tao diéu kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý",ngày 25/11/2015, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật số 92/2015/QH13 cóhiệu lực từ ngày 1/7/2016, trong đó có những quy định về t
Trang 1NGUYEN TIEN VIỆT
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
HA NOI - 2018
Trang 2NGUYEN TIEN VIỆT
THAM QUYEN GIAI QUYET CAC VU AN DAN SU
CUA TOA AN VA THUC TIEN AP DUNG
TAI CAC TOA AN NHÂN DAN 0 TINH SON LA
LUẬN VĂN THAC SĨ LUAT HOC
Chuyên ngành : Luật dân sự và Tô tụng dân sự
Ma sé : 8 38 01 03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thi Huyền
HÀ NỘI - 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tdi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Tiến Việt
Trang 4Chương 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE THẤM QUYEN GIẢI QUYẾT
VU AN DAN SU CUA TOA AN NHAN DAN
Nhận thức chung về thẩm quyén giải quyết vu án dân sự của
Tòa án nhân dân
Nội dung pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết vụ án
dân sự của Toa an nhân dân
Chương 2: THỰC TIEN ÁP DỤNG THẤM QUYEN GIẢI QUYẾT VỤ
ÁN DAN SU CUA CAC TOA ÁN O TINH SƠN LA VÀ MỘT
SO KIEN NGHI
Thực tiễn áp dụng thâm quyền giải quyết vụ án dân sự của các
Tòa an ở tỉnh Sơn La
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng pháp
luật về thâm quyên giải quyết vụ án dân sự của các Tòa án ở
Trang 5Số hiệu Tên bảng Trang
bảng
2.1 Két qua thu ly vu an dan su cua Toa an nhan dan hai cap 0
tinh Son La từ năm 2013 đến năm 2017 36
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng phát triển đặc biệt khi nước
ta đã hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, các quan hệ dân sựngày càng đa dạng, phong phú thì các tranh chấp dân sự ngày càng đa dạng vàgia tăng với số lượng lớn
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tiếp tục day nhanh quá trìnhcải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, công cuộc cải cách tưpháp cũng đang được Đảng và Nhà nước tích cực triển khai, coi đây như làkhâu đột phá quan trọng, thúc đây quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa Điều này được thể hiện rõ nét trongNghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02 tháng 6 năm 2005 về "Chiến lược cảicách tr pháp đến năm 2020" Công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta đã vàđang đặt ra một loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần được giải quyết một cáchhợp lý và thỏa đáng, trong đó có vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềthâm quyên dân sự của Tòa án nhân dân
Dé giải quyết các tranh chấp dân sự của cá nhân, tô chức trong nềnkinh tế thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như:thương lượng, hòa giải, trọng tài (đối với tranh chấp kinh doanh, thương mai)
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự tại Tòa án cho thấy, khi
thương lượng, hòa giải không thành, các đương sự thường lựa chọn hình thức
giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án như một giải pháp cuối cùng débảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình Tuy nhiên, việc giải quyếttranh chấp bang con đường Tòa án vẫn còn nhiều van dé đáng quan tâm đó là:vướng mắc từ phía pháp luật chưa phù hợp, dẫn đến việc áp dụng không đạtđược tính thuyết phục; hướng dẫn của ngành không thống nhất, quan điểmgiải quyết không thống nhất giữa các cấp giải quyết, điều đó làm cho hoạt
Trang 7dân sự năm 2011, Hiến pháp năm 2013, song các quy định của pháp luật vềthâm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án vẫn còn nhiều vấn đề cầnđược làm rõ nhăm đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật Hơn nữa trongNhà nước pháp quyền cũng đòi hỏi hoạt động xét xử của Tòa án phải đảm bảocông minh, nhanh chóng, chính xác và kip thời tránh tinh trạng tồn đọng án,giải quyết án kéo dài, dễ gây phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự Đểkhắc phục những hạn chế, bất cập của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 vàthực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị vềChiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhằm: “7, iép tuc hoan thién thu tuct6 tung dân sự tao diéu kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý",ngày 25/11/2015, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật số 92/2015/QH13 cóhiệu lực từ ngày 1/7/2016, trong đó có những quy định về thâm quyên giảiquyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân.
Thực tiễn áp dụng pháp luật về thâm quyên giải quyết vụ án dan sựcủa các Tòa án ở tỉnh Sơn La về cơ bản đã thực hiện đúng các quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho cánhân, pháp nhân bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của minh, cũng như bảo đảmcho Tòa án có điều kiện tốt nhất giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự.Tuy nhiên, vẫn còn một số các vụ việc do xác định chưa chính xác tính chấtcủa quan hệ pháp luật tranh chấp dân sự dẫn đến Tòa án đã thụ lý không đúngloại việc tranh chấp, sai thâm quyên theo cấp hoặc lãnh thổ Trước những yêucầu của thực tiễn xác định thâm quyên giải quyết vụ án dân sự của các Tòa án
ở tinh Son La, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật về thẩmquyền dân sự của Tòa nhăm góp phan làm sáng tỏ thêm các quy định về thẩmquyên giải quyết vụ án dân sự của Tòa án của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 cũng như thực tiễn áp dụng tại các Tòa án ở tỉnh Sơn La, tìm ra những
Trang 8thâm quyền giải quyết vụ án dân sự của các Tòa án ở tỉnh Sơn La hiện nay làhết sức cần thiết.
Chính vì các ly do trên học viên chọn đề tài "Thẩm quyền giải quyếtcác vụ án dân sự của Tòa án và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân
ở tỉnh Sơn La" đề thực hiện luận văn thạc sĩ luật, định hướng ứng dụng nhằmmục đích nghiên cứu những quy định pháp luật tố tụng dân sự về thâm quyềngiải quyết các vụ án dân sự làm tư liệu áp dụng pháp luật Ngoài ra nghiêncứu đề tài cũng nhằm làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về thâm quyên giảiquyết vụ án dân sự của các Tòa án ở tỉnh Sơn La, đặc biệt là những vướngmắc trong quá trình thi hành Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 liên quan đếnthâm quyền giải quyết vụ án dân sự, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằmhoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết
vụ an dan sự của các Tòa an ở tỉnh Sơn La.
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đề tài thâm quyền dân sự của Tòa án nhân dân đã được rất nhiều tácgiả nghiên cứu, đề cập ở các góc độ và mức độ khác nhau Ngoài các giáotrình của các cơ sở đào tạo luật có một chương riêng nghiên cứu về thâmquyền dân sự của Tòa án nhân dân, còn có các luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩluật học, các bài viết đăng trên các tạp chí luật học, các khóa luận tốt nghiệp,các bài hội thảo, bài báo, bài viết trong các dé tài nghiên cứu khoa học Có thé
kế đến một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Luận án tiễn sĩ luật học với dé tài: "Phân cấp thẩm quyên giải quyếttranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay", của Lê Thị Hà, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005.
- Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Hoài Nam với đề tài: "Tham quyềnxét xử sơ thẩm theo pháp luật to tung dan su tai Viét Nam", bao vé tai Truong
Trang 9giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn Tòa án nhân dânthành phố Hà Nội", bảo vệ tại Viện Đại học Mở Hà Nội năm 2017.
- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Tố Loan với dé tài: "Tham quyén
sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ - Một số vấn dé lý luận và thực tiên ",thực hiện tại Trường Đại học Luật Ha Nội năm 2009; Khóa luận tốt nghiệp củaTran Quang Anh với dé tài: "Thẩm quyên của Tòa án trong việc giải quyết cáctranh chấp về dân sự", thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016
- Về đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường có thể kê đến đề tài nghiêncứu khoa học “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thi tục giải quyết vu Việc
dan sự theo định hướng cai cach tu pháp", Trường Dai học Luật Ha Nội, Hà
Nội năm 2010, do TS Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm
- Về sách có cuốn "Binh luận khoa hoc Bộ luật T: 6 tung dan su nam2015", Chủ biên TS Bùi Thị Huyền, Nhà xuất bản Lao động, năm 2016 vàcu6n "Binh luận khoa học Bộ luật Tổ tụng dan sự năm 2015", Chủ biênPGS.TS Trần Anh Tuan, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2017
- Về bài báo, có rất nhiều bài báo về thâm quyền dân sự của Tòa ánnhân dân như bài "V thẩm quyên giải quyết tranh chấp dat dai của tòa an",Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17/2004, của Tran Quang Huy; bài "Mor số van
dé trong giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyên sử dụngđất", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2004; bài "M6t vài suy nghĩ về giảiquyết tranh chấp quyên sử dung dat", Tap chí Tòa án nhân dân, số 3/2007; bài
"Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việcdan su" của Tưởng Duy Luong; bài "Mor số van dé đặt ra khi thực hiện thẩmquyên mới của tòa dn cấp huyện theo quy định của Bộ luật TỔ tung dân sự",Tạp chí Kiểm sát, số 14/2006, của Trần Văn Tuân; bài "Giải quyết tranh chấp
về quyên tác giả tại tòa án nhân dân theo thủ tục tô tụng dân sự", Tạp chí Toa
Trang 10cứu lập pháp, số 7 (144), tháng 4/2009 của Trần Anh Tuấn; bài "Về thẩmquyên giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án", Tạp chí Tòa án nhân dân, số14/2004, của Nguyễn Quang Tuyến
Tuy nhiên, có thé thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu riêng về thâmquyền giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án và thực tiễn áp dụng tại các Tòa
án nhân dân ở tỉnh Sơn La.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục dich nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm xây dựng, hoàn thiện phápluật về thâm quyên giải quyết vụ án dân sự khoa học, hợp lý, tạo điều kiệnthuận lợi cho người dân khi thực hiện quyền khởi kiện của mình, đồng thờitạo điều kiện cho các Tòa án ở tỉnh Sơn La thực hiện việc thụ lý vụ án dân sựnhanh chóng, chính xác, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các cánhân, cơ quan, tổ chức khi có tranh chấp dân sự xảy ra
3.2 Nhiệm vụ nghién cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ chủ yếu:
- Làm rõ hơn khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thâm quyền giải quyết
vụ an dan sự của Tòa an nhân dân.
- Phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 về thâm quyên giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án
- Tìm hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015 về thâm quyên giải quyết các vụ án dân sự của các Tòa
án ở tỉnh Sơn La trong những năm gần đây
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảmthực hiện pháp luật về thâm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của các Tòa
án ở tỉnh Sơn La.
Trang 11Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Một số van đề cơ bản về thâm quyên giải quyết vụ án dân sự của Tòa
án nhân dân trong t6 tụng dân sự, đặc biệt là các quy định cua pháp luật tố tụngdân sự hiện hành về thâm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân
- Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiệnhành về thâm quyên giải quyết vụ án dân sự của các Tòa án ở tỉnh Sơn La,xác định những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện và rút ranguyên nhân của tổn tại, vướng mắc
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Vi là luận văn thạc sĩ ứng dụng nên luận văn không di sâu vào
nghiên cứu sâu tất cả những van dé lý luận về thâm quyền giải quyết vụ ándân sự, mà chỉ nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thẩm quyềngiải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân Nghiên cứu các quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thâm quyền sơ thâm giải quyết các vụ ándân sự của Tòa án theo ba nội dung: thẩm quyên theo loại việc, thâm quyềntheo cấp Tòa án và thâm quyên theo lãnh thổ
- Luận văn phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 và các văn bản hướng dan thi hành về thẩm quyền giải quyết vụ
án dân sự của Tòa án nhân dân Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và sốtrang của luận văn thạc sĩ ứng dụng nên luận văn tập trung nghiên cứu thamquyên giải quyết vụ án dân sự (theo nghĩa hep), luận văn không nghiên cứu
về thâm quyền giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình, vụ án kinh doanh,
thương mại và lao động.
- Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng thâm quyên giảiquyết vụ án dân sự (theo nghĩa hẹp) của các Tòa án tại tỉnh Sơn La từ năm
2013 đến nay, nhưng chủ yếu là từ 1/7/2016 đến nay
Trang 12Mac - Lénin là chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; tư tưởng HồChí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ViệtNam về cai cach tư phap Bên cạnh đó luận văn sử dụng phương pháp nghiêncứu khoa học như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng cóchọn lọc để bình luận trong quá trình nghiên cứu.
6 Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Luân văn co nhưng điêm mơi và đóng góp sau đây:
Về lý luân : Luận văn làm rõ hơn khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa củathâm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân
Về đánh giá lu ật thực định: Luận văn đánh giá khách quan, dựa trên
cơ sở khoa học các quy định của pháp luật tố tung dân sự hiện hành về thắmquyên giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân, đề xuất kiến nghị nhằmhoàn thiện pháp luật tô tụng dân sự về van dé này
Về thuc tiền: Luận văn đánh giá đúng thực tiễn áp dụng pháp về thâmquyền giải quyết vụ án dân sự của các Tòa án ở tỉnh Sơn La, chỉ ra đượcnguyên nhân của các hạn chế, vướng mắc và đề xuất đưa những kiến nghịnhằm bao đảm thực hiện áp dụng pháp luật về thâm quyên giải quyết vụ án
dân sự của các Tòa án ở tỉnh Sơn La.
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn gồm hai chương với nội dung như sau:
Chương 1: Những van đề chung về thâm quyền giải quyết vụ án dân
sự của Tòa án nhân dân.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng thâm quyên giải quyết vụ án dân sự của
các Tòa án ở tỉnh Sơn La và một sô kiên nghi.
Trang 13GIAI QUYET VU AN DAN SU CUA TOA AN NHAN DAN
1.1 Nhận thức chung về tham quyền giải quyết vu án dân sự của
Tòa án nhân dân
1.1.1 Khái niệm thẩm quyén giải quyết vụ án dân sự của Tòa án
nhân dân
Trước hết, dưới góc độ ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt giải thích "thamquyên" là "quyên xem xét để kết luận và định đoạt một vấn dé theo phápluật" Theo đó, "tham quyên" được hiệu theo nghĩa chung nhất là quyền củamột tổ chức, cá nhân tự mình nhìn nhận, đánh giá sự việc và đưa ra phánquyết dé giải quyết một van dé nào đó phù hợp với quy định của pháp luật
Dưới góc độ pháp lý, theo Từ điển Luật học thì "tham quyền" là "tổnghợp các quyên và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tô chứcthuộc bộ máy Nhà nước do luật pháp quy dinh"’ Từ đó cho thay, khái niệmthâm quyền bao hàm hai nội dung chính là quyền hành động và quyền quyếtđịnh Quyền hành động là quyền được làm những công việc nhất định, cònquyền quyết định là quyền hạn giải quyết công việc đó trong phạm vi phápluật cho phép Dưới góc độ nghiên cứu, tác giả Lê Hoài Nam cho rang: "Thamquyên là quyên được thực hiện những hành vi pháp lý mà pháp luật giao chomột tô chức hoặc nhân viên Nhà nước Nói khác di, thẩm quyên là quyên củamột chủ thể nhất định, đó là khả năng mà pháp luật cho phép được thực hiệnmột công việc trong một lĩnh vực, một phạm vi nhất định ° Theo tác giả LêThị Hà: "Tham quyên là tổng hop các quyền mà pháp luật quy định cho một
cơ quan, t6 chức hoặc một công chức được xem xét giải quyết những công
1 Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng việt, Nxb Từ điển bách khoa, tr 992.
2 Viện Khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2005), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa, tr 459.
3 Lê Hoài Nam (1997), Thâm quyền xét xử sơ thâm theo pháp luật tố tụng dân sự tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 11.
Trang 14dưới góc độ nào thì "tham quyền" luôn bao hàm 2 nội dung cơ bản đó là:quyền xem xét giải quyết các vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép vàquyên hạn trong việc ra các quyết định khi giải quyết vụ việc đó.
Khi xem xét khái niệm thâm quyên của Tòa án nhân dân cần phải dựavào chức năng của Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổchức Tòa án nhân dân Theo Điều 102 Hiến pháp năm 2013 thì: "Téa án nhân
dan là cơ quan xét xứ của nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tr pháp" Theo khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2014 thì: "Toa án nhân danh nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
xét xu các vu an hình sự, dan sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của phápluật; " Trên co sở quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Tòa án nhândân, hiện nay ở Việt Nam có các loại thủ tục t6 tung nhu: tô tụng hình sự, tổtụng dân sự, tố tụng hành chính và thủ tục phá sản Những loại việc được giảiquyết tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự được gọi là vụ việc dân sự Vụviệc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự
Thuật ngữ vụ án được đề cập trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ ándân sự năm 1989 bao gồm các tranh chấp, yêu cầu dân sự được Tòa án thụ lýgiải quyết như: Tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác, việc xác định công dân đã chếthoặc mat tích Bởi theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989không có sự phân biệt giữa quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ ándân sự và việc dân sự Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành, trong
đó Điều 1 quy định: "Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ
4 Lê Thị Hà (2005), Phân cấp thâm quyên giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiên sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 12.
Trang 15bản trong t6 tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện dé Tòa án giải quyết các
vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, laođộng (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa
án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòaan" Như vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định về nguyên tắc, trình
tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự và thuật ngữ vụ việc dân sự đã được Bộluật Tố tụng dân sự ghi nhận chính thức Khái niệm vụ việc dân sự bao gồm
vụ án dân sự và việc dân sự, trong đó, vụ án dân sự là các tranh chấp về quyền
và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động
được quy định thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụngdân sự và được Tòa án thụ lý giải quyết Việc dân sự là việc các cá nhân, cơquan, tô chức không có tranh chấp nhưng yêu cầu Tòa án công nhận hoặckhông công nhận sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động của mình
hoặc của cá nhân, cơ quan, tô chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận hoặckhông công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh thương mai và lao động được pháp luật quy định thuộc thâm quyền giảiquyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự và được Tòa án thụ lý, giảiquyết Việc phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự dé ap dung cac thu tuc t6tụng khác nhau dé giải quyết
Như vậy, theo nghĩa rộng, vụ án dân sự là những tranh chấp phát
sinh từ những quan hệ pháp luật dân sự dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo đơn khởikiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước Theo nghĩa hẹp, vụ án dân sự là những tranh chấp phát sinh từ
Trang 16những quan hệ pháp luật dân sự dân sự được Tòa án thụ lý, giải quyết theođơn khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm yêu cầu Tòa án bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, lợi ích công cộng,
lợi ích của Nhà nước.
Do đó, hiểu một cách khái quát nhất thì thẩm quyền giải quyết vụ án
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động (gọi chung
là vụ án dân sự) nào thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theothủ tục tố tụng dân sự và quyền quyết định khi giải quyết các vụ án dân sự đó
Dưới góc độ nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu đưa rakhái niệm thâm quyén dân sự của Tòa án Theo tác giả Ngô Thi Hương thì:
"Tham quyên được hiểu là quyên chính thức được xem xét dé kết luận và địnhđoạt, quyết định một vấn dé Thẩm quyên giải quyết các vụ việc dân sự củaTòa án nhân dân là quyên thụ lý, xem xét và ban hành các quyết định khi giảiquyết vụ việc dân sự theo thủ tục tổ tụng dân sự", Giáo trình Luật Tố tụngdân sự của Trường Dai học Luật cho rang: "Tham quyên dan sự của Tòa án làquyên xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xemxét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tô tụng dân sự của Toa an ® Có théthay, các khái niệm trên đều tiếp cận khái niệm thâm quyền dân sự dưới haigóc độ là phạm vi xem xét loại việc và quyền hạn khi giải quyết vụ việc đó
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên
cứu về thầm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân dưới góc độphạm vi các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủtục tố tụng dân sự Luận văn không nghiên cứu các vụ án hôn nhân và giađình, kinh doanh thương mại và lao động thuộc thâm quyên giải quyết củaTòa án nhân dân và cũng không nghiên cứu thâm quyền giải quyết vụ án dân
sự của Tòa án dưới góc độ quyên quyết định.
5 Ngô Thi Thu Hương (2017), Tham quyền theo vụ việc của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Đại học Mở Hà Nội, tr 6.
6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017) Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 59.
Trang 17Ở Việt Nam, xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống Tòa áncho nên thâm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án trong tố tụng dân sựcũng có những điểm khác biệt Khái niệm thâm quyền của Tòa án được tiếpcận dưới ba góc độ là thẩm quyên theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án cáccấp và thâm quyền của Tòa án theo lãnh thổ Trên nguyên tắc Tòa án khôngđược từ chối thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật ápdụng nên về nguyên tắc tất cả các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình đềuthuộc thâm quyên của Tòa án và giải quyết theo thủ tục t6 tụng dân sự trừtrường hợp pháp luật quy định thuộc thâm quyền giải quyết của các cơ quan,
tổ chức khác
Theo Điều I Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì các Tòa án ViệtNam không chỉ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự những vụ việc phát sinh
từ quan hệ pháp luật dân sự mà cả những vụ việc khác phát sinh từ quan hệ
pháp luật có cùng tính chất như những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật
hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, quan hệ
pháp luật lao động, trình tự giải quyết vụ việc dân sự, thủ tục công nhận vàcho thi hành tại Việt Nam bản an, quyết định dân sự của Tòa an nước ngoài
Vì vậy, vụ án dân sự thuộc thầm quyền dân sự của Tòa án bao gồm các tranhchấp dân sự (theo nghĩa rộng) phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.
Như vậy, dưới góc độ xác định phạm vi những tranh chấp thuộc thầmquyên giải quyết của Tòa án thì, Thẩm quyên dân sự của Tòa án là quyén củaTòa án duoc xem xét, thụ lý, giải quyết các tranh chấp, yêu cau dân sự theothủ tục to tụng dân sự
Vì vậy, thâm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cũng là một bộphận trong cau thành nên thâm quyên dân sự của Tòa án Do đó, nếu đặt kháiniệm thâm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án trong mối tương quan
với khái niệm thâm quyên dân sự của Tòa án thì khái niệm "thâm quyên dân
Trang 18sự của Tòa án " là khái niệm gốc, còn khái niệm "thâm quyền giải quyết vụ ándân sự của Tòa án" là khái niệm phát sinh từ khái niệm đó Do đó thâm quyềngiải quyết vụ án dân sự của Tòa án là một loại thầm quyền dân sự chuyên biệtthuộc thâm quyên dân sự chung của Tòa án Thâm quyên giải quyết vụ án dân
sự của Tòa án cũng mang hai nội dung chính là phạm vi xem xét và quyềnquyết định của Tòa án trong giải quyết các vụ án dân sự Tuy nhiên, từ góc độnghiên cứu của luận văn, có thể rút ra kết luận như sau:
Thẩm quyên giải quyết vụ án dân sự của Tòa án là phạm vi các tranhchấp dân sự mà Tòa án có quyên xem xét, thu lý, giải quyết theo thủ tục tổ
tụng dân sự.
1.1.2 Đặc điểm thẩm quyển giải quyết vụ án dân sự của Tòa an
nhân dân
Thâm quyền giải quyết các vụ án dân sự là một loại thâm quyền dân
sự cụ thể của Tòa án Vì vậy, trước tiên nó có những đặc điểm chung củathâm quyền dân sự của Tòa án đó là:
- Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xétgiải quyết và ra phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mangtính tài sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do, tự nguyện,cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thê với nhau
- Tham quyén giải quyết các vụ án dân sự được thực hiện theo thủ tục
tố tụng dân sự Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng
như Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách
quan thì Tòa án khi xem xét, giải quyết các vụ án dân sự phải thực hiệnnguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền tự thỏa thuận, quyền tự định đoạt củađương sự theo đúng quy định của pháp luật Phạm vi xem xét và ra quyết địnhcủa Tòa án khi giải quyết các vụ án dân sự được giới hạn bởi yêu cầu của
đương sự cũng như trên cơ sở sự thỏa thuận của họ vê những van đê có tranh
Trang 19chấp” Khi giải quyết vụ án dân sự Tòa án không được quyền xem xét và raquyết định vượt quá yêu cầu của đương sự.
- Cũng giống như thẩm quyền dân sự của Tòa án, thâm quyên giảiquyết các vu án dân sự của Tòa án bao gồm ba loại thâm quyên: thâm quyềntheo loại việc, thâm quyền theo cấp và thâm quyên theo lãnh thé Trong đó,thâm quyền theo cấp đối với các vụ án dân sự là thâm quyền xét xử sơ thâmcủa Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án cấp tỉnh đối với các tranh chấp dân sự.Theo xu thé của cải cách tư pháp thì đa số các vụ án dân sự đều thuộc thẩmquyên xét xử sơ thâm của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ một số vụ án tươngđối phức tạp thì thuộc thâm quyên xét xử sơ thâm của Tòa án nhân dân cấptinh Thâm quyên theo lãnh thé giải quyết các vụ án dân sự là thâm quyền củamột Tòa án dân sự cụ thể đối với một vụ án dân sự cụ thé Về nguyên tắc, cơ
sở dé xác định thẩm quyên theo lãnh thổ được dựa trên nguyên tắc bảo đảmcho Tòa án đó có điều kiện thụ lý, giải quyết vụ án dân sự một cách tốt nhấtvới chi phí tô tụng tiết kiệm nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho bi đơn thamgia tố tụng
Như đã đề cập ở trên, trong giới hạn nghiên cứu của luận văn thạc sĩluật học ứng dụng nên luận văn chỉ nghiên cứu đặc điểm của thâm quyền giảiquyết các vụ án dân sự (theo nghĩa hẹp) Qua nghiên cứu, có thê thấy thâmquyền giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án là thẩm quyền của Tòa án theothủ tục tố tụng dân sự đối với các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luậtdân sự, do Luật Dân sự điều chỉnh Những tranh chấp này có đặc điểmchung là phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau liên quan đến các
quan hệ tài sản và nhân thân với nhau Các quan hệ này phát sinh từ các giao
dịch trong đời sống dân sự không có mục đích lợi nhuận Những mâu thuẫn,bat đồng, phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, nếu sau khi thương lượng,hòa giải không thành thì một hoặc các bên đương sự không có quyền yêu cầu
7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 59.
Trang 20Trọng tài giải quyết mà chỉ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tốtụng dân sự Khác với thâm quyền giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mạicủa Tòa án là các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh doanh, thương mại nênnếu sau khi thương lượng, hòa giải không thành thì một hoặc các bên đương
sự có quyền yêu cầu trọng tài hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
Như vậy, thâm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án với vai trò làmột bộ phận cau thành nên thẩm quyền dân sự của Tòa án nên ngoài mangnhững đặc điểm chung về thâm quyền dân sự của Tòa án nó còn thé hiệnnhững đặc điểm riêng biệt Do đó, việc nhận dạng các đặc điểm này có ýnghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng phápluật về thâm quyền giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án cũng như các cấpTòa án khi xác định vụ tranh chấp đó có thuộc thấm quyên giải quyết của
mình hay không.
1.1.3 Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyên giải quyết vụ án dân sự
của Toa an.
- Xác định thẩm quyền của Tòa án là một trong những chế định quantrọng trong pháp luật tô tụng nói chung và pháp luật t6 tụng dân sự nói riêng.Việc quy định này không chỉ có ý nghĩa đối với nhà nước mà còn có ý nghĩavới các bên đương sự và các đối tượng có liên quan Việc quy định thâmquyền của Tòa án về giải quyết vụ án dân sự cũng có ý nghĩa như vậy
Xác định đúng quy định về thâm quyền giải quyết vụ án dân sự theoloại việc của Tòa án là cơ sở để đương sự thực hiện quyền khởi kiện để yêucầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự Trong
quá trình tham gia vào các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, việc tranh
chấp giữa các cá nhân, tổ chức phát sinh trong quá trình này là điều khó tránhkhỏi Trong trường hợp quyền và loi ích hợp pháp bị xâm hại và các bênkhông thé tự bảo vệ quyền lợi của mình thì có quyền khởi kiện đến Tòa án vayêu cầu Tòa án giải quyết Như vậy, các quy định về thâm quyền giải quyết
Trang 21vụ án dân su theo loại việc của Tòa án về giải quyết vụ án dân sự sẽ giúpđương sự nhanh chóng thực hiện được quyền khởi kiện dé bảo vệ quyên, lợi
ích hợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn kiện ra Tòa án không có
thâm quyền gây mất thời gian và chi phí không đáng có, đồng thời các quyđịnh là một bảo đảm cho việc thực hiện quyền tiếp cận công lý của công dân
Việc xác định thâm quyên giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theoloại việc một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thựchiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước, Ủy ban nhân dân, giữacác Tòa án với nhau, đặc biệt đối với các tranh chấp đất đai Điều đó gópphần tạo điều kiện thuận lợi, cần thiết cho Tòa án giải quyết nhanh chóng vàđúng đắn vụ án dân sự, nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án dân sự
Bên cạnh đó, xác định đúng, khoa học, hop lý thâm quyền giải quyết
vụ án dân sự theo cấp tức là thâm quyền giữa các Tòa án tạo ra một cơ chếpháp lý hữu hiệu dé giải quyết vụ án dân sự tạo thuận lợi cho các đương sựtham gia tố tụng, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp trước tòa án, giảm bớt chi
phí, khó khăn cho đương sự.
Ngoài ra, việc xác định thâm quyền giải quyết vụ án dân sự theo lãnhthổ giữa các tòa án một cách khoa học, hợp ly còn có ý nghĩa quan trọngtrong việc đảm bảo tính chuyên sâu và thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụcần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có
kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vu’
1.2 Nội dung pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết vu án
dân sự của Tòa án nhân dân
1.2.1 Nội dung pháp luật hiện hành về thẩm quyển giải quyết vụ án
dân sự theo loại việc của Tòa an nhân dan
Thâm quyền giải quyết vụ án dân sự theo loại việc của Tòa án nhândân theo quy định của pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 26, 28, 30, 32
8 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017) Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 60.
Trang 22và 34 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Tuy nhiên, trong phạm vi nghiêncứu của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu về thâm quyền giải quyết vụ ándân sự theo loại việc của Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 26 Bộ luật
Tố tung dân sự năm 2015, tức là thẩm quyền của Tòa án đối với các tranhchấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự (theo nghĩa hẹp) Đây là cáctranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự được quy định tại Điều 26
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là những bất đồng, mâu thuẫn, xung độtlợi ích pháp lý giữa ít nhất hai bên trong lĩnh vực dân sự, trong số các tranhchấp dân sự quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự, đáng chú ý là cáctranh chấp sau:
- Tranh chấp về quyên sở hữu và các quyên khác đổi với tài sản
Quy định này là phù hợp và thống nhất với những quy định của Bộluật Dân sự năm 2015 về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản”, cáctranh chấp về quyền sử hữu tài sản bao gồm tranh chấp xác định ai là chủ sởhữu tài sản, tranh chấp về quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tai sản, tàisản có thê là bất động sản hoặc động sản, bất động sản hoặc động sản có thê
là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai'”, tranh chấp về cácquyền khác đối với tài sản bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề;quyền hưởng dụng: quyền bề mặt
- Tranh chấp về giao dich dân sự, hợp đồng dân sự
"Giao dịch dân sự là hợp đông hoặc hành vi pháp lý don phương làmphát sinh, thay đổi hoặc cham đứt quyên, nghĩa vu dan sự""" Như vậy, giao
dịch dân sự đã bao hàm tranh chấp về hợp đồng dân sự, tuy nhiên, khoản 3Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 lại phân biệt tranh chấp về giaodịch dân sự và về hợp đồng dân sự, do đó trong thời gian tới, cơ quan có thầm
quyên cân có văn bản hướng dân vé vân đê này.
9 Xem phần thứ 2 Bộ luật Dân sự năm 2015
10 Xem Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005
11 Điêu 116 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang 23Hop đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thayđôi hoặc chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự, tuy nhiên, cần phân biệt hợp đồngdân sự theo quy định của pháp luật dân sự là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng(bao gồm cả hợp đồng dân sự trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ) Thuậtngữ hợp đồng dân sự theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự là hợpđồng dân sự theo nghĩa hẹp (chu thé hợp đồng là cá nhân, tô chức khôngđăng ký kinh doanh, mục đích giao kết không vì lợi nhuận) nhằm phân biệtvới hợp đồng kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinhdoanh ký kết với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được quy định tại khoản 1Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Tranh chấp về hợp đồng dân sự rất
đa dạng: Hợp đồng vay tiền, mua ban hàng hóa, bảo lãnh, cầm có, thé chấp Việc xác định chính xác các loại hợp đồng này sẽ có ý nghĩa quan trọng trongviệc xác định đúng pháp luật nội dung áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp đó
Hành vi pháp lý đơn phương không được định nghĩa cụ thể trong luật.Dựa vào các quy định về giao dịch dân sự ở Bộ luật Dân sự năm 2005 cũngnhư Bộ luật Dân sự năm 2015, có thé hiểu hành vi pháp ly đơn phương làgiao dich dân sự trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phat sinh, thayđổi, cham dứt quyền và nghĩa vu dân sự, thông thường hành vi pháp ly đơnphương do một chủ thé thực hiện (ví dụ: lập di chúc của một cá nhân, việc từ
bỏ quyền đòi nợ của chủ nợ, việc từ chối quyền hưởng di sản ) nhưng cũng
có thể nhiều chủ thể cùng thể hiện ý chí trong giao dịch đó (ví dụ: hai cánhân, hai tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng )
- Tranh chấp về thừa kế tài sản
Tranh chấp về thừa kế di sản của người chết dé lại bao gồm tranh chấp
về quyền thừa kế như quyền yêu cau chia di sản thừa kế, yêu cầu xác nhận
quyên thừa kê của mình hoặc yêu câu bác bỏ quyên thừa kê của người khác
12 TS Bùi Thị Huyền (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao động, tr 47.
Trang 24đối với di sản thừa kế; tranh chấp thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo phápluật đối với di sản thừa kế; tranh chấp về di sản thừa kế nhà ở, quyền sử dụngđất; tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ do người chết dé lại, thanh toán các
khoản chia từ di sản thừa kế
- Tranh chấp về đất dai theo quy định của pháp luật về đất dai
Trước đây, theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011thì Tòa án có thâm quyên giải quyết tranh chấp quyền sử dụng dat, tuy nhiên,Luật Dat dai năm 2013 không sử dụng thuật ngữ tranh chấp quyên sử dụngđất nữa mà sử dụng thuật ngữ tranh chấp đất đai, do đó quy định này của Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015 là để phù hợp với Luật Đất đai năm 2013 Theo
đó, "tranh chấp dat dai là tranh chấp về quyên, nghĩa vụ của người sử dụngđất giữa hai hoặc nhiễu bên trong quan hệ đất đai"'' Trong tỗ tụng dân sự,tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất,thông thường đó là tranh chấp về ranh giới đất, lối đi chung, người cho mượnđất, cho thuê đất tranh chấp với người được nhà nước cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất Khoản 1 Điều 203 Luật Dat dai năm 2013 quy định:
"Tranh chấp đất dai đã được hòa giải tại Uy ban nhân dân cấp xã mà khôngthành thì được giải quyết như sau:
1 Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy Chứng nhận hoặc có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điêu 100 của Luật này
và tranh chấp về tài sản gan liền với dat thì do Tòa án nhân dân giải quyét
2 Tranh chấp đất dai mà đương sự không có Giấy Chứng nhận hoặckhông có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Diéu 100
của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải
quyết tranh chấp đất dai theo quy định sau đây:
a) Nộp don yêu cẩu giải quyết tranh chấp tai Ủy ban nhân dân cấp cóthấm quyên theo quy định tại khoản 3 Diéu này;
13 Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
Trang 25b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyển theo quy định củapháp luật về tô tụng dân sự”.
Như vậy, so với quy định của Luật Đất đai năm 2003, thâm quyền giảiquyết tranh chấp về đất đai hiện nay được mở rộng hơn, Tòa án nhân dân cóthâm quyên giải quyết những loại việc tranh chấp đất đai gồm:
- Tranh chap đất dai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy Chứng nhận hoặckhông có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai
Bên cạnh tranh chấp đất đai, còn có các tranh chấp khác liên quan đếnđất đai cũng thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân
sự, bao gồm: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranhchấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền
sử dụng đất,
Các tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp
xã theo quy định tại Điều 202 Luật Dat dai 2013 Ngày 05/05/2017 Hội đồngthâm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 04/2017/NQ-HDTP hướng dẫn việc vẫn thụ lý tranh chấp đất đai trong một số trường hopchưa tiễn hành hòa giải tại cơ sở, theo đó:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa đượchòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theoquy định tại Điều 202 Luật Dat đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủđiều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng
dân sự năm 2015.
- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng dat như: tranhchấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kếquyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,
Trang 26thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran nơi có đất tranhchấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, Luật Đất đai 2013 có những quy định mới về thâm quyềngiải quyết tranh chap dat dai Do đó, ké từ ngày 01/7/2014, khi nhận được đơnkhởi kiện Tòa án phải căn cứ vào Điều 100, 202, 203 Luật Dat dai và Điều 88Nghị định 43 ngày 15/5/2014 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để xác địnhthâm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
- Tranh chấp liên quan đến yêu cau tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Văn bản công chứng vô hiệu theo quy định pháp luật khi người công
chứng văn bản ấy không có thâm quyền công chứng hoặc công chứng viênkhông tuân thủ pháp luật về trình tự, thủ tục công chứng Văn bản cũngđược xem là vô hiệu khi đáp ứng đủ những điều kiện về chủ thể công chứng,thủ tục, trình tự công chứng nhưng người yêu cầu công chứng có hành vi giảmạo giấy tờ, tài liệu công chứng mà công chứng viên không biết, khi chorằng việc công chứng có vi phạm pháp luật với những trường hợp kể trên thimột trong những chủ thể như công chứng viên, người yêu cầu công chứng,người làm chứng, người phiên dịch, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan,
cơ quan nhà nước có thầm quyên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bancông chứng vô hiệu Ý, và khi có chủ thé còn lại không đồng ý với yêu cầu nàydẫn đến tranh chấp thì Tòa án sẽ có thâm quyên giải quyết theo thủ tục tố tụng
dân sự.
Trên thực tế thường có sự nhằm lẫn giữa tranh chấp liên quan đến yêucầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và yêu cầu tuyên bố văn bản côngchứng vô hiệu, việc nhằm lẫn về thâm quyền này sẽ dẫn đến việc áp dụng saithủ tục tố tụng giải quyết, hiện nay Tòa án nhân dân tối cao không có hướngdẫn cụ thé dé phân biệt hai trường hop này, tuy nhiên, Điều 4 Nghị quyết số03/2012/NQ-HĐTP, ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
14 Điều 52 Luật Công chứng năm 2014
Trang 27dân tối cao hướng dan thi hành một số quy định trong Phan thứ nhất "Nhữngquy định chung" của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 hướng dan: "7 Truonghợp người yêu câu công chứng, người làm chứng, người có quyên và lợi íchliên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyên theo quy định của pháp luật côngchứng tranh chấp với nhau về việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì
có quyên yêu cẩu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy địnhtại khoản 9 Diéu 25 của Bộ luật Tố tung dân sự
2 Trường hợp người yêu cau công chứng, người làm chứng, người cóquyên và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyên theo quy địnhcủa pháp luật công chứng cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật vàcùng có yêu cau Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyểnyêu câu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 6Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự”
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án theoquy định của pháp luật về thi hành án dân sự
Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì việc áp dụngcác biện pháp cưỡng chế xử lý tài sản chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ
chứng minh tài san đó là tài sản của người phải thi hành án Trong trường
hợp, có tranh chấp phát sinh, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2014thì chủ sở hữu chung, các bên tranh chấp, chấp hành viên hoặc tổ chức thihành án có quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu riêng củangười phải thi hành trong khối tài sản chung với người khác trong trường hợp
tài sản của người phải thi hành án là tài sản thuộc sở hữu chung với người
khác nhưng các chủ sở hữu chung không khởi kiện ” Khi nhận được hồ sơyêu cầu khởi kiện của các chủ thé này, Tòa án căn cứ vào khoản 1 Điều 74Luật Thi hành án dân sự 2014 và khoản 12 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 dé thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung
15 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2014.
Trang 28So với 12 khoản ở Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011, Điều 26
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã thêm bồ sung 2 quan hệ tranh chấp mới,
phù hợp hơn với các quy định trong Luật Tài nguyên nước và Luật Bảo vệ
phát triển rừng và Luật Cạnh tranh, đó là các tranh chấp:
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hai do áp dụng biện pháp ngăn chanhành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trườnghợp yêu câu bôi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính
(khoản 7).
Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì biệnpháp ngăn chặn hành chính có thể là: Tạm giữ người, tạm giữ tang vật,phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghè ° Khicác chủ thé có thâm quyền'” áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính nêu trênkhông đúng, gây thiệt hại cho bên bị điều tra thì bên khiếu nại hoặc cơ quanquản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải có trách nhiệm bồi thường tùyvào từng trường hợp, mức bồi thường do bên bị điều tra và bên khiếu nại hoặc
cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh tự thỏa thuận, néu khôngthỏa thuận được thì bên bị điều tra có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầubồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự
- Tranh chấp về khai thác, sử dung tài nguyên nước, xả thải vàonguôn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước (khoản 8) Quy định nàynhằm phù hợp với Luật Tài nguyên nước 2012 Trong quá trình khai thác, sửdụng, xả thải vào những nguồn nước như nguồn nước mặt, nước dưới đất,nước mưa và nước biển thuộc lãnh thé của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam mà phát sinh tranh chấp thì nguyên đơn có thê yêu cầu Tòa án giảiquyết Tranh chấp về loại quan hệ này có thê là tranh chấp về xác định ai có
16 Xem Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
17 Xem khoản 3, khoản 4 Điều 61 Luật Cạnh tranh năm 2004.
Trang 29quyền sử dụng, khai thác sử dụng nguồn nước hoặc về bồi thường thiệt hạiliên quan đến tài nguyên nước giữa các chủ thé như cá nhân, cơ quan, tổ chức
và cơ quan nhà nước có thâm quyền về sử dụng, quản lý tài nguyên nước, xảthải vào tài nguyên nước Ÿ
Bên cạnh đó, thâm quyền giải quyết của Tòa án còn bao gồm nhữngtranh chấp dân sự sau”:
- Tranh chấp vé quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân
Đây là loại việc được quy định kế thừa từ Bộ luật T6 tụng dân sự năm
2004 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011, tranh chấp giữa cá nhân với cánhân về quốc tịch Việt Nam là tranh chấp phát sinh giữa công dân Việt Namvới công dân nước ngoài hoặc với người không có quốc tịch về việc xác địnhquốc tịch Việt Nam do chính một trong các bên hoặc một chủ thể nào đó có
sự liên quan với các bên, đối với các trường hợp không có tranh chấp giữa cácbên về quốc tịch Việt Nam mà các bên đều thống nhất đề nghị cơ quan nhànước xem xét thay đổi quốc tịch thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án mà thuộc cơ quan nhà nước khác.
- Tranh chấp về quyên sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừtrường hợp quy định tại khoản 2 Điêu 30 của Bộ Luật này
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là những tranh chấp về quyên tácgiả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối vớigiống cây trồng, quyên sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tàisản trí tuệ, bao gồm quyên tác giả và quyền liên quan đến quyên tác giả, quyền
sở hữu công nghiệp và quyên đối với giống cây trồng, quyền tác giả là quyền của
tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Tranh chấp
về quyên tác giả có thê là: tranh chap giữa các cá nhân, tô chức nhăm xác định
18 Khoản 5 Điều 76 Luật Tài nguyên nước năm 2012.
19 TS Bùi Thị Huyén (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tô tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao động, tr 46-50.
Trang 30tác gia, đồng tác giả, chu sở hữu tác pham; tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giảkhông phải là chủ sở hữu tác pham và chủ sở hữu tác phẩm về các quyền nhânthân, quyền tài sản của các chủ thé này, tranh chấp về thừa kế quyền tác giả; Quyên liên quan đến quyên tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộcbiểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mangchương trình được mã hóa, tranh chấp giữa những tổ chức, cá nhân có quyềnliên quan đến quyền tác giả như tranh chấp giữa những người biểu diễn, tổchức sản xuất băng ghi âm, ghi hình, t6 chức phát sóng và những người khác
có hành vi vi phạm quyên của họ, tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giả vớinhững người có liên quan nhưng không phải là tác giả (người sưu tầm tài liệucho tác giả, người cung cấp tài chính và phương tiện vật chất khác )””
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tô chức, cá nhân đối với sángchế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bó trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sởhữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, tranh chấp quyền sở hữucông nghiệp thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án thường là nhưng tranhchấp nhằm xác định ai là tác giả, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp đốitượng sở hữu công nghiệp hay giữa tác giả của các sáng chế, giải pháp hữuích, kiểu dang công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp ban dẫn va cá nhân,
tổ chức (trong đó bao gồm ca chủ sở hữu các đối tượng này) xâm phạm quyềntác giả của mình ; Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tô chức, cánhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện, phát triểnhoặc được hưởng quyên sở hữu”
20 TS Bùi Thị Huyền (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao động, tr 47.
21 Xem Luật Sở hữu trí tuệ 2013 và Thông tư liên tịch số BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiêm sát nhân dân tối cao - Bộ Văn hóa, thông tin, thé thao và du lịch - Bộ Khoa học va công nghệ - Bộ Tư pháp về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toa án nhân dân.
Trang 3102/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-Chuyên giao công nghệ là chuyên giao quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao côngnghệ sang bên nhận công nghệ.
Tranh chấp về chuyên giao công nghệ có thé là tranh chấp về hiệu lựccủa hợp đồng chuyên giao công nghệ hoặc tranh chấp quyền và nghĩa vụ giữacác bên tham gia giao kết hợp đồng
- Tranh chấp về bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi cánhân, cơ quan, t6 chức theo quy định của pháp luật dân sự có hành vi xâmphạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyên, lợi íchhợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại” Các tranh chấp này có thé làtranh chấp xác định ai là người chịu trách nhiệm bồi thường hoặc nhiều nhất
là xác định mức bồi thường thiệt hại
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy địnhcủa pháp luật về báo chỉ
Những tranh chấp này được quy định tại Điều 56 Luật Báo chí năm
2016 như: Tranh chấp không đăng bài cải chính những thông tin xúc phạmđến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tranh chấp về bồi thường thiệt hại liênquan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí
- Tranh chấp về kết quả bán đầu giá tài sản, thanh toán phi tổn dang
ky mua tài sản ban dau giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
Theo quy định của Luật Thị hành án dân sự năm 2014, tài sản kê biên
sẽ được xử ly bang một trong ba phương thức: Giao tài sản kê biên cho ngườiđược thi hành án; bán đấu giá và bán không qua thủ tục đấu giá” Trongtrường hợp tài sản kê biên được xử lý bằng phương thức bán đấu giá màđương sự không đồng ý với kết quả bán đấu giá, chi phí mua tài sản ban đấu
22 Khoản 8 Điều 3 Luật Chuyên giao công nghệ năm 2006.
23 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015.
24 Điều 100, 101 Luật Thi hành án dân sự năm 2014.
Trang 32giá mà phát sinh tranh chấp thì thuộc thấm quyền của Tòa án theo quy định taikhoản 13 Điều 26 Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015.
Ngoài ra, Tòa án cũng có thâm quyền giải quyết các tranh chấp khác
về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyên giải quyết của cơ quan, tổ chứckhác theo quy định của pháp luật (khoản 14 Điều 26) Trước kia theo quyđịnh của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011, Tòa án chỉ có thâm quyền giảiquyết các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định, tức là Tòa ánchỉ có thâm quyên giải quyết các tranh chấp về dân sự khác về dân sự, nếu có
một văn bản pháp luật khác đang có hiệu lực thi hành quy định loại việc đó
thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án, tuy nhiên, để phù hợp nguyên tắcquyên yêu cầu Tòa án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thê được ghinhận tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khoản 14 Điều 26 Bộ luật Tổtung dân sự năm 2015 bổ sung thêm cụm từ "trừ trường hợp thuộc thâm quyềngiải quyết của cơ quan, tô chức khác theo quy định của pháp luật" Điều đó cónghĩa Tòa án chỉ có quyên từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự khipháp luật quy định thuộc thâm quyền giải quyết của cơ quan, tô chức khác
1.2.2 Nội dung pháp luật hiện hành về thẩm quyên giải quyết vụ ándân sự theo cấp của Tòa án nhân dân
Thâm quyền giải quyết vụ án dân sự theo cấp của Tòa án là việcphân định thâm quyền xét xử sơ thâm các vụ án dân sự giữa các cấp Tòa án,theo Luật Tô chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì hiện nay ở Việt Nam cảTòa án nhân dân cấp huyện va Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều có thắm quyềnxét xử sơ thâm các vụ án dân sự, do đó thâm quyên giải quyết vụ án dân sựtheo cấp của Tòa án là việc phân định thâm quyền xét xử sơ thâm các vụ ándân sự giữa Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, việcphân định thâm quyền sơ thâm giữa các cấp Tòa án đảm bảo cho việc giảiquyết vụ án dân sự được chính xác, đúng pháp luật” Bộ luật Tố tụng dân sự
25 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 73.
Trang 33căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc, khả năng, điều kiện của từng cấpTòa án, hiệu quả kinh tế của việc giải quyết vụ việc để phân định thâmquyền xét xử sơ thâm của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dâncấp tỉnh, theo quy định của Điều 35 và 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015thì hầu hết các vụ án dân sự đều thuộc thẩm quyền xét xử sơ thâm của Tòa
án nhân dân cấp huyện, trừ một số trường hợp thuộc thâm quyền xét xử sơthâm của Tòa án cấp tỉnh, do đó khi nghiên cứu chúng tôi chỉ xác địnhnhững loại việc thuộc thắm quyền xét xử sơ thâm của Tòa án nhân dân cấphuyện, các vụ án dân sự còn lại là thuộc thâm quyền xét xử sơ thâm của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh
Theo Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 và Thông tư 01/2016/TT-CAngày 21/01/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấphuyện được tô chức các tòa chuyên trách, trong đó có Tòa dân sự, tuy nhiên,hiện việc tổ chức Tòa chuyên trách (Tòa dân sự) chưa được tô chức đồng loạt(địa phương nào đủ điều kiện thì tổ chức trước, địa phương nào chưa đủ điềukiện sẽ t6 chức sau) Do vậy, đối với Tòa án nhân dân cấp huyện đã tổ chứcTòa chuyên trách thì Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện cóthâm quyên giải quyết các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhândân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự, còn đối vớiTòa án nhân dân cấp huyện chưa tô chức Tòa chuyên trách, thì Chánh án Tòa
án nhân dân huyện có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân côngThâm phán giải quyết vụ việc thuộc thâm quyền của Tòa án nhân dân cấphuyện (khoản 3 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thâm quyền giải quyết, xét xử thâm các tranhchấp sau:
Một là, vụ án dân sự quy định tại khoản 7 Điều 26 Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2015, đó là tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện
Trang 34pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnhtranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ ánhành chính, đây là loại tranh chấp phức tạp và dé phù hợp với khoản 7 Điều 32Luật Tô tụng hành chính năm” thì thâm quyền giải quyết vụ án dân sự trongtrường hợp này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Hai là, những vụ án dân sự quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặccần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án, co quan có thẩm quyền của nướcngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015.
Mặc dù hiện nay không có văn bản hướng dẫn về trường hợp này,song trước đây Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hộiđồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2011 đã xác định:
+ Đương sự ở nước ngoài bao gom:
a) Duong sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, hoc tập,
công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm
Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở
nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ
ly vụ việc dan sự.
c) Duong sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tap, công tác ở
Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ ly vụ
việc dân sự.
26 Điều 32 Thâm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thâm những khiếu kiện sau đây:
7 Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;Điều 30 Thâm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương;
Trang 35d) Đương sự là người Việt Nam định cu, làm ăn, học tập, công tac ở
Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ ly vụ
việc dân sự.
d) Cơ quan, tô chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoàihay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chỉ nhánh, văn phòng đạiđiện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ ly vụ việc dân sự
+ Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ
Luật Dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự
+ Can phải ty thác tư pháp cho cơ quan đại điện nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyêncủa nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cầnphải tiến hành một hoặc một số hoạt động tô tụng dân sự ở nước ngoài màTòa án Việt Nam không thé thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại
diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc
dé nghị Tòa án, Cơ quan có thâm quyền của nước ngoài thực hiện theo quyđịnh của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có
đi có lại.
Tuy nhiên, cũng theo hướng dẫn tại tiêu mục 5 Điều 7 Nghị quyết số03/2012/NQ-HDTP thì trong trường hợp sau sẽ không thay đổi thâm quyềncủa Tòa án, đó là trường hợp vụ án đã được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lýgiải quyết đúng thâm quyên, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổinhư có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan
Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì Tòa án nhân dân
cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ án đó, ngược lại đối với những vụ
án đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thâm quyền màtrong quá trình giải quyết có sự thay đổi như không còn đương sự ở nước
ngoài, không phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự Việt Nam ở nước
Trang 36ngoài, cho Tòa án nước ngoài thi Tòa án nhân dân cấp tinh đã thu lý tiếp tụcgiải quyết vụ việc đó.
Ba là, những vụ án dân sự thuộc thâm quyền sơ thấm của Tòa án nhândân cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh thấy cần thiết và lấy lên đểgiải quyết
Thông thường, Tòa án nhân dân cấp tinh có thé lay những vụ án thuộcthâm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết trong những trườnghợp việc vận dụng chính sách, pháp luật có nhiều khó khăn, phức tạp, việc điềutra, thu thập chứng cứ còn gặp khó khăn hoặc cần phải giám định phức tạp;đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương, những người có uy tín trong tôn giáo
mà xét thấy việc xét xử của Tòa án cấp huyện không có lợi về chính trị hoặc vụviệc liên quan đến Tham phán, Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân cấphuyện Theo yêu cầu của đương sự, Tòa án cấp tỉnh cũng có thé lay vụ việcthuộc thâm quyền của Tòa án cấp huyện lên dé xét xử nếu có lý do chính đáng ””
Bon là, các vụ án dân sự mà có yêu cau hủy quyết định cá biệt của cơquan, tô chức, mà chủ yếu là yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyên sử dụng đấttrong các vụ án tranh cấp đất dai hoặc tranh chấp liên quan đến dat đai
Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, khi giải quyết vụviệc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơquan, tổ chức, người có thâm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết, thâm quyềncủa cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việchủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quyđịnh tương ứng của Luật Tố tụng hành chính về thâm quyền của Tòa án nhândân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh Khoản 4 Điều 32 Luật Tổ tụng hànhchính quy định: "Téa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩmnhững khiếu kiện sau đây:
27 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 76.
Trang 374 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vì hành chính của Ủy bannhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Toa an".
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì thâm quyền cấp giấychứng nhận quyền sử dung đất đều thuộc thâm quyền của Ủy ban nhân dâncấp huyện trở lên, vì vậy các vụ án tranh cấp đất đai hoặc tranh chấp liên quanđến đất dai mà có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dung đất thì thuộcthâm quyên xét xử sơ thâm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Như vậy, việc xây dựng các quy định về phân định thâm quyền sơthâm giải quyết các vụ án dân sự giữa Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa ánnhân dân cấp tỉnh được dựa trên các tiêu chí tính đơn giản hay phức tạp của
vụ án, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm của thầm phán, yếu tốnước ngoài cần phải có điều kiện để liên lạc, xác minh hay đảm bảo tínhkhách quan của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp
1.2.3 Thém quyên theo lãnh thé của Tòa án
Thâm quyên giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thé là việcxác định Tòa án cụ thể có thâm quyền giải quyết đối với một vu án dân sự cụthể Do đó, những trường hợp nguyên đơn được lựa chọn Tòa án thực chấtcũng chính là thâm quyên theo lãnh thé, thẩm quyên giải quyết vụ án dan sựtheo lãnh thé được quy định tại khoản 1 Điều 39 và khoản 1 Điều 40 Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015, về nguyên tắc việc phân định thâm quyền của Tòa
án theo lãnh thổ phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo cho việc giải quyết
vụ án dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn để bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; tạo thuận lợi cho cácđương sự tham gia tố tụng và tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện thầmquyền giữa các Tòa án cùng cấp, do đó việc xác định thâm quyên giải quyết
vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ phải đảm bảo theo những nguyên tắcchung và nguyên tắc về quyên tự định đoạt của đương sự
Trang 38Thâm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định đối với trườnghợp đối tượng tranh chấp là bất động san và đối tượng tranh chấp không phải
là bất động sản:
- Đối với trường hop doi tượng tranh chấp là bất động sản:
Điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định "Đối tượngtranh chap là bat động sản thi chỉ Tòa án nơi có bat động sản có thẩm quyêngiải quyết"
Sở đĩ có quy định như trên bởi vì, Tòa án nơi có bất động sản sẽ làTòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại chỗ tìnhtrạng của bất động sản và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất độngsản Đối với các tranh chấp về bất động sản thì các bên đương sự không cóquyền thỏa thuận về việc yêu cầu Tòa án nơi không có bất động sản giảiquyết, nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phươngkhác nhau thì nguyên đơn có thé yêu cầu Tòa án nơi có một trong các batđộng sản giải quyết
+ Trước hết, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau băng vănbản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là
cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổchức giải quyết những tranh chấp về dân sự quy định tại Điều 26 Bộ luật Tốtụng dân sự, như vậy quyền tự định đoạt của các đương sự trong khuôn khổ
của pháp luật luôn được tôn trọng.
+ Trường hợp các đương sự không thỏa thuận Tòa án có thâm quyềngiải quyết tranh chấp theo điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 và thuộc trường hợp theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án, đây là các trường hợpnguyên đơn là người yếu thế hoặc do tính chất của vụ án dân sự mà nguyên
đơn có quyên lựa chọn Tòa án.
Trang 39+ Nếu không thuộc hai trường hợp nêu trên, theo điểm a khoản 1 Điều 39
Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án nơi bi đơn cư trú, làm việc, nếu
bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tô chức cóthâm quyên giải quyết vụ án dân sự
Theo Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nơi cư trú của cá nhân lànơi người đó thường xuyên sinh sống Trường hợp không xác định được nơi
cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 40 thi nơi cư trú của cánhân là nơi người đó đang sinh sống Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 cũng đã
có những quy định cụ thê về nơi cư trú của Công dân (cá nhân) là chỗ ở hợppháp mà người đó thường xuyên sinh sống, là nơi thường trú hoặc nơi tạm
trú, trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định
trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống, như vậy căn
cứ vào các điều khoản trên, Tòa án có thê xác định được vụ án có thuộc thâmquyên giải quyết của mình hay không Trong trường hợp bị đơn là cơ quan, tổchức thì Tòa án nơi bị đơn có trụ sở có thâm quyền giải quyết
Trong trường hợp người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại nhiều Tòa ánkhác nhau được điều luật quy định, thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian
có thâm quyên giải quyết vụ việc, các Tòa án khác nếu chưa thụ lý thì trả lạiđơn khởi kiện cho đương sự, nếu đã thụ lý thì Tòa án ra quyết định đình chỉgiải quyết vụ an, xóa tên vụ án trong số thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, cùngcác tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự, nếu đương sự đã nộp tiền tạmứng án phí, thì Tòa án trả lại tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp
Kết luận Chương 1Nhu vậy, chương | của luận văn đã làm sáng tỏ những van đề chung
về thâm quyên giải quyết vụ án dân sự của Tòa án, việc xác định thâm quyềngiải quyết vụ án dân sự của Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án