1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ chiến lược xuất khẩu nước mắm phú quốc của công ty hưng thành sang thị trường pháp

30 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hưng Thành là 1 trong những 10 đơn vị sản xuất nước mắm được cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP cùng với hương vị thơm ngon, tinh khiết, nhiều dinh dư

Trang 1

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC CỦA CÔNG TY HƯNG THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG PHÁP

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HƯNG THÀNH VÀ SẢN PHẨM NƯỚC

2.3.2 Môi trường kinh tế 4

2.3.3 Môi trường văn hóa: 5

2.3.4 Môi trường pháp lý 5

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CÔNG TY 7

3.1 Môi trường bên ngoài 7

4.1.1 Phân tích các thuộc tính của sản phẩm 14

4.1.3 Việc lập thương hiệu 15

4.1.4 Lập bao bì, nhãn mác 16

4.2 Chiến lược phân phối 18

4.2.1 Kênh phân phối 18

4.2.2 Phương tiện vận chuyển 19

4.3 Chiến lược xúc tiến 19

Trang 4

4.3.1 Những rào cản trong thông tin quốc tế 19

4.3.2 Mục tiêu của chiến lược quảng bá sản phẩm của công ty Hưng Thành tại thị trường Pháp: 20

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HƯNG THÀNH VÀ SẢN PHẨMNƯỚC MẮM PHÚ QUỐC HƯNG THÀNH

1.1 Hãng sản xuất nước mắm Phú Quốc Hưng Thành

Tên công ty: Hãng sản xuất nước mắm Phú Quốc Hưng Thành Địa chỉ liên lạc:

+ Nơi sản xuất: Khu phố 5, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang, Việt Nam + Văn phòng: 157D Cô Bắc, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam Website: http://hungthanhfishsauce.com.vn/

Hưng Thành là một nhà sản xuất nước mắm cá cơm truyền thống lâu đời, được thành lập từ năm 1895 Chuyên sản xuất các loại nước mắm từ 25 đến trên 40 đạm (g/l) (đạm tự nhiên của cá) theo quy trình sản xuất cổ truyền tại địa phương đảo Phú Quốc Chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi các chương trình quản lý chất lượng GMP, SSOP, HACCP Nên đã nhiều năm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Á, Mỹ, Úc Là doanh nghiệp sản xuất nước mắm đầu tiên ở Việt Nam được Bộ Thủy Sản Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) cấp EU Code: NM 138, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn EU, được phép xuất khẩu nước mắm sang thị trường EU Hưng Thành là 1 trong những 10 đơn vị sản xuất nước mắm được cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế (HACCP) cùng với hương vị thơm ngon, tinh khiết, nhiều dinh dưỡng, nước mắm Hưng Thành Phú Quốc đạt Huy chương vàng Hội chợ triển lãm quốc tế Thủy sản VN 9 năm liền từ 1999-2007.

1.2 Sản phẩm xuất khẩu

Năng lực sản xuất hiện tại trên 1 triệu lít/năm, trong đó có: nước mắm 40°N= 5-10%, nước mắm 35°N = 50%, nước mắm 25°– 30°N = 40 – 45%.

Nước mắm Hưng Thành Phú Quốc được đóng gói trong chai thủy tinh từ 200ml, 250ml, 500ml, đến 650ml, 12 chai/carton, và chai PET 2L – 4L, can nhựa 20L để trong thùng carton hoặc két gỗ.

Thị trường dự tính thâm nhập : Pháp

Nước mắm là sản phẩm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của một số quốc gia Châu Á Nhưng với sự hòa nhập của nền văn hóa, loại gia vị này đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia

1

Trang 6

và khu vực có mặt tại nhiều quốc gia, châu lục khác trên thế giới Khởi đầu là những chai nước mắm xách tay sau khi về thăm quê hương của Việt kiều rồi đến những container hàng vượt đại dương hiện nay, đáp ứng nhu cầu của kiều bào lãn người dân của đất nước mà các kiều bào đang sinh sống Thời Pháp thuộc, nước mắm Hưng Thành đã từng xuất sang Pháp và nhiều nước Châu Âu khác Vì thế đến hôm nay khi đã ddue tiềm lực, Hưng Thành muốn nhắm tới thị trường vừa lạ cũng vừa quen đó là thị trường Pháp.

2

Trang 7

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG PHÁP2.1 Vài nét về nước Pháp

Lãnh thổ chính của Pháp nằm tại Tây Âu, gồm nhiều vùng đặc điểm địa lý khác nhau Lãnh thổ chính của Pháp có diện tích 674.843km đứng thứ 40 trên thế giới, dân số Pháp khoảng 63.044.000 người Pháp sở hữu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ nhưng trước Úc Vùng đặc quyền kinh tế Pháp chiếm gần 8% tổng diện tích các vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi diện tích đất liền của Pháp chỉ chiếm 0,45% tổng bề mặt Trái Đất Pháp là một trong những nước sáng lập ra Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng Euro và khối Schengen.

2.2 Quan hệ kinh tế, chính trị Việt Nam - Pháp

2.2.1 Quan hệ chính trị

Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày 12/4/1973 Hai nước đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan hệ từ sau khi Việt Nam thống nhất đất nước cho đến nay, thể hiện trong các chuyến thăm cấp cao của hai nước Về phía Pháp, đã có 3 chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia sang Việt Nam (Tổng thống Mitterrand 1993, Tổng thống Chirac năm 1997 và 2004 (nhân Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VII các nước nói tiếng Pháp – sự kiện này đã đánh dấu sự hợp tác “chắc chắn và chân thành”, khẳng định vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ song phương, cùng có lợi với Cộng hòa Pháp); Thủ tướng Fillon tháng 11/2009) Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Pháp năm 2000, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Pháp năm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Pháp năm 2002, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Pháp năm 1993, Thủ tướng Phan Văn Khải năm 1998 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007).

Việt Nam và Pháp cũng đã xây dựng nhiều cơ chế hợp tác như : Uỷ ban hỗn hợp Hợp tác Văn hóa, Khoa học kỹ thuật liên Chính phủ (1982), Nhà Pháp luật Việt-Pháp thành lập năm 1993 trên cơ sở Hiệp định giữa hai Chính phủ với hai nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ Việt Nam trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật và đào tạo chuyên gia ngành tư pháp, Hội đồng cấp cao vì sự phát triển hợp tác kinh tế Việt - Pháp được thành lập theo sáng kiến của Tổng thống Pháp J Chirac và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Diễn đàn kinh tế tài chính Việt - Pháp (2000) do ADETEF, cơ quan hợp tác Bộ Kinh tế Pháp và Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam.

3

Trang 8

2.2.2 Quan hệ kinh tế

Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả 3 kênh viện trợ tài chính của Pháp Pháp hiện là nhà tài trợ ODA thứ hai của Việt Nam (sau Nhật) Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước được hưởng ODA của Pháp Pháp cam kết viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên: xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; chuyển giao công nghệ; phát triển nông nghiệp và công nghiệp (điện năng, năng lượng sạch và công nghệ chế biến); phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Pháp là bạn hàng châu Âu thứ 3 của Việt Nam (sau Đức và Anh) Trao đổi thương mại hai chiều, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Pháp chủ yếu là giày dép, hàng dệt may, hàng hải sản, sản phẩm da91 quý và kim loại quý Ngoài những hoạt động thương mại song phương giữa hai nước, Pháp còn tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, kí kết Hiệp định hợp tác với EU, Sự ủng hộ này là cơ sở cho triển vọng hợp tác kinh tế bền chặt hơn nữa giữa Việt Nam và Pháp nói riêng cũng như giữa Việt Nam và EU nói chung.

2.3 Yếu tố môi trường chung

2.3.1 Môi trường chính trị

Cộng hòa Pháp là một nước theo chế độ Nghị viện-Tổng thống.

Pháp là nước có truyền thống nắm quyền kiểm soát cao các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế.

Chính trị Pháp có đặc trưng bởi sự đối đầu chính trị giữa hai phe: cánh tả, tập trung quanh Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp, một đảng trung tả và cánh hữu tập trung quanh Đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà Tuy nhiên, Pháp vẫn được coi là một thị trường hấp dẫn bởi tình hình chính trị ổn định, các Đảng phải cũng tạo nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp 2.3.2 Môi trường kinh tế.

Nước Pháp là một nước có nền kinh tế hiện đại trong đó điểm đặc trưng là việc sở hữu nhà nước, điều đó có ảnh hưởng đến một số ngành trong cơ chế thị trường.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, Pháp là địa chỉ hấp dẫn hàng đầu thế giới sau Mỹ, Anh và Trung Quốc, thu hút hơn 66 tỷ euros (2008) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đứng thứ 2 Châu Âu, sau Anh, trước Ai-len, Đức, Ba-Lan và Hung-ga-ri Đầu tư của Châu Á vào Pháp còn hạn chế nhưng tăng nhanh Pháp đứng thứ 3 trên thế giới về đầu tư ra nước ngoài với hơn 136 tỷ euros (2008), chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, tập trung chủ yếu tại châu Âu.

4

Trang 9

Kinh tế Pháp là nền kinh tế phát triển cao và định hướng thị trường tự do Pháp là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới vào năm 2020 tính theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 10 tính theo PPP Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020 Pháp là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu sau Đức và Vương quốc Anh Năm 2020, Pháp là nước thu hút FDI lớn nhất[23] và chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nhiều thứ hai châu Âu,[24] trên tổng số 10 quốc gia tiên tiến nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Bloomberg về chỉ số phát triển năm 2020, ngoài ra Pháp cũng được xếp hạng thứ 15 về cạnh tranh toàn cầu theo Global Competitiveness Report năm 2019 (tăng 2 bậc so với năm 2018) Là quốc gia thương mại lớn thứ 5 thế giới (và lớn thứ 2 châu Âu chỉ sau Đức)

GDP bình quân đầu người Pháp năm 2022 là 48,514.42 USD/người nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như năm vừa rồi Với giả định tình hình kinh tế Pháp và kinh tế thế giới không có nhiều biến động.

2.3.3 Môi trường văn hóa:

Là một trong những cái nôi văn hóa của châu Âu, nền văn hóa Pháp được xây dựng và phát triển qua hàng ngàn năm cùng với dòng phát triển lịch sử đất nước từ hàng trăm năm trước Công nguyên Nền văn hóa đồ sộ, độc đáo này vẫn tiếp tục được người Pháp bảo tồn và gìn giữ cẩn thận.

Một ngày mới của người Pháp thường được bắt đầu bằng bữa điểm tâm nhẹ với bánh mì, trứng ốp lết, bơ và giăm bông Đồ uống thường là cà phê đen, cà phê sữa nóng Người Pháp thích ăn những món ăn được trang trí tỉ mỉ, để ý kỹ lưỡng trong việc tạo sự hấp dẫn với thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên Họ cầu kỳ trong cách chế biến món ăn, đặc biệt quan tâm đến thứ nước sốt đi kèm với món ăn của mình.

Pháp có nghệ thuật ẩm thực phong phủ Sự nổi tiếng đó không dựa trên truyền thống lâu đời mà là ở sự thay đổi liên tục Người Pháp thường dùng thực phẩm đóng hộp và đông lạnh nhưng cuối tuần hay bữa tối thi lại dùng thực phẩm tươi sống.

2.3.4 Môi trường pháp lý

Các DN Việt Nam muốn tiếp cận, mở rộng kinh doanh xuất khẩu thành công tại thị trường Pháp cần nắm bắt, tìm hiểu kỹ những quy định về thương mại của Pháp, bởi những quy định này thường rất khắt khe trước khi đưa hàng hóa vào DN Việt Nam mới lần đầu

5

Trang 10

xuất khẩu sang Pháp nên tìm một công ty tư vấn hoặc một nhà phân phối của Pháp để làm đối tác Cụ thể các DN Việt Nam cần phải lưu ý 3 vấn đề sau:

Thứ nhất, khi đưa sản phẩm hàng hóa vào thị trường Pháp cần tìm hiểu kỹ về thủ tục

hải quan và chế độ thuế DN phải xác định xem hàng hóa của mình nằm trong danh mục hải quan nào, cần hiểu rõ và tuân thủ những quy định về thông tin bắt buộc, xác định xuất xứ của hàng hóa DN có thể thông báo cho hải quan rồi gửi hàng hóa vào kho ngoại quan hoặc cơ sở kho bãi của mình rồi mới làm thủ tục thông quan.

Thứ hai, DN phải xác định xem kênh tiêu thụ hàng hóa của mình tại Pháp sẽ được

tiến hành thông qua các đại lý bán hàng hay ký hợp đồng phân phối với một nhà phân phối chuyên nghiệp Tiếp đến là điều khoản giải quyết tranh chấp nên ghi rõ trong hợp đồng sẽ lựa chọn tòa án nào, trung tâm trọng tài quốc tế nào và chọn luật của nước nào để xử lý vụ việc.

Thứ ba, các DN Việt Nam đã hoặc đang có ý định xuất khẩu nhiều hàng hóa vào

Pháp và châu Âu thì nên thành lập cơ sở tại Pháp thông qua hình thức mở văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc thiết lập một liên doanh với đối tác Pháp.

Ngoài ra, các DN Việt Nam cũng cần lưu ý đến những việc cụ thể thiết thực như khâu thanh toán, nếu lần đầu tiên tiếp cận thị trường Pháp, DN Việt Nam nên sử dụng kênh thanh toán L/C Sau khi thiết lập được các mối quan hệ thân thiết và tin cậy thì có thể dùng kênh chuyển khoản (tuy nhiên biện pháp này không được an toàn lắm) Hiện ở Pháp và EU có nhiều quy chế dành cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, DN Việt Nam nên xin được quy chế OEA Đây là quy chế dành cho các DN được chấp thuận xuất khẩu vào Pháp để được hưởng hai lợi ích lớn: đơn giản hóa các thủ tục hải quan và đơn giản hóa các tiêu chí về an toàn vệ sinh, chất lượng sản phẩm

6

Trang 11

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CÔNG TY

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với các doanh nghiệp cũng nhỏ Vì vậy phân tích SWOT sẽ giúp công ty chúng ta “cân – đong – đo – đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm nhập thị trường Pháp.

3.1 Môi trường bên ngoài

3.1.1 Cơ hội

Thiên nhiên ưu ái cho vùng biển, nhờ có điều kiện thiên nhiên mà Phú Quốc có loài cá cơm đặc biệt, cho độ đạm rất cao Cho nên nước mắm làm ra mang vị dìu dịu, ngọt ngào, quyến luyến và thơm lừng mùi cá cơm sọc tiêu đặc sản Chẳng thế mà những giọt nước mắm Hưng Thành khiến nhiều người phải nhớ mãi, dù chỉ thưởng thức một lần.

Pháp là thị trường tiềm năng, có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định Pháp là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong khu vực đồng Euro Ngành công nghiệp dịch vụ là nhân tố trọng yếu của nền kinh tế Pháp Về sản xuất, Pháp là một trong những nhà lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực sản xuất ô tô, đường sắt và hàng không vũ trụ cũng như sản xuất mỹ phẩm và các mặt hàng xa xỉ Ngoài ra, Pháp còn sở hữu lực lượng lao động có trình độ cao.

Quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa giữa Việt Nam – Pháp tốt đẹp Hiện nay, Pháp là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU) Kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp có tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm trong giai đoạn năm 2011 - 2019(1) Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, Pháp hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong EU, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo Về hợp tác phát triển, Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng viện trợ không hoàn lại (ODA) của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD (tính từ năm 1993)(6) Pháp hỗ trợ vốn vay ODA mỗi năm tối thiểu 200 triệu euro (gần 231 triệu USD) cho Việt Nam, tập trung vào ba lĩnh vực là biến đổi khí hậu, năng lượng chuyển đổi và tăng trưởng xanh Việt Nam cũng là một trong số ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố, cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP).

7

Trang 12

Việt Nam cũng là thành viên WTO nên nhận được nhiều ưu đãi từ Pháp Theo Thương vụ Việt Nam tại Pháp, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp lấy lại được đà tăng trưởng mạnh nhờ sức tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng truyền thống Thương vụ Việt Nam tại Pháp dẫn số liệu của Hải quan Pháp cho hay, tổng kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Pháp (tính theo giá CIF) trong 5 tháng năm 2021 đạt hơn 2,21 tỷ euro, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020 (1,92 tỷ euro) Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 484,7 triệu euro (tăng 33,3% so cùng kỳ); máy móc, thiết bị viễn thông đạt 392,6 triệu euro (giảm 6,0% so cùng kỳ); quần áo thể thao đạt 145,9 triệu euro (tăng 14,2% so cùng kỳ); quần áo lót đạt 108,8 triệu euro (tăng 17,9% so cùng kỳ); máy tính và thiết bị đạt 98 triệu euro (tăng 5,6% so cùng kỳ); quần áo và phụ kiện khác đạt 65,6 triệu euro (giảm 0,6% so cùng kỳ); đồ gỗ nội thất đạt 58,5 triệu euro (tăng 20,8% so cùng kỳ)

Việc Pháp áp đặt tiêu chuẩn khắt khe đối với sản phẩm không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho công ty hoàn thiện, đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm ,từ đó có thể xuất khẩu nhiều hơn ,quảng bá thương hiệu

3.1.2 Thách thức

Yêu cầu về pháp lý khắt khe: Doanh nghiệp khi xuất khẩu phải bảo đảm các tiêu chuẩn bắt buộc như an toàn vệ sinh thực phẩm, quy cách về nhãn mác, chứng từ, thời hạn giao hàng Do đó, chúng ta cần chủ động nắm bắt yêu cầu của thị trường, hiểu rõ các quy định riêng, tập trung hơn nữa cho thương hiệu và công nghệ từ đó làm tăng giá trị xuất khẩu và tạo ra giá trị khác biệt cho sản phẩm, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường.

Thị hiếu, phong cách tiêu dùng của mỗi nước khác nhau, trong khi đó hàng hóa vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với công ty.

Pháp là thị trường xuất khẩu tiềm năng không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều nước khác, tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước lẫn ngoài nước (đặc biệt là Thái Lan), gây sức ép cạnh tranh cho chúng ta Chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các loại nước mắm truyền thống ở những vùng miền khác và nước mắm pha chế, nước mắm công nghiệp với giá thành rẻ hơn.

8

Trang 13

Ở một số nước EU trong đó có Pháp, phần đông người tiêu dùng vẫn lưỡng lự khi sử dụng những gia vị có hương vị mới và mạnh như nước mắm Mặc dù với xu hướng nhất thể hóa trên toàn châu Âu nhưng những món ăn dân tộc vẫn mang những nét độc đáo riêng và là niềm tự hào của mỗi quốc gia Ở một mức độ nhất định, sự khác biệt rộng rãi về hương vị theo khu vực địa lý có thể giới hạn mức độ tăng trưởng của mặt hàng nước mắm tại thị trường Pháp.

Khác với người tiêu dùng Việt Nam, người Pháp không đòi hỏi nước mắm phải có độ đạm cao, màu sáng và mùi phải nhẹ hơn Do nước mắm Việt Nam vắng bóng trên thị trường quốc tế vài chục năm và mới xuất khẩu trở lại trong thời gian gần đây nên chưa bắt kịp sự thay đổi khẩu vị của người tiêu dùng Ngay cả người Việt ở nước ngoài cũng đã thích nghi với nước mắm Thái Lan Hơn nữa, hệ thống phân phối vốn đã quen với sản phẩm Thái Lan nên việc kiếm được người tiêu dùng cho nước mắm là rất khó.

1 Pháp là thị trường tiềm năng, có nền kinh tế phát triển GDP bình quân đầu người Pháp năm 2022 là

3 Việt Nam cũng là thành viên WTO nên nhận được nhiều ưu đãi từ Pháp

Thách thức

4 Tỷ lệ lạm pháp tại Pháp trong năm 2022 đứng ở mức 5,2% và là cao nhất trong gần 40 năm qua.

5 Tiềm năng phát triển của điều kiện tự nhiên Việt Nam của ngành chế biến thủy hải sản (nguồn nguyên

9

Trang 14

liệu cá cơm cạn kiệt do khai thác quá mức)

7 Năng lực sản xuất giảm do thiếu nguyên liệu 0.10 3 0.30 8 Thị hiếu của người tiêu dùng ở Pháp còn lưỡng lự

khi sử dụng những gia vị có hương vị mới và mạnh

Tổng số điểm quan trọng của công ty là: 2.93 cho thấy các chiến lược mà công ty đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngoài chỉ ở mức khá.

3.2 Môi trường bên trong

3.2.1 Điểm mạnh

“Giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ (PDO) có thể được xem như một công cụ tiếp thị quan trọng và giúp cho nước mắm Phú Quốc bán chạy hơn ở EU và các thị trường khác Nhưng đây chỉ là bước đầu để nước mắm Phú Quốc tiếp cận tốt hơn và sinh lợi tại thị trường EU Cần phải nghiên cứu tìm ra cách làm sao cho chứng chỉ PDO có thể đem lại lợi nhuận thông qua một chiến lược tiếp thị hiệu quả cho phép thương hiệu sản phẩm trở nên nổi tiếng bởi chất lượng của chính sản phẩm đó.

Kinh nghiệm làm nước mắm truyền thống lâu đời hơn 100 năm, thơm ngon ,tinh khiết và nhiều dinh dưỡng Hưng Thành là một trong 10 đơn vị sản xuất nước mắm của Việt Nam được cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế (HCCP).

Nguồn nhân lực có trách nhiệm, tận tâm và niềm đam mê trong công việc.

Nước mắm xuất khẩu mang thương hiệu Phú Quốc nổi tiếng được các nước biết đến và Hưng Thành là một trong hai doanh nghiệp lớn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

10

Trang 15

Sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đảm bảo bởi các chương trình quản lý chất lượng GMP, SSOP, được cấp EU code : NM 138, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn EU, được phép xuất khẩu sang thị trường EU.

Năm 2012, nước mắm Phú Quốc được cấp quy chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên minh châu Âu và cũng là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được châu Âu công nhận chỉ dẫn địa lý.

Giá thành thấp so với các đối thủ nước ngoài , tạo lợi thế cạnh tranh

Công suất sản xuất của công ty trên 1 triệu lít/năm, bao gồm nước mắm 40 độ đạm (40°N = 5-10 %, nước mắm 35 °N = 50%, nước mắm 25 - 30 °N = 40 – 45% Các sản phẩm của công ty được đóng trong chai thủy tinh 200ml, 250ml, 500ml & 650ml, thùng 12 chai, chai PET 2L – 4L, phuy nhựa 20L đóng thùng carton hoặc thùng gỗ.

3.2.2 Điểm yếu

Sản lượng cá cơm nguyên liệu sản xuất nước mắm giảm đáng kể do suy kiệt nguồn lợi thủy sản này vì khai thác quá mức.

Ít mẫu mã, chưa đầu tư nhiều cho khâu thiết kế, sáng tạo mẫu Điều này làm tính hấp dẫn của sản phẩm bị giảm đáng kể.

Chưa đáp ứng hoàn toàn thị hiếu của người tiêu dùng, nước mắm sản xuất ra chưa giảm được mùi đặc trưng đây là điểm yếu của nước mắm Phú Quốc nói chung khi cạnh tranh với nước mắm Thái Lan Do đó cần phải cải tiến để đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách áp dụng các phương pháp khoa học và sản xuất theo dây chuyền công nghiệp.

Chưa có kênh phân phối hợp lý : Các khâu dịch vụ bán hàng như mở hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ lưu kho cũng còn yếu, đó là còn chưa tính đến khó khăn về vốn, về địa điểm bán hàng Do hạn chế về tài chính nên chúng ta khó mở văn phòng đại lý hoặc có những kênh phân phối lớn ở nước ngoài nơi mà doanh nghiệp phải chịu đủ các loại chi phí hàng ngày rất lớn, phải chịu áp lực cạnh tranh cao với các mặt hàng khác, với các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, các tập đoàn thương mại khổng lồ khác.

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w