1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của sinh viên trường đại học luật hà nội – thực trạng và giải pháp

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội – Thực trạng và giải pháp
Tác giả Đinh Văn Duy, Nguyễn Thị Minh Châu, Phan Thị Úy Thương, Nguyễn Thanh An, Phùng Khánh Huyền, Hoàng Hiền Phương, Trần Hoàng Kim Ngân, Nguyễn Minh Ngọc, Vũ Quang Anh, Trần Thị Phương Anh, Phạm Mạnh Dũng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp điều tra xã hội học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 870,07 KB

Nội dung

Chọn mẫu điều tra- Phương pháp chọn mẫu: Chúng tôi chọn mẫu không có tính xác xuất bởi cuộc điều tra này chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ- Những người tham gia trả lời: Vì đây là cuộc điều tr

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm

Đề tài: Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Luật

Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện

bài tập nhóm số 01 kết quả như sau:

STT Mã SV Họ và tên

Đánh giá của SV SV ký

GV ký tên

1 471401 Đinh Văn Duy

2 471402 Nguyễn Thị Minh Châu

3 471403 Phan Thị Úy Thương

4 471404 Nguyễn Thanh An

5 471405 Phùng Khánh Huyền

6 471406 Hoàng Hiền Phương

7 471407 Trần Hoàng Kim Ngân

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ……… 1

NỘI DUNG ……… 2

1 Một số vấn đề lý luận ……… 2

1.1 Các khái niệm cơ bản ……… 2

1.2 Nội dung pháp luật ……… 4

1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật ……… 5

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ……… 6

3 Nguyên nhân của thực trạng ………….……… 12

4 Một số giải pháp ……… 14

KẾT LUẬN ……… 17

DANH MỤC THAM KHẢO ……….……… 17

PHỤ LỤC ……….……… 18

Trang 4

Là những người thi hành pháp lý tương lai của đất nước, chúng tôi nhận thức rõ được trách nhiệm của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, không chỉ cần đúng với chuyên môn mà còn phải đóng góp cho sự phát triển luật pháp và công lý của quốcgia Nhưng có một thực tế éo le đang diễn ra bên trong ngành Luật đó là một bộ phận

cử nhân Luật ra trường vẫn còn ôm tấm bằng đứng giữa “ngã tư” không biết đi đâu về đâu, thực trạng này còn diễn ra đối với cả những thạc sĩ vẫn còn đang thất nghiệp hoặc

là chọn những ngành nghề trái với chuyên môn, bỏ phí bốn năm học Luật của mình mà

ra trường chọn cho bản thân một hướng đi trái với dự định ban đầu Tất cả là do đâu? Tất cả những vấn đề nêu trên khiến chúng tôi quyết định tiến hành đề tài: “ Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội sau khi tốt nghiệp

ra trường”

Nhận thức được những khía cạnh quan trọng và cấp thiết trên, chúng tôi đề xuất ra những giải pháp sẽ góp phần giúp định hướng tốt hơn về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội để có dữ liệu thực tế phục vụ đề tài nghiên cứu

 Phân tích dữ liệu làm sáng tỏ nguyên nhân từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề

3 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu không có định hướng nghề nghiệp thì sẽ khó có thể vạch ra mục tiêu mà bản thân muốn hướng tới trong tương lai

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp anket

Trang 5

Bảng hỏi được xây dựng một cách logic, có hệ thống, có nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp dựa theo nội dung của đề tài nhằm thu thập thông tin.

5 Chọn mẫu điều tra

- Phương pháp chọn mẫu:

Chúng tôi chọn mẫu không có tính xác xuất bởi cuộc điều tra này chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ

- Những người tham gia trả lời:

Vì đây là cuộc điều tra về định hướng nghề nghiệp của Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội sau khi tốt nghiệp nên những người tham gia trả lời đều là sinh viên của trường từ năm nhất đến năm tư

- Số lượng phiếu phát ra thu về: 110/110

- Cách xử lý thông tin thu được:

Làm sạch số liệu, tạo thang đo, mã hóa, nhập số liệu và sau đó tính toán các số liệu

III NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1.Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ “sinh viên” có gốc từ tiếng Latinh “ students", nghĩa là “người làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức” Các hoạt động học học tập, nghiên cứu khoa học hay hoạt động xã hội của sinh viên đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình học trong các trường nghề

Theo Luật Giáo dục đại học sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học [1]

Có thể nhận thấy sinh viên trước hết vẫn là thanh niên với tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, nhạy bén trước mọi vấn đề, thích khẳng định cái "tôi" và thích khám phá Mặt khác, họ là những công dân thực thụ với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước phápluật, một số gần như độc lập với gia đình về kinh tế, khả năng tự ý thức cao, thể hiện

sự mẫu mực của người trưởng thành trẻ tuổi Do đó, lứa tuổi thanh niên sinh viên có những đặc trưng riêng với các hoạt động cơ bản của họ

1.1.2 Khái niệm nghề nghiệp

Thuật ngữ “Nghề nghiệp” được sử dụng phổ biến và định nghĩa dưới nhiều góc độ

khác nhau trong nhiều lĩnh vực khoa học như xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, Thuật ngữ này ban đầu chỉ nói đến sự phát triển kỹ năng, kiến thức của cá nhân Trong một công việc nhất định sau đó được bổ sung và sử dụng hành ngày cho đến khiđịnh nghĩa của nó được mở rộng như hiện nay

Nghề nghiệp (Occupation) là tập hợp các công việc cụ thể (job) giống nhau về các nhiệm vụ hoặc mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính “Nghề nghiệp” trong xã

hội không phải là một cái gì ổn định, cứng nhắc Các nghề trong xã hội luôn ở trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ Xã hội càng phát triển thì

sự phân hóa ngành nghề càng diễn ra mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp

Trang 6

Viện chủ nghĩa Xã hội học cũng xác định “ nghề nghiệp là một lĩnh vực mà trong

đó con người sử dụng sức lao động của mình để tại ra những cái cần thiết cho xã hội, nhờ đó con người có thể thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho việc tồn tại và phát triển của mình”

Theo quan điểm Xã hội học, nhà xã hội học Đức Max Weber từng đề cập hoạt động nghề nghiệp trong quyển sách “Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa

Tư bản” (1920) Ông xem xét “nghề nghiệp” không chỉ có nghĩa là nghề nghiệp mà

còn mang ý nghĩa thiên chức của con người Vì thế khái niệm nghề nghiệp luôn đi đôi với khái niệm thiên chức, bổn phận của mỗi người trong cuộc sống [3]

Theo quan điểm tâm lý học, “nghề nghiệp” được nhìn nhận theo nhiều quan điểm

của rất nhiều nhà tâm lý học Trong đó, quan niệm được đồng tình nhiều nhất là định

nghĩa của tác giả E.A.Klimov “nghề là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có), nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển” [4]

Có thể thấy, nghề nghiệp tạo lập một vị thế quan trọng trong cuộc sống mỗi người, một nghề nào đó có thể cho người ta một địa vị xã hội nhất định nhưng người ta cũng

có thể gán đạt cho một nghề nào đó một vị trí xã hội vô cùng lớn lao Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, nghề nghiệp cũng phát triển theo Khái niệm “việc

làm” và “nghề nghiệp” đôi khi vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn chúng ta cần phân

biệt giữa hai khái niệm này

Theo Khoản 1 Điều 9, Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2019 “ việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm” Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

- Làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó

- Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặcquyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó

- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dướihình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó

Có thể coi “nghề nghiệp” là “việc làm” nhưng không phải việc làm nào cũng là nghề nghiệp Chúng khác nhau ở chỗ “nghề nghiệp” là sự gắn bó lâu dài với công việc

có tính chuyên môn, trình độ và kỹ năng nhờ vào quá trình đào tạo Còn “việc làm” chỉgắn một số kỹ năng lao động nào đó thuộc một hay vài nghề miễn là qua hoạt động cụthể, người lao động có thể hoàn thành nhiệm vụ và kiếm được tiền sinh sống Kháiniệm “nghề” khác với khái niệm “việc làm” và nó chỉ rõ sự chuyên nghiệp dù chỉ làtương đối đòi hỏi con người phải đầu tư, gắn bó và rèn luyện

Tóm lại, có thể hiểu “Nghề nghiệp” là một dạng hoạt động lao động đòi hỏi ở con

người có tri thức, kĩ năng cần thiết, chuyên môn trong từng lĩnh vực nhất định phù hợp với ngành nghề Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và bản thân

1.1.3 Khái niệm định hướng nghề nghiệp

a, Góc độ cá nhân

Định hướng nghề nghiệp là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọngquyết định sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc đời mỗi sinh viên Định hướng nghềnghiệp có thể được hiểu là việc mà mỗi cá nhân tự đặt ra cho mình các lựa chọn nghềnghiệp trong tương lai dựa trên các tiêu chí như: khả năng, sở thích, tính cách, điều

Trang 7

kiện gia đình,… và những yếu tố khác có liên quan đến từng nghề nghiệp cụ thể nhưmức thu nhập hay cơ hội việc làm.

Việc định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân góp phần quan trọng trong việc tìmkiếm được việc làm, nhằm giúp cho người được định hướng hiểu về thế giới nghềnghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp trong tương lai, tìm được hạnh phúc tronglao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xãhội

b,Góc độ xã hội

Tư tưởng định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời cổ đại dưới dạng rất

sơ khai và được biểu hiện thông qua việc phân chia lao động theo địa vị và xuất thâncủa mỗi người trong xã hội Đến thế kỷ XIX khi nền sản xuất phát triển cùng vớinhững tư tưởng tích cực về giải phóng con người diễn ra trên khắp thế giới thì khoahọc hướng nghiệp hay định hướng nghề nghiệp mới thực sự trở thành một khoa họcđộc lập

Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng (Viện khoa học xã hội Việt Nam 2008) địnhhướng là khuynh hướng của một hoạt động cụ thể, nó thể hiện sự am hiểu, thông thạovấn đề và gắn liền với những kỹ năng nắm bắt, làm chủ trong một hoàn cảnh hay bốicảnh nào đó [2, tr 161]

Việc tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của SV là nhiệm vụ rất quan trọng ở các

trường Đại học, Cao đẳng, Nó cho biết hướng phát triển nghề nghiệp của SV, từ đógiúp SV có những kế hoạch đúng đắn và tích cực hoạt động để đạt được mục tiêu, lýtưởng nghề nghiệp của mình trong tương lai

Việc định hướng nghề nghiệp diễn ra trong thời gian dài, có thể được thực hiện ở

trường phổ thông trước khi sinh viên chọn ngành để thi vào Đại học, trong thời gianhọc ở trường Đại học hoặc ngay cả sau khi tốt nghiệp Đại học Thông thường việcđịnh hướng chọn ngành khi còn học phổ thông (hoặc trước đó) là quan trọng vàthường bị chi phối bởi gia đình, bạn bè cũng như trào lưu xã hội Trong khi đó, địnhhướng nghề nghiệp lúc sinh viên đang học Đại học thì do tinh thần chủ động của bảnthân sinh viên, do ý thức học hỏi chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghề phù hợp Ngay

cả sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tự rèn luyện, phát triển để phù hợp với nhiềungành nghề khác nhau trong thị trường lao động

Tóm lại, Định hướng nghề nghiệp là định hướng mỗi cá nhân hướng đến những

giá trị nhất định trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của họ, là sự phản ánh chủ quan có sự lựa chọn các giá trị nghề nghiệp trong ý thức và tâm lý của con người, là quá trình xác định các giá trị của cá nhân đối với nghề.

1.2.Nội dung pháp luật liên quan đề tài

Luật Giáo dục nêu định nghĩa khái quát về việc hướng nghiệp trong giáo dục tạiKhoản 1 Điều 9 như sau:

“Điều 9 Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục

1 Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài

cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

2 Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ

sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo

Trang 8

dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của

cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

3 Chính phủ quy định chi tiết hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.”

Đối với việc tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cơ sở giáo dục đại học tại Khoản

4 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT đã quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp,

việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục quy định cụ thể như sau:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin việc làm, tuyển dụng, yêu cầu về kỹ năng, thái độ của các nhóm nghề nghiệp, việc làm; thông tin về nhu cầu thị trường lao động liên quan đến ngành đào tạo.

- Đào tạo, bồi dưỡng giúp sinh viên rèn luyện, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, quản lý cảm xúc và các kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm.

- Hỗ trợ sinh viên trải nghiệm, làm quen với công việc thực tế tại đơn vị đối tác; hướng dẫn sinh viên tham gia việc làm thêm phù hợp với thời gian học tập và theo quy định của nhà trường.

- Công bố thông tin về tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; cập nhật

dữ liệu thống kê việc làm của sinh viên vào phần mềm cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3.Nhận thức và thực hiện liên quan đến đề tài

Hướng nghiệp đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình giáo dục, giúp lựa chọnngành nghề hợp lý và tạo điều kiện xác định nghề nghiệp cho dân lao động đặc biệt làlứa tuổi học sinh, sinh viên cần có sự định hướng đúng đắn về nghề nghiệp để đáp ứngnhững thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, nếu không có hướng nghiệpcác bạn trẻ có thể chạy theo xu hướng hoặc lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp vớibản thân dẫn tới phải làm trái nghề hay thậm chí thất nghiệp Việc định hướng nghềnghiệp cho sinh viên khi ra trường có tầm ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển xãhội khi các tri thức trẻ có trình độ cao, đầy nhiệt huyết tham gia vào các hoạt động của

xã hội, tránh lãng phí trong đào tạo

Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp để tránh các hệ quả sẽ xảy ra nếusinh viên không được định hướng nghề nghiệp đúng đắn thông qua việc đặt ra các quyđịnh về định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy,

cô giáo mà hướng nghiệp còn được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tácđộng, hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là bậc phụ huynh “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoàinhà trường đề giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghềnghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng laođộng của xã hội’ (Điều 3- Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều Luật Giáo dục)

Trang 9

Ngày nay, vấn đề việc làm đang là nhu cầu bức thiết của nhiều quốc gia, đặc biệt lànhững quốc gia đang phát triển với nguồn nhân lực dồi dào Vấn đề việc làm luôn được quan tâm cho mọi nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhất là nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng - Đại học Dễ thấy trong thời kỳ hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam và các nước đang hợp tác và cạnh tranh vô cùng

đa dạng Từ đó, ngành Luật trở thành một ngành nghề “đắt giá” hơn bao giờ hết, được coi như “kim chỉ nam” cho mọi lĩnh vực

Hiện nay hầu hết sinh viên Luật nói chung và sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng, sau khi tốt nghiệp đều tất bật kiếm tìm cho mình một công việc với mong muốn ổn định về lâu dài Vì vậy, việc có được cho mình một định hướng nghề nghiệp đúng đắn là rất cần thiết để tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang xảy ra trong xã hội hiện nay

Tuy nhiên thông qua khảo sát "Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội" nhóm chúng tôi nhận thấy bốn vấn đề thực

trạng như sau:

1.1 Thứ nhất: Vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa có

định hướng nghề nghiệp cho bản thân sau khi tốt nghiệp

Trong cuộc điều tra ngẫu nhiên 110 sinh viên trường đại học luật Hà Nội thì tỷ lệ sinh viên đã có định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp là 77.3%, điều này đồng nghĩa với việc gần như cứ 4 người được hỏi thì có tới 3 người trả lời đã có định hướng cho bản thân sau khi tốt nghiệp Hầu hết sinh viên đã có ý thức về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp sớm và đã có những kế hoạch nhất định cho bản thân trong tương lai Thế nhưng con số 22,7% sinh viên chưa có định hướng nghề nghiệp cũng không phải là một tỷ lệ nhỏ Tuy chỉ bằng khoảng ⅓ so với lượng sinh viên đã cóđịnh hướng nghề nghiệp nhưng đây lại là một thực trạng đáng buồn, đáng suy ngẫm

Nó cũng phần nào phản ánh được lối sống thờ ơ, buông thả bản thân, không lo nghĩ cho tương lai của một phần sinh viên học Luật hiện nay

Trang 10

thay vì ỷ lại vào gia đình, không tự lập và để dẫn đến tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường

tư 07/2022/TT-BGDĐT đã quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục Việc có định hướng từ sớm còn giúp các em tránh việc chọn sai ngành nghề, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và sức lực Theo sau

đó, đứng ở vị trí thứ hai, với tỉ lệ chiếm 24.7% cho câu trả lời đã có định hướng từ nămnhất Khi đã được trải nghiệm về môi trường mới, hiểu hơn về ngành luật, tiếp thu những kiến thức cần thiết, trải nghiệm để hiểu bản thân có phù hợp với nghề luật hay không; tới lúc đó các bạn mới tự đưa ra những định hướng nghề nghiệp tương lai, cụ thể là tới năm hai và năm ba với tỉ lệ lần lượt là 9.4% và 5.9%

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một tỷ lệ không nhỏ số sinh viên tới tận năm bốn mới đưa ra cho mình một định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp (chiếm tới 16.5%) Tỉ

lệ không hề nhỏ khiến chúng ta phải suy ngẫm vì đây đều là những bạn sinh viên năm cuối - sát ngưỡng cửa phải tìm kiếm việc làm, liệu rằng quyết định định hướng của họ

có chính xác không hay họ sẽ phải lựa chọn lại

Thông qua cuộc khảo sát, tỉ lệ các bạn sinh viên lựa chọn định hướng từ năm nhất cao hơn năm bốn là minh chứng rõ ràng cho chất lượng giáo dục của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tư tưởng của giới trẻ ngày càng tiến bộ, không phụ thuộc mà tự lập từ sớm, suy nghĩ thấu đáo cho tương lai

Trang 11

Xét tới tiêu chí về gia đình, tỷ lệ này chiếm tới 22,7% có thể thấy ở một góc độ nào

đó sinh viên ít nhiều cũng trao đổi với cha mẹ về việc định hướng nghề nghiệp Tuy nhiên cũng tồn tại rủi ro ở phương án này vì nếu như cha mẹ áp đặt, không hiểu rõ về con cái sẽ dẫn đến hệ quả con cái học hành chểnh mảng, lạc lõng trong chính môi trường mà mình đang ở trong đó Hầu hết khi đã là sinh viên năm bốn - năm cuối cùngsát với ngưỡng cửa tìm kiếm việc làm, các bạn lựa chọn “Theo tính toán cá nhân” khá nhiều (20%) bởi lẽ ai ở thời điểm này cũng đều đã dự tính cho mình những hướng đi, cân đo đong đếm, trang bị cho mình rất nhiều dự liệu chứ không chỉ đơn thuần là định hướng theo sở thích nữa Với số lượng này, dễ thấy sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã nhận thức được những vấn đề liên quan tới ngành luật

STT Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ (%)

về Luật đã được đào tạo “Bản thân tôi luôn chủ động học tập, rèn luyện kiến thức chuyên môn để có nền tảng tốt phục vụ cho công việc liên quan đến pháp luật Học tậpthêm các kỹ năng mềm về giao tiếp tranh luận, hùng biện, thuyết trình Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, xu thế hội nhập việc làm trong tương lai.”

Bên cạnh bản thân và gia đình, xã hội cũng là một yếu tố, tiêu chí để lựa chọn ngành nghề của sinh viên luật khi tiến hành khảo sát chúng tôi đã đưa ra một vấn đề

mà mọi người rất quan tâm là thiếu hụt nhân sự ngành luật, “Hàng năm, số lượng cử

Trang 12

nhân Luật trường Đại học Luật Hà Nội được trao bằng tốt nghiệp rất nhiều (gần đây là năm 2022 với hơn 1.600 sinh viên) nhưng vẫn còn tồn tại việc thiếu hụt trong nhân sự ngành Luật Anh/chị có suy nghĩ gì về vấn đề này?” Hơn 100 câu trả lời độc nhất, không ai giống ai Điều đó thể hiện vấn đề này tuy nhiều bất cập nhưng lại được đánh giá theo nhiều hướng khác nhau, từ nhiều người khác nhau, không phiến diện Đó có thể là lý do xuất phát từ cá nhân như mất hứng thú, mất nhiệt huyết với ngành nghề, cóhứng thú với lĩnh vực khác, không hiểu rõ thế mạnh của mình, không xin được việc làm, Hoặc cũng có thể đến từ những nguyên nhân khác như không có điều kiện để làm việc trong lĩnh vực mình đã học, đãi ngộ xã hội thấp, Như vậy một bộ phận sinh viên cũng nhận thấy được những bất cập trong việc tuyển dụng nhân sự pháp lý làm ảnh hưởng ít nhiều tới việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên trường đại học Luật

Hà Nội hiện nay

1.3 Thứ ba: Xu hướng lựa chọn nghề của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

dù rất sốt sắng, lo lắng muốn đi làm luôn ngay khi tốt nghiệp nhưng các bạn vẫn quyết định tiếp tục học để bổ trợ cho công việc mong muốn Điều này thể hiện sự chắc chắn cho tương lai của bản thân sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong công việc thay vì lao đầu vào cố gắng kiếm tiền thật nhanh Số còn lại vẫn chưa có dự định gì chiếm tỉ lệ lêntới 12.7% - một chỉ số không nhỏ biểu hiện rõ cho việc chưa làm chủ được cuộc đời mình, vẫn còn ham vui không lo lắng cho tương lai sau này

số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước v.v…

Sau đây là bảng số liệu vị trí/ nghề nghiệp mà sinh viên Luật hướng tới sau khi tốt nghiệp:

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w