Cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ giữa con người với nhau cũng như những vấn đề tâm sinh lý ngày càng trở nên phức tạp, điều này làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quan hệ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023Nhóm: 11 ( Lớp thứ 3 – Tiết 5-6)
Tên đề tài: Kết hôn trái pháp luật Lý luận và thực tiễn.
HOÀN THÀNH
Ghi chú:
Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia Trưởng nhóm: Lê Thị Minh Thư
Nhận xét của giáo viên
……… ……… ……….
Ngày 27 tháng 5 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 1
3.Phương pháp nghiên cứu 2
4.Kết cấu tiểu luận 2
B.PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÔN NHÂNTRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3
1.1 Khái quát chung về kết hôn và kết hôn trái pháp luật 3
1.1.1 Khái niệm về kết hôn 3
1.1.2 Điều kiện kết hôn theo pháp luật 3
1.2 Khái quát về kết hôn trái pháp luật 4
1.2.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật 4
1.2.2 Các yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật 4
1.3 Pháp luật về kết hôn pháp luật ở Việt Nam qua các giai đoạn pháttriển 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KẾT HÔNTRÁI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 8
2.1 Thực trạng các trường hợp kết hôn trái pháp luật và điều chỉnh phápluật ở Việt Nam hiện nay 8
2.2 Thực trạng kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn 8
2.3 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự nguyện 9
2.4 Kết hôn với những người đang có vợ hoặc chồng 10
2.5 Kết hôn với những người mất năng lực hành vi dân sự 10
2.6 Kết hôn với những người cùng giới tính 11
Trang 42.7 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về đăng ký kết hôn 12
2.7.1 Những hành vi vi phạm đăng ký kết hôn 12
2.7.2 Xử lý vi phạm đăng ký kết hôn 13
2.8 Kết hôn với những người cùng dòng máu trực hệ, những người có họtrong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc 13
2.9 Vấn đề hủy hôn trái pháp luật 14
2.9.1 Khái niệm hủy kết hôn trái pháp luật 14
2.9.2 Người có quyền yêu cầu hủy hôn trái pháp luật 14
2.9.3 Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật 15
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN TRÁI PHÁP LUẬT HIỆN NAY 16 3.1 Nhu cầu khách quan và phương hướng hoàn thiện pháp luật về kếthôn trái pháp luật 16
3.1.1 Nhu cầu khách quan 16
3.2 Một số giải pháp kiến nghị trong việc quy định về kết hôn trái pháp luật và xử lý việc kết hôn trái pháp luật ở
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Kết hôn trái pháp luật được xem là 1 vấn đề luôn tồn tại trong thực tiễn cuộc sống chúng ta, là một vấn đề được xem xét trong hệ thống pháp luật Cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ giữa con người với nhau cũng như những vấn đề tâm sinh lý ngày càng trở nên phức tạp, điều này làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó có việc kết hôn đúng quy định pháp luật Mặt khác, do sự ảnh hưởng của phong tục tập quán còn lạc hậu và ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế cũng là 1 trong nhiều lý do dẫn đến việc chúng ta cần quan tâm Trong khi hiện tại, hệ thống pháp luật lại chưa thể điều chỉnh toàn diện mọi mặt Kết hôn trái pháp luật vẫn còn tồn tại như 1 hiện tượng xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng tới đạo đức, an ninh và trật tự xã hội Vì vậy, tìm hiểu và điều tra sâu xa về việc kết hôn trái pháp luật trong đời sống xã hội là rất cần thiết Xuất phát từ việc ý nghĩa lý luận và mặt thực tiễn của vấn đề, việc lựa chọn đề tài này để nghiên cứu là nhằm để hiểu rõ hơn về những vướng mắc còn tồn tại trong đời sống hôn nhân, đặc biệt là vấn đề kết hôn trái pháp luật.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu: Trong pháp luật hôn nhân, gia đình, việc kết hôn trái
pháp luật được nghiên cứu dưới nhiều góc nhìn khác nhau Tiểu luận chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận xung quanh khái niệm của việc kết hôn trái pháp luật, những quy định về việc kết hôn trái pháp luật trong luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, từ việc đó đưa ra thêm những bất cập về các phương hướng giải quyết.
Đối tượng nghiên cứu đề tài: các quy luật của luật Hôn nhân và Gia đình, văn
bản pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam qua các thời kỳ, thực tiễn và chính sách để áp dụng các luật trong việc kết hôn trái pháp luật của nước ta.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu rõ về việc kết hôn trái pháp luật, chính sách, đường lối của việc giải quyết kết hôn trái pháp luật.
1
Trang 6Nghiên cứu 1 cách hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như các quy định khác về pháp ký kết hôn trái pháp luật.
Phân tích, đánh giá và tổng hợp nhìn nhận thực trạng xu hướng phát triển các quy định Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam.
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài này là phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin Đồng thời, tác giả còn sử dụng thêm các phương pháp khác như phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, lịch sử để đánh giá khách quan, toàn diện hơn về vấn đề kết hôn trái pháp luật, đặc biệt là về việc đánh giá, phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này.
4 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương, gồm: Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung về hôn nhân trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về việc kết hôn trái pháp luật và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Thực tiễn giải quyết của pháp luật Việt Nam về tình trạng hôn nhân trái pháp luật hiện nay
2
Trang 7B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÔN NHÂNTRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về kết hôn và kết hôn trái pháp luật1.1.1 Khái niệm về kết hôn
Hôn nhân là vấn đề giữa nam và nữ theo khoản 3 điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình 2014, điều kiện để nam nữ pháp sinh quan hệ vợ chồng là phải xác lập quan hệ dựa theo quy định của luật này.
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân Khi hoàn thành kết hôn, hai bên nam nữ phải chấp hành đầy đủ các điều kiện kết hôn được quy định trong "Luật hôn nhân", việc kết hôn phải được đăng ký tại Cơ quan đăng ký kết hôn cơ quan có thẩm quyền thì hôn nhân sẽ được công nhận là hợp pháp giữa các bên.
1.1.2 Điều kiện kết hôn theo pháp luật
Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn là:
1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc 1 trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 điều 5 của Luật này.
Việc kết hôn không thuộc 1 trong các trường hợp cấm kết hôn như sau: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, vợ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về quan hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
3
Trang 8giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kể với con riêng của chồng;
2 Nhà nước không công nhận hôn nhân đồng giới
1.2 Khái quát về kết hôn trái pháp luật1.2.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật
Khái niệm kết hôn trái pháp luật căn cứ vào Điều 3 Khoản 6 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Hôn nhân bất hợp pháp là khi một người đàn ông và một người phụ nữ đăng ký kết hôn trong 1 cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật này.
1.2.2 Các yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật
Thứ nhất, về kinh tế xã hội : điều này được coi là 1 yếu tố rất quan trọng tác
động trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi mối quan hệ trong xã hội Đây là 1 mối quan hệ gia đình Mục tiêu kinh tế cao hơn sẽ dễ dàng xem nhẹ lẽ sống, những giá trị của gia đình dẫn đến vi phạm quy định về hôn nhân hợp pháp là tất yếu.
Thứ hai, về cơ chế quản lý và pháp luật : hiện nay chúng vẫn quản lý con người
căn cứ vào hộ khẩu, tức là quản lý theo hộ khẩu, không phải quản lý theo CMND của mỗi người Điều này sẽ làm cho việc quản lý tình trạng hôn nhân của mọi người khó khăn hơn nhiều, từ đó vẫn còn nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng
Thứ ba, về văn hóa truyền thống : với sự phát triển của kinh tế và khoa học, văn
hóa xã hội Việt Nam cũng nhiều biến đổi sâu sắc, tác động không nhỏ đến lối sống, cách sống của cá nhân trong xã hội Hiện nay sự sa sút của lối sống cũng là điều tất yếu, vì sống "đi thẳng vào vấn đề" nên hôn nhân ngoài giá thú và ngoại tình gia tăng Nó chưa bao giờ xuất hiện trước đây, hoặc nó chỉ diễn ra 1 cách bí mật thì hiện nay có xu hướng cởi mở và ngày càng gia tăng như hôn nhân đồng giới, cuộc sống "trước hôn nhân", ngoại tình…ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình và ổn định trong xã hội.
Thứ tư về hội nhập quốc tế: hội nhập quốc tế là xu thế toàn cầu, vì vậy, trong
quá trình giao tiếp và hội nhập, thế giới sản sinh ra những xu hướng mới, những người trẻ tuổi, ví dụ như các cặp vợ chồng chưa đăng ký chung sống, sống thử, tình dục hoặc hôn nhân vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng Ở Việt Nam, những điều này không được xã 4
Trang 9hội đón nhận, tuy nhiên việc chấp nhận những quan hệ hôn nhân trên ở một số nước trên thế giới được thừa nhận và bảo vệ
1.3 Pháp luật về kết hôn pháp luật ở Việt Nam qua các giai đoạn pháttriển
Theo Điều 44 khoản 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì đối với nam, nữ chung sống trước ngày 3 tháng 1 năm 1987, không đăng ký kết hôn được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hôn nhân Quan hệ hôn nhân được xác lập kể từ thời điểm các bên phát sinh quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo luật Hôn nhân và Gia đình 2000 hiện hành, các trường hợp vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn thì không được thừa nhận có quan hệ vợ chồng Đồng thời, luật cũng không quy định cụ thể như thế nào, cách giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản, con cái giữa các bên liên quan sống cùng nhau Hiện nay chỉ có "Nghị quyết thi hành Luật hôn nhân và gia đình"nhưng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình có hiệu lực)
Những đổi mới tích cực ( năm 2014 )
Nâng độ tuổi kết hôn : Nâng độ tuổi kết hôn : Nâng độ tuổi kết hôn của nữ
thành đủ 18 tuổi thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 Luật mới này quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và nam là từ đủ 20 tuổi trở lên Có việc thay đổi như vậy là vì nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 thì quy định này là không thống nhất với Bộ Luật Dân sự năm 2005 người chưa đủ tuổi 18 là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý… Còn theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì đương sự phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế 1 số quyền nữa khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.
Không cấm kết hôn đồng giới : Về hôn nhân đồng giới, Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới, vì cấm nên sẽ đi kèm có chế tài và xử phạt Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" nhưng quy định cụ thể "không thừa nhận hôn nhân giữa
5
Trang 10những người cùng giới tính" Vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, tuy vậy sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có những tranh chấp xảy ra Đây là sự nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay
Cho phép mang thai hộ : Vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình đã chính thức thừa
nhận và cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo , nhưng phải thực hiện trên cơ2
sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản Vì vậy, các cặp cơ chồng vì lý do nào đó mà không tự sinh con có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ điều kiện, gồm: Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn y tế, pháp lý và tâm lý.
Công việc nội trợ được xem như một lao động có thu nhập: Điểm mới đáng lưu
ý trong luật sửa đổi này là các quy định về việc giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con Điểm khác biệt với Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành là luật mới này đã quy định rõ ràng về công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập.
Tài sản của vợ chồng : Khi kết hôn: Quy định chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa
thuận Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, riêng Luật hiện hành chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, tài sản khác : chứng khoán, tài khoản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập, gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 quy định cụ thể: Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn Thỏa thuận này có thể thay đổi sau khi kết hôn.
Được thỏa thuận về tài sản khi ly hôn: Cụ thể, về tài sản chung của vợ chồng,
theo luật thì đó là tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh ra từ tài sản riêng và các thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
1 Điều 8, khoản 2 Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 20142Điều 93 đến 98, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
6
Trang 142.4 Kết hôn với những người đang có vợ hoặc chồng
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” 8 Có thể nói, xác lập quan hệ hôn nhân là việc hoàn thành thủ tục xác lập quan hệ hôn nhân và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khi đăng ký kết hôn Và chỉ sau khi những điều này được hoàn thành mới có thể được pháp luật bảo vệ Quyền và nghĩa vụ của hai bên là mới và có thể phát sinh.
Vì vậy, nam, nữ chung sống với nhau mà không tuyên bố kết hôn, coi nhau
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ
tổ chức cuộc sống của nhau và coi nhau như vợ, chồng” Sự chung sống này thể hiện ở chỗ họ chung sống với nhau, có của chung, có con chung, được người xung quanh công nhận là vợ chồng, đây là thời điểm vợ chồng bắt đầu chung sống với nhau như chồng
Trên nguyên tắc hiến định 20, khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
khẳng định: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” Hôn nhân phải dựa trên nguyên tắc một vợ, một chồng Vì vậy, pháp luật nghiêm cấm
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” 9
Vì vậy, việc kết hôn với người đã có gia đình là trường hợp bị cấm theo pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số trường hợp cố tình vi phạm vì nhiều lý do khác nhau, để giải quyết cần phải xem xét một cách cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.
2.5 Kết hôn với những người mất năng lực hành vi dân sự
Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người bị mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 9 Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
10