tại Việt Nam đã và đang trải qua giai đoạn biến động không hề nhỏ Một
số ngành nghề dần trở nên bão hòa và mất đi sự ổn định hay phát triển vốn có.Chính vì vậy, các bạn sinh viên hiện nay nói chung và sinh viên trực thuộc nhóm ngành ngôn ngữ nói riêng luôn phải cập nhật xu hướng ngành nghề và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để có thể hòa nhập với trạng thái ‘Bình thường mới’ sao cho tối
ưu và hiệu quả nhất”sau thời kỳ hậu COVID
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm 2 ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản
Trang 7 Nghiên cứu những khó khăn thường gặp phải trong việc xác định lộ trình xây dựng và phát triển bản thân sao cho phù hợp với công việc mong muốn cũng như một số cơ hội nghề nghiệp trước khi ra trường của sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật.
Góp phần đưa ra các giải pháp để kết nối nguồn nhân lực ngoại ngữ với các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước phù hợp với năng lực sở trường của mỗi người một cách tối ưu nhất
3.2 Nhiệm vụ
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá các cơ sở lí luận liên quan đến vai trò của việc định hướng nghề nghiệp, hiểu rõ năng lực của bản thân đối với sinh viên năm 2 khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
Tìm hiểu quan điểm, nguyện vọng của sinh viên về việc làm mong muốn trong tương lai; những khó khăn chung và tác động từ môi trường ngoại cảnh (gia đình, nhà trường…) tới quyết định của mỗi người
Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, đồng thời hỗ trợ sinh viên nhận thức được kĩ năng, giá trị của bản thân để cân bằng giữa việc nâng cao trình độ chuyên môn và tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng tài liệu: Đọc và phân tích các tài liệu trên sách báo, giáo trình liên quan đến đề tài
Phương pháp điều tra: Để thu thập được những thông tin khách quan và đương thời, ta tiến hành khảo sát với đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm
2 ngành ngôn ngữ Nhật tại trường ĐHNN Đà Nẵng
Hình thức: Tạo web khảo sát online nhằm tìm hiểu về khả năng nhận thức nghề
nghiệp, những thách thức và cơ hội xoay quanh vấn đề này
Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu
Trang 8 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên cơ sở những thông tin thu thập được, phân tích, chọn lọc và tổng hợp các thông tin cần thiết nhằm đưa ra những đánh giá, nhận xét bám sát vào đề tài.
5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa lí luận
Góp phần làm phong phú cơ sở lí luận trong quá trình định hướng nghề nghiệp
và rút ra được một số nhận định chung về:
→ Sự thay đổi cách suy nghĩ của sinh viên qua từng thời kì
→ Những yếu tố khách quan tác động tới tâm lý lựa chọn việc làm của sinh
viên ngành ngôn ngữ Nhật…
Ngoài ra, kết quả từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quan hơn về nhu cầu việc làm hiện nay:
→ Hiểu được lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp ngay từ sớm
→ Nhìn nhận, tham khảo và vận dụng chúng một cách tương ứng với trình độ,
năng lực chuyên môn của bản thân thông qua sự cải thiện học tập làm việc có mục đích, sử dụng quỹ thời gian hợp lý, lựa chọn làm những việc cần thiết ứng với mụctiêu mà bản thân đưa ra…
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên đang theo học ngôn ngữ Nhật và các ngành khoa học khác có các vấn đề nghiên cứu liên quan Đóng góp, gợi ý thêm một số giải pháp cho các nhà nghiên cứu và sinh viên có thêm cơ sở thực tiễn khi tiếp tục quá trình nghiên cứu
Đối với nhà trường, một khi sinh viên có nhận thức và định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ góp phần tăng hiệu quả và kết quả công việc, học tập Từ đó, tăng chất
lượng đầu ra của trường, của ngành => Chất lượng đầu ra tăng, viêc đáp ứng được
yêu cầu của nhà tuyển dụng tăng thì tình trạng làm trái ngành trái nghề trong nhómngành ta sẽ giảm, tác động đến tình trạng thất nghiệp sau tốt nghiệp theo hướng tích cực hơn
Trang 96 Bố cục của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến việc định hướng nghề nghiệp dành cho sinh
viên năm 2 ngành ngôn ngữ Nhật
1.1 Các khái niệm liên quan
- Nghề nghiệp
- Định hướng nghề nghiệp
1.2 Lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp
- Xác định được mục tiêu, hướng đi của nghề nghiệp sau khi ra trường
- Phát triển thế mạnh của bản thân ngày từ sớm
- Hạn chế các rủi ro như làm trái nghề, thất nghiệp,
- Tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc
Chương 2: Quan điểm, nguyện vọng của sinh viên về công việc tương lai và
những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sinh viên trong quá trình tìm kiếm, lựa chọnviệc làm
2.1 Nhận định chung về sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật
2.2 Các loại hình công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp
- Lí do chính lựa chọn ngành học hiện tại
- Hình dung về công việc trong tương lai
- Dự định sau khi tốt nghiệp Đại học
- Định hướng công việc trong tương lai
2.3 Khu vực dự định làm việc trong tương lai
- Nhà nước
- Tư nhân trong nước
- Tư nhân nước ngoài
Trang 10Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên năm 2 khoa
Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng3.1 Các yếu tố cần thiết mà sinh viên cần chuẩn bị trước khi ra trường
- Bằng cấp, chứng chỉ
- Kiến thức chuyên môn
- Kỹ năng mềm
- Tinh thần thực tế
3.2 Những lưu ý khi lựa chọn công việc tương lai
- Đánh giá chính xác về phẩm chất nhân cách và năng lực của mình
- Mọi ý kiến luôn được nhìn nhận dưới những góc độ và nhận xét khác nhau
- Chọn một công việc không phải là “bản án chung thân”, mà là khởi điểm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM 2 NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT
1. 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Những khái niệm liên quan
1.1.1.1 Nghề nghiệp
Nghề nghiệp nghĩa là gì? Hiểu một cách đơn giản, nghề nghiệp là công việc được
xã hội chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng.Nghề nghiệp cũng là đích đến mà mỗi người đều muốn gắn kết lâu dài Vì thế nghềnghiệp được lựa chọn dựa trên đam mê, khả năng cũng như sự suy xét kĩ lưỡng [7]
Ý nghĩa của nghề nghiệp: Nghề nghiệp đem lại của cải vật chất, cho chúng tamột chỗ đứng vững chắc trong xã hội, giúp chúng ta phù hợp với xã hội hơn trongmọi thời đại Và khi lựa chọn, quyết định được nghề nghiệp cũng là lúc mỗi ngườichọn được con đường riêng cho mình, đủ trưởng thành, suy nghĩ chín chắn Không
Trang 11những thế, việc lựa chọn nghề nghiệp đã phần nào phản ánh các đặc điểm tính cáchđộc đáo và các giá trị cuộc sống cơ bản của chúng ta.
1.1.1.2 Định hướng nghề nghiệp
Vì nghề nghiệp là một mục đích công việc cuối cùng của mỗi người cho nên nóluôn cần có một định hướng nghề nghiệp Định hướng nghề nghiệp đương nhiênluôn kèm theo tư duy nghề nghiệp là gì mà chúng ta sẽ cần dành thời gian để suynghĩ và theo đuổi nó Có thể hiểu đơn giản, định hướng nghề nghiệp là việc mỗi cánhân vạch ra các tùy chọn nghề nghiệp trong tương lai dựa trên khả năng, sở thích,tính cách, mức thu nhập trung bình, tỷ lệ cơ hội việc làm, điều kiện kinh tế giađình…[3]
Thông thường, các học sinh, sinh viên sẽ có những buổi định hướng nghềnghiệp cho tương lai của mình.Các buổi định hướng nghề nghiệp thường chủ yếuxoay quanh về sở thích các môn học cũng như những lĩnh vực mà các bạn họcsinh,sinh viên cảm thấy thích Từ đó, có thể dựa vào kinh nghiệm đi trước đểtruyền lại cho các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn ngành học cho đúng đắn [1] Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm rộng được tiếp cận từ nhiều góc độkhác nhau:
Từ góc độ cá nhân: Định hướng nghề nghiệp là sự thiên về một nghề nào
đó, sự hướng tới việc lựa chọn chủ quan của cá nhân đối với các nghề nghiệp trong xã hội, là hệ thống các giá trị, sở thích, hứng thú của cá nhân
về nghề nào đó, là quá trình cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về nghề nghiệp, dựa trên nhu cầu của hệ thống phân công lao động xã hội hiện hành và dựa trên tính cách, năng lực, nguyện vọng của mỗi cá nhân Đối vớisinh viên, định hướng nghề nghiệp có tác dụng đáng kể trong việc điều chỉnh, thúc đẩy các mặt hoạt động của các SV nhằm hướng đến việc duy trì,phát triển nghề nghiệp tương lai [10]
Từ góc độ xã hội: Định hướng nghề nghiệp là hệ thống những biện pháp Tâm lý – Giáo dục và y học được tổ chức đặc biệt, có hệ thống, có mục đíchnhằm hình thành ở mỗi cá nhân một xu hướng ra nghề nghiệp cụ thể có tính
Trang 12đến những nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội Trên cơ sở đó, mỗi cá nhân tự xác định nghề nghiệp của mình sao cho phù hợp với nguyện vọng, niềm say mê, năng lực, khả năng rèn luyện của mỗi cá nhân [10]
Từ góc độ tâm lí học: Trong tâm lí học tồn tại ba quan điểm lý luận bàn về định hướng nghề nghiệp: [10]
Quan điểm thứ nhất, xuất phát từ tư tưởng về tính ổn định và sự khôngthay đổi các phẩm chất cá nhân mà năng lực và thành tích hoạt động của con ngườiphụ thuộc vào nó Theo quan điểm này một mặt tuyển chọn những người thích hợpnhất với một loại hoạt động nào đó, mặt khác là chọn loại nào đó
Quan điểm thứ hai, dựa trên tư tưởng hình thành có phương hưởng cácnăng lực, vì cho rằng ở mỗi một người có thể rèn luyện được những phẩm chất cầnthiết nào đó về nghề nghiệp
Quan điểm thứ ba, là sự định hướng vào việc hình thành phong cách cánhân của hoạt động
→ Như vậy, từ nhiều quan điểm khác nhau về định hướng nghề nghiệp, ở đề tài này định hướng nghề nghiệp được nghiên cứu theo hướng cho rằng: định hướng nghề nghiệp vừa là sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối với các nghề nghiệp trong xã hội dựa trên hệ thống các giá trị, tính cách, năng lực, nguyện vọng, sở thích, hứng thú của cá nhân về nghề nghiệp nào đó, vừa là q trình cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu nghề nghiệp, về hệ thống phân công lao độngtrong xã hội hiện hành dưới sự tác động của hệ thống các biện pháp Tâm lý – Giáo dục phù hợp [10]
1.1.2 Lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp
Mỗi cá nhân đều mang trong mình những màu sắc riêng thông qua việc sở hữu
cả 2 yếu tố chủ đạo là ưu điểm và khuyết điểm Chúng đóng vai trò không hề nhỏtrong quá trình xây dựng, hoàn thiện, phát triển bản thân trở thành một phiên bản
ưu tú nhất theo định nghĩa của từng người Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng tacũng thực sự hiểu được giá trị mình đem lại cho xã hội là gì, đồng thời có thể rơivào trạng thái căng thẳng, khủng hoảng trước sự thành công của bạn bè đồng trang
Trang 13lứa bất cứ lúc nào nếu không sớm định hình sẵn một hướng đi phù hợp cho tươnglai Trên thực tế, sinh viên mới ra trường luôn phải chuẩn bị tâm lí để đối mặt vớimột lượng đáng kể áp lực khi bước ra khỏi cánh cổng đại học Với họ, tạo ra đượcmột thành công nhất định và thực hiện những bước đi đầu tiên trong môi trườnglàm việc mới chính là sự quyết tâm lớn nhất lúc này.Mặc dù vậy, có 1 hiện trạngđang trở nên rõ ràng rằng phần lớn các sinh viên đều không thể trình bày ý tưởng
cụ thể về những gì họ muốn ở công việc hay kế hoạch thay đổi bản thân sau nhiềunăm làm việc tại công ty Điều này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng củađịnh hướng nghề nghiệp, bởi lẽ, nếu không cẩn thận xem xét, chọn lọc và quyếtđịnh hướng đi đúng đắn, xu hướng sinh viên mới tốt nghiệp dễ dàng chấp nhậncông việc đầu tiên được cung cấp một cách tạm bợ, qua loa chỉ để lấp đầy nỗi lolắng, áp lực sẽ ngày càng tăng cao
Khi tiến hành khảo sát nhóm đối tượng là sinh viên năm 2 khoa Ngôn ngữ vàVăn hoá Nhật Bản trường ĐHNN Đà Nẵng, hầu hết các bạn đều đã tự trang bị chomình định hướng nghề nghiệp rõ ràng dựa trên năng lực, sở thích và trình độchuyên môn của bản thân ( tỉ lệ cụ là 73.6%- tức 39/53 câu trả lời) Mặc dù vẫncòn nhiều bạn chưa thể đưa ra kế hoạch chi tiết về công việc mà bản thân muốntheo đuổi trong thời gian sắp tới là gì nhưng tỉ lệ sinh viên đồng tình với câu hỏi
“Sinh viên có nên định hướng nghề nghiệp càng sớm càng tốt không?” chiếm tới96.2%, tức 51/53 câu trả lời ( biểu đồ 1.1.2(1))
Trang 14Một số lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp được tổng kết lại như sau:
1.1.2.1 Xác định được hướng đi, mục tiêu nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp giúp nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên xác địnhđược hướng đi phù hợp với riêng mình Từ đó, xác định được mục tiêu nghềnghiệp để theo đuổi, khẳng định mình trên hành trình sự nghiệp sau này [8]
Trang 151.1.2.2 Khoanh vùng phạm vi nghề nghiệp, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp với bản thân
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất trên hành trình tìm kiếm,theo đuổi và chinh phục ước mơ, sự thành công [8]
1.1.2.3 Hạn chế các rủi ro trong tương lai như bỏ nghề, làm trái nghề, làm nhiều nghề khác nhau hay thậm chí thất nghiệp.
1.1.2.4 Phát triển thế mạnh của bản thân ngày từ sớm
1.1.2.5 Tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc
Có thể phát huy được các điểm mạnh của mình cũng như giảm thiểu được cácđiểm yếu sẵn có Khi tìm được một công việc phù hợp, chúng ta sẽ trở nên cốgắng, sẽ có động lực để sáng tạo, dồn thật nhiều tâm huyết vào nhiệm vụ được giao
và từ đó đem đến những đóng góp thật sự có ích cho công ty [8]
CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM, NGUYỆN VỌNG CỦA SINH VIÊN VÀ NHỮNG YẾU TỐ THEN CHỐT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH TÌM
KIẾM, LỰA CHỌN VIỆC LÀM
2.1 Nhận định chung về sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật
Về sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung vàsinh viên ngành ngôn ngữ Nhật trực thuộc trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học ĐàNẵng nói riêng, họ đều được trang bị những kiến thức chung của hệ đào tạo chuẩnbậc cử nhân do Đại học Đà Nẵng và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Ngànhngôn ngữ Nhật cũng như bất kì ngành học ngôn ngữ nào khác, ngoài trang bị kiếnthức từ cơ bản đến chuyên sâu; bao gồm từ vựng, ngữ pháp, phát âm, sinh viên sẽđược tìm hiểu thêm về văn hóa của nước đó Khung chương trình này khôngnhững giúp sinh viên có thể sử dụng lưu loát, thành thạo 4 kĩ năng nghe, nói, đọc,viết ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường mà còn tạo cơ hội để họ tiếp thu một nền
Trang 16tảng nhất định liên quan tới: văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội, đất nước, con ngườiNhật Bản… với mong muốn sinh viên khi ra trường có thể tự tin hòa nhập, nhanhchóng bắt kịp và làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau Bên cạnh đó,xuyên suốt quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng - nơi đượcxem là một trong những cơ sở đào tạo ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản có uy tínhàng đầu tại Việt Nam, sinh viên có khả năng rèn luyện, trau dồi các kỹ năng mềmcần thiết nhằm hướng tới một môi trường làm việc năng động, lành mạnh sau nàynhư: kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề,
kỹ năng làm việc theo nhóm,…Quan trọng hơn cả, khoa Ngôn ngữ và văn hóaNhật Bản luôn tích cực đề cao những nguyên tắc giao tiếp, ứng xử cùng với thái độlàm việc vô cùng chuyên nghiệp của con người “xứ sở hoa anh đào”, hỗ trợ sinhviên phát triển, ngày càng hoàn thiện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Ngônngữ Nhật có khối lượng kiến thức thực tế vững chắc, lý thuyết chuyên môn sâu,rộng trong phạm vi của ngành đào tạo; Sử dụng tiếng Nhật lưu loát, thành thạotrong các bối cảnh đời sống thường nhật và môi trường công sở [5] Khi sinh viên
đã chọn theo học ngành này đồng nghĩa với việc họ đã chọn một mảnh đất màu mỡ
để khai thác và thể hiện bản thân mình
2.2 Các loại hình công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp
2.2.1 Lí do chính lựa chọn ngành học hiện tại
Khi chính thức bước vào ngưỡng cửa Đại học, mỗi người trong chúng ta đềunung nấu những lí tưởng, mục tiêu để thỏa mãn ước mơ và khát vọng cống hiếnsức trẻ cho nghề nghiệp trong tương lai Và không thể phủ nhận rằng,việc đưa ralựa chọn ngành học cũng như môi trường giáo dục đào tạo phù hợp nhằm pháttriển năng lực, thế mạnh của mỗi người chính là cơ sở vững chắc đầu tiên trongquá trình định hướng nghề nghiệp sau này Hiện nay, xã hội đã không còn phổ biếntình trạng “việc chờ người” ( việc làm có sẵn chỉ cần cá nhân chấp nhận theo quyếtđịnh phân công của cơ quan Nhà nước) mà mỗi người phải chủ động tìm kiếm việc
Trang 17làm và thất nghiệp chính là một rủi ro lớn hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nàovới những cá nhân thụ động, không tích cực nắm bắt cơ hội Đặc biệt, với tư cách
là 1 thế hệ gen Z năng động, nhạy bén trong thời đại công nghệ mới, đa số các bạnsinh viên thuộc khoa ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản trường Đại học Ngoại ngữ ĐàNẵng đã bày tỏ quan điểm theo nhiều hướng khác nhau của mình về ngành họchiện tại
Dựa trên kết quả bảng khảo sát, sinh viên chọn theo học ngành văn hóa và ngônngữ Nhật Bản vì cho rằng đây là ngành nghề có khả năng kiếm được nhiều tiềntrong tương lai chiếm tỉ lệ cao nhất (45,6% trong tổng số mẫu); lí do tiếp theo đượcđưa ra là ngôn ngữ Nhật phù hợp với sở trường, năng lực ngoại ngữ cũng chiếm tỉ
lệ cao đáng kể (30,4% trong tổng số mẫu) và hầu như rất ít sinh viên lựa chọnngành này theo sự tư vấn của bạn bè ( cụ thể là 5,5%)
Trang 182.2.2 Hình dung về công việc trong tương lai
Sự phát triển không ngừng của xã hội kéo theo sự biến động lớn về các ngànhnghề Theo một số liệu mới đây nhất, ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng
600 nghề bị biến mất, thay vào đó là 500 ngành nghề mới xuất hiện [7] Xuất phát
từ mong muốn có được công việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cũng như tươngxứng với trình độ chuyên môn, sinh viên cần xác định rõ giá trị việc làm mà bảnthân hướng tới trong tương lai là gì? Bởi lẽ, đây là tiêu chuẩn quan trọng chi phốiđến quá trình sống và lao động của mỗi con người, tầm quan trọng của giá trị việclàm còn chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố như điều kiện về kinh tế, xã hội, đặc điểmcủa mỗi gia đình và mỗi cá nhân con người Bên cạnh đó, giá trị này cũng gópphần phản ánh mục tiêu định hướng việc làm cho mỗi sinh viên khi tốt nghiệp
Sẽ có công việc ổn định, thu nhập cao
Có công việc ổn định, thu nhập bình thường Công việc có thể không ổn định nhưng thu nhập cao Công việc đúng sở thích
Từ kết quả của bảng khảo sát trên cho thấy, số lượng sinh viên mong muốn cóviệc làm ổn định, thu nhập cao chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các giá trị việc làm